You are on page 1of 3

PODCAST ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

Chào mừng và cảm ơn các bạn đã đến với podcast số...... của
IMC radio .Và mình là Cẩm ly , người sẽ đồng hành cùng các
bạn trong số phát sóng lần này. How do u feel ? Ngày hôm nay
của các bạn như thế nào? Mình thì đang cảm thấy rất hài lòng vì
vừa trải qua một ngày với vô vàn những niềm vui và lại còn
được ngồi ở đây để tâm sự với các bạn.
Có lẽ chủ đề mà mình nhắc đến ngày hôm nay, áp lực đồng
trang lứa hay còn gọi là (peer pressure) đã và đang rất quen
thuộc với tất cả chúng ta đạc biệt là những người trẻ. Bởi mình
và bạn đều đang loay hoay đi trên còn đường tập trở thành người
lớn. Mình mong rằng những lời chia sẻ của mình sẽ phần nào an
ủi và tạo động lực cho chúng ta ở giai đoạn trưởng thành này.
Vậy căn bệnh thế kỉ này thực chất là gì ? Bây giờ mình sẽ
đặt cho các bạn một vài câu hỏi. Bạn có bao giờ cảm thấy mệt
mỏi, chán nản, hổ thẹn,thậm chí mất an toàn khi xung quanh
toàn những người giỏi giang ? Các bạn có cảm thấy mình đang
thua kém và liên tục so sánh bản thân với những người ấy, để rồi
ngày càng tự ti với những cảm xúc tiêu cực ? Nếu tất cả là có ,
rất có thể bạn đang trải qua căn bệnh này và đây cũng chính là
một phần ý nghĩa của áp lực đồng trang lứa. Hay nói cách khác,
hiện tượng một cá nhân bị ảnh hưởng bởi bạn bè, bạn học hay
đồng nghiệp cùng độ tuổi khiến họ ngầm so sánh bản thân với
những người xung quanh cũng chính là dấu hiệu của sự áp lực
này.
Mình cũng đã trải qua giai đoạn áp lực đồng trang lứa , đó là
thời điểm trước kì thi đại học hai tháng , lúc đấy bản thân mình
rất mệt mỏi và bất lực khi xung quanh bạn bè đều chắc chắn với
điểm số của họ để chọn trường đại học phù hợp, điểm của các
bạn ấy luôn tăng liên tục. Tuy nhiên , bản thân mình lại không
nắm giữ đc một số diểm nhất định thậm chí nhiều lúc điểm số
giảm đi đáng kể khiến mình muốn bỏ cuộc, đôi lúc mình dường
như ko muốn học nữa . Thế nhưng, áp lực cũng là động lực để
mình gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực ấy và cố gắng hơn mỗi
ngày.Mình nhận ra rằng , áp lực đồng trang lứa hình thành phần
lớn xuất phát từ chính bản thân mình tạo ra nó và căn bệnh này
ko hoàn toàn tiêu cực như chúng ta nghĩ. Nó vẫn mang lại nhiều
giá trị tích cực trong công việc và cuộc sống khi con người biết
kiểm soát bản thân. Ở giai đoạn này cta có thể nhận ra đc những
thiếu sót , hạn chế của bản thân để tiến bộ hơn mỗi ngày.
Vậy làm thế nào để chúng ta vượt qua rào cản mang tên
“ áp lực đồng trang lứa này” ? Trước hết cta cần biết thấu hiểu
và tin tưởng vào bản thân mình. Phải dành thời gian và lắng
nghe xem bản thân mình muốn gì. Thay vì tập trung lo lắng
những điều từ bên ngoài hãy chú ý tới bản thân nhiều nhất có thể
và trân trọng giá trị mình đang có. Thêm vào đó chúng ta phải
biết đc giới hạn của bản thân mình đến đâu để có thể kiểm soát
và đối xử với chúng một cách tốt nhất. Và bạn phải biết một
điều rằng chúng ta luôn có sự lựa chọn cho cuộc sống này .Nếu
bạn tin vào đường chỉ tay , thì hãy nhớ rằng đường chỉ tay luôn
nằm trong lòng tay bạn . Bạn là người chọn đc tương lai của
chính mình vì thế hãy cố gắng chọn những điều phù hợp với bản
thân nhé!
Có một câu nói mình mong các bạn luôn nhớ tới nó: “
Những người dẫn đầu ở diểm xuất phát chưa chắc sẽ là người về
đích sớm nhất , còn những người bị tụt lại ở điểm xuất phát chưa
chắc sẽ là những người mãi mãi về sau”. Podcast của mình đến
đây là hết , mình mong rằng những lời chia sẻ của mình ngày
hôm nay sẽ phần nào chữa lành cho các bạn đang trong tình
trạng áp lực đồng trang lứa. Hãy nhớ rằng IMC luôn ở đây và
lắng nghe các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại!
Nhận xét:
1. Em có tạo câu chuyện của emo ki nhưng em cần
cho các bạn biết những cách để vượt qua 1 cách
cụ thể mà bản thân em đã áp dụng ntn?
VD: hỏi những người xq cảm nhận của họ về
mình, dành nhiều thời gian tự tâm sự với chính
mình, notebook viết ra những mục tiêu tương lai
để lấy đó làm động lực cố gắng – chỉ tập trung vào
bản than không care điều gì khác,….
2. Cho chị them một vài lời khuyên chân tình hơn,
đồng cảm hơn
3. Nếu có biết đến hình ảnh 1 người nổi tiếng nào
từng vượt qua peer prs thì them vào nữa nha

You might also like