You are on page 1of 5

Hình 1.

Hệ thống kết cấu boong

Trong hệ thống kết cấu dọc, các chi tiết đảm bảo độ bền dọc nhiều hơn. Đó là các nẹp dọc boong

(deck longitudinal) như đã giới thiệu, chạy dọc tàu. Các nẹp này kết thúc tại vách ngang kín nước của
tàu.

Đỡ các nẹp tại boong là việc của các cơ cấu ngang khỏe, chúng ta gọi là xà ngang boong khỏe. Phân bố

các xà ngang khỏe hoàn toàn trùng với phân bố đà khỏe, sườn khỏe của hệ thống, như đã bàn. Điều
quan

trọng trong bố trí là ba chi tiết vừa gọi là khỏe này phải nằm trong một mặt phẳng, được nối với nhau

theo cách chắc nhất, và như vậy tại đây có một khung khỏe làm chức năng đảm bảo độ bền kết cấu.

Boong theo hệ thống dọc trên tàu vận tải :

Trong hệ thống này nẹp dọc boong chạy dài suốt boong, tựa trên các xà ngang boong khỏe. Các xà
ngang boong khỏe thường chế tạo dạng dầm mặt cắt chữ T đối xứng, chiều cao thành ít nhất gấp đôi
chiều cao nẹp. Các nẹp dọc chui qua thành xà ngang boong khỏe. Mối nối đầu các nẹp cần được bố trí
tại những vùng momen uốn nhỏ nhất, lực cắt bé nhất.

Hệ thống cơ cấu khỏe liên kết với miệng hầm hàng được giữ như trong hệ thống ngang đã trình bày. Các
cọc chống bố trí tại những vị trí giao nhau của các xà dọc boong khỏe, thành miệng hầm hàng và xà
ngang boong khỏe. Các tàu đóng gần đây có miệng hầm hàng khá rộng, có những trường hợp vượt quá
80% chiều rộng tàu, dẫn đến làm yếu cơ cấu boong. Người ta phải tăng chiều dày tôn boong lên quá cao.
Tàu vận tải hàng khô có khi phải dùng tôn chiều dày đến 40mm trên tấm boong. Với những tàu cỡ này,
các nẹp dọc bố trí gần nhau hơn so với khoảng cách chuẩn đã bàn tới. Thực chất của việc làm này là tăng
tỷ phần của diện tích tôn boong trong mặt cắt ngang dầm tương đương chứ chưa phải tăng ổn định tấm.

Trong hệ thống này xà ngang boong khỏe và xà ngang cụt khỏe tựa lên xà dọc (girder) nhưng khác hệ
thống ngang nêu trên, không làm lỗ cho xà chui, hình 2. Xà ngang khỏe dừng tại xà dọc và hàn vào thành
đứng chi tiết này.
Hình 2.

Cần thiết bố trí nẹp dọc cùng mặt phẳng với nẹp đứng các vách và nối với nhau qua mã. Theo cách

này các cơ cấu vừa nêu, trong cùng mặt phẳng, tạo thành khung chịu lực.

Sắp xếp hướng cho các cơ cấu khỏe trong vùng giữa hai thành miệng hầm hàng thuộc tấm boong

được thực hiện theo cả hai cách: sắp ngang và sắp dọc. Nguyên tắc chung cho sắp xếp này như sau:

khoảng cách giữa hai thành miệng hầm thuộc boong ngắn nên sắp nẹp ngang, trường hợp thứ hai tiến

hành ngược lại.


Hình 3.

Hệ thống dọc boong tàu dầu là hệ thống phổ biến cho hầu như toàn bộ tàu dầu, tàu chở hàng rời,

chở quặng. Khoảng cách giữa các nẹp dọc cho tàu dài từ 50 – 180m chỉ trong giới hạn 640 – 860mm.

Cần quan tâm bố trí các chi tiết gồm nẹp dọc đáy, nẹp dọc boong, nẹp đứng vách ngang cùng nằm trong
mặt phẳng đứng chạy dọc, trong khi đó xà ngang boong khỏe, sườn khỏe và đà ngang khỏe cùng nằm

trong mặt phẳng ngang tàu.

Các nẹp dọc chạy qua xà ngang khỏe, hàn chắc vào thành xà ngang, còn tại vách ngang có thể bị cắt

và hàn đấu vào vách nhờ mã cao gấp đôi nẹp. Tàu dầu dài trên 200m bắt buộc các nẹp chạy suốt tàu,

không dừng tại vách ngang theo cách vừa đề cập.

Hình 4.

Các ghi chú trên hình 4 có ý nghĩa sau:

1- sống boong/vách dọc lửng (deck girder)

2- dầm dọc boong (deck longitudinal)

3-xà ngang boong (deck transverse beam)

4- mã gia cường (bracket);

5- tôn mạn (side plate)

6- mã xà ngang boong (beam bracket)


7- mã chống vặn (tripping plate)

Tàu dầu có hai vách dọc cần thiết có thể bố trí thêm vách lửng (wash bulkhead, wash plate) giống

như dầm dọc boong, ngay tại mặt dọc giữa tàu, được nẹp bằng các nẹp đứng/mã chống vặn cách nhau

không quá 1,5m. Vách lửng này tăng cứng kết cấu đồng thời ngăn mặt thoáng chất lỏng chứa trong két

giữa. Chiều cao vách này lớn hơn hai lần chiều cao xà ngang boong khỏe. Xà ngang boong liên kết cứng

với sườn khỏe và nẹp đứng khỏe vách dọc nhờ các mã 6.

Trường hợp chỉ đặt một vách dọc giữa, kết cấu này thường gặp trên tàu chở dầu chạy sông, sà lan

chở hàng lỏng, các nẹp dọc boong được bố trí đúng cách đã dùng cho tàu cùng hệ kết cấu nhắc tại các

phần trên.

Trên các tàu dầu cỡ nhỏ, dùng chủ yếu cho vận tải đường sông, trên boong có bố trí cơ cấu nâng

cao, có thể coi là boong nâng hay còn gọi là hầm boong. Khoảng không dưới boong nâng cao vừa tạo gọi

là két giãn nở. Boong nâng này cũng phải được bố trí nẹp dọc, xà ngang boong khỏe y như với boong

chính, hình 5.

Hình 5. Tàu chở dầu cỡ nhỏ với két giãn nở (hầm boong)

You might also like