You are on page 1of 5

3.

2 Đánh giá ý nghĩa của chế định:

Chế định pháp nhân trong Bộ luật dân sự là một chế định pháp lý có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Việc tìm hiều về chế định trên có giá trị to lớn đối với
sinh viên:

 Tạo cho sinh viên có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về pháp luật Việt Nam nói
chung và Bộ luật dân sự nói riêng.
 Giúp chúng ta hiểu biết về những quy định của pháp luật đối với pháp nhân- chủ
thể của quan hệ pháp luật dân sự.
 Chỉ có tuân thủ pháp luật và hiểu biết pháp luật thì chúng ta mới có đủ khả năng
bảo vệ bản thân, có thể dùng vốn hiểu biết của mình để bảo vệ cho những người
thân của mình.
 Khi tìm hiểu về chế định pháp nhân, chúng ta có thêm nhiều hiểu biết giúp ta hạn
chế được những rủi ro và bảo vệ được quyền lợi của bản thân, gia đình khi tham
gia giao dịch với một pháp nhân:

Những lưu ý khi giao dịch với một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

+ Cần phải xác định năng lực hành vi dân sự của pháp nhân : pháp nhân được
coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải căn cứ vào quy định của pháp
luật. Thông thường năng lực hành vi của pháp nhân hay tổ chức được tính kể
từ thời điểm doanh nghiệp đó được thừa nhận sự tồn tại về mặt pháp lý, ví dụ
như kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, cấp giấy phép thành lập hoặc
ngày mà pháp luật quy định phải khai trương hoặc phải đăng ký thì mới được
coi là đã thành lập. Và chỉ khi các doanh nghiệp, tổ chức hoặc pháp nhân được
coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự
thì năng lực dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được
thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Quy định này có
nghĩa rằng sự hình thành pháp luật và được pháp luật công nhận thì pháp nhân
đó có năng lực dân sự đầy đủ, có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục
đích hoạt động của mình.

+ Cần xác định đại diện của pháp nhân theo pháp luật và theo uỷ quyền: Đây
là một trong những nội dung quan trọng liên quan đến vị trí pháp lý của các
bên cũng như đến hiệu lực của hợp đồng. Đại diện cho pháp nhân thông
thường được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định
thành lập của pháp nhân. Trong thực tiễn, việc uỷ quyền cũng được ghi nhận
trong một loạt các tài liệu có giá trị chứng cứ khác như quy chế hoạt động của
tổ chức đó, quyết định quy định trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của từng
lãnh đạo và thành viên của doanh nghiệp và kể cả trong thông báo chào
hàng… Và những giấy tờ này, về nguyên tắc có giá trị hợp lệ để chứng minh
cho việc phân công của lãnh đạo doanh nghiệp đối với các lãnh đạo và thành
viên khác của doanh nghiệp đó. Khi tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng,
chúng ta phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ
quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do
việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện
uỷ quyền. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người có thẩm quyền ký kết
hợp đồng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, được xác định rõ
trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc người được người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền.

+ Kiểm tra chi tiết nội dung trên hợp đồng giao dịch.

Khi xảy ra tranh chấp tài sản với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, chúng ta cần:

+ Bình tĩnh

+ Xác định đúng tư cách của mình trong vụ việc: Việc xác định đúng tư cách
của mình trong vụ việc sẽ giúp khách hàng dễ dàng biết cách để giải quyết vấn
đề khi tranh chấp xảy ra. Cả hai bên cần phải xác định lại một lần nữa thông
qua ý kiến của luật sư về việc theo pháp luật thì mình có phải là chủ sở hữu
hợp pháp của tài sản đó hay không. Nếu xác định không đúng thì xem mình có
yếu tố nào đủ để tiến hành việc đăng ký hay không. Nếu cả hai điều kiện trên
đều không có thì khách hàng rất có thể tốn nhiều thời gian và chi phí khởi kiện
hoặc bị khởi kiện nhưng vẫn không có thể sở hữu tài sản đó có thể hợp pháp
trên thực tế.

+Tập hợp  đầy đủ các hồ sơ chứng từ, tài liệu giao dịch với doanh nghiệp và
tìm đến một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín để tiến hành thủ tục mời
luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

+ Tiếp theo, thu thập tài liệu để tiến hành khởi kiện vụ án dân sự đòi lại quyền
lợi của mình.

+ Tôn trọng những người tham gia tố tụng: Cho dù chúng ta có nhiều chứng
cứ, lý lẽ thuyết phục nhưng cảm xúc và quan điểm cá nhân của con người là
điều không thể tránh khỏi. Vì thế, ta cần lắng nghe ý kiến của Hội đồng xét xử
và các bên tham gia tố tụng. Từ đó, sẽ hiểu được suy nghĩ của họ mà đưa ra lời
đối đáp có hiệu quả. Kể cả khi rất tức giận bên còn lại thì chúng ta cũng phải
dùng những lời lẽ tôn trọng với họ tại tòa án thì sẽ có tính thuyết phục cao
hơn. Tranh chấp tài sản thực tế phát sinh rất nhiều vấn đề. Vì thế, chúng ta nên
tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư chuyên về tranh tụng để được bảo vệ tốt
nhất.

 Áp dụng trong công việc: Trong tương lai, khi chúng ta thành lập một tổ
chức/ doanh nghiệp kinh doanh thì việc tìm hiểu về chế định pháp nhân là vô
cùng cần thiết.
- Điều này giúp chúng ta nắm được quy định của pháp luật đối với pháp nhân,
điều kiện để trở thành một pháp nhân và những lợi thế mà tư cách pháp nhân
mang lại cho tổ chức/ doanh nghiệp
- Lợi thế mà tư cách pháp nhân mang lại cho tổ chức/doanh nghiệp:
+ Đầu tiên, nó đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp
nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp
nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.

+ Khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận là một
chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.

+ Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có tài sản riêng, độc lập với tài sản của
tổ chức, cá nhân khác, có khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản
của mình.

+ Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp có hay không có tư cách pháp nhân là
tùy thuộc vào sự quyết định của chủ thể kinh doanh cũng như sự tin tưởng của
đối tác kinh doanh, của khách hàng khi tiến hành kinh doanh. Về cơ bản thì
khi tiến hành kinh doanh với tư cách pháp nhân thì chế độ chịu trách nhiệm
chỉ chịu trong phạm vi vốn sở hữu điều lệ, đảm bảo lợi ích của thành viên
công ty khi kinh doanh.

+ Nếu không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp sẽ rất khó giao kết hợp đồng
được, không tạo lập được nhiều sự tin tưởng ở khách hàng một khi có sự
không rõ ràng, minh bạch trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tư cách
pháp nhân có vai trò quan trọng để xác định tư cách pháp lý khi tham gia vào
quan hệ pháp luật cũng như chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ
khi tiến hành kinh doanh.

PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại, việc tìm hiểu những chế định về pháp nhân – chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
là rất cần thiết đối với sinh viên. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi đã hoàn thành
những nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
Một là, làm rõ lý luận về những chế định về pháp nhân- chủ thể quan hệ pháp luật dân
sự. Trong đó, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề về khái niệm; các điều kiện để
tổ chức được công nhận là pháp nhân; năng lực chủ thể của pháp nhân cũng như việc
thành lập, chấm dứt hợp đồng pháp nhân.

Hai là, tập trung phân tích, đánh giá những tiêu chí để công nhận tổ chức có tư cách pháp
nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Ba là, nghiên cứu tình huống từ thực tiễn Tòa án để nhận diện tổ chức có tư cách pháp
nhân trong thực tế, phát hiện những bất cập quy định pháp luật và thực tiễn.

Bốn là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định pháp nhân trong quan hệ dân sự.

You might also like