You are on page 1of 6

Phần I: Cơ sở lý luận

I. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
Trong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, sự tồn tại của nhiều
thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch
sử. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, sau khi
giành được thắng lợi chính trị, giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để
từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản.
Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là sản phẩm của quá trình Đảng và
nhân dân ta nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, thể hiện tư duy mới
của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước đổi mới,
trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận nền kinh tế
nhiều thành phần còn tồn tại ở nước ta trong một thời gian tương đối dài. Việc cải tạo
các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được thực hiện theo kiểu chiến dịch, gò ép,
không căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình đó đòi hỏi Đảng
ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức và hành động, phải tìm ra con đường,
bước đi phù hợp để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
II. Khái niệm Thành Phần Kinh Tế nhà nước:
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài
nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân
sách, hệ thống bảo hiểm, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác.

Phần 2: Nội dung


I. Sự nhất quán của Đảng ta về vai trò chủ đạo của thành phần “Kinh tế nhà nước”
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI diễn ra vào năm 1986, Đảng ta bắt đầu thừa nhận
sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, trong đó khẳng định vai trò chủ đạo thuộc về
khu vực kinh tế nhà nước: “Tập trung lực lượng củng cố và phát triển những cơ sở kinh
tế trọng điểm, những cơ sở làm ăn có hiệu quả và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế
quốc dân”; “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được
củng cố và phát triển”
Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) lần đầu tiên trong lịch sử đã thay thế cụm từ kinh tế
quốc doanh bằng cụm từ kinh tế nhà nước. Cũng từ đây, nội hàm của khái niệm KTNN
được mở rộng hơn, bao quát được toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của đất
nước; những cơ sở hạ tầng trọng điểm; các loại quỹ của quốc gia; bộ phận doanh nghiệp
nhà nước, bao gồm cả doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh

Theo tinh thần Đại hội XII: vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đã được Đảng ta tiếp tục
đánh giá cao hơn: kinh tế tư nhân là “một trong những động lực quan trọng”. Tuy vậy,
vai trò chủ đạo vẫn thuộc khu vực KTNN.

Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào
điều kiện cụ thể của đất nước, trải qua 6 kỳ Đại hội, Đảng ta đã khẳng định nhất quán
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần, trong
đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Sau hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi
mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục ở mức khá. Thành tựu đó trước hết là nhờ
đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng.
II. Thực trạng vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:

Nhìn tổng quát từ sau Đại hội VIII đến nay, quan niệm của Đảng ta về kinh tế nhà nước
và vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã có sự
phát triển đáng kể.
Chúng ta đã chuyển từ khái niệm kinh tế quốc doanh sang khái niệm kinh tế nhà nước.
Đảng ta đã khẳng định, thành phần kinh tế nhà nước không lãnh đạo các thành phần
kinh tế khác mà “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết
nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát
triển”.
Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chính sách kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, tham gia
thành lập các ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư bất động sản và chứng khoán, ít đầu
tư vào lĩnh vực chính của mình.
Tuy nhiên
- Các bộ phận doanh nghiệp nhà nước còn bị tai tiếng bởi những vụ án tham nhũng kinh
tế lớn, phức tạp ảnh hưởng đến Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực KTTN có xu
hướng giảm xuống.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đã và đang là lực cản lớn đối với quá trình nâng
cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, một số đơn vị
hoạt động mang tính độc quyền còn cao, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường; sử dụng
vốn nhà nước nhiều nhưng hiệu quả chưa tương xứng, làm tăng nợ nhà nước.
- Kinh tế nhà nước hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành nghề, nhưng cơ cấu ngành
nghề còn chưa hợp lý: tập trung phần lớn trong các ngành nghề như thương mại và dịch
vụ nhỏ, lẻ phục vụ người tiêu dùng.
- Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở khâu gia công lắp ráp, mang lại
giá trị gia tăng thấp, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực
công nghiệp phụ trợ còn ít.
III. Thực trạng, vai trò của thành phần “Kinh tế nhà nước” trong cuộc đấu tranh
phòng chống dịch bệnh Covid-19
1. Tình hình của nền kinh tế nhà nước trong đại dịch Covid-19
- Trong 6 tháng đầu năm 2020, COVID-19 tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng
trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị đình trệ. Đặc biệt có nhiều doanh
nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô... .
- SARS-CoV-2 tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, vận tải,
kho bãi, du lịch, nhà hàng, khách sạn, giải trí, y tế, giáo dục, lao động, việc làm...
2. Một vài chính sách hỗ trợ của nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng chống dịch
Covid-19
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
+ Chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
+ Giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh
hưởng bởi đại dịch COVID-19
- Giảm 30% tiền thuê đất năm 2021 cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình,
cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Chính sách hỗ trợ nhân dân đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo,
phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó
khăn, người mất việc làm do dịch COVID-19
Ví dụ : + Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ
trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng.
+ Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500
nghìn đồng/người/tháng.
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày
31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng.
- Và một số chính sách khác (slide)

Phần III: Khó khăn và giải pháp


I. Khó khăn
1. Biến chủng Delta
- Biến thể Delta còn có tên gọi khác là B.1.617.2 là biến chủng mới của virus SARS-
Cov-2, được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào cuối năm 2020. Hiện nay, biến chủng này
đã xuất hiện và lây lan tại 124 quốc gia trên thế giới
- Các chuyên gia nhận xét, mức độ lây lan của biến chủng Delta nhanh hơn đến 50% so
với sự lây lan của biến thể Alpha.
- Hiện tại đã có những loại vaccine là giải pháp ngăn ngừa sự lây lan và tạo hàng rào
miễn dịch cộng đồng hiệu quả nhất, tuy nhiên đây  không phải “hàng rào” bảo vệ tuyệt
đối cho cơ thể trước sự tấn công và lây nhiễm của virus SARS-CoV-2. Tức là người đã
tiêm vắc xin vẫn có khả năng nhiễm bệnh và lây lan cho cộng đồng dù đã tiêm đủ hoặc
chưa đủ.
- Do đó các biện pháp phòng ngừa như thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, khử
khuẩn, hạn chế tập chung đông người,… cũng cần được thực hiện nghiêm túc.
2. Nền kinh tế nói chung và nền kinh tế nhà nước nói riêng
a/ Đối với kinh tế thế giới:

Cú sốc COVID-19 tác động đến các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, một số quốc gia chuyển sang
“tự cung tự cấp” trong thời kỳ dịch bệnh như một biện pháp phản ứng trước đại dịch
COVID-19 sẽ càng làm cho thương mại toàn cầu thêm tồi tệ
Đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền kinh, tế thế
giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương
mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
b/ Đối với kinh tế Việt Nam:
- Đối với cầu đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,4% so với
cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó khu vực
nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 4,6% và khu vực FDI giảm 3,8%
- Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập
và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động.
- COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao
động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp
mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế.
Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh, không
để lây lan trong cộng đồng trong thời gian dài (trên 3 tháng)
II. Giải pháp
1. Về phía nhà nước
- Trước diễn biến của dịch COVID-19, Chính phủ, các bộ, ngành đã nỗ lực vào cuộc
phòng, chống dịch, bảo vệ nhân dân, đồng thời có các đối sách để kịp thời hỗ trợ cộng
đồng doanh nghiệp-lực lượng giữ vai trò nòng cốt cho nền kinh tế.
- Mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch tốt đang trở nên khó khăn, thách
thức hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, mục tiêu này không phải là bất khả thi với sự quyết
tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành, địa phương và sự chung tay,
góp sức của toàn thể người dân cả nước trong cuộc chiến chống sự lây lan của vi-rút
SARS-Covi2
- Các giải pháp trên vừa là ứng phó cấp bách; vừa mang tính căn cơ lâu dài, nhằm giúp
nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn và quay trở lại đường ray phát triển hướng đến mục
tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai.
2 Về phía cá nhân và doanh nghiệp
a/ Cá nhân
- Tuân thủ các chính sách của nhà nước và doanh nghiệp trong công cuộc phòng chống
dịch ,tự động ý thức ,bảo vệ sức khỏe cá nhân và hộ gia đình trong mùa dịch.
- Tự nguyện , khẩn trương thực hiện xét nghiệm , tiêm chủng sớm trong khu vực địa
phương
b/ Doanh nghiệp
Song song với những nỗ lực phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe con người, các
doanh nghiệp cũng cần theo sát thông tin từ các cơ quan chức năng để chủ động kế
hoạch sản xuất kinh doanh; linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh về hợp đồng và phía đối
tác. Điều quan trọng nhất là cẩn trọng, cảnh giác để giảm thiểu tối đa những thiệt hại
kinh tế trước những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp do dịch bệnh COVID-19, trước khi
có những hỗ trợ, giúp đỡ từ phía Chính phủ, các ban, ngành chức năng…
Thành phố đã thực hiện thẩm định các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại
các doanh nghiệp với phương châm “3 tại chỗ”: sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi
tại chỗ.
Cần giữ được thị trường và giảm lỗ hết mức, chứ không phải là giữ được thị trường và
bảo đảm lợi nhuận trong sản xuất nữa
Chủ doanh nghiệp cần chấp nhận một bộ phận người lao động ở lại nhà máy làm việc
trong điều kiện ngặt nghèo, sinh hoạt ăn uống không được thuận lợi.
Tuân theo chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện và cập nhật thông tin xét
nghiệm, tiêm chủng cho công nhân, nhân viên trong công ty
Ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”,đội ngũ tài
xế, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh và lao động trong các ngành logistics

You might also like