You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN


CONTAINER NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN
QUỐC TẾ DELTA

Họ tên SV: Trần Thanh Thúy


Mã SV: 75735
Lớp: LQC58ĐH
Nhóm: N12
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Nha Trang

HẢI PHÒNG - 2020


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG FCL.........2

1.1 Dịch vụ giao nhận................................................................................................2

1.1.1 Khái niệm......................................................................................................2

1.1.2 Vai trò...........................................................................................................2

1.1.3 Các bên tham gia hoạt động giao nhận..........................................................2

1.2 Người giao nhận..................................................................................................3

1.2.1 Khái niệm......................................................................................................3

1.2.2 Các loại dịch vụ của người giao nhận...........................................................3

1.3 Tổng hợp các nguồn luật liên quan đến giao nhận...............................................5

1.4 Các chứng từ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu FCL.........................................5

1.5 Phân biệt hàng FCL và LCL................................................................................6

1.5.1 Khái niệm......................................................................................................6

1.5.2 Phân biệt hàng FCL và LCL.........................................................................6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ DELTA....9

2.1. Thông tin sơ lược về Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta...........................9

2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty....................................................9

2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chính...........................................................................10

2.4 Khách hàng chính của doanh nghiệp..................................................................10

2.5 Cơ cấu tổ chức...................................................................................................11

2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức...................................................................................11

2.5.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban............................................................11

2.6 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị...............................................................................13


2.7 Nguồn nhân lực..................................................................................................14

2.8 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong những năm gần đây.....................14

2.9 Các yêu cầu đối với từng vị trí việc làm trong doanh nghiệp.............................15

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN


CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ DELTA......................18

3.1 Quy trình giao nhận chung hàng nhập khẩu nguyên container...........................18

3.2 Quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container hóa chất
MILLIONATE MR-200 từ Nhật Bản tại Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta. 22

3.2.1 Tóm tắt thông tin chung về lô hàng hóa chất MILLIONATE MR-200.......22

3.2.2 Các bước quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container hóa chất
MILLIONATE MR-200......................................................................................23

PHỤ LỤC.................................................................................................................... 31
LỜI MỞ ĐẦU

Hiê ̣n nay, Viê ̣t Nam được đánh giá có nhiều cơ hô ̣i để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ
Logistics. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi,
hạ tầng thương mại, trung tâm logistics không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp.
Cùng với đó, các dịch vụ đi kèm đã, đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của
thị trường. Các thủ tục, thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu cũng đã cải thiện đáng kể.
Ở Hải Phòng, có nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cảng biển và
logistics.Trong đó, công ty TNHH Tiếp vận Quốc tế Delta là một trong những công ty Fowarder
đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Thông qua quá trình thực tập chuyên ngành, em đã có cơ hội được thực tập tại Công ty
TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta, em đã được quan sát, học hỏi quy trình thực hiện các nghiệp vụ
của Công ty. Trong bài báo cáo thực tập này, em xin được trình bày các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng FCL
Chương 2: Giới thiệu về Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta
Chương 3: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tại Công ty TNHH
Tiếp Vận Quốc tế Delta

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
FCL
1.1 Dịch vụ giao nhận
1.1.1 Khái niệm
Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005): “Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi Thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển
, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận
khác ( gọi chung là khách hàng) - Điều 136 Luật Thương mại ” .
Như vậy, nói một cách ngắn gọn: giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ , thủ tục
có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người xuất hàng) đến nơi nhận hàng (người nhập hàng ).
1.1.2 Vai trò
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng giao lưu hợp
tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có vai trò quan trọng. Điều này
được thể hiện ở :
+ Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không
có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào tác ngiệp.
+ Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện vận
tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải trọng của các phương tiện vận
tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
+ Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.
+ Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần
thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay do người giao nhận thuê,
giảm chi phí đào tạo nhân công.
1.1.3 Các bên tham gia hoạt động giao nhận
- Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại
- Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại
- Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với Người giao nhận vận tải
- Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa

2
- Người vận tải (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm nhận theo hợp đồng vận
chuyển.
- Người giao nhận (forwarder): người chịu trách nhiệm làm các thủ tục liên quan đến nhập khẩu
cho lô hàng và giao nó cho chủ hàng.
- Hải quan (customs): bên kiểm tra, xác nhận việc thông quan cho lô hàng.
1.2 Người giao nhận
1.2.1 Khái niệm
Theo Luật Thương mại Việt Nam(2005): “Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là
thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.”
Như vậy, người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của
khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi
là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra thực hiện các
công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng
thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên
nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó.
1.2.2 Các loại dịch vụ của người giao nhận
a) Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo yêu cầu của người gửi hàng, người giao nhận thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp
+ Lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc .
+ Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như :giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy
chứng nhận chuyên chở của người giao nhận …
+ Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của chinh phủ áp
dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩucũng như ở bất cứ nước quá cảnh
nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết.
+ Đóng gói hàng hoá (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao nhận) có tính đến
tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá và những luật lệ áp dụng nếu có, ở
nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến.
+ Lo liệu việc lưu kho hàng hoá nếu cần.
+ Cân đo hàng hoá.

3
+ Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu thì mua bảo
hiểm cho hàng.
+ Vận chuyển hàng hoá đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục chứng từ liên quan và
giao hàng cho người chuyên chở.
+ Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có).
+ Thanh toán phí và những phí khác bao gồm cả tiền cước.
+ Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.
+ Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần).
+ Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường đưa tới người nhận hàng thông qua nhưng mối
liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
+ Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có.
+ Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về những tổn thất của hàng hoá
(nếu có).
b) Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn giao hàng của người nhập khẩu, người giao nhận thực hiện những nhiệm vụ
sau:
+ Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hoá từ khi người nhận hàng lo liệu
vận tải hàng.
+ Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá.
+ Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước(nếu cần).
+ Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những chi phí khác cho hải quan.
+ Thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần).
+ Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
+ Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về những tổn
thất của hàng hoá nếu có.
+ Giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
c) Những dịch vụ khác
Ngoài những dịch vụ đã nêu ở trên, người giao nhận cũng có thể làm một số những dịch vụ
khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt khác như gom hàng (tập
hợp những lô hàng lẻ lại) có liên quan đến hàng công trình: công trình chìa khoá trao tay (cung
cấp thiết bị, xưởng … sẵn sàng vận hành), phân loại, dán ký mã hiệu hàng hóa, vận tải nội bộ,…

4
Người giao nhận cũng có thể thông báo khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, những
thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều khoản thích hợp cần đưa
vào hợp đồng mua bán ngoại thương.
1.3 Tổng hợp các nguồn luật liên quan đến giao nhận
- Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế
- Điều 167 Luật Thương Mại 2005
- Bộ luật hàng hải 2015
- Nghị định 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp
thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan.Nghị định được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.
1.4 Các chứng từ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu FCL
- Arrival notice ( Giấy báo hàng đến cảng )
- Bill of lading ( vận đơn )
- Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn thương mại
- Packing list
- C/O
- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu
- Phí local charge tại cảng đến
- Thuế nhập khẩu
- Hóa đơn nâng container, hạ vỏ rỗng

5
- Phiếu tạm thu cược vỏ container
- Phiếu tạm thu phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển
- Các chi phí phát sinh ( nếu có ).
- Bảng kê vận chuyển container
1.5 Phân biệt hàng FCL và LCL
1.5.1 Khái niệm
a) Hàng FCL ( Full Container Load):
Hàng nguyên container FCL là những lô hàng lớn đủ để đóng vào trong một hoặc nhiều
container. Đóng hàng nguyên container thường sẽ là các mặt hàng đồng nhất , sao cho đủ để có
thể đóng hết vào trong một container.
b) Hàng LCL( Less than Container Load):
Hàng lẻ LCL là những lô hàng nhỏ, không đủ để đóng trong một container. Chủ hàng phải
ghép chung lô hàng với các chủ hàng khác. Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người
gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân
loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và
làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi
chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.
1.5.2 Phân biệt dịch vụ giao nhận hàng FCL và LCL
a) Phân tích dịch vụ giao nhận hàng FCL.
Bảng 1.1 Nghĩa vụ các bên theo dịch vụ giao nhận hàng FCL
Người gửi hàng Người vận chuyển Người nhận hàng
– Thực hiện book container – Phát hành vận đơn và – Khi nhận được thông báo
và ra cảng lấy container, khai manifest cho người hàng đã đến cảng của hãng
vận chuyển về kho để đóng gửi hàng. Trước khi gửi tàu, thực hiện sắp xếp bộ
hàng. bill thì phải gửi bản draft chứng từ hợp lý để đến
– Cung cấp chi tiết thông bill để người gửi hàng hãng tàu đổi lệnh. Sau đó
tin cho hãng tàu để làm vận kiểm tra thông tin trên bill. làm thủ tục hải quan thông
đơn. – Bốc container lên tàu và quan lô hàng.
– Đóng hàng vào container sắp xếp container an toàn – Vận chuyển container về
và thực hiện gia cố hàng để trước khi tàu nhổ neo. kho và rút hàng sau đó trả
đảm bảo hàng đóng đầy – Dỡ container khỏi tàu lên container về đúng nơi quy
không bị xê dịch trong quá bãi container cảng đích. định cho hãng tàu hoặc rút
trình vận chuyển. – Khi hàng đến làm D/O và hàng ngay tại cảng nếu làm
– Tính toán hàng hóa cho giao container cho người lệnh rút ruột.
phù hợp và gán nhãn mác, nhận có vận đơn hợp lệ tại – Hoàn tất các phí local
ký hiệu để bên nhận dễ bãi container (CY). charges, D/O, phí cược

6
nhận biết loại hàng. container.
– Làm thủ tục hải quan để
thông quan cho lô hàng.
– Niêm chì (seal) cho
container
– Thực hiện đổi lệnh và hạ
container tại cảng xuất và
thanh toán các chi phí nâng
hạ tại cảng.
– Chịu các chi phí như phí
bốc dỡ, phí THC, phí
DEM/DET nếu có.

b) Phân tích dịch vụ giao nhận hàng LCL.


Bảng 1.2 Nghĩa vụ các bên theo dịch vụ giao nhận hàng LCL
Người gửi hàng Người gom hàng Người vận chuyển Người nhận hàng
– Đóng hàng và chở – Đây là người chịu Trong vận chuyển Trách nhiệm của
đến kho CFS trách nhiệm trực hàng lẻ mặc dù người nhận hàng
(Container Freight tiếp với khách hàng người người gom LCL tương tự như
Station) của người suốt quá trình hàng (consolidator) làm hàng FCL
gom hàng đồng thời chuyên chở. là người thực hiện nhưng có một chút
làm thủ tục hải – Cấp vận đơn cho việc tập hợp hàng khác biệt như:
quan để thông quan khách hàng và khai hóa nhỏ lẻ và vận – Khi nhận được
cho lô hàng. manifest lên hệ chuyển đến kho thông báo hàng đã
– Cung cấp chi tiết thống. riêng để đóng thành đến kho của người
bill cho người gom – Thực hiện thông một container hoàn gom hàng, thực
hàng để làm vận báo cho khách hàng chỉnh. Tuy nhiên hiện sắp xếp bộ
đơn. khi hàng đến và người chở hàng chứng từ hợp lý để
– Xác nhận draft liên hệ với đại lý thực tế vẫn là các đến đại lý của
bill và nhận vân bên nhận để giải hãng tàu vì người người gom hàng đổi
đơn. phóng hàng cho gom hàng vẫn phải lệnh. Sau đó làm
khách hàng. thuê lại container thủ tục hải quan
của hãng tàu và hợp thông quan lô hàng.
đồng vận chuyển Tuy nhiên khác với
với hãng tàu. Vì hàng FCL, người
bản chất người gom nhận hàng lẻ không
hàng không có tàu cần đóng phí cước
để vận chuyển hàng container, vì bản
hóa. chất người nhận
hàng không mượn
container. Nhưng
ngược lại thì phải
đóng phí handling
charges.

7
8
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ
DELTA

2.1. Thông tin sơ lược về Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ DELTA
Tên quốc tế: DELTA INTERNATIONAL LOGISTICS COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: DELTA LOGISTICS
Địa chỉ: Tầng 17, Phòng 1702 Cát Bi Plaza, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng
Mã số thuế: 0200912821
Giám đốc: Đinh Văn Hưng
Ngày hoạt động: 2009
Số điện thoại: (0225) 3821525
Email: dinhhung@delta-logistics.com.vn
Website: www.delta-logistics.com.vn
Ngành nghề kinh doanh chính: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải

Hình 2.1: Hình ảnh logo của công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Delta
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta ( Delta Logistics) được thành lập từ năm 2009 với
đầy đủ các dịch vụ trong ngành vận tải như đại lý tàu biển, vận tải biển, vận chuyển hàng hóa,
kho bãi và thương mại. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, Công ty đã
liên tục cải tiến và phát triển kinh doanh với mục tiêu cung cấp tiêu chuẩn dịch vụ cao nhất cho
các nguyên tắc của Công ty trên toàn thế giới.
Delta Logistics hiện là thành viên chính thức của các tổ chức sau:

9
- Liên đoàn Quốc tế (FIATA)
- Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS)
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Đen Ta đã trở thành một
thương hiệu uy tín, chất lượng trong lĩnh vực vận tải tại Hải Phòng nói riêng và tại Việt Nam nói
chung. Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Đen Ta không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng dịch
vụ theo chiều sâu mà còn mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều lĩnh vực khác như với mục tiêu
“Trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận tải tốt nhất cho khách hàng”. Đến năm 2018 Công ty mở
rộng và đẩy mạnh hàng consol LCL đi Karachi, Colombo.
2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chính
- Vận tải hàng hóa ven biển, vận tải hàng hóa viễn dương, đường thủy nội địa bằng phương tiện
cơ giới, đường bộ, đường sắt
- Vận tải hành khách ven biển, vận tải hành khách viễn dương, đường thủy nội địa
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan, trong kho đông lạnh (trừ kho ngoại quan)
- Bốc xếp hàng hóa cảng biển, cảng sông, cảng hàng không
- Dịch vụ đại lý tàu biển, đại lý vận tải đường biển
- Dịch vụ kiểm đếm, giao nhận hàng hóa
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan
- Cho thuê xe có động cơ
- Bán buôn, bán lẻ các loại mặt hàng như hàng may sẵn, giày dép, vật liệu thiết bị lắp đặt, nông
lâm sản nguyên liệu,…
2.4 Khách hàng chính của doanh nghiệp
- Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Giấy Thái Nguyên
- Công ty Dệt may Thái Bình
- Công ty TNHH Thái Hà
- Công ty Daemoung
- Công ty TNHH Joung Young Vina
2.5 Cơ cấu tổ chức
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

10
Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng Logistics

Nv chứng từ Nv chứng từ Bp. Làm thủ tục


Phòng vận tải
hàng nhập hàng xuất tờ khai hải quan

Nv đi lấy lệnh Nv hiện Lái xe đầu BP sửa chữa


hiện trường trường kéo xe

Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Delta
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.5.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
a) Giám đốc:
- Giám đốc là người điều hành tối cao nhất của doanh nghiệp, phụ trách việc điều hành tổ chức
đó và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc hàng ngày của Công ty
+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ
quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị
+ Quyết định hợp đồng kinh doanh;
+ Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng lao động;
+ Quản lý toàn bộ tài sản của Công ty.
+ Tìm kiếm việc làm cho Công ty.
b) Phòng kế toán
- Có nhiệm vụ theo dõi chi phí, doanh thu, lợi nhuận của Công ty.
- Lên ủy nhiệm chi và phiếu nợ cước của khách.
- Thực hiện thanh toán đầy đủ, đúng kỳ hạn tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải thu, phải
trả theo đúng chế độ hiện hành.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý tiền mặt, chế độ kiểm tra thường xuyên và đột xuất.
-Đồng thời lập báo cáo kinh doanh hằng quý và năm.
c) Phòng kinh doanh
- Là bộ phận bao gồm các mảng: mua bán cước vận tải nội địa, quốc tế.

11
-Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận các nhu cầu XNK của đại lý hoặc khách hàng có nhu cầu,
chào giá dịch vụ của Công ty tới đại lý, khách hàng, đàm phán với các hãng tàu, hãng hàng
không để có giá cước tốt nhất cho khách hàng…
- Tiến hành xem xét, báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận.
d) Phòng Logistics
- Bộ phận chứng từ (hàng nhập, hàng xuất):
+ Có nhiệm vụ lập các chứng từ cần thiết cho các lô hàng giao nhận vận tải của khách hàng như
vận đơn, khai báo hải quan, theo dõi các đơn hàng từ lúc kí kết hợp đồng vận chuyển với khách
hàng cho đến lúc hàng đã được giao cho người nhận
+ Chăm sóc, giải đáp và tư vấn thắc mắc cho khách hàng.
+ Kiêm nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu giao nhận vận tải về cho Công ty, tìm giá
cước các hãng tàu, hãng hàng không cạnh tranh để cung cấp cho khách hàng, tìm kiếm, liên lạc,
xây dựng và duy trì quan hệ với các đại lý, hãng tàu, lên kế hoạch kinh doanh cho Công ty.
- Bộ phận làm thủ tục khai hải quan:
+ Lập và triển khai các kế koạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu
cầu của khách hàng.
+ Đồng thời, thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng, xuất hàng đúng thời hạn yêu
cầu cùng với việc lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của luật hải quan.
+ Ngoài ra còn phải đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và
nâng cao chất lượng công việc của bộ phận.
- Phòng vận tải:
+ Gồm lái xe và bộ phận sửa chữa xe
+ Có nhiệm vụ quản lý lịch trình cũng như điều động, phân phối các xe và lái xe thuộc phạm vi
quản lý của công ty để thực hiện nhiệm vụ; trong khi đó lái xe nhận nhiệm vụ, lịch trình từ quản
lý, trực tiếp điều khiển xe đến các bãi container hoặc bãi hàng
2.6 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
- Công ty có văn phòng làm việc tại Tầng 17, Phòng 1702 Cát Bi Plaza, Quận Ngô Quyền,
Thành phố Hải Phòng

12
Hình 2.3 Hình ảnh văn phòng của công ty
- Số lượng đội xe: 11 xe đầu kéo USA, trị giá : 2 tỷ/ xe
- Dù công ty có 11 đầu container nhưng bù lại khuôn viên bãi xe rất rộng lớn, tận dụng cho
thuê bãi xe.

Hình 2.4 Hình ảnh bãi xe cho thuê của công ty


2.7 Nguồn nhân lực
Hiện nay công ty có tổng số 22 cán bộ nhân viên, trong đó: ban giám đốc 1, phòng kế toán
2, phòng kinh doanh 1, phòng Logistics 4, bộ phận thủ tục tờ khai hải quan 1, phòng vận tải 13.
Bảng 2.1 Tình hình lực lượng lao động của doanh nghiệp

STT Bộ phận công tác Số nhân viên


1 Ban giám đốc 1
2 Phòng kế toán 2
3 Phòng kinh doanh 1
4 Phòng Logistics 4
a Nhân viên chứng từ hàng nhập 1
b Nhân viên chứng từ hàng xuất 2

13
c Nhân viên đi lấy lệnh hiện trường 1
5 Bộ phận thủ tục tờ khai hải quan 1
a Nhân viên hiện trường tờ khai hải quan 1
6 Phòng vận tải 13
a Điều vận 1
b Lái xe 11
c Bộ phận sửa chữa 1
Tổng cộng 22
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nguồn lao động của Công ty toàn bộ đều được tuyển dụng đã qua đào tạo chuyên môn ở
các cấp trình độ: Cao học, Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Đa số cán bộ nhân viên tại khối
gián tiếp có tuổi đời trẻ (dưới 35 tuổi), có sức khỏe và đủ điều kiện cống hiến lâu dài.
2.8 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong những năm gần đây

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Tiếp vận Quốc tế Delta năm 2018-2019
Đơn vị tính: đồng
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận thuần
Năm 2018 65.106.703.728 49.431.220.116 15.675.483.612
Năm 2019 81.762.447.660 61.321.835.745 20.440.611.915
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty)
Nhìn chung trong giai đoạn 2018-2019, Công ty hoạt động hiệu quả và làm ăn có lãi.
Trong năm 2019, Công ty có doanh thu tăng 16,6 tỷ đồng so với năm. Điều này dẫn tới lợi
nhuận thuần của Công ty tăng gần 5 tỷ đồng. Đây là kết quả của việc Công ty đã chủ động tìm
kiếm những nguồn hàng mới, đẩy mạnh chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
đồng thời có những giải pháp hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí.
2.9 Các yêu cầu đối với từng vị trí việc làm trong doanh nghiệp
a) Nhân viên kinh doanh
- Công việc cụ thể:
 Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty, cung cấp giá cước và các chi phí
liên quan, lịch tàu chạy, hỗ trợ khách hàng trong quá trình đóng hàng, đưa hàng xuống
tàu, hoàn tất chứng từ, thủ tục...

14
 Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng các công việc chăm sóc khách hàng như giữ liên
lạc để thường xuyên, cập nhật các thông tin về nhu cầu vận chuyển, đưa ra những dịch vụ
ưu đãi, hỗ trợ ưu tiên về giá...
 Mở rộng lượng khách hàng bằng các hoạt động đi thăm khách hàng mới, giới thiệu quảng
bá sản phẩm dịch vụ tới khách hàng...
 Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất
tới tay khách hàng
-Yêu cầu: Kiến thức cơ bản về bán hàng (sales), hàng hải (như lịch tàu, giá cước, tình hình thị
trường, cảng xếp dỡ...), xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn và tinh tế.
b) Nhân viên hiện trường
- Công việc cụ thể
 Khai báo cho hải quan tại cảng
 Theo dõi quá trình đóng, xếp hàng trực tiếp tại kho
 Phối hợp với các bộ phận khác để tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho khách hàng đúng
thời hạn thỏa thuận
 Báo cáo chi tiết công việc cho phụ trách bộ phận và ban giám đốc
-Yêu cầu:
 Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh, có kinh nghiệm
trong việc thông quan hàng hóa
 Giao tiếp và xử lý tình huống tốt
 Biết cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc để thực hiện các công việc như báo cáo,
tổng hợp, lên kế hoạch,...
 Làm việc độc lập, cá nhân một cách chủ động nhất
 Làm việc tốt theo nhóm.
c) Nhân viên chứng từ

- Công việc cụ thể


 Soạn thảo và xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, lệnh giao
hàng, giấy báo hàng đến, khai thông tin hàng hóa với hải quan...

15
 Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, bộ chứng từ xin cấp C/O, hồ sơ xin cấp phép (đối
với hàng hóa yêu cầu giấy phép), hồ sơ xin đăng ký chất lượng (đối với một số mặt hàng
có yêu cầu), các công văn, tờ trình cho các bên có liên quan...
 Liên hệ với khách hàng và phối hợp với bộ phận hiện trường (Operator) làm thủ tục
thông quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu
 Lưu trữ hồ sơ, chứng từ như: thư từ giao dịch liên quan, đơn đặt hàng, bộ chứng từ, hàng
mẫu...
 Liên hệ với các nhà cung ứng và khách hàng về lịch chuyển hàng và giao nhận hàng
 Cập nhật thông tin các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
 Thực hiện việc lập báo cáo, đối chiếu hàng hóa nhập xuất tồn và đối chiếu, hàng tuần,
hàng tháng với các phòng, ban liên quan.
-Yêu cầu
 Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh
 Ngoại ngữ: Tiếng Anh khá, có thể đọc hiểu và soạn thảo các chứng từ bằng tiếng Anh,
giao tiếp cơ bản (chủ yếu qua email và Skype);
 Thành thạo tin học văn phòng;
 Khả năng giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt, tỉ mỉ trong công việc, có khả năng làm
việc dưới áp lực vì nhân viên chứng từ luôn phải chịu áp lực về thời gian hoàn thành, về
áp dụng các quy định mới trong quá trình xuất nhập khẩu hay vận chuyển và phải chịu
trách nhiệm đối với mọi sai sót trong hợp đồng.

16
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ
DELTA

3.1 Quy trình giao nhận chung hàng nhập khẩu nguyên container

Tiếp nhận thông tin Khai báo hải quan


Lấy lệnh giao hàng
lô hàng và kiểm tra điện tử
bộ chứng từ D/O

Giao hàng cho chủ


Làm thanh toán và hàng, trả lại container Đổi phiếu giao nhận
thu tiền phí dịch vụ rỗng và lấy tiền cược container
vỏ

Hình 3.1 Quy trình giao nhận chung hàng nhập khẩu nguyên container tại Công ty
TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta
 Giải thích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container ( sơ đồ quy trình như
hình vẽ )
Bước 1: Tiếp nhận thông tin lô hàng và kiểm tra bộ chứng từ
Sau khi nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu, khách hàng (người nhập khẩu) gửi bộ chứng từ
cung cấp các thông tin cần thiết về lô hàng cho phòng kinh doanh của Công ty Forwarder bao
gồm:
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có)
- Giấy báo hàng đến (Arrival notice)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Giấy giới thiệu của công ty chủ hàng (thường gửi sau, cùng bộ hồ sơ giấy).
Sau khi nhận bộ chứng từ, phòng kinh doanh kiểm tra kỹ thông tin trên chứng từ để khâu khai
báo hải quan được thuận lợi, nhanh chóng.

17
Bước 2: Lấy lệnh giao hàng D/O
Công ty Forwarder được người nhập khẩu thuê làm thủ tục nhập hàng sẽ chuẩn bị các chứng từ
để lên hãng tàu lấy D/O và cược vỏ container :
- Giấy giới thiệu ( có đóng dấu công ty nhập khẩu )
- Vận đơn ( Bill of Lading)
- Chứng minh nhân dân photo của người lấy lệnh
Và tiền làm hàng ứng trước :
-Thanh toán phí local charges (sau đó lên hóa đơn cho người nhập khẩu ).
-Tiền cược vỏ container để làm thủ tục cược vỏ
-Tiền đóng phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển
-Tiền nâng hạ container tại cảng
-Tiền ký hải quan giám sát kho bãi dưới cảng
Hiện nay có 2 cách để lấy lệnh giao hàng:
 Lệnh giao hàng lấy trực tiếp:
Nhân viên đi lấy lệnh hiện trường đặt bộ chứng từ vào quầy chứng từ hàng nhập. Tại quầy
chứng từ hàng nhập, nhân viên đi lấy lệnh hiện trường của công ty Forwarder sẽ thanh toán và
đóng phí local charges cho bộ phận thu ngân tại quầy kế toán.
Tùy vào cách thức của từng hãng tàu một số hãng tàu sẽ thu trực tiếp tại quầy thu ngân,
phát hành hóa đơn đỏ trực tiếp cho hãng tàu. Người đi lấy lệnh sẽ phải cung cấp 1 số thông tin
như: mã số thuế, địa chỉ tên công ty,….để kế toán viết hóa đơn đỏ. Một số hãng tàu khác lại có
cách thức thanh toán khác như yêu cầu nhân viên lấy lệnh đến ngân hàng để chuyển tiền phí
local charges, khi chuyển tiền hoàn tất nhân viên lấy lệnh sẽ mang giấy chuyển tiền đến nộp cho
quầy thu ngân. Bộ phận thu ngân sẽ phát hành hóa đơn đỏ cho khách hàng (nhân viên hiện
trường) hoặc phiếu tạm thu.
Sau khi nhân viên hiện trường hoàn tất việc thanh toán phí local charges, hãng tàu sẽ phát
hành lệnh giao hàng D/O. Lệnh giao hàng D/O gồm 2 liên và có giá trị sử dụng trong vòng 3
ngày kể từ ngày phát hành. Liên thứ nhất có mục đích sử dụng để nhân viên đi lấy lệnh hiện
trường mang tới hải quan chi cục cùng với bộ hồ sơ để hoàn tất việc thông quan tờ khai. Liên
thứ hai được sử dụng cùng với bộ chứng từ bao gồm: tờ khai hải quan được thông quan, bill,
giấy giới thiệu với mục đích cho nhân viên đi lấy lệnh hiện trường mang xuống dưới cảng để
đổi phiếu giao nhận container. Sau khi hoàn tất thủ tục lấy D/O, nhân viên đi lấy lệnh hiện

18
trường sẽ tới quầy cược vỏ. Tại đây, nhân viên đi lấy lệnh hiện trường sẽ điền đầy đủ tất cả các
thông tin bao gồm: tên tàu, số chuyến, số bill, tên người nhập khẩu, địa chỉ kho riêng, số
container, số chì và nộp tiền cược vỏ.
Phí cược có 4 liên. Liên ngoài cùng màu trắng nhân viên đi lấy lệnh hiện trường ký tên và
ghi số điện thoại. Hãng tàu sẽ lưu lại liên cược màu trắng. 3 liên còn lại màu vàng, xanh, hồng
thì gửi cho khách hàng là nhân viên lấy lệnh hiện trường. Trong đó, liên vàng dùng để đổi phiếu
giao nhận container, liên xanh hạ vỏ rỗng, liên hồng để lấy lại tiền cược.
 Lệnh giao hàng điện từ (EDO):
Cho đến thời điểm này có 5 hãng tàu lớn thực hiện phát hành và giao lệnh giao hàng điện
tử EDO. Đó là các hãng tàu: KMTC, HEUNG A, MAESK LINE, SITC, HAPAG-LLOYD.
Ưu điểm của lệnh EDO là khách hàng-người nhập khẩu không phải mang chứng từ trực
tiếp lên hãng tàu, đóng phí local charges để lấy lệnh giao hàng. Nhờ đó tiết kiệm được thời gian
và nhân lực cho doanh nghiệp. Nhân viên chỉ cần ngồi tại văn phòng liên hệ, đăng kí với hãng
tàu mẫu email nhận lệnh giao hàng điện tử. Kế toán sẽ chuyển tiền phí local charges cho hãng
tàu để lấy D/O và tiền cược vỏ container. Hãng tàu sau khi thông báo tiền sẽ gửi lệnh giao hàng
điện tử qua email. Nhân viên chứng từ in lệnh giao hàng (không có sự khác biệt nhiều so với
lệnh giao hàng lấy trực tiếp).
Bước 3: Khai báo hải quan điện tử
Bộ phận mở tờ khai hải quan của công ty forwarder tiến hành mở tờ khai hải quan ngay sau khi
nhận được giấy báo hàng đến.
Các chứng từ để nhập số liệu trên phần mềm : ECUS5 VNACCS
-Hợp đồng mua bán
-Hóa đơn thương mại
-Packing list
-Bill of lading
-Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có).
-Giấy phép nhập khẩu (nếu có).
Ngay sau khi nhập và kết thúc việc truyền dữ liệu trên phần mềm ECUS5 VNACCS, cơ quan
hải quan sẽ trả lời kết quả phân luồng tờ khai:
+Luồng xanh: Thông quan
+Luồng vàng: Kiểm tra lại hồ sơ ( mất thêm phí)

19
+Luồng đỏ: Bị kiểm hóa ( Kiểm tra lại hồ sơ và cắt chì kiểm tra hàng trong container và sẽ mất
thêm phí)
Bước 4: Đổi phiếu giao nhận container
Sau khi lấy được D/O trên hãng tàu và hoàn tất thủ tục thông quan tờ khai ( tại hải quan khu vực
), nhân viên giao nhận của công ty forwarder sẽ chuẩn bị các chứng từ sau để xuống cảng đổi
phiếu giao nhận container ( EIR ):
- Tờ khai hải quan đã thông quan
-Phiếu ký mã vạch
-Biên lai đóng phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển
-D/O vừa lấy trên hãng tàu
-Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu
-Chứng minh nhân dân photo
-Giấy cược vỏ container
-Bill ( có đóng dấu của đaị lý hãng tàu )
-Tiền đóng nâng hạ container
-Tiền ký hải quan giám sát kho bãi
 Thủ tục đổi phiếu giao nhận container:
Nhân viên đi lấy lệnh hiện trường mang bộ chứng từ có kí hải quan giám sát (tờ mã vạch).
Sau đó, nhân viên lấy lệnh hiện trường vào quầy của cảng xếp bộ hồ sơ chứng từ và đóng tiền
nâng hạ ( nâng hàng và hạ vỏ). Chi phí: 1.300.000 VND/container 40’ và 850.000
VND/container 20’(giá áp dụng cho container khô, thường, bách hóa). Nhân viên đi lấy lệnh
hiện trường cung cấp mã số thuế, tên công ty nhập khẩu. Kế toán cảng in hóa đơn, phiếu giao
nhận container có 4 liên. Liên ngoài cùng màu trắng, nhân viên lấy lệnh hiện trường kí tên, ghi
số điện thoại. Sau đó, cảng sẽ thu và lưu 3 liên còn lại giao cho nhân viên đi lấy lệnh hiện
trường. Trong đó, 1 liên giao cho lái xe vào cảng lấy container, 1 liên giao nhận cảng sẽ thu, 1
liên nộp tại bảo vệ cổng trước khi xe ra khỏi cảng.
Trong trường hợp lô hàng nhập khẩu có số lượng container từ 50 đến 100 container, doanh
nghiệp sẽ phải xin gia hạn trên hãng tàu để cảng cho phép lấy container ra khỏi bãi, khi gia hạn
doanh nghiệp phải đóng phí lưu container. Thông thường, năng lực dỡ hàng của doanh nghiệp
dao động từ 10 đến 15 container 1 ngày.
Bước 5: Giao hàng cho chủ hàng, trả lại container rỗng và lấy tiền cược vỏ

20
Sau khi lấy được phiếu giao nhận container, nhân viên đi lấy lệnh hiện trường của công ty
forwarder gửi phiếu này cho bộ phận vận tải , hoặc lái xe để họ vào cảng lấy container. Lái xe
kiểm tra tình trạng container hàng trước khi rời cảng. Lái xe sẽ kiểm tra tình trạng nguyên vẹn
của chì, số container, số chì, tình trạng container. Nếu phát hiện có vấn đề lái xe sẽ ghi chú lại.
Trong trường hợp lái xe bất cẩn không kiểm tra, lái xe sẽ phải chịu trách nhiệm về container
hàng của mình, liên quan đến chi phí sửa chưa container.
Trước khi giao hàng về kho riêng, lái xe liên hệ trước với chủ hàng dựa trên thông tin của
biên bản giao nhận hàng hóa. Đối với một số địa điểm nhận hàng là khu công nghiệp của doanh
nghiệp nước ngoài, lái xe cần phải đăng kí thông tin trước nửa ngày.
Tại kho riêng, thủ kho bố trí xe nâng, cần cẩu, công nhân để tác nghiệp dỡ hàng, rút hàng
từ container ra. Sau khi hoàn tất việc dỡ hàng, thủ kho sẽ kí nhận vào biên bản giao nhận hàng
hóa của lái xe. Trong trường hợp không có biên bản hàng hóa đi kèm thủ kho sẽ ghi xác nhận
vào mặt sau phiếu giao nhận container với nội dung đã nhận đủ 1 container nguyên chì.
Ghi chú: Với trường hợp sàn container bị bong chóc, nhiều dầu mỡ, lái xe sẽ yêu cầu thủ
kho ghi cụ thể tình trạng container để làm bằng chứng yêu cầu người nhập khẩu phải thanh
toán chi phí sữa chữa.
Lái xe vận chuyển vỏ rỗng về hạ bãi sẽ kiểm tra tình trạng sàn, vỏ container nếu không có
vấn đề nhân viên kho bãi sẽ tích vào ô tình trạng của phiếu EIR ở điều kiện tốt. Nhân viên đi lấy
lệnh hiện trường tập hợp các lệnh hạ vỏ rỗng (phiếu EIR), sau đó mang lên hãng tàu cùng với
phiếu tạm thu cược vỏ, giấy giới thiệu và vào quầy cược vỏ lấy lại tiền cược. Nếu tình trạng vỏ,
sàn container không có vấn đề hãng tàu sẽ trả 100% tiền cược. Ngược lại, sàn container bẩn,
hỏng hãng tàu sẽ trừ vào tiền cược. Để xử lý vấn đề này, nhân viên đi lấy lệnh hiện trường sẽ
thông báo cho khách hàng ( người nhập khẩu). Người nhập khẩu sẽ phải thanh toán cho hãng
tàu.
Bước 6: Làm thanh toán và thu tiền phí dịch vụ
-Công ty Forwarder lập bảng kê yêu cầu khách hàng ( người nhập khảu ) hoàn trả các khoản tiền
đã được ứng trước khi làm hàng.
-Công ty Forwarder lập bảng kê yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản phí dịch vụ:
Tờ khai hải quan hàng nhập, vận chuyển container về kho riêng.

21
3.2 Quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container hóa chất MILLIONATE
MR-200 từ Nhật Bản tại Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta
3.2.1 Tóm tắt thông tin chung về lô hàng hóa chất MILLIONATE MR-200
-Người nhập khẩu: Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại PUS Việt Nam
 Địa chỉ: Tầng 2 số 27, ngách 17/25,ngõ 322 đường Mỹ Đình,Phường Mỹ Đình 1, Quận
Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
 Điện thoại: +84-965606783
-Người xuất khẩu: Công ty Chori Singapore Pte Ltd.
 Địa chỉ: 1, HARBOURFRONT AVENUE, #13-03, KEPPEL BAY TOWER,
SINGAPORE 098632
 Điện thoại: +65-62088802
-Tên mặt hàng: MILLIONATE MR-200 (Polymethylene polyphenyl polyisocyanate)
-Khối lượng tịnh (net weight): 39.000 kg
-Tổng trọng lượng hàng (gross weight): 42.528 kg
-Quy cách đóng gói: 40 pallet (156 thùng)
 250 kg/thùng x 4 thùng trên 1 pallet x 36 pallet
 250 kg/thùng x 3 thùng trên 1 pallet x 4 pallet
-Số lượng container: 2 container 20’
-Cảng xếp hàng: cảng Singapore
-Cảng dỡ hàng: cảng Đình Vũ – Hải Phòng
-Phương thức thanh toán: L/C
-Điều kiện giao hàng: CIF HAIPHONG PORT, VIETNAM
-Tổng giá trị hóa đơn: 47.580 USD
3.2.2 Các bước quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container hóa chất
MILLIONATE MR-200
Bước 1: Tiếp nhận thông tin lô hàng và kiểm tra bộ chứng từ
Sau khi nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại PUS
Việt Nam (người nhập khẩu) gửi bộ chứng từ cung cấp các thông tin cần thiết về lô hàng cho
phòng kinh doanh của Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta bao gồm:
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract) (phụ lục 1)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) (phụ lục 2)
22
- Phiếu đóng gói (Packing list) (phụ lục 4)
- Giấy báo hàng đến (Arrival notice) (phụ lục 5)
- Vận đơn (Bill of Lading) (phụ lục 3)
- Giấy giới thiệu của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại PUS Việt Nam
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

 Thông tin trên giấy báo hàng đến (phụ lục 5)


+) Tên tàu: PACIFIC SINGAPORE 2054W
+) Số vận đơn: HASLJ01200601647
+) Thời gian dự kiến tàu đến (ETA): 26/07/2020
+) Người gửi hàng: Công ty Chori Singapore Pte Ltd.
+) Người nhận hàng: Chi nhành ngân hàng MSB Hà Nội
+) Cảng xếp: Singapore Port
+) Cảng dỡ: Haiphong Port

23
Trên giấy báo hàng đến, hãng tàu thông báo các khoản phí local charges mà khách hàng (người
nhập khẩu) phải thanh toán để lấy lệnh giao hàng:
- Phí vệ sinh container: 285.000 VND/container 20’
- Phí D/O: 855.000 VND/container 20’
- Phí THC: 114 USD/container 20’
Bước 2: Lấy lệnh giao hàng D/O
Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta được Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại PUS
Việt Nam (người nhập khẩu) thuê làm thủ tục nhập hàng sẽ chuẩn bị các chứng từ để lên hãng
tàu lấy D/O và cược vỏ container :
- Giấy giới thiệu ( có đóng dấu công ty nhập khẩu )
- Vận đơn ( Bill of Lading)
- Chứng minh nhân dân photo của người lấy lệnh
Và tiền làm hàng ứng trước :
-Thanh toán phí local charges (sau đó lên hóa đơn cho người nhập khẩu ).
-Tiền cược vỏ container để làm thủ tục cược vỏ
-Tiền đóng phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển
-Tiền nâng hạ container tại cảng

24
-Tiền ký hải quan giám sát kho bãi dưới cảng

 Thông tin trên vận đơn (phụ lục 3)


+) Số vận đơn: HASLJ01200601647
+) Ngày vận đơn: 12/07/2020
+) Số container/số chì
BEAU2863522/628441
HALU2070250/628440
+) Số kiện: 40 pallet

25
+) Tên tàu: PACIFIC SINGAPORE
+) Số chuyến: 2054W
+) Cảng xếp: Singapore Port
+) Cảng dỡ: Haiphong Port
+) Tên mặt hàng: MILLIONATE MR-200
+) Trọng lượng tịnh: 39 MT
+) Trọng lượng cả bì: 42,528 MT
Nhân viên trên văn phòng của Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta sẽ làm 1 bảng Debit
Note, và ứng tiền trước cho nhân viên giao nhận đi chạy lệnh như sau:

DEBIT NOTE
Ngày : 28/07/2020
To : Khách hàng Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại PUS Việt Nam
B/L NO: HASLJ01200601647
VSL/VOY: SINOKOR HONGKONG 0263S
1 DESCRIPTION KIỂU LOẠI CONT ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
LOCAL CHARGES
D/O 20' GP 855,000 1 855,000
Cleaning fee 20' GP 142,500 2 285,000
THC 20' GP 2,644,800 2 5,289,600
CIC -
O.F -
OTHER ( DEM ) -
NOTE
TY GIA USD 1=23200 VND
TOTAL ( TỔNG TIỀN vnđ ) 6,429,600
LÊN HÓA ĐƠN CHO KHÁCH HÀNG
DIỄN GIẢI :
D/O : cả đơn hàng 855,000 vnd
Cleaning fee = đơn giá x số lượng cont x kiểu loại cont : 142,500 vnd x 2 cont 20 = 285,000 vnd
THC = đơn giá x số lượng cont x kiểu loại cont x tỷ giá ngoại tệ : 114 USD x 2 cont 20 x 23,200 vnd= 5,289,600 vnd
CIC = đơn giá x số lượng cont x kiểu loại cont x tỷ giá ngoại tệ :
O.F = Cước biển FOB chưa thanh toán :
DEM = đơn giá x số lượng cont x kiểu loại cont x tỷ giá x Số ngày bị tính lưu cont ( phạt )

2 Tiền cược vỏ cont trên Hãng tàu :

Đơn giá x số lượng cont x kiểu loại cont


5,000,000 x 2 x 20'GP
Tổng Tiền : 10,000,000 CTY FORWADER LẤY TIỀN CƯỢC CONT VỀ
3 Chi Phí dưới Cảng :

Nâng hàng & Hạ Vỏ : 1,700,000


Phí Hải quan Giám sát Kho bãi : 140,000
Phí sử dụng tiện ích /XD công trình Cảng biển HP : 460,000
Tổng Tiền : 2,300,000 LÊN HÓA ĐƠN CHO KHÁCH HÀNG
4 (4)=1+2+3 = 18,729,600 VND

Hình 3.4 Debit Note

26
Bởi vì hãng tàu mà Công ty làm việc là hãng tàu HEUNG A là 1 trong các hãng tàu đã
thực hiện phát hàng và giao lệnh giao hàng điện tử EDO. Do đó, nhân viên đi lấy lệnh hiện
trường của Công ty không cần đến trực tiếp hãng tàu để lấy lệnh giao hàng. Thay vào đó, nhân
viên chỉ cần ngồi văn phòng liên hệ, đăng kí với hãng tàu theo mẫu email để lấy lệnh giao hàng
điện tử EDO.
Bước 3: Khai báo hải quan điện tử
Bộ phận mở tờ khai hải quan của công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta tiến hành mở tờ khai
hải quan ngay sau khi nhận được giấy báo hàng đến.
Các chứng từ để nhập số liệu trên phần mềm : ECUS5 VNACCS
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn thương mại
- Packing list
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
- Giấy giới thiệu của Công ty nhập khẩu
Sau khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ , nhân viên chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ ,
tránh sai sót không trùng khớp, sau đó tiến hành truyền tờ khai lên hệ thông thông quan tự động
VNACCS. Các bước diễn ra như sau:
1. Đăng nhập vào phần mềm Ecus5vnaccs :Sử dụng tài khoản và chữ ký số của công ty . Chọn
hệ thống -> Chọn số 2 (Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu).
2. Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu( IDA) và tiền hành điền thông tin

27
Hình 3.5 Tab thông tin chung 1

Hình 3.6 Tab thông tin chung 2

28
Hình 3.7 Tab nhập thông tin danh sách hàng
Khai các các thông tin cần thiết trên hệ thống khai hải quan điện tử VNACC/VCIS
ECUS5. Sau đó sẽ nhận được thông báo kết quả phân luồng hàng hóa.
Mặt hàng MILLIONATE MR-200 (Polymethylene polyphenyl polyisocyanate) nguyên
sinh, dạng lỏng, 250kg/thùng, dùng trong sản xuất tôn cách nhiệt, mã CAS: 9016-87-9, hàng
mới 100%, mã HS 390930 được phân vào luồng vàng, số tờ khai: 103439551830, ngày đăng ký
27/07/2020, mã loại hình:A11. Lô hàng phải chịu thuế GTGT chi tiết trong phụ lục tờ khai.
Vì mặt hàng này được phân luồng vàng nên phải kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu
cầu sửa đổi hay bổ sung hồ sơ hải quan thì công ty thực hiện theo yêu cầu sau đó xuất trình hồ
sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì in tờ khai,
đóng thuế, phí rồi đi lấy hàng. Nhân viên in các tờ khai và phụ lục (nếu có), mang theo bộ hồ sơ
(Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O,…) lên trình cho Hải quan. Hàng hóa không có vấn
đề nên được thông quan, trong trường hợp chứng từ không đủ thì phải bổ sung hoặc chứng từ bị
nghi ngờ thì hàng hóa sẽ phải tiến hành kiểm tra thực tế. Nhân viên chứng từ in tờ khai lô hàng
đã thông quan và tên container đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan (tờ mã vạch) để tiến
hành làm thủ tục nhận hàng và giao hàng cho khách hàng.
Đóng phí, lệ phí
29
Phí sử dụng tiện ích ,xây dựng công trình cảng biển: 460.000 vnđ/ 2 container 20’GP.
Bước 4: Đổi phiếu giao nhận container
Sau khi lấy được D/O trên hãng tàu và hoàn tất thủ tục thông quan tờ khai ( tại hải quan khu vực
), nhân viên giao nhận của công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta sẽ chuẩn bị các chứng từ sau
để xuống cảng đổi phiếu giao nhận container ( EIR ):
- Tờ khai hải quan đã thông quan
-Phiếu ký mã vạch
-Biên lai đóng phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển
-D/O vừa lấy trên hãng tàu
-Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu
-Chứng minh nhân dân photo
-Giấy cược vỏ container
-Vận đơn ( có đóng dấu của đaị lý hãng tàu )
-Tiền đóng nâng hạ container
-Tiền ký hải quan giám sát kho bãi
 Thủ tục đổi phiếu giao nhận container:
Nhân viên đi lấy lệnh hiện trường mang bộ chứng từ có kí hải quan giám sát (tờ mã vạch). Sau
đó, nhân viên lấy lệnh hiện trường vào quầy của cảng xếp bộ hồ sơ chứng từ và đóng tiền nâng
hạ ( nâng hàng và hạ vỏ). Chi phí: 850.000 VND/container 20’(giá áp dụng cho container khô,
thường, bách hóa). Nhân viên đi lấy lệnh hiện trường cung cấp mã số thuế, tên công ty nhập
khẩu. Kế toán cảng in hóa đơn, phiếu giao nhận container có 4 liên. Liên ngoài cùng màu trắng,
nhân viên lấy lệnh hiện trường kí tên, ghi số điện thoại. Sau đó, cảng sẽ thu và lưu 3 liên còn lại
giao cho nhân viên đi lấy lệnh hiện trường. Trong đó, 1 liên giao cho lái xe vào cảng lấy
container, 1 liên giao nhận cảng sẽ thu, 1 liên nộp tại bảo vệ cổng trước khi xe ra khỏi cảng.
Bước 5: Giao hàng cho chủ hàng, trả lại container rỗng và lấy tiền cược vỏ
Người lấy lệnh sẽ liên hệ với đội vận tải của công ty người nhập khẩu để bàn giao phiếu giao
nhận container. Sau đó lái xe vào cảng tìm vị trí container rồi liên hệ với quản lí kho hàng và đội
ngũ xe nâng để làm thủ tục đưa container ra khỏi cảng. Lái xe trước khi ra khỏi cảng sẽ phải
kiểm tra tình trạng container (container cần phải nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị cậy phá,
hỏng hóc, chì vẫn còn được niêm phong...) và liên hệ với Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương

30
mại PUS Việt Nam xác nhận lại thời gian địa điểm giao hàng. Tiền cước vận chuyển container
là: 4.200.000 VNĐ/container
Bước 6: Làm thanh toán và thu tiền phí dịch vụ
a) Doanh thu dự tính của lô hàng nhập khẩu
Bộ phận kế toán của Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta lập bảng kê các khoản phí đã chi
trả, ứng trước cho khách hàng ( người nhập khẩu)
Phí local charges
- Phí THC: 114 USD x 2 container 20 x 23.200 vnd= 5.289.600 VND
- Phí D/O: 855,000 VND/đơn hàng
- Phí vệ sinh container: 142.500 vnd x 2 container 20 = 285.000 VND
- Phí Ocean freight: 0 VND ( INCOTERM CIF)
TỔNG TIỀN: 6.429.600VND
Các khoản chi ở cảng
- Phí nâng hạ vỏ: 1.700.000 VND/2 container 20’GP
- Phí hải quan giám sát kho bãi: 140.000 VND/2 container 20’GP
- Phí sử dụng tiện ích/ xây dựng công trình cảng biển: 460.000 VND/2 container 20’GP
TỔNG TIỀN: 2.300.000 VND
Các khoản phí dịch vụ
Bộ phận kế toán của Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế Delta lập bảng kê, yêu cầu khách hàng là
công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại PUS Việt Nam thanh toán các khoản dịch vụ
- Phí mở tờ khai hải quan: 2.000.000 VND
- Phí vận chuyển kéo container hàng về kho riêng: 8.400.000 VND
TỔNG TIỀN: 10.400.000 VND
TỔNG DOANH THU : 31.329.600 VND
b) Lãi dự tính của lô hàng nhập khẩu
- Hải quan: 1.400.000 VND
- Cước vận tải: 2.000.000 VND
TỔNG LÃI: 3.400.000 VND

31
PHỤ LỤC
1. Hợp đồng mua bán
2. Hóa đơn thương mại
3. Vận đơn
4. Phiếu đóng gói (Packing list)
5. Giấy thông báo hàng đến (Arrival notice)
6. Tờ khai hải quan

32
33
34
35
36
37
38
39
40
<IMP> 2/3

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng)
Số tờ khai 103439551830 Số tờ khai đầu tiên /
Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng
Mã phân loại kiểm tra 2 Mã loại hình A11 2 [4] Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai 3909
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai CDINHVUHP Mã bộ phận xử lý tờ khai 00
Ngày đăng ký 27/07/2020 08:56:17Ngày thay đổi đăng ký / / Thời hạn tái nhập/ tái xuất / /
Số đính kèm khai báo điện tử 1 ETC - 721376675630 2 - -
Phần ghi chú CO form D: 200081533176801691 ngày 16/07/2020

Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp Số quản lý người sử dụng 00036


Phân loại chỉ thị của Hải quan
Ngày Tên Nội dung
1 / /

2 / /

3 / /

4 / /

5 / /

6 / /

7 / /

8 / /

9 / /

10 / /

Mục thông báo của Hải quan


Ngày khai báo nộp thuế / /
Tổng số tiền thuế chậm nộp

Thời hạn cho phép vận chuyển bảo thuế (khởi hành) / /
Địa điểm Ngày đến Ngày khởi hành
Thông tin trung chuyển 1 / / ~ / /
2 / / ~ / /
3 / / ~ / /
Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế

41
<IMP> 3/3

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng)
Số tờ khai 103439551830 Số tờ khai đầu tiên /
Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng
Mã phân loại kiểm tra 2 Mã loại hình A11 2 [4] Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai 3909
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai CDINHVUHP Mã bộ phận xử lý tờ khai 00
Ngày đăng ký 27/07/2020 08:56:17Ngày thay đổi đăng ký / / Thời hạn tái nhập/ tái xuất / /

<01>
Mã số hàng hóa 39093100 Mã quản lý riêng Mã phân loại tái xác nhận giá [ ]
Mô tả hàng hóa MILLIONATE MR-200 (Polymethylene polyphenyl polyisocyanate) nguyên sinh, dạng lỏng,
250kg/thùng, dùng trong sản xuất tôn cách nhiệt, mã CAS: 9016-87-9, hàng mới 100%

Số lượng (1) 39 TNE


Số của mục khai khoản điều chỉnh Số lượng (2)
Trị giá hóa đơn 47.580 Đơn giá hóa đơn 1.220 - USD TNE
Thuế nhập khẩu
Trị giá tính thuế (S) 1.098.622.200 VND Trị giá tính thuế (M) -
Số lượng tính thuế Đơn giá tính thuế 28.169.800 - VND - TNE
Thuế suất C 0% - Mã áp dụng thuế tuyệt đối
Số tiền thuế VND Nước xuất xứ SG - SNGAPOR - B04
Số tiền miễn giảm VND Mã ngoài hạn ngạch
Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng
Danh mục miễn thuế nhập khẩu -
Miễn / Giảm / Không chịu thuế nhập khẩu

Thuế và thu khác


1 Tên Thuế GTGT Mã áp dụng thuế suất VB901
Trị giá tính thuế 1.098.622.200 VND Số lượng tính thuế
Thuế suất 10% Miễn / Giảm / Không chịu thuế và thu khác
Số tiền thuế 109.862.220 VND
Số tiền miễn giảm VND
2 Tên Mã áp dụng thuế suất
Trị giá tính thuế VND Số lượng tính thuế
Thuế suất Miễn / Giảm / Không chịu thuế và thu khác
Số tiền thuế VND
Số tiền miễn giảm VND
3 Tên Mã áp dụng thuế suất
Trị giá tính thuế VND Số lượng tính thuế
Thuế suất Miễn / Giảm / Không chịu thuế và thu khác
Số tiền thuế VND
Số tiền miễn giảm VND
4 Tên Mã áp dụng thuế suất
Trị giá tính thuế VND Số lượng tính thuế
Thuế suất Miễn / Giảm / Không chịu thuế và thu khác
Số tiền thuế VND
Số tiền miễn giảm VND
5 Tên Mã áp dụng thuế suất
Trị giá tính thuế VND Số lượng tính thuế
Thuế suất Miễn / Giảm / Không chịu thuế và thu khác
Số tiền thuế VND
Số tiền miễn giảm VND

42

You might also like