You are on page 1of 4

KHOA KIẾN TRÚC ĐỒ ÁN KT 14- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Học kỳ: 1 - Năm thứ: 5


Khóa K17 – Năm học 2021 – 2022

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC

I. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ:


- Giúp sinh viên nghiên cứu chuyên sâu một thể loại công trình chuyên ngành kiến trúc, làm
cơ sở để tiếp tục vận dụng ở các học phần có liên quan trực tiếp sau đó là Đề cương tốt
nghiệp và Đồ án tốt nghiệp.
- Hướng dẫn sinh viên thực hiện Nghiên cứu khoa học, thông qua việc thu thập, sưu tầm,
phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá các dữ liệu liên quan đến giải pháp thiết kế của
đồ án tốt nghiệp.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:


- Chuyên đề nghiên cứu là cơ sở để sinh viên xác định đề tài sẽ đăng ký Đồ án Tốt nghiệp
theo quy định của Khoa Kiến Trúc, do đó nội dung nghiên cứu chuyên đề phải phù hợp với
thể loại công trình mà sinh viên dự định thực hiện cho đồ án tốt nghiệp của mình.
- Giảng viên hướng dẫn cho cá nhân sinh viên (hoặc nhóm sinh viên, tối đa 03 người) thực
hiện nghiên cứu chuyên sâu về một thể loại công trình kiến trúc mà sinh viên (hoặc các
thành viên của nhóm) dự định chọn làm đề tài tốt nghiệp.
- Nội dung nghiên cứu tương đương với cấu trúc một Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp
Trường, bao gồm các phần cụ thể như sau:

A. Phần mở đầu: (chiếm 10% khối lượng)


1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Nội dung định hướng nghiên cứu.
6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài
B. Phần nội dung: chiếm 80% khối lượng
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu (chiếm 20 % khối lượng):
- Kiến thức tổng quan về thể loại công trình kiến trúc theo đề tài đã chọn (định nghĩa,
phân loại, lược sử phát triển...)
- Xu hướng chung trên thế giới và Việt Nam của thể loại công trình. Lưu ý tính thực
tiễn và khả năng tiếp cận công trình thực tế và nguồn tài liệu tham khảo.
- Các vấn đề đặt ra cần giải quyết của đề tài lựa chọn.
Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu (chiếm 20 % khối lượng):
- Các cơ sở khoa học (bao gồm cơ sở pháp lý, quy hoạch chung và quy hoạch chi
tiết, trích dẫn nguyên lý…) liên quan đến đề tài và thể loại công trình.
- Các đặc điểm chính về công năng, thẩm mỹ, kỹ thuật, hình thức kiến trúc…
- Các số liệu, công thức cơ sở để xác định các khối chức năng và tính toán quy mô
thiết kế của thể loại công trình nghiên cứu (bao gồm các hạng mục chức năng và diện tích
không gian, cơ sở lựa chọn khu đất xây dựng…)
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và Quốc Tế liên quan đến các đặc trưng đã
nghiên cứu kể trên (có thể trích dẫn số liệu đưa vào phần phụ lục)

1
Chương 3: Kết quả nghiên cứu (chiếm 40 % khối lượng)
- Đặc điểm, chi tiết của các không gian chức năng cơ bản và quan trọng của thể loại
công trình nghiên cứu.
- Đặc trưng địa phương, văn hóa, tính chất xã hội của khu vực dự kiến lựa chọn thiết
kế công trình.
- Các nội dung nghiên cứu chuyên sâu (tùy theo định hướng đề tài tốt nghiệp) có tính
đặc thù, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thiết kế công trình.

C. Phần kết luận, kiến nghị, và đề xuất (chiếm 10 % khối lượng)


- Tóm tắt toàn bộ nội dung đã nghiên cứu.
- Các kết luận, đánh giá, đề xuất, kiến nghị giải pháp… cụ thể (tùy theo GV hướng
dẫn và SV xác định)

III. QUY ĐỊNH HỒ SƠ THỂ HIỆN:


Hồ sơ nghiên cứu được trình bày trên khổ giấy A4 (đóng thành tập) theo quy định
của một Hồ sơ Nghiên cứu Khoa học, theo phương đứng, với font chữ và quy cách trình bày
tham khảo file đính kèm. Trường hợp cần in các bản đồ, bản vẽ, bảng biểu…trên khổ giấy
A3 hoặc lớn hơn thì sẽ gấp lại đóng kèm theo khổ A4. Hồ sơ bao gồm các thành phần sau:

*PHẦN NỘI DUNG:


- Thuyết minh: Theo thứ tự nội dung nghiên cứu của các chương đã nêu trên phần II
- Sơ đồ, hình ảnh, hình vẽ minh họa… bao gồm các sơ đồ nguyên lý chung và chi
tiết, các mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, cấu tạo, cấu trúc không gian… Hệ thống hình ảnh
minh họa phải ghi rõ nguồn trích dẫn tham khảo.

*PHẦN PHỤ LỤC


- Các tư liệu liên quan đến thể loại công trình từ các nguồn tham khảo.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và quốc tế liên quan đến thể loại công trình.
- Các tiêu chuẩn,thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, vật liệu & công nghệ…liên quan
- Các hướng dẫn, sổ tay thiết kế
- Danh mục tài liệu tham khảo.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN:


- Thời gian học tập 6 tuần, bao gồm 12 buổi học với GV hướng dẫn, theo lịch trình sau:

Tuần 1 Sinh viên (hoặc nhóm SV) xác định đề tài nghiên cứu, đăng ký đề tài với GV
hướng dẫn chính và thống nhất công việc, tiến độ cụ thể.
GV sẽ thảo luận với SV về phương pháp nghiên cứu, xây dựng đề cương.

Tuần SV triển khai đề cương nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV.
2+3

2
Tuần 4 SV hoàn thiện và nộp bài giai đoạn 1 qua email GVHD (nộp 80% khối lượng (đến
chương 3, phần định hướng nội dung nghiên cứu chuyên sâu) để GV đánh giá khối
lượng giai đoạn I, đồng thời SV nộp “Phiếu đăng ký đề tài NCKH” (tải link mẫu
phiếu: https://forms.gle/QoCEfiPizTTYtKsZA)

Tuần 5+6 GV chính + GV hướng dẫn giai đoạn II cùng hướng dẫn SV chỉnh sửa, hoàn thiện
tiếp chương 3 và phần C (kết quả nghiên cứu và đề xuất). Hoàn thiện hệ thống
minh họa, phụ lục, tài liệu tham khảo…theo quy định thể hiện. Nộp bài cho Khoa
theo lịch trình quy định. (SV bắt buộc nộp bài theo 2 phương thức: nộp bản in giấy
và nộp file qua link (https://forms.gle/fCqaEjY8iszXsExY7)

- SV (hoặc nhóm SV) tự thể hiện hồ sơ tại nhà. Thời gian và quy định nộp bài, cụ thể:
1. Thời gian nộp bài giai đoạn I: SV nộp “Phiếu đăng ký Đề tài nghiên cứu khoa học (tải
mẫu phiếu tại đây: https://forms.gle/QoCEfiPizTTYtKsZA) và nộp bài giai đoạn 1 qua
EMAIL GVHD (các lớp thứ hai-thứ năm (nộp ngày 02/12/2021), lớp thứ ba-thứ sáu
(nộp ngày 03/12/2021), lớp thứ tư-thứ bảy (nộp ngày 04/12/2021).
2. Thời gian nộp bài giai đoạn II: các lớp thứ hai-thứ năm (nộp ngày 16/12/2021), lớp thứ
ba-thứ sáu (nộp ngày 17/12/2021), lớp thứ tư-thứ bảy (nộp ngày 18/12/2021)  SV
BẮT BUỘC PHẢI NỘP BÀI THEO 02 PHƯƠNG THỨC: NỘP BẢN IN GIẤY VÀ NỘP
FILE QUA LINK (https://forms.gle/fCqaEjY8iszXsExY7)

- Kết quả chuyên đề được GV đánh giá căn cứ trên chất lượng hồ sơ và quá trình học tập
của cá nhân và nhóm SV.
- Các bài đạt kết quả Khá và Giỏi sẽ được Hội đồng khoa học Khoa Kiến trúc tuyển chọn,
chỉnh sửa hoàn thiện (nếu cần) thành Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
Lưu ý:
- Phần nội dung nghiên cứu cần tinh gọn, chặt chẽ, mang đặc thù và có sáng tạo, có dấu ấn riêng
của nhóm và SV, các nghiên cứu đã có và tài liệu tham khảo liên quan đưa qua phần Phụ lục.
- Nếu làm nhóm thì mỗi nhóm tự đề xuất mức độ đóng góp của thành viên để xác định điểm số.
- Bài bị loại nếu vi phạm các điều sau:
- Nộp bài trễ hơn thời gian qui định, bài nộp thiếu phiếu đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học.
- Chép bài của người khác, đạo văn, dẫn giải tư liệu không rõ nguồn gốc tham khảo.
TP.HCM, ngày 25 tháng 10 năm 2021

TRƯỞNG KHOA KIẾN TRÚC GV SOẠN ĐỀ

3
TS. KTS. PHẠM PHÚ CƯỜNG ThS. KTS. HÀ ANH TUẤN

You might also like