You are on page 1of 4

CHƯƠNG I.

ĐỘNG HỌC
A. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
Chủ đề 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Tốc độ trung bình
s s1 + s 2 + s3 + ...
v tb = =
t t1 + t 2 + t 3 + ...
Trong đó: s1, s2, s3 là quãng đường vật đi được trong thời gian t1, t2, t3.
2. Quãng đường đi được
s = v.t
3. Phương trình chuyển động thẳng đều
x = x 0 + v.(t - t 0 )
Trong đó:
x0 là tọa độ ban đầu của vật.
x là tọa độ của vật trong thời điểm t.
t0 là khoảng thời gian ban đầu so với gốc thời gian.
4. Đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động thẳng đều
(x
)

x0

0 t (t
)
5. Một số dạng bài tập thường gặp
a) Viết phương trình; tìm thời điểm; vị trí của vật
Bước 1: Chọn hệ quy chiếu
+ Gốc tọa độ
+ Trục tọa độ
+ Chiều dương (+)
+ Gốc thời gian
Bước 2: Viết phương trình chuyển động của hai xe (mỗi vật)
x1 = x 01 + v1.(t - t 01 )
x 2 = x 02 + v 2 .(t - t 02 )
b) Chú ý
- Khi hai vật gặp nhau: x1 = x2
d = x1 - x 2
- Khi hai vật cách nhau một khoảng thì
- Vật chuyển động cùng chiều dương (+) thì v > 0; vật chuyển động theo
chiều âm (-) thì v < 0.
- Vật ở phía dương của trục tọa độ thì x > 0 và vật ở phía âm của trục tọa
độ thì x < 0.
II. Bài tập
Bài 1: Lúc 8 giờ hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau
20 km/h chuyển động thẳng đều cùng chiều từ A đến B vận tốc lần lượt là 60 km/h
và 40 km/h.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe.
b) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau?
c) Tính quãng đường hai xe đi được khi gặp nhau?
d) Lúc 8 giờ 30 phút hai xe cách nhau bao xa?
Bài 2: Một xe xuất phát từ A với vận tốc 50 km/h lúc 7 giờ để đi đến chiều của xe máy. Một
ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ với vận tốc 70km/h theo cùng chiều với xe máy. Biết chuyển
động của xe máy và ô tô là chuyển động thẳng đều, khoảng cách giữa A và B là 30 km.
a) Viết phương trình chuyển động của hai xe.
b) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau?
c) Tính quãng đường mỗi xe đi được lúc 8 giờ 30 phút?
d) Lúc mấy giờ thì khoảng cách giữa hai xe là 20 km?
Bài 3: Lúc 6 giờ một người đi xe đạp từ A đuổi theo người đi bộ đã đi được 8 km. Cả hai đều

10
(m/s)
được xem như chuyển động thẳng đều với vận tốc lần lượt là 3 và 4 km/h.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe.
b) Hai người gặp nhau ở đâu? Lúc mấy giờ?
c) Lúc 7 giờ 30 khoảng cách giữa hai người là bao nhiêu?
d) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai người trên cùng một hình?
Bài 4: Đồ thị chuyển động của hai xe được biểu diễn như hình vẽ:

a) Lập phương trình chuyển động của hai xe?


b) Dựa vào đồ thị xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau?
c) Tính quãng đường mỗi xe đi được sau 5 giờ.
Chủ đề 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Vận tốc tức thời
Δs
v=
- Độ lớn: Δt
- Vec tơ vận tốc tức thời đặc trưng cho chuyển động nhanh hay chậm và
hướng chuyển động của vật.
2. Gia tốc
Δv v - v0
a= =
- Độ lớn: Δt t - t0
- Vec tơ gia tốc:
 
v - v0
a=
t - t0
3. Vận tốc của vật ở thời điểm t
v = v0 + at
4. Quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều
a.t 2
s = v0 .t +
2
5. Phương trình của chuyển động
a.t 2
x = x 0 + v 0 .t +
2
6. Chú ý
 
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a cùng hướng với v (a cùng dấu
với v)
 
a v
- Chuyển động thẳng chậm dần đều thì cùng ngược với (a ngược
dấu với v)
- Vận tốc ban đầu: v0 là những từ đang, bắt đầu, …
- Vận tốc lúc sau: v có những từ dừng, hãm, tăng tốc, …
II. Bài tập
Bài 1: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc sau 10s đạt vận tốc 15
m/s.
a) Tính gia tốc của xe?
b) Tính vận tốc và quãng đường xe đi được trong 15s kể từ lúc bắt đầu tăng tốc?
c) Sau bao lâu vật đạt vận tốc 72 km/h?
Bài 2: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/s thì hãm phanh sau 5s đạt vận tốc
36 km/s.
a) Tính gia tốc của xe?
b) Quãng đường xe đi được sau 10s kể từ lúc hãm phanh?
c) Sau bao lâu xe đi được quãng đường s là 10m kể từ lúc hãm phanh?
Bài 3: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/s thì hãm phanh sau 10s thì dừng
lại.
a) Tính gia tốc của xe?
b) Vận tốc của xe sau 5s kể từ lúc hãm phanh?
c) Sau khi đi được 10m kể từ lúc hãm phanh thì xe đạt vận tốc là bao nhiêu?

You might also like