You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỀ THI GIỮA KÌ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Học kỳ : III Năm học: 2020 - 2021
Môn thi: Thống kê kinh doanh
Thời gian làm bài: 75 phút
MÃ ĐỀ THI: Covid1910

Sinh viên được sử dụng tài liệu, không được sử dụng điện thoại.
Phần 1: Tự luận (5 điểm):
Theo số liệu thống kê từ vnexpress.net, thống kê số ca nhiễm mới tại Bắc Giang từ ngày 08/5 đến
ngày 08/06 :
31 15 17 17 10 16 109 98 97 96
98 63 99 84 68 105 375 121 128 176
170 124 134 124 157 141 149 121 122 98
a. Sắp xếp dữ liệu từ nhỏ đến lớn, trình bày biểu đồ thân lá (1 điểm)
b. Hãy phân dữ liệu thành 4 tổ có khoảng cách đều nhau. (1 điểm)
c. Dựa trên dữ liệu câu b, hãy lập bảng phân phối tần số, tần số tích lũy, tần suất và tần suất
tích lũy (2 điểm)
d. Tính các đặc trưng: giá trị trung bình, Mod và nêu nhận xét ngắn gọn về giá trị tính toán
được (1 điểm)

Phần 2: Trắc nghiệm (5 điểm)


Câu 1: Thống kê học nghiên cứu:
A. Chỉ mặt lượng của hiện tượng
B. Chỉ mặt chất của hiện tượng
C. Mặt lượng và mặt chất của hiện tượng
D. Chỉ hiện tượng cá biệt
Câu 2: Mục đích xác định tổng thể thống kê
A. Xem tổng thể đó đồng chất hay không đồng chất
B. Xem tổng thể đó là tiềm ẩn hay bộc lộ
C. Xem những đơn vị nào thuộc đối tượng nghiên cứu
D. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Câu 3: Câu nào sao đây đúng với phương pháp phỏng vấn trực diện
A. Phỏng vấn viết (người hỏi vắng mặt), trong đó sự tiếp xúc thông qua bảng hỏi, người trả
lời tự điền câu trả lời vào bảng hỏi
B. Phỏng vấn miệng, còn gọi là "cuộc nói chuyện riêng" hay "trò chuyện có chủ định"
C. Câu a và b đúng
D. Câu a và b đều sai

1/ 5 Mã đề: 1910
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Có thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể bộc lộ
B. Có thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể tiềm ẩn
C. Khi mục đích nghiên cứu thay đổi, một tổng thể đồng chất có thể trở thành một tổng thể
không đồng chất và ngược lại
D. Tổng thể bộ phận là một phần của tổng thể chung
Câu 5: Có dữ liệu của điểm các sinh viên như sau: 4; 4; 6; 7; 7; 8; 7; 7; 9; 5. Giá trị phổ biến
(Mod) của điểm là:
A. 4
B. 5
C. 7
D. 8
Câu 6. Phân tổ các xí nghiệp theo số công nhân thành 5 tổ có khoảng cách tổ đều: 200, 270, 290,
400, 455, 600, 780, 840, 1040, 1100, 1315, 1700 . Khoảng cách tổ là:
A. 300
B. 200
C. 250
D. 400

Dữ liệu sau sử dụng cho câu 7 đến câu 10:


Có số liệu một mẫu được chọn từ những người lao động tại Tổng công ty B về ba biến nghiên
cứu: giới tính (0=Nữ; 1=Nam); ngành học (1= Kinh tế; 2= Xã hội học; 3= sư phạm). Số liệu được
cho trong bảng sau:
STT Giới tính Ngành học
1 0 1
2 0 3
3 1 1
4 0 1
5 1 2
6 1 2
Câu 7. Số nữ học ngành xã hội học là:
A. 2 người
B. 3 người
C. 0 người
D. 4 người
Câu 8. Số nữ học ngành sự phạm là:
A. 1 người
B. 2 người
C. 3 người
D. 0 người

2/ 5 Mã đề: 1910
Câu 9. Tỷ lệ nữ là:
A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 70%
Câu 10. Tỷ lệ sinh viên học ngành sư phạm là:
A. 10,2%
B. 16,67%
C. 18,67%
D. 20,62%
Dữ liệu sau sử dụng cho câu 11,12,13:
Có số liệu năng suất lao động của một đội bốc xếp như sau:
Năng suất lao động Số công
(tấn/ngày/người) nhân
400 – 500 50
500 – 600 100
600 – 700 350
700 – 800 300
800 – 900 200
Câu 11: Năng suất lao động bình quân mỗi công nhân là:
A. 675
B. 775
C. 770
D. 850
Câu 12: Tổ chứa Mod là:
A. 700 - 800
B. 600 - 700
C. 800 - 900
D. Không có tổ nào chứa Mod
Câu 13: Giá trị Mod là:
A. 700
B. 725
C. 750
D. 775
Câu 14: Phân tổ là việc căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức để tiến hành phân chia các
……….tổng thể thành các tổ có tính chất khác nhau
A. Chỉ tiêu
B. Tổng thể
C. Tiêu thức
D. Đơn vị
Câu 15: Trong phân tổ thống kê, mỗi tổ có nhiều lượng biến gọi là:
A. phân tổ có khoảng cách tổ đều
B. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều

3/ 5 Mã đề: 1910
C. Phân tổ không có khoảng cách tổ
D. câu a, b đều đúng
Dữ liệu sau sử dụng cho câu 16, 17, 18:
Có tài liệu về năng suất lao động của 75 công nhân trong một mỏ than như sau:
Phân tổ công nhân theo năng suất lao
Số công nhân
động ngày (kg)
400-450 10
450-500 15
500-600 15
600-800 30
800-1200 5
Câu 16: Xác định tổ chứa Mod:
A. 450 - 500
B. 500 - 600
C. 600 - 800
D. 800 - 1200
Câu 17: Xác định giá trị Mod
A. 450
B. 500
C. 600
D. 800
Câu 18: Năng suất lao động bình quân (kg)
A. 458.33
B. 508.33
C. 608.33
D. 708.33
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mod được sử dụng để so sánh các hiện tượng không có cùng quy mô trong khi đó số tuyê ̣t
đối, số tương đối không thực hiện được hoặc không có ý nghĩa thực tế
B. Đặc điểm cơ bản của Mod là nó san bằng, bù trừ mọi chênh lệch của các đơn vị về trị số
của tiêu thức nghiên cứu
C. Số bình quân có tính tổng hợp rất cao, chỉ cần một trị số đã nêu lên được mức độ điển hình
chung cho cả hiện tượng số lớn
D. Số bình quân là biểu hiện của lượng biến về tiêu thức nghiên cứu được gặp nhiều nhất
trong một tổng thể hay trong dãy số phân phối
E. Đặc điểm cơ bản của Mod là nó san bằng, bù trừ mọi chênh lệch của các đơn vị về trị số
của tiêu thức nghiên cứu
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng trong
điều kiện thời gian và không gian nhất định.
B. Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng trong
điều kiện thời gian và không gian nhất định.
C. Số tuyệt đối là loại chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế-xã hội
trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

4/ 5 Mã đề: 1910
D. Số tương đối so sánh 2 chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian
hoặc không gian
------------------------------------------ HẾT --------------------------------------------

5/ 5 Mã đề: 1910

You might also like