You are on page 1of 6

Bài 1

1 .Để giá và lượng cân bằng thì: Q(s)=Q(d)


=>100-p=3p
=>p = 25 (1)
=>Q = 75 (2)
Cho lần lượt Q(s)=0, Q(d)=0 thì mức giá người bán sẵn lòng bán là 0 và mức
giá người mua sẵn lòng mua là 100.

Thặng dư của người tiêu dùng là phần diện tích dưới đường cầu và trên
đường giá, được xác định bởi tam giác vuông ABC
CS= 75.75/2=2812.5
Thặng dư của nhà sản xuất là phần diện tích dưới đường giá và và trên
đường cung, được xác định bởi tam giác vuông ACD
PS= (25.75)/2 =937.5
Thặng dư tổng thể là:
TS= CS+PS =2812.5+937.5=3750
2.
Giá mới sẽ là p=30; sản lượng Q=100-p=100-30=70
Thặng dư của người tiêu dùng phần diện tích dưới đường cầu và trên đường
giá, được xác định bởi tam giác vuông BEF
CS= 70.70/2=2450
Thặng dư của nhà sản xuất là phần diện tích dưới đường giá và và trên
đường cung, được xác định bởi hình EFGD
PS=(30+(30-70/3))/2.70 = 1283.3
Thặng dư tổng thể là:
TS=CS+PS=2450+1283.3=3733.3
=>Người tiêu dùng sẽ bị thiệt trong khi nhà sản xuất được lợi, thặng dư tổng
thể giảm.
3.
Q=70=>p=30
Giá và sản lượng cân bằng mới sẽ giống như khi ở mức giá tối thiểu. Vì vậy
cả hai chính sách tương đương nhau.
4.
Hàm cung mới dịch chuyển theo x: Q(S)= 3(p-x). Tìm x sao cho giá trị cân
bằng vẫn là 30:
100 - 30 = 3 (30 -x)
70 = 90- 3x
x=20/3
5.
TR= p.Q=(100-Q).Q)=100Q-Q²=>MR=100-2Q
C=Q²/6=>MC=Q/3
Nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đặt MR=MC.
100-2Q=Q/3=>Q=300/7
Thay vào hàm cầu, tìm giá:
p=100-(300/7)=400/7
Thặng dư của người tiêu dùng là diện tích của hình a
CS=(300/7)²/2≈918.37
Thặng dư của Nhà sản xuất là diện tích của hình abef
PS=((100/7)x(300/7))/2=(300/7)²≈2142.12
Thặng dư tổng thể là:
TS=CS+PS=918.37+2142.12=3060
So với cạnh tranh hoàn hảo, người tiêu dùng bị thiệt hơn và nhà sản xuất
được lợi hơn. Điều này là do sức mạnh thị trường mà nhà độc quyền có
được. Tổng phúc lợi giảm vì nhà độc quyền tính một giá. Nó không muốn hạ
thấp giá bởi vì nó sẽ mất tiền cho tất cả doanh số bán hàng hiện có và điều
này dẫn đến lỗ nặng.
Tổn thất trọng yếu là chênh lệch giữa tổng thặng dư trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo và tổng thặng dư trong thị trường độc quyền, tức là:
DWL = 3750 - 3060 = 690
6.
Nhà độc quyền lựa chọn mức giá của nó mà không có bất kì ràng buộc nào
để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó chính phủ không can thiệp có thể mang đến
kết quả tốt hơn cho công ty.
7.
Để tối đa hóa phúc lợi, chính phủ nên đặt p = 25, điều này sẽ buộc nhà độc
quyền trở thành người định giá và sản xuất số lượng tối ưu về mặt xã hội là
Q= 75. Tổng thặng dư sẽ bằng TS = 3750.
8.
Theo phân biệt giá hoàn hảo, mỗi người tiêu dùng được tính mức sẵn sàng
chi trả cận biên của họ cho tất cả các đơn vị cho đến khi p = MC. Do đó nhà
độc quyền sẽ sản xuất số lượng cân bằng cạnh tranh q = 75.
Trong trường hợp này:
CS=0
PS = TS = 3750
DWL =0
Ta có phúc lợi tối đa nhưng tất cả đều thuộc về nhà sản xuất.

Bài 2:
1.Giả sử rằng nhà sản xuất không thể phân biệt giữa hai loại
người tiêu dùng
Ta có
Q1=100-p , nếu p>100 thì Q1=0
Q2=110-(½)p, nếu p>220 thì Q2=0
Suy ra
TH1: Q=Q1+Q2= 210-(3/2)p nếu p≤100
TH2: Q=Q1+Q2=110-(½)p nếu 100<p≤200
TH3: Q=Q1+Q2=0 nếu p>220
Nhà độc quyền sẽ chọn bán ở phần nhu cầu mang lại lợi nhuận cao nhất
TH1: Nếu chọn bán ở phần lớn thị trường thì nhu cầu nghịch đảo là:
Q=210-(3/2)p
⇔ p= 140-(2/3)Q (1)
Ta có TR=pxQ=140Q- (2/3)Q^2
MR=(TR)’=140-(4/3)Q
MC=(TC)’=Q
Để tối đa hoá lợi nhuận thì:
MR=MC => Q= 60
Thay Q=60 vào (1) suy ra p=140-(2/3).60=100 ( thoả mãn ≤100)
Lợi nhuận tại điểm đó là: pi= TR-TC=pxQ-1/2Q^2=60x100-1/2x60^2 = 4200
TH2: Nếu chọn bán ở phần giá cao hơn 220 ≥ p> 100, thì chỉ có một nhóm
người tiêu dùng sẵn sàng mua. Nhu cầu nghịch đảo là:
p=220-2Q
TR=pxQ=220.Q-2Q^2
MR=220-4Q
MC=Q
Để tối đa hoá lợi nhuận: MR=MC ⇔ Q=44
suy ra p=220-2.44=132 ( thoả mãn 100<p<=220)
Lợi nhuận tại điểm đó là: pi=TR-TC=132x44-1/2x44^2=4840
Ta thấy, vì lợi nhuận ở TH2 cao hơn TH1 nên công ty chọn bán cho nhóm
người tiêu dùng ở mức cao hơn.
Độ co giãn là:
=-1/2x132/44=-3/2

2.Giả sử rằng các nhà sản xuất có thể phân biệt giữa hai loại người tiêu
dùng.
Hàm cầu nghịch đảo với mỗi loại người tiêu dùng là:
p1=100-Q1
p2=220-2.Q2
suy ra
TR1=p1.Q1=100.Q1-Q1^2
TR2=p2.Q2=220.Q2-2Q2^2
Ta có
MR1(Q1)=(TR1)’=100-2.Q1=Q1+Q2⇔ 3.Q1+Q2=100(*)
MR2(Q2)=(TR2)’=220-4.Q2=Q1+Q2⇔ Q1+5.Q2=2290(**)
Giải hpt (*),(**): Q1=20, Q2=40
Vậy, doanh nghiệp độc quyền bán Q1=20 cho nhóm KH loại 1 với giá
P1=100-Q1=80 , bán Q2=40 cho nhóm KH loại 2 với giá P2=220-2Q2=140
Hệ số co giãn của cầu
E1= ΔQ1.p1/ Δp1Q1=-4
E2= ΔQ2.p2/ Δp2Q2= -7/4
Giải thích: Doanh nghiệp tính mức giá cao hơn cho những khách hàng có cầu
ít co giãn và mức giá thấp hơn cho những khách hàng có cầu co giãn hơn.

Cám ơn cô đã xem ạ.
TV NHÓM:
Nguyễn Lê Thanh Tâm
Lưu Cẩm Quỳnh
Bùi Thị Khánh Hoà
Nguyễn Thị Khánh Hoàn
Hồ Nguyễn Anh Tú

You might also like