You are on page 1of 4

III.

CƠ CHẾ BỆNH SINH VIÊM GAN B


Cấu trúc HBV:
HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc DNA. HBV chỉ gây bệnh cho người và khỉ
đột đen Phi Châu.
Ở giai đoạn nhân đôi, HBV tồn tại trong huyết thanh dưới 3 dạng cấu trúc là hạt tử
siêu vi hay virion hoàn chỉnh, cấu trúc hình cầu và cấu trúc hình ống (hình 1). Cấu
trúc hình cầu và hình ống là phần kháng nguyên bề mặt của HBV được tạo ra dư thừa
trong bào tương của tế bào gan.
Hạt tử virus hay virion bao gồm lớp vỏ bọc bên ngoài lipoprotein chứa 3 dạng kháng
nguyên bề mặt ( HBsAg) là pre-S1, Pre-S2, S và phần lõi bên trong là casid bao gồm
protein lõi (core protein) bao bọc DNA và DNA polymerase (hình 2 ).

Hình 1. Dạng cấu trúc của HBV trong huyết thanh


Hình 2. Cấu trúc của một virion
Chu trình sống của HBV

Hình 3  : Chu trình nhân đôi của HBV


(1) Phần vỏ của HBV bám vào màng  tế bào gan nhờ sự nhận biết của thụ thể trên
màng tế bào gan, sau đó siêu vi hòa nhập với  protein màng của tế bào gan và xâm
nhập vào tế bào gan.
(2) Sau khi vào tế bào chất, chỉ có phần lõi chứa DNA và men DNA polymerase đi
vào nhân tế bào gan.
(3) Tại nhân tế bào gan, DNA được sửa chữa để tạo thành DNA vòng khép kín
(covalently-close circular DNA = cccDNA).
(4) cccDNA được xem là khuôn để sao chép RNA của siêu vi.
(5) mRNA được giải mã tạo thành các protein của siêu vi (protein lõi, polymerase,
protein X, protein bề mặt siêu vi) trong tế bào chất.
(6) Protein lõi (core protein) bao bọc RNA tiền genome ( RNA pregenome ) và men
polymerase tạo thành capsid (7).
(8,9) RNA tiền genome sẽ sao chép ngược thành DNA.
(10) Capsid chứa DNA mới được tổng hợp  này có thể phóng thích DNA vào nhân tế
bào gan để tạo thành cccDNA hay (11) sẽ được ghép thêm phần vỏ bọc trong mạng
lưới nội bào (endoplasmic reticulum = ER) và thể Golgi  sau đó phóng thích ra khỏi tế
bào gan dưới dạng virion hoàn chỉnh.
Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với HBV
Hình 3. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với HBV
- Có nhiều loại đáp ứng miễn dịch của ký chủ như hiện tượng chết tế bào theo chương
trình (Apoptopsis), đáp ứng miễn dịch qua trung gian thể dịch, đáp ứng miễn dịch qua
trung gian tế bào. Viêm gan là hậu quả chủ yếu của đáp ứng miễn dịch qua trung gian
tế bào đối với HBV. Đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể tiêu diệt và ngăn ngừa HBV tái
nhiễm nhưng đồng thời cũng gây tổn thương tế bào gan. Nếu đáp ứng miễn dịch này
quá mạnh có thể đưa đến viêm gan bùng phát gây suy gan và có thể tử vong.
Hình 3 cho thấy quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với HBV như
sau: :
HBV nhân đôi trong tế bào gan sinh ra HBsAg và virion. Cả 2 thành phần này có thể
được lấy đi bởi tế bào trình diện kháng nguyên (antigen-presenting cell) và phân tách
protein của virus thành các peptid, sau đó các peptid được gắn với phức hợp hòa hợp
mô chính ( Major Histocompatibility Complex = MHC) class I và II trên bề mặt tế bào
trình diện kháng nguyên. Tế bào T CD4 + hay CD8 + nhận diện các peptid này nhờ
vậy được hoạt hóa. Tế bào T CD8 + chuyên biệt cho virus (với sự giúp đỡ của tế bào
T CD 4+) có thể nhận ra kháng nguyên virus hiện diện trên kênh MHC class I trên bề
mặt tế bào gan bị nhiễm. Qúa trình nhận diện này dẫn đến ly giải trực tiếp tế bào gan
bị nhiễm hay phóng thích Interferon gama và TNF  alpha làm điều hòa chậm sự nhân
đôi của virus (down-regulation of viral replication).

CÁC CÁCH LÂY NHIỄM HBV

Có 2 cách lây nhiễm HBV là: lây nhiễm theo chiều dọc ( vertical contamination) và
theo chiều ngang (horizontal contamination).
- Lây nhiễm theo chiều dọc: là lây nhiễm từ mẹ sang con, đa số xảy ra trong
thời kỳ chu sinh hay những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai.

HBsAg có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là do trẻ
bú cắn vào vú mẹ gây trầy sướt.
- Lây nhiễm theo chiều ngang:
+ Lây nhiễm qua đường tình dục
+Lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, các vật phẩm của máu  hay dịch tiết của
người bị nhiễm HBV. HBV không lây truyền qua thức ăn, nước uống và tiếp
xúc thông thường.
+ Sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật cũng có chứa HBV nhưng
với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.
Lây qua đường tình dục, qua sử dụng chung kim tiêm ( chích thuốc, châm cứu,
xăm, xỏ lổ trên cơ thể như xỏ lổ tai, lổ mũi…) với người bị nhiễm HBV là kiểu
lây theo chiều ngang thường gặp nhất. Dùng chung bàn chải đánh răng và dao
cạo râu có dính máu hay dịch của người bị nhiễm cũng có thể bị lây nhiễm
HBV.

You might also like