You are on page 1of 45

Chương 5 - Mạch khuếch đại công suất

➢ 1. Định nghĩa và phân loại mạch KĐCS


2. Mạch khuếch đại lớp A
3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 1


1. Định nghĩa, ứng dụng và phân loại MKĐCS
• Mạch khuếch đại công suất (Power amplifiers) có tác dụng cấp một
công suất lớn cho tải.
• Một số đặc tính cơ bản của mạch khuếch đại công suất
▪ Trở kháng ra nhỏ.
▪ Công suất tiêu tán trong mạch nhỏ.
▪ Có khả năng cấp dòng hoặc áp lớn cho tải.
▪ THD (total harmonic distortion) nhỏ.
• Trong chương này tập trung khảo sát mạch khuếch đại công suất
dùng BJT.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 2


1. Định nghĩa, ứng dụng và phân loại MKĐCS
• Đặc điểm của một BJT công suất
▪ Hệ số khuếch đại dòng nhỏ.
▪ Áp - dòng và công suất ngõ ra lớn.
▪ Băng thông nhỏ.

• Bảng bên là thông số


của BJT thường và 2
BJT công suất thông
dụng.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 3


1. Định nghĩa, ứng dụng và phân loại MKĐCS
• Công suất tức thời tiêu thụ bởi BJT
pQ = vCEiC + vBEiB  vCEiC
• Công suất trung bình
1
P =  v CE iC dt
TT
• Khi BJT hoạt động ở chế độ DC
P = VCEIC
• Khi thiết kế mạch công suất, cần đảm bảo P < PT, với PT là công suất
cực đại của BJT (maximum rated power).

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 4


1. Định nghĩa, ứng dụng và phân loại MKĐCS
• Ví dụ: cho mạch BJT như hình với VCC =
24V, RL = 8.
• DCLL: VCE = VCC - ICRL
• Công suất:
P = VCEIC = (VCC - ICRL)IC = VCCIC -IC2RL
• ICmax = 3A, VCEmax = 24V.
• Công suất cực đại: PT = 18W khi IC = 1.5A,
VCE = 12V.
• Khi thiết kế: chọn BJT có công suất lớn
hơn 18W, dòng lớn hơn 3A, áp lớn hơn
24V. Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 5
1. Định nghĩa, ứng dụng và phân loại MKĐCS
• Phân loại mạch khuếch đại công suất
• a. Lớp A
• b. Lớp B
• c. Lớp AB
• d. Lớp C

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 6


1. Định nghĩa, ứng dụng và phân loại MKĐCS
• Phân loại mạch khuếch đại công suất
• Mạch khuếch đại lớp A tương tự như các mạch khuếch đại đã phân
tích ở chương 1, tuy nhiên ở đây tập trung vào tính toán công suất.
Nhược điểm của mạch khuếch đại lớp A là hiệu suất truyền công
suất thấp.
• Mạch khuếch đại lớp B và lớp AB thường thiết kế theo cặp, sao
cho mỗi transistor dẫn trong nữa chu kỳ và tắt trong nữa chu kỳ
còn lại, và gọi là khuếch đại đẩy kéo (push-pull).
• Mạch khuếch đại lớp C ít được sử dụng và không phân tích ở
chương này.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 7


Chương 5 - Mạch khuếch đại công suất

1. Định nghĩa và phân loại mạch KĐCS


➢ 2. Mạch khuếch đại lớp A
3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 8


2. Mạch khuếch đại lớp A
- Giả sử VCEQ = VCC/2, bỏ qua
VCEsat, dòng ic có biên độ cực
đại IP = ICQ  VP = VCC/2:
iC = ICQ + Ip sint
VCC
v CE = − Vp sint
2
VCC ICQ
pQ = v CE .iC = (1 − sin2 t)
2
(bỏ qua công suất cực B).

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 9


2. Mạch khuếch đại lớp A
- Hiệu suất
signal load power (PL )
=
supply power (PS )
• PL: công suất AC trung bình trên tải.
• PS: công suất trung bình của nguồn cung cấp.
 VPIP VCC ICQ
PL max = =
 2 4  max = 25%
 PS = VCC ICQ
- Mạch khuếch đại lớp A có hiệu suất thấp (thực tế  < 20%), chỉ sử
dụng khi cần công suất nhỏ.
Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 10
2. Mạch khuếch đại lớp A
Ví dụ: Cho mạch khuếch đại, BJT có
 = 100, VCEsat = 0.2V, các tụ có giá trị
rất lớn. Tính công suất trung bình
cực đại trên tải RL và hiệu suất của
mạch.

Gợi ý:
ICQ = 1.92mA, xác định biên độ cực
đại của ic, từ đó xác định biên độ
cực đại của io, vo  ...

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 11


2. Mạch khuếch đại lớp A
• Mạch khuếch đại lớp A với cuộn dây
(Inductively Coupled Amplifier)
- Giả sử L >> RL, RE rất bé, bỏ qua VCEsat.
- Khi max-swing:
VCC
ICQ  ; VCEQ  VCC
RL
- Biên độ dòng tải cực đại = ICQ.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 12


2. Mạch khuếch đại lớp A
• Mạch khuếch đại lớp A với cuộn dây
(Inductively Coupled Amplifier)
- Tính toán các công suất trung bình
 1 2 1 VCC2
PL max = ICQ RL =
 2 2 RL  max = 50%
 PS = VCC ICQ

- Công dụng của cuộn dây ở đây là tạo
điện áp ngõ ra dao động với giá trị đỉnh
lớn hơn VCC (xem lại dao động áp ngõ
ra nếu không dùng cuộn dây?).
Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 13
2. Mạch khuếch đại lớp A
• Mạch khuếch đại lớp A với biến áp
(Transformer Coupled Amplifier)
- Thực tế khó thiết kế mạch với cuộn
dây, nên sử dụng biến áp.
- Giả sử biến áp lý tưởng với hệ số biến
áp a = v1/v2, RE rất bé, bỏ qua VCEsat.
v1 2 v2  RDC = RE
=a = a RL = RL '  
2

ic iL RAC = RL '
→ tính toán tương tự mạch với cuộn
dây, thay RL bằng RL'.
Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 14
2. Mạch khuếch đại lớp A
• Mạch khuếch đại lớp A với biến áp
(Transformer Coupled Amplifier)
- Tính toán các công suất trung bình

 1
PL max = VCC ICQ
 2  max = 50%
PS = VCC ICQ

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 15


2. Mạch khuếch đại lớp A
Ví dụ: VCC = 12V, RE = 20, RL = 8, R1 =
2.3k, R2 = 1.75k,  = 40 và VBEon = 0.7V.
a. Xác định ICQ.
b. Xác định tỉ số biến áp thể tải nhận công
suất cực đại.
c. Xác định công suất tải cực đại.
d. Sử dụng kết quả câu c. và bỏ qua công
suất trên cực B, tính hiệu suất.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 16


2. Mạch khuếch đại lớp A
• Mạch khuếch đại lớp A ghép CC với
biến áp
- Giả sử biến áp lý tưởng với hệ số biến
áp a, RE rất bé, bỏ qua VCEsat.

ve 2 vo  RDC  0
=a = a RL = RL '  
2

ie io RAC = RL '

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 17


2. Mạch khuếch đại lớp A
• Mạch khuếch đại lớp A ghép CC với
biến áp
- Công suất trung bình trên tải:
2
V
1 p
PL =
2 RL
với Vp là biên độ áp trên tải.
VCC VCC2
Vp max =  PL = 2
a 2a RL
 max = 50%

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 18


2. Mạch khuếch đại lớp A
Ví dụ: Mạch CC với biến áp lý tưởng,  =
100, VBEon = 0.7V.
a. Thiết kế mạch để có độ lợi dòng Ai = io/ii
= 80.
b. Nếu biên độ dòng xoay chiều cực E
bằng 0.9ICQ, xác định công suất trên tải và
hiệu suất của mạch.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 19


Chương 5 - Mạch khuếch đại công suất

1. Định nghĩa và phân loại mạch KĐCS


2. Mạch khuếch đại lớp A
➢ 3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 20


3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
- Mạch khuếch đại lớp B chỉ dẫn trong nữa chu
kỳ, nên sử dụng một cặp đẩy kéo để tạo vo đầy
đủ 2 nữa chu kỳ, theo nguyên tắc sau:
▪ Khi vi > 0, A dẫn, B tắt
▪ Khi vi < 0, B dẫn, A tắt

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 21


3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 22


3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
- Thực tế thì mạch đẩy - kéo lớp B thường tạo
ra điện áp vo bị méo dạng, ví dụ xét cặp đẩy
kéo BJT, với VBEon khoảng 0.6V, khi đó vo
bằng 0 với -0.6V < vi < 0.6V.
- Khoảng -0.6V < vi < 0.6V gọi là deadband, và
khoảng deadband này tạo ra hiện tượng méo
dạng xuyên tâm (crossover distortion).

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 23


3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 24


3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
- Để đơn giản trong việc khảo sát hiệu suất
mạch đẩy kéo lớp B, giả sử VBEon = 0V, khi đó
áp trên tải có dạng:
vo = Vpsint
với giá trị cực đại của Vp là VCC.
- Công suất tức thời tiêu tán trên Qn:
pQn = vCEn.iCn
 Vp
 sint; 0  t  
với vCEn = VCC - Vpsint và iCn =  RL
 0;   t  2
Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 25
3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
- Qn: chỉ tiêu thụ công suất trong
nữa chu kỳ 0  t < :
 Vp 
pQn = (VCC − Vp sint ) sint 
 RL 
- Từ đó tính được công suất trung
bình: VCC Vp Vp2
PQn = −
RL 4RL

- Do đối xứng nên PQp = PQn.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 26


3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
- Chứng minh được công suất
trung bình cực đại
VCC2 2VCC
PQnmax = 2 khi Vp =
 RL 

Công suất này dùng để thiết


kế lựa chọn linh kiện cho mạch
khuếch đại.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 27


3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
- Công suất trung bình trên tải: V
1 p
2

PL =
2 RL
- Do mỗi nguồn cung cấp chỉ cấp dòng trong nữa chu kỳ sin, nên dòng
trung bình và công suất trung bình mỗi nguồn cung cấp sẽ là
Vp  Vp 
I=  PS+ = PS− = VCC  
- Hiệu suất: RL  RL 
PL  Vp 
= = .  max = = 78.5%
PS+ + PS− 4 VCC 4
(lưu ý Vpmax = VCC)
- Thực tế thì hiệu suất cực đại sẽ thấp hơn, do VCEsat và hiện tượng méo
dạng xuyên tâm.
Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 28
Chương 5 - Mạch khuếch đại công suất

1. Định nghĩa và phân loại mạch KĐCS


2. Mạch khuếch đại lớp A
3. Mạch khuếch đại đẩy - kéo lớp B
➢ 4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 29


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
- Sử dụng hai nguồn VBB/2 để loại bỏ hiện
tượng méo dạng xuyên tâm.
- Khi vI = 0 thì vBEn = vEBp = VBB/2 nên
VBB

iCn = iCp = ISe 2 VT

- Khi tăng vI, vBEn tăng và vo cũng tăng, khi đó


Qn có vai trò như mạch CC và cấp dòng cho
tải:
 VBB
v o = v I + − v BEn
 2
iCn = iL + iCp
Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 30
4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
- Nếu vo tăng  iCn tăng  vBEn tăng  vEBp
giảm  iCp giảm, cụ thể:
vBEn + vEBp = VBB
 iCn   iCp   ICQ 
 VT ln  + VT ln  = 2VT ln 
 IS   IS   IS 
 iCn iCp = ICQ
2

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 31


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 32


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
- Trong thực tế nếu sử dụng hai nguồn DC
VBB/2 để phân cực thì BJT dễ bị quá nhiệt,
nên thường sử dụng 2 diode để phân cực.
Ví dụ: với mạch hình bên, biết VCC = 12V, RL =
50, ICQ = 2mA,BJT có  = 50, VBEon = 0.7V,
VCEsat = 0.2V, IS = 10-14A, diode có IS = 10-13A, VD1
= VD2 = 0.7V và ID(min) = 1mA để đảm bảo
diode dẫn.
a. Tính hiệu suất cực đại của mạch và công
suất tiêu tán trên mỗi BJT.
b. Tính R1, R2.
Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 33
4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Giải:
a. Biên độ áp cực đại trên tải:
vopmax = VCC - VCEsat = 12 - 0.2 = 11.8V
Biên độ dòng tải cực đại:
vop max
iop max = = 236mA
RL
Công suất cực đại trên tải:
iop max vop max
PL max  = 1.39W
2

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 34


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Giải:
a. Công suất nguồn DC cung cấp khi công
suất trên tải là cực đại:
2iop max VCC
PS  + ICQ VCC = 1.83W

PL max
 max = = 76.1%
PS
Nhận xét: hiệu suất cực đại giảm đôi chút do
có xét đến VCEsat và tồn tại ICQ > 0.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 35


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Giải:
a. Công suất trên mỗi BJT:
PS − PL max
PQ = = 220mW
2

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 36


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Giải:
b. Dòng qua R1:
ICQ + io
IR = ID 1 + iBN = ID 1 +
1+ 
Có thể xem áp trên các diode không đổi nên
IR gần như không đổi, do đó có thể tính R1, R2
bằng dòng IDmin và iopmax:
VCC − VD 1 ( = VD2 = VBB / 2)
R1 = R2  = 1.99k
ID min + (ICQ + iop max ) /(1 +  )

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 37


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Phân cực với diode và nguồn dòng IBias:

Ví dụ: Thiết kế mạch khuếch đại lớp AB như


hình với RL = 8, sao cho công suất trung
bình trên tải là 5W, biên độ áp trên tải không
vượt quá 80% VCC, và dòng bé nhất qua diode
là 5mA. Biết BJT có n = p = 75, ISQ = 10-13A,
diode có ISD = 3.10-14A.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 38


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Giải: Gọi vop là biên độ áp trên tải, khi đó
2
vop
PL = = 5W  vop = 8.94V
2RL
Áp nguồn cung cấp:
vop
VCC = = 11.2V
0.8
Biên độ dòng cực E của Qn:
vop
iEnp  iLp = = 1.12 A
RL

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 39


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Giải:
Biên độ dòng cực B của Qn:
iEnp
iBnp = = 14.7mA
1 + 75
Với yêu cầu dòng qua diode tối thiểu 5mA,
nên chọn IBias = 20mA.
Để tính ICQ, xét vi = 0  ID1 = ID2  IBias (bỏ qua
dòng cực B của 2 BJT).
VBB = VD1 + VD2

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 40


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Giải:
ID
VBB = 2VT ln = 1.416V
ISD
Dòng phân cực:
VBB 1.416
−13
ICQ = ISQe 2 VT
= 10 e 2 ( 0.026 )
= 67mA

Câu hỏi: tính hiệu suất của mạch trong


trường hợp này? (57.2%)

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 41


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Một số cách phân cực khác:
VBE Multiplier:
VBE 1  R1 
IR = ; VBB = IR (R1 + R2 ) = VBE 1  1 + 
R2  R2 
Từ đó lựa chọn R1, R2 để có VBB mong muốn.
Mặt khác, có thể xem IBias  IR1 + IC1 và
 IC 1 
VBE 1 = VT ln 
 IS 1 
nên có thể tính giá trị IBias cần thiết.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 42


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Một số cách phân cực khác:

Sử dụng Transistor đệm (buffer transistors):


- Sử dụng mạch này trong trường hợp vi có
công suất nhỏ nhưng mong muốn ngõ ra vo
có công suất lớn.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 43


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Sử dụng các BJT ghép Darlington:

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 44


4. Khuếch đại đẩy - kéo lớp AB
Sử dụng các BJT ghép Darlington:

- Chọn các BJT Q1,Q2, Q4 và Q5


giống nhau, Q3 có   1.
- Mạch có tác dụng khuếch đại
công suất lớn (khi nguồn vi có
công suất nhỏ) đồng thời khuếch
đại điện áp.

Nguyễn Phước Bảo Duy - HCMUT 45

You might also like