You are on page 1of 9

DI TRUYỀN HỌC 1

CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

1/ Khái niệm gen


+ Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử
ARN
+ Gen có 2 loại :
- Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành
phần cấu trúc hay chức năng của tế bào
- Gen điều hòa là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác
2/ Cấu trúc chung của gen
Mạch mã gốc 3’ 5’
Vùng điều hòa Vùng mã hóa Vùng kết thúc
Mạch bổ sung 5’ 3’
Cấu trúc chung của một gen cấu trúc

+ Gen mã hóa protein điển hình gồm 3 vùng trình tự nucleotit: Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết
thúc
- Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ ở mạch gốc của gen, mang tính hiệu khởi động và kiểm soát quá
trình phiên mã
- Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các axit amin
- Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch gốc của gen, mang tính hiệu kết thúc phiên mã
+ Ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là gen không phân mảnh
+ Ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh: xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (exon) là các đoạn không mã
hóa axit amin (intron)
3/ Đặc điểm của mã di truyền
- Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nucleotit đứng kề tiếp nhau mã hóa cho một axit amin.
- Tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục từng bộ ba (không gối lên
nhau)
- Tính đặc hiệu: một bộ ba mã hóa cho một loại axit amin
- Tính thoái hóa (dư thừa): nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại axit amin (trừ
AUG: bộ ba mở đầu và UGG vì UGG chỉ mã hóa cho một axit amin là triptophan)
- Tính phổ biến: tất cả các loài đều có chung một mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
+ Trong 64 bộ ba thì có:
- 61 bộ ba mã hóa cho 20 axit amin.
- 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin được gọi là bộ ba kết thúc . Trong quá trình dịch mã khi
riboxom tiếp xúc với các bộ ba kết thúc thì các phần của riboxom tách nhau ra và quá trình dịch mã kết
thúc.
+ Bộ ba mở đầu: 5’AUG3’
+ Bộ ba kết thúc: 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’
+ Nếu mỗi nucleotit mã hóa một axit amin thì 4 nucleotit chỉ mã hóa được 4 loại axit amin.
+ Nếu cứ 2 nucleotit mã hóa một axit amin thì 4 nucleotit chỉ mã hóa được 42 = 16 bộ ba thì mã hóa 16
loại axit amin.
+ Nếu cứ 3 nucleotit mã hóa một axit amin thì 4 nucleotit chỉ mã hóa được 43 = 64 bộ ba mã hóa cho 20
loại axit amin.
+ Bằng thức nghiệm các nhà khoa học đã xác định được chính xác cứ ba nucleotit đứng liền nhau thì mã
hóa cho một axit amin và có 64 bộ ba.

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn


DI TRUYỀN HỌC 2

4/ Nhân đôi ADN

+ Quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra ở pha S của kì


trung gian
+ 4 loại enzim tham gia
Các bước:
- Bước 1: Các enzim tháo xoắn (enzim topoimeraza
hoặc tên khác là gyraza) tháo xoắn ADN, tạo ra chạc
chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn. Enzim tháo xoắn di
chuyển theo chiều từ 5’ → 3’ hay 3’ → 5’ tùy theo từng
mạch
- Bước 2: Enzim ARN polimeraza tổng hợp đoạn ARN mồi. Enzim ADN polimeraza xúc tác bổ
sung các nucleotit để kéo dài mạch mới, enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo
chiều 5’ → 3’
- Bước 3: Enzim ligaza nối các đoạn okazaki, enzim ligaza tác động lên hai mạch của phân tử
ADN

+ Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp không gián đoạn là mạch có chiều 5’ →
3’, mạch tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ → 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn
+ Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
- Bước 4: Các mạch mới được tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử
AND con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu
* Cơ chế nhân đôi ở sinh vật nhân thực
- Cơ bản giống với sinh vật nhân sơ.
- Điểm khác: TB nhân thực có nhiều phân tử ADN có kích thước lớn, có nhiều đơn vị nhân đôi(nhiều chạc
sao chép) → quá trình nhân đôi diễn ra nhiều điểm trên phân tử ADN.
5/ Phiên mã
+ Diễn ra ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào lúc NST
dạng dãn xoắn
+ Enzim tham gia vào quá trình là enzim ARN
polimeraza

- Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN. Enzim ARN–


polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn
để lộ mạch mã gốc (3’→ 5’) khởi đầu phiên mã.
- Bước 2: Tổng hợp phân tử ARN. ARN–polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều
3’→ 5’ để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung
Amạch gốc liên kết với Um bằng 2 liên kết hiđrô
Tmạch gốc liên kết với Am bằng 2 liên kết hiđrô
Gmạch gốc liên kết với Xm bằng 3 liên kết hiđrô
Xmạch gốc liên kết với Gm bằng 3 liên kết hiđrô
- Bước 3: Kết thúc phiên mã. Khi ARN–pôlimeraza gặp tín hiệu kết thúc thì phiên mã kết thúc. mARN
được giải phóng
*Ở SV nhân sơ: mARN sau phiên mã được sử dụng ngay làm khuôn để tổng hợp prôtêin
*Ở SV nhân thực: mARN sau phiên mã được loại bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon tạo ra
mARN trưởng thành

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn


DI TRUYỀN HỌC 3

6/ Dịch mã

+ Vị trí: tế bào chất


+ Thời điểm: khi tế bào và cơ thể có nhu cầu
+ Diễn biến: 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Hoạt hóa axit amin
Trong tế bào chất (môi trường nội bào) aa  tARN enzim , ATP
 aa  tARN (phức hệ)
- Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi polipeptit
+ Bước 1: Khởi đầu dịch mã:
- Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN tại vị trí nhận biết đặc hiệu và di chuyển đến bb mở đầu
(AUG)
- aamđ - tARN tiến vào bb mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo NTBS), sau đó tiểu
phần lớn gắn vào tạo thành riboxom hoàn chỉnh
+ Bước 2: Kéo dài chuỗi polipeptit
- aa1- tARN tiến vào riboxom (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo NTBS) liên kết peptit
được hình thành giữa aamđ với aa1
- Riboxom chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển aamđ được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN
tiến vào riboxom (đối mã của nó khớp với bb thứ hai trên mARN theo NTBS), hình thành liên kết peptit
giữa aa2 và axit aa1
- Riboxom chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit aa1 được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục
như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN
+ Bước 3: Kết thúc: Khi Ri dịch chuyển sang bb kết thúc, quá trình dịch mã dừng lại, 2 tiểu phần
riboxom tách nhau ra, enzim đặc hiệu loại bỏ aamđ và chuỗi polipeptit được giải phóng
7/ Polixom
Trong dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm
riboxom (poliriboxom hay polixom) giúp tăng hiệu suất tổng hợp

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn


DI TRUYỀN HỌC 4

8/ Điều hòa hoạt động gen


- Là điều hòa lượng sản phẩm của gen sinh ra
- Cấu trúc của operon Lac:

Sơ đồ mô hình cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E. coli


+ Vùng khởi động (P): có trình tự nucleotit đặc thù, giúp ARN- poolimeraza bám vào để khởi đầu
phiên mã
+ Vùng vận hành (O): Có trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết ngăn cản phiên

+ Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) : quy định tổng hợp các enzim phân giải Lactôzơ
+ Gen điều hòa (R): không nằm trong thành phần của operon, có khả năng tổng hợp prôtêin ức chế
có thể liên kết với vùng vận hành, ngăn cản phiên mã
- Khi môi trường không có Lactozo

Sơ đồ hoạt động của các gen trong operon Lac khi môi trường không có lactozo
Bình thường, gen điều hòa (R) tổng hợp một loại prôtêin ức chế gắn vào gen chỉ huy (O), do đó gen cấu
trúc ở trạng thái bị ức chế nên không hoạt động. Z, Y, A sẽ không thực hiện được phiên mã và dịch mã.
Vì vậy, sản phẩm của cụm gen là lactaza không được tạo thành.
- Khi môi trường có Lactozo

Sơ đồ hoạt động của các gen trong operon Lac khi môi trường có lactozo

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn


DI TRUYỀN HỌC 5

+ Lactôzơ đóng vai trò là chất cảm ứng. Chất cảm ứng sẽ liên kết với prôtêin ức chế làm prôtêin ức chế
thay đổi cấu hình không gian và trở nên bất hoạt (không hoạt động). Prôtêin ức chế không thể bám vào
gen chỉ huy O, gen chỉ huy hoạt động bình thường điều khiển Z, Y, A thực hiện phiên mã và dịch mã tổng
hợp nên sản phẩm của cụm gen là lactaza
+ Lactaza được tiết ra sẽ làm nhiệm vụ phân giải lactozo trong môi trường
- Các cấp độ điều hòa
+ Điều hòa trước phiên mã: là điều hòa số lượng gen quy định tính trạng nào đó trong tế bào.
+ Điều hòa phiên mã: là điều hòa việc tạo ra số lượng mARN (ví dụ: điều hòa hoạt động của
cụm gen Z, Y, A trong Opêron Lac)
+ Điều hòa dịch mã: là điều hòa lượng prôtêin được tạo ra bằng cách điều khiển thời gian tồn tại
của mARN, thời gian dịch mã hoặc số lượng ribôxôm tham gia dịch mã
+ Điều hòa sau dịch mã: là điều hòa chức năng của prôtêin sau khi đã dịch mã hoặc loại bỏ
prôtêin chưa cần thiết (ví dụ: điều hòa hoạt động gen R trong mô hình điều hòa Opêron Lac)
-Ngoài ra, quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ còn chịu sự tác động điều hòa của các gen:
+ Gen gây tăng cường: tác động lên gen điều hòa làm tăng sự phiên mã
+ Gen gây bất hoạt: tác động lên gen điều hòa làm ngừng sự phiên mã
9/ Đột biến gen
9.1/ Khái niệm
- Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền: đột biến gen và đột biến NST
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc một số cặp nu
- Cá thể mang kiểu hình gọi là thể đột biến
- Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến 1 cặp nu
9.2/ Các dạng đột biến
+ Thay thế một cặp nucleotit: không thay đổi tổng số nucleotit của gen, làm thay đổi 1 bộ ba
nhưng có thể không làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit

+ Thêm hoặc mất một cặp nucleotit (gây hậu quả lớn nhất): mã di truyền bị đọc sai từ vị trí xảy
ra đột biến nên mức độ nguy hại sẽ tăng dần như sau: Bộ ba kết thúc → Bộ ba ở giữa gen → Bộ ba mở
đầu. Làm thay đổi trình tự đọc các bộ ba trên gen kể từ vị trí đột biến về cuối gen từ đó làm thay đổi
nhiều axit amin trong phân tử protein do gen mã hóa thường gây hậu quả lớn hơn

+ Đảo vị trí:
-Đảo vị trí 2 cặp nucleotit trong cùng 1 bộ ba → chỉ làm thay đổi 1 axit amin

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn


DI TRUYỀN HỌC 6

- Đảo vị trí 2 cặp nucleotit thuộc 2 bộ ba khác nhau → làm thay đổi 2 axit amin tương ứng

- Những dạng đột biến gen làm thay đổi codon đồng thời làm thay đổi axit amin tương ứng gọi là đột
biến sai nghĩa (nhầm nghĩa)
- Những dạng đột biến gen làm thay đổi codon nhưng không làm thay đổi axit amin tương ứng gọi là đột
biến đồng nghĩa
- Những dạng đột biến gen làm thay đổi codon thành bộ ba kết thúc (bộ ba kết thúc xuất hiện sớm) gọi là
đột biến vô nghĩa
- Những dạng đột biến gen làm thay đổi codon từ đột biến đến cuối gen được gọi là đột biến dịch khung
(đột biến thêm, mất 1 cặp nu)
9.3/ Nguyên nhân
- Bên ngoài: tác nhân vật lý (tía phóng xa, tia tử ngoại,...); tác nhân hóa học (5BU,NMS,...);
tác nhân sinh học (một số virut)
- Bên trong: rối loạn trong quá trình sinh lý, hóa sinh trong quá trình nhân đôi ADN
- Bazo nito dạng thường: A, T, G, X
- Bazo nito dạng hiếm: A*, T*, G*, X*
9.4/ Cơ chế phát sinh đột biến gen
- Đột biến gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN do sự lắp ráp sai nguyên tắc bổ sung hoặc các tác
nhân làm mất hoặc thêm một hoặc một số cặp nucleotit. Ban đầu đột biến gen phát sinh dưới dạng tiền
đột biến nhưng không được sửa chữa, những sai khác này được nhân lên cùng với sự nhân đôi ADN và
trở thành đột biến gen
- Một số cơ chế đột biến gen như sau:
* 5BU gây ra đột biến thay thế cặp A-T thành G-X (phát sinh sau 3 lần nhân đôi)

Số gen đột biến được phát sinh sau k lần nhân đôi ADN khi có 1 phân tử 5BU
* 2k-1 - 1
* Các dạng bazo nito dạng hiếm gây đột biến thay thế cặp nucleotit: do sự thay đổi vị trí hình
thành vị trí hình thành liên kết hidro của bazo nito dạng hiếm so với dạng thường nên dẫn đến
sự lắp ráp nhầm (phát sinh sau 2 lần nhân đôi)
Số gen đột biến được phát sinh sau k lần nhân đôi ADN khi có 1 bazo nito dạng hiếm
* 2k-1 - 1
* Arcidin gây đột biến mất 1 cặp nucleotit nếu chèn vào mạch mới đang tổng hợp hoặc thêm 1
cặp nucleotit nếu chèn vào mạch khuôn ADN mẹ
9.5/ Hậu quả và ý nghĩa
- Làm thay đổi trình tự nucleotit của gen sẽ dẫn đến thay đổi trình tự axit amin của chuỗi polipeptit do
gen mã hóa. Làm phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong tổ hợp gen, giữa cơ thể và môi trường đã
được thiết lập trong quá trình tiến hóa lâu dài. Do đó đột biến gen đa số có hại cho sinh vật
- Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính
- Tạo alen mới cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
- Xảy ra với tần số thấp (10-6 → 10-4) tuy nhiên con người có thể chủ động gây đột biến nhân tạo để tạo
nguồn nguyên liệu chọn lọc được các giống mới

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn


DI TRUYỀN HỌC 7

9.6/ Sự biểu hiện của đột biến gen


- Đột biến giao tử: Đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử, xảy ra ở tế bào sinh
dục nào đó thông qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện thành kiểu hình ngay
trên cơ thể mang đột biến gen đó. Nếu đột biến gen lặn nó có thể đi vào hợp tử vì ở thể dị hợp Aa và vì
gen trội lấn át nên đột biến không biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên nó không bị mất đi mà trực tiếp tồn tại
trong quần thể và khi gặp tổ hợp đồng hợp lặn thì nó biểu hiện ra ngoài
- Đột biến xôma: Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, từ một tế bào bị đột biến thông qua nguyên phân
nó được nhân lên thành mô và được biểu hiện thành một phần của cơ thể gọi là “thể khảm”, nếu đó là đột
biến gen trội. Và nó có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng nếu đó là đột biến gen lặn, nó không biểu
hiện ra ngoài và sẽ mất đi khi cơ thể chết
- Đột biến tiền phôi: đột biến xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nó có thể đi vào hợp tử và
di truyền cho thế hệ sau thông qua sinh sản hữu tính, nếu tế bào đó bị đột biến thành tế bào sinh dục
- Bệnh:
+ Hồng cầu lưỡi liềm: đột biến gen lặn
+ Bệnh bạch tạng: đột biến gen lặn
+ Tay sáu ngón: đột biến gen trội nằm trên NST thường
+ Bệnh mù màu và máu khó đông: đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn


DI TRUYỀN HỌC 8

CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ TẾ BÀO

1/ Khái niệm
*Ở sinh vật nhân sơ : NST là phân tử ADN kép dạng vòng không liên kết với prôtêin histôn
*Ở sinh vật nhân thực :
- Cấu trúc hiển vi: Mỗi NST gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), một số NST còn có
eo thứ hai (nơi tổng hợp rARN). NST có các dạng hình que, hình hạt, hình chữ V...đường kính 0,2 – 2 m,
dài 0,2 – 50 m. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng
- Cấu trúc siêu hiển vi:
*NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin (histôn và phi
histôn)
*ADN + prôtêin  Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn
được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng
3
146 cặp nuclêôtit, quấn1 vòng)
4
→ Sợi cơ bản (khoảng 11 nm)
→ Sợi nhiễm sắc (25–30 nm)
→ Ống siêu xoắn (300 nm)
→ Crômatit (700 nm)
→ NST (1400 nm)

2/ Chức năng của NST


-Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
-Điều hòa hoạt động của gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST
Ví dụ: 1 trong 2 NST X của phụ nữ bị bất hoạt bằng cách xoắn chặt lại hình thành thể Barr (hiện
tượng NST dị hóa)
-Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở phân bào
3/ Đột biến cấu trúc NST
Là những biến đổi trong cấu trúc NST bao gồm mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn

Cơ chế chung Các dạng Khái niệm Hậu quả và vai trò

Các tác nhân gây đột Mất đoạn NST mất đi 1 đoạn - Giảm số lượng gen, làm mất cân bằng hệ gen trên
biến ảnh hưởng đến (đoạn đứt không chứa NST  thường gây chết hoặc giảm sức sống
quá trình tiếp hợp, tâm động) - Xác định vị trí của gen trên NST, loại bỏ những
trao đổi chéo… hoặc gen có hại
trực tiếp làm đứt gãy - Ví dụ: NST 21 mất đoạn gây ung thư máu
NST  phá vỡ cấu NST số 5 bị mất một phần vai ngắn gây
trúc NST, dẫn đến sự hội chứng tiếng mèo kêu
thay đổi trình tự và Lặp đoạn -Một đoạn nào đó của -Gia tăng số lượng gen  mất cân bằng hệ gen
số lượng các gen, NST có thể lặp lại một Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của
làm thay đổi hình hay nhiều lần tính trạng
dạng NST -Đối với gen cấu trúc: -Ví dụ: Ở ruồi giấm, lặp đoạn Barr làm mắt lồi
tăng cường độ biểu thành mắt dẹt
hiện tính trạng Lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim
amilaza, rất có ích cho công nghiệp sản xuất bia

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn


DI TRUYỀN HỌC 9

-Đối với gen điều


hòa: giảm cường độ
biểu hiện tính trạng
Đảo đoạn Một đoạn NST bị đứt, - Làm thay đổi vị trí gen trên NST  có thể gây hại,
quay 1800 rồi gắn vào giảm khả năng sinh sản
NST. - Làm cho gen nào đó đang hoạt động thì dừng hoạt
động
- Góp phần tạo nguyên liệu cho tiến hóa
Là dạng ĐB dẫn đến - Chuyển đoạn lớn thường gây chết, mất khả năng
Chuyển Trao đổi đoạn trong sinh sản
đoạn cùng một NST hoặc
giữa các NST không
tương đồng

4/ Đột biến số lượng NST


Các dạng Cơ chế Hậu quả và vai trò
Thể 2n - 1 - Các tác nhân gây đột biến gây ra sự - Hậu quả: Đột biến lệch bội thường làm tăng
lệch bội không phân li của một hay một số cặp hoặc giảm một hay một số NST  mất cân
là NST  các giao tử không bình bằng hệ gen, thường gây chết hay giảm sức
những thường. sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài
biến đổi - Sự kết hợp của giao tử không bình - Vai trò: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho
về mặt thường với các giao bình thường hoặc Chọn lọc và tiến hóa. Trong chọn giống có
số lượng 2n + 1 giaop tử không bình thường với nhau thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị
chỉ xảy 2n + 2  các thể lệch bội trí của các gen trên NST
ra ở một 2n – 2
hoặc
một số
cặp nào
đó

Thể đa Tự đa bội - Các tác nhân gây đột biến gây ra sự - Hậu quả: Cá thể đa bội lẻ không có khả
bội là (Đa bội không phân li của toàn bộ các cặp năng sinh giao tử bình thường.
đột biến chẵn và NST tạo ra các giao tử mang 2n NST - Vai trò:
làm tăng đa bội lẻ) - Sự kết hợp của giao tử 2n với giao tử Do số lượng NST trong TB tăng lên
một số n hoặc 2n khác tạo ra các đột biến đa lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng
nguyên bội hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ
lần bộ - Trong lần nguyên phân đầu tiên của Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình
NST hợp tử 2n, nếu tất cả các cặp không tiến hóa. Góp phần hình thành nên loài mới
của loài phân li tạo ra cơ thể 4n (thể tứ bội) trong tiến hóa
và lớn Dị đa bội Xảy ra đột biến đa bội ở tế bào của cơ thể
hơn 2n lai xa, dẫn đến làm gia tăng bộ NST đơn
bội của 2 loài khác nhau trong tế bào

Lưu Tăng Phúc Khang sưu tầm và biên soạn

You might also like