You are on page 1of 11

BÀI 3: HỢP CHẤT CHỨA HYDROXYL

MỤC TIÊU
1. Giải thích được tính acid của alcol so với phenol
2. Phân biệt phản ứng giữa monoalcol và polyalcol.
3. Liệt kê được một vài tác dụng sinh học của những hợp chất trên.
NỘI DUNG
1. ALCOL
Alcol là những hợp chất có nhóm hydroxyl –OH gắn trực tiếp với nguyên tử C trạng
thái lai hóa sp3 của gốc hydrocacbon. Có nhiều loại alcol khác nhau.
Alcol no, alcol không no, alcol vòng, alcol thơm.
Monoalcol và polyalcol.
Alcol trong phân tử có 1 nhóm –OH. Ví dụ: CH3OH; C2H5OH, C6H5OH,…
Khi chức alcol –OH liên kết với cacbon có bậc khác nhau ta có alcol bậc 1, alcol
bậc 2, alcol bậc 3.

Alcol vòng có thể no hoặc chưa no

1.1. Monoalcol
1.1.1. Tính chất vật lý
Các alcol có số cacbon thấp ở dạng lỏng, có mùi và vị đặc trưng. Các alcol có số
cacbon cao ở dạng rắn, không mùi. Nhiệt độ sôi tăng dần theo phân tử khối.
Liên kết hydro ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ sôi của alcol. Sự liên quan giữa nhiệt độ
sôi của alcol bậc 1 và phân tử khối thể hiện qua sơ đồ:
Hình 6.1: Quan hệ giữa nhiệt độ sôi và phân tử lượng của alcol bậc 1
Methanol, ethanol, 1-propanol, 2-propanol, 2-methyl-2-propanol tan rất nhiều trong
nước. Các alcol khác có độ tan trong nước giảm.
Ở trạng thái hơi các alcol không có liên kết hydro, nhóm chức OH tự do có vạch đặc
trưng trên quang phổ hồng ngoại ở 3700 cm-1.
Ở trạng thái dung dịch, vạch đặc trưng của nhóm OH trên quang phổ hồng ngoại là
3640 – 3350 cm-1, do ở trạng thái dung dịch alcol tạo liên kết hydro nên dãy quang phổ
rộng hơn. Dung dịch alcol càng đậm đặc, liên kết hydro giữa các phân tử alcol càng dễ
hình thành.
1.1.2. Tính chất hóa học
- Tính acid – base của alcol.
Hằng số phân ly của alcol methylic thấp hơn của nước.

Các đồng đẳng của alcol methylic có Ke còn thấp hơn


Tính acid của alcol trong nước được xác định theo phương trình:

Alcol có tính acid yếu hơn nước.


Tính acid: alcol bậc 1 > alcol bậc 2 > alcol bậc 3.
Alcol có tính base mạnh hơn tính base của nước.
- Phản ứng loại nước tạo ether hoặc anken
Hai phân tử alcol tương tác với nhau khi có mặt acid mạnh như H2SO4 tạo ether.

Các alcol có xúc tác của H2SO4 đậm đặc và nhiệt độ > 1400C loại nước tạo anken.
CnH2n+1OH → CnH2n + H2O
- Phản ứng tạo este
Phản ứng với acid hữu cơ, anhydrid acid, halogenid acid tạo thành este hữu cơ.

- Phản ứng với acid vô cơ tạo thành este vô cơ

Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để phản ứng chuyển dịch về phía tạo
este người ta thường sử dụng chất làm giảm nồng độ của nước, acid tạo thành trong phản
ứng. Các chất thường sử dụng là acid vô cơ, các base hữu cơ (pyridin).
Nhiều este của acid vô cơ được sử dụng làm thuốc trừ sâu như acid phosphoric, acid
thiophosphoric.

Muối natri alkylsulfat của các alcol C10 – C20 như natri lauryl sulfat C12H25OSO3Na
được dùng làm các chất nhũ hóa trong dược phẩm, trong thuốc đánh răng và trong một số
chất có tác dụng tẩy rửa khác.
- Phản ứng oxy hóa
Tùy thuộc vào vị trí của OH, alcol bị oxy hóa tạo ra các sản phẩm khác nhau. Alcol
bậc 1 bị oxy hóa thành aldehyd, sau đó thành acid:

Alcol bậc 2 bị oxy hóa thành ceton:


1.2. Polyalcol – alcol đa chức
Polyalcol là hợp chất trong phân tử có hai hay nhiều nhóm chức alcol OH.
1.2.1 Phân loại: có các loại polyalcol
- Các nhóm hydroxyl trên cùng một nguyên tử cacbon:

Những polyalcol này không bền, chúng chỉ tồn tại trong dung dịch nước.
- Các polyalcol có các nhóm alcol liên kết với các nguyên tử cacbon cạnh nhau:

Những polyalcol này có tính chất đặc biệt hơn so với monoalcol.
- Các polyalcol có các nhóm alcol ở các nguyên tử C xa nhau:

Những polyalcol này có tính chất giống monoalcol.


1.2.2. Tính chất lý học và hóa học của polyalcol
Phần lớn các polyalcol tan được trong nước và có vị ngọt. Glycerin rất háo nước, có
độ nhớt cao, glycerin được dùng làm chất hút ẩm và sử dụng rộng rãi trong hương liệu,
thực phẩm và được phẩm.
Một số tính chất hóa học của polyalcol:
- Các glycol tác dụng với HCl, HBr tạo thành clohydrin và bromhydrin. Chức OH
khó tác dụng với HCl, HBr.

- Các glycol tác dụng với acid hữu cơ có khả năng tạo 2 loại este.

- Oxy hóa glycol tạo aldehyd hoặc ceton.

- Phản ứng dehydrat hóa glycol (loại nước):

1.3. Điều chế


Có nhiều phương pháp có thể điều chế alcol tùy theo sản phẩm yêu cầu:
- Hydrat hóa anken (đây là phương pháp điều chế alcol trong công nghiệp)
- Thủy phân dẫn xuất halogen.

- Khử hóa các hợp chất aldehyd, ceton.

- Khử hóa este của acid cacboxylic.

2. PHENOL
Phenol là những chất chứa nhóm hydroxyl liên kết trực tiếp với cacbon của nhân
thơm.
Công thức chung của phenol là Ar-OH.
2.1. Danh pháp
Gọi tiếp đầu ngữ hydroxy + hydrocacbon thơm tương ứng.
Tên thông thường (tên riêng)
CH3
OH

OH
H 3C CH3
Hydroxy benzen 1-metyl, 4-isopropyl, 3-hydroxy benzen
(phenol) (thymol)
2.2. Tính chất vật lý và tính chất hóa học
Phần lớn các phenol là những chất kết tinh. Một vài chất ở thể lỏng, rất ít tan trong
nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Phenol là những chất phân cực mạnh hơn so với các alcol no tương ứng
2.2.1. Tính chất hydro trong nhóm OH
Các phenol đều có tính acid yếu, yếu hơn acid cacbonic, không làm chuyển màu
giấy quỳ. Cho CO2 đi qua dung dịch phenolat trong suốt, sau một thời gian sẽ giải phóng
ra phenol tự do.
C6H5-OH + Na → C6H5-ONa + 1/2H2
C6H5-ONa + H2CO3 → C6H5-OH + NaHCO3
Các nhóm thế hút điện tử làm tăng tính acid của phenol, còn các nhóm thế đẩy điện
tử làm giảm tính acid của phenol:
OH
OH
OH

NO2
CH3
p-Nitro phenol Phenol p-Metyl phenol
pKa = 7,1 pKa = 9,9 pKa = 10,1
Phản ứng tạo ete
Phản ứng tạo este
2.2.2. Tính chất của nhóm OH
Liên kết C–O của phenol và dẫn xuất của phenol rất khó bị cắt đứt trong các phản
ứng
Nhóm nitro ở vị trí ortho và para hoạt hóa được nhóm OH trong phenol, gây ra phản
ứng thế nhóm OH bằng halogen.
OH Cl
NO2 NO2
+ PCl5 + POCl3 + HCl

NO2 NO2
Thế nhóm OH bằng NH3: một số phenol khi đun nóng ở áp suất và nhiệt độ cao (có
mặt muối amoni) sẽ chuyển thành amin thơm (với napthtol và diphenol)

2.2.3. Tính chất của nhân thơm


2.2.3.1. Hydro hóa: nhân phenol bị hydro hóa với Ni làm chất xúc tác, tạo ra cyclohexanol
OH OH

+ 3H2 Ni, 5 at

150-2000C
2.2.3.2. Halogen hóa: nhóm OH có hiệu ứng đẩy điện tử, làm tăng hoạt tính của nhân thơm
đối với phản ứng thế ái điện tử và hướng nhóm thế vào vị trí ortho và para.
- Clo, ở nhiệt độ lạnh thế vào vị trí ortho và para cho hỗn hợp monoclorophenol.
Nhiệt độ nóng, clo thế hoàn toàn cho dẫn suất penta clor hóa.
OH OH
Cl
+ Cl2

Cl
OH OH
Cl Cl
0
t
+ Cl2
Cl Cl
Cl
- Brom trong dung môi hữu cơ khan cho phản ứng tương tự clo. Trong nước, brom
cho phản ứng tạo dẫn suất 2,4,6-tribromophenol không tan.
OH OH
Br Br
+ 3Br2 + 3HBr
H2O

Br
2.2.3.3. Nitro hóa: phenol dễ bị nitro hóa hơn benzen
Nitro hóa bằng HNO3 loãng (20%) ở nhiệt độ 200C thu được hỗn hợp 2 đồng
phân: ortho và para nitrophenol.
OH OH OH
NO2
+ HNO3 +

NO2

o-Nitrophenol p-Nitrophenol
Nitro hóa bằng HNO3 đậm đặc thu được 2,4,6-trinitrophenol (acid picric).
OH OH
O2N NO2
+ HNO3 (dd)

NO2
2,4,6-Trinitrophenol
(acid picric)
2.2.3.4. Phản ứng tạo phức chất màu với FeCl3
Phenol được nhận biết bằng phản ứng với FeCl3 tạo phức phenolat của sắt có màu tím
6C6H5-OH + FeCl3 → [Fe(C6H5O)6]3- + 3Cl- + 6H+
3. MỘT SÔ HỢP CHẤT ALCOL VÀ PHENOL
3.1. Alcol etylic
Alcol ethylic là chất lỏng có vị cay, tan vô hạn trong nước. Trong y học alcol ethylic
được dùng làm chất sát trùng ngoài da.
Có khả năng hòa tan nhiều dung chất hữu cơ và vô cơ nên alcol ethylic được dùng
để pha rượu thuốc, làm dung môi và được dùng trong nhiều ngành công nghiệp.
Với một lượng vừa phải alcol ethylic có tác dụng kích thích tiêu hóa và thần kinh.
Tuy nhiên nếu thường xuyên dùng một lượng lớn sẽ gây viêm dây thần kinh, xơ gan và
một số bệnh tim mạch.
3.2. Alcol metylic
Alcol methylic được dùng để sản xuất formaldehyde và nhiều hóa chất khác, một
số ít dùng làm chất chống đông.
Alcol methylic là chất cực kì độc đối với cơ thể, nó có thể gây mù vĩnh viễn, chỉ
một lượng nhỏ đã có thể gây chết người.
3.3. Glycerin
Glycerin là polyalcol có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Nó được dùng làm tá
dược trong bào chế thuốc như glycerin iod, glycerin borat. Nitro glycerin được sử dụng
trong y học dùng làm tác nhân gây giãn mạch ngăn ngừa cơn đau tim của bệnh nhân bị đau
thắt.
3.4. Sorbitol
Sorbitol là chất dễ tan trong nước, có vị ngọt của đường, nên được dùng thay cho
đường ở những bệnh nhân đái tháo đường.
3.5. Cholesterol

Là một alcol vòng: , có mặt trong tế bào động vật, trong huyết
tương. Sự lắng đọng cholesterol trên thành mạch gây xơ vữa động mạch.
3.6. Phenol
Phenol là chất kết tinh mùi hắc, dễ hút nước, được dùng để tẩy uế, sát trùng dụng
cụ. trong công nghiệp nó là nguyên liệu để tổng hợp phầm nhuộm và các chất dẻo.
Hydroquinone – polyphenol HO – C6H5 – OH đóng vai trò quan trọng trong một số
quá trình oxy hóa sinh học.
Những hợp chất chứa nhóm chức phenol có mặt trong tự nhiên như các polyphenol
thực vật (chè xanh), α-tocopherol (vitamin E) là những chất chống oxy hóa vì chúng có
khả năng phá hủy các gốc tự do peroxyd RCOO.

TỰ LƯỢNG GIÁ
TỰ LUẬN
1. Cho ví dụ về alcol bậc 1, bậc 2, bậc 3?
2. So sánh tính chất alcol và phenol? Viết phương trình phản ứng hóa học để minh họa?
3. Viết phương trình phản ứng tạo phenyl metyl ete?
TRẮC NGHIỆM
1. Alcol mạch hở có độ tan trong nước tăng dần theo chiều tăng mạch carbon.
A. Đúng.
B. Sai.
2. Khi đun nóng hỗn hợp alcol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì
số ete thu được tối đa là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
3. Một alcol no đơn chức có %H = 13,04% vềkhối lượng. CTPT của alcol là:
A. C6H5CH2OH
B. CH3OH
C. C2H5OH
D. CH2=CHCH2OH
4. Số đồng phân có thể có ứng với công thức phân tử C4H10O là:
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
5. Số alcol thơm có thể có ứng với công thức C8H10O là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
6. Bậc của alcol là:
A. Bậc cacbon lớn nhất trong phân tử
B. Bậc của cacbon liên kết với nhóm –OH
C. Số nhóm chức có trong phân tử
D. Số cacbon có trong phân tử alcol
7. Bậc alcol của 2-metylbutan-2-ol là:
A. Bậc 4
B. Bậc 1
C. Bậc 2
D. Bậc 3
8. Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn nước, người ta thường dùng
thuốc thử:
A. CuSO4 khan.
B. Na kim loại.
C. Benzen.
D. CuO.
9. 13,8 gam alcol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy
A có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H6(OH)2
D. C3H5(OH)3
CH3-CH-CH-CH3

10. Hợp chất OH CH3 có tên đúng theo danh pháp IUPAC là:
A. 2-metyl, 3-butanol.
B. 3-metyl, 2-butanol.
C. 2-pentanol.
D. 4-pentanol.
H2SO4
2CH3-CH2-OH
11. Phản ứng t0=1400 thu được sản phẩm có tên là:
A. dietyl ete.
B. eten.
C. butan.
D. etyl acetat.
12. Cho các hợp chất sau:
H3C H H OH
CH3
(CH3)3COH C=C
OH H CHCH3
OH
(1) (2) (3) (4)
Những chất thuộc loại alcol bậc hai là:
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1), (4).
13. Hợp chất bị oxy hóa tạo thành chất mang chức ceton là:
A. CH3COOH.
B. CH3CH2CH2OH.
C. CH3CHOHCH3.
D. CH3CH2CH3.
14. Sự oxi hóa không hoàn toàn etanal cho sản phẩm:
A. CH3 – O – CH3.
B. CH3COOH.
C. CH3CH2COOH.
D. COOH – COOH.
15. Đốt cháy 0,2 mol rượu no đơn chức mạch hở thu được 8,8g CO 2 và m (g) H2O. m có
giá trị là:
A. 4,6.
B. 5,4.
C. 3,6.
D. 7,2.

You might also like