You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHAN THỊ THANH THUẬN

MÃ SINH VIÊN: 20F7510390

TIỂU LUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐIỆN THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG.
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG
HIỆU QUẢ TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH.

TÊN HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

MÃ HỌC PHẦN: 2021-2022.1.KTN1022.005

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ CÔNG TUẤN

HUẾ, THÁNG 11 NĂM 2021

Họ và tên: Phan Thị Thanh Thuận

Lớp : Anh k17J

Giảng viên: TS Lê Công Tuấn


Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. LỜI MỞ ĐẦU 01
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 01
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 02
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 02
V. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU 02
VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 03
VII. KẾT QUẢ CỦA LUẬN VĂN 03
B. NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHIỆT ĐIÊN THAN 03
II. THỰC TRẠNG NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 05
III. TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐIỆN THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 06
IV. HẬU QUẢ CỦA NGHÀNH NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG THỐNG QUA CÁC CUỘC KHẢO SÁT 10
V. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG HIỆU QUẢ TẠI
CÁC HỘ GIA ĐÌNH 12
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. TỔNG KẾT TÁC ĐỘNG NHIỆT ĐIỆN THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 15
II. CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NHIỆT
ĐIỆN THAN GÂY RA 16
D. PHỤ LỤC 18
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

A. MỞ ĐẦU
I. LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta, bao gồm tất cả những yếu tố vô
sinh ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang), hữu sinh (động vât, thực vật, vi sinh vật) và tác
động tương hỗ qua lại giữu chúng.
Phát triển là tất cả hoạt động của con người với mục đích ngày càng nâng cao chất
lượng cuôc sống, phục vụ nhu cầu của con người. Tuy nhiên không hoạt động
phát triển nào là không gây ô nhiễm hay suy thoái môi trường.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân. Điện
năng cần phải đi trước một bước.Với đất nước ta hiện nay, năng lượng điện được
sản xuất bằng hai nguồn chính là thuỷ điện và nhiệt điện. Theo kết quả khảo sát
của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), việc sử dụng nhiều nhiệt điện
đốt than khiến cho Việt Nam đối mặt với những thách thức lớn về môi trường - xã
hội như: ô nhiễm nguồn nước, không khí và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và ảnh
hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực xây dựng nhà máy. Vấn đề
này cho đến nay vẫn là một vấn đề nan giải yêu cầu, đòi hỏi nhà nước phải có các
biện pháp xử lí, phát triển phù hợp để tránh gây các hậu quả lớn đến môi trường.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, năng lượng điện năng có
tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nói chung cũng như sự phát
triển kinh tế quốc gia nói riêng.
Hiện nay, năng lượng điện năng được sản xuất từ hai nguồn chính là thuỷ điện và
nhiệt điện. Với các nhà máy nhiệt điện, chúng có ưu điểm là chi phí đầu tư xây
dựng thấp, thời gian xây dựng ngắn, khi vận hành không phụ thuộc nhiều đến điều
kiện thiên nhiên nên các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than được xây
dựng nhiều tại nước ta và trên thế giới.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nhiệt điện than thì việc sử dụng nhiều nhiệt
điện đốt than khiến cho Việt Nam đối mặt với những thách thức lớn về môi trường
- xã hội như: ô nhiễm nguồn nước, không khí và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và ảnh
hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực xây dựng nhà máy. Khí
thải của các nhà máy nhiệt điện than là nguồn gây hại lớn góp phần làm gia tăng
biến đổi khí hậu toàn cầu.

1
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã nghiên cứu đề tài “ TÁC ĐỘNG CỦA
NHIỆT ĐIỆN THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ
SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG HIỆU QUẢ TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH”. Thông qua đó,
chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về hậu quả của nhiệt điện than đến môi trường sống, hệ
sinh thái nói chung và con người nói riêng. Đồng thời từ đó cũng rút ra được các
giải pháp nhằm tiết kiệm, hạn chế sử dụng điện năng hiệu quả tại các hộ gia đình
để làm giảm thấp nhất tác hại ô nhiễm môi trường.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn hệ thống những khái niệm cơ bản, sự phát triển của nhiệt điện than tại
Việt Nam. Từ đó cho thấy được các tồn tại, ảnh hưởng của nhiệt điện than đến
môi trường, hệ sinh thái nói chung và con người nói riêng, và đề ra các giải pháp
nhằm tiết kiệm, hạn chế sử dụng điện năng hiệu quả tại các hộ gia đình để làm
giảm thấp nhất tác hại ô nhiễm môi trường.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là tổng quan về tác hại của nghành nhiệt
điện than đến môi trường và hệ sinh thái ở Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về tổng quan những cơ sở lý luận, thực tiễn, sự phát triển,
đặc điểm của nghành nhiệt điện than tại Việt Nam, để chỉ ra những tác hại to lớn,
hạn chế của nhiệt điện than đến môi trường, do vậy những địa phương, tỉnh, thành
phố chịu ảnh hưởng to lớn của nghành nhiệt điện than là phạm vi của đề tài.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phân tích nội dung, thuật ngữ, khái niệm cơ bản nghành nhiệt điện than:
Ở luận văn này, tôi sẽ cố gắng trình bày nội dung thuật ngữ, một số cơ sở thực
tiễn, sự phát triển về nghành nhiệt điện than với những nét đại cương nhất. Mà
chính đó là cơ sở, tiền đề về mặt lý thuyết giúp cho tôi khảo sát những phần tiếp
theo như mục đích của đề tài nêu ra.
2. Phương pháp:
Tôi sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu về những khái niệm, lịch
sử hình thành và phát triển của nghành nhiệt điện than. Đặc biệt là tích cực khai

2
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

thác các mảng về hệ luỵ của nghành nhiệt điện than. Vì chính những hệ luỵ đó là
nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường. Bởi vậy nếu nghiên cứu kĩ những vấn
đề này sẽ làm sáng tỏ tác động cực xấu của nghành nhiệt điện than đến môi trường
tại Việt Nam.
VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài và đặt vấn đề
Phần nội dung: Những khái niệm cơ bản, sự phát triển của nhiệt điện than tại Việt
Nam. Từ đó cho thấy được các tồn tại, ảnh hưởng của nhiệt điện than đến môi
trường, hệ sinh thái nói chung và con người nói riêng,liên hệ thực tế tại một số địa
phương đang chịu ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm, và đề ra các giải pháp nhằm tiết
kiệm, hạn chế sử dụng điện năng hiệu quả tại các hộ gia đình để làm giảm thấp
nhất tác hại ô nhiễm môi trường.
Phần kết luận: Rút ra được những giải pháp cơ bản nhất mà ngay chính chúng ta
cũng có thể làm được để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do sử dụng điện năng.
VII. KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU:
Luận văn này muốn từ những tài liệu thực tế nghành nhiệt điện than tại Việt Nam
để nhằm rút ra những tác động xấu của nhiệt điện than đến môi trường tại những
địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Kết quả này giúp cho chúng ta hiểu,
thấy được môi trường của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào bởi nhiệt điện than.
Giúp cho việc hạn chế thấp nhất tác hại của nhiệt điện than đến môi trường, đồng
thời nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng điện năng hiệu quả tại các
hộ gia đình.
B. NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHIỆT ĐIÊN THAN
1. Giới thiệu về nhiệt điện và nhiệt điện than:
- Nhiệt điện là nguồn điện được chuyển đổi từ năng lượng nhiệt. Trong hầu hết,
một tuabin chạy bằng hơi nước chuyển đổi thành năng lượng cơ học như một chất
trung gian thành năng lượng điện.
- Điện than chiếm khoảng 40% tổng sản lượng điện của toàn thế giới.
- Một nhà máy nhiệt điện than gồm có hai cụm thiết bị chính là cụm lò hơi để sản
xuất ra hơi nước và cụm tua bin-máy phát để biến đổi nhiệt năng của dòng hơi
thành điện năng.

3
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

2. Sự phát triển của nhiệt điện than


- Thời kỳ trước năm 1975
Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than đầu tiên của Việt Nam là Nhà đèn Vườn hoa,
được người Pháp xây dựng tháng 2/1894 tại Hải Phòng. Năm 1961, với sự giúp đỡ
của Liên Xô, Việt Nam khởi công xây dựng NMNĐ Uông Bí - nguồn điện chủ lực
của miền Bắc. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, các nhà máy
điện luôn là trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ.

Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí


Ở miền Nam, đến cuối năm 1974, có một số NMNĐ than được vận hành với tổng
công suất hơn 250 MW, trong đó, quy mô lớn nhất là Nhiệt điện Thủ Đức (165
MW).

Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thời kỳ 1976 - 1990

4
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

Để khắc phục tình trạng mất cân đối trầm trọng về cung cầu điện, miền Bắc tập
trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng NMNĐ than Phả Lại 1. Nhờ được bổ sung,
củng cố nguồn phát điện, trong giai đoạn 1980 - 1990, sản lượng điện sản xuất của
các nhà máy nhiệt điện than luôn chiếm khoảng 40% tổng sản lượng toàn hệ thống
điện.

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại ở thành phố Hải Dương
- Thời kỳ 1991 – 2010
Trong suốt 20 năm, Việt Nam chỉ có thêm 5 NMNĐ quy mô vừa và lớn được đưa
vào vận hành thương mại. Do vậy, sản lượng từ nguồn nhiệt điện than trong giai
đoạn này chỉ chiếm 10-16% tổng sản lượng điện toàn quốc.
- Thời kỳ từ 2011 đến nay

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có
xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh), đến năm 2020, tổng công suất
các nhà máy nhiệt điện than khoảng 26.000 MW (chiếm 42,7% công suất nguồn
toàn hệ thống), sản xuất khoảng 131 tỷ kWh (chiếm 49,3% sản lượng điện). Theo
đó, từ 2011, hàng loạt NMNĐ than công suất lớn (600 - 1.200 MW) trên cả nước
liên tục được đưa vào vận hành.
II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI VIỆT NAM

5
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

Đi cùng với sự phát triển của nhiệt điện than là những con số đáng chú ý về chất
lượng sống và những vấn đề về môi trường.
Năm 2017, các nhà máy nhiệt điện than trong nước thải ra khoảng 12,2 triệu tấn
tro, xỉ sau quá trình đốt, (miền Bắc (60%), miền Trung (21%), miền Nam (19%)).
Hiện, Việt Nam đang tồn khoảng 15 triệu tấn tro, xỉ sau quá trình đốt than chưa
thể xử lý được, cộng thêm với khoảng 18 triệu tấn tro, xỉ. Việc xử lý khối lượng
chất thải này là bài toán nan giải do lượng tro, xỉ được tận dụng làm vật liệu xây
dựng vẫn còn rất thấp. Năm 2017, cả nước chỉ tiêu thụ được 4 triệu tấn (tương
đương 30%), biện pháp tạm thời chúng ta sử dụng đó là chôn lấp thành các bãi
thải. Tuy nhiên, giải pháp này rất tốn kém diện tích và có thể ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước, đất đai, môi trường… Nếu xử lý tốt tro, xỉ, Việt Nam có thể
tiết kiệm hàng trăm ha đất làm bãi thải và quan trọng hơn là đảm bảo phát triển
bền vững cho nhiệt điện than.
Ngoài các vấn đề chưa xử lý được với chất thải rắn, những vấn đề với chất thải khí
cũng đang là mối đe dọa đối với môi trường sống và sức khỏe con người. Trong
đó, than đá có thành phần chính là cacbon, quá trình đốt than sẽ sản sinh ra nhiều
chất khí gây ô nhiễm gồm sulphur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2), carbon
dioxide (CO2), các vi hạt rắn (PM), các kim loại nặng và các đồng vị phóng xạ.
Than Bitum (than nhựa đường: bituminous coal) chứa nhiều lưu huỳnh (2-3%),
tạp chất (nhựa đường, hắc ín), vì vậy khi đốt thường gây ô nhiễm không khí.
Khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than là một trong những tác nhất gây hiệu
ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng tăng dẫn đến các biến đổi
thời tiết và thiên tai khó lường. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam
đều được trang bị các hệ thống xử lý khí thải, nhưng hiệu quả của các hệ thống xử
lý này chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được lượng khí thải sinh ra mỗi năm.
III. TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐIỆN THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Than là nguồn nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất và ô nhiễm nhất. Khi đốt than để sản
xuất điện, nhiều loại khí độc, kim loại nặng sẽ thoát ra, gây ô nhiễm môi trường,
đồng thời gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, tạo ra những thiên tai khó lường,
1. Ô nhiễm không khí:
- Các nhà máy nhiệt điện than là nguồn phát thải lớn nhất trong lĩnh vực năng
lượng và là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Tất cả các giai đoạn trong

6
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

vòng đời sản xuất điện than từ khai thác, chế biến, vận chuyển, đốt và xử lý tro xỉ
đều thải ra các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm các loại bụi, khí độc (SO2,
NOx, CO...) và các loại khí nhà kính (co2, ch4)….
- Mối nguy hại của tro bay:
Quá trình đốt than để sản xuất điện sẽ sản sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm gồm
sulphur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2), carbon dioxide (CO2) các vi hạt
rắn (PM), các kim loại nặng và các đồng vị phóng xạ. Ô nhiễm do các nhà máy
nhiệt điện than gây ra có thể dẫn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tro bay- phế thải của các nhà máy nhiệt điện
Cứ mỗi bốn tấn than được đốt lại sản sinh ra một tấn tro bay. Các nghiên cứu ước
tính một tấn tro bay có thể bay trong trên phạm vi 150.000km2. Tro bay có thể
bay với tốc độ 40-50km nếu thuận chiều gió. Sau lắng xuống, nó sẽ gây thoái hóa
đất đai, ô nhiễm nguồn nước và không khí trầm trọng cũng như các bệnh ở cây
trồng, động vật và cả con người.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy rằng xỉ tro (thải ra từ các nhà
máy nhiệt điện than) được chôn dưới lòng đất, đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Các chất ô nhiễm độc hại trong xỉ than bao gồm thạch tín và chì. Hệ thủy sinh của
địa phương nằm gần khu vực chôn xỉ than cũng sẽ bị phá hủy.
2. Ô nhiễm nguồn nước:
Đâylà một thách thức lớn về an ninh nguồn nước trong bối cảnh phát triển nhiệt
điện than và biến đổi khí hậu. Trong quá trình khai thác than, một lượng lớn nước
ngầm sẽ bị hút khỏi lòng đất để có thể tiếp cận đến các mỏ than, ngoài ra nước còn
được dùng để tưới giảm nhiệt nhằm giảm nguy cơ cháy hay nổ từ quá trình khai
thác than. Điều này ảnh hưởng đặc điểm địa chất thủy văn vùng khai thác, làm hạ

7
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

và giảm áp mực nước ngầm, hút cạn các giếng nước của người dân địa phương và
ảnh hưởng đến các con sông trong khu vực.
Nước thải của các nhà máy nhiệt điện than bao gồm nước thải Công nghiệp và
nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp bao gồm nước thải tro-xỉ, nước thải xử
lý hóa chất và nhiên liệu, nước làm mát thiết bị. Tro xỉ từ các lò hơi có công nghệ
thải xỉ ướt thường được đập nhỏ sau đó bơm tới các hồ chứa xỉ. Nước thải tro lắng
trong tại các hồ chứa có thể bơm ngược lại trạm bơm thải xỉ để sử dụng lại, song
cũng có thể được thải ra môi trường (cống, sông, hồ, biển,…). Tuy đã được lắng
trong, song trong nước thải vẫn còn những thành phần rắn lơ lửng, các chất hóa
học hòa tan mà nhiều chất có hại cho sức khỏe con người và sinh vật.
Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng tới các loại động vật sống dưới nước và trên
cạn (đặc biệt là nhiệt độ nước sau khi làm mát thiết bị). Ảnh hưởng của nước thải
làm tác động xấu tới sự cân bằng sẵn có của tự nhiên. Các chất hóa học như kiềm,
axit,… có trong nước rửa lò, nước xử lý hóa học, nước lẫn dầu,... nếu không được
xử lý thích hợp trước khi thải ra môi trường sẽ tác động trực tiếp tới các loài sinh
vật sống dưới nước, trên cạn và con người. Trong các chất lơ lửng của nước thải
còn chứa các kim loại độc hại. Tùy thuộc vào thành phần hóa học của tro xỉ, tro xỉ
trong nước thải thường có tiềm tàng các kim loại độc hại.

Nước nóng như lò xông hơi của nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh đang giết chết
dòng sông
Theo tính toán của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, để sản xuất 1 tấn
than cần bóc tách 8-10m3 đất, thải ra từ 1-3m3 nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm
2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã
thải vào môi trường 182,6 triệu m3 đất đá thải, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ,
dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo
Khê, Uông Bí, Cẩm Phả…

8
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

Mặt khác, rò rỉ axít là một trong những tác động nghiêm trọng nhất của hoạt động
khai thác than, đặc biệt là vào mùa khô cạn. Khi nước tiếp xúc với những khối đá
lộ thiên sau quá trình khai thác, những kim loại nặng trong tự nhiên như nhôm,
thạch tín và thủy ngân sẽ phát tán ra môi trường. Axít rò rỉ từ các mỏ khai thác sẽ
làm nhiễm độc cả hệ thống nước ngầm và nước mặt, phá hủy hệ sinh thái thủy
sinh cũng như nguồn nước uống và nước dùng cho nông nghiệp của các cộng
đồng lân cận. Những tác động này sẽ kéo dài ngay cả khi mỏ không còn được khai
thác nữa và có thể tồn tại mãi mãi.
3. Ô nhiễm đất:
Các nhà máy có thể gây ô nhiễm môi trường đất nếu như xỉ than, tro bay, nước
thải có nhiều kim loại nặng độc hại nhiễm vào đất trồng. Các thành phần khí axit.
Cũng khiến cho đất trở nên bạc màu, ô nhiễm. Xói mòn đất có thể xảy ra trong
quá trình xây dựng nhà máy, vì chặt phá cây xanh, đào xúc, san lấp mặt bằng mà
không có sự quan tâm đúng mức.
4. Ô nhiễm tiếng ồn:
Hoạt động sản xuất của nhà máy nhiệt điện nói chung và nhiệt điện than nói riêng
đã gây ô nhiêm tiếng ồn với các loại nguồn khác nhau: quạt gió, máy nghiền than
cám, giảm áp suất nồi hơi, máy nén… gây ảnh hưởng xấu tới khu vực người dân
sống xung quanh.
5. Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng:
Nhiều kim loại nặng thoát ra trong quá trình đốt than cũng là các chất độc hại với
môi trường và hệ sinh thái gồm chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín cũng như
các đồng vị phóng xạ.

9
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW sẽ sản sinh ra 170 pound (gần
85kg) thủy ngân mỗi năm. Chỉ cần một thìa cà phê thủy ngân đổ xuống một hồ
rộng 10 ha cũng đủ khiến cá trong hồ này trở nên không an toàn cho tiêu thụ.

Than cũng chứa một lượng nhỏ các chất phóng xạ như uranium và thorium trong
tro bay. Các nhà nghiên cứu ước tính nồng độ chất phóng xạ tăng từ 0,03% lên
mức 0,12% mỗi năm ở lớp đất bề mặt dày 30cm ở khu vực đất nằm xung quanh
bán kính 20km của một nhà máy nhiệt điện than.
IV. HẬU QUẢ CỦA NGHÀNH NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG THỐNG QUA CÁC CUỘC KHẢO SÁT:
Bên cạnh việc cung cấp điện năng cho nền kinh tế, nhiều nhà máy còn cung cấp
nguồn nước gây ô nhiễm nặng nề.
Theo Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) - một tổ chức phi lợi
nhuận của Việt Nam thúc đẩy phát triển ngành năng lượng bền vững - các nhà
máy nhiệt điện than cần một lượng nước rất lớn cho hệ thống làm mát của chúng.
Trung bình cứ 3,5 phút, một nhà máy 500MW phải sử dụng 2.500 mét khối nước -
tương đương với thể tích của một bể bơi cỡ Olympic. Sau khi được sử dụng để
làm mát trong nhà máy, nước được thải ra môi trường, ở nhiệt độ cao hơn 5,6-11
độ C so với đầu vào ban đầu. Điều này có thể phá hủy môi trường sống của cá và
động vật hoang dã xung quanh.

10
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

“Chất thải từ quá trình sản xuất nhiệt điện than như bùn và xỉ than - chứa nhiều
loại kim loại nặng như chì, thủy ngân, niken, thiếc và asen - khá nguy hiểm đối
với sức khỏe con người và động vật thủy sinh”, một báo cáo của GreenID cho
biết. tác động của các nhà máy nhiệt điện than đến môi trường Việt Nam. Và vấn
đề tro và xỉ còn sót lại của các nhà máy vẫn chưa được giải quyết ở Việt Nam.
- Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh được đặt tại Hạ Long, trong khu vực có nhiều
mỏ khai thác than và chế biến than đã tác động tích lũy tiêu cực tới môi trường
nước và không khí của người dân xung quanh. 75% người dân được hỏi cho rằng,
nguồn nước này đã ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm là do nhà máy nhiệt điện
than và quá trình khai thác than. Họ chỉ sử dụng nước mưa, nước giếng cho tắm
giặt hoặc phun ẩm đường để dập bụi trước nhà. Ở các con suối, kênh, mương ở
gần với các khu vực khai thác và chế biến than nước đen, sánh, mùi hôi, có váng,
để khai thông dòng chảy phải móc bùn than lên bờ.
- Trường hợp của Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, kết quả phỏng vấn các hộ gia
đình cho rằng, môi trường không khí và môi trường nước của họ đang ô nhiễm từ
việc vận hành Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, điều đó, dẫn đến gia tăng những
căn bệnh về hô hấp, mắt, ngoài da và tiêu hóa của người dân địa bàn xung quanh
nhà máy. Kết quả khảo sát cho thấy, 56,8 hộ gia đình có người mắc các bệnh về
hô hấp thường xuyên trong năm, 30% các hộ gia đình được hỏi bị mắc các bệnh
liên quan tới mắt ít nhất 2 - 3 lần /năm; 13,6% các hộ được hỏi có người mắc bệnh
ngoài da; 11,73% các hộ có người mắc các bệnh về tiêu hóa và 5,2% các hộ được
hỏi có người mắc bệnh ung thư.
- Còn tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Hà Tĩnh, mặc dù, mới được đi vào hoạt
động từ tháng 3/2015, nhưng những tác động của nó với người dân xung quanh
nhà máy là không nhỏ. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là ô nhiễm không khí.Theo
khảo sát của nhóm chuyên gia, 68,7% các hộ được hỏi cho rằng ô nhiễm không
khí tác động trực tiếp tới tình hình sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong
gia đình. 26,3% các hộ được hỏi phải thay đổi thói quen sinh hoạt như đóng cửa
kín suốt ngày, quét nhà thường xuyên hơn và thường xuyên tra, rửa mắt do bụi.
Không những vậy, theo họ, khói bụi còn là nguyên nhân dẫn tới giảm năng suất
mùa màng do bụi bám trên hoa, khiến hiệu quả thụ phấn giảm, bám trên lá khiến
cây cối, hoa màu chậm phát triển.

11
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

- GreenID cho biết thêm rằng vấn đề tro và xỉ còn sót lại của các nhà máy vẫn
chưa được giải quyết ở Việt Nam.
Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện than trên cả nước mỗi năm thải ra môi trường
khoảng 15 triệu tấn tro, xỉ. Một ví dụ điển hình là nhà máy Vĩnh Tân II, thải ra
4.000 tấn tro xỉ mỗi năm. Các nhà chức trách đang nghiên cứu các giải pháp để
giải quyết vấn đề này.
Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard năm
2017 ước tính rằng đến năm 2030 ô nhiễm than đá sẽ góp phần gây ra 19.220 ca
tử vong hàng năm ở Việt Nam.
V. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG HIỆU QUẢ
TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
Kể từ khi được phát minh ra đến nay, điện luôn là nguồn năng lượng quan trọng
trong cuộc sống con người. Với cuộc sống hiện đại, nếu thiếu điện, chúng ta khó
có thể làm việc. Càng khó khăn hơn nữa là đại dịch covid đang hoành hành, khiến
bạn phải ở nhà để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình nên chắc chắn sẽ tốn
không ít điện năng tiêu thụ và mất một khoản chi phí không nhỏ cho tiền điện.
Đồng thời tiết kiệm điện và sử dụng hiệu quả điện năng cũng góp một phần không
nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ của chính bản thân
chúng ta.
1. Khái niệm điện năng
Điện năng là năng lượng của dòng điện và chức năng của nguồn năng lượng này
là thúc đẩy hoạt động của các máy móc, thiết bị điện… trong cuộc sống của mỗi
gia đình và dùng cho các hoạt động sản xuất.
2. Tầm quan trọng của điện năng
Điện năng rất cần thiết vì bạn không thể làm việc nếu không có điện hay dùng các
thiết bị nhà bếp, sạc pin điện thoại và mọi hoạt động của xí nghiệp, nhà máy sẽ bị
trì trệ… đến lúc đó mọi sinh hoạt của bạn trở nên bất tiện hơn rất nhiều.
 Không có điện mọi sinh hoạt của bạn trở nên bất tiện hơn rất nhiều
3. Tiết kiệm điện năng có lợi ích:
- Những ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng điện một cách lãng phí, không hiệu
quả ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều người không biết rằng tiết kiệm điện
sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho con người như:

12
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

+ Cải thiện chất lượng cuộc sống


+ Giảm thiểu chi phí sinh hoạt, bảo vệ môi trường
+ Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Tăng tuổi thọ của các đồ dùng điện
4. Các giải pháp tiết kiệm và sử dụng điện năng hiệu quả tại các hộ gia đình:
- Tắt các thiết bị điện không cần thiết
Đây là phương pháp tiết kiệm điện đơn giản và dễ dàng nhất. Mỗi khi bạn không
có nhu cầu sử dụng điện hãy tắt đi, nhất là tivi và quạt máy hay khi bạn ra khỏi
phòng mà quên tắt máy lạnh… Chỉ bằng một động tác đơn giản, bạn không chỉ
giúp chính mình mà còn đang giúp cả thế giới.  Tạo thói quen tắt các thiết bị
điện khi không sử dụng để giảm thiểu tiền điện hiệu quả.
- Sử dụng các loại đèn Compact tiết kiệm điện
Thay vì chọn mua những loại đồ điện có công suất tiêu thụ điện năng lớn, gây
lãng phí. Bạn nên chọn các loại bóng đèn có khả năng tiết kiệm. Bóng đèn
Compact là một lựa chọn không tồi. Bởi chúng không những có khả năng tiết
kiệm điện mà còn có tuổi thọ trung bình lớn hơn các loại đèn bình thường.  Sử
dụng các loại đèn tiết kiệm điện năng như đèn compact...
- Rút nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng
Nhiều người cho rằng, đồ điện nếu không dùng sẽ không gây tốn kém điện năng.
Tuy nhiên điều này hoàn toàn ngược lại. Ngay cả khi bạn không dùng, chúng vẫn
tiêu tốn một lượng điện năng nhỏ. Nhiều ngày lặp lại, số nhỏ dần tăng lên, tạo nên
sự lãng phí không cần thiết. Hãy rút ổ cắm tivi, điều hòa, máy tính,... khi không sử
dụng. Đây là cách tiết kiệm máy lạnh hiệu quả.  Rút nguồn các thiết bị điện
khi không sử dụng sẽ tiết kiệm được nhiều tiền điện hơn.
- Đo lường điện năng sử dụng để ra phương án tiết kiệm điện hợp lý
Mỗi khi nhận được hóa đơn tiền điện, bạn hãy nhìn xem mức điện năng tiêu thụ
trong một tháng của gia đình là bao nhiêu để đưa ra các phương án giảm điện
năng tiêu thụ ở mức thấp nhất vừa giúp tiết kiệm được năng lượng điện, vừa tiết
kiệm tiền một cách hiệu quả như giảm số lần sử dụng của một số thiết bị như máy
lạnh, bình đun siêu tốc, bóng đèn,... và rút dây điện của một số thiết bị như nồi
cơm điện, quạt, tivi, máy giặt… khi không sử dụng nữa.  Giảm số lần sử dụng

13
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

của một số thiết bị, rút dây điện của một số thiết bị không sử dụng để giảm điện
năng tiêu thụ.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên
Thay vì sử dụng điện, bạn hãy mở tất cả các cửa để làm sáng căn phòng bằng ánh
sáng tự nhiên. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một lượng điện năng không hề nhỏ.
Hơn thế nữa, ánh sáng tự nhiên còn giúp làm sáng bầu không khí, mang đến cho
bạn một tinh thần tỉnh táo, lạc quan.  Làm sáng căn phòng bằng ánh sáng tự
nhiên sẽ giúp tinh thần thoải mái và tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ.
- Sử dụng lò vi sóng thay lò nướng
Bạn nên sử dụng lò vi sóng thay cho lò nướng để nấu những bữa ăn hằng ngày
(nếu có thể). Lò nướng sử dụng mức nhiệt trực tiếp để làm chín thức ăn nên thức
ăn lâu chín. Trong khi đó, lò vi sóng làm chín thức ăn bằng sóng vi ba nên chỉ mất
vài phút là có thể làm chín thức ăn.  Thời gian sử dụng điện năng của lò nướng
là khoảng 10-45 phút còn lò vi sóng chỉ khoảng 3-10 phút nên hãy ưu tiên sử dụng
lò vi sóng.
- Điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá trong tủ lạnh phù hợp
Điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh phù hợp không chỉ giúp bảo quản thực phẩm
hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm điện năng. Ngăn đông tủ lạnh nên được cài đặt
khoảng -18 độ C, nhiệt độ phù hợp cho ngăn mát là khoảng từ 2-4 độ C. Ngoài ra,
bạn cũng nên chú ý không đóng mở cửa tủ lạnh liên tục làm hơi lạnh thất thoát
gây tiêu tốn điện năng.  Nhiệt độ trong ngăn đông tủ lạnh nên được cài đặt
khoảng -18 độ C và ngăn mát là khoảng từ 2-4 độ C.
- Kiểm tra tuổi thọ của các đồ dùng điện trong nhà
Các đồ dùng điện hoạt động không bình thường là nguyên nhân tiêu hao năng
lượng trong nhà bạn. Vì thế, bạn cần đảm bảo tất cả các đồ dùng điện hoạt động
ổn định. Bất kỳ một đồ dùng điện nào có dấu hiệu chập chờn, hư hỏng cần được
sửa chữa và thay thế kịp thời.  Nên kiểm tra định kì 1 tuần 1 lần để kịp thời sửa
chữa các đồ dùng điện trong nhà khi bị hỏng.
- Làm sạch bụi bẩn bám trên thiết bị điện
Theo các chuyên gia, vệ sinh các thiết bị điện sẽ giúp chúng hoạt động hiệu quả,
kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm 5-15% điện năng. Tuy nhiên, việc vệ sinh các thiết bị
điện cũng cần được thực hiện đúng cách để tránh làm hư hỏng thiết bị.  Làm

14
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

sạch cánh quạt, thay dầu cho các đồ dùng điện sẽ giúp máy hoạt động tốt và ít tiêu
tốn công suất và điện năng tiêu thụ.
- Sử dụng đèn LED để tiết kiệm điện năng
Đèn LED là một giải pháp chiếu sáng cực kỳ hiệu quả với cường độ chiếu sáng
cao mà công suất tiêu thụ điện rất thấp. Thường thì những loại đèn led chỉ sử dụng
lượng điện năng bằng một nửa so với các loại đèn như đèn huỳnh quang, đèn sợi
đốt, đèn halogen.  Đèn led chỉ sử dụng lượng điện năng bằng một nửa so với
các loại đèn như đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, đèn halogen...
- Sử dụng bộ sạc năng lượng mặt trời
Nếu như việc đầu tư các tấm pin năng lượng mặt trời vượt quá khả năng chi trả
của bạn thì có thể chọn bộ sạc năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế.
Với bộ sạc này, bạn chỉ cần đặt nó ở ngoài trời khoảng vài giờ là có thể sử dụng
nguồn năng lượng này để sạc điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay.
 Năng lượng mặt trời được khuyến khích sử dụng để giảm lượng tiêu thụ điện
năng.
Điện là loại tài nguyên được chuyển hóa từ nhiều loại tài nguyên không tái tạo
sang. Mà các loại tài nguyên này không phải là vô tận, thậm chí có loại đang cạn
kiệt dần (dầu, than, khí đốt tự nhiên,... ) dẫn đến điện không phải là nguồn tài
nguyên vô tận mà sử dụng lãng phí. Mặt khác, cung về điện hiện chưa đáp ứng đủ
tốc độ tiêu thụ điện hàng năm. Do vậy, tiết kiệm điện là vô cùng cần thiết, đặc biệt
trong bối cảnh hầu hết các quốc gia đang dần tái khởi động, nối lại chuỗi sản xuất
sau thời gian đình đốn bởi dịch Covid-19.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


I. TỔNG KẾT TÁC ĐỘNG NHIỆT ĐIỆN THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Nhà mày Nhiệt điện than có rất nhiều mối nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường, quá trình đốt than để sản xuất điện sẽ sản sinh ra nhiều tác động gây ô
nhiễm, bao gồm:
Tác động do phát sinh khí thải;
Tác động do phát sinh nước thải (nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước làm mát);
Tác động do phát sinh chất thải rắn (chất thải rắn sinh hoạt, tro xỉ từ nhà máy);
Tác động của nhiệt dư lên môi trường nước.

15
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

Từ những tác động đó sẽ gây ô nhiễm môi trường,gây hiệu ứng nhà kính làm tăng
nhiệt độ toàn cầu. Qua đó ta thấy được cũng như nhiều ngành công nghiệp khác,
phát triển nhiệt điện than luôn kèm với những thách thức về bảo vệ môi trường mà
chủ yếu do khí thải và tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện than.
II. CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO
NHIỆT ĐIỆN THAN GÂY RA
1. Tiết kiệm điện
Việc thực hành tiết kiệm điện năng trong sản xuất và sinh hoạt chính là một biện
pháp hữu hiệu góp phần giảm gây ô nhiễm không khí
2. Giảm thiểu phát thải tại nguồn
Thay thế nhiên liệu từ than dầu hay khí sẽ làm giảm đáng kể lượng bụi phát thải
nhưng cách này có thể chỉ khả thi đối với nhà máy nhiệt điện than cũ đang có điều
kiện tài chính chuyển đổi công nghệ.
3. Làm sạch than trước khi vào lò:
Hiện nay trên thế giới đang ứng dụng công nghệ làm sạch than trước khi vào lò
(giảm lượng xỉ 50%), giảm phát thải SO2, cải thiện hiệu suất nhiệt và giảm lượng
CO2.
4. Giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường từ các bãi thải tro xỉ bằng cách:
- Một là, ngăn ngừa phát tán bụi tro bằng các giải pháp sau:
+ Thải xỉ ra bãi dưới dạng thải xỉ ướt (như NMĐ Phả Lại, Nghi Sơn, dự án NMĐ
Long Phú, Sông Hậu) hoặc bùn xỉ đặc.
+ Thải xỉ khô sẽ sử dụng băng tải kín, hoặc xe tải chuyên dụng. Bãi thải luôn được
phun nước tạo ẩm và phủ bạt. Qua kinh nghiệm vận hành, giải pháp thải xỉ ướt
hay thải xỉ đặc có nhiều thuận lợi hơn.
- Hai là, ngăn ngừa kim loại nặng trong tro xỉ phát tán vào nguồn nước.
- Ba là, xử lý nước tràn từ bãi thải xỉ ra ngoài môi trường.
5. Để giảm thiểu ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện than đối với môi trường
không khí cần tiến hành đồng thời hàng loạt các giải pháp kỹ thuật sau:
- Lựa chọn vị trí dự án xa các khu vực tiếp nhận nhạy cảm, khi lập dự án đầu tư;
- Thiết kế ống khói cao nhằm tạo khả năng lan tỏa rộng các khí độc và bụi trong
khí thải của NMNĐ.
- Sử dụng nhiên liệu sạch hơn.

16
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

- Thay đổi phương thức vận chuyển than từ cảng tiếp nhận của nhà máy về kho
than trong nhà máy, từ ô tô sang băng tải bao phủ kín nhằm giảm bụi tung lên
không khí do gió và lốc;
- Sử dụng các máy lọc bụi tĩnh điện công suất lớn, hiệu suất cao nhằm lọc bụi
luồng khí thải trước khi đưa vào ống khói thải ra khí quyển.
- Lắp đặt hệ thống phun sương áp suất cao ở khu vực kho than nhằm dập bụi khi
xúc bốc than. Kho than để ngoài trời cần được che đậy bằng vải bạt để tránh gió
thổi làm tung bụi và mưa làm trôi than.

Hệ thống lọc bụi tĩnh điện của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1
- Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên nhà máy nhằm lọc bụi trong không khí
- Sử dụng công nghệ đốt than mới.
- Định kỳ bảo dưỡng lò hơi và các thiết bị khác nhằm tránh rò rỉ các khí độc hại ra
môi trường xung quanh.
- Đảm bảo quan trắc định kỳ môi trường không khí nhằm cảnh báo kịp thời nồng
độ các khí độc: SO2, NO2, CO,…;
- Chống bụi tung lên từ bãi chứa xỉ do gió hoặc lốc bụi có thể bốc lên ở bãi xỉ than
bị hanh khô.
7. Các giải pháp xử lý nước thải của nhà máy nhiệt điện than:
- Xây dựng rãnh thoát nước quanh bãi đổ xỉ than nhằm thu gom nước thải. Khi
chất lượng nước đạt tiêu chuẩn thì mới thải ra nguồn tiếp nhận.
- Xử lý nhiệt do nước thải làm mát máy đối với thủy sinh.
- Xây dựng các tuyển tiêu nước và hồ giữ nước trong khu vực nhà máy nhằm xử
lý nước thải.
8. Các giải pháp xử lý chất thải rắn thải ra từ nhà máy nhiệt điện than:
- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tập trung và thuê công ty môi trường
đô thị vận chuyển đến bãi rác tập trung để xử lý theo quy định.
17
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

- Xử lý xỉ than của nhà máy. Có thể sử dụng xỉ để làm vật liệu xây dựng (đóng
gạch xỉ than); sử dụng xỉ than làm vật liệu rải đường ở những con đường nhỏ
không cần chất lượng cao, ở nông thôn; sử dụng xỉ than để san lấp mặt bằng phục
vụ các công trình xây dựng; sử dụng xỉ than làm vật liệu chèn lò khi khai thác
khoáng sản rằng bằng phương pháp hầm lò.
 Từ những nội dung, biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của nhà máy nhiệt
điện nói chung và nhiệt điện than nói riêng ta có thể rút ra được: Tác động của các
nhà máy nhiệt điện than là gây ra các chất thải dạng khí: bụi và các khí thải; chất
thải rắn, tro xỉ, rác thải; chất thải lỏng: nước ấm có dẫn dầu sau khi làm mát thiết
bị, nước thải có lẫn hóa chất, nước thải sinh hoạt ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh
thái nước. Đồng thời gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến cảnh
quan môi trường. Để xử lý các tác động tiêu cực ấy cần phải áp dụng đồng thời
hàng loạt giải pháp kỹ thuật công nghệ. Đối với Việt Nam sự tồn tại và phát triển
của các nhà máy nhiệt điện đặc biệt là nhiệt điện than sẽ còn phải tiếp tục trong
nhiều năm tới.

D. PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Tổng quan về phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam- Quang Trí-Theo thời báo
kinh tế Sài Gòn
2. Nhiệt điện than ở Việt Nam: Những tác động tới môi trường- Hà Thu
3. Phát triển Nhà máy nhiệt điện: Nhiều hệ lụy- Quốc Đạt – Báo điện tử của Bộ
Tài nguyên và môi trường
4. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của Nhà máy
nhiệt điện của Việt Nam đến môi trường- PGS. TS. Trần Xuân Hà, TS. Đào Văn
Chi, TS. Lê Tiến Dũng - Trường Đại học Mỏ - Địa chất (Tài liệu hội thảo “Bảo vệ
môi trường trong khai thác, chế biến, sử dụng than, khoáng sản và dầu khí”)
5. Tiểu luận phương pháp xử lý chất thải khí nhà máy nhiệt điện Phả Lai- Việt
Phan (https://123docz.net//document/4060492-tieu-luan-phuong-phap-xu-ly-chat-
thai-khi-nha-may-nhiet-dien-pha-lai.htm)

18
Phan Thị Thanh Thuận- 20F7510390

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN


Học kỳ I Năm học 2021-2022

Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2


Nhận xét: ............................................... Nhận xét: ............................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

................................................................. .............................................................

Điểm đánh giá của CBChT1: Điểm đánh giá của CBChT2:

Bằng số: ................................................... Bằng số: ...............................................

Bằng chữ: ................................................. Bằng chữ: ............................................

Điểm kết luận : Bằng số................................ Bằng chữ:......................................


Thừa Thiên Huế, ngày …… tháng …… năm 20…
CBChT1 CBChT2
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

19

You might also like