You are on page 1of 6

ÔN TẬP CHƯƠNG ESTE – CHẤT BÉO

I. Lý thuyết
1. Este
Câu 1: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng
A. Xà phòng hóa B. Tráng gương C. Este hóa D. Hidro hóa
Câu 2: Chất X có công thức cấu tạo CH 3COOCH2CH3. Tên gọi của X là
A. Vinyl axetat. B. Metyl axetat. C. Etyl axetat. D. Etyl propionat.
Câu 3: Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trong, được sử dụng làm kính lúp, thấu kính,
kính chống đạn,..Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp?
A. CH3CH2-COO-CH3 B. CH2=CH(CH3)-COO-CH3
C. CH3-COO-CH=CH2 D. CH2=CH-CN
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Trong phản ứng este hóa từ ancol và axit, phân tử nước có nguồn gốc từ nhóm –OH của axit cacboxylic.
B. Không thể điều chế trực tiếp được metyl axetat từ ancol etylic và axit axetic.
C. Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch.
D. Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ là phản ứng thuận nghịch.
Câu 5: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 6: Axit axetic là một chất lỏng không màu có công thức CH3COOH; giấm ăn là dung dịch (nước) của chất này
có nồng độ khoảng 3%-9% về thể tích. Etyl axetat là chất lỏng không màu, có công thức CH3COOC2H5 có mùi thơm
nhẹ, thường được làm dung môi. Axit axetic và etyl axetat đều phản ứng với
A. dung dịch H2SO4 loãng. B. dung dịch NaHCO3.
C. dung dịch NaOH. D. bột kẽm
Câu 7: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 8: Chất X có công thức phân tử C2H4O2, X tác dụng với dd NaOH tạo ra muối và ancol. Chất X thuộc loại
A. Axit no đơn chức B. Este no đơn chức
C. Ancol no đa chức D. Axit không no đơn chức
Câu 9: Trong các chất sau: HCOOCH3, C2H5OH, H2O, CH3COOH chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. HCOOCH3 B. C2H5OH C. H2O D. CH3COOH
Câu 10: Công thức phân tử nào sau đây không thể của este.
A. C4H8O2 B. C4H10O2 C. C2H4O2 D. C4H6O2
Câu 11: Benzyl propionat có mùi hương hoa nhài (lài), được dùng làm hương liệu cho nước hoa và một số loại hóa
mỹ phẩm khác. Chất này có phân tử khối bằng
A. 166 B. 152 C. 150 D. 164
Câu 12: Etyl fomat là chất có mùi thơm không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.
Phân tử khối của etyl fomat là
A. 74 B. 68 C. 60 D. 88
Câu 13: Số este của axit fomic công thức phân tử C4H8O2 là
A. 3 B. 2 C. 6 D. 4
Câu 14: Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z có cùng CTPT C2H4O2. Biết:
- X tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.
- Y tác dụng được với NaHCO3 giải phóng khí CO2.
- Z vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Y có nhiệt độ sôi cao hơn X. B. Z tác dụng với H2 (Ni, t0) tạo hợp chất đa chức.
C. X là hợp chất hữu cơ tạp chức. D. X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 15: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y từ dung dịch X:

Trong thí nghiệm trên, xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?
A. CH3COOH + CH3CH2OH ⇄ CH3CHOOC2H5 + H2O (xúc tác: H2SO4 đặc, to)
B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
C. C2H4 + H2O → C2H5OH (xúc tác: H2SO4 loãng, to 800C)
D. C2H5OH → C2H4 + H2O (xúc tác: H2SO4 đặc, to 1700C)

1
Câu 16: Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ, fructozơ, metyl
fomat. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 để tạo ra kết tủa Ag là
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Câu 17: Thủy phân este X có CTPT C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu
cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H 2 là 16. Tên của X là:
A. Etyl axetat B. Metyl propionat C. Metyl axetat D. Metyl acrylat
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau :
(1) X + NaOH Y+Z (2) Y + HCl → CH3COOH + NaCl (3) Z + O2 CH3COOH + H2O
Công thức phân tử của X là:
A. C3H6O2 B. C4H6O2 C. C4H8O2 D. C5H8O2
Câu 19: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Anlyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm tạo muối và ancol.
B. Vinyl axetat có thể điều chế trực tiếp từ axit cacboxylic và ancol tương ứng.
C. Benzyl axetat có thể điều chế trực tiếp từ axit cacboxylic và ancol tương ứng.
D. Phenyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm tạo hai muối và nước.
Câu 20: Xét các este sau: vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số este
có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. etyl butirat có mùi thơm của hoa nhài B. Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín
C. Các este rất ít tan trong nước D. Một số este được dùng làm chất dẻo
Câu 22: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là
A. CnHnO2. B. CnH2n – 2O2. C. CnH2n + 2O2. D. CnH2nO2
Câu 23: Cho vào bình cần 200 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 100 ml dung dịch H2SO4 20% quan sát hiện tượng
(1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng trong bình cầu (2). Kết quả hai
lần quan sát (1) và (2) lần lượt là
A. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng đồng nhất. B. Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp.
C. Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành 2 lớp. D. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng tách thành hai lớp
2. Chất béo
Câu 1: Chất béo có chứa nhóm chức là
A. axit B. ancol C. este D. andehit
Câu 2: Có các nhận định sau :
1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
2. Lipit gồm các chất béo ,sáp, steroid, photpholipit,...
3. Chất béo là chất lỏng
4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.
Số nhận định đúng là
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 3: Chất nào sau đây ở trạng thái rắn ở điều kiện thường?
A. Tristearin. B. Triolein. C. Etyl axetat. D. Ancol etylic.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. B. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
C. Hidro hoá hoàn toàn triolein thu được tristearin.
D. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi
không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
Câu 5: Công thức phân tử của tristearin là
A. C57H104O6 B. C54H104O6 C. C54H98O6 D. C57H110O6
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
(f) Este metyl fomat không tham gia phản ứng tráng bạc.
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu sai là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3

2
Câu 7: Có các phát biểu sau:
(a) Chất béo thuộc loại hợp chất este.
(b) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(c) Nhiều este không tan trong nước và nổi trên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ
hơn nước.
(d) Dầu ăn và mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố.
Các phát biểu đúng là A. (b), (c). B. (a), (c). C. (a), (b), (c), (d). D. (a), (b).
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
C. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 9: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Dung dịch brom B. Dung dịch KOH (đun nóng).
C. Khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng). D. Kim loại Na
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy của tristearin cao hơn của triolein
B. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật
C. Trong phân tử triolein có 6 liên kết π
D. Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo thu được 3 mol glixerol
Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn tripanmitin trong môi trường kiềm ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol B. C15H31COONa và glixerol
C. C15H31COOH và glixerol D. C17H35COONa và glixerol
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
B. Lipit là những hợp chất hữa cơ có trong tế bào sống tan nhiều trong nước và không tan trong dung môi hữu cơ
không phân cực.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và gọi là phản ứng xà phòng hóa.
D. Tên của este RCOOR gồm tên gốc R cộng thêm tên gốc axit RCOO (đuôi “at”).
Câu 13: Phát biểu đúng là
A. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C 2H4(OH)2.
B. Phản ứng thủy phân CH 3COOC2H5 trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
C. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H 2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
D. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm nóng luôn thu được sản phẩm là muối và ancol.
Câu 14: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và
A. C17H35COONa B. C17H31COONa C. C15H31COONa D. C17H33COONa
Câu 15: Xà phòng hóa hoàn toàn a mol triolein trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được a mol glixerol và
A. a mol axit oleic B. 3a mol axit oleic C. 3a mol natri oleat D. a mol natri oleat
Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat,
natri panmitat. Phân tử khối của X là
A. 886 B. 862 C. 884 D. 860
Câu 17: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số trieste tạo ra tối đa là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 18: Magarin (margarine) là một loại bơ nhân tạo được sản xuất chủ yếu từ dầu thực vật. Để có được bơ nhân
tạo từ dầu thực vật ta đã
A. hiđro hóa axit béo lỏng. B. xà phòng hóa chất béo lỏng.
C. oxi hóa chất béo lỏng. D. hiđro hóa chất béo lỏng.
Câu 19: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là ở trạng thái rắn?
A. CH3COOC2H5 B. (C17H33COO)3C3H5 C. (C17H35COO)3C3H5 D. (C17H31COO)3C3H5
Câu 20: Tripanmitin tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Cu(OH)2 ( ở điều kiện thường) B. Dung dịch KOH (đun nóng).
C. Dung dịch nước brom. D. H2(xúc tác Ni, đun nóng).
II. Bài toán thủy phân este
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 3,33 gam CH3COOCH3 cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M đun nóng. Giá trị của
V là:
A. 60 B. 90 C. 120 D. 180
Câu 2: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0g X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:

3
A. 12,3 B. 8,2 C. 15,0 D. 10,2
Câu 3: Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa
thu được là
A. 12,3 gam B. 8,2 gam C. 16,4 gam D. 4,1 gam
Câu 4: Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 100 ml dd NaOH 0,4M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dd thu được
chất rắn khan có khối lượng là
A. 3,28 gam. B. 6,88 gam. C. 8,56 gam. D. 8,20 gam.
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức Y trong 145 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được ancol etylic và 10 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H3COOC2H5 B. CH3COOC2H5 C. C2H5COOC2H5 D. HCOOC2H5
Câu 6: Este X mạch hở có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 10g X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1M (đun
nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 16,8g chất rắn Y. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sản phẩm thủy phân X có phản ứng tráng gương B. X là este no đơn chức mạch hở
C. X là este của axit fomic D. Y chứa 2 muối và KOH dư
Câu 7: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat, isopropyl fomat. Thủy phân hoàn toàn X cần dùng vừa đủ 200
ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp muối và 25
gam hỗn hợp ancol. Giá trị của m là:
A. 43,8 B. 42,4 C. 40,6 D. 39,5
Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 10,32 gam este đơn chức X rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 51,84 gam. Phát biểu nào sau không đúng?
A. X có đồng phân hình học cis- trans.
B. Có thể điều chế X bằng phản ứng este hóa giữa axit fomic và ancol anlylic
C. X có thể làm mất màu nước brom D. Trong phân tử X có 6 nguyên tử hidro
Câu 9: Khi cho 0,2 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng
NaOH phản ứng là 16 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 39,6 gam. Số đồng phân cấu tạo của X
thỏa mãn các tính chất trên là
A. 5 B. 2 C. 4 D. 6
Câu 10*: Một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH có C% = 11,666%. Sau phản ứng thu được
dung dịch Y, cô cạn Y thì phần hơi chỉ có H2O với khối lượng là 86,6 gam. Còn lại chất rắn Z với khối lượng là 23
gam. Số công thức cấu tạo của este là:
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 11*: Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C10H8O4 trong phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Khi X
tác dụng với dung dịch NaOH thì cứ 1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol NaOH tạo thành dung dịch Y gồm 2 muối
(trong đó có 1 muối có M < 100), anđehit no (thuộc dãy đồng đẳng của metanal) và nước. Cho dung dịch Y phản
ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 432 gam. B. 160 gam. C. 162 gam. D. 108 gam.
Câu 12*: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức với lượng dư dung dịch KOH thì có tối đa 11,2 gam
KOH phản ứng, thu được ancol Y và dung dịch chứa 24,1 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 8,96 lít CO2
(đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của m là
A. 20,3 B. 21,2 C. 12,9 D. 22,1
Câu 13*: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu
được 17,28 gam Ag. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol
hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 22,54 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh.
Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 11,44 gam CO2 và 9,0 gam H2O.
Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 76,7%. B. 51,7%. C. 58,2%. D. 68,2%.
Câu 14*: A là một hợp chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, O). Cho 13,6 gam A tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn X. Đốt cháy hoàn
toàn m gam X cần vừa đủ 26,112 gam oxi, thu được 7,208 gam Na2CO3 và 37,944 gam hỗn hợp Y (gồm CO2 và
H2O). Nung X với NaOH rắn (có CaO) thu được sản phẩm hữu cơ Z. Trong Z có tổng số nguyên tử của các nguyên
tố là:
A. 12 B. 14 C. 11 D. 15
III. Bài toán đốt cháy este
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,7g este no đơn chức mạch hở X thu được 3,36 lit CO2 (dktc). Số đồng phân cấu tạo
của este X là :
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 2: Đốt cháy 6 gam chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Số chất X thỏa
mãn là

4
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este đơn chức X thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 8,1g H2O. Công thức phân
tử của X là
A. C3H6O2 B. C2H4O2 C. C5H10O2. D. C4H8O2.
Câu 4: Chia 7,40 gam este X làm hai phần bằng nhau:
Phần 1. Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,70 gam nước.
Phần 2. Cho tác dụng hết với 39,20 gam dung dịch KOH 10%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,32 gam
chất rắn.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3COOCH3 B. CH3COOCH=CH2 C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,37g chất A (chứa C, H, O) thu được 0,27g H2O và 336 ml CO2 (đktc). dA/CH4 = 4,625).
Khi cho 3,7g A tác dụng với NaOH dư thì thu được 4,1g muối. CTCT của A là :
A. CH3CH2CH2OH B. CH3COOCH3 C. CH3CH2COOH D. CH3COOC2H5
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este đơn chức no , mạch hở cần 4,256 lit O2 (dktc) thu được 7,04g
CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được một ancol và 4,3g hỗn hợp muối của 2 axit hữu cơ
đồng đẳng kế tiếp. Công thức của 2 chất hữu cơ trong hỗn hợp đầu là :
A. C2H5COOC2H5 và CH3COOC2H5 B. HCOOC3H7 và CH3COOC3H7
C. HCOOC2H5 và CH3COOC2H5 D. CH3COOCH3 và C2H5COOOCH3
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở (X) thấy thể tích O2 cần đốt gấp 1,25 thể tích CO 2 tạo ra.
Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là: A. 4 B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy dẫn vào bình đựng
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam. Khối lượng kết tủa tạo ra tương ứng là:
A. 12,4 gam. B. 20 gam. C. 10 gam. D. 24,8 gam.
Câu 9: Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp
thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng
dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng
của oxi trong X là
A. 37,21%. B. 36,36%. C. 43,24%. D. 53,33%.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm este đơn chức Y và một este Z no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 9,34 gam X cần vừa đủ
10,304 lít oxi (đktc) thu được CO2 và 5,58 gam nước. Mặt khác 9,34 gam X tác dụng với tối đa 0,13 mol NaOH thu
được dung dịch T và 4,6 gam hỗn hợp hai ancol. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,67 g B. 9,94 g C. 9,74 g D. 9,40 g
Câu 11*: Hợp chất hữu cơ X là este đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ V lít O2 (đktc) tạo
ra b mol CO2 và d mol H2O. Biết a = b – d và V = 100,8a. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 12*: Đốt a mol X là trieste của glixerol và các axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết
b - c = 4a. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 133,5 gam Y. Nếu đun m gam X với dung
dịch chứa 500 ml NaOH 1M đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn
khan thu được là
A. 139,1 gam. B. 138,3 gam. C. 140,3 gam. D. 112,7 gam.
Câu 13*: Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn
5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung
dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản
ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,08. B. 6,18. C. 6,42. D. 6,36.
Câu 14*: Đốt cháy 1,7 gam este X cần 2,52 lít oxi (đktc), chỉ sinh ra CO2 và H2O với tỉ lệ số mol n CO2 : n H2O  2 .
Đun nóng 0,01 mol X với dung dịch NaOH thấy 0,02 mol NaOH tham gia phản ứng. X không có chức ete, không
phản ứng với Na trong điều kiện bình thường và không khử được AgNO3, trong amoniac ngay cả khi đun nóng. Biết
MX < 140 đvC. CTCT của X là
A. HCOOC6H5 B. C2H5COOC6H5 C. C2H3COOC6H5 D. CH3COOC6H5
Câu 15*: Đốt cháy hoàn toàn một este X no, mạch hở bằng O2 (vừa đủ). Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O trong đó
khối lượng CO2 gấp 3,055 lần khối lượng của H2O và số mol của CO2 sinh ra bằng số mol của O2 đã phản ứng. Đun
nóng 15,84 gam X với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 18,0 gam muối và ancol Y. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H4(OH)2. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. C3H6(OH)2.

IV. Bài toán phản ứng este hóa


Câu 1: Đun sôi hỗn hợp X gồm 12 gam axit axetic và 11,5 gam ancol etylic với xúc tác H 2SO4 đặc. Kết thúc
phản ứng thu được 11,44 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là:
5
A. 50%. B. 66,67%. C. 65,00%. D. 52,00%.
Câu 2: Cho dung dịch A chứa 1 mol CH3COOH tác dụng với dung dịch chứa 0,8 mol C2H5OH, hiệu suất phản ứng
đạt 80%. Khối lượng este thu được là :
A. 65,32g B. 88,00g C. 70,40g D. 56,32g
Câu 3: Muốn tổng hợp 120 kg metyl metacrylat, hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%,
khối lượng axit và ancol cần dùng lần lượt là :
A. 170 kg và 80 kg B. 65 kg và 40 kg C. 171 kg và 82 kg D. 215 kg và 80 kg
V. Bài toán về chất béo
Câu 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được khối lượng xà phòng là :
A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam.
Câu 2: Xà phòng hoá chất béo tristearin thu được 18,36g xà phòng. Khối lượng NaOH đã dùng là :
A. 2,4 g B. 2,82 g C. 2,04 g D. 16 g
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của
axit béo duy nhất. Chất béo đó là
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C15H29COO)3C3H5.
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng, thu được 9,2 gam
glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là:
A. 91,8gam B. 58,92 gam C. 55,08 gam D. 153 gam
Câu 5: Hidro hoá triolein với chất xúc tác thích hợp, thu được 8,9 kg tristearin. Biết H = 80%, thể tích khí H2 cần
dùng (ở đkc) là
A. 672 lít B. 840 lít C. 537,6 lít D. Kết quả khác
Câu 6: Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một
axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. CTCT của hai este là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
Câu 7: Khi đun nóng 4,45 kg chất béo (tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH ta thu được bao
nhiêu kg glixerol? (Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%)
A. 0,3128 kg B. 0,3542 kg C. 0,43586 kg D. 0,0920 kg
Câu 8: Đun nóng 20g một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, để trung hòa NaOH dư cần
0,18 mol HCl. Khối lượng xà phòng 72% sinh ra từ 1 tấn chất béo trên là :
A. 1434,26 kg B. 1703,33 kg C. 1032,67 kg D. 1344,26 kg
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn một lượng triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được glixerol; 15,2
gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
A. 890 B. 886 C. 888 D. 884
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088g
chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
A. 7,312g B. 7,512g C. 7,412g D. 7,612g
Câu 11: Xà phòng hóa hoàn toàn 110,75 gam một chất béo bằng dung dịch NaOH thu được glixerol và 114,25 gam
hỗn hợp hai muối X và Y của hai axit béo A và B tương ứng (mX : mY < 2). Công thức của A và B lần lượt là
A. C17H33COOH và C17H35COOH B. C17H31COOH và C15H31COOH
C. C17H35COOH và C15H31COOH D. C17H35COOH và C17H31COOH
Câu 12*: Thủy phân hoàn toàn chất béo X (số liên kết pi nhỏ hơn 8) trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn
hợp hai axit béo gồm axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH). Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32
gam O2 thu được 75,24 gam CO2 . Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 180. B. 150. C. 120. D. 210.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol
H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 18,28 gam. B. 33,36 gam. C. 46,00 gam. D. 36,56 gam.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo thu đuọc CO2 và nước hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác, a mol chất béo
trên tác dụng được tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. . Giá trị của a là :
A.0,15 B.0,1 C.0,2 D.0,3
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic,axit panmitic và các axit béo tự do
đó). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (hiệu suất =90%) thì thu
được khối lượng glixerol là
A. 0,414 gam B. 1,242 gam C. 0,828 gam D. 0,46 gam

You might also like