You are on page 1of 3

1.1.

2/ Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
a. Lao động cụ thể:
- Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình
thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản
xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ, phương pháp của
anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục: phương tiện
được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao
động là tạo ra cái bàn, cái ghế. (1)
- Đặc trưng:
 Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động,
công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng.
 Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
 Lao động cụ thể là phạm trừu vĩnh viễn.
 Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng
nhiều ngành nhề khác nhau, các hình thức lao động cụ
thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử
dụng khác nhau
b. Lao động trừu tượng:
- Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động xã hội của
người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó;
đó là sự hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa
về cơ bắp, tinh thần, trí óc.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ
may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau,
nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì
chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp
thịt và sức thần kinh của con người. (2)
- Đặc trưng:
 Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
 Lao động trừu tượng là một phạm trừu lịch sử, tồn tại
trong xã hội có sản xuất hàng hóa.
 Lao động trừu tượng là lao động nhiều nhất.
c. Quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng:
Về mặt lý thuyết, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận. Nó đem lại cơ sở khoa học cho lý
thuyết lao động và cơ sở để giải thích nhiều hiện tượng kinh tế
phức tạp.
- Sự thống nhất:
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính
chất tư nhân và tĩnh chất xã hội của người sản xuất hàng hóa.
Họ vừa là người sản xuất độc lập, lao động cụ thể của họ mang
tính tư nhân, lao động trừu tượng của họ là một bộ phận của lao
động xã hội.
- Mâu thuẫn:
 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản
ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của
người sản xuất hàng hóa. Mỗi người sản xuất hàng hoá sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào là việc riêng của bọn họ.
Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao động
cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân.
 Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao
động xã hội vì nó là một bộ phận của toàn bộ lao động xã
hội trong hệ thống phân công lao động xã hội. Phân công
lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những
người sản xuất hàng hóa. Họ làm việc cho nhau, thông qua
trao đổi hàng hóa. Việc trao đổi hàng hóa không thể căn
cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao
động chung đồng nhất - lao động trừu tượng. Do đó, lao
động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
 Biểu hiện của sự mâu thuẫn: (3)
1. Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể
không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của
xã hội.
2. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể
cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội có
thể chấp nhận.
 Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin thì Mâu thuẫn giữa lao động
tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu
thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá. Chính vì những mâu
thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển,
vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
Nguồn tài liệu: giáo trình KTCT Mác- Lênin
(1) https://loigiaihay.com/tinh-hai-mat-cua-lao-dong-san-xuat-hang-hoa-

c126a20232.html
(2) https://hoidap247.com/cau-hoi/512643

(3) https://loigiaihay.com/tinh-hai-mat-cua-lao-dong-san-xuat-hang-hoa-

c126a20232.html

You might also like