You are on page 1of 4

BÀI THỰC HÀNH 3

Điểm Chú ý
1. Chú ý trong sử dụng ngữ pháp.
7.0 2. Chú ý trong tiếp nhận và lĩnh hội tác phẩm.

CHƯA ĐẠT
Họ và Tên: Võ Văn Lập.
Lớp: K72A4.
MSSV: 7255601206.
Đề bài: Nhận diện và phân tích ý nghĩa của sự kiện được miêu tả trong truyện
ngắn “Một đám cưới” (Nam Cao).
BÀI LÀM

Trong một tác phẩm văn học, sự kiện là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc xây dựng và hoàn thiện nội dung, thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Hiểu
ngắn gọn, sự kiện là những tình tiết diễn ra gắn liền với các hành vi, cử chỉ hay
một sự việc nào đó có liên quan đến nhân vật mà thông qua đó có tác dụng làm
thay đổi nguyên trạng thế giới nghệ thuật của tác phẩm cũng như tạo ý nghĩa đối
với nhân vật và người đọc. Các sự kiện của các tác phẩm văn học luôn tồn tại với
một không gian, thời gian nhất định trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cùng
với đó các sự kiện được xây dựng trong tác phẩm văn học cũng là một cách thức
để tác giả cuốn hút người đọc và bộc lộ chính quan điểm, thái độ và bài học kinh
nghiệm của mình về một vấn đề cụ thể trong cuộc sống.
Từ cách hiểu trên ta có thể đi vào để xác định sự kiện và ý nghĩa của sự kiện
trong tác phẩm Một đám cưới của nhà văn Nam Cao.
Trước tiên khi đi vào tiếp nhận tác phẩm ta sẽ nhận diện được sự kiện của tác
phẩm Một đám cưới chính là quá trình diễn ra đám cưới của Dần. Sự kiện này
được diễn ra trong bối cảnh của nạn đói, trong một buổi chiều ở một vùng quê
nghèo. Sự nghèo đói được hiện lên với sự đắt đỏ của hàng hóa, sự đơn sơ của lễ
cưới, cái tàn tạ trong trang phục của một ngày quan trọng của Dần và chồng Dần,
…. Cái sự kiện đám cưới ấy của Dần diễn ra từ lúc mẹ chồng và chồng của Dần
đến rước dâu đến lúc bố và các em trai của Dần trở về. Đám cưới của Dần diễn ra
không lâu, không náo nhiệt động đúc cũng không hiện lên với cái niềm vui của
một ngày hỉ sự….
Sự xuất hiện của sự kiện đám cưới với những hình ảnh hiện lên trong đó đã đưa
đến cho người đọc nhiều sự bất ngờ, hoàn toàn trái ngược với nhiều suy đoán từ
nguyên trạng ban đầu của câu chuyện. Dần sinh ra trong một gia đình nghèo, từ
nhỏ đã phải đi làm thuê cho nhà bà chánh Liễu, sau khi mẹ mất một thời gian Dần
thờ về nhà với bố và hai em trai của mình, cứ tưởng cuộc đời của bố con Dần sẽ
như thế mà trôi qua trong cái đói khổ, lay lắt thì người đọc lại bất ngờ khi câu
chuyện lại có một bước ngoặt đó là bố đã quyết định sẽ gã Dần đi và sau đó sẽ gửi
hai em để đi rừng. Sự kiện Dần lấy chồng xuất hiện cũng kéo theo đó là hàng loạt
những bất ngờ cho chính người đọc. Đám cưới của Dần hiện lên với sự đơn sơ đến
lạ kì, không khách khứa, không đông đúc, không cười nói, không ăn uống (ngay cả
bàn thờ của mẹ dần cũng chỉ có thẻ hương do bố dặn Dần mua và chẽ cau của nhà
trai đưa sang); thay vào đó là bao trùm của cái âm u, tối tăm, và nỗi buồn hiện rõ ở
Dần và bố Dần. Đặc biệt hơn là hình ảnh đám rước chỉ cô độc với 6 con người
“Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình hát xẩm lằng
lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ…”, là hình ảnh chồng Dần không hề nói một lời
cũng không hề nắm lấy tay Dần để đưa dâu mà thay vào đó là dắt em trai dần, là
bữa cơm “chiêu đãi” nhà gái chỉ độc 3 bố con ngồi ăn…. Tất cả những hình ảnh
trên đều tạo nên những câu hỏi lớn cho người đọc, đồng thời làm cho tác phẩm có
sự khác biệt với nguyên trạng ban đầu.
Sự kiện đám cưới diễn ra cũng là một bước ngoặt đối với cuộc đời tiếp theo của
từng nhân vật trong chuyện. Đối với Dần từ sau đám cưới này Dần sẽ không còn là
một đứa “trẻ con”, Dần lúc này đã là một người vợ, một người vợ trẻ khi chỉ vừa
chưa đầy 14 tuổi (“Dần đi ở từ khi chửa mười hai…Dần ở cho nhà bà chánh Liễu
đúng hai năm. Nó mới về nhà từ dạo đầu giêng.”). Dần từ đây sẽ bắt đầu một cuộc
sống mới với người chồng mà Dần gặp lần đầu tiên cũng là vào chính ngày Dần về
nhà chồng, người chống mà trong suốt quá trình diễn ra đám cưới cũng không hề
có một lời nói hay cử chỉ thân mật đối với Dần, một người chồng không phải Dần
lấy vì tình yêu mà là do bố Dần gã đi vi đã nhỡ cầm 20 đồng từ mẹ chồng cách đây
cả gần năm rưỡi và cùng chung sống với Dần là người mẹ chồng ba lần bảy lượt
phải sang nhà Dần van lạy bố dần để được rước Dần về “Thế này ông ạ … ông có
thương tôi…”. Dần sẽ tiếp tục sống ở một ngôi nhà cũng không mấy khả giả hơn
nhà mình, cùng với đó là dần có thể sẽ phải xa bố và xa em. Đối với bố Dần, việc
gã Dần cũng đồng nghĩa với việc ông phải rời cả con gái và hai con trai nhỏ của
mình để đi rừng kiếm sống “Giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng
đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với con, bố con đùm bọc lấy nhau…”.
Đối với các em của Dần, sau đám cưới của chị cũng có nghĩa là chúng sẽ phải xa
tiếp cả bố của chúng, sẽ phải ở nhờ nhà chú Lữ, chúng cũng sẽ phải đối mặt với
những điều không biết trước khi không còn bố và chị ở nhà để chắm sóc. Đối với
mẹ chồng và chồng của Dần họ sẽ có thêm một thành viên mới trong gia đình, một
người vọ, mọt người con dâu mà khó khăn lắm mới có được.
Đối với người đọc sự kiện đám cưới của Dần cùng với những hình ảnh hiện
len xung quanh sự kiện có lẽ chính là bằng chức rõ nét cho số phận của người nông
dân Việt Nam trong nạn đói. Đám cưới của Dần với sự gấp rút, tẻ nhạt, sơ sài của
nó có lẽ cũng là cái biểu hiện cho cái đám “chạy đói”, cùng với đó là hình ảnh đầy
suy ngẫm về người bố của Dần, một người đàn ông thương vợ, thương con nhưng
vì cái đói, cái nghèo buộc ông phải lựa chọn gã Dần đi, cùng với đó là hình ảnh của
Dần, dù là một đám cưới không hề mong muốn, phải lấy một người phải về một
gia đình mà Dần cũng không thích nhưng có lẽ vì bố, vì em mà Dần vẫn miễn
cưỡng lặng im và rồi khi phải ở lại nhà chồng, một ngôi nhà mình chưa biết gì thì
Dần vẫn nghĩa về cho bố, cho em mình “Thầy đừng…đi…lên rừng”.
Đây cũng là chi tiết mà từ đó thể hiện được lòng cảm thông của tác giả trước
nỗi khổ của người dân trước cách mạng tháng 8. Cùng với đó là sự phản ánh về
thân phận, số phận của con người trong nạn đói giá trị của con người đã không còn
là cái cao cả và vô giá.

- Mô tả tính chất của sự kiện (nguyên nhân, chuẩn bị, quá trình, tác động, ý
nghĩa …).
+ Đám cưới là việc quan trọng, tuy nhiên chỉ diễn ra một cách rất đơn sơ.
+ Cả gia đình Dần và gia đình chồng đều muốn hơn nhưng vì nghèo, nhưng
vì chạy đói….
+ Thấy được cuộc sống đói kém của người dân trước CM tháng 8.
 Thấy được: Tất cả những nhân vật đều cố gắng để sống tử tế, tuy nhiên vì cái
nghèo mà phải chấp nhận. Dù nghèo, dù đói, dù lễ vật có thể không có nhưng
vẫn giữ được lễ tiết. Đây là truyện hiếm hoi mà trước cái đói con người vẫn dữ
được nhân phẩm.
 Đồng cảm của Nam Cao với trẻ em (những đứa trẻ con trong truyện nam cao
thường nhạy cảm VD: Nghèo, Một đám cưới, Từ ngày mẹ chết…), Dần đã biết
sống để chịu đựng.
 Không phải những thứ diễn ra trong cuộc sống gắn liền với chúng ta không phải
ai cũng hiểu và những người sống tử tế thường là những người mắc vào hoàn
cảnh éo le.
 Phê phán đời sống.
 Nam Cao đang kể theo cảm giác, điểm nhìn của Dần.
 Nói dài dòng, nói ngập ngừng -> Họ không làm như vậy sẽ không được thông
cảm.

You might also like