You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỀ THI GIỮA KÌ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Học kỳ : III Năm học: 2020 - 2021
Môn thi: Thống kê kinh doanh
Thời gian làm bài: 75 phút
MÃ ĐỀ THI: Covid122

Sinh viên được sử dụng tài liệu, không được sử dụng điện thoại.
Phần 1: Tự luận (5 điểm):
Thời gian cần hoàn thiện một trang quảng cáo được tổng hợp dữ liệu như sau
16.4 15.5 16.0 16.2 17.3 17.1 16.2 16.0 16.3 16.2
15.9 16.0 15.8 16.6 17.2 15.8 16.3 16.5 15.9 16.4
16.1 15.8 16.0 17.0 16.8 15.7 16.8 16.6 15.9 15.6
a. Sắp xếp dữ liệu từ nhỏ đến lớn, trình bày biểu đồ thân lá (1 điểm)
b. Hãy phân dữ liệu thành 3 tổ có khoảng cách đều nhau. (1 điểm)
c. Dựa trên dữ liệu câu b, hãy lập bảng phân phối tần số, tần số tích lũy, tần suất và tần suất
tích lũy (2 điểm)
d. Tính các đặc trưng: giá trị trung bình, Mod và nêu nhận xét ngắn gọn về giá trị tính toán
được (1 điểm)

Phần 2: Trắc nghiệm (5 điểm)


Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm quan sát (Observation)?
A. Là cơ sở để thu thập dữ liệu nghiên cứu
B. Mỗi đơn vị thuộc mẫu được tiến hành thu thập thông tin được gọi là một quan sát
C. Câu a và b đúng
D. Câu a, b và c đều sai
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dữ liệu định tính là dữ liệu về các tiêu thức thuộc tính (có thể có biểu hiện trực tiếp hoặc
gián tiếp).
B. Dữ liệu định lượng là dữ liệu về các tiêu thức số lượng. Trong đó các lượng biến có thể là
rời rạc (biểu hiện bằng các số nguyên) hoặc liên tục (biểu hiện bằng số thập phân).
C. Câu a và b đúng
D. Câu a, b và c đều sai
Câu 3: Phương pháp thống kê nào thuộc về thống kê suy luận?
A. Tính giá trị trung bình
B. Lập bảng tần số
C. Kiểm định giả thuyết thống kê
D. Vẽ đồ thị hình cột
Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sai số thống kê
A. Sai số do đăng ký xảy ra đối với mọi cuộc điều tra thống kê .
B. Sai số do tính chất đại biểu của số đơn vị được chọn trong điều tra chọn mẫu
C. Sai số do đo lường là sai số do sử dụng thước đo không tốt mà nguyên nhân trực tiếp là do
câu hỏi tồi (sử dụng thang đo, triển khai thang điểm không phù hợp.)
1/ 4 Mã đề: 122
D. Câu a, b và c đều đúng
Câu 5: Có dữ liệu của điểm các sinh viên như sau: 2; 2; 3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 5. Giá trị phổ biến
(Mod) của điểm là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6. Phân tổ các xí nghiệp theo số công nhân thành 3 tổ có khoảng cách tổ đều: 203, 270, 290,
400, 455, 600, 780, 840, 1040, 1100, 1315, 1403. Khoảng cách tổ là
A. 300
B. 200
C. 250
D. 400
Dữ liệu sau sử dụng cho câu 7 đến câu 10:
Có số liệu một mẫu được chọn từ những người lao động tại Tổng công ty B về ba biến nghiên
cứu: giới tính (0=Nữ; 1=Nam); ngành học (1= Kinh tế; 2= Xã hội học; 3= sư phạm). Số liệu được
cho trong bảng sau:
STT Giới tính Ngành học
1 0 1
2 0 3
3 1 1
4 0 1
5 1 2
6 1 2

Câu 7. Số nữ học ngành xã hội học là:


A. 2 người
B. 3 người
C. 0 người
D. 4 người
Câu 8. Số nữ học ngành sự phạm là:
A. 1 người
B. 2 người
C. 3 người
D. 0 người
Câu 9. Tỷ lệ nữ là:
A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 70%

2/ 4 Mã đề: 122
Câu 10. Tỷ lệ sinh viên học ngành sư phạm là:
A. 10,2%
B. 16,67%
C. 18,67%
D. 20,62%
Dữ liệu sau sử dụng cho câu 11,12, 13:
Có số liệu năng suất lao động của một công nhận 1 Xí nghiệp như sau:
Năng suất lao động Số công
(sản phẩm/giờ/người) nhân
1-5 2
6-10 5
11-15 2
Câu 11: Năng suất lao động bình quân mỗi công nhân là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 12: Tổ chứa Mod là:
A. 1-5
B. 6-10
C. 11-15
D. Không có tổ nào chứa Mod

Câu 13: Giá trị Mod là:


A. 7
B. 8
C. 9
D. 10

Câu 14: Phân tổ là việc căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức để tiến hành phân chia các
……….tổng thể thành các tổ có tính chất khác nhau
A. Chỉ tiêu
B. Tổng thể
C. Đơn vị
D. Tiêu thức

Câu 15: Trong phân tổ thống kê, mỗi tổ có nhiều lượng biến gọi là:
A. phân tổ có khoảng cách tổ đều
B. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều
C. Phân tổ không có khoảng cách tổ
D. câu a, b đều đúng

3/ 4 Mã đề: 122
Dữ liệu sau sử dụng cho câu 16, 17, 18:
Có tài liệu về năng suất lao động của 75 công nhân trong một mỏ than như sau:
Phân tổ công nhân theo năng suất lao
Số công nhân
động ngày (kg)
400-450 10
450-500 15
500-600 15
600-800 30
800-1200 5
Câu 16: Xác định tổ chứa Mod:
A. 450 - 500
B. 500 - 600
C. 600 - 800
D. 800 - 1200
Câu 17: Xác định giá trị Mod
A. 450
B. 500
C. 600
D. 800
Câu 18: Năng suất lao động bình quân (kg)
A. 458.33
B. 508.33
C. 608.33
D. 708.33
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mod được sử dụng để so sánh các hiện tượng không có cùng quy mô trong khi đó số tuyê ̣t
đối, số tương đối không thực hiện được hoặc không có ý nghĩa thực tế
B. Đặc điểm cơ bản của Mod là nó san bằng, bù trừ mọi chênh lệch của các đơn vị về trị số
của tiêu thức nghiên cứu
C. Số bình quân có tính tổng hợp rất cao, chỉ cần một trị số đã nêu lên được mức độ điển hình
chung cho cả hiện tượng số lớn
D. Số bình quân là biểu hiện của lượng biến về tiêu thức nghiên cứu được gặp nhiều nhất
trong một tổng thể hay trong dãy số phân phối
E. Đặc điểm cơ bản của Mod là nó san bằng, bù trừ mọi chênh lệch của các đơn vị về trị số
của tiêu thức nghiên cứu
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng trong
điều kiện thời gian và không gian nhất định.
B. Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng trong
điều kiện thời gian và không gian nhất định.
C. Số tuyệt đối là loại chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế-xã hội
trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
D. Số tương đối so sánh 2 chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian
hoặc không gian
------------------------------------------ HẾT --------------------------------------------

4/ 4 Mã đề: 122

You might also like