You are on page 1of 2

Tên: Lê Trường An

Lớp: 17H5CLC

TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM CÔNG NGHỆ TRÊN GIÀN KHAI THÁC DẦU KHÍ
NGOÀI KHƠI

1. Đầu giếng (Wellhead)


- Nằm ở phía trên của các giếng dầu hoặc khí, nơi đặt đường ống dẫn xuống dưới
bể chứa dầu hoặc khí nằm dưới đáy biển. Dùng để phun nước hoặc khí xuống
lại giếng để duy trì áp suất nhằm lấy tối đa lượng dầu
- Các giếng dầu hoặc khí khi được khoan phải được kiểm tra về lượng khí tự
nhiên cho việc khai thác. Hay nói cách khác lượng dầu và khí tự nhiên có trong
giếng có thể được bơm ra ngoài. Quá trình bao gồm việc đánh giá nhiệt độ và
áp suất của giếng, lắp đặt các thiết bị phù hợp để lượng khí tự nhiên có thể ra
khỏi giếng. Lưu lượng dòng khí được điều chỉnh bằng một van điều chỉnh
- Đầu giếng có thể chia thành đầu giếng khô (nằm trên mặt biển) và ướt (nằm
dưới đáy biển). Việc lựa chọn cây thông khô hay ướt tùy thuộc vào sự tiện lợi
cho quá trình vận hành và bảo trì.
2. Ống gom (manifolds)
- Ống gom có nhiệm vụ gom các dòng khai thác về cây thông, nếu vị trí các
giếng xa đầu giếng thì sẽ gom về khu vực ống nâng (riser)
- Ống nâng (riser) là hệ thống ống dẫn thẳng đứng lên giàn khoan trên mặt biển,
có nhiệm vụ đưa dòng dầu khí từ giàn khai thác tới đường ống nằm trên mặt
biển. Đối với dầu nặng hay các giếng ở vùng Bắc cực, dầu thô sẽ được pha
loãng bởi các chất phụ gia hay chất pha loãng để giảm độ nhớt, hoặc được gia
nhiệt để đảm bảo độ linh động của dầu thô
3. Khu vực thu gom và kiểm tra lưu lượng của dòng từ các giếng
(Production)
- Các dòng dầu khí được khai thác từ các giếng được tập trung về khu vực thu
gom để đưa đến các khu vực công nghệ
- Được kiểm tra lưu lượng khai thác theo định kỳ bằng cách đưa các dòng này
qua khu vực kiểm tra lưu lượng
- Xác định lưu lượng của khí tự nhiên hay dầu bằng cách để nó chảy tự do trong
ống thông qua dụng cụ đo thích hợp
4. Khu công nghệ xử lý dầu khí (Process facility)
- Thiết bị tách được sử dụng để tách sơ bộ khí, dầu và nước:
 Một vài giếng có khí sạch không lẫn tạp chất có thể đưa thẳng đến quá trình
xử lí hay nén khí. Tuy nhiên, đại đa số giếng là hỗn hợp của khí, dầu và
nước. Có thành phần tạp chất khác nhau nên cần phải được phân tách và xử

 Thiết bị tách dạng đứng dùng khi GOR nhỏ và trung bình
 Thiết bị tách dạng ngang dùng khi GOR lớn
 Cách thức hoạt động chung của thiết bị phân tách là hỗn hợp được đưa vào
bình tách, để trong khoảng 5 phút, khí sẽ thoát ra ngoài từ bên trên, nước
nặng hơn dầu sẽ lắng xuống đáy và dầu được lấy ra từ giữa
- Thiết bị xử lí khí, dầu, nước:
 Đối với khí: đến quá trình loại bỏ thủy ngân (hấp phụ) và khí axit H2S
 Dòng nước có lẫn dầu phải được đem xử lí tại hệ thống CPI hoặc
hydrocyclone
 Đối với dầu thô đưa qua thiết bị ổn định
5. Khu vực lưu trữ (Storage)
- Đa số giàn khai thác không có nơi lưu trữ khí, nhưng dầu thường được tồn
chứa trước khi đưa vào tàu vận chuyển.
6. Khu vực phụ trợ (Utility systems)
- Là khu vực không dùng để xử lý dầu thô nhưng cung cấp một số hệ thống an
toàn hoặc nơi ở.
- Một vài hệ thống phụ trợ như:
 Hệ thống khí phụ trợ cung cấp dòng khí để chạy các turbin sản xuất điện,
đuổi khí làm sạch đường ống, vận hành bơm…
 Hệ thống điện
 Hệ thống nước rửa và nước dùng
 Hệ thống phòng cháy chữa cháy
 Hệ thống nhiệt, thông gió và điều hòa không khí
 Hệ thống flare

You might also like