You are on page 1of 13

Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiê ̣p

1) Các vấn đề chính


5.1 Căn cứ vào kết quả phân tích hiện trạng ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong
Chương 2, phần định hướng quy hoạch phát triển cho chuyên ngành này sẽ chủ yếu tập
trung vào những thế mạnh và cơ hội đã xác định được cũng như những điểm yếu hay
thách thức cần giải quyết. Bảng 5.2.1 thể hiện ma trận về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức (SWOT) cho ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
Bảng 5.2.1 Phân tích SWOT ngành nông – lâm – ngư nghiê ̣p Long An
THẾ MẠNH (S) CƠ HỘI (O)
 Long An có diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p lớn, và có  Sản xuất và áp dụng máy móc nông nghiê ̣p
nguồn nước mă ̣t phong phú. Đây là điều kiê ̣n thuâ ̣n đang được Nhà nước khuyến khích.
lợi cho canh tác các mă ̣t hàng nông sản chính như  Vị trí địa lý của Long An rất thuâ ̣n lợi cho
gạo, mía, rau quả. lĩnh vực nông nghiê ̣p và cần được khai thác
 Gạo là sản phẩm xuất khẩu chủ lực cho thị trường sản xuất máy móc nông
 Tỉnh đi đầu trong ngành chăn nuôi gia súc tâ ̣p trung nghiê ̣p.
(trâu, bò, lợn) trong vùng  Phát triển nông nghiê ̣p, thủy sản được đẩy
 Ngành cơ khí chế tạo thiết bị máy móc chế biến ở mạnh trong tỉnh.
Long An phát triển nhanh và sớm so với các tỉnh  Các dự án cấp nước cho vùng KTTĐPN
khác trong vùng. Đó là cơ sở vững mạnh cho viê ̣c bằng hồ Dầu Tiếng sẽ hoàn tất và sẽ mang
triển khai chế tạo máy phục vụ yêu cầu sản xuất nông lại lợi ích cho tỉnh.
nghiê ̣p trong tỉnh.  Nhu cầu gia tăng đối với nguyên liê ̣u cho
 Ngành sản xuất máy móc nông nghiê ̣p ở Long An ngành chăn nuôi của vùng ĐBSCL.
đang phát triển nhanh hơn các tỉnh khác trong vùng.  Nhu cầu nông sản đa dạng của vùng, đă ̣c
 Tỉnh có diê ̣n tích rừng tràm lớn, góp phần làm giảm biê ̣t là của thị trường TPHCM.
khí CO2 trong khí quyển, là yếu tố tích cực trong biến  Chính sách phát triển nông nghiê ̣p, nông
đổi khí hâ ̣u. thôn đang được triển khai mạnh từ TW đến
 Long An có diê ̣n tích nguồn nước mă ̣t lớn phục vụ địa phương
sản xuất nông nghiê ̣p.  Sản phẩm nông nghiê ̣p ngày càng có chỗ
 Hạt điều là mă ̣t hàng xuất khẩu chủ lực thứ 2 của tỉnh đứng quan trọng trong nước và ngoài nước
 Có nguồn nguyên liê ̣u dồi dào cho trồng trọt và chăn
nuôi
ĐIỂM YẾU (W) THÁCH THỨC (T)
 Vùng sản xuất gạo trọng điểm (ĐTM) vẫn còn  Diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p đang bị thu hẹp
nghèo, sản lượng 4-5 tấn/ha/vụ. Hê ̣ số canh tác còn để phục vụ công nghiê ̣p hóa.
thấp.  Diê ̣n tích rừng sản xuất đang được chuyển
 Chất lượng gạo thấp nên giá gạo XK không cao. đổi sang mục đích canh tác nông nghiê ̣p.
 Phương thức sản xuất nông nghiê ̣p, nhất là về lĩnh Diê ̣n tích tràm đang dần bị thay thế bằng
vực chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi thủ công, canh tác lúa với doanh thu cao hơn.
quy mô nhỏ. Các hộ chăn nuôi chưa có đủ điều kiện  Lũ lụt kéo dài (3-4 tháng) ảnh hưởng tới
công nghê ̣ và tài chính để phát triển chăn nuôi quy sản lượng nông nghiê ̣p trong vùng.
mô lớn.  Nguồn thủy sản đang giảm do đất thủy sản,
 Thiếu sự đa dạng về canh tác và chăn nuôi. Viê ̣c phụ ngư nghiê ̣p đang bị chuyển đổi sang mục
thuô ̣c vào mô ̣t hay hai vụ mùa/mă ̣t hàng để xuất khẩu đích sản xuất và xây dựng.
là không bền vững vì có nhiều yếu tố biến đô ̣ng trên  Ô nhiễm từ các hoạt đô ̣ng công nghiê ̣p sẽ
thị trường/thương mại. ảnh hưởng tới tình hình sản xuất.
 Chất lượng nước và hê ̣ thống thủy lợi chưa ổn định.  Nhiều nguy cơ về sâu bê ̣nh ảnh hưởng tới
 Hạt điều nguyên liê ̣u phải thu mua từ các tỉnh khác. mùa màng và vâ ̣t nuôi.
 Thiếu cơ chế chính sách cụ thể để ổn định sản xuất  Tác đô ̣ng của biến đổi khí hâ ̣u đối với
nông nghiê ̣p, đă ̣c biê ̣t là về diê ̣n tích nuôi trồng thủy ngành nông-lâm-ngư nghiê ̣p.
sản, lúa và tràm.  Sức cạnh tranh của các nông sản trong
 Cuô ̣c sống của người dân vùng trồng lúa tâ ̣p trung vùng và trên thế giới do Viê ̣t Nam ngày
(vùng Đồng Tháp Mười) vẫn còn nghèo và năng suất càng hô ̣i nhâ ̣p với thế giới
lúa mới chỉ đạt 5 tấn/ha/vụ  Lao đô ̣ng trong ngành nông nghiê ̣p giảm
 Chưa có sự kết nối hiê ̣u quả giữa sản xuất, chế biến do sức hút của công nghiê ̣p hóa.

1
và tiêu thụ
 Khả năng tiếp câ ̣n, chuyển giao khoa học công nghê ̣
và vốn đầu tư của nông dân còn hạn chế
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Mục tiêu chung và cụ thể của ngành


Mục tiêu chung của ngành nông-lâm-ngư nghiê ̣p Long An là xây dựng hệ thống sản xuất
hàng hóa bền vững thông qua việc khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và cơ hội của Long An cũng
như đặc điểm của vùng ĐBSCL, góp phần tăng phúc lợi cho người dân nông thôn, đảm bảo an
ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh Long An và của vùng. Nhìn chung mục
tiêu cụ thể của toàn ngành nông-lâm-ngư nghiệp như sau:
(i) Phát triển khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và nông thôn toàn diện theo hướng sản xuất
hàng hóa trong khi đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững.
(ii) Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa các khu vực nông nghiệp và
nông thôn theo hướng thực hiện thâm canh và chuyên canh thông qua áp dụng công
nghệ mới phù hợp, sử dụng giống có chất lượng cao và các tiêu chuẩn phù hợp trong
sản xuất nhằm tăng giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đất canh tác và nhằm đáp
ứng nhu cầu của thị trường.
(iii) Thúc đẩy các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi được xác định là các mặt hàng
nông sản chính với lợi thế phù hợp, trọng tâm là sản xuất lúa gạo góp phần đảm bảo
an ninh lương thực của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

Bảng Chỉ tiêu phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệ p
Hiêṇ trạng Mục tiêu của QHPTKT-XH
Chỉ tiêu
(2010) 2020 2030
GDP (giá cố định năm 1994, tỷ đồng) 3.939 5.175 7.500
Tỷ lê ̣ tăng trưởng GDP (giá cố định năm 1994, 5,0 5,7 4,8
%/năm)
Nông nghiê ̣p 85,6 82,0 78,0
Tỷ trọng của từng Lâm nghiê ̣p 4,7 4,0 6,0
chuyên ngành
(%/năm) Ngư nghiê ̣p 9,7 14,0 16,0
Tổng 100 100 100
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Các mục tiêu cụ thể của từng tiểu ngành nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư
nghiệp như sau:
(a) Trồng trọt
(i) Cải thiện hệ thống sản xuất và tăng giá trị cũng như sản lượng của các sản phẩm
nông sản, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, các sản phẩm đặc
sản và truyền thống ở các vùng canh tác chính của tỉnh, đáp ứng các tiêu chuẩn
(GAP toàn cầu và GAP Việt) theo yêu cầu của người sử dụng trong nước và xuất
khẩu ra các thị trường quốc tế.
(ii) Đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh để đối phó với tác động tiêu cực do biến đổi
khí hậu gây ra trong vùng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
(iii) Từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong tỉnh và liên tỉnh nhằm đảm bảo
sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp ổn định.
(iv) Cải thiện hệ thống thủy lợi để duy trì sản lượng các mặt hàng nông sản chính.

2
(v) Tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, sấy
bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa; cải thiện
chất lượng gạo xuất khẩu.
(b) Chăn nuôi
(i) Áp dụng các phương pháp và công nghệ chăn nuôi, giết mổ hiện đại và mở rộng
thị trường tiêu thụ thông qua việc thiết lập các khu vực chăn nuôi tập trung (lợn,
gà, vịt, bò thịt và bò sữa) nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng của
ngành chăn nuôi. Sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, duy trì thị phần ổn định
và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
(ii) Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng của ngành chăn
nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp lên 25% vào năm 2015, 28 – 30%
vào năm 2020. Phát triển đàn bò, heo, gia cầm theo hướng chăn nuôi tập trung
có quy mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; chủ động kiểm soát
dịch bệnh.
(iii) Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, giảm thiểu thiệt hại do dịch
bệnh; cải thiện ô nhiễm môi trường do các hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận
chuyển và kinh doanh gia súc gia cầm; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
các sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như bảo vệ đàn gia
súc, gia cầm.
(c) Lâm nghiê ̣p
(i) Tạo điều kiện duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên và diện tích rừng hiện có
nhằm đảm bảo phát triển rừng bền vững, trước tiên góp phần bảo vệ môi trường,
bảo tồn môi sinh cho các loài động vật hoang dã, các nguồn gen quý hiếm kết
hợp với phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là rừng đặc dụng. Cần nhấn mạnh
rằng rừng Đồng Tháp Mười có vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu tác động
do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và gia tăng mực nước biển dâng lên.
(ii) Bảo vệ và có chính sách hợp lý nhằm duy trì diện tích rừng phòng hộ; kết hợp
phát triển rừng với an ninh quốc gia ở các huyện biên giới.
(iii) Xây dựng hệ thống biện pháp tổng hợp nhằm đảm bảo lợi ích từ khai thác các
nguồn tài nguyên rừng và khuyến khích hộ gia đình trồng rừng duy trì và đầu tư
sản xuất rừng bền vững; cần khuyến khích trồng cây phân tán trong toàn tỉnh.
(d) Ngư nghiê ̣p
(i) Đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt ổn định và bền
vững nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành ngư nghiệp trong tổng giá trị
sản xuất của toàn ngành nông-lâm-ngư nghiệp.
(ii) Phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa ở vùng Đồng Tháp Mười.
(iii) Xác định và triển khai các mô hình và phương pháp nuôi trồng thủy sản nước lợ
theo hướng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái.
(iv) Xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp ở các vùng nuôi trồng (dưới
các hình thức như câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ kinh tế, trang trại, v..v) nhằm đảm
bảo lợi ích của các bên và thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng để ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản.
3) Chiến lược phát triển
Sau đây là các chiến lược phát triển chung cho ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

3
(i) Phát triển hệ thống sản xuất cạnh tranh trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp dựa
trên phân vùng sản xuất ổn định, kết cấu hạ tầng và công nghệ được cải thiện và
quyền tự chủ của nông dân/nhà sản xuất/tổ hợp tác kinh tế.
(ii) Từng bước cơ giới hóa và hiện đại hóa sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản
trên thị trường trong và ngoài nước.
(iii) Sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực, đạt các tiêu chuẩn (GAP toàn cầu, GAP Việt) đáp ứng yêu cầu của
người sử dụng trong nước và xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.
(iv) Khuyến khích các cộng đồng và hộ nông thôn tham gia phát triển các ngành công
nghiệp dựa vào nông nghiệp, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
các hộ gia đình nông nghiệp ở các khu vực nông thôn và một phần làm giảm tình
trạng lao động nông thôn đổ về các khu vực đô thị, bảo vệ các giá trị truyền thống
của các sản phẩm thủ công địa phương.
(v) Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến phục vụ quy hoạch phát
triển nông nghiệp và nông thôn mới, ứng dụng khoa học công nghệ tập trung vào
các đối tượng cây trồng, vật nuôi có khả năng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Chú trọng áp dụng khoa học công
nghệ trong khâu bảo quản sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp thích ứng với
biến đổi khí hậu.
(vi) Từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong phạm vi tỉnh và liên tỉnh đảm bảo
sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp ổn định.
4) Biê ̣n pháp và hoạt động cải thiê ̣n ngành nông-lâm-ngư nghiê ̣p
Sau đây là các chiến lược phát triển cụ thể của từng tiểu ngành trong ngành nông – lâm –
ngư nghiệp.
(1) Trồng trọt
(i) Thiết lập vùng an ninh lương thực của tỉnh để đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương
thực của người dân Long An đối phó với rủi ro do tác động tiêu cực của biến đổi
khí hậu tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
(ii) Thiết lập mô hình tổ hợp tác kinh tế phù hợp (trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp
tư nhân, v.v.) ở các vùng nông thôn với sự tham gia tích cực của các hộ nông
nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tiếp cận nguồn đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng để cải thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu
của thị trường trong và ngoài nước.
(iii) Khuyến khích cải tiến mạnh mẽ hệ thống nhân giống lúa 3 cấp với sự tham gia
của các đơn vị tư nhân và sự kiểm tra của các cơ quan quản lý; phối hợp với
mạng lưới cung cấp giống của các tỉnh và các viện nghiên cứu thuộc vùng
ĐBSCL. Đến năm 2015, dự kiến sẽ gieo cấy giống lúa xác nhận trên 90% diện
tích lúa trong vùng canh tác lúa tập trung.
(iv) Ứng dụng các quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP (phương thức sản xuất
nông nghiệp tốt) quốc gia và toàn cầu hiện nay; kiểm soát dinh dưỡng tổng hợp
(INM), Kiểm soát sâu bệnh tổng hợp (IPM), v.v. nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn
chất lượng của nông sản và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
(v) Củng cố mạng lưới kiểm soát phòng chống dịch bệnh ở cấp tỉnh và liên tỉnh để
đảm bảo sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp ổn định.

4
(vi) Khuyến khích ứng dụng cơ giới hóa, đặc biệt là trong mùa vụ thu hoạch khi thiếu
nhân công thu hoạch lúa, mía, lạc, v.v. Hết sức chú ý đảm bảo mạng lưới cung
cấp phụ tùng ổn định để kịp thời sửa chữa máy móc bị hư hỏng.
(vii)Phát triển hệ thống thu mua, bảo quản và chế biến lúa gạo ở các vùng chuyên
canh lúa nhằm cải thiện chất lượng sau thu hoạch, tăng giá trị gia tăng của gạo
trên thị trường trong và ngoài nước. Từng bước loại bỏ quy trình thu hoạch và
bảo quản không phù hợp, thóc, gạo có độ ẩm cao hiện đang áp dụng ở các cơ sở
chế biến quy mô nhỏ như đang áp dụng trong vùng khiến chất lượng gạo sau chế
biến thấp và giá xuất khẩu gạo thấp.
(viii) Tổ chức thực hiện mô hình canh tác lúa thí điểm áp dụng công nghệ của Nhật
Bản và Đài Loan (ứng dụng có chọn lọc kinh nghiệm sản xuất lúa gạo của An
Giang hiện nay và kết quả thí điểm trước đây của Bộ NNPTNT, v.v.).
(ix) Chiến lược đầu tư: Kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp (Công ty Lương thực
Long An và các DN khác), nhằm xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản gạo ở
những vị trí phù hợp trong vùng Đồng Tháp Mười như Mộc Hóa, Thạnh Hóa và
Tân Thạnh, v.v. nhằm thúc đẩy liên kết giữa khu vực trồng lúa và khu vực chế
biến gạo để tăng năng lực cung cấp gạo và hạ giá thành sản xuất, đem lại lợi ích
xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
(x) Cải thiện điều kiện tưới tiêu ở các huyện thuộc vùng KTTĐ của tỉnh Long An, với
trọng tâm là các huyện Đức Hòa, Cần Đước và Cần Giuộc, nơi thiếu nước trầm
trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Triển khai xây dựng hệ thống kênh liên
quan để tiếp nhận tốt nước bổ sung từ hồ Phước Hòa thông qua hồ Dầu Tiếng
cung cấp cho tỉnh Long An nói chung và các huyện nên trên nói riêng. Triển khai
quy hoạch khai thác nước ngầm phục vụ lợi ích khai thác lâu dài các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường.
(xi) Thực hiện nạo vét, mở rộng và nâng cấp một số kênh được chọn trong lưu vực
kênh Nguyễn Văn Tiếp như nâng cấp kênh Sở Hạ - Cái Cỏ – Long Khốt; kênh
Tân Thành – Lò Gạch; kênh Hồng Ngự; kênh An Bình; kênh Đồng Tiến –
Lagrange, kênh 79, v.v. với mục tiêu cấp thoát nước và tiêu thoát lũ hoặc khai
thác nước sông Tiền.
(xii) Thực hiện quy hoạch khai thác nước kênh Hồng Ngự để cấp nước tưới cho dải
đất nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây dựa trên việc nạo vét kênh 61
– Bo Bo và xây dựng các kênh ngang mới kết nối 2 nhánh sông chính của sông
Vàm Cỏ.
(xiii) Xây dựng các kênh cấp 2 và cấp 3 phục vụ công tác tưới tiêu, thoát nước, thoát
lũ và cải tạo đất chua phèn.
(xiv) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đê và cống dọc 2 bờ sông Vàm Cỏ nhằm điều tiết
hợp lý việc trữ và xả nước, đồng thời đối phó với biến đổi khí hậu và mực nước
biển dâng.
(xv) Xây dựng hệ thống đê bao và các cống dưới đê nhằm bảo vệ các thị trấn, trung
tâm xã và các tuyến dân cư trong mùa lũ.
(xvi) Xây dựng các biện pháp đối phó khả thi để ngăn chặn xâm nhập mặn vào sâu
trong nội đồng dọc các sông Vàm Cỏ.
(2) Rau màu

5
(i) Quy hoạch vùng trồng rau dựa trên QHTT sử dụng đất thống nhất của tỉnh, xác
định các loại rau đặc sản của tỉnh nổi tiếng trên thị trường tiêu thụ như rau xà lách
xoăn, cải ngọt, cải bắp, v.v. Xác định các vấn đề chính trong sản xuất, tiêu thụ rau
xanh và các giải pháp giải quyết các vấn đề này.
(ii) Xác định và thành lập vùng trồng rau chuyên canh (ở Cần Đước, Cần Giuộc, v.v.)
với diện tích trồng và hạ tầng phù hợp (thủy lợi, môi trường, v.v.) để thúc đẩy các
biện pháp trồng rau an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của thị trường. Từng bước xây dựng vùng trồng rau an toàn, đặc biệt là ở các xã
trồng rau truyền thống.
(iii) Khuyến khích áp dụng các quy trình canh tác phù hợp với GAP quốc gia và toàn
cầu (phương thức sản xuất nông nghiệp tốt, v.v.) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng của sản phẩm rau xanh.
(iv) Thiết lập vùng trồng rau áp dụng kỹ thuật phù hợp và công nghệ cao để sản xuất
rau sạch, an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các siêu thị, trung tâm
thương mại, v.v.
(v) Dựa trên các vùng trồng rau ổn định đã quy hoạch, phát triển nhà kính thủy sinh
áp dụng công nghệ thủy canh như là một trong những tiến bộ kỹ thuật để sản
xuất rau an toàn cung cấp cho các thành phố thông qua mạng lưới siêu thị,
Coopmark. Các hoạt động sau cần được thực hiện để đảm bảo thành công cho
vùng chuyên canh rau công nghệ cao:

 Bắt đầu từ việc chọn giống rau trồng phù hợp

 Xác định và lựa chọn các loại rau có nhu cầu cao trên thị trường

 Xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, nguyên
liệu sẵn có trong nước và các biện pháp bảo môi trường, vệ sinh.
(vi) Thiết lập quan hệ mật thiết giữa sản xuất và tiêu thụ rau, đặc biệt là rau an toàn
thông qua mạng lưới các thương nhân, thị trường và trung tâm thương mại chính.
(3) Chăn nuôi
(i) Tiếp tục triển khai các hoạt động cải thiện nguồn giống để nâng cao chất lượng
gia súc, gia cầm và cải thiện hệ thống quản lý giống của tỉnh (bò thịt, bò sữa, lợn
hướng nạc, gia cầm, v.v.).
(ii) Tăng cường quy hoạch tổng thể các vùng chăn nuôi tập trung dưới hình thức
trang trại, nhà máy, doanh nghiệp tư nhân với phương pháp chăn nuôi công
nghiệp và bán công nghiệp.
(iii) Đảm bảo cung cấp thức ăn chăn nuôi qua việc tăng cường trồng cỏ ở những khu
vực có điều kiện sinh thái phù hợp nhằm sản xuất nguồn thức ăn chăn nuôi tươi
ngon cho đàn gia súc, kết hợp với cỏ tự nhiên, đảm bảo môi trường trồng cỏ
sạch, không bị ô nhiễm bởi hóa chất độc hại cũng như xây dựng và tổ chức cơ
chế giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi đảm bảo.
(iv) Đảm bảo và thực hiện các hoạt động thú y (tiêm phòng phòng chống dịch bệnh
cho gia súc, vệ sinh thú y), kịp thời kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và phòng
chống bùng phát dịch bệnh, v.v.; xây dựng khu vực trang trại chăn nuôi không có
dịch bệnh, tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động kiểm dịch vận chuyển gia súc
qua biên giới và liên tỉnh.

6
(v) Củng cố năng lực của các cơ sở thú y từ góc độ nguồn nhân lực, trang thiết bị, dự
trữ thuốc thú y phục vụ kiểm soát và phòng chống dịch bệnh. Quan tâm tới việc cải
thiện mạng lưới cơ sở thú y, đặc biệt là phân tích và phát hiện sớm dịch bệnh.
(vi) Khuyến khích áp dụng công nghệ và trang thiết bị trong sản xuất thức ăn gia súc
và xử lý, giết mổ, đặc biệt là xử lý nước thải để không gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải để sản xuất khí
sinh học, năng lượng thay thế phục vụ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
người dân.
(vii) Lâm nghiê ̣p
(i) Về phía tỉnh: Khuyến khích tiếp tục đầu tư vào chế biến gỗ tràm ở vùng ĐTM để
sản xuất ván ép, đồ gỗ, v.v.
(ii) Phát huy chương trình trồng rừng tại Long An để đem lại lợi ích môi trường lâu
dài cho tỉnh trong tương lai.
(iii) Khuyến khích người dân trồng cây phân tán dọc các tuyến đường giao thông, đê
kè, kênh mương, trong khu dân cư, trạm, trại và điểm du lịch nhằm tăng độ che
phủ của rừng.
(iv) Khuyến khích cải thiện các loại giống cây rừng để đáp ứng nhu cầu về chất lượng
gỗ trong công nghiệp chế biến gỗ. Cần tranh thủ sự hỗ trợ của Công ty rừng
Sumitomo Nhật Bản và các cơ đơn vị khác.
(v) Cần nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các khu rừng tự nhiên/đặc dụng để thúc đẩy phát
triển du lịch sinh thái ở tỉnh Long An.
(vi) Cần xúc tiến Dự án nghiên cứu khả thi về cơ chế phát triển sạch nhằm “giảm lượng
khí thải CO2 thông qua công tác trồng rừng và tái trồng rừng tràm ở vùng ĐTM, góp
phầm giảm thiểu tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu toàn cầu”.
(4) Ngư nghiê ̣p
(i) Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ ở khu vực có cơ sở hạ tầng và điều
kiện môi trường nuôi trồng đảm bảo trên cơ sở công nghệ và phương thức phù
hợp với điều kiện thực tế như mô hình luân canh lúa – tôm; mô hình nuôi quảng
canh cải tiến, v.v., đảm bảo phát triển thủy sản bền vững và hiệu quả kinh tế tổng
hợp lúa – tôm.
(ii) Thực hiện cải tạo, nâng cấp các ao/hồ nuôi tôm đã xuống cấp bằng các biện
pháp công nghệ sinh học và thiết bị phù hợp đảm bảo nuôi trồng an toàn, đặc biệt
là các khu vực nuôi tôm.
(iii) Khuyến khích kết nối giữa các cơ sở nuôi trồng nước lợ với các cơ quan/đơn vị
cung cấp giống trong tỉnh và đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo
giống có chất lượng.
(iv) Khai thác hiệu quả các kết quả của mạng lưới quan trắc môi trường nước về chất
lượng nguồn nước và xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cho các vùng nuôi
trồng thủy sản để có biện pháp đối phó phù hợp.
(v) Quy hoạch các vùng nuôi cá nước ngọt ở các huyện canh tác lúa trong vùng
ĐTM, phù hợp với điều kiện canh tác theo mùa vụ (mùa khô, lũ và mưa).
(vi) Ứng dụng công nghệ và quy trình phù hợp (kỹ thuật nuôi, phòng chống và kiểm
soát dịch bệnh, v.v.) nhằm tăng cường các biện pháp nuôi trồng thủy sản:

7
• Nuôi thâm canh trong ao
• Nuôi quảng canh, luân canh lúa + tôm/cá.
5) Cải tiến quy trình thực hiê ̣n sản xuất và phân phối lúa gạo và những ảnh hưởng
của quá trình này đến các hộ gia đình ở Long An
Thiết lập cơ chế sản xuất và phân phối lúa gạo bền vững có vai trò quan trọng đối với quá
trình phát triển KT-XH của tỉnh cũng như đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Khi tỉnh
phát triển theo hướng công nghiệp hóa sẽ có sự chuyển biến lớn trong lực lượng lao động
từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo Kế hoạch phát triển
KT-XH của tỉnh hiện nay thì cơ cấu lao động vào năm 2020 sẽ lần lượt bao gồm 25,7% lao
động thuộc KV I, 39,9% thuộc KV II và 34,4% thuộc KV III (xem Bảng 5.2.3).

Bảng Thay đổi trong cơ cấu lao động theo ngành nghề
Năm 2007 Năm 2020
Khu vực Số lượng Số lượng
% %
(000) (000)
KV I 489,8 54 249,3 25,7
KV II 190,5 21 387,4 39,9
KV III 226,8 25 333,4 34,4
Tổng 907 100 970,2 100
Nguồn: Kế hoạch Phát triển KT-XH Long An 2020

5.2 Thực tế cho thấy sản xuất lúa gạo cần phải được cải thiện theo chiều hướng
giảm số lượng lao động đầu vào. Đồng thời chất lượng gạo cũng cần phải cải thiện nhằm
tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặc dù năng suất lúa của Long An liên tục
tăng về sản lượng (tấn) trên một đơn vị diện tích canh tác (ha), nhưng vẫn cần cải thiện
hơn nữa.
Hình Năng suất lúa của Viê ̣t Nam so với một số quốc gia trên thế giới

t / ha 8.0
Thế giới
World

7.0 Châu Á
Asia

6.0 China
TrungQuố
c
Indonesia
5.0
Japan
Nhật
Bản
4.0 Lào
Laos

3.0 Malaysia

Philippines
2.0
Thái Lan
Thailand
1.0
Vietnam
Việt
Nam
0.0 Long An
1961
1963
1965
1967

1987
1989
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2003
1969
1971
1973
1975
1977
1979
1981
1983
1985

2005
2007

8
Nguồn: Thống kê Lúa gạo toàn thế giới(WRS) của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), số liê ̣u của tỉnh Long
An trích từ Niên giám Thống kê Long An, 2008

Phân tích chỉ ra rằng nếu hệ thống sản xuất lúa gạo không được cải thiện thì sẽ rất khó
đạt được chỉ tiêu sản lượng gạo do thiếu lao động. Các nhận định chính như sau:

(i) Năm 2008, phân tích cho thấy lực lượng lao động trong ngành sản xuất lúa gạo nhiều
hơn mức cần thiết mặc dù trong mùa thu hoạch vẫn thiếu lao động. Tuy nhiên, trong
tương lai, vào giai đoạn cao điểm thu hoạch mùa vụ thì lại thiếu lao động trầm trọng 1.
Nếu như tiếp tục thực hiện canh tác và thu hoạch như cũ thì đến năm 2020 vẫn thiếu
lao động cho cả năm.
(ii) Nếu hệ thống sản xuất được cải thiện, sẽ xảy ra tình trạng dư thừa lao động trong cả
thời gian thu hoạch do áp dụng các phương pháp cơ giới hóa. Điều này có nghĩa là
các hộ sản xuất nông nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động sản xuất
phi nông nghiệp hoặc chuyển sang ngành nghề khác.
Một phân tích sơ bộ được tiến hành dựa trên việc so sánh hệ thống sản xuất “truyền
thống” và “cải tiến” (xem Bảng 5.2.4), trong đó đưa ra các giả định sau:

(i) Theo kế hoạch dự kiến hiện nay của tỉnh thì đất sản xuất lúa sẽ giảm từ 255.000 ha
vào năm 2008 xuống còn 223.000 ha vào năm 2020.
(ii) “Hệ thống cải tiến” bao gồm thực hiện cơ giới hóa, áp dụng các giống mới, cải thiện
hệ thống quản lý nông nghiệp, v.v.
(iii) Khi hệ thống được cải thiện, năng suất sẽ tăng từ 4,5 tấn/ha lên 5,3 tấn/ha (tăng
khoảng 18%) và nhu cầu lao động sẽ giảm từ 170 ngày công/ha xuống còn 87 ngày
công/ha chủ yếu nhờ cơ giới hóa.

Bảng Tác động của hê ̣ thống sản xuất lúa gạo được cải tiến
Năm 2008 Năm 2020
  Truyền
Truyền thống Cải tiến
thống
Tổng diê ̣n tích đất 255.316 223.000 223.000
Diê ̣n tích (ha)
Tổng diê ̣n tích canh tác 457.015 446.000 446.000
Số vụ/năm 1,8 2,0 2,0
Lao đô ̣ng trong Tổng 363.000 249.000 249.000
ngành Nông-Lâm- Số lượng LĐ cần để sản xuất lúa
Ngư nghiê ̣p 344.000 237.000 237.000
(A) 1)
tấn/ha 4,5 4,6 5,3
Năng suất giả định
Người/ngày/ha 170 170 87
Số lao đô ̣ng cần thiết (B) 298.000 291.000 149.000
Số lao đô ̣ng cần thiết (B)' 2) 319.000 279.000 46.000
Lao đô ̣ng dư thừa/thiếu: (A) - (B) 46.000 △ 54.000 88.000
Lao đô ̣ng dư thừa/thiếu trong mùa thu hoạch: (A) - (B)' 3) △ 43.800 △ 89.400 143.600
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên nhiều nguồn dữ liê ̣u
1) Giả định 95% lao đô ̣ng trong ngành nông nghiê ̣p tham gia vào hoạt đô ̣ng sản xuất lúa gạo
2) Vụ đông xuân, thời gian thu hoạch: 1 tháng (24 ngày làm viê ̣c), số lao đô ̣ng cần thiết cho 1ha là 30 người theo kiểu truyền
thống và 5 người theo phương pháp cải tiến năm 2020
3) Giả định 80% lao đô ̣ng sản xuất lúa có thể tham gia vào quá trình thu hoạch

1
Nhìn chung cần khoảng 30 công lao động/ha/tháng thu hoạch. Điều này có nghĩa là vào thời vụ, tỉnh sẽ thiếu
khoảng 23.400 nhân công.

9
Về thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp , một phân tích đã chỉ ra rằng thu nhập bình
quân từ sản xuất lúa gạo của mỗi hộ gia đình có 2 ha lúa vào khoảng 7 triệu đồng/năm,
cao hơn nhiều so với ngưỡng nghèo nông thôn là 4,8 triệu đồng/năm của Sở LĐTBXH.
Do thu nhập từ sản xuất lúa gạo (không bao gồm thu nhập từ hoa màu và các nguồn
khác) theo phương thức sản xuất truyền thống khá hạn chế, vì thế cần phải nắm bắt
được các cơ hội sau đây cũng như có được sự hỗ trợ từ các cơ quan chính quyền:
(i) Hiện đại hóa và cải tiến hệ thống sản xuất lúa gạo.
(ii) Mở rộng sản xuất rau màu, hoa quả nhằm tạo ra giá trị sản xuất cao hơn 2 do nhu cầu
được dự báo sẽ tăng lên.
(iii) Nhu cầu về lao động trong sản xuất lúa gạo bao gồm cả thời gian nông nhàn nên số
lao động này có thể tham gia vào các ngành khác như sản xuất hàng thủ công, nuôi
trồng thủy sản, v.v..
6) Tổng hợp các chiến lược và kế hoạch hành động đề xuất
Nhằm phát triển bền vững ngành nông-lâm-ngư nghiệp, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch
hành động đã được đề xuất như tổng hợp trong các bảng dưới đây:
Bảng Tổng hợp định hướng phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiê ̣p
Mục tiêu Chiến lược Dự án/kế hoạch hành đô ̣ng
 Duy trì sản xuất và an ninh lương  Phát triển hê ̣ thống sản xuất cạnh  Chương trình hiê ̣n đại hóa ngành nông-lâm-
thực ổn định và an toàn tranh cho ngành nông-lâm-ngư ngư nghiê ̣p
 Đáp ứng nhu cầu của tỉnh và của cả nghiê ̣p bằng cách từng bước cơ giới  Dự án A-1: Long An – trung tâm công nghê ̣
nước hóa và hiê ̣n đại hóa sản xuất, phát sinh thái hàng đầu
 Hiê ̣n đại hóa ngành nông-lâm-ngư triển hê ̣ thống phân phối và tiếp thị.  Dự án B-1: Phát triển mô hình cải tạo các
nghiê ̣p để cải thiê ̣n cuô ̣c sống cho vùng trồng lúa tổng hợp của Đồng Tháp
người dân nông thôn và tăng cường Mười
sức cạnh tranh để tăng kim ngạch  Xác định các vùng chuyên canh các  Phân vùng, gồm cả vùng an ninh lương thực
xuất khẩu sản phẩm cạnh tranh trên thị trường  Dự án B-1: Phát triển mô hình cải tạo các
 Góp phần củng cố sự bền vững về trong và ngoài nước vùng trồng lúa tổng hợp của Đồng Tháp
môi trường bằng cách bảo tồn và sử Mười
dụng đất nông-lâm-ngư nghiê ̣p hiê ̣u  Dự án B-2: Phát triển vùng sản xuất nông
quả nghiê ̣p công nghê ̣ cao
 Thực hiê ̣n kiểm soát và quản lý hiê ̣u  Chương trình quản lý rủi ro của ngành nông-
quả sâu bê ̣nh cũng như tác đô ̣ng do lâm-ngư nghiê ̣p
biến đổi khí hâ ̣u  Tăng cường năng lực phòng chống và kiểm
soát hiê ̣u quả dịch bê ̣ch trong nông nghiê ̣p
(trồng trọt, chăn nuôi, v.v.)
 Khuyến khích sự tham gia của các  Phát triển nông thôn toàn diê ̣n và trên cơ sở
cô ̣ng đồng và hô ̣ nông thôn trong quy gắn kết
trình phát triển nông-lâm-ngư nghiê ̣p  Khuyến khích phát triển công nghiê ̣p nông
nhằm đảm bảo lợi ích của họ và phát thôn nhằm tạo thêm viê ̣c làm cho người dân
triển ngành nông-lâm-ngư nghiê ̣p  Tăng lợi ích cho người dân địa phương
bền vững.  Ổn định đời sống và tăng cường các mă ̣t văn
hóa-xã hô ̣i cho cô ̣ng đồng nông thôn.
 Dự án E-2: Phát triển phong trào “MỖI XÃ
MỘT SẢN PHẨM” ở các khu vực nông thôn
của tỉnh
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2
Năm 2008, giá trị sản xuất lúa gạo và hoa màu khác dự báo lần lượt đạt mức 19 triệu đồng/ha và 41
triệu đồng/ha.

10
Bảng Tổng hợp định hướng phát triển ngành trồng trọt
Mục tiêu Chiến lược Dự án/kế hoạch hành đô ̣ng
 Cải thiê ̣n hê ̣ thống sản xuất  Thiết lâ ̣p chương trình cải tiến  Khuyến khích cải tiến mạnh mẽ hê ̣ thống nhân giống lúa 3
lúa gạo nhằm nâng cao sức sản xuất lúa gạo, gồm cả cải tiến cấp.
cạnh tranh trên thị trường quy trình sản xuất, chế biến, tiếp  Áp dụng quy trình sản xuất lúa gạo đạt tiêu chuẩn GAP-
xuất khẩu và thu thâ ̣p cho thị và phân phối các giống lúa, Viê ̣t và GAP toàn cầu
các hô ̣ gia đình và các bên nguồn cung, v.v. dựa trên viê ̣c  Khuyến khích áp dụng cơ giới hóa, đă ̣c biê ̣t là trong các
liên quan thực hiê ̣n dự án thí điểm đảm công viê ̣c cần thiết do thiếu lao đô ̣ng
 Đa dạng hóa các sản phẩm bảo áp dụng hiê ̣u quả ở Long An  Phát triển hê ̣ thống thu mua, sấy, dự trữ và chế biến gạo ở
nông nghiê ̣p nhằm đáp ứng các vùng trồng lúa.
nhu cầu ngày càng tăng và  Tổ chức thí điểm và thực hiê ̣n mô hình sản xuất lúa gạo áp
ổn định thu nhâ ̣p từ nông dụng công nghê ̣ hiê ̣n đại
nghiê ̣p  Kêu gọi các doanh nghiê ̣p đầu tư xây dựng các nhà máy
 Đảm bảo điều kiê ̣n sản xuất chế biến và dự trữ gạo
nhằm hỗ trợ sản xuất nông  Dự án B-1: Phát triển mô hình cải thiê ̣n tổng hợp các vùng
nghiê ̣p ổn định (về thủy lợi, trồng lúa Đồng Tháp Mười
cơ sở hạ tầng và các công
 Dự án B-3: Phát triển trung tâm logistics lương thực ở
trình khác, v.v.) làm cơ sở
Long An
nâng cao hiê ̣u quả sản xuất
và phát triển nông thôn.  Khuyến khích đổi mới/cải tiến  Đổi mới các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ sản xuất, v.v.
mô hình tổ chức sản xuất trong  Dự án B-1: Phát triển mô hình cải thiê ̣n tổng hợp các vùng
trồng trọt nhằm tăng cường sự trồng lúa Đồng Tháp Mười
tham gia của các hô ̣ gia đình
trong quá trình hiê ̣n đại hóa
trồng trọt
 Cải thiê ̣n và nâng cấp hê ̣ thống  Cải thiê ̣n điều kiê ̣n thủy lợi ở các huyê ̣n vùng ĐTM.
thủy lợi và kết cấu hạ tầng khác  Thực hiê ̣n công tác nạo vét, mở rô ̣ng và nâng cấp mô ̣t số
nhằm hỗ trợ hiê ̣n đại hóa và kênh ở tiểu vùng phía bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp
giảm thiểu rủi ro trong sản xuất  Thực hiê ̣n quy hoạch khai thác nước kênh Hồng Ngự để
nông nghiê ̣p kết hợp với chương cấp nước cho khu vực nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và
trình xây dựng các cụm/tuyến sông Vàm Cỏ Tây
dân cư vượt lũ  Xây dựng các kênh cấp 2 và cấp 3 phục vụ tưới tiêu và
thoát nước, cải thiê ̣n tình trạng chua phèn
 Tiếp tục hoàn thiê ̣n hê ̣ thống cống liên quan dọc 2 sông
Vàm Cỏ để chống xâm nhâ ̣p mă ̣n, cấp nước và thoát nước.
 Xây dựng hê ̣ thống đê bao và cống
 Xây dựng các biê ̣n pháp phòng chống xâm nhâ ̣p mă ̣n phù
hợp và khả thi.
 Tăng cường mạng lưới kiểm soát  Thiết lâ ̣p hê ̣ thống thông tin hiê ̣u quả phục vụ quản lý và
và phòng chống sâu bê ̣nh hiê ̣u giám sát các dự báo, phát hiê ̣n và kiểm soát dịch bê ̣nh hại
quả cây trồng, vâ ̣t nuôi, v.v.
 Cung cấp thiết bị và thuốc dự phòng để kịp thời khống chế,
kiểm soát khi dịch bê ̣nh xảy ra.
 Khuyến khích áp dụng các phương thức canh tác đề xuất
để phòng chống dịch bê ̣nh (INN, IPM, quy trình canh tác
cải tiến, v.v.)
 Phát triển phong trào tuyên truyền rô ̣ng rãi và kịp thời trên
phương tiê ̣n thông tin đại chúng và tâ ̣p huấn cho nông dân
về các biê ̣n pháp phòng chống dịch bê ̣nh.
 Tăng cường năng lực phòng chống và kiểm soát hiê ̣u quả
dịch bê ̣nh trong nông nghiê ̣p.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

11
Bảng Tổng hợp định hướng phát triển ngành chăn nuôi
Mục tiêu Chiến lược Dự án/kế hoạch hành đô ̣ng
 Phát triển ngành chăn nuôi  Áp dụng công nghê ̣ cải tiến  Đảm bảo cung cấp thức ăn chăn nuôi đại gia súc bằng cách
thành mô ̣t chuyên ngành trong sản xuất, chế biến và tăng cường trồng cỏ ở các vùng
cạnh tranh nhằm đáp ứng phân phối
nhu cầu ngày càng tăng  Quy hoạch vùng chăn nuôi  Phát triển vùng chăn nuôi trâu thịt tâ ̣p trung ở Đức Huê ̣ và Đức
tâ ̣p trung Hòa
 Phát triển vùng chăn nuôi bò sữa tâ ̣p trung ở Đức Hòa nơi có
sẵn đất trồng cỏ, ở Đức Huê,̣ Châu Thành và Bến Lức
 Phát triển vùng nuôi bò thịt tâ ̣p trung ở Đức Hòa, Châu Thành.
 Phát triển vùng nuôi heo tâ ̣p trung ở Thạnh Hóa, Mô ̣c Hóa,
Đức Hòa và Đức Huê ̣
 Phát triển vùng chăn nuôi gia cầm tâ ̣p trung ở Châu Thành và
Cần Đước.
 Tiếp tục tăng cường công tác  Cải thiê ̣n chất lượng giống vâ ̣t nuôi và sản xuất giống chất
cải tiến giống để nâng cao lượng cao trong tỉnh
chất lượng gia súc, gia cầm  Thiết lâ ̣p vùng chăn nuôi công nghiê ̣p tâ ̣p trung ở các địa
phương được chọn
 Thực hiê ̣n các hoạt đô ̣ng chăn nuôi mục tiêu trong các trang
trại chăn nuôi tổng hợp
 Áp dụng công nghê ̣ phù hợp và hiê ̣n đại trong quy trình chăn
nuôi
 Tâ ̣n dụng sản xuất năng lượng từ chất thải chăn nuôi phục vụ
các hoạt đô ̣ng ở trang trại.
 Duy trì điều kiê ̣n môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm phù
hợp ở các trang trại
 Kiểm soát và phòng chống  Đảm bảo và thực hiê ̣n tốt công tác thú y
có hiê ̣u quả các dịch bê ̣nh,  Tăng cường năng lực của các cơ sở thú y
giảm thiểu thiê ̣t hại do dịch
bê ̣nh gây ra
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Bảng Tổng hợp định hướng phát triển ngành lâm nghiê ̣p
Mục tiêu Chiến lược Dự án/kế hoạch hành đô ̣ng
 Bảo vê ̣ diê ̣n tích rừng hiê ̣n  Quy hoạch vùng bảo tồn và sản xuất rừng  Gắn kết phân vùng rừng với phân vùng sử dụng đất
có nhằm đảm bảo lợi ích chung
kinh tế, sự bền vững về môi  Thực hiê ̣n định hướng:
trường, cảnh quan nông - Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007
thôn và nâng cao hình ảnh
- Quyết định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008
của tỉnh
- Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/ 2007
- Quyết định 164/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/ 2008
 Thiết lâ ̣p hê ̣ thống khai thác hiê ̣u quả tài  Khuyến khích cải thiê ̣n giống cây rừng
nguyên rừng nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế  Nâng cấp hạ tầng các vùng rừng tự nhiên/đă ̣c dụng
trong khi vẫn duy trì được sự bền vững về  Thu hút đầu tư chế biến tràm trong vùng ĐTM
môi trường
 Thực hiê ̣n nghiên cứu khả thi Dự án sản xuất sạch
hơn về “giảm lượng khí thải CO2 thông qua trồng
rừng và tái trồng tràm ở vùng ĐTM nhằm giảm thiểu
tác đô ̣ng xấu do biến đổi khí hâ ̣u toàn cầu”
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

12
Bảng Tổng hợp định hướng phát triển ngành ngư nghiê ̣p
Mục tiêu Chiến lược Dự án/kế hoạch hành đô ̣ng
 Phát triển ngành nuôi  Áp dụng hê ̣ thống sản xuất, chế biến,  Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất thủy sản phù
trồng thủy sản thành mô ̣t phân phối và tiếp thị cải tiến hợp ở các vùng nuôi trồng
chuyên ngành cạnh tranh  Thực hiê ̣n cải tạo các ao/hồ nuôi trồng bằng các
đáp ứng nhu cầu ngày biê ̣n pháp, công nghê ̣ sinh học và thiết bị phù hợp
càng tăng và cải thiê ̣n sinh  Xác định và áp dụng các mô hình và phương thức
kế cho các hô ̣ gia đình nuôi trồng thủy sản nước lợ phù hợp, đảm bảo phát
triển thủy sản bền vững và hiê ̣u quả
 Khai thác các kết quả của mạng lưới giám sát môi
trường nước
 Khuyến khích liên kết giữa các cơ sở nuôi trồng
thủy sản nước lợ với hê ̣ thống cung cấp, phân phối
 Quy hoạch vùng và điều kiê ̣n sản xuất  Thực hiê ̣n quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước
ngư nghiê ̣p cạnh tranh lợ tâ ̣p trung ở mô ̣t số khu vực
 Xây dựng quy hoạch vùng nuôi cá nước ngọt ở các
huyê ̣n vùng ĐTM
 Đảm bảo sản xuất ngư nghiê ̣p không gây  Khai thác kết quả mạng lưới giám sát môi trường
ô nhiễm môi trường nước
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

13

You might also like