You are on page 1of 5

Bài kiểm tra 45’ môn học: Đường lối quân sử của Đảng

Họ tên: Nguyễn Ngọc Hoan Mã sv: 1721030068

* * *
Câu 1: Anh (chị) trình bày những nội dung cơ bản trong quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về chiến tranh? Nghiên cứu nguồn gốc và tính chất của chiến tranh có
ý nghĩa gì? (4 điểm)
Câu 2: Tiềm lực quốc phòng an ninh là gì? Nêu những nội dung cơ bản trong xây
dựng tiềm lực quốc phòng an ninh? Trong các nội dung trên, theo em nội dung nào
là quan trọng nhất? Vì sao? (3 điểm)
Câu 3: Vì sao phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam? (3 điểm)

Bài Làm

Câu 1:

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN VỀ CHIẾN TRANH:

*Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xh:

       Các nhà kinh điển của chủ nghĩ MAC khẳng định:

- Chiến tranh là hiện tượng chính trị xh có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ
trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm
mục đích chính trị nhất định.

*Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh:

Chủn nghĩa Mác-Lenin khẳng định:


- Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sx là nguồn gốc
trực tiếp (nguồn gốc kinh tế), Suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của
chiến tranh. Đồng thời, sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là
nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc xh) dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của chiến tranh.

- PH ĂNG GHEN chỉ rõ, chiến tranh là "bạn đường" của mọi chế độ tư hữu phát
triển những luận điểm của C.MAC, PH.AWNG GHEN về chiến tranh trong điều
kiện lịch sử mới, V.I LÊNIN chỉ rõ trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc
thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc.

Như vậy, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột, chiến tranh không phải là 1 định mệnh gắn
liền với con người và xh loài người.

Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó.

*Bản chất của chiến tranh:

theo V.I LÊNIN:" chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng những biện pháp
khác"(cụ thể bằng bạo lực

 theo quan điểm của chủ nghĩa MAC-LENIN: chiến tranh là một thời đoạn, một bộ
phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị. Ngược lại, mọi chức năng,
nhiệm vụ của chính trị đều phải thực hiện tiếp tục trong chiến tranh.

Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau:

+chính trị chỉ đạo, chi phối, quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh,
quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang;
sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho
giai cấp, xã hội trên cơ sở những thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.

+Ngược lại chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là kết quả
phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị.
 Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác
chiến, vũ khí, trang bị, song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi, chiến
tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của nhà nước và giai cấp nhất định.

 Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa
đựng nguy cơ chiến tranh.

Câu 2:

-Tiềm lực quốc phòng-an ninh (QP-AN) là tổng thể mọi “khả năng” về vật chất và
tinh thần có thể huy động từ mọi lĩnh vực trong nước và ngoài nước. Nó phải dựa
vào toàn bộ sức mạnh quốc gia. Do vậy, xây dựng tiềm lực QP-AN trong Chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

- Xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh gồm 4 nội dung cơ bản sau:

 Một là, tiềm lực kinh tế là “khả năng” về kinh tế có thể huy động để phục vụ
cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, mà
còn phải tính đến khả năng có thể huy động nhằm phục vụ nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, trong đó có yêu cầu phát triển nền QP-AN vững mạnh..
 Hai là, tiềm lực chính trị-tinh thần là khả năng về chính trị-tinh thần của toàn
dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, có thể huy động để vượt qua mọi thử
thách do thiên tai, địch họa gây ra, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, QP-
AN trong mọi tình huống.
 Ba là, tiềm lực quân sự, an ninhlà toàn bộ khả năng về vật chất, tinh thần có
thể huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ cho những nhiệm vụ mang tính
quân sự trong hoạt động QP-AN có quy mô toàn cục (như chống chiến tranh
xâm lược, chống bạo loạn vũ trang, nội chiến cách mạng...). Tiềm lực quân
sự, an ninh bao gồm: trình độ tổ chức chỉ huy, năng lực lãnh đạo quản lý, khả
năng của vũ khí, trang bị và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang, nhằm
duy trì và thực hiện phương châm “càng đánh càng mạnh, càng đánh càng
tinh nhuệ”.
 Bốn là, tiềm lực khoa học và công nghệ là khả năng của mọi ngành khoa học
từ công nghệ kỹ thuật, khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội-nhân văn có
thể huy động vào nhiệm vụ quân sự, QP-AN thời bình cũng như những biến
cố trọng đại từ cục bộ đến toàn cục.

Theo cá nhân em, trong các nội dung về “tiền lực quốc phòng an ninh” thì nội dung
nào cũng quan trọng, không có nội dung nào quan trọng hơn cả. Bởi vì, hiện nay
trong thời kỳ kinh tế thị trường ngày càng phát triển, KH-XH ngày càng hiện đại,
mọi nguy cơ về an ninh quốc phòng, quốc gia đều có thể xảy ra chỉ cẩn chúng ta lơ
là, không chú trọng vào bất kỳ nội dung nào trong các nội dung trên thì tiềm lực về
quốc phòng an ninh của chung ta đều có nguy cơ bị suy yếu, thụt lùi.

Câu 3:

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam vì:

-Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân. Vì:

- Xuất phát từ lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
quân đội;

- Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua.

- Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;
Sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang sẽ quyết định bản chất cách
mạng, mục tiêu, phương hướng chiến đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động
của lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm nắm chắc LL VTND trong mọi tình
huống.

You might also like