You are on page 1of 7

Chủ đề

TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG


CẢI TIẾN LIÊN TỤC (KAIZEN)

1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ: 3
1. Lịch sử và quá trình hình thành:................................................................................................ 3
2. Lĩnh vực, phạm vi áp dụng: ...................................................................................................... 5
3. Khái niệm, giải thích các yếu tố cấu thành, liên quan: ........................................................... 5
a.Khái niệm: ................................................................................................................................. 5
b Giải thích các yểu tố cấu thành, liên quan: ................................................................................. 6
4. Vai trò, lợi ích của việc áp dụng: .............................................................................................. 7
5. Quy trình thực hiện: .................................................................................................................. 9
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:......................................................................................... 10
1. Giới thiệu về công ty .............................................................................................................. 10
2.Ứng dụng của Kaizen trong công ty Toyota Motor Corporation (TMC):...................................... 11
2Ưu nhược điểm khi áp dụng Kaizen: ............................................................................................ 21
3 Ứng dụng tại VN: ........................................................................................................................ 22
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ: .......................................................................... 24

2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:

1. Lịch sử và quá trình hình thành:


Một vài năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, chất lượng sản phẩm của Nhật kém đến
nỗi diễn viên hài nổi tiếng của Mỹ Bob Hope khai thác đề tài này trong nhiều lần biểu diển :
Ông chạy ra sân khấu, áp nòng khẩu súng lục vào thái dương mình rồi bóp cò nhưng khẩu
súng bị hóc. “Made in Japan”, Bob Hope nói một cách châm chọc và la lớn: “Đồ bỏ” rồi ném
khẩu súng vào thùng rác. Cả hội trường được dịp cười khóai trá.
Trong khoảng từ năm 1938 đến năm 1945, ở Mỹ, hai nhà khoa học là Walter A
Shewart và W.Edwards Deming nghiên cứu, công bố và thử nghiệm TQM (Total Quality
Manegement-Quản lý chất lượng toàn diện). Trong khi các doanh nghiệp Mỹ chưa mấy hào
hứng với quản lý chất lượng tòan diện thì giáo sư Deming vào những năm 1947, 1950, 1951,
1952, 1955 và 1956 được mời sang Nhật dạy quản lý chất lượng cùng nhiều chuyên gia Mỹ
khác.
Năm 1948, “Liên hiệp các nhà bác học và kỹ sư Nhật” tổ chức hàng lọat các seminar và
hội thảo về vấn đề quản lý chất lượng. Năm 1949 chính phủ đưa ra chương trình nâng cao chất
lượng hàng hóa và kêu gọi các tổ chức doanh nghiệp tham gia tích cực để đưa nó vào cuộc
sống
Năm 1951, người Nhật thành lập giải thưởng Deming, giải thưởng cao nhất cho các
thành tựu trong lĩnh vực chất lượng. Tháng 11 được tuyên bố là tháng chất lượng.
Cuối những năm 50, đến đầu những năm 60, phong trào vì chất lượng cao ở Nhật chuyển sang
giai đọan phát triển mới. Lý do là ngòai việc cạnh tranh với các công ty nước ngòai, nhất là
với công ty Mỹ, yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản cũng tăng lên.
Tại các doanh nghiệp Nhật, bên cạnh việc xây dựng hệ thống đề xuất ý tưởng (Kaizen
Teian) nhằm khuyến khích việc đóng góp sáng kiến , nhắm tới từng nhân viên riêng rẽ, việc
thành lập các tổ, nhóm chất lượng cũng được chú trọng. Tháng 6 năm 1962 có 3 nhóm được
thành lập, tháng 12, có 20 nhóm.Đến năm 1968 đã có 16.000 nhóm.
Kết quả, chỉ trong vòng 10 năm, chất lượng hàng hóa Nhật Bản vươn lên trong tốp đầu
của thế giới, thậm chí một số mặt hàng của Nhật định ra tiêu chuẩn chất lượng cho cả thế giới.

3
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, các nhóm chất lượng Nhật Bản chính là “chìa khóa
thành công” của nền doanh nghiệp Nhật Bản.
Các nhóm chất lượng Nhật Bản có những đặc trưng như sau:
Mục đích của nhóm: Phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản
phẩm, chống lãng phí, tăng năng suất.
Nhóm gồm từ 8 đến 10 người bao gồm các thành viên:
Lãnh đạo công ty đóng vai trò của nhà tài trợ, hỗ trợ cho họat động của nhóm.
Nhóm trưởng.
Nhân viên thu thập và xử lý thông tin.
Các thành viên khác : nhân viên công ty, chuyên gia, khách hàng,..
Nhóm thành lập và sinh họat trên cơ sở tự nguyện: lãnh đạo được nhóm bầu hay do cấp trên
chỉ định.
Nhóm được huấn luyện các phương pháp kiểm tra chất lượng, tư duy sáng tạo, giải
quyết vấn đề như phương pháp não công (Brainstorming), Synectics, 6 mũ tư duy (Six
Thinking Hat),…..
Nhóm chất lượng sinh họat hàng tuần và họat động dưới hình thức Đội đặc nhiệm
Đội đặc nhiệm được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cải tiến của một khu vực, bộ phận nào
đó trong doanh nghiệp, khi giải pháp cần được cung cấp trong vòng 5 -7 ngày.
Họat động kể trên của Đội đặc nhiệm được gọi là Kaizen Event.
Kaizen Event đặc biệt được áp dụng trong các trường hợp sau:
Cần khẩn cấp một giải pháp để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay để vượt qua đối
thủ cạnh tranh.
Cần tạo ấn tượng có ý nghĩa về doanh số hay lợi nhuận.
Không thể chịu đựng, kéo dài tình trạng không mong muốn.

KAIZEN là cách tiếp cận mang tính triết lý và có hệ thống, được Nhật Bản phát triển
sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong tiếng Nhật, Kaizen được ghép từ “Kai” - ”thay đổi” hay
“làm cho đúng” và “zen” - “tốt”, nghĩa là “cải tiến liên tục”. KAIZEN là sự tích lũy các cải
tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi chuẩn
để đảm bảo vấn đề được giải quyết tận gốc. Do đó, KAIZEN còn hơn một quá trình cải tiến

4
liên tục, với niềm tin rằng sức sáng tạo của con người là vô hạn. Qua đó, tất cả mọi thành viên
trong tổ chức từ lãnh đạo đến công nhân đều được khuyến khích đưa ra đề xuất cải tiến dù là
nhỏ xuất phát từ những công việc thường ngày.
2. Lĩnh vực, phạm vi áp dụng:
Kaizen là triết lý kinh tế Nhật nổi tiếng đã được ứng dụng đặc biệt thành công trong cả
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực. Kaizen đã cung cấp một phương pháp mới
đối với tất cả mọi người trong một tổ chức. Đó là một triết lý và nền tảng để khuyến khích
thúc đẩy các nhân viên trong một công ty liên tục đạt được hiệu quả và năng suất lao động cao
hơn, và quan trọng hơn, để đạt được mục tiêu cao hơn về sự hài lòng, doanh thu và lợi nhuận.
Không chỉ được sử dụng trong kinh doanh Kaizen còn được áp dụng vào trong đời sống xã hội
đến từng hộ gia đình. Từ việc phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn nhỏ… các thành viên
trong xã hội và gia đình có thể ngồi lại với nhau bàn bạc cách giải quyết và từ đó dần dần xóa
bỏ những điểm chưa tốt và thay thế bằng những thứ tốt hơn. Khi áp dụng Kaizen trong cuộc
sống hàng ngày nó cũng mang lại lợi ích tương tự như áp dụng ở các doanh nghiệp trong nền
kinh tế.
3. Khái niệm, giải thích các yếu tố cấu thành, liên quan:
a.Khái niệm:

Kaizen là một thuật ngữ của người Nhật, nghĩa là liên tục (“kai”) cải tiến (“zen”).
Trong tiếng Trung Quốc, Kaizen được phát âm là Gansai, được hiểu là hành động liên tục cải
tiến (“gan”) và là hành động mang lại lợi ích cho xã hội hơn là cho lợi ích cá nhân (“sai”).
Chiến lược Kaizen kêu gọi nỗ lực cải tiến liên tục không ngừng đối với mọi cá nhân trong tổ
chức, không phân biệt là nhà quản lý hay công nhân trong tổ chức đó.

Vậy kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện
không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.

Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết
và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mỗi cán bộ công nhân viên.

Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài. Thực tế, các
công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân

5
Tạo sự cam kết của toàn tổ chức: Một mình nhà lãnh đạo không thể kéo hay ép cả tổ
chức thực thi một triết lý quản lý. Áp dụng triết lý Kaizen hay bất cứ phương pháp quản trị hiện
đại nào cũng đòi hỏi sự thấu hiểu về nguyên tắc, mục tiêu và phương thức thực hiện của tất cả
các thành viên trong tổ chức. Vì vậy, các doanh nghiệp cần ý thức rằng đào tạo cho nhân viên
và đội ngũ cán bộ quản lý là một cách đầu tư cần thiết và khôn ngoan. Bởi vì, chỉ khi có sự am
hiểu và tự tin thì con người mới hiện thực hóa được các mục tiêu quản lý. Bên cạnh đó là các
chính sách đánh giá và đãi ngộ hợp lý đi kèm để tạo động lực cho các thành viên trong công ty.
Kaizen phải là một thành phần của văn hóa trong công ty.Để xây dựng một văn hóa đòi
hỏi một quá trình bền bỉ và liên tục với sự cam kết kiên định của lãnh đạo và sự tham gia của
tất cả các thành viên của công ty. Đặc biệt, vai trò của lãnh đạo và các cán bộ quản lí là rất
quan trọng , họ phải là tấm gương dẫn đầu trong viêc thực hiện Kaizen.Mỗi cá nhân luôn có ý
thức thực hiện tinh thần 3 tự: Tự biết bản thân mình- Tự nghĩ ra các việc- Tự chủ để hành động.
Đặc biệt chú trọng các hoạt động Kaizen nhằm không ngừng cải thiện môi trường làm
việc, tăng năng suất lao động, tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết.
Phát động các phong trào thi đua, khen thưởng để khuyến khích tất cả mọi người cùng
tham gia và tạo ra động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến.Bên cạnh các hoạt động
khen thưởng , cần phải xây dựng các quy định phạt để răn đe những cá nhân vô ý thức cản trở
các hoạt động Kaizen.
Tăng cường áp dụng phương pháp quản lí trực quan bằng các hình ảnh và bảng biểu
thích hợp để tất cả mọi người đều dễ nhận biết và thực hiện.
 Trong thời kỳ đất nước bước vào hội nhập quốc tế; các doanh nghiệp đang ra sức
sản xuất có hiệu quả, nâng cao chất lượng. Nhà nước cần có các chính sách giúp đỡ các doanh
nghiệp trong việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp làm việc có hiệu quả. Đặc biệt là các
phương pháp đã được áp dụng thành công ở các nước trên thế giới. Với tư cách là người đi sau
các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu và thừa hưởng
những thành quả của các nước.
Kaizen đã rất thành công ở Nhật Bản và các nước khác trên thế giới. Việc áp dụng triết
lý này vào kinh doanh là rất cần thiết, ngoài sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì sự giúp đỡ
của Nhà nước có ý nghĩa hết sức to lớn. Nhà nước nên điều chỉnh các quy định ở cả cấp độ vĩ
mô và vi mô. Cho phép các doanh nghiệp áp dụng thành công triết lý Kaizen vào thị trường

26
Việt Nam nhằm xây dựng một nền móng vững chắc cho việc phát triển Kaizen vào tổ chức.
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động hàng ngày. Thành lập một tổ chức
nghiên cứu Kaizen cung cấp thêm thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp muốn áp dụng triết
lý kinh doanh này.
Nhà nước cần xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả
hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngày càng tốt
hơn an sinh và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền
kinh tế thị trường. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế.
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và bằng các nguồn
lực, các chính sách hướng các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống kinh doanh vào
những lĩnh vực và địa bàn cần thiết, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển. Nhà nước
quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên
cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, đặc biệt là giám sát thị
trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực trong doanh nghiệp, không phó
mặc cho các doanh nghiệp hoặc can thiệp không đúng, làm sai lệch các quan hệ.

27

You might also like