You are on page 1of 8

2.

4 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án


2.4.1 Sự khác nhau và mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế-
xã hội
2.4.1.1 Mục tiêu
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội hoặc hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư là một nội
dung quan trọng và phức tạp của phân tích dự án, có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của
một dự án đầu tư trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là phân tích đầy đủ,
toàn diện những đóng góp thực sự của dự án vào việc phát triển nên kinh tế quốc gia và
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
2.4.1.2 Quan hệ giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã
hội
Giữa phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh tế doanh nghiệp về hình thức
không có sự khác nhau. Cả hai loại phân tích đều bằng cách chỉ ra các khoản chi phí,
các khoản lợi ích và thông qua việc so sánh để đánh giá hiệu quả của chúng. Tuy vậy,
phân tích hiệu quả kinh tế doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân khác nhau ở
nhiều phương diện. Xuất phát điểm của sự khác nhau này là sự khác nhau giữa hiệu
quả tài chính và hiệu qua kinh tế xã hội. Tức khác nhau giữa lợi ích doanh nghiệp và
lợi ích xã hội, giữa chi phí doanh nghiệp với chi phí xã hội, mà quan niệm lợi ích và
chi phí do mục tiêu quyết định.
Có thể nêu cụ thể sự khác nhau giữa phân tích hiệu quả kinh tế doanh nghiệp và hiệu
quả kinh tế quốc dân như sau:
- Mục tiêu của sự phân tích hiệu quả tài chính là đánh giá kết quả tài chính thực của dự
án, trong khi đó phân tích hiệu quả kinh tế xã hội chỉ ra đóng góp thực sự của dự án
vào tất cả các mục tiêu phát triển (kinh tế và không kinh tế) của đất nước, vào lợi ích
chung của toàn xã hội. Phân tích hiệu quả tài chính chỉ xét trên tầm vi mô còn phân
tích kinh tế xã hội phải xét trên tầm vĩ mô.
- Phân tích hiệu quả tài chính chỉ xét lợi ích và chi phí trên góc độ của nhà đầu tư còn
phân tích kinh tế xã hội xem xét lợi ích và chi phí trên góc độ toàn xã hội. Lợi ích và
chi phí trong phân tích hiệu quả tài chính là lợi ích và chi cục bộ còn lợi ích vàchi phí
trong phân tích hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích và chi phí toàn bộ, tổng thể. Vì vậy chỉ
tiêu chủ yếu trong phân tích hiệu quả tài chính là lợi nhuận còn trong phân tích hiệu
quả kinh - xã hội là giá trị gia tăng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng cho phép loại trừnhững
khoản thanh toán chuyển giao ra khỏi chi phí tính toán lợi ích kinh tế xã hội. Những
khoản mục này trong phân tích tài chính là chi phí còn trong phân tích kinh tếxã hội
được coi là thu nhập (lợi ích)
- Việc phân tích hiệu quả tài chính chỉ tính toán những hiệu quả trực tiếp bằng tiền.
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội còn được xem cả hiệu quả gián tiếp bao gồm hiệu quả
có thể đo được và không đo được. Việc phân tích hiệu quả tài chính giúp cho các nhà
đầu tư tìm đến những dự án đầu tư cho phép tối đa hoá lợi nhuận, còn phân tích hiệu
quả kinh tế - xã hội giúp cho các nhà quản lý vi mô và quản lý vĩ mô,chúng thống nhất
trong một dự án là điều lý tưởng, nhưng trong thực tiễn không phải lúc nào cũng đạt
được điều đó, cần phải tìm đến một sự hợp lý nhất định
2.4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Phân tích tài chính - kinh tế xã hội là những nội dung cần thiết và quan trọng trong quá
trình lập dự án. Kết quả của những phân tích này là cơ sở tốt để tham mưu đề xuất và
quyết định đầu tư dự án. Những phân tích này là cần thiết và cũng là yêu cầu bắt buộc
khi tiến hành soạn thảo dự án đầu tư. Phân tích tài chính được tiến hành trước và là cơ
sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội tiếp theo. Cả hai nội dung phân tích trên đều
phải dựa trên việc so sánh các lợi ích thu được và các khoản chi phí phải bỏ ra. Phân
tích tài chính tập trung xem xét những lợi ích và chi phí tài chính do dự án đem lại và
tập trung đối với chủ đầu tư. Phân tích kinh tế xã hội xem xét các khoản lợi ích và chi
phí trên phương diện nền kinh tế và xã hội. Do vậy trên cơ sở phân tích tài chính cần
điều chỉnh các khoản lợi ích và chi phí làm cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội.
Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư rất cần thiết đối với chủ đầu tư, nhà
nước cũng như các định chế tài chính.
Phân tích tài chính dự án đầu tư nhằm đánh gía tính khả thi về tài chính của dự án
thông qua việc:
 Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện hiệu
quả dự án đầu tư.
 Dự tính những lợi ích và chi phí của dự án trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu
hiệu quả tài chính của dự án.
 Đánh giá mức độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư như an toàn về nguồn
vốn huy động, về khả năng thanh toán, về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi có
sự biến động không thuận lợi của các yếu tố đầu vào.
Gía trị gia tăng của dự án đầu tư sẽ bằng
G = Lãi ròng + Lương + Thuế + Lãi vay – Trợ giá, bù giá
 Lãi ròng: Lãi ròng hay còn gọi là lãi thuần, lợi nhuận ròng hay thu nhập ròng, là
số tiền còn lại sau khi thanh toán lãi suất, thuế, cổ tức ưu đãi và tất cả các khoản
chi phí khác trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 năm.
 Lương: Là một khoản thuộc chi phí sản xuất, nhưng trong phân tích kinh tế xã
hội lương là một khoản thu nhập đối với xã hội.
 Thuế: Là một khoản chi đối với chủ đầu tư, nhưng nó là một khoản thu nhập đối
với ngân sách quốc gia. Sự miễn giảm thuế để ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư
lại là một sự hy sinh của xã hội, một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu.
 Các khoản lãi vay: Cũng là một khoản mục thanh toán chuyển giao, trong phân
tích tài chinh nó được coi như là một khoản chi phí được tính trong giá thành
sản phẩm, nhưng trong phân tích kinh tế xã hội nó phải được cộng vào
 Trợ giá bù giá: Trong phân tích tài chính là thu nhập nhưng trong phân tích kinh
tế xã hội là chi phí.
Trong tình trạng đại dịch Covid – 19 đang diễn ra phức tạp, bức tranh về nền kinh tế
Việt Nam đã trải qua nhiều biết động khi tình trạng thất nghiệp kéo dài khi liên tục
đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh. Sự ra đời của dự án sản xuất kính
chống giọt bắn Defender giúp ngăn ngừa Covid sẽ có nhiều tác động tích cực giúp kích
cầu nền kinh tế trở lại, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân
nói chung và khu vực, nhà nước/địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế giá trị gia
tăng, Thuế thu nhập các nhân. Hơn nữa dự án còn là bài toán giúp đỡ hàng triệu người
lao động có thể có công việc ổn định khi đại dịch đang diễn ra.
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm:
Giá trị gia tăng thuần tuý ( NVA )
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giá trị gia tăng
thuần tuý là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
NVA = O – (MI+I) = 4139 – (1823 + 2154) = 162
Trong đó :
NVA: giá trị gia tăng thuần tuý do dự án đem lại
O: giá trị đầu ra của dự án
MI: giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu.
I: vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị
Vậy NVA = 162 > 0 thì dự án khả thi.
Ngoài ra, dự án kính chống giọt bắn còn rất khả thi qua các thông số tài chính như
NPV= 1.300.33 triệu đồng; Suất sinh lời nội bộ là IRR= 35.66%. Điều này khẳng định
dự án sẽ mạng lại nguồn lợi nhuận khủng lồ cho các nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả
năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng. Thêm vào đó, dự án
còn đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng
lao động địa phương. Nhờ vào đó, người lao động trong vùng dự án có thể cải thiện
cuộc sống, nâng cao thu nhập. Dự án cũng sẽ giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương
phát triển, giúp ổn định an sinh, chính trị và trật tự địa phương.
2.4.2.1. Đóng góp ngân sách nhà nước
Dự án kính chống giọt bắn Defender khi đi vào hoạt động sẽ tác động rất lớn đến
nguồn thu ngân sách thông qua các nguồn thuế phải đóng là thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt là TPHCM và Bình Dương là hai địa phương
bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bùng dịch vừa qua. Trong giai đoạn bình thường
mới, khi dự án đang hoạt động mạnh mẽ, các doanh nghiệp cũng sẽ trích một phần lợi
nhuận của mình vào quỹ vaccine, quỹ xóa đói giảm nghèo và quỹ giúp đỡ trẻ em mồ
côi khi có bố hoặc mẹ qua đời do nhiễm Covid – 19.
2.4.2.2. Số chỗ việc làm và thu nhập cho người lao động
Dự án đầu tư kính chống giọt bắn sẽ góp phần cải thiện chất lượng đào tạo lao động,
giúp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và tạo thu nhập cho 30 người lao động thường xuyên.
Bên cạnh đó, dự án đầu tư này còn góp phần trực tiếp vào việc thúc đẩy việc làm bền
vững và tăng các cơ hội và tiêu chuẩn việc làm tại địa phương mà dự án sẽ quyết định
tập trung sản xuất. Các chương trình, lớp học kỹ năng học việc, quá trình chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc sẽ lần lượt được nhà đầu tư giới thiệu đến người
dân.
Ngoài ra trong cơ hội việc làm, nhà đầu tư sẽ xem xét tác động của nó đối với cả lao
động lành nghề và lao động không lành nghề cũng như đối với số lao động làm việc
trực tiếp và số lao đông làm việc gián tiếp là những chỗ làm việc mới được tạo ra trong
các dự án khác có liên quan tới dự án đang xem xét. Cần chú ý là khi đánh giá tác động
việc làm của dự án sẽ không tính lao động dự án thuê từ nước ngoài.
2.4.2.3. Đáp ứng nhu cầu sử dụng trong bối cảnh đại dịch
Theo dữ liệu thu thập từ khảo sát tại Hoa Kỳ, doanh thu thương mại điện tử năm
2020 tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 188,2 tỷ USD – con số này một
phần bắt nguồn từ việc người tiêu dùng phải ở nhà và mua sắm qua mạng do yêu
cầu về giãn cách trong đại dịch. Hiểu rõ hành vi tiêu dùng của khách hàng trong
mùa dịch khi lo ngại về thiếu vật tư thiết bị y tế, các địa phương và doanh nghiệp
tập trung sản xuất các sản phẩm mặt nạ chống giọt bắn và được mua bán rộng rãi
trên các sàn thương mại điện tử. Qua việc sản xuất các thiết bị y tế như kính chống
giọt bắn, các doanh nghiệp mong muốn được góp một phần công sức vào sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đặc biệt trong đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, những
mặt nạ chống giọt bắn lại càng trở nên quan trọng hơn và được rất nhiều người săn
đón. Đối với những người đang phải đối mặt với nguy cơ dễ mắc bệnh thì đây được
xem là “vũ khí” cần thiết và có ý nghĩa ngay lúc này.
2.4.3 Phân tích ảnh hưởng của dự án đến môi trường
Thực chất, mặt nạ chống giọt bắn Defender được sản xuất bằng nhựa từ các polyme
hữu cơ tổng hợp mà họ lấy từ nhiên liệu hóa thạch. Nguyên liệu chính để sản xuất nhựa
là than đá, khí đốt tự nhiên và dầu thô. Polyethylene terephthalate là loại nhựa dẻo
được sử dụng để làm phần lớn các mặt nạ. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên
Hiệp Quốc năm 2018 cho biết: từ năm 1950 đến nay, sản lượng nhựa trên thế giới đã
tăng từ 1,5 triệu tấn/năm lên đến 380 triệu tấn/năm. Trong đó chỉ có khoảng 9% nhựa
được tái chế, 12% bị đốt, còn lại có đến 79% rác thải nhựa xử lý theo kiểu chôn lấp
hoặc bị thải bỏ ra môi trường. 

Mặt nạ chống giọt bắn có thể hữu ích và rẻ tiền, nhưng nó gây ra hậu quả về môi
trường. Từ sản xuất đến tiêu hủy, mặt nạ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, con người và
động vật hoang dã. Mặc dù lợi ích mà kính chống giọt bắn mang lại cho các địa
phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng là rất lớn nhưng một điều không thể không
phủ nhận là nó sẽ gây hại cho môi trường. Hiểu được tác hại từ rác thải nhựa gây ra,
các địa phương và doanh nghiệp sẽ có những phương án để giảm thiểu tác hại của rác
thải nhựa, nâng cao việc xử lý, tái chế rác bằng những biện pháp sau
 Tái sử dụng đồ nhựa
Tái sử dụng là biê ̣n pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và
khuyên người dân nên làm. Viê ̣c này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi
trường. Thay vì dùng một lần và vất đi, các doanh nghiệp có thể sử dụng với mục đích
khác như làm ống hút trang trí, chậu hoa, đựng nước…Nhựa tái chế sẽ giúp tiết kiệm
năng lượng hơn nhiều so với việc sản xuất vật liệu nhựa mới, nhờ giảm bớt được chi
phí trong các hoạt động như khai thác, vận chuyển, tái chế…. Tái chế nhựa phế liệu
hiện nay đang là phương pháp khá tốt và thân thiện với môi trường nhờ giúp tiết kiệm
được hơn 75% năng lượng và chất thải mỏ quặng ( mining wastes ); giúp  giảm 97%,
tiết kiệm tới 90% các nguồn nguyên nguyên liệu thô ( raw materials ) được sử dụng,
tiết kiêm việc ủ dụng nước được 40%

 Phân loại rác tại nơi sản xuất

Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên, mang lại lợi ích cho
chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân nhân tạo. Bên cạnh
đó, phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử
dụng hợp lý tài nguyên và môi trường. Góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải
trong cộng đồng thải ra môi trường. Nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi
phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Để phân loại rác hiệu quả thường phân biệt thành 3
loại chính là rác hữu cơ, rác vô cơ và chất thải nguy hiểm
https://vcci-hcm.org.vn/diem-nhan-thi-truong/o-nhiem-rac-thai-nhua/24996/

https://tailieu.vn/doc/chuong-vii-phan-tich-hieu-qua-kinh-te-xa-hoi-cac-du-an-dau-tu-
1067716.html

https://123docz.net/document/1473098-chuong-vii-phan-tich-hieu-qua-kinh-te-xa-hoi-
cac-du-an-dau-tu-potx.htm

https://moit.gov.vn/tin-tuc/bao-chi-voi-nganh-cong-thuong/mua-sam-qua-mang-thoi-
dich-benh-covid-19-tien-loi-ma-cung-da.html#:~:text=Theo%20d%E1%BB%AF%20li
%E1%BB%87u%20thu%20th%E1%BA%ADp,gi%C3%A3n%20c%C3%A1ch
%20trong%20%C4%91%E1%BA%A1i%20d%E1%BB%8Bch.

You might also like