You are on page 1of 2

Kỹ Thuật Giải Bài Nâng Cao Cho Trải Grand Tableau – Phần 4

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống “nhà” trong Lenormand,
một phương pháp được ghi chép trong một quyển sách của Pháp về
thuật bói bài, được xuất bản vào năm 1875. Quyển sách nói rằng đây là
kĩ thuật được dùng bởi cả Etteilla và Ms. Lenormand, nhưng vì quyển
sách được viết bởi một tác giả khuyết danh và chỉ miêu tả duy nhất trải
bài 9×4 Grand Tableau nên kĩ thuật này thực sự ra đời không phải dựa
trên bộ Petit Lenormand. Thay vào đó, nó được phát triển riêng cho bộ
bài Tây. Tuy nó không được thiết kế cho Petit Lenormand nhưng nó đã
được điều chỉnh để phù hợp cho nhu cầu sử dụng.

Trong chương đầu của quyển “L’oracle parfait, ou Le passe temps des
dames: art de tirer les cartes avec explication…” (Tous les Libraires,
Paris, 1875), có ghi rằng “Nghệ thuật bói bài theo phương pháp của Ms.
Lenormand tuy nhiên lại là dành cho việc giải bài Tây thường nhật. Mô
tả mà tác giả đưa ra có nét tương đồng với bộ bài Petit Jeu Lenormand
mà chúng ta biết ngày nay: Bạn sử dụng một bộ bài 36 lá, bao gồm:
Ách, Già, Đầm, Bồi, 10, 9, 8, 7 và các lá 2 Cơ, 2 Rô, 2 Chuồn, 2 Bích.”
Sau đó quyển sách diễn giải cách để trải các lá bài theo mẫu 9×4.

Đây có phải là cách mà Ms. Lenormand sử dụng các lá bài của mình?
Chúng ta chẳng thể chắc chắn được, một số người có thể tập trung vào
định nghĩa của các lá bài trong sách và đối chiếu với ý nghĩa mà Ms.
Lenormand đã ghi chép trong những ghi chú của mình để tìm hiểu xem
chúng có khớp nhau hay không. Tuy nhiên chúng lại không phù hợp với
những biểu tượng mà chúng ta biết ngày nay (The Rider, The Clover,
The Ship,…)

Bạn có để ý rằng các lá bài trong bộ Petit Lenormand được đánh số từ 1


đến 36? Nếu không có thì bạn có thể ghi nó lên các lá bài để dễ tìm hiểu
hơn, và những con số này chính là manh mối tốt nhất cho bạn sử dụng
hệ thống “nhà”. Bạn đã từng thử xếp chúng theo thứ tự từ 1 đến 36
chưa? Nếu rồi thì bạn đã biết được các “nhà” trong Lenormand ở đâu rồi
đấy.

Nhiệm vụ của kĩ thuật này là xác định vị trí của các nhà đầu tiên, và tìm
xem các lá bài rơi vào vị trí nào. Ví dụ, nếu lá bài rơi vào vị trí thứ 3 thì
nó nằm trong nhà của The Ship, một lá bài ở vị trí 36 thì nằm trong nhà
của The Cross, v..v.. Bạn vẫn còn lờ mờ về những gì tôi nói? Không sao
cả! Chúng ta sẽ làm rõ hơn ngay bây giờ, và nếu bạn muốn dùng trải
8×4+4 thì sao? Điều đó cũng không thành vấn đề!

Ở đây ta có thứ tự các nhà trong trải 9×4 Grand Tableau:


Rider Clover Ship House Tree Clouds Snake Coffin Bouquet
Scythe Whip Birds Child Fox Bear Stars Stork Dog
Tower Garden Mountain Path Mice Heart Ring Book Letter
Ancho
Man Woman Lily Sun Moon Key House Cross
r
 

Và đây là bảng dành cho trải 8×4+4 Grand Tableau:

Cloud Snak
Rider Clover Ship House Tree Coffin
s e
Bouquet Scythe Whip Birds Child Fox Bear Stars
Towe
Stork Dog Garden Mountain Path Mice Heart
r
Ring Book Letter Man Woman Lily Sun Moon
Key House Anchor Cross
 

Nhưng chính xác thì ta sẽ dùng nó như thế nào?

Nào, bây giờ bạn đã biết nhà đầu tiên là nhà của The Rider, vậy thì bất
cứ lá bài nào rơi vào vị trí này sẽ cho ta biết rằng các lá bài sẽ “thảo
luận” về điều gì bởi vì The Rider mang đến tin tức và thông điệp.

Scythe trong nhà của Rider: tin tức về một sự chia lìa.

Lily trong nhà của Rider: tin tức về một người đàn ông lớn tuổi hơn.

Mice trong nhà của Rider: tin tức về những lo âu, v..v..

Và nếu lá bài đó rơi vào đúng nhà của nó? Thì trở ngại sẽ lớn hơn,
những con đường nhiều hơn, hay danh vọng và sự công nhận có thể
gấp đôi hoặc to lớn hơn mong đợi… trong bất kỳ tình huống nào, tôi rất
khuyến khích sử dụng kĩ thuật chia nhà kết hợp với các phương pháp
khác, nhằm để tìm hiểu chi tiết hơn về câu chuyện mà họ muốn chia sẻ
với bạn.

You might also like