You are on page 1of 2

Nam Cao được biết đến là cây bút hiện thực văn học Việt Nam hiện đại

giai đoạn trước Cách Mạng với


lối viết lạnh lùng, giọng văn sắc sảo, ông mang đến những giá trị hiện thực lớn lao cùng giá trị nhân đạo
sâu sắc. Tác phẩm "Một đám cưới" được xem là 1 trong những tác phẩm in đậm dấu ấn phong cách của
nhà văn

"Một đám cưới" kể về cuộc sống đầy éo le của gia đình nhà Dần. Mẹ Dần vốn nghèo từ trong trứng
nghèo ra dù đau lòng, bà quyết định cho Dần đi ở với mong muốn Dần sẽ uốn nắn chân tay ngay từ khi
còn bé, nhà cũng bớt được 1 miệng ăn và Dần cũng sẽ kiếm được chút tiền. Dần đi ở nhà bà chánh Liễu
được 2 năm thì mẹ Dần mất vì kiệt sức, bỏ lại bố Dần và 2 đứa em. Thấy vậy, bố Dần xin bà chánh Liễu
cho Dần về để chăm sóc các em, chăm nom nhà cửa. Tưởng rằng 4 bố con có thể cứ thể sống qua ngày,
nhưng cuộc sống ngày càng khó khăn, vật giá leo thang đẩy gia đình vào bước đường cùng. Trước đó vì
có gia đình xin hỏi cưới Dần, vả lại vì bố Dần cũng đã nhận 20 đồng tiền cưới để lo ma chay cho mẹ Dần,
ông quyết định gả Dần đi, còn mình thì sẽ lên núi kiếm ăn. Đám cưới của Dần và gđ nọ diễn ra 1 cách
nhanh chóng và không cầu kì. Đám cưới chỉ có đúng vỏn vẹn 6 người, không đèn, không hoa hay váy áo,
"đi lủi thủi trong sương lạnh như 1 gia đình xẩm lẳng lặng đi tìm chỗ ngủ..". Đám cưới kết thúc đầy nước
mắt khi bố Dần dẫn 2 em đi, chia tay Dần, gia đình mỗi người 1 phương.

Trước cách mạng tháng 8, Nam Cao tập trung khai thác 1 trong 2 đề tài nổi bật: Người nông dân. Bên
cạnh "Một bữa no", "Tư cách mõ", "Lão hạc" thì "Một đám cưới" xoay quanh cái nghèo, cái đói về số
phận của ng nông dân trước những khó khăn ấy. Đây không phải 1 tác phẩm mới nhưng cách khai thác
của Nam Cao lại rất mới. Với việc sử dụng ngôn kể thứ 3 quen thuộc, người kể chuyện toàn tri, đứng
ngoài quan sát, câu chuyện cuộc đời của gđ Dần được tái hiện một cách chân thực, khách quan, đầy đủ.
Đồng thời ông còn kết hợp sử dụng đa dạng điểm nhìn từ điểm nhìn người kể chuyện, điểm nhìn nhân
vật, điểm nhìn bên trong lẫn điểm nhìn bên ngoài. Trong đó điểm nhìn bên ngoài là chủ yếu, xuyên suốt
tác phẩm, tái hiện hành động, lời nói của các nhân vật từ đó ta có cái nhìn rõ nét về tính cách của nhân
vật. Đồng thời khi tác giả phối hợp nhuần nguyễn điểm nhìn người kể chuyện với điểm nhìn khác, tái
hiện câu chuyện 1 cách khách quan mà vẫn đan xen những lời bình luận, đánh giá "d/c". Từ đó khi dịch
chuyển điểm nhìn liên tục, linh hoạt thì người kể chuyện sẽ mang lại cái nhìn đa chiều hơn về sự việc và
người việc sẽ có cái nhìn toàn cảnh hơn để cảm nhận câu chuyện.

Nam Cao nổi tiếng với giọng kể lạnh lùng, trung lập nhưng khi cần vẫn thể hiện sự cảm thông, thương
xót, đầy thấu hiểu cho những số phận bất hạnh trong câu chuyện. Tình huống truyện cũng được xây
dựng 1 cách chặt chẽ khi đặt Dần vào hai tình huống là cô đi ở cho nhà bà chánh Liễu và được gả đi lấy
chồng. Những sự việc này xảy đến vì nhà cô nghèo, cho thấy rõ số phận người nông dân giai đoạn trước
cách mạng, mối quan hệ của Dần với gia đình và tính cách chịu thương, chịu khó của Dần.

Nhìn chung, nhân vật Dần trong câu chuyện tượng trưng cho số phận của trẻ em thời chiến tranh loạn
lạc. Được giới thiệu rằng "Dần đi ở từ năm chửa mười hai" và ở tuổi ấy cô đã "cầm vững cái chổi để quét
nhà và thổi 1 niêu cơm con không sống không khê". Có thể nói vì gia đình túng thiếu mà cô đã phải lao
động vất vả từ nhỏ, rời xa gia đình để kiếm tiền. Rồi để khi lớn lên, khi về với gia đình chưa được bao lâu
thì lại bị gả đi cho gia đình khác, 1 lần nữa chia cắt với gia đình mình. Vì sự nghèo đói mà cuộc đời Dần
mất đi sự tự do, mất đi tuổi thơ hạnh phúc bên gia đình mà mỗi đứa trẻ xứng đáng nhận và rồi khi lớn
cô lại mất đi quyền được chọn người mình yêu, được hạnh phúc. Trước 1 loạt những thử thách và khó
khăn ấy, Dần vẫn giữ được nét đẹp phẩm chất, thể hiện mình là 1 con gái đảm đang, chịu thương chịu
khó, giàu đứa hy sinh và tình yêu. Như mọi đứa trẻ khác, Dần lúc đầu đi ở cũng khóc lóc đòi về, "đòi ở
nhà với các em, muốn cho ăn thế nào thì cho, muốn bắt làm gì thì bắt " vì "đứa trẻ nào chả thích ở nhà
với bố, với mẹ để chẳng có người nào động đến thân?". Mẹ Dần nhất quyết không chịu cho Dần về
không phải vì muốn được tiền mà vì lo cho con sau này không biết làm gì, nhà còn nghèo không thể nuôi
Dần được suốt đời. Biết chuyện này, Dần thương bố, thương mẹ và cô "khổ đến chết cũng cắn răng chịu
đựng" đi ở cho nhà bà chánh Liễu. Đến khi lớn hơn, cô tỏ ra là 1 người con gái hiểu chuyện, "mới 15 mà
đã quán xuyến được mọi việc trong nhà","không kém gì một người nội trợ sành sỏi lắm". Rồi khi cuộc
sống ngày 1 khó khăn, Dần nghĩ rằng mình lại bị cho đi ở cho nhà nào đấy, nhưng "Cái thân nó, nào nó
cần gì? Nhưng nghĩ đến cảnh nhà tan tác mà buồn" cho thấy sự thấu hiểu, đam đang và tình yêu lớn lao
của cô dành cho gia đình. Cô không ngại việc mình phải đi ở mà chỉ buồn việc gia đình mình mỗi người 1
ngả.

Cảnh đám cưới Dần trong thật thê thảm chẳng khác nào cái đám ma: “Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái
nhà trai”, văng vẳng tiếng khóc của Dần, của mấy đứa em. Cô dâu mặc cái quần “cồng cộc xẫng và đụp
những miếng vá thật to”, cái áo “bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt
gần đến nách”. Đúng là thảm cảnh! Đám cưới diễn ra trong không gian tiêu điều, ảm đạm, Dần

You might also like