You are on page 1of 26

Chủ đề 1: MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

I. Khái niệm công ty đa quốc gia


- Công ty ĐQG là công ty tham gia kinh doanh quốc tế bằng những trong những hình
thức, kinh doanh quốc tế hoặc các công ty có công ty trực thuộc, chi nhánh hoặc liên
doanh tại nhiều nước.

II. Vì sao một công ty đa quốc gia lại tham gia vào kinh doanh quốc tế
3 thuyết lý giải tại sao:
- Thuyết Lợi thế so sánh: chuyên môn hóa làm tăng hiệu quả sản xuất. Các yếu tố về
công nghệ, lao động khồn thể tự do luân chuyển giữa các quốc gia  các quốc gia tập
trung sản xuất sản phẩm với lợi thế so sánh và nhập khẩu mặt hàng khác  tham gia
TMQT.
- Lý thuyết về thị trường không hiệu quả: thị trường các yếu tố đầu vào phục vụ sản
xuất là không hiệu quả, các yếu tố như vốn, lao động, đất đai không tự do di chuyển 
các công ty sẽ mở rộng hoạt động ở nước ngoài, tận dụng chi phí sử dụng vốn ở thị
trường khác.
- Lý thuyết về vòng đời sản phẩm: Các sản phẩm có một chu kỳ phát triển nhất định, ở
mỗi thị trường thì chu kì phát triển của các sản phẩm là không giống nhau  tham gia
vào thị trường quốc tế để tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm

III. Cách thức một công ty tiến hành kinh doanh quốc tế
1. Xuất nhập khẩu
- Thâm nhập thị trường quốc tế bằng xuất khẩu và tìm nguồn cung rẻ hơn bằng nhập khẩu
 hình thức ít rủi ro nhất  nếu thấy bất lợi  ngừng kinh doanh ngay lập tức
2. Cấp phép
- Cung cấp công nghệ, bản quyển, nhãn hiệu,… để nhận về phí hoặc một số thỏa thuận
khác.
- Ưu điểm: Không yêu cầu khoản đầu tư lớn, không mất chi phí vận chuyển
- Nhược điểm: Khó đảm bảo được chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất ở nước
ngoài
3. Nhượng quyền thương mại
- Cung cấp, trợ giúp chiến lược dịch vụ và bán hàng và có thể cả khoản vốn đầu tư ban
đầu để nhận lại khoản thu nhập định kỳ
- Ưu điểm: thâm nhập thị trường mà không cần khoản vốn đầu tư lớn
- Nhược điểm: bên bán  hoạt động 1 cơ sở kém sẽ ảnh hưởng đến cả thương hiệu, mất
quyền kiểm soát, tranh chấp giữa các cơ sở. Bên mua  chia sẻ rủi ro với chủ sở hữu
thương hiệu, hoạt động theo khuân mẫu, đối thủ cạnh tranh cùng hệ thống.
4. Liên doanh
- Cùng sở hữu và điều hành một công ty (2 or more firms participate)
- Ưu điểm: yêu cầu vốn nhưng ở mức giới hạn, áp dụng lợi thế vào một lĩnh vực nhất
định
- Nhược điểm: chia sẻ rủi ro, tranh chấp quyền sở hữu, mất quyền kiểm soát,
5. Thâu tóm
- Thâm nhập thị trường bằng mua lại, sở hữu công ty tại thị trường nước ngoài
- Ưu điểm: quyền kiểm soát toàn phần, nhanh chónh sở hữu lượng thị phần sẵn có của
công ty trên thị trường
- Nhược điểm: Vốn đầu tư lớn, vận hành không tốt  khó bán lại hoặc được giá thấp 
rủi ro lớn
6. Thành lập công ty con
- Thành lập công ty con mới ở nước ngoài để sản xuất và kinh doanh
- Ưu điểm: Vận hành chính xác, thỏa mãn, yêu cầu về vốn ít hơn so với hình thức mua lại
- Nhược điểm: không nhận được lợi nhuận cho tới khi công ty được thành lập và sở hữu
mạng lưới khách hàng vững chắc

IV.Quản trị tài chính quốc tế và quản trị TC của công ty ĐQG
- Quản trị TCQT là việc thiết lập chiến lược và hệ thống quản trị phù hợp để nắm bắt
thành công các cơ hội quốc tế và phản ứng phù hợp với các thách thức trên thị trường
quốc tế
- So sánh QTTC nội địa và MNE
Giống: mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông
Khác: QTTCQT đòi hỏi sự am hiểu về văn hóa, lịch sử, chính trị, đối mặt rủi ro hối đoái,
chính trị cao hơn. Sử dụng các công cụ TC phức tạp hơn (chủ yếu là công cụ phái sinh),
vấn đề ng đại diện phức tạp hơn.

V. So sánh vấn dề người đại diện của công ty đa quốc gia và nội địa
- Vấn đề người đại diện ở công ty đa quốc gia là phức tạp hơn  chi phí cao hơn
- Do sự khác biệt về văn hóa  mục tiêu theo đuổi của các nhà điều hành là không giống
nhau, không đúng với mục tiêu chung
- Giám sát người điều hành tại quốc gia khác  khoảng các lớn  khó
- Công ty có quy mô lớn  càng khó kiểm soát
VI. Mục tiêu của quản trị TCQT
- Tối đa hóa giá trị cổ đông, công ty phải nỗ lực để mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông
được thể hiện bởi giá trị cổ phiếu và cổ tức, với một mức rủi ro cố định; hoặc công ty
phải giảm thiểu rủi ro đối với các cổ đông với một mức lợi ích nhất định.

VII. Cấu trúc quản trị TC của công ty đa quốc gia


- Quản trị tập trung: các quyết định là do công ty mẹ đưa ra, các nhà quản lý của công
ty mẹ sẽ kiểm soát hoạt động của các công ty con, do đó quyền lực sẽ không tập trung
trong tay các nhà quản lý ở công ty con.  giảm vấn đề người đại diện. Nhưng BGĐ cty
mẹ có thể đưa ra những quyết định không bám sát vào thị trường, không nắm chắc thông
tin TC của công ty con  quyết định thiếu chính xác
- Quản trị phi tập trung: Mỗi giám đốc tài chính tại mỗi thị trường sẽ đưa ra quyết định
và báo cáo lại với ban giám đốc cty mẹ. Có thể đẩy chi phí người đại diện lên cao vì các
nhà quản lý ở công ty con có thể đưa ra các quyết định không tập trung vào mục tiêu tối
đa hóa giá trị của MNC. Các nhà quản lý ở công ty con được trao quyền hành nhiều hơn
do đó có thể có các quyết định tốt hơn vì họ là những người am hiểu về môi trường và
hoạt động của công ty con hơn.

VIII. Mô hình định giá MNE và các nhân tố ảnh hưởng


- Mô hình:

- Các nhân tố ảnh hưởng:


Rủi ro về kinh tế: kinh tế ổn định, người dân chi tiêu nhiều hơn  cầu tăng  thu nhập
của MNC tăng  dòng tiền tăng và ngược lại.
Rủi ro về tỷ giá: ngoại tệ giảm giá so với nội tệ  dòng tiền MNC nhận về sẽ giảm
Rủi ro về chính trị: tình hình chính trị không ổn định sẽ yêu cầu chi phí vốn cao hơn 
reduce cash flow.
Chủ đề 2: DỰ BÁO TỶ GIÁ

I. Tại sao cần dự báo tỷ giá


- Đưa ra các quyết định phòng vệ rủi ro: khi có các khoản phải trả hoặc phải thu bằng
ngoại tệ  chịu rủi ro tỷ giá
- Đưa ra các quyết định tài đầu tư ngắn hạn: khi MNC có khoản vốn nhàn rỗi trong ngắn
hạn  dự báo  quyết định đồng tiền lí tưởng để đầu tư ( lãi suất cao và tăng giá trị
trong tương lai)
- Đưa ra quyết định tài trợ vốn ngắn hạn: quyết định đầu tư bao nhiêu nếu tỷ giá thay đổi.
- Đưa ra các quyết định về kế hoạch ngân quỹ: có nên đầu tư vào dự án nước ngoài hay
không, công ty sẽ cân nhắc đến việc dự án có thể yêu cầu trao đổi tiền tệ định kì. Ngân
sách vốn chỉ hoàn thành khi dòng tiền được tính bằng nội tệ.
- Đưa ra quyết định tài trợ vốn dài hạn: MNC phát hành trái phiếu để tài trợ vốn dài hạn
có mệnh giá bằng đồng ngoại tện thường ưa thích đồng tiền đi vay mất giá qua thời gian
so với đồng tiền nhận về  để ước lượng giá phát hành TP bằng đồng ngoại tệ  cần
phải dự báo tỷ giá  giảm chi phí vốn
- Đánh giá doanh thu: đưa ra quyết định nên tái đầu tư tại nước ngoài hay rút thu nhập về
nước  dự báo tỷ giá  nếu dự đoán tương lai ngoại tệ giảm giá, MNC nhanh chóng rút
thu nhập về nước trước khi ngoại tệ mất giá.

IX.Các phương pháp dự báo tỷ giá

1. Phương pháp kỹ thuật


- Sử dụng các dữ liệu về tỷ giá trong quá khứ để dự đoán giá trị trong tương lai.
 các nhà đầu tư trong ngắn hạn  ưa thích sử dụng
- Hạn chế: chủ yếu tập trung ngắn hạn, thường không đưa ra các ước lượng điểm/khoảng
với tỷ giá trong tương lai, mô hình dự đoán chính xác trong một giai đoạn nhưng có thể
không chính xác trong giai đoạn khác.

2. Phương pháp cơ bản


- Dựa vào các mối quan hệ cơ bản giữa các biến số kinh tế với tỷ giá hối đoái
- Công thức:
- Hạn chế: Không chắc chắn về thời gian đo lường ảnh hưởng của các nhân tố lên tỷ giá,
Cần dự đoán các nhân tố đồng thời tác động lên tỷ giá, Có khả năng một số nhân tố quan
trọng không được đưa vào mô hình dự báo, Độ nhạy của sự biến động tỷ giá vào mỗi
nhân tố trong tương lai có thể thay đổi.

3. Phương pháp thị trường


- Dự báo từ các thông số trên thị trường, tỷ giá giao ngay hoặc tỷ giá kỳ hạn sẽ thường
được sử dụng vì hành động đầu cơ sẽ đẩy tỷ giá lên mức tỷ giá phản ánh kỳ vọng của thị
trường về tỷ giá trong tương lai.

Tỷ giá kỳ hạn có thể được sử dụng như mức tham chiếu để dự báo tỷ giá giao ngay trong
tương lai bởi vì nếu không, các nhà đầu cơ sẽ sử dụng các HĐ kỳ hạn hoặc HĐ tương lai
để kiếm lời do chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay kỳ vọng trong tương lai.
- Hạn chế: kém chính xác, tỷ giá khó có thể không thay đổi qua thời gian.

4. Phương pháp hỗn hợp


- Sử dụng kết hợp nhiều hơn một phương pháp dự báo tỷ giá nêu trên. Kết quả dự báp là
bình quân gia quyền của các kết quả dự báo mỗi phương pháp sử dụng, tùy vào từng thời
kỳ MNC chọn phương pháp dự báo phù hợp

X. Đánh giá kết quả dự báo


MNC sử dụng sai số dự báo tuyệt đối để đánh giá kết quả dự báo
- Công thức

- Dựa vào sai số này  đưa ra kết quả dự báo chính xác hơn
Chủ đề 3: CÁC LOẠI RỦI RO TỶ GIÁ

I. Rủi ro giao dịch


1. Khái niệm
- Biến động của TGHĐ lên sự thay đổi giá trị quy ra nội tệ của các khoản phải thu hay
phải trả hiện tại bằng ngoại tệ. Các khoản phải thu hay phải trả này phát sinh trước khi tỷ
giá thay đôit nhưng thời hạn thanh toán xảy ra sau khi tỷ giá hối đoái thay đổi
- Ảnh hưởng đến các dòng tiền có nguồn gốc hợp đồng
2. Phương pháp đo lường
- Trước hết MNE cần ước lượng dòng tiền ròng đối với mỗi loại ngoại tệ
2 phương pháp đo lường rủi ro
- Phương pháp độ lệch chuẩn STD & Corr: dựa vào mức độ bién động tỷ giá của mỗi
ngoại tệ và mức độ tương quan của các ngoại tệ này, xem xét xem giá trị của nó chệch
khỏ giá trị trung bình bao nhiêu
Công thức tính độ rủi ro danh mục 2 ngoại tệ:

STD có thể thay đổi qua thời gian do tỷ giá biến động qua thời gian
Hệ số tương quan chỉ ra mức độ 2 đồng tiền biến động song song.
 Nếu 1 MNC có dòng tiền dương với các đồng tiền tương quan mạnh với nhau sẽ có rủi
ro giao dịch lớn do các đồng tiền biến động cùng hướng, không có tác động bù trừ
Một MNC có dòng tiền thuần âm và tương quan cao với dòng tiền dương từ các đồng
khác  giảm rủi do giao dịch vì có sự bù trừ cho nhau. Nếu sự mất giá của ngoại tệ có
tác động tiêu cực đến dòng tiền dương thì sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền âm và
ngược lại.
- Phương pháp VaR – Value at Risk: đo lường khoản tổn thất tối đa tiềm năng cho một
ngày mà MNE phải đối mặt khi gặp rủi ro hối đoái, phương pháp này có thể được sử
dụng để đo lường tổn thất trong khoảng thời gian dài hơn như tháng hoặc năm
Công thức tính tổn thất tối đa đối với ngoại tệ x trong 1 ngày
Công thức tính tổn thất tối đa của một danh mục ngoại tệ p trong 1 tháng

Hạn chế của VaR: tuân theo phân phối chuẩn, mức biến động TG tương đối ổn định theo
thời gian
3. Quản trị rủi ro giao dịch
a. Phòng vệ trên thị trường tương lai và kì hạn
Sử dụng các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai các MNE có thể mua hoặc bán một
số lượng ngoại tệ nhất định tại một mức giá xác định  phòng vệ khi có các khoản phải
thu và phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai
b. Phòng vệ trên thị trường tiền tệ
Liên quan đến các công cụ trên thị trường tiền tệ
- Nếu có các khoản phải thu bằng ngoại tệ trong tương lai: Đi vay bằng đồng ngoại tệ ở
thời điểm hiện tại với số lượng ít hơn số ngoại tệ thu được trong tương lai  đầu tư vào
đồng nội tệ trong thời hạn của khoản phải thu
- Nếu có khoản phải trả bằng ngoại tệ: đi vay bằng nội tệ  đầu tư vào ngoại tệ  lúc
đến hạn thanh toán sẽ nhận được cả gốc và lãi  thanh toán  giảm rủi ro
Nếu IRP đúng và không có chi phí giao dịch thì mức lợi suất thu được khi phòng vệ rủi
ro trên TTTT tương tự mức lợi suất nhận được kho phòng vệ bằng công cụ kì hạn do chi
phí kì hạn đã phản ánh chênh lệch lãi suất giữa 2 nước.
c. Phòng vệ trên thị trường quyền chọn
- Sử dụng các HĐQC mua hoặc bán để phòng vệ  không bắt buộc thực hiện nên các
MNE có thể tránh được các tác động tiêu cực nếu tỷ giá biến động ngược chiều

d. Các phương pháp phòng vệ rủi ro trong dài hạn


- Đôi khi không biết chắc chắn các dòng tiền  phòng vệ không khớp (overhedging) 
dự đoán chính xác trong vài năm  chiến thuật phòng vệ trong dài hạn
- Long – term forward contracts: kì hạn 5 – 10 năm với KH có độ tín nhiệm cao
- Currency swaps/Parallel loan, back-2-back loan: tín dụng giáp lưng: 2 bên hoán đổi 1
lượng tiền và cam kết hoán đổi lại theo 1 mức tỷ giá nhất định vào ngày cụ thể trong
tương lai
e. Các phương pháp phòng vệ khác
- Leading and Lagging: thay đổi thời gian đòi hoặc trả tiền của khoản phải thu hoặc phải
trả theo kỳ vọng sự thay đổi tỷ giá trong tương lai. TT trước là leading, sau là lagging
- Cross – Hedging: không thể áp dụng biệp pháp phòng vệ với đồng tiền cần phòng vệ 
phòng vệ với đồng có mức độ tương quan cao với đồng cần phòng vệ - MĐTQ dương
mạnh thì càng có hiệu quả
- Currency Diversification: đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia  giảm
rủi ro nếu các đồng tiền không tương quan dương mạnh

XI.Rủi ro kinh tế
1. Khái niệm
- Đo lường sự thay đổi giá trị hiện tại của công ty do sự rhay đổi các dòng tiền hoạt động
của công ty trong tương lai gây nên bởi sự thay đổi đột ngột của tỷ giá
- Sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng lên doanh số bán hàng, giá cả sản phẩm và chi phí trong
tương lai
- Khác với rủi ro giao dịch: rủi ro kinh tế không xuất phát từ khoản phải thu hoặc phải trả
có trong hợp đồng
2. Cách đo lường
- Sử dụng phân tích độ nhạy: xem xét độ nhậy của doanh thu và chi phí vào tỷ giá. CÔng
ty có chi phí nước ngoài nhỏ hơn doanh thu ít chịu rủi ro giao dịch hơn và ngược lại.
- Phương pháp phân tích hồi quy các dòng tiền của công ty vào tỷ gía
Đối với 1 loại ngoại tệ

Hệ số hồi quy a1 được tính từ phương trình hồi quy, chỉ ra độ nhậy của et với PCFt. Nếu
hệ số hồi quy này dương nghĩa là khi tỷ giá tăng, có nghĩa sẽ đem lại tác động tích cực
lên dòng tiền của công ty và ngược lại.
Đo lường rủi ro hoạt động của một danh mục ngoại tệ thì có thể thêm vào mô hình hồi
quy các biến độc lập khác là tỷ giá các ngoại tệ này.
3. Quản trị rủi ro kinh tế
- Tái cấu trúc: thực thi các chiến lược để thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh
doanh
- Tái cấu trúc để giảm rủi ro kinh tế: thay đổi cách phân bổ chi phí và doanh thu ở các địa
bàn hoạt động khác nhau để khớp các dòng tiền vào và ra bằng ngoại tệ.
- Tái cơ cấu liên quan đến việc tăng/giảm doanh số bán hàng ở các thị trường hiện tại
hoặc thị trường mới, tăng/giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài, xây dựng
hoặc đóng cửa cơ sở sản xuất vàn tăng/giảm mức nợ bằng ngoại tệ
- Đánh giá tác động của việc tái cấu trúc: phân tích độ nhậy của dòng tiền vào và ra trên
cơ sở các mức tỷ giá khác nhau sau khi thực hiện tái cơ cấu.
- Khi TGHĐ thay đổi
 Một công ty có chi phí tăng mạnh hơn mức tăng của doanh thu (tác động vào dòng
tiền vào lớn hơn)  tăng doanh số bán hàng, giảm chi phí, giảm đi vay bằng ngoại
tệ
 Công ty có mức tăng doanh thu lớn hơn chi phí (tác động lớn hơn vào dòng tiền
ra)  Giảm doanh số bán hàng, tăng chi phí nước ngoài và tăng vay vốn bằng
ngoại tệ

 Tái cấu trúc là giải pháp dài hạn  phức tạp hơn so với phòng vệ rủi ro giao dịch
Chi phí bỏ ra là khá cao
4. Các chính sách phòng vệ rủi ro kinh tế
- Chính sách về giá: thực hiện giảm giá khi ngoại tệ mất giá  trong ngắn hạn
- Hợp đồng kỳ hạn: bán ngoại tệ để phòng vệ ngoại tệ mất giá  chỉ sử dụng được trong
1 khoảng tgian nhất định
- Mua nguyên liệu từ nước ngoài: làm giảm chi phí khi đồng ngoại tệ mất giá
- Huy động vốn bằng ngoại tệ mất giá: Vay ngoại tệ  đầu tư nội tệ. Khi ngoại tệ mất giá
 giảm chi phí
- Điều chỉnh hoạt động của các công ty con khác
XII. Rủi ro kế toán
1. Khái niệm
- Rủi ro phát sinh do thay đổi tỷ giá khi các báo cáo tài chính của các công ty con ở nước
ngoài ghi bằng ngoại tệ được chuyển đổi thành đồng nội tệ của công ty mẹ để chuẩn bị
các báo cáo tài chính hợp nhất
- Sử dụng các mức tỷ giá khác nhau cho từng hạng mục  kết quả bị chệch  ảnh
hưởng đến BCKQKD của DN khi hợp nhất. Nguyên tắc chuyển đổi ở nhiều QG thường
sử dụng kết hợp tỷ giá quá khứ (historical exchange rates) và tỷ giá hiện tại (current
market exchange rate). Tỷ giá quá khứ có thể được sử dụng cho một số tài khoản vốn chủ
sở hữu, tài sản cố định và các hạng mục hàng tồn kho, trong khi tỷ giá hiện tại có thể
được sử dụng cho các tài sản vãng lai, nợ ngắn hạn, các hạng mục thu nhập và chi phí.
 Nên sử dụng một mức tỷ giá chung để đánh giá.
2. Yếu tố quyết định mức độ rủi ro kế toán
- Tỷ trọng các hoạt động kinh doanh được tiến hành bởi các công ty con ở nước ngoài: tỷ
trọng càng lớn  rủi ro càng cao.
- Vị trí của công ty con: nước sở tại có ảnh hưởng nhất định do báo cáo tài chính của
công ty con được tính bằng đồng tiền của quốc gia đó  hoạt động ở thị trường ổn định
 ít rủi ro hơn.
- Chuẩn mực kế toán mà MNE áp dụng: áp dụng những chuẩn mực khác nhau sẽ đem
đến kết quả khác nhau.

3. Quản trị rủi ro kế toán


- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn: bán kỳ hạn doanh thu bằng ngoại tệ của công ty con ở nước
ngoài
- Tái đầu tư bằng ngoại tệ thu vào
- Đi vay bằng ngoại tệ
- Hạn chế:
 Kết quả dự báo doanh thu có thể thiếu chính xác
 Một số NT không có HĐ kì hạn phù hợp
 Các sai lệch kế toán
 Tăng rủi ro giao dịch
Chủ đề 4: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

I. Khái niệm
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư vào tài sản thực (đất đai, bất động sản hay nhà
xưởng sẵn có) tại nước ngoài. Họ tham gia bằng cách liên doanh với công ty nước ngoài,
mua lại hoặc hình thành 1 công ty con mới tại nước ngoài. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt DFI với các công cụ tài chính khác.

XIII. Động cơ đầu tư tại thị trường nước ngoài của MNE
DFI giúp tăng lợi nhuận và tăng giá trị cổ đông thông qua việc nâng cao doanh thu hoặc
cắt giảm chi phí.
Động cơ liên quan đến tăng doanh thu
 Tạo cầu ở thị trường nước ngoài đặc biệt khi tiềm năng tăng trưởng thị trường
trong nước bị giới hạn
 Thâm nhận thị trường ở các nước nhiều triển vọng
 Tận dụng các lợi thế độc quyền, đặc biệt đối với các công ty sở hữu các nguồn lực
và kỹ năng mà các đối thủ cạnh tranh không có
 Vượt qua các rào cản về thương mại
 Đa dạng hóa doanh thu
Động cơ liên quan đến giảm chi phí
 Phát huy lợi ích kinh tế nhờ quy mô, đặc biệt đối với công ty sử dụng nhiều máy
móc thiết bị
 Sử dụng các nhân tố sản xuất đầu vào ở nước ngoài với chi phí rẻ hơn
 Sử dụng các nguyên liệu thô của nước sở tại, đặc biệt nếu các MNE có kế hoạch
bán thành phẩm cho người tiêu dùng ở quốc gia đó
 Sử dụng công nghệ nước ngoài
 Tận dụng sự thay đổi tỷ giá: khi ngoại tệ định giá thấp  DFI giúp tránh rủi ro tỷ
giá

XIV. Chính sách khuyến khích DFI của chính phủ nước sở tại
- Lợi ích  tăng công ăn việc làm và công nghệ sản xuất mà nước sở tại không có 
khuyến khích
-Miễn giảm thuế
- Ưu đãi cho thuê mặt bằng
- Ưu đãi tín dụng: cho vay với lãi suất thấp
- Trợ cấp năng lượng
- Giảm các thủ tục hành chính
- Giảm các quy định về môi trường (ít dùng)

XV. Rào cản, hạn chế DFI của chính phủ nước sở tại
- Mức trần với đầu tư trực tiếp nước ngoài, giới hạn sở hữu nước ngoài
- Thủ tục hành chính: phức tạp hơn công ty nội địa, từng quốc gia có những quy định
khác nhau
- Yêu cầu về môi trường: nhưng yêu cầu về xả thải,…
- Thủ tục pháp lý: mỗi quốc gia có những quy định riêng về thuế, chuyển đổi tiền tệ,
quyền của người lao động,…  ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty con
- Vấn đề đạo đức: không có tiêu chuẩn chung ở các quốc gia. Ở nơi này hợp tiêu chuẩn
đạo đức nhưng nới khác thì không
- Tình hình chính trị: chính trị không ổn định  chính phủ hạn chế DFI

XVI. Lợi ích của việc đa dạng hóa DFI

- DFI  cần cân nhắc kĩ chi phí và rủi ro


- Điều kiện thay đổi theo thời gian nên 1 số quốc gia có thể trở thành điểm đến hấp dẫn
trong khi các QG khác lại ở vị thế kém hơn
- Trọng tâm của việc đa dạng hóa là để lựa chọn các dự án nước ngoài có mức độ tương
quan không cao theo thời gian  giảm rủi ro  các dự án không cùng kém đi trong cùng
1 thời điểm
- Mức độ rủi ro giảm nhiều hơn khi danh mục là danh mục toàn cầu so với danh mục nội
địa vì mức độ tương quan của các dự án ở các nền kinh tế khác nhau sẽ thấp hơn.
Chủ đề 5: TÁI CẤU TRÚC

Một hình thức điển hình của tái cấu trúc ở công ty đa quốc gia là mua lại quốc tế
(International acquisitions)

I. Động cơ việc mua lại công ty nước ngoài


- Gia tăng thị phần toàn cầu
- Tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô: Một số MNCs có thể có lợi thế so sánh ở công
nghệ hay có hình ảnh tốt tại thị trường nước ngoài  nơi có sự cạnh tranh kém gay gắt
hơn trong nước.
- Thông báo về việc mua lại công ty mục tiêu ở nước ngoài có thể dẫn đến sự tăng nhẹ về
giá cổ phiếu của công ty  có lợi trong khi mua lại công ty nội địa có thể dẫn đến những
tác động tiêu cực.
- Có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức thành lập công ty con mới
 Tạo ra dòng tiền nhanh và nhiều hơn, công ty đã có vị trí trên thị trường
 Nhưng yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu lớn hơn và cần phải hợp nhất với mô
hình quản lý của công ty mẹ.

XVII. Những rào cản của M&A


- Rào cản từ phía công ty mục tiêu
 Điều kiện sửa đổi chống thôn tính (Anti-takeover amendments): yêu cầu thương
vụ cần có được đa số phiếu thông qua của cổ đông  cho phép nhân viên công ty
chống bị thâu tóm
 Điều khoản thuốc độc (Poison Pills): cho người quản lý hoặc cổ đông những đặc
quyền trong những tình huống đặc biệt  VD chia cổ phiếu thêm cho cổ đông nếu
công ty bị thâu tóm  đk này không cần có sự đồng ý của cổ đông khác  dễ
dàng thực hiện
- Rào cản từ phía chính phủ nước sở tại: Chính phủ sẽ giới hạn sự thâu tóm của công
ty nước ngoài, chỉ cho phép sở hữu khi đáp ứng được một số điều kiện cụ thể. (VD: Giữ
lại toàn bộ nhân viên công ty mục tiêu)  Đây được coi là một trong những rào cản
chính của hoạt động mua lại quốc tế

XVIII. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc đánh giá công ty mục tiêu
- Để đánh giá công ty mục tiêu  mô hình NPV  so sánh lợi ích và chi phí
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố liên quan đến công ty mục tiêu
 Các dòng tiền trong quá khứ của công ty mục tiêu:  là căn cứ để ước lượng dòng
tiền có thể được tạo ra trong tương lai  do thu nhập tương lai cần chuyển về
nước nên khi ước lượng MNCs cần cân nhắc thêm nhiều yếu tố.
 Nhân lực của công ty mục tiêu: sau khi thâu tóm MNCs cần đưa ra quyét định giữ
nguyên bộ máy quản lý cũ hay cắt giảm hoặc tái cơ cấu  thay đổi dòng tiền
- Nhân tố liên quan đến nước sở tại
Tình hình kinh tế:  kinh tế tăng trưởng  cầu tăng  dòng tiền vào tăng, giảm chi phí
sử dụng vốn
Tình hình chính trị: chính trị thuận lợi  dòng tiền ổn định
Các điều kiện ngành nghề hoạt động: MNCs thường nhắm đến thị trường mà mức tăng
trưởng ngành của nó cao và mức cạnh tranh không quá khắc nghiệt
Các điều kiện tiền tệ của QG: dòng tiền thu về bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá  quốc gia
có đồng tiền được kỳ vọng tăng giá theo thời fian sẽ thu hút MNCs hơn.
Các điều kiện trên thị trường chứng khoán: Khi các mức giá trên thị trường CK sở tại
tương đối thấp thì giá công ty mục tiêu cũng tương đối thấp
Các loại thuế áp dụng: MNCs quan tâm đến dòng tiền sau thuế  dòng tiền thực nhận về

XIX. Các hình thức tái cấu trúc khác


- Mua lại 1 phần công ty mục tiêu: cần ít vốn hơn, mua lại đa số cổ phiếu đang lưu
hành của cty mục tiêu  quyền quản lý và điều hành nhất định  định giá: nếu có quyền
quản lý  định giá như bthg, nếu sở hữu ít hơn  định giá thụ động
- Mua lại công ty quốc doanh/công ty tư nhân hóa: mua lại công ty thuộc sở hữu nhà
nước tại nước ngoài  định giá khó khăn  thông tin hạn chế, dòng tiền không chuẩn do
hoạt động trong MT không cạnh tranh,…
- Thu hẹp sản xuất kinh doanh, thoái vốn quốc tế: định kỳ đánh giá hoạt động DFI 
quyết định duy trì hay tiếp tục  so sánh dòng tiền sau thuế nếu tiếp tục hoạt động hoặc
ngừng hoạt động.
Chủ đề 6: HOẠCH ĐỊNH NGÂN QUỸ CỦA CÔNG TY
ĐA QUỐC GIA

I. Khái niệm hoạch định ngân quỹ


- Hoạch định ngân quỹ: đánh giá dự án đầu tư dài hạn ở nước ngoài, liên quan đến việc
phân bổ các nguồn lực khan hiếm (vốn và kỹ năng quản lý) cho các dự án đầu tư dài hạn
sao cho hiệu quả nhất, từ đó tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
- Đánh giá các dự án đa quốc gia  xếp hạng thứ tự ưu tiên  xem xét với nguồn lực
khan hiếm thì nên đầu tư vào dự án nào.

XX. Quan điểm về hoạch định ngân quỹ của công ty mẹ và công ty con
- Nên dựa trên quan điểm của công ty mẹ vì một số dự án có thể khả thi với công ty con
nhưng lại không khả thi với công ty mẹ vì dòng tiền ròng sau thuế của công ty con có sự
khác biệt đáng kể so với dòng tiền công ty mẹ nhận được. Nhân tốc gây nên sự khác biệt:
- Khác biệt về thuế: khi thu nhập từ dự án được chuyển về nước  MNC cần cân nhắc
về thuế đánh trên thu nhập chuyển về cty mẹ  thuế cao  từ góc độ của công ty con
không ảnh hưởng nhưng có ảnh hưởng đáng kể đến cty mẹ
- Các quy định về hạn chế chuyển tiền ra ngoài nước sở tại: nước sở tại có các quy
định vè hạn chế chuyển thu nhập về công ty mẹ  dự án không hấp dẫn với công ty mẹ
(không tiếp cận được khoản thu) mặc dù hấp dẫn với công ty con.
- Biến động tỷ giá: chuyển thu nhập về  ảnh hưởng bởi tỷ giá  bất lợi khi ngoại tệ
giảm giá.

XXI. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định ngân sách MNE
- Biến động tỷ giá: dự đoán chính xác  khó  cần cân nhắc đến các tình huống khác
nhau và xác suất xảy ra của chúng  phòng vệ tỷ giá.
- Lạm phát: dự đoán giá thành và chi phí đã tính đến tác động lạm phát nhưng lạm phát
có thể biến động mạnh ở một số quốc gia  dự đoán dòng tiền không chính xác.
- Cách thức tài trợ vốn: chính sách vốn thường được tính đến trong tỷ suất chiết khấu.
Khi các dự án được tài trợ 1 phần vốn từ công ty con nước ngoài  cần có phân định
khoản đầu tư của CT con và hạch toán các khoản trả tín dụng là khoản tiền ra.
- Thu nhập bị giữ lại: Một số QG quy định thu nhập tạo ra phải được tái đầu tư tại tt
host country, sau 1 thời gian mới được chuyển về CT mẹ
- Việc ước tính giá trị còn lại có thể không chắc chắn: tác động nhiều đến NPV 
quan tâm  đạt điểm hòa vốn.
- Tác động của dự án đầu tư lên các dòng tiền hiện tại: dự án mới cạnh trang với dự
án hiện tại  ảnh hưởng dự án cũ.
Chủ đề 7: CẤU TRÚC VỐN, CHI PHÍ VỐN CỦA CÔNG TY
ĐA QUỐC GIA

I. Các yếu tố cấu thành vốn của MNE


- Cấu trúc vốn là tỷ trọng nợ (debt) và vốn chủ sở hữu (equity) và một công ty sẵn sàng
và có thể duy trì như vốn (capital) trên bảng cân đối kế toán của mình mà không sử dụng
đòn bẩy quá mức.
- Vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu (chào bán ra công chúng –
nước ngoài hoặc trong nước và chào bán riêng lẻ)
- Vốn nợ: Vay nợ từ bên ngoài
 Chào bán trái phiếu trong nước
 Chào bán trái phiếu quốc tế
 Chào bán trái phiếu riêng lẻ (private placement of bonds)
 Đi vay từ các định chế tài chính

XXII. Các nhân tố quyết định cơ cấu vốn của MNE


1. Các đặc điểm riêng có của MNE
- Sự ổn định của dòng tiền: các MNE có dòng tiền ổn định hơn có thể tiếp cận nhiều
khoản nợ hơn  có khả năng thanh toán lãi định kỳ cho các khoản nợ. (MNC đầu tư đa
dạng ở các quốc gia  ít rủi ro hơn  dòng tiền ổn định  tỷ trọng vốn nợ trong cấu
trúc vốn lớn hơn)
- Rủi ro tín dụng: MNE có rủi ro tín dụng thấp có thể tiếp cận nhiều khoản tín dụng hơn
 tăng tỷ trọng vốn nợ. Ngược lại, MNE có rủi ro cao  huy động vốn CSH nhiều hơn
- Thu nhập giữ lại: MNE có lợi nhuận cao  tài trợ phần lớn khoản đầu tư bằng thu
nhập giữ lại  cấu trúc vốn thâm dụng nghiêng về sử dụng vốn CSH.
- Bảo lãnh nợ của MNE: công ty mẹ bảo lãnh cho khoản nợ của công ty con  khả
năng tiếp cận khoản vốn vay của công ty con tăng. Tuy nhiên, khả năng vay của công ty
mẹ giảm  tổ chức tính dụng không sẵn sàng cho vay nếu khoản vốn đó được dùng để
tài trợ công ty con.
- Vấn đề người đại diện: nếu nhà đầu tư ở công ty mẹ khó khăn giám sát công ty con
nước ngoài  chi phí người đại diện cao hơn  khiến công ty con dựa vào vốn nợ nhiều
hơn  có tính kỉ luật cho công ty hơn  trả khoản lãi vay định kỳ.
2. Các đặc điểm riêng có của nước sở tại
- Lãi suất: Muốn vay với chi phí rẻ  nếu lãi suất ở nước sở tại quá cao MNE sẽ
dùng vốn của mình để tài trợ dự án công ty con.
- Giá trị tiền tệ của nước sở tại: ngoại tệ giảm  công ty con đi vay bằng đồng tiền
nước mình thay vì dùng vốn tài trợ  thu nhập giảm do phải trả lãi vay  giảm rủi ro tỷ
giá cho công ty mẹ. Ngược lại, đồng tiền lên giá  lợi nhuận giữ lại và tái đầu tư  ít
phụ thuộc vào khoản vay
- Rủi ro quốc gia
 Ngăn chặn chuyển tiền về nước (blocked funds):  công ty con sẽ vay nợ địa
phương  giảm khoản thu nhập bị giữ lại
 Tịch thu tài sản
- Thuế suất: chịu mức withholding tax từ nước sở tại khi rút thu nhập về  sử dụng vốn
nợ thay vì vốn từ công ty mẹ  giảm dòng tiền rút về  giảm khoản thuế phải nộp.

XXIII. Cách xác định chi phí vốn (WACC)


1. Xác định chi phí vốn vay
- Phụ thuộc vào lãi suất phải trả khi vay vốn
- Lãi suất = Lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro tín dụng
- Chi phí nợ: Rd = R x (1-T)  lá chắn thuế
2. Xác định chi phí vốn cổ phần
- Chi phí vốn cổ phần là chi phí cơ hội của nhà đầu tư
 Chi phí vốn CP = lãi suất phi rủi ro + phần bù vốn cổ phần
3. Công thức WACC
- Tổng chi phí vốn của MNE được tính bằng chi phí vốn bìng quân gia quyền WACC

4. CAPM – mô hình sử dụng để so sánh chi phí sử dụng vốn nội địa và nước ngoài
XXIV. So sánh chi phí vốn nợ và vốn chủ sở hữu

CHI PHÍ VỐN NỢ CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Hưởng lá chắn thuế - Tự chủ về tài chính do không


- Không cần chia sẻ quyền quản lý phải trả các khoản vay
công ty - Tránh áp lực thanh toán
- Tăng vốn nội bộ cho công ty mẹ - Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn
Ưu điểm
- Tăng vốn chủ sở hữu

Nhược điểm

XXV. Sự khác biệt về chi phí vốn giữa các quốc gia
1. Khác biệt về chi phí vốn nợ
- Khác biệt về lãi suất phi rủi ro: lãi suất trên khoản nợ của chính phủ  no risk. Các
nhân tố về cung cầu quỹ khả dụng  tác động lên lãi suất phi rủi ro: thuế, chính sách tiền
tệ, tình hình kinh tế,…  có sự khác biệt giữa các quốc gia.
- Khác biệt về phần bù rủi ro tín dụng: Phần bù rủi ro bù đắp cho chủ nợ trước rủi ro khi
con nợ không có khả năng thanh toán. Phần bù rủi ro có thể thay đổi do sự khác biệt về
các đk kinh tế, mqh giữa công ty và đối tượng cho vay (chủ nợ), và mức độ sử dụng đòn
bẩy tài chính.
- Măc dù chi phí lãi vay có thể khác nhau giữa các QG nhưng tồn tại một mức độ
tương quan dương giữa chi phí vốn vay giữa các QG theo thời gian
2. Khác biệt về chi phí vốn chủ sở hữu
- Khác biệt về lãi suất phi rủi ro: nếu lsuat phi rủi ro cao  nhà đầu tư chỉ đầu tư khi
công ty cam kết cho họ hưởng mức lợi nhuận cao hơn đầu tư vào ls phi rr. Ngược lại,
quốc gia có ls phi rr thấp, nhà đầu tư địa phương sẽ sẵn sàng đầu tư hơn.
- Sự khác biệt về phần bù rủi ro vốn CSH: dựa vào cơ hội đầu tư ở mỗi nước. Nước nào
có cơ hội đầu tư cao  bán cổ phiếu được với giá cao  chi phí vốn rẻ và ngược lại. Thứ
hai đó là độ rủi ro của quốc gia. Chính phủ ổn định  bán cổ phiếu dễ dàng hơn.
Chủ đề 8: TÀI TRỢ VỐN DÀI HẠN CỦA CÔNG TY
ĐA QUỐC GIA

I. Đặc điểm công cụ nợ quốc tế do MNE phát hành


- MNE thường sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các dự án dài hạn. Nếu quyết
định tài trợ ở thị trường nước ngoài thì MNE thường sử dụng nguồn vốn vay.
- Chi phí nợ là 1 bộ phần quan trọng của chi phí vốn. Các đặc điểm của khoản vay nợ có
tác động đến chi phí nợ  tính khả thu của dự án dài hạn được tài trợ bằng vốn nợ dài
hạn.
- Các đặc điểm của công cụ nợ:
Lãi suất: Các MNE thường nhắm đến các thị trường có lãi suất thấp, quan tâm đến loại
lãi suất đi vay là lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi  dựa vào dự đoán về lãi suất trong
tương lai của từng MNE. Dự đoán tăng  fixed rate, dự đoán giảm  floating rate.
Đồng tiền đi vay: Khi phát hành trái phiếu  quan tâm phát hành mệnh giá bằng đồng
tiền nào  phụ thuộc vào quốc gia phát hành. Phát hành ở đâu thì theo đồng nước đó.
Thời hạn vay mượn: Tối ưu hóa chi phí đi vay.

XXVI. Rủi ro khi phát hành trái phiếu quốc tế


- Rủi ro khi đồng tiền đi vay tăng giá theo thời gian  chịu chi phí cao.
- Dự đoán lãi suất và chọn loại lãi suất phát hành là không dễ dàng  dự đoán sai 
quyết định sai lầm  chi phí cao
- Chi phí thực tế của việc tài trợ vốn phụ thuộc vào lãi suất công bố và sự thay đổi giá trị
đồng tiền đi vay trong suốt thời hạn tín dụng

XXVII. Một số biện pháp quản trị rủi ro


1. Bù trừ các dòng tiền ngoại tệ (matchinhg cashflow)
- Tài trợ bằng đồng tiền mà họ thu được từ việc bán hàng  giúp công ty con giảm rủi ro
tỷ giá  sử dụng một phần dòng tiền vào của mình để bù trừ dòng tiền chi trả cho khoản
nợ. Doanh thu match chi phí.
2. Sử dụng các hợp đồng kỳ hạn về ngoại tệ
- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn dài hạn (trên 5 năm) để xác định tỷ giá ngoại tệ.
3. Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ
- Trong một số trường hợp, MNE không thể phát hành trái phiếu bằng loại tiền tệ thu
được từ việc bán hàng để giảm rủi ro tỷ giá  Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ để
giảm rủi ro tỷ giá.
Hợp đồng tín dụng giáp lưng: Hai bên đồng thời cung cấp các khoản vay với một thỏa
thuận sẽ hoàn trả vào một thời điểm xác định trong tương lai.

XXVIII. Quản trị rủi ro lãi suất


- Quyết định thời hạn vay mượn
- Quyết định lãi suất đi vay
Hợp đồng hoán đổi lãi suất để phòng vệ rủi ro lãi suất: khi phát hành TP với lãi suất
thả nổi thì phải đối diện với rủi ro lãi suất tăng trong tương lai  tham gia HĐ LS để
phòng vệ rủi ro. Và HĐ HĐLS còn cho phép hoán đổi lãi suất cố định sang thả nổi và
ngược lại.
Chủ đề 9: TÀI TRỢ VỐN NGẮN HẠN CỦA MNE

I. Nguồn tài trợ vốn ngắn hạn


- Nguồn tài trợ bên trong: từ dòng tiền của công ty con. Công ty mẹ tăng giá nguyên vật
liệu đối với công ty con  nhận khoản tiền từ công ty con mà không cần trả lại  giảm
rủi ro rỷ giá và thuế. Tuy nhiên một số nước sở tại đưa ra hạn chế với hình thức này.
- Nguồn tài trợ bên ngoài
 Giấy tờ nợ ngắn hạn: NHTM bảo lãnh phát hành cho các MNE và các NHTM
khác mua lại  tăng danh mục đầu tư
 Phát hành thương phiếu, chứng chỉ có giá: Bán thương phiếu cho môi giới, trung
gian tài chính để huy động vốn ngắn hạn
 Vay ngân hàng: Vay trực tiếp từ ngân hàng  thường được sử dụng  duy trì
mỗi quan hệ với ngân hàng.

XXIX. Lãi suất huy động vốn thực tế


- Mức lãi suất thực tế các công ty phải trả khi huy động vốn nước ngoài

XXX. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn nước ngoài
- Ngang giá lãi suất IRP
- Dùng tỷ giá kỳ hạn để dự báo tỷ giá giao ngay tại cuối kỳ kinh doanh  không chính
xác
- Dự báo tỷ giá
Chủ đề 10: QUẢN TRỊ TIỀN MẶT QUỐC TẾ

I. Khái niệm
- Quản trị tiền mặt nghĩa là tối ưu hóa dòng tiền và đầu tư tiền mặt nhàn rỗi. Từ góc độ
của MNE, quản trị  phức tạp. Biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến việc chuyển đổi tiền
quốc tế.
- Tối ưu hóa dòng tiền:

XXXI. Các kỹ thuật tối ưu hóa dòng tiền


1. Tăng cường lượng dòng tiền vào
- Dòng tiền chảy vào nhận được càng nghanh thì số tiền đó càng được đầu tư hoặc sử
dụng vào các mục đích khác một cách nhanh chóng.
- Các biệt pháp phổ biến là thanh lập các lockboxes trên khắp thế giới và preauthorized
payments
 Lockboxes  dưới dạng hòm thư, hướng dẫn khách hàng gửi thanh toán  NH sẽ
kiểm tra hằng ngày  giảm thời gian thư tín
 Preauthorized payments: cho phép các công ty đặt ra một định mức cho tài khoản
của khách hàng  trực tiếp lấy tiền từ TK khách hàng  tiết kiệm thời gian
2. Giảm thiểu chi phí chuyển đổi tiền tệ
- Biện pháp netting: thực hiện cùng với nỗi lực của các công ty con hoặc phòng quản trị
tiền mặt tập trung  giảm thiểu chi phí hành chính và giao dịch thông qua việc kế toán
tất cả các giao dịch xảy ra trong cùng một thời kỳ quyết định một mạng thanh toán.
 cải thiện dự đoán về dòng tiền khi các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ ròng được thực
hiện vào cuối kỳ thay vì chuyển riêng rẻ trong suốt giai đoạn  cải thiện quyết định tài
chính.
- Bilateral netting system: giao dịch giữa 2 đơn vị. Multilateral netting system: nhiều giao
dịch phức tạp hơn
3. Quản lý các quỹ đóng
- Chính phủ có thể yêu cầu nguồn vốn duy trì trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm tạo
công ăn việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp
- MNE nên tái đầu tư các nguồn vốn nhàn rỗi tại các nước sở tại, điều chỉnh chính sách
chuyển giá (trả cho công ty mẹ các chi phí cao hơn), vay vốn từ ngân hàng địa phương
thay vì vay từ công ty mẹ.
4. Quản lý chuyển tiền mặt giữa các công ty con
- Một công ty con có nguồn vốn dư thừa có thể tài trợ bằng cách thanh toán các nguuòi
cung sớm hơn so với yêu cầu  Leading
- Thay vào đó một công ty con đang thiếu vốn có thể được phép thanh toán chậm  Kỹ
thuật lagging.

XXXII. Lợi suất thu được từ đầu tư ngoại hối

XXXIII. Chiến thuật phòng vệ động (dynamic hedging)


- Chiến thuật phòng vệ động là chiến lược thực hiện phòng vệ khi các tiền tệ nắm giữ
được kỳ vọng giảm giá và không phòng ngừa khi chúng lên giá.
 Phòng ngừa được các tác động tiêu cực trong khi vẫn có thể hưởng lợi khi tỷ giá biến
động theo chiều hướng tích cực.
- Chiến lược này phụ thuộc vào khả năng dự báo chính xác hướng biến động tỷ giá hối
đoái của công ty.

You might also like