You are on page 1of 10

Điều chỉnh phun xăng:

- Nguyên tắc điều chỉnh lượng phun nhiên liệu (xăng) theo điều kiện vận hành
thực tế:
Từ tín hiệu sơ cấp đánh lửa của bộ bin, ECU tính ra được tốc độ động cơ. Tín hiệu tốc
độ và tín hiệu gió nạp từ bộ đo gió sẽ tính ra được lượng phun cơ bản.
Lượng phun cơ bản = K.(khối lượng khí nạp/tốc độ động cơ).
K: Hệ số hiệu chỉnh
Từ lượng phun cơ bản ECU tính toán thêm từ tín hiệu các cảm biến để hiệu chỉnh và
cho ra lượng phun thực tế. Sự hiệu chỉnh này tuỳ theo chế độ làm việc của động cơ.
Tùy theo tải: Khi động cơ hoạt động dưới chế độ tải cao, lượng nhiên liệu phun vào
sẽ tăng lên để đảm bảo công suất vận hành. Ngược lại, khi tải thấp, lượng nhiên liệu sẽ
giảm để tiết kiệm nhiên liệu.

Tùy theo tốc độ động cơ: Tốc độ động cơ càng cao, lượng nhiên liệu phun vào càng
nhiều để đáp ứng nhu cầu công suất.

Tùy theo nhiệt độ động cơ: Khi động cơ nguội, lượng nhiên liệu phun vào sẽ tăng
lên để hỗ trợ quá trình khởi động và làm nóng động cơ. Khi động cơ đạt đến nhiệt độ
hoạt động, lượng nhiên liệu sẽ giảm xuống để tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải.

Tùy theo chất lượng nhiên liệu: Chất lượng nhiên liệu ảnh hưởng đến khả năng đốt
cháy, do đó lượng nhiên liệu phun vào sẽ được điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả đốt
cháy tối ưu.
- Tính lượng không khí nạp chu trình; tính lượng xăng phun; tính độ rộng xung
điều khiển vòi phun.
b. Điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo số vòng quay động cơ nhờ bộ điều chỉnh ly
tâm;
- Cho sơ đồ bộ điều chỉnh ly tâm; quy luật điều chỉnh góc đánh lửa sớm mong muốn.
Khi tốc độ động cơ tăng, trục 12 quay nhanh và các quả văng bị văng ra phía ngoài do
lực ly tâm lớn. Khi đó, các chốt 20 trượt trong các rãnh xiên đòn dẫn quay 18 và xoay
cam 5 đi một góc theo chiều quay của trục cam. Cam 5 xoay đi một góc đưa tiếp điểm
động mở sớm hơn, thực hiện dịch chuyển thời điểm đánh lửa sớm. Ngược lại, khi tốc
độ động cơ giảm, trục 12 quay chậm, lực ly tâm trên các quả văng nhỏ, các lò xo 21
kéo quả văng 19 vào tâm. Đòn 18 và cam 5 xoay ngược chiều quay của cam thực hiện
giảm góc đánh lửa sớm.
Tính toán quả văng, lò xo bộ điều chỉnh.
c. Sự cân bằng năng lượng của động cơ đốt trong khi động cơ đang làm việc:
- Vẽ sơ đồ thể hiện ĐCĐT là một hệ nhiệt động; biểu thị các dòng năng lượng (vào,
ra, nội tại) và sự cân bằng;
- Viết phương trình cân bằng năng lượng (áp dụng định luật nhiệt động đối với
ĐCĐT);

d. Hiện tượng "vượt tốc" của ĐCĐT là gì? Trong số các loại ĐCĐT sau đây thì loại
nào có nguy cơ hệ quả trầm trọng nếu xảy ra vượt tốc: ĐC xăng dùng bộ chế hòa khí;
ĐC xăng điều khiển phun xăng điện tử; ĐC diesel dùng bơm cao áp cơ khí; ĐC diesel
phun diesel điều khiển điện tử.
- Là hiện tượng xảy ra khi có một nhiên liệu bên ngoài vô tình được đưa vào
động cơ tăng áp từ một nguồn không phải do hệ thống nhiên liệu trên xe cung
cấp. Khi điều này xảy ra, tốc độ động cơ RPM tăng đột ngột và không thể kiểm
soát được.
Động cơ vẫn hoạt động dù đã tắt chìa khóa. Nó chỉ dừng lại khi dòng nhiên liệu
bên ngoài bị loại bỏ hoặc động cơ bị hư hỏng nặng và nổ tung (vòng bi bị kẹt,
thanh truyền bị gãy,…).
e. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động của bộ phận chống vượt tốc ở một loại
ĐC diesel?

Nguyên lí làm việc: Việc tăng hay giảm tốc độ của động cơ phụ thuộc vào sự điều
chỉnh lực căng của lò xo điều tốc.

Khi đạp chân ga sẽ làm tăng lực căng của lò xo bộ điều tốc, động cơ sẽ hoạt động ổn
định ở dải tốc độ cao hơn. Lúc này, nếu như tốc độ của động cơ tăng lên do giảm tải
bên ngoài, sẽ làm tăng lực ly tâm của hai quả văng lớn hơn so với lực ép lò xo, khiến
khớp trượt bị đẩy sang phải qua tay đòn kéo thanh răng về phía giảm nhiên liệu.

Nếu tốc độ của động cơ giảm, lực ly tâm của hai quả văng giảm xuống nhỏ hơn lực ép
của lo xò bộ điều tốc, lò xo sẽ đẩy khớp trượt về phía bên trái, thông qua tay đòn kéo
thanh răng về phía tăng nhiên liệu để thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ động cơ.

Nhả bàn đạp chân ga để giảm tốc độ xe, lực căng của lò xo bộ điều tốc giảm, khớp
trượt bị đẩy sang phải kéo thanh răng về phía giảm nhiên liệu, khiến tốc độ động cơ
giảm xuống. Bộ điều tốc tiếp tục hoạt động để điều chỉnh tốc độ của động cơ tại vị trí
cố định bàn đạp ga.
Do có cơ cấu đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng nên bộ điều tốc cơ khí được sử dụng nhiều
nhất. Bộ điều tốc thường được lắp trên bơm cao áp.

You might also like