You are on page 1of 1

2.

Các loại ô nhiễm môi trường trong hoạt động HKDD


Ô nhiễm môi trường trong hoạt động HKDD có thể chia thành các loại ô
nhiễm chính như ô nhiễm đến môi trường không khí, ô nhiễm từ tiếng ồn, ô nhiễm
từ bức xạ và sóng vô tuyến, ô nhiễm từ nước thải và chất thải rắn.
2.1. Ô nhiễm đến môi trường không khí
Ô nhiễm đến môi trường không khí trong hoạt động HKDD chủ yếu là do
các khí thải từ các phương tiện hoạt động như tàu bay, thiết bị vận hành, khai thác
mặt đất tại cảng hàng không sân bay,… Chúng bao gồm các khí thải chủ yếu sau:
- Khí lưu huỳnh dioxit (SO2) được tạo ra khi đốt nhiên liệu từ các phương tiện
sử dụng xăng, dầu có chứa lưu huỳnh. Khí lưu huỳnh dioxit sẽ gây ra mùi
hắc. Đây là một loại khí độc gây ra các hiện tượng như mưa axit ăn mòn
công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành hoang mạc. Con người nếu
hít phải nhiều khí này sẽ gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm đường hô
hấp,…
- Khí cacbon monoxit (CO) được tạo ra do đốt các vật liệu có chứa cacbon và
các loại nhiên liệu trong điều kiện thiếu oxy. Đây là một chất khí không
màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Chúng làm cho con người khó
thở, nếu hít phải nhiều chất khí này sẽ đãn tới thương tổn do giảm oxy trong
máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ
khoảng 0.01% CO cacbon monoxit trong không khí cũng có thể là nguy
hiểm đến tính mạng.
- Khí nito dioxit (NO2) được hình thành chủ yếu từ động cơ tàu bay do phản
ứng hóa học của khí nito với oxy trong không khí khi đốt cháy ở nhiệt độ
cao (>1100°C) và làm lạnh nhanh. Đây là một loại khí độc màu nâu đỏ và có
mùi gắt đặc trưng. Nó là một chất gây ô nhiễm không khí nổi bật. Nếu hít
phải khí NO2 với nồng độ cao thể gây ra hiện tượng kích ứng đường thở
trong hệ hộ hấp của con người. Đối với môi trường, NO2 là một trong những
tác nhân gây ra mưa axit.
- Bụi lơ lửng được hình thành từ việc xây dựng các công trình, tàu bay lúc cất
hạ cánh và hoạt động của các phương tiện mặt đất. Chúng sẽ gây ra tác hại
khác nhau cho bộ máy hô hấp của con người.
- Chì bụi được tạo ra chủ yếu từ khí thải của các phương tiện giao thông sử
dụng xăng pha chì. Chúng có thể làm chì nhiễm vào cơ thể qua con đường
hô hấp. Hít một lượng nhỏ chì hoặc ăn sau khi nó lắng đọng làm ảnh hưởng
đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thận và hệ miễn dịch.
Viết tắt:
HKDD: hàng không dân dụng

You might also like