You are on page 1of 4

1.

 Chủ quan:

Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ. Yêu cầu là phải có sự
lãnh đạo của một chính Đảng vô sản ở Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu, 3 tổ
chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời. Tuy nhiên, 3 tổ chức này lại hoạt động
riêng rẽ, công kích lẫn nhau tranh giành ảnh hưởng trog quần chúng, gây
trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu đặt ra là phải có sự lãnh
đạo thống nhất của một chính Đảng vô sản. Với tư cách là đặc phái viên
của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị hợp
nhất ba tổ chức cộng sản thành 1 Đảng Cộng sản duy nhất, lấy tên Đảng
Cộng Sản VN.

 Khách quan:

Dưới CNTB, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân
ra đời và từng bước phát triển. Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng
nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất, là giai cấp tiên tiến nhất, là
lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN, là người duy nhất có
khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn
phương thức sản xuất TBCN, là giai cấp tiêu biểu cho xu hướng phát triển
của lịch sử trong thời đại ngày na

Mặc dù là giai cấp tiên tiến nhưng giai cấp công nhân không có tư liệu
sản xuất nên buộc phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Họ bị
giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư, áp bức và ngày càng bần cùng hóa
cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Do đó mâu thuẫn giữa giai cấp công
nhân với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối khảng, cơ bản, không thể điều
hòa trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Những điều kiện khách quan quy định
rằng họ chỉ có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn thể nhân loại
khỏi chế độ TBCN.

Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân
trở thành giai cấp CM triệt để mà còn tạo cho họ có khả năng thực hiện
được sứ mệnh lịch sử đó. Đó là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu
tranh chống giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới, là khả năng đoàn kết
với các giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản, là khả năng đoàn
kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc
tế chống chủ nghĩa đế quốc.

2.

 Khái niệm giai cấp dùng để chỉ “những tập đoàn to lớn gồm những
người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản
xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, khác nhau về cách
thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được
hưởng”.

Khái niệm tầng lớp xã hội dùng để chỉ sự phân tầng, phân lớp, phân
nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự
khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó hoặc chỉ những nhóm người
ngoài kết cấu giai cấp trong một xã hội nhất định (công chức, trí thức,
tiểu nông).

 Lý do vì sao GCCN nắm giữ SMLS

Thứ nhất, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay trong bất cứ
một xã hội nào dựa trên sự phát triển của nền đại công nghiệp thì lực
lượng sản xuất hàng đầu của nó vẫn là người công nhân. Công nhân là
đại biểu cho sự phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của thời đại
ngày nay.

Thứ hai,trong các giai cấp, tầng lớp xã hội đối lập (mâu thuẫn) giai cấp
tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp ở vào địa vị mâu thuẫn
trực tiếp nhất và có tính đối kháng. Điều này khiến cho giai cấp công
nhân trở thành giai cấp có tính cách mạng triệt để nhất trong cuộc đấu
tranh chống lại ách thống trị, áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản.
Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng toàn thể
nhân dân lao động khỏi ách thống trị, áp bức, bóc lột của giai cấp tư
sản, giai cấp công nhân (với tư cách là giai cấp vô sản) không mất gì cả,
ngoại trừ mất xiềng xích, còn nếu được thì dược cả thế giới.

Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp, nhất là
nền công nghiệp hiện đại, khiến cho giai cấp công nhân có được tính tở
chức cao với kỷ luật chặt chẽ. Đồng thời, với sự phát triển mở rộng, có
tính xã hội hoá cao của nền sản xuất công nghiệp khiến cho giai cấp
công nhân có được mối quan hệ liên minh mang tính quốc tế của nó từ
cơ sở của nền công nghiệp phát triển và nền kinh tế thị trưòng mở rộng
có xu hướng quốc tế hoá. Mặt khác, đội ngũ của nó cũng không ngừng
lớn mạnh nhờ quá trình phát triển của công nghiệp hoá ngày càng mở
rộng trong phạm vi một quốc gia cũng như ở nhiều quốc gia khác nhau.

Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp thuộc những người lao động, điều
đó là cơ sở khách quan cho sự liên minh vững chắc và lâu dài giữa giai
cấp công nhân với các giai cấp và tầng lớp lao động khác trong toàn xã
hội, tạo thành lực lượng cách mạng của công cuộc cách mạng xoá bỏ xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm, giai cấp công nhân là giai cấp có được hệ tư tưởng khoa học
của nó - đó là chủ nghĩa Mác - Lêni
3. Trước tác động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giai cấp công
nhân Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn
đặc biệt ảnh hưởng đến phương thức làm việc, trình độ và sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân:

 Phương thức làm việc:


+ Nhờ có cuộc công nghiệp cách mạng công nghệ 4.0 mà giờ đây công nhân
có thể sử dụng công nghệ hiện đại để gia tăng năng suất, giảm thiểu chi phí
lao công, hạn chế rủi ro ảnh hướng đến sức khỏe.
+ Công nghệ 4.0 đặc biệt mở ra một xu hướng, một chân trời mới cho giai
cấp công nhân vì sự xuất hiện của các thiết bị điện tử mà công nhân bây giờ
chú trọng chất lượng hơn lúc xưa rất nhiều.
+ Phương thức làm việc cũng có nhiều sự sáng tạo để công nhân có thể hoàn
thành công việc thuận lợi và dễ dàng hơn
 Trình độ:
+ Công nghệ 4.0 đã đưa ra những yêu cầu về trình độ của công nhân cần đáp
ứng để có thể sử dụng được các thiết bị công nghệ từ đó gia tăng năng suất.
+ Sự cạnh tranh về trình độ của công nhân cũng là một chủ đề nóng trong xã
hội hiện nay, hằng ngày số lượng công nhân bị đào thải lên hàng ngàn người
 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đã giúp cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có những chuyển hướng
tích cực chuyển từ đấu tranh để lật đổ xã hội tư bản chủ nghĩa sang giai đoạn
phát triển nền kinh tế, củng cố khối đại đoàn kết và phát huy những truyền
thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

You might also like