You are on page 1of 3

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ TƯ DUY CÙNG THẮNG

Câu chuyện 1:
Chúng ta sống vì cái gì, nếu không phải là để làm cho cuộc đời của mỗi người ít khó
khăn hơn.
- Nhà văn GEORGE ELIOT
Tôi từng theo học ở một trường kinh doanh khá khắc nghiệt, ở đó áp dụng phương pháp
phân hạng loại trừ. Mỗi lớp có 90 học viên, và sẽ có 10% sĩ số, tức 9 người, nhận một thứ
hạng gọi là Hạng III. Hạng III là một cách nói lịch sự của câu: “Anh đã bị loại!”. Nói
cách khác, bất kể thành tích của lớp tốt hay xấu, sẽ có 9 người bị loại ra. Và nếu bạn bị
loại khỏi quá nhiều lớp, bạn bị đuổi khỏi trường. Áp lực khá nặng nề! Vấn đề là, mọi
người trong lớp đều thông minh. Vì thế sự cạnh tranh rất căng, nó tác động một cách tồi
tệ đến tôi và các bạn trong lớp.
Thay vì đặt mục tiêu là có nhiều điểm tốt, như hồi trung học và đại học, tôi cố làm sao để
không nằm trong số 9 người bị loại. Thay vì chiến đấu để chiến thắng, tôi đã chiến đấu để
không bị thua. Điều này làm tôi nhớ tới câu chuyện về hai người bạn đang bị một con gấu
đuổi theo. Một người quay sang người kia nói: “Tớ vừa nhận ra rằng tớ không cần chạy
nhanh hơn con gấu mà chỉ cần chạy nhanh hơn cậu!”.
Trong giờ học, tôi cố tìm ra 9 người kém cỏi hơn tôi. Khi có ai đó phát biểu một câu ngu
ngốc, tôi bắt gặp mình đang nghĩ: “Chà, đã thật, chắc ăn là anh ta bị loại rồi. Chỉ cần có
thêm 8 người nữa!”. Đôi khi, tôi không muốn chia sẻ những ý tưởng hay nhất cho cho cá
bạn cùng học nhóm vì sợ họ “chôm” mất các ý tưởng của mình. Tất cả những cảm giacs
này đè nặng lên vai tôi và tôi cảm thấy mình thật nhỏ mọn, như thể trái tim tôi chỉ lớn
bằng trái nho. Vấn đề là tôi đang tư duy theo kiểu Ta thắng – Người thua. Và cách tư duy
này chỉ làm tôi tràn đầy đố kị. May mắn thay, có cách nghĩ thông minh hơn. Nó có tên là
Tư duy Cùng thắng và nó chính là thói quen 4.
Tư duy cùng thắng là một thái độ đới với cuộc đời, một trạng thái tinh thần bảo rằng tôi
có thể thắng, và bạn cũng vậy. Chiến thắng không phải chỉ dành cho tôi hoặc bạn, mà cả
hai cùng thắng. Đây là nền tảng để hòa hợp tốt với mọi người. Nó dựa trên cơ sở là mọi
người đều bình đẳng, không ai hơn hay kém người khác và cũng không cần như vậy.
Bạn có thể kêu lên “Thực tế một chút đi Sean. Cả thế giới toàn lâ sự cạnh tranh. Làm thế
nào mà tất cùng thắng được?”
Thạt ra, cuộc sống không phải là một cuộc cạnh tranh hay là ganh đua để vượt qua người
khác. Điều đó có thể xảy trong thể thao, kinh doanh và học tập nhưng đó chỉ là những
tình huống do chính chúng ta tạo ra. Còn những quan hệ tình cảm thì không như vậy.
Quan hệ tình cảm, như chúng ta đã biết, là những vật liệu tạo nên cuộc sống. Thạt là ngu
ngốc khi nghĩ:”Ai là kẻ chiến thắng trong quan hệ, mình hay bạn mình?”
Vậy chúng ta hãy khám phá ý tưởng lạ lùng gọi là cả hai cùng thắng này nhé. Theo kinh
nghiệm của tôi, cách hay nhất để nhận ra cách tư duy này là hãy xét qua những tâm lý
nào không phải là cả hai cùng thắng, thí dụ tâm lý “mình thắng người thua”, “mình thua
người thắng” hay “cả hai cùng thắng”.
Câu chuyện 2:

Cả hai cùng thắng là niềm tin rằng ai cũng có thể thắng. nó vừa tốt lại vừa khó thực hiện.
Tôi không giẫm lên bạn nhưng bạn cũng không thể giẫm lên tôi. Bạn quan tâm tới người
khác và muốn họ chiến thắng nhưng bạn cũng tự quan tâm và muốn bản thân mình chiến
thắng. Đó là niềm tin rằng có nhiều chiến thắng để đoạt lấy chứ không của riêng ai. Cũng
như một buổi tiệc buffet mà có đủ thức ăn cho tất cả. và món nào bạn cũng có thể ăn.

Một người bạn của tôi là Dawn Meeves đã kể cho tôi nghe về sức mạnh tâm lý của cả hai
cùng thắng:

Khi vừa mới lên trung học tôi đã chọn chơi trong đội bóng rổ của nữ. Một người bạn
cùng lớp của tôi là Pam cũng chơi cùng đội.

Tôi có khả năng thực hiện một cú ném tốt từ khoảng cách 4 mét. Tôi bắt đầu có 4 đến 5
cú ném ghi bàn trong mỗi trận đấu và được công nhận về khả năng này. Pam không thích
mọi sự chú ý dành cho tôi và quyết định không chuyền bóng cho tôi, dù tôi ở những vị trí
thuận lợi nhất.

Sau một trận đấu tệ hại mà suốt trận Pam không đưa bóng cho tôi, tôi nổi khùng và thổ lộ
hết với bố tôi, bày tỏ sự giận dữ với người bạn mà giờ đây gần như đã trở thành kẻ thù –
Pam. Sau buổi nói chuyện, bố khuyên tôi cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là mỗi lần tôi
có bóng, tôi nên chuyền cho Pam. Tôi nghĩ đó là một lời khuyên kỳ quặc nhưng bố bảo
tôi nên suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

Khi trận đấu sau diễn ra, mỗi lần có bóng tôi đều nghe tiếng bố hét to trên khán đài:”Đưa
bóng cho cô ta” và sau một giây phút suy nghĩ tôi quyết định làm theo lời bố. khi nhận
được bóng, Pam sững sờ trong vài giây rồi cô ta mới quay lại ném bóng vào rổ. Lần đầu
tiên tôi có cảm giác vui sướng trước chiến thắng của người khác. Và từ đó cho tới cuối
trận đấu, mỗi lần có bóng dù ở vị trí thuận lợi hay không tôi đều chuyền bóng cho Pam.
Cuối cùng đội của tôi đã thắng trận đó.

Từ trận đó trở đi, Pam bắt đầu chuyền bóng lại cho tôi cũng như tôi chuyền cho cô ấy.
Đội bóng của chúng tôi mạnh hơn và tình bạn của chúng tôi cũng thế. Đội chúng tôi đoạt
giải năm đó và chúng tôi trở thành một cặp bài trùng. Thậm chí tờ thể thao địa phương
cũng phỏng vấn chúng tôi. Nhưng trên hết, tôi còn ghi được nhiều điểm hơn lúc trước.

Bạn cũng có thể thực tập tâm lý cả hai cùng thắng theo những ví dụ sau:

- Bạn nhận được tiền thưởng từ công việc. Hãy chia sẻ niềm vui với những người đã giúp
bạn.
- Bạn mới vừa được đề cử một chức vụ trong trường học và quyết định không làm những
hành vi “chơi nổi”. Bạn đối xử với ai cũng như ai, ngay cả những người không quen.

- Bạn của bạn được nhận vào trường đại học mà bạn mong ước. Dù bạn cảm thấy mình
thật tệ so với người ta nhưng bạn vẫn mừng cho người bạn đó.
- Bạn muốn đi ăn trưa còn bạn của bạn lại muốn xem phim. Cuối cùng cả hai người
mướn một bộ phim và mua thức ăn về nhà vừa ăn vừa xem phim.

You might also like