You are on page 1of 6

Hiện nay, người ta đã bắt đầu ứng dụng khả năng nuôi cấy tế bào thực vật tách

rời ở qui mô công nghiệp để thu


nhận các sản phẩm, các hoạt chất sinh học có giá trị kinh tế cao.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một ngành khoa học trẻ có nhiều triển vọng,
được ứng dụng nhiều trong các
lĩnh vực kinh tế. Ý thức được triển vọng to lớn của ngành khoa học hiện đại
này, chúng tôi xin giới thiệu quyển sách
công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm phục vụ sinh viên, học viên sau
đại học và các cơ quan có liên quan .
Nội dung cuốn sách bao hàm toàn bộ những vấn đề cơ bản trong nội dung công
nghệ nuôi cấy mô thực vật.
Chúng tôi xin cảm ơn GS. Trần Văn Minh đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tài
liệu chính để biên soạn.
Chúng tôi chân thành cảm ơn nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật và ban biên
tập cho xuất bản để cuốn sách được
sớm đến với bạn đọc.

Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật


Vi nhân giống những giống cây có giá trị khoa học và thương mại.
 Phương pháp giúp nhà nông chủ động nguồn cây giống lớn, sạch bệnh, sở hữu những
đặc tính vượt trội.
 Lai tạo giữa những loài xa nhau về di truyền bằng phương pháp dung hợp (nuôi cấy tế
bào trần).
 Nuôi cấy tế bào thực vật trong môi trường lỏng trên quy mô lớn để sản xuất các hợp
chất dùng trong y học, chất dính dùng trong công nghiệp thực phẩm, những chất kìm hãm
sự sinh trưởng của vi khuẩn dùng trong nông nghiệp.
 Bảo quản phôi và cơ quan thực vật trong điều kiện nhiệt độ thấp với mục đích lưu trữ
nguồn giống hoặc bảo tồn nguồn gen.
 Nuôi cấy phôi sinh dưỡng, phôi hợp tử.
 Nuôi cấy quang tự dưỡng.

Ưu điểm của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật


 Sản xuất chính xác số lượng cây giống chất lượng cao hoặc chọn lọc những tính trạng
mong muốn khác.
 Số lượng lớn cây giống đồng đều về kích thước và cùng mang những đặc tính vượt
trội (khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống sâu bệnh cao, rút ngắn thời gian
trưởng thành của cây, năng suất cao…).
 Tái sinh cây hoàn chỉnh từ các tế bào thực vật đã được biến đổi gen.
 Tạo ra cây trong điều kiện vô trùng, để có thể vận chuyển mà hạn chế tối đa khả năng
phát tán bệnh, sâu bệnh hoặc các nhân tố gây bệnh.
 Làm sạch các cây bị nhiễm virus nhất định hoặc các nhân tố lây nhiễm khác và nhân
nhanh các cây này như là nguồn nguyên liệu sạch phục vụ nông nghiệp

Thành tựu nổi bật trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào
thực vật
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tạo ra thành tựu to lớn trong công cuộc nuôi cấy mô
hoa lan, góp phần tạo ra những giống có chất lượng cao hơn, đảm bảo sạch
bệnh, có khả năng chống chịu tốt với môi trường, có khả năng nhân giống cao hơn nhiều lần
so với phương pháp truyền thống.
Ngày nay, với các kỹ thuật sản xuất hiện đại, hoa lan đã được nuôi cấy thành công và nhanh
chóng trong phòng thí nghiệm. Cụ thể như 23 loài lan hài được ghi nhận tại Việt Nam, lan hồ
điệp rất khó nhân giống và một số loại lan quý như Hoàng, Bạch Ngọc,…đang đứng trước
nguy cơ cạn kiệt.

Hạn chế của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

Cây giống sản xuất từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào đã được kiểm chứng chuyên môn và
thực tiễn hoàn toàn có lợi cho nhà nông.
Rủi ro của công nghệ này nằm ở khâu tạo nguồn mẫu ban đầu. Để chọn được nguồn mẫu ban
đầu tốt thì hầu như chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Trong quá trình nuôi cấy nếu xảy ra
hiện tượng đột biến gen thì phải tiến hành nuôi cấy từ đầu nên cũng mất khá nhiều thời gian.
Ngoài ra, khi đưa cây từ ống nghiệm ra chăm sóc tại vườn ươm thì cần phải chăm sóc rất kỹ
để cây thích nghi được với điều kiện môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, chi phí để một doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật khá
tốn kém nên trên thị trường cây giống cấy mô hiện tại chỉ xuất hiện những Trung tâm nghiên
cứu trực thuộc cũng như nhà đầu tư chuyên môn cao và có tâm huyết lớn vào nông nghiệp
Việt (getrevising.co.uk)
Những giống cây có thể áp dụng nuôi cấy mô tế bào thực
vật
Về lý thuyết, tất cả các cây trồng đều có thể nuôi cấy mô nhưng trên thực tế để cấy mô các
giống cây thân gỗ, cây công nghiệp còn là một thử thách lớn.
Quy trình thực hiện nuôi cấy mô rất phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn
sâu và kinh nghiệm. Việc trang bị cơ sở vật chất và máy móc lại vô cùng tốn kém. Nhà nông
nên tìm mua địa chỉ cung cấp cây giống cấy mô số lượng lớn, chất lượng cao tại các Trung
tâm nghiên cứu cây giống cấy mô trực thuộc khu vực, Trung tâm nghiên cứu cây giống tại
các trường Đại học chuyên về Nông nghiệp, hoặc tại các doanh nghiệp sản xuất cây giống
cấy mô chất lượng và uy tín.

4.4. Các giai đoạn trong quy trình nhân giống vô tính in vitro
. Quá trình sản xuất cây cấy mô Quá trình vi nhân giống thông thường gồm năm
giai đoạn chính, mỗi một giai đoạn có những yêu cầu riêng.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cây làm vật liệu gốc
- Chọn cây mẹ để lấy mẫu, thường là cây ưu việt, khỏe, có giá trị kinh tế cao.
- Chọn cơ quan để lấy mẫu thường là chồi non, đoạn thân có chồi ngủ, hoa non,
lá non v.v…
- Mô chọn để nuôi cấy thường là các mô có khả năng tái sinh cao, sạch bệnh,
giữ được các đặc tính sinh học quý của cây mẹ và ổn định. Tùy điều kiện, giai
đoạn này có thể kéo dài 3 - 6 tháng.
Giai đoạn 2: Thiết lập hệ thống nuôi cấy vô trùng
- Khử trùng bề mặt mẫu vật và chuẩn bị môi trường nuôi cấy.
- Cấy mẫu vô trùng vào môi trường nhân tạo trong ống nghiệm hoặc bình nuôi.
Giai đoạn nuôi cấy này gọi là cấy mẫu in vitro.
- Các mẫu nuôi cấy nếu không bị nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus sẽ được lưu giữ
trong phòng với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp. Sau một thời gian nhất
định, từ mẫu nuôi cấy bắt đầu xuất hiện các cụm tế bào hoặc cơ quan (chồi, cụm
chồi, rễ) hoặc phôi vô tính có đặc tính gần như phôi hữu tính. Giai đoạn 2
thường yêu cầu 2 - 12 tháng hoặc ít nhất 4 lần cấy chuyển.
Đưa mẫu vật từ bên ngoài vào nuôi cấy vô trùng phải đảm bảo những yêu cầu
sau:
- Tỷ lệ nhiễm thấp.
- Tỷ lệ sống cao.
- Tốc độ sinh trưởng nhanh.
Kết quả bước cấy gây này phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy mẫu. Quan trọng
nhất vẫn là đỉnh sinh truởng, chồi nách, sau đó là đoạn hoa tự, hoa, đoạn thân,
mảnh lá, rễ… Chọn đúng phương pháp khử trùng sẽ đưa lại tỷ lệ sống cao và
môi trường dinh dưỡng thích hợp sẽ đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh.
Giai đoạn 3: Nhân nhanh chồi
- Thành phần và điều kiện môi trường phải được tối ưu hóa nhằm đạt mục đích
nhân nhanh.
- Quy trình cấy chuyển để nhân nhanh chồi khoảng 1- 2 tháng tùy loại cây. Hệ
số nhân nhanh là 2 - 8 lần/ 1 lần cấy chuyển. Nhìn chung giai đoạn 3 thường
yêu cầu 10- 36 tháng và cũng không nên kéo dài quá lâu.
Ví dụ từ đỉnh sinh trưởng của 1 cây chuối chọn lọc ban đầu, người ta chỉ nên
nhân khoảng 2000 - 3000 chồi sau 7 - 8 lần cấy chuyển để tránh biến dị sôma.
Đối với các cây khác như mía, hoa cúc, phong lan sau 1 năm có thể nhân được
trên 1 triệu chồi từ 1 cây mẹ ban đầu. Những khả năng tạo cây đó là:
- Phát triển chồi nách.
Tạo phôi vô tính.
- Tạo đỉnh sinh trưởng mới.
Trong giai đoạn này cần nghiên cứu các tác nhân kích thích phân hóa cơ quan,
đặc biệt là chồi như:
- Bổ sung tổ hợp phytohormone mới (tăng cytokinin giảm auxin). Tăng tỷ lệ
auxin/cytokinin sẽ kích thích mô nuôi cấy tạo rễ và ngược lại sẽ kích thích phát
sinh chồi.
- Tăng cường thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày, tối thiểu 1.000 lux. Trong thực
tế nghiên cứu, người ta nhận thấy khó tách biệt ảnh hưởng của chu kỳ chiếu
sáng khỏi ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng. Ánh sáng tím là thành phần
quan trọng kích thích phân hóa mạnh. Ánh sáng đỏ có ảnh hưởng giống
cytokinin (cytokinin-like effect), nó tạo nên sự tích lũy cytokinin trong mô của
một số loài, chính lượng cytokinin này đã góp phần kích thích quá trình phát
sinh cơ quan và tạo chồi từ những mô nuôi cấy in vitro.
- Bảo đảm chế độ nhiệt độ trong khoảng 20-30oC. Trường hợp những loài có
nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp vào khoảng từ 32-35oC.
Ngược lại, đối với những loài hoa ở vùng ôn đới nhiệt độ thích hợp cho quá
trình tạo cụm chồi phải < 30oC. Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là
xác định được phương thức nhân nhanh nhất bằng môi trường dinh dưỡng và
điều kiện khí hậu tối thích.
Giai đoạn 4: Tạo rễ
- Các chồi hình thành trong quá trình nuôi cấy có thể phát sinh rễ tự nhiên,
nhưng thông thường các chồi này cần phải cấy chuyển sang một môi trường
khác để kích thích tạo rễ. ở một số loài khác, các chồi sẽ tạo rễ khi được chuyển
trực tiếp ra đất. Giai đoạn 4 thông thường cần 2 - 8 tuần.
Giai đoạn 5: Chuyển cây ra đất trồng
- Đây là giai đoạn đầu tiên, trong đó cây được chuyển từ điều kiện vô trùng của
phòng thí nghiệm ra ngoài tự nhiên. Đối với một số loài có thể chuyển chồi
chưa có rễ ra đất, nhưng đa số chỉ sau khi chồi đã ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh
mới được chuyển ra vườn ươm. Quá trình thích nghi với điều kiện bên ngoài
của cây cần sự chăm sóc đặc biệt. Vì cây chuyển từ môi trường bão hòa hơi
nước sang vườn ươm với những điều kiện khó khăn hơn, nên vườn ươm cần
phải đáp ứng các yêu cầu:
+ Cây được che phủ bằng nilon, tưới phun sương đảm bảo cung cấp độ ẩm và
làm mát
+ Giá thể trồng cây có thể là đất mùn hoặc các hỗn hợp nhân tạo không chứa
đất, mùn cưa và bọt biển
Giai đoạn 5 thường đòi hỏi 4 - 16 tuần Thời gian tối thiểu cho sự thích nghi là
2-3 tuần, trong thời gian này cây phải được chăm sóc và bảo bệ trước những yếu
tố bất lợi sau:
- Mất nước nhanh làm cho cây bị héo khô.
- Nhiễm vi khuẩn và nấm gây nên hiện tượng thối nhũn.
- Cháy lá do nắng

You might also like