You are on page 1of 3

MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG I

Câu 1:1/ Viết biểu thức của định luật Cu-lông, nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức? Nêu ý nghĩa của
hằng số điện môi?
2/ Hai điện tích điểm có q1=2.10-8C và q2= - 4.10-8C đặt cách nhau 3cm trong dầu có hằng số điện môi bằng 2
thì hút hay đẩy nhau với một lực bằng bao nhiêu? Vẽ biểu diễn lực tương tác giữa 2 điện tích đó

Câu 2:1/ Viết biểu thức tính cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây nên .Nêu tên, đơn vị các đại lượng
trong công thức
2/ Cường độ điện trường tại một điểm M trong không khí cách điện tích điểm Q dương 5cm có độ lớn bằng
18000V/m. Tính giá trị của Q, vẽ biểu diễn véc tơ cường độ điện trường tại M

Câu 3:1/ Viết biểu thức tính lực điện


⃗F tác dụng lên điện tích q đặt trong điện trường đều có vec tơ cường độ điện
trường
⃗E . Cho biết quan hệ về phương, chiều của F và E khi q>0?q<0?
⃗ ⃗
2/ điện tích điểm q= -5.10-6C được đặt vào điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường nằm ngang, hướng
sang phải có độ lớn E=104V/m. Vẽ và tính lực điện tác dụng lên điện tích q, cho biết q dịch chuyển như thế nào

Câu 4:1/ Viết biểu thức tính công của lực điện. Giải thích và nêu đơn vị các đại lượng có trong công thức, nêu quy
ước về dấu của các đại lượng đó
2/ Một hạt bụi mang điện tích q= -10-6 C dịch chuyển trên một đường sức điện trường từ A đến B cách A 15cm
ngược chiều điện trường của một điện trường đều có cường độ 3.10 4 V/m. Tính công của lực điện

Câu 5: 1/ Viết biểu thức liên hệ giữa thế năng tĩnh điện và công của lực điện khi điện tích q dịch chuyển từ điểm M
đến điểm M đến điểm N trong điện trường
2/ Công của lực điện trường làm dịch chuyển một điện tích q từ điểm M có thế năng bằng 0,12J đến một điểm N trong
điện trường là -0,08J. Tính thế năng của điện tích tại N

Câu 6: 1/ Viết công thức tính điện thế theo thế năng của điện tích. Dọc theo đường sức điện trường, điện thế thay đổi
như thế nào?
2/ Biết thế năng của điện tích q= -3.10-9C tại điểm M trong điện trường bằng 9.10-6J. Tính điện thế tại M

Câu 7: 1/ Viết công thức liên hệ giữa hiệu điện thế của hai điểm M. N và công của lực điện thực hiện khi điện tích di
chuyển giữa hai điểm đó
2/ Điện tích q=10-8C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, biết V N=1000V, VM=600V. Tính
công của lực điện trên MN

Câu 8:1/ Viết công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường, công thức tính công của lực điện khi điện
tích q dịch chuyển giữa hai điểm M, N có hiệu điện thế U MN
2/ Công của lực điện khi điện tích q=2.10-6C dịch chuyển từ M đến N trong điện trường là 5.10-3J. Tính UMN. Cho
VN= -2000V, tính VM
Câu 9: 1/ Viết công thức liên hệ giữa điện tích, điện dung của tụ và hiệu điện thế đặt vào giữa hai bản tụ
2/ Một tụ phẳng không khí có điện dung C=10pF, khoảng cách giữa hai bản tụ là d=1mm. Đặt vào hai bản tụ điện một
hiệu điện thế U=200V. Tính điện tích tối đa mà tụ tích được và cường độ điện trường giữa hai bản tụ

Câu 10: 1/Viết công thức tính điện dung tụ phẳng, điện dung của tụ điện phụ thuộc như thế nào vào điện tích và hiệu
điện thế đặt vào hai bản tụ?
2/ Tính điện dung của tụ phẳng gồm hai bản tụ như nhau có dạng hình tròn bán kính 3cm, đặt cách nhau 2mm trong
chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2

Câu 11: 1/Hai điện tích q1 và q2 cùng dấu đặt tại hai điểm A và B trong không khí, viết công thức tính lực điện tác
dụng lên điện tích q3 đặt tại M sao cho MA+MB=AB
2/ Vận dụng tính bài toán với q1=2.10-9C, q2=4.10-9C, q3=10-9C, MA=3cm, MB=6cm, AB=9cm

Câu 12: Hai điện tích q1 và q2 trái dấu đặt tại hai điểm A và B trong không khí, viết công thức tính lực điện tác dụng
lên điện tích q3 đặt tại M sao cho MA+MB=AB
2/ Vận dụng tính bài toán với q1=2.10-9C, q2= -4.10-9C, q3=10-9C, MA=3cm, MB=6cm, AB=9cm

Câu 13: Hai điện tích q1 và q2 cùng dấu đặt tại hai điểm A và B trong không khí, viết công thức tính cường độ điện
trường tại điểm M nếu MAB là tam giác đều
2/ Vận dụng tính bài toán với q1=2.10-9C, q2= 2.10-9C, AB=3cm

Câu 14: Hai điện tích q1 và q2 trái dấu đặt tại hai điểm A và B trong không khí, viết công thức tính cường độ điện
trường tại điểm M nếu MAB là tam giác đều
2/ Vận dụng tính bài toán với q1=2.10-9C, q2= -2.10-9C, AB=3cm

Câu 15: Hai điện tích q1 và q2 trái dấu đặt tại hai điểm A và B trong không khí, viết công thức tính cường độ điện
trường tại điểm M nếu MAB là tam vuông tại M ( hoặc MA2+MB2=AB2)
2/ Vận dụng tính bài toán với q1= 6.10-9C, q2= -8.10-9C, AB=5cm, MA=3cm, MB=4cm

Câu 16: Hai điện tích q1 và q2 trái dấu đặt tại hai điểm A và B trong không khí, M là điểm tại đó cường độ điện
trường bằng 0, viết các công thức cần thiết để tính MA và MB
Vận dụng tính toán với q1=4µC, q2= -9µC, AB=15cm, tìm MA, MB để cường độ điện trường tại M bằng 0

Câu 17: Hai điện tích q1 và q2 cùng dấu đặt tại hai điểm A và B trong không khí, M là điểm tại đó cường độ điện
trường bằng 0, viết các công thức cần thiết để tính MA và MB
Vận dụng tính toán với q1=4µC, q2= 9µC, AB=15cm, tìm MA, MB để cường độ điện trường tại M bằng 0

Câu 18: Một điện tích q khối lượng m lơ lửng trong khoảng không gian giữa hai bản tụ điện, khoảng cách giữa hai bản
tụ là d. Cho gia tốc trọng trường là g. Viết công thức tính cường độ điện trường E giữa hai bản tụ và hiệu điện thế đặt
vào hai bản tụ
Vận dụng tính E, U nếu q=1,6.10-9C, d=2cm, m=0,2mg, g=10m/s2
Câu 19: Một điện tích q khối lượng m được treo vào sợi dây không giãn đặt trong điện trường đều có véc tơ cường độ
điện trường nằm ngang có độ lớn E, khi cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng góc α được xác định bằng công
thức nào? Viết biểu thức tính lực căng T của sợi dây khi đó
Vận dụng tìm góc α, T nếu q=10-8C, m=0,01g, E=104V/m, g=10m/s2

Câu 20: Điện tích q khối lượng m chuyển động dọc theo chiều một đường sức điện trường của một điện trường đều
với vận tốc ban đầu là v0, cường độ điện trường là E. Viết công thức tính động năng của điện tích sau khi nó di chuyển
được một đoạn d trong điện trường
Vận dụng nếu điện tích là electron ( q=-1,6.10-19C, m=9,1.10-31kg), E = 300V/m, v0=2.106 m/s, d=5cm. Với d bằng bao
nhiêu thì electron dừng lại?

You might also like