You are on page 1of 3

 Cặp câu luận giúp cho bức tranh thu thêm mở rộng về không gian và đặc biệt là có thấp

thoáng bóng
dáng của con người:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt


Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

- Điểm nhìn mở ra cao rộng và sâu thẳm hơn: ‘Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, ngõ trúc quanh co’.

 Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc.

-"Xanh ngắt" là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (mây xám), mà xanh ngắt một màu thăm
thẳm.  Gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá.

- Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh
“ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.  Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người
câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu.

-Từ "tầng mây lơ lửng" đến "ngõ trúc quanh co" hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh,... có khi
thoáng chút bâng khuâng, man mác, nhưng rất gần gũi, thân thiết với mỗi con người Việt Nam.

⇒ Cảnh thu đặc sắc với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại trong
khoảnh khắc, không người, không tiếng động. Không gian vắng lặng, hiu quanh, tạo ấn tượng về một thế giới
ẩn dật, một không gian lánh đời, thoát tục, người câu cá muốn tìm sự yêu tĩnh, bình yên, thanh thản trong tâm
hồn. Thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi
lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn
Khuyến.
1. Xanh ngắt là màu ntn?
- Ý nghiã cuả từ xanh ngắt là chỉ một màu xanh thuần khiết trên một khoảng rộng, xanh thuần một màu
trên diện rộng. Nó đi liền với cảm giác sâu thẵm, vững vàng và yên bình. Nó còn là màu của sự trung
thành, tin tưởng, thông thái, tự tin, thông minh. “Xanh ngắt” - là sợi chỉ xuyên suốt kết nối chùm thơ thu
ba bài của thi nhân, cũng bởi vậy mà trở thành gam màu đặc trưng cho hồn thơ thu Nguyễn Khuyến.
“Xanh ngắt” là xanh trong tuyệt đối không chút pha trộn, không chút gợn tạp.
2. Tâm trạng của con người khi ngước lên nhìn bầu trời xanh ngắt?
Khi ngước lên nhìn bầu trời “xanh ngắt”, gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà
thơ, của ông lão đang câu cá. Tác giả đã đặt điểm nhìn của mình từ ao thu lên bầu trời xanh ngắt rồi từ
vùng trời ấy trở lại ao, trở lại với chiếc thuyền câu. Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu từ gần ra xa rồi từ
xa trở lại gần nhằm khái quát cảnh vật nhưng vẫn không làm mất đi vẻ yên ắng của mùa thu.
3. Sao nói bài thơ này là đặc trưng của mùa thu?
Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng
cảnh Việt Nam”:
- Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu
sắc và đường nét:
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu
xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng -> đặc trưng của mùa thu.
 Mỗi một sự biến chuyển đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của mùa thu.
4. Liên hệ thu vịnh, thu ẩm?
-Chiều cao được cụ thể bằng sự “lơ lửng” của tầng mây và độ thăm thẳm của da trời xanh ngắt. Màu da
trời mùa thu dường như có ám ảnh sâu đậm trong tâm hồn Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu, ông
thường nhắc tới: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” (Thu vịnh ) hay “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
( Thu ẩm ). Bởi vậy, màu xanh ngắt của da trời không chỉ đơn giản là một sắc màu khách quan đặc trưng
của trời thu mà có lẽ còn chính là tâm trạng nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân.
Vậy nên màu xanh của bài Thu điếu đc coi là màu đặc trưng của mùa thu
5. Nó mở rộng vấn đề, bộc lộ tâm trạng của tác giả ra sao?
- Cảnh thu đặc sắc với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại trong
khoảnh khắc, không người, không tiếng động. Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở
rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, vắng lặng, hiu quanh, tạo ấn tượng về một thế giới ẩn
dật, một không gian lánh đời, thoát tục, người câu cá muốn tìm sự yêu tĩnh, bình yên, thanh thản trong
tâm hồn. Thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó
là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như
Nguyễn Khuyến.
6. Cây trúc trong văn học trung đại?
Hình ảnh cây trúc xuất hiện khá nhiều trong thơ của Nguyễn Khuyến, nhìn khái quát nó mang một nét
vắng lặng và đượm buồn. Ngõ trúc cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Tre trúc là biểu
tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gẫy, rỗng ruột
như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và
hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác.
Với hình ảnh “ngõ trúc quanh co – vắng teo” : Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh,
không một bóng người qua gợi nên một không gian thu yên tĩnh đến êm ả.
“Ngõ trúc quanh co”, đường làng quanh co thân thuộc với bóng tre trùm mát rượi. Nhưng bao giờ trong
thơ Nguyễn Khuyến tre cũng nói là trúc, “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh), “Ngõ trúc quanh co
khách vắng teo”(thu điếu). Nguyễn Khuyến thích cái hình thể loại cây chí khí ấy “Trúc dẫu cháy đốt ngay
vẫn thẳng”. Những nét trúc thẳng đối lập với những nét quanh co của đường làng thật là gợi cảm.

You might also like