You are on page 1of 11

Chương 2: Vận dụng vào sản xuất lúa gạo ở nước ta hiện nay

2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo ở nước ta từ năm 2010 đến nay

2.1.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân

2.1.1.1. Thành tựu

“Diện tích trồng lúa gạo tăng ổn định từ năm 2010 tới năm 2014 (diện tích lần
lượt các năm 2010, 2011, 2012, 2013 là 7,49 triệu ha, 7,65 triệu ha, 7,76 triệu ha, 7,9
triệu ha). Vì thế, sản lượng cũng không ngừng tăng ( với năng suất lần lượt từ 2010 tới
2013 là 40 triệu tấn, 42,4 triệu tấn, 43,7 triệu tấn, 44,7 triệu tấn)”1

Năm 2020, Sản xuất lúa được mùa, năng suất lúa của cả 3 vụ: Đông xuân, lúa
mùa và thu đông năm 2020 ước tính đều tăng so với năm 2019. “Trong đó, vụ đông
xuân năm nay là một vụ lúa thắng lợi với năng suất đạt 66,4 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha so
với vụ đông xuân năm 2019. Lúa đông xuân được mùa chủ yếu ở các địa phương phía
Nam. Năng suất lúa đông xuân tại các địa phương phía Nam đạt 68,5 tạ/ha, tăng 1,6
tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2019. Trong đó, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), năng suất thu hoạch đạt cao nhất so với các vùng trong cả nước với
69,7 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha. Một số tỉnh có năng suất tăng so cùng kỳ như Vĩnh Long
tăng 6,1 tạ/ha; Kiên Giang tăng 4,4 tạ/ha; Cà Mau tăng 4,9 tạ/ha; Hậu Giang tăng 3,2
tạ/ha. Năng suất lúa hè thu ước đạt 55,7 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha, bằng 101,7%; cao nhất
so với các vụ hè thu kể từ năm 2015 (Năng suất vụ hè thu các năm 2015, 2016, 2017,
2018, 2019 lần lượt là: 53,5 tạ/ha, 53 tạ/ha, 53,7 tạ/ha, 54,5 tạ/ha, 54,8 tạ/ha). Đối với
vụ mùa, uớc tính năng suất lúa mùa năm 2020 cả nước đạt 50,7 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so
cùng kỳ.”2

Về xuất khẩu, từ năm 2010 đến nay Việt Nam luôn nằm trong 3 nước xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới cùng Thái Lan, Ấn Độ. “Trong những năm gần đây, gạo
1
thantrau2015. (05/09/2015). Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam và Thế Giới. Truy cập từ
http://thantrau.vn/tinh-hinh-san-xuat-lua-gao-cua-viet-nam/

2
Trần thị Thu Trang. (22/12/2020). Sản xuất lúa gạo năm 2020 - Thành công trong khó khăn và một số kinh
nghiê ̣m từ thực tế triển khai. Truy cập từ http://consosukien.vn/sa-n-xua-t-lu-a-ga-o-nam-2020-tha-nh-cong-
trong-kho-khan-va-mo-t-so-kinh-nghie-m-tu-thu-c-te-trie-n-.htm
Việt Nam xuất khẩu tới hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2012,
Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam và tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc ngày căng có xu hướng tăng lên.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chiếm 30,6%, năm 2016 chiếm
36,2% và năm 2017 tăng lên tới 39,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.”3

“Theo ước tính của liên Bộ, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá
đạt khoảng 3,07 tỷ USD, giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Giá xuất khẩu bình quân cả
năm ước đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019” 4. Đây là mức giá bình quân
năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng
lúa.

“Đầu tháng 12-2020, giá chào bán gạo trắng 5% tấm của Việt Nam dao động ở
mức 493 đến 497 USD/tấn, cao hơn gạo Thái-lan khoảng 20 USD/tấn, cao hơn gạo
Ấn Độ khoảng 120 USD/tấn.

Theo EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm được
hưởng thuế suất 0% (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát  và
30.000 tấn gạo thơm); đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến
5 năm. Trước EVFTA, giá gạo ST20 xuất khẩu sang EU khoảng 800 USD/tấn, còn
gạo Jasmine là 520 USD/tấn, thì giờ đây mức giá lần lượt là hơn 1.000 USD/tấn và
600 USD/tấn.”5

2.1.1.2. Nguyên nhân

Do lường trước tình hình hạn hán, nhiễm mặn nên các địa phương đã chủ động
cắt giảm diện tích xuống giống,  điều chỉnh thời vụ gieo cấy sớm hơn từ 10-20 ngày
so với lịch thời vụ đối với vùng có nguy cơ bị tác động của hạn, mặn và sử dụng các
loại giống lúa ít bị nhiễm sâu bệnh.
3
TS. Nguyễn Bích Lâm. (2019). Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019. Hà Nôi: Tổng cục Thống

4
Cục Xuất nhập khẩu. (07/01/2021). Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 ước 6,15 triệu tấn. Truy cập từ
https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/xuat-khau-gao-cua-viet-nam-nam-2020-uoc-6-15-trieu-
tan-21417-22.html
5
Ánh Tuyết. (14/01/2021). Dấu ấn hạt gạo Việt Nam. Truy cập từ https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/dau-an-
hat-gao-viet-nam-631723/
Cùng với chỉ đạo đẩy sớm lịch thời vụ, việc ưu tiên đẩy nhanh thi công, đưa
vào vận hành sớm đối với các công trình điều tiết ngăn mặn, giữ ngọt tại ĐBSCL
trong năm 2020 và sự vào cuộc quyết liệt, huy động tổng thể các giải pháp ứng phó
với hạn mặn (máy bơm, trữ nước, đập cạn...) cũng đã góp phần vào thắng lợi quan
trọng.

Có bước tiến quan trọng đối với việc nghiên cứu, đưa vào sản xuất bộ giống
lúa, kèm quy trình canh tác đa dạng, phù hợp, giúp người dân có sự lựa chọn đa dạng
hơn. Nhất là các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là có khả
năng thích nghi, chống chịu tốt hơn với điều kiện hạn mặn ở mức độ tương đối.

Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại
gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với đó,
người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới
việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn
khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, v.v…

Ngành lúa gạo đã có chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng thực hiện quy trình sản
xuất lúa tiên tiến được ứng dụng hiệu quả ở nhiều địa phương. Theo đó, hiện nay hầu
hết các hộ trồng lúa đã ứng dụng chương trình “một phải, năm giảm” . Ðây được xem
là chiến lược chính để cải thiện tính bền vững của ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Đôn đốc các địa phương huy động mọi nguồn lực về lao động, máy móc để làm
đất, gieo trồng đảm bảo thời vụ; đẩy mạnh đầu tư, thâm canh cây trồng, kiểm tra, quản
lý chặt chẽ nguồn nước từ các công trình thủy lợi, sử dụng nguồn nước tưới đảm bảo
tiết kiệm, hiệu quả và có kế hoạch tích nước để phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang chỉ đạo các địa phương triển khai các đề án
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), đề án liên quan tới các biện pháp sinh học sử dụng
trong sản xuất nông nghiệp để bảo đảm hướng tới nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp
hữu cơ.

Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ nông dân khi vay vốn ngân hàng để mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt
động sản xuất, chế biến lúa gạo… nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, phù hợp với
thực tiễn, như: Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm, chính sách ưu đãi đối với
các doanh nghiệp đầu mối tổ chức mô hình liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao gia tăng giá trị sản
phẩm…

Triển khai các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo
Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần tiêu thụ lúa gạo cho người nông
dân. Một số chính sách lớn đã được ban hành như: Chiến lược phát triển thị trường
xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án
tái cơ cấu ngành Lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án
phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị
định quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo…

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực
từ ngày 1-8-2020.

2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.1.2.1. Hạn chế

“Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa sản xuất ra giảm đều qua các năm từ
năm 2015 cụ thể diện tích gieo trồng lần lượt từ 2015 đến 2018 là 7,83 triệu ha, 7,74
triệu ha, 7,71 triệu ha, 7,57 triệu ha còn sàn lượng lượng lúa sản xuất từ 2015 đến
2018 lần lượt là 45,09 triệu tấn, 43,17 triệu tấn, 42,74 triệu tấn, 43,98 triệu tấn.”6

“Năm 2020, diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước ước đạt 1.944,8 nghìn ha,
giảm 64,8 nghìn ha, bằng 96,8% so với vụ hè thu năm 2019, trong đó, vùng ĐBSCL,
diện tích gieo trồng lúa hè thu ước đạt 1.523,9 nghìn ha, giảm 45,2 nghìn ha, bằng
97,1%. Diện tích thu hoạch đạt 1.920,4 nghìn ha, bằng 96,5% so cùng kỳ năm 2019,
trong đó vùng ĐBSCL thu hoạch đạt 1.499,9 nghìn ha, bằng 95,9% so cùng kỳ.

Đối với vụ mùa, diện tích gieo cấy lúa mùa năm 2020 đạt 1.585,2 nghìn ha,
bằng 98,4% so với vụ mùa năm trước. Trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy
1.050,8 nghìn ha, giảm 20,1 nghìn ha, bằng 98,1%; các địa phương phía Nam gieo cấy
534,4 nghìn ha, giảm 6,3 nghìn ha, bằng 98,8%. Đến trung tuần tháng Mười, các địa
phương trên cả nước đã thu hoạch được 990,7 nghìn ha lúa mùa, chiếm 62,5% diện
6
TS. Nguyễn Bích Lâm. (2019). Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019. Hà Nôi: Tổng cục Thống

tích gieo cấy và bằng 97,2% so cùng kỳ. Trong đó các địa phương phía Bắc thu hoạch
được 762,3 nghìn ha, chiếm 72,5% diện tích gieo cấy và bằng 96,8%; các địa phương
phía Nam thu hoạch được 228,4 nghìn ha, chiếm 42,7% diện tích gieo cấy và bằng
98,5%.”7

“Mặc dù năng suất, sản lượng lúa tăng liên tục trong thời gian dài nh ưng thu
nhập của người nông dân trồng lúa vẫn rất thấp và không ổn định. Theo kết qu ả khảo
sát mức sống dân cư năm 2014, thu nhập từ nông nghiệp (bao g ồm tr ồng lúa) chỉ
chiếm 24,4% tổng thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng ở khu vực nông thôn.

Số liệu từ Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2016 cho
thấy 85,1% tổng số hộ trồng lúa cả nước có quy mô đất trồng lúa bình quân dưới 0,5
ha. Tại thời điểm 01/7/2016, diện tích đất trồng lúa không sản xuất trong vòng 12
tháng tại 60/63 tỉnh là 39,5 nghìn ha, chiếm 0,95% tổng diện tích đất trồng lúa năm
2016 và gần một nửa trong số đó (17,4 nghìn ha) bị bỏ hoang với lý do sản xuất không
hiệu quả.”8

Mặc dù, sản xuất lúa nhiều, khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhưng giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn sản phẩm cùng loại của các n ước khác nên kim
ngạch xuất khẩu không cao. Giá gạo Việt Nam thường là giá bán thấp nhất trong số 5
nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pa-kix-
tan.

“Lượng gạo xuất khẩu năm 2020 giảm khoảng 3,5% so với năm 2019 vì mục
tiêu bảo đảm lương thực an ninh quốc gia.”9

2.1.2.2. Nguyên nhân

Giảm diện tích gieo trồng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ và gặp khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết: hạn
hán, lũ lụt,.. và địa hình: đất mặn, nhiễm phèn.

7
Trần thị Thu Trang. (22/12/2020). Sản xuất lúa gạo năm 2020 - Thành công trong khó khăn và một số kinh
nghiê ̣m từ thực tế triển khai. Truy cập từ http://consosukien.vn/sa-n-xua-t-lu-a-ga-o-nam-2020-tha-nh-cong-
trong-kho-khan-va-mo-t-so-kinh-nghie-m-tu-thu-c-te-trie-n-.htm
8
TS. Nguyễn Bích Lâm. (2019). Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019. Hà Nôi: Tổng cục Thống

9
Ánh Tuyết. (14/01/2021). Dấu ấn hạt gạo Việt Nam. Truy cập từ https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/dau-an-
hat-gao-viet-nam-631723/
Dân số tiếp tục gia tăng dẫn tới diện tích sản xuất lúa bình quân đầu ng ười
giảm trong khi nhu cầu tiêu dùng lương thực tăng.

Ảnh hưởng biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng và nước biển dâng tác
động xấu tới sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Diện tích đất
lúa bị mất do nước biển dâng là rất lớn.

Các hộ sản xuất lúa với quy mô nhỏ không thể sống dựa vào trồng lúa mà phải
dựa vào các nguồn thu nhập từ chăn nuôi, thủy sản hay từ các hoạt động phi nông
nghiệp khác. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi cây trồng và nuôi thủy sản trên nền đất lúa
bởi vì hiệu quả trồng lúa ngày càng thấp, trong khi các cây trồng, vật nuôi khác mang
lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần.

Diện tích đất sản xuất lúa của hộ nhỏ, hầu hết người nông dân sản xuất manh
mún, riêng lẻ, tự phát nên không có điều kiện áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, khoa
học kỹ thuật, khiến cho chi phí sản xuất lúa cao, thu nhập của hầu hết các hộ trồng lúa
thấp. Do sản xuất kém hiệu quả nên tình trạng diện tích đất lúa bị bỏ hoang di ễn ra
hầu khắp các địa phương trên cả nước.

Việc thâm canh tăng vụ đem lại sản lượng lớn, nguồn cung dồi dào tạo áp lực
cho thị trường dẫn tới giá gạo sụt giảm, kết hợp với chất lượng gạo thấp đã gây ra
thiệt hại kép khiến cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam càng bị đẩy xuống sát đáy.

Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình dịch bệnh COVID-19
diễn biến phức tạp.

2.2. Những thách thức và cơ hội sản xuất lúa gạo ở nước ta trong giai đoạn tiếp
theo

2.2.1. Những thách thức

Vẫn còn gặp những khó khăn trong bảo quản lúa gạo: Mặc dù tổng công suất
kho chứa bảo quản lúa gạo đạt bảy triệu tấn nhưng kho chứa, bảo quản phần lớn ở
dạng kho xây gạch bê-tông truyền thống; kho lạnh, kho mát chưa có nhiều và mới chỉ
dùng bảo quản hạt giống là chính, còn việc bảo quản hiện đại bằng si-lo rất hạn chế,
chỉ có ở một số nhà máy chế biến sâu.
Viêc chế biến lúa gạo cũng còn nhiều khiếm khuyết: Chế biến sâu, đa dạng các
loại gạo và sản phẩm chế biến từ gạo như bún, mỳ, bột... còn hạn chế; các sản phẩm
phụ (trấu, cám, rơm rạ...) cũng chưa được chú trọng sử dụng để tăng hiệu quả sản
xuất.

Sản xuất lúa có thể bị tác động lớn bởi xâm nhập mặn và úng lụt khi phần lớn
diện tích nông nghiệp nằm tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long, có độ cao chỉ 2 m so với mực nước biển.

Một trong những "điểm nghẽn" lớn của ngành lúa gạo thời gian qua chính là
vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ: mô hình cánh đồng lớn được kỳ vọng sẽ tạo ra
bước đột phá cho sản xuất lúa gạo trên cả nước nhưng diện tích lại liên tục giảm trong
những năm gần đây, nguyên nhân có thể thấy là do tiềm lực tài chính hạn chế của
nhiều doanh nghiệp.

Đến thời điểm này, chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang lô-gô, thương hiệu gạo
Việt Nam do diện tích sản xuất lúa tập trung tại Việt Nam hiện rất ít, chủ yếu vẫn
mang tính nhỏ lẻ, manh mún nên doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải thu mua gạo từ
nhiều nguồn, dẫn đến tình trạng không thể có lượng gạo đồng đều về chất lượng để
xây dựng thương hiệu.

Các khó khăn trong sản xuất như ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm lượng thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón; minh bạch thông tin quá trình sản xuất với công nghệ quét
mã QR.

Thách thức từ bên ngoài như sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ, áp lực cạnh tranh từ
các nước xuất khẩu, chính sách tự cấp giảm nhập khẩu của các nước bạn hàng, biến
động giá gạo và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp...

2.2.2. Những cơ hội

Theo dự báo của VFA, xuất khẩu gạo năm 2021 vẫn tốt khi các thị trường xuất
khẩu chính của Việt Nam như Philippines, châu Phi... tiếp tục ký hợp đồng mua gạo
của Việt Nam. Thêm vào đó, nhiều nước có nhu cầu lớn về gạo thơm, gạo nếp - vốn là
mặt hàng có lợi thế của doanh nghiệp Việt. Cùng với đó, gạo Việt còn có thêm cơ hội
xuất khẩu vào một số thị trường mà chúng ta vừa ký kết FTA mới cụ thể như FTA
Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), FTA Việt Nam - EU (EVFTA), FTA
Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)… với ưu đãi về thuế quan sẽ tạo thuận lợi
cho gạo Việt cạnh tranh với các nước khác Gạo Việt Nam thâm nhập hiệu quả hơn
vào các thị trường chất lượng cao như EU, Hàn, Hoa Kỳ,.. hay xuất khẩu vào một số
thị trường mà chúng ta vừa ký kết FTA mới như  Cộng hòa Armenia,...

Chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu theo hướng
dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như: gạo thơm, gạo japonica,
gạo đặc sản... là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để tăng trưởng về giá trị
cho xuất khẩu gạo.

Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu lớn cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào chất
lượng gạo thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp bảo
quản, chế biến như “Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xây dựng
cánh đồng gạo sạch, hữu cơ theo tiêu chuẩn EU và Mỹ, đầu tư hơn 10 silo chứa lúa
khô của Đức, có thể dự trữ khoảng 30 nghìn tấn hay Tập đoàn Lộc Trời cũng đang
triển khai lộ trình ứng dụng 1.000 thiết bị máy bay không người lái (drone) trong sản
xuất nông nghiệp vào năm 2024.”10 Nếu mọi thứ theo đúng lộ trình thì đầu tư thì trong
tương lai hiệu quả trong canh tác lúa gạo sẽ cao hơn, bảo đảm nguồn cung và chất
lượng sản phẩm theo yêu cầu của đối tác cũng như góp phần bảo đảm sức khỏe cho
nông dân.

Việc một số mô hình trồng lúa thích ứng với biến đổi khí hậu được như mô
hình “một phải năm giảm”, mô hình tôm – lúa và một số mô hình khác tôt hơn hơn
nữa đang được nghiên cứu, thử nghiệm có thể giúp hạn chế những tác động xấu của
biến đổi khí hậu đến việc sản xuất lúa gạo – một trong những nguyên nhân nặng nề
nhất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng gạo nước ta trong những năm vừa qua.

Do mức thu nhập tăng lên và sự thay đổi nhu cầu sử dụng thực phẩm của người
tiêu dùng, nhu cầu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Xu hướng này tạo cơ hội
cho các nông hộ nhỏ tham gia vào thị trường tiềm năng này và tạo ra thu nhập tốt hơn
từ lúa gạo

10
Thuỳ Anh. (03/12/2020). Kỳ vọng mới cho hạt gạo Việt Nam. Truy cập từ https://nhandan.com.vn/kinh-te/ky-
vong-moi-cho-hat-gao-viet-nam-626820/
2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm sản xuất lúa gạo nước ta theo hướng hiện đại
và ngày càng hiệu quả

Định hướng cần hạn chế việc chuyển đổi ở những nơi đất lúa có độ phì cao và
có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh; chấm dứt tình trạng bỏ hoang đất lúa. Đồng thời,
diện tích gieo trồng lúa chuyển đổi linh hoạt theo hướng tăng tỷ lệ diện tích lúa luân
canh (với rau màu, thủy sản) đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước, nhưng
lại là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề nhất. Do vậy, với vùng này,
theo Bộ NN&PTNT, cần sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao giá trị
và hiệu quả thông qua nâng cao chất lượng lúa gạo; mở rộng liên kết sản xuất - tiêu
thụ.

Với Đồng bằng sông Hồng  - vựa lúa của phía Bắc là vùng sản xuất lúa hướng
đến thị trường nội địa, với xu thế tiêu dùng gạo đặc sản, gạo chất lượng cao gia tăng.
Do vậy, vùng cần sản xuất lúa chất lượng cao theo thị hiếu tiêu dùng, trong đó quy
hoạch các vùng sản xuất lúa đặc sản địa phương, lúa nếp, lúa japonica, trong sản xuất,
cần tăng cường ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao.

Để đối phó với tình hình biến đổi khí hậu, cần áp dụng và phát triển những mô
hình trồng lúa thích ứng với biến đổi khí hậu như mô hình “một phải năm giảm”( hay
mô hình tôm – lúa áp dụng với vùng giáp nước cũng như nghiên cứu và thử nghiệm
thêm những mô hình khác.

Cần tiếp tục nâng cao theo hướng phát triển chuỗi cung ứng gạo đến các trung
tâm tiêu thụ lớn và phát triển hệ thống bán lẻ ở khu vực nông thôn, đảm bảo người dân
vùng sâu, vùng xa được tiếp cận nguồn cung mọi thời điểm. Đồng thời, mọi loại gạo
đều phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng chung hiện nay trong tiêu thụ gạo nội địa là nhu cầu các loại gạo đặc
sản, gạo thơm, chất lượng cao và gạo hữu cơ, đồng thời là nhu cầu gạo cho chế biến
gia tăng. Do vậy, các vùng sản xuất cho tiêu thụ nội địa cần có cơ cấu giống phù hợp,
trong đó ngoài các giống chủ lực cần khai thác các giống đặc sản địa phương gắn với
chỉ dẫn địa lý.
Tiếp tục thực hiện Chiến lược xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2017- 2020
và tầm nhìn 2030 (theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 3/7/2017) và Đề án phát
triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định
số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015).

Tăng cường chọn tạo và phát triển giống lúa đáp ứng cơ cấu chủng loại gạo
theo chiến lược xuất khẩu. Trong đó cần ưu tiên cho giống lúa thơm, đặc sản và phát
triển các vùng sản xuất tập trung theo giống được xác định có sự liên kết sản xuất -
tiêu thụ, xuất khẩu. Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm có chất lượng
đồng nhất và đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Về vấn đề này, cần đáp
ứng tuyệt đối quy định mức dư lượng tối đa cho phép của thuốc bảo vệ thực vật và
truy xuất được nguồn gốc.

Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thương hiệu
và được gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam (Vietnam Rice). Hỗ trợ thiết lập
các văn phòng giới thiệu, quảng bá gạo Việt Nam ở các thị trường trọng điểm.

Thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để phát triển thị
trường xuất khẩu gạo, trong đó tận dụng khả năng gạo xuất khẩu của Việt Nam có
điều kiện thâm nhập các phân khúc gạo cao cấp; hỗ trợ các hoạt động quốc tế quảng
bá gạo Việt Nam, tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam ở nước ngoài và tham gia các
diễn đàn quốc tế về lúa gạo,… nhằm góp phần đưa giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam
tiếp tục đạt giá trị cao.

KẾT LUẬN

Như vậy, cùng với thành tựu đã đạt được, xuất khẩu gạo của Việt Nam còn
nhiều cơ hội để tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch. Điều quan trọng là nhanh
hàng cần duy trì và phát huy hướng đi của mình trên cơ sở quan tâm nhiều hơn nữa
đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, và nhiều yếu tố liên
quan đến phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] BT. (02/02/2021). Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo để nâng cao giá trị gia
tang. Truy cập từ https://dangcongsan.vn/kinh-te/tai-co-cau-nganh-hang-lua-gao-de-
nang-cao-gia-tri-gia-tang-574099.html

[2] Trần thị Thu Trang. (22/12/2020). Sản xuất lúa gạo năm 2020 - Thành
công trong khó khăn và một số kinh nghiê ̣m từ thực tế triển khai. Truy cập từ
http://consosukien.vn/sa-n-xua-t-lu-a-ga-o-nam-2020-tha-nh-cong-trong-kho-khan-va-
mo-t-so-kinh-nghie-m-tu-thu-c-te-trie-n-.htm

[3] Ánh Tuyết. (14/01/2021). Dấu ấn hạt gạo Việt Nam. Truy cập từ
https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/dau-an-hat-gao-viet-nam-631723/

Thu Trang. (16/01/2021). Xuất khẩu gạo có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2021.
Truy cập từ https://baotintuc.vn/kinh-te/xuat-khau-gao-co-nhieu-co-hoi-but-pha-trong-
nam-2021-20210116144008814.htm

[4] Thuỳ Anh. (03/12/2020). Kỳ vọng mới cho hạt gạo Việt Nam. Truy cập từ
https://nhandan.com.vn/kinh-te/ky-vong-moi-cho-hat-gao-viet-nam-626820/

[5] Cục Xuất nhập khẩu. (07/01/2021). Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020
ước 6,15 triệu tấn. Truy cập từ https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-
tiet/xuat-khau-gao-cua-viet-nam-nam-2020-uoc-6-15-trieu-tan-21417-22.html

[6] Ánh Tuyết, Nguyễn Phong và Nghĩa Dũng. (28/04/2021). Thời cơ mới cho
tái cơ cấu ngành lúa gạo. Truy cập từ https://nhandan.vn/kinhte/thoi-co-moi-cho-tai-
co-cau-nganh-lua-gao-643693/

[7] Đặng Hiếu. (06/12/2016). Sản xuất lúa và tác động của biến đổi khí hậu.
Truy cập từ https://dangcongsan.vn/kinh-te/san-xuat-lua-va-tac-dong-cua-bien-doi-
khi-hau-418834.html

[9] Thantrau2015. (05/09/2015). Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam và
Thế Giới. Truy cập từ http://thantrau.vn/tinh-hinh-san-xuat-lua-gao-cua-viet-nam/

[10] TS. Nguyễn Bích Lâm. (2019). Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê
năm 2019. Hà Nôi: Tổng cục Thống kê

You might also like