You are on page 1of 2

Trong phân tử ABn thì A sẽ tạo n lk xich ma với B.

Ví dụ: BF3 thì B tạo 3 lk xich ma với F


          (SO4)2- thì S tạo 4 lk xich ma với O.

Trong phân tử dạng AHn thì không có lk pi vì H chỉ có 1AO hóa trị 1s nên chỉ tạo 1 lk xichma
với A. Ví dụ : CH4, H2O....

Dự đoán có lk pi không định chỗ:

1. Trong các ion có phối tử là O và O- thì thường có pi không định chỗ vì O có 2 e độc thân nên
có khuynh hướng tạo 2lk : 1 xichma, và 1pi . Nên khi hoán đổi vai trò giữa O và O- thì ta có pi
không định chỗ. Ví dụ như : (CO3)2- ; (SO4)2- , (NO2)- ; (SO3)2-

2. Khi nguyên tử trung tâm A còn dư AO hóa trị không tham gia lai hóa thì thường không bền,
muốn bền thì A thường có khuynh hướng dùng AO hóa trị không lai hóa để tạo lk pi với B . Khi
số AO hóa trị không lai hóa của A nhỏ hơn số phối tử B có khả năng tạo pi thì ta có pi không
định chỗ.

 a) A thuộc chu kỳ 2 thì có 4AO hóa trị: 2s, 2px, 2py, 2pz.

Nếu A lai hóa sp thì còn dư 2AO 2p không lai hóa nên có khả năng tạo 2 lk pi với B.

Nếu A lai hóa sp2 thì còn dư 1AO  2p không lai hóa nên có khả năng tạo 1 lk pi với B.

Nếu A lai hóa sp3 thì không còn dư AO nên bền không tạo pi với B.

Ví dụ:

CO2: C lai hóa sp tức còn dư 2AO 2p không lai hóa nên có khả năng tạo 2lk pi với 2O nên ta có
pi định chỗ.

NO2: N lai hóa SP2 nên còn dư 1AO 2p không lai hóa không đủ tạo lk pi với 2O nên ta có 1pi
không định chỗ chia đều cho 2 cặp.

BF3 : B lai hóa sp2 nên còn dư 1 AO hóa trị trống 2p  không đủ tạo lk pi theo cơ chế cho nhận
với 3F nên ta có 1 pi không định chỗ chia đều cho 3 cặp.

b) A thuộc chu kỳ 3 thì có 9AO hóa trị. Nếu A lai hóa sp3d, sp3d2 thì bền không tạo pi. Nếu A
lai hóa sp2, sp3 thì không bền muốn bền phải tạo pi với B.

Ví dụ :
SO2 :  S lai hóa sp2  còn dư 1AO 3p và 5AO 3d nên dư để tạo  2 lk pi định chỗ với 2O xung
quanh.
SO3 : S lai hóa sp2  còn dư 1AO 3p và 5AO 3d nên dư để tạo 3 lk pi định chỗ với 3O xung
quanh.

You might also like