You are on page 1of 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

1. Lê Quang Bảo K204130617


2. Phan Thanh Thành K204131851
3. Đặng Quốc Đạt K204131820

PHẦN TRẢ LỜI 6 CÂU HỎI:


1. Thế nào là quyết định được lập trình và quyết định không được
lập trình. Cho ví dụ minh họa
+Quyết định được lập trình là quyết định dựa trên một khuôn mẫu,
quy tắc có sẵn được xem là đúng mà các nhà quản trị cứ theo đó mà
hành động, có đặc điểm là thường xuyên và tự động.
Ví dụ :
• Các quản lý cửa hàng bán socola nhập nhiều hàng hóa tồn kho
trước những ngày lễ liên quan đến tình yêu như ngày
Valentine trắng, Valentine đen…
• Vào những ngày thời tiết rất xấu và có khả năng ảnh hưởng
đến sự cất cánh và sự an toàn của phi hành đoàn, máy bay
được chỉ định hoãn bay.
+Quyết định không được lập trình là quyết định khi có sự thay đổi
bất ngờ của các yếu tố bên ngoài tác động vào doanh nghiệp, có tính
chất là không thường lệ và có rủi ro cao hơn quyết định được lập
trình.
Ví dụ :
• Tập đoàn Vingroup quyết định bỏ ra một số tiền lớn đầu tư
nghiên cứu và phát triển xe ô tô điện vì các nhà quản trị nhận
ra đây là xu thế của tương lai
• Các nhà quản trị của Vinamilk quyết định mua cổ phiếu để sở
hữu 75% GTNFoods, qua đó nắm quyền sở hữu công ty sữa
Mộc Châu để gia tăng thị phần, tăng thêm tài sản cố định và
giảm bớt áp lực cạnh tranh.
2. Trình bày các mô hình ra quyết định? Theo em mô hình nào là
ưu việt nhất
Có 2 mô hình ra quyết định là : Mô hình cổ điển và mô hình hành
chính.
Mô hình cổ điển là một cách tiếp cận mang tính chỉ định đối với
việc ra quyết định dựa trên giả định rằng người ra quyết định có thể
xác định và đánh giá tất cả các giải pháp thay thế có thể có, hậu quả
của chúng và lựa chọn một cách duy lý phương hướng hoạt động
phù hợp nhất.
-Cách ra quyết định của mô hình này :
Liệt kê các phương pháp khả thi sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động
các phương pháp bằng các tiêu chuẩn riêng và cuối cùng chọn
phương pháp tối ưu là phương pháp có thể đáp ứng nhiều nhất các
tiêu chuẩn đó
Mô hình hành chính là một cách tiếp cận việc ra quyết định giải
thích tại sao việc ra quyết định luôn luôn không chắc chắn và rủi ro,
và tại sao các nhà quản trị thường đưa ra các quyết định thỏa đáng
hơn là quyết định tối ưu.
-Cách ra quyết định của mô hình này :
Tìm hiểu một mẫu giới hạn của tất cả các lựa chọn ra quyết định
tiềm năng, các nhà quản trị đưa ra phương thức có thể chấp nhận
được, có thể phải dựa vào trực giác, phán đoán và kinh nghiệm trong
nghề. Các quyết định trong mô hình này có thể không phải là quyết
định tối ưu.

Theo em, trong thực tế mô hình hành chính là mô hình ưu việt


hơn. Sự hạn chế về thời gian, chi phí thông tin và rủi ro không thể
lượng hóa khiến cho mô hình cổ điển khó có thể thực thi mà phần
lớn chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Thậm chí, nếu mô hình cổ điển
có thể thực thi được, các nhà quản trị cũng sẽ phải trả giá bằng chi
phí cơ hội của thời gian tìm kiếm thông tin, chi phí để có được thông
tin hay nỗ lực để dự đoán một tương lai không chắc chắn.
3. Rủi ro là gì? Một công ty vắc xin biết rằng xác suất thành công
khi vắc xin được thử nghiệm là 10%, vậy đó có phải là rủi ro
không.

Rủi ro là một cách gọi về khả năng mà những điều chúng ta


mong đợi khi ra quyết định không xảy ra trong thực tế. Theo
trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được,
vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang
đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang
lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro,
người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những
rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho
tương lai
- Trường hợp về vắc xin ở trên được coi rủi ro. Vì vắc xin có
xác suất thử nghiệm thành công là 10% có nghĩa là các nhà quản
trị đã chỉ định ra xác suất các kịch bản có thể xảy ra ( thành công
và thất bại ), đây là thông tin làm cơ sở cho quá trình ra quyết
định.
4. Các nguyên nhân gây ra sự không đầy đủ của thông tin
Có các nguyên nhân như sau:
+ Sự không chắc chắn và rủi ro : không thể dự đoán trước kết quả
tương lai bằng bằng xác suất cụ thể. Ví dụ các nhà quản trị của các
công ty du lịch và nhà hàng khách sạn không thể biết chắc chắn rằng
khi nào thì nhu cầu trong ngành của họ sẽ tăng cao trở lại bình
thường ngay cả khi vắc xin được sản xuất và sử dụng.
+ Thông tin mơ hồ : các lãnh đạo doanh nghiệp tìm hiểu những
thông tin trái chiều trên một trang báo kinh tế về những vấn đề kinh
tế vĩ mô, mỗi người có một quan điểm riêng và đưa ra phương
hướng hành động riêng.
+ Giới hạn thời gian và chi phí thông tin : ví dụ các nhà quản trị
đang quyết định sẽ đưa sản phẩm xâm nhập vào thị trường nào, họ
sẽ bỏ thời gian ra nghiên cứu các vấn đề liên quan như là điều kiện
kinh tế vĩ mô ở đó, nhân khẩu học, văn hóa, chính trị pháp luật, tìm
các đối tác cung cấp… khi đó các nhà quản trị sẽ phải ưu tiên các
yếu tố nào là quan trọng nhất để đưa ra phương hướng thỏa đáng.
5. Các bước trong quá trình ra quyết định, ra quyết định theo
nhóm
I. Các bước trong quá trình ra quyết định
Bước 1 – Xác định tại sao cần phải ra quyết định, nhận ra sự cần
thiết của việc ra quyết định
Bước 2 – Lập ra danh sách các phương hướng hành động khả thi
Bước 3 – Đánh giá ưu nhược điểm của từng phương án bằng các tiêu
chí liên quan đến cơ hội hoặc nguy cơ ( có 4 tiêu chí thường được
các nhà quản trị sử dụng : tính hợp pháp, tính đạo đức, tính khả thi
về kinh tế và tính thực tế ).
Bước 4 – Xếp hạng các phương án khác nhau và đưa ra lựa chọn
phương án nào.
Bước 5 – Thực án phương án đã chọn. Phân bổ nguồn lực hợp lý để
hoàn thành mục tiêu và đạt được hiệu quả hoạt động cao.
Bước 6 – Học hỏi từ các phản hồi bằng cách phân tích sai lầm và
thành công trong quá khứ để cải thiện khả năng thành công trong
tương lai.
II. Ra quyết định theo nhóm
Quá trình ra quyết định theo nhóm có thể dựa vào kỹ thuật Nhóm
danh nghĩa hoặc kỹ thuật Delphi
+ Kỹ thuật nhóm danh nghĩa :
- Các nhà quản trị đưa ra vấn đề, thành viên nhóm đóng góp ý
tưởng và giải pháp.
- Các nhà quản trị đọc các đề xuất trước cả nhóm, một người viết
các phương án lên bảng rõ ràng.
- Các phương án sau đó được thảo luận theo trình tự, xác định ưu
nhược điểm.
- Mỗi thành viên xếp hạng các phương án, phương án nào nhận
được thứ hạng cao nhất sẽ được chọn.
+ Kỹ thuật Delphi : ( khi các thành viên không có điều kiện gặp
mặt trực tiếp )
- Trưởng nhóm viết về vấn đề cần thảo luận và các câu hỏi sau đó
gửi đến các nhà quản trị và chuyên gia có hiểu biết nhất trong vấn
đề đó
- Các nhà quản trị và chuyên gia tạo ra các giải pháp và gửi lại
trưởng nhóm.
- Một nhóm quản trị cấp cao tổng hợp và ghi lại. Kết quả được gửi
lại cho người tham gia, với những câu hỏi bổ sung sẽ được trả lời
trước khi đưa ra quyết định
- Quá trình đó được lặp đi lặp lại cho đến khi đạt đến sự thống nhất
chung và lựa chọn ra phương hướng hành động phù hợp nhất.
6. Văn hóa tác động đến quá trình ra quyết định như thế nào ?
Văn hóa có nhiều tác động đến quá trình ra quyết định, có thể kể đến
như :
+ Các nhà quản trị phải cân nhắc yếu tố văn hóa khi đưa ra quyết
định để không vi phạm những cái được coi là chuẩn mực đạo đức,
tôn giáo. Ví dụ như công ty thực phẩm chuyên cung cấp món ăn làm
từ thịt bò không thể xâm nhập vào thị trường Ấn Độ.
+ Là cơ sở để các nhà quản trị quản lý và làm việc với nhân viên
trong môi trường đa quốc gia. Ví dụ ở Hoa Kỳ chủ nghĩa cá nhân
được coi trọng, nhưng ở Nhật Bản cá nhân được mong đợi lúc nào
cũng tuân theo chỉ định của nhóm.
+ Là cơ sở để xác định tiềm năng của thị trường mà doanh nghiệp
đang nhắm đến. Ví dụ ở Hoa Kỳ có kỳ nghỉ Giáng Sinh dài và hoành
tráng, đây là dịp các doanh nghiệp bán hàng tiêu dùng, mỹ phẩm
giảm giá để kích cầu.
+ Góp phần tiêu chí để lập ra danh sách phương hướng hành động
khả thi và Điều chỉnh các quyết định được lựa chọn.
+Giúp xác định các hệ giá trị mà dựa vào đó các nhà quản trị hành
động.

You might also like