You are on page 1of 5

TEAM HÓA HỌC - BTN KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

ĐỀ SỐ 7 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


(Đề thi có 05 trang) Môn thi thành phần: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Biên soạn: Hiếu Nguyễn – Tony Long
– Thanh Minh
Họ, tên thí sinh:.....................................................................
Số báo danh:..........................................................................
• Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =
32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137.
• Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khi sinh ra không tan trong nước.
Câu 41. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. H2O. B. Al2(SO4)3. C. CH3COONa. D. NaNO3.
Câu 42. Saccarit nào sau đây chiếm thành phần chính trong các loại hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
Câu 43. Chất nào sau đây không phải là este?
A. CH3COOC2H5. B. C3H5(COOCH3)3. C. HCOOCH3. D. C2H5OC2H5.
Câu 44. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 45. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Li. B. Na. C. Be. D. Fe.
Câu 46. Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?
A. Tơ tằm B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 47. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. C6H5NH2. D. CH3CH2NHCH3.
Câu 48. Kim loại có độ cứng lớn nhất là
A. sắt. B. vàng. C. crom. D. nhôm.
Câu 49. Cho Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được muối trong đó sắt có số oxi hóa

A. +1. B. +2. C. +3. D. +4.
Câu 50. Axit nào sau đây là axit béo no?
A. Axit glutamic. B. Axit ađipic. C. Axit oleic. D. Axit stearic.
Câu 51. Công thức hóa học của nhôm bromua là
A. AlCl3. B. AlBr3. C. Al(NO3)3. D. Al2(SO4)3.
Câu 52. Ở điều kiện thích hợp, saccarozơ (C12H22O11) không tham phản ứng với chất nào?
A. Cu(OH)2. B. AgNO3/NH3 (to). C. H2O (to, H+). D. O2 (to).
Câu 53. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Li. B. K. C. Mg. D. Cu.
Câu 54. Isoamyl axetat có công thức cấu tạo là
A. CH3COOC(CH3)2-CH2-CH3. B. CH3COOCH2-CH2-CH(CH3)2.
C. CH3COOCH(CH3)-CH(CH3)2. D. CH3COOCH2-C(CH3)2-CH3.
Câu 55. Tã lót trẻ em sau khi giặt thường vẫn còn sót lại một lượng nhỏ amoniac, dễ làm cho trẻ bị viêm da,
thậm chí mẩn ngứa, tấy đỏ. Để khử sạch amoniac nên dùng chất nào cho vào nước xả cuối cùng để giặt?
A. Phèn chua. B. Giấm ăn. C. Muối ăn. D. Gừng tươi.
Câu 56. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh ?
A. CH3COOH. B. H2N-CH2 -COOH.
C. H2 N-[CH2]4-CH(NH2 )COOH. D. HOOC-CH2-CH2 -CH(NH2 )-COOH.
Câu 57. Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
B. có 3 liên kết peptit, phân tử có 3 α-gốc aminoaxit.
C. có 2 liên kết peptit, phân tử có 3 gốc aminoaxit.
Trang 1/5 – Mã đề thi 107
D. có 2 liên kết peptit, phân tử có 3 gốc α-aminoaxit.
Câu 58. Chất nào sau đây trong phân tử có 1 liên kết pi?
A. Etilen. B. Metan. C. butađien. D. Axetilen.
Câu 59. Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
B. Để thanh thép đã sơn kín trong không khí khô.
C. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl.
D. Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
Câu 60. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực, saccarozơ để pha chế thuốc.
B. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
C. Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán,…
D. Glucozơ được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp tráng gương, tráng ruột phích.
Câu 61. Kim loại X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt và có lớp màng oxit bền vững bảo vệ nên được sử dụng rộng
rãi làm dây dẫn điện ngoài trời. Kim loại X là
A. Crom. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 62. Cho dãy các chất sau: Axit α,ε–điaminocaproic; tristearin; natri phenolat; mononatri glutamat; amoni
axetat; phenylamoni clorua. Trong điều kiện thích hợp, số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch
NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 63. Cho 14,6 gam lysin tác dụng hết với dung dịch HCl dư. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,5.
Câu 64. Rắc bột nhôm mịn lên ngọn lửa đèn cồn trong không khí.
Quan sát hiện tượng, ta thấy bột nhôm cháy trong không khí với Bột
A. ngọn lửa màu lam nhạt, tỏa nhiều nhiệt. nhôm
B. ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt.
C. ngọn lửa màu nâu đỏ, tỏa nhiều nhiệt.
D. ngọn lửa xanh mờ, tỏa nhiều nhiệt.
Câu 65. Thủy phân 44 gam hỗn hợp X gồm 2 este cùng công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch KOH dư.
Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4
đặc ở 1400C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối
trong Z là
A. 53,2 gam. B. 50,0 gam. C. 34,2 gam. D. 42,2 gam.
0
Câu 66. Nhiệt độ thùng vôi tôi lên tới 150 C và có pH = 13,1. Vì vậy nếu chẳng may bị ngã vào thùng vôi
mới tôi thì người đó vừa bị bỏng do nhiệt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi tôi sẽ để lại những vết sẹo lồi,
lõm hoặc loang lỗ trông rất xấu. Nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì hậu quả để lại sẽ được giảm nhẹ rất
nhiều. Phương pháp sơ cứu nào là có hiệu quả nhất trong các phương pháp sau?
A. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng nước mắm đổ lên (nước mắm có pH < 7).
B. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi phủ kem đánh răng lên.
C. Chỉ dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi.
D. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng giấm ăn dội lên.
Câu 67. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
o  FeCl
 CO dö , t  T dö
X   Fe2O3   Y  Z  X
o
t 3

Các chất X và T lần lượt là


A. Fe(OH)3 và NaOH. B. Fe(NO3)2 và AgNO3.
C. FeCO3 và CO2. D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.
Câu 68. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu
được 17,2 gam chất rắn và dung dịch X chứa hai muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 19,5 gam bột kẽm vào dung
dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 19,4 gam chất rắn và dung dịch Y. Giá trị của m là
A. 6,28. B. 4,48. C. 3,60. D. 9,75.

Trang 2/5 – Mã đề thi 107


Câu 69. Mật ong là một chất lỏng có vị ngọt tự nhiên, chứa rất ít chất đạm, chất béo và chất xơ, thường có độ
đậm đặc cao. Mật ong là một loại sản phẩm được tạo ra bằng cách sử dụng con ong để hút mật từ các loại hoa
như: hoa cà phê, hoa nhãn, ... Loại thực phẩm này cung cấp dồi dào lượng calories, đường cùng một số chất
chống oxy hóa, vitamin, một số khoáng chất cần thiết khác đối với cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu, cứ 100 gam mật ong thì có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Carbohydrate: 82,4 (gam), trong đó fructose chiếm 38,2%,
glucose chiếm 31%, còn lại là các carbohydrate khác.
- Năng lượng: 304 kcal.
- Nước: 17,1 (gam)
- Vitamin B2: 0,038 (mg)
- Vitamin B3: 0,121 (mg)
- Vitamin B6: 0,024 (mg)
Bên cạnh đó, trong mật ong cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: Canxi (6mg), kali (52mg), phốt
pho (4mg), kẽm (0,22mg) cùng một chút khoáng chất.
Nếu cho toàn bộ lượng monosaccarit có trong 100 gam mật ong tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 65%)
thì khối lượng bạc thu được sau phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 44,5 gam. B. 54,0 gam. C. 68,5 gam. D. 83,0 gam.
Câu 70. Nhiệt phân hoàn toàn muối X thu được hỗn hợp khí Y và m gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn Y vào
nước thu được 500 ml dung dịch HNO3 có pH = 1. Trong X, oxi chiếm 51,06% về khối lượng. Giá trị của m là
A. 2,00. B. 1,00. C. 2,55. D. 4,70.
Câu 71. Hỗn hợp X gồm P và P2O5 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 39,22% về khối lượng). Đốt cháy hoàn toàn
m gam X bằng lượng oxi dư, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào 500 ml dung dịch gồm NaOH 1M và Na3PO4 0,4M.
Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch chứa 83 gam chất tan. Giá trị của m là
A. 16,32. B. 31,50. C. 20,40. D. 28,35.
Câu 72. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O, BaO vào H2O dư, thu được 2,24 lít H2 và dung dịch Y.
Dẫn từ từ đến hết 8,96 lít CO2 vào Y, thu được dung dịch Z, số mol kết tủa thu được phụ thuộc vào thể tích
CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:

Cho từ từ đến hết Z vào 250 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,24 lít CO2. Giá trị của m là
A. 44,5. B. 42,10. C. 43,70. D. 42,90.
Câu 73. Cho các phát biểu sau:
(a) Anbumin của lòng trắng trứng là một loại protein đơn giản.
(b) Mỡ gà, dầu ô-liu có thành phần chính là chất béo.
(c) Phần trăm khối lượng của xenlulozơ trong gỗ nhiều hơn trong bông nõn.
(d) Một số este được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.
(e) Các monome tham gia phản ứng trùng hợp đều có liên kết bội trong phân tử.
(g) Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 74. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai triglixerit X, Y và axit béo Z cần dùng 24,9 mol O2
thu được CO2 và 16,68 mol H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng vừa đủ dung dịch chứa NaOH 1M và KOH
2M (đun nóng), thu được 22,08 gam glixerol và 296,56 gam hỗn hợp T chứa 6 muối của 3 axit panmitic, oleic
và stearic. Phần trăm khối lượng muối của axit panmitic trong hỗn hợp T có giá trị gần nhất với giá trị nào sau
Trang 3/5 – Mã đề thi 107
đây?
A. 38. B. 35. C. 23. D. 28.
Câu 75. Cho các phát biểu sau:
(a) Natri hiđroxit (NaOH) hay xút ăn da là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 đun nóng nhẹ thu được kết tủa trắng và có khí
thoát ra.
(c) Sự hình thành cặn trong ấm đun khi đun nước là do nước có CaCl2.
(d) Nước cứng là nước luôn chứa các ion HCO3-, SO42-, Cl-.
(e) Đốt cháy NH3 trong khí O2 (dư, xúc tác Pt, 850 0C) thu được N2.
(f) Tráng thiếc lên sắt là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa.
(g) Điện phân dung dịch hỗn hợp HCl và Na2SO4 (điện cực trơ, có màng ngăn) đến khi nước bắt đầu
điện phân ở cả hai cực thu được dung dịch có pH = 7.
Số phát biểu không đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 76. Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
E  4NaOH  X1  X2  X3  X 4  H 2O
F  6NaOH  2X1  X2  X5  X6  2H 2O
X1  HCl  X 7  NaCl
Biết E có công thức phân tử là C2n+1H2n+2On , F có công thức phân tử là C2n+1H2nOn+2 và đều là este đa chức,
X2 là hợp chất hữu cơ đa chức và không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, X3 và X6 là đồng đẳng kế tiếp
Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử X4 nhiều hơn phân tử X5 một nguyên tử hiđro.
(b) Trong phòng thí nghiệm, khi đun nóng X7 (có mặt H2SO4 đặc) sẽ thu được khí CO2.
(c) Chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch X4 thấy dung dịch vẩn đục.
(e) Đốt cháy hoàn toàn X6 không thu được H2O.
(g) Đun nóng X1 hoặc X3 với hỗn hợp vôi tôi xút đều thu cùng một chất khí.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 77. Hỗn hợp E gồm hai amin X no (CnHmN2), Y (C2nHm+1N, với n  2), hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng
kế tiếp (oxi chiếm 18,4615% tổng khối lượng trong E). Đốt cháy hoàn 0,09 mol E cần dùng 0,39 mol O2 thu
được 0,61 mol hỗn hợp khí và hơi gồm N2, CO2, H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng
0,02 mol H2. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn hơn trong E là
A. 26,54%. B. 18,46%. C. 42,69%. D. 34,62%.
Câu 78. Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức, mạch hở Y (X, Y có cùng số nguyên tử
cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 8,46 gam E cần dùng 0,465 mol O2, thu được 4,86 gam H2O. Mặt khác, 12,69
gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,18 mol KOH, sau phản ứng thu được dung dịch F, cô cạn
dung dịch F thu được phần hơi có chứa ancol propylic và hỗn hợp rắn T có chứa ba chất hữu cơ (trong đó
có một muối của axit cacboxylic). Phần trăm khối lượng của chất hữu cơ có phân tử khối nhỏ nhất trong
T có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 37. B. 39. C. 30. D. 31.
Câu 79. Hỗn hợp X gồm Al (x mol), Zn (x mol), Fe3O4 và CuO. Hoà tan hoàn toàn 8,52 gam hỗn hợp X trong
dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối và 0,26 mol khí NO2 duy
nhất. Mặt khác, nung hoàn toàn 0,26 mol X trong điều kiện không có oxi, thu được chất rắn Z. Cho hết Z vào
dung dịch NaOH dư thu được 0,13 mol khí H2 và 5,92 gam chất rắn không tan. Giá trị của m gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 11,6. B. 15,3. C. 31,1. D. 21,3.

Trang 4/5 – Mã đề thi 107


Câu 80. Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như hình vẽ
sau:

Cho các phát biểu sau:


(a) Chất X là Al nóng chảy.
(b) Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy.
(c) Criolit được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên
trên bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa bởi O2 trong không khí.
(d) Nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 rất cao, vì vậy phải hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy để hạ nhiệt độ
nóng chảy của hỗn hợp xuống.
(e) Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có thành phần là CO, CO2 và O2.
(g) Trong quá trình điện phân, điện cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit (than chì)
nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn.
(h) Al2O3 nguyên chất dùng để sản xuất Al được tinh chế từ quặng boxit.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

----- HẾT -----

Trang 5/5 – Mã đề thi 107

You might also like