You are on page 1of 17

Chương 2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi giai đoạn

2013-2019
2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
 Gạo là mặt hàng mà Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu lọt top đầu trên cả thế giới.
Với sự nổi bật trong nền nông nghiệp, Việt Nam hiện đang dẫn đầu về mẫu gạo có
chất lượng tốt nhất thế giới.Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt qua
các năm. Xuất khẩu gạo năm 2020 ước đạt trên 3 tỷ USD, dù sản lượng giảm gần 2,5%
tuy nhiên dự báo sang năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng. Để có
được chỗ đứng cho ngành xuất khẩu gạo như hiện nay, Việt Nam đã nắm bắt xu thế
hội nhập quốc tế cũng như ký kết các hiệp định thương mại tự do.
Đầu tiên không thể không kể đến xu hướng hội nhập quốc tế. Xu hướng hội
nhập quốc tế đã góp phần quan trọng trong việc nâng tầm vị thế và tiềm lực cho Việt
Nam trong phát triển kinh tế - xã hội đồng thời giúp nâng cao thu nhập cho người dân,
tạo sức ép và điều kiện để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hoạt
động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, gia tăng kim ngạch xuất
nhập khẩu đồng thời mở rộng thị trường đối tác cũng như đa dạng hóa các loại mặt
hàng tham gia xuất nhập khẩu. Bối cảnh hội nhập cũng đưa Việt Nam trở thành mắt
xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế lớn trên thế
giới khi tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do, đã ký kết và thực thi cũng như
còn đang trong tiến trình đàm phán, chiếm 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam.
(2019, ThS Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9/2019. “Hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”)
Đây là bối cảnh mang lại tác động tích cực đến ngành xuất khẩu gạo trong việc
gia tăng đầu tư, mở rộng thị phần xuất khẩu và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó,là thành viên của WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác công nhận là
nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên
nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản,
Mỹ... thúc đẩy mạnh mẽ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Môi trường pháp
lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước được cải cách theo hướng ngày càng
phù hợp với các cam kết tiêu chuẩn cao trong các FTA và ngày càng minh bạch hơn,
tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thông thoáng hơn, tiệm
cận với các chuẩn mực quốc tế cao của khu vực và thế giới.
Ngoài ra, việc ký kết hiệp định CPTPP đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội
phát triển, mở rộng thị trường cũng như chuyển dịch thương mại. Sự tham gia vào
CPTPP của Việt Nam nằm trong nỗ lực hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tự do hóa
thương mại là mục đích quan trọng trong tiếp cận thị trường CPTPP. Một số nước đã
hạ thuế quan xuống dưới 10%, thậm chí dưới 5% nhưng một số thuế suất vẫn tồn tại.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, việc giảm thuế hay miễn thuế là tín hiệu tích
cực bởi giai đoạn trước đây thuế suất của Việt Nam đang cao hơn nhiều so với các
nước trong khu vực ASEAN. Thêm vào đó, hiệp định EVFTA khi có hiệu lực cũng
góp phần đưa một số loại thuế suất cơ sở về 0%. Việc giảm thuế sẽ tăng sức cạnh tranh
về giá của gạo Việt Nam so với các nước khác, tạo cơ sở mở rộng thị trường tiêu thụ.
EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hoá thị trường đối tác để Việt Nam không bị phụ
thuộc quá nhiều vào một thị trường cụ thể nào đó giúp đảm bảo an ninh kinh tế của
Việt Nam. Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ năm
2010, hầu hết các dòng thuế về 0% là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy
tăng trưởng xuất khẩu gạo Việt Nam sang ASEAN, góp phần khẳng định vị thế hợp
tác khu vực và thế giới của Việt Nam.
2.2. Tổng quan thị trường nhập khẩu gạo của Châu Phi
2.2.1. Lượng cầu về gạo của thị trường châu Phi
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước vào khoảng
15,7 triệu tấn. Cũng theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các nước Tây Phi năm
2020 sẽ tăng nhập khẩu gạo, như Senegal (tăng 13,6%, tương đương 1.250.000 tấn),
Mali (tăng 16,6%, tương đương 350.000 tấn).
Mỗi năm, châu Phi phải chi hơn 7 tỷ USD cho nhập khẩu gạo để đảm bảo an
ninh lương thực trong khi lại có tiềm năng lớn sản xuất loại cây lương thực này.
Theo ông Harold Roy-Macauley, Giám đốc Tổ chức liên chính phủ tập
hợp 26 quốc gia Tây, Trung và Đông Phi, mặc dù sản lượng lúa tăng song mỗi
năm châu Phi nhập khẩu gần 24 triệu tấn gạo trị giá 7 tỷ USD. Ai Cập là nước
duy nhất ở châu Phi đã tự túc được về gạo. Sản xuất lúa của Bờ Biển Ngà đáp
ứng được 50% tiêu dùng trong nước trong khi Madagascar từ 70-75%.
Theo dự báo mới nhất của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ ( USDA), sản lượng lúa gạo
mùa vụ 2017/2018 khu vực Tây Phi sẽ tăng nhẹ, vượt mức 10 triệu tấn.
Các nước trong khu vực này có sự tiến triển trái ngược sau. Trong khi sản lượng
lúa tại các nước như Bénin, Bờ Biển Ngà, Gambia, Ghi nê Bissau tăng 7% so
với mùa vụ 2016/2017, thì sản lượng tại các nước như Burkinaa Faso, Ghana,
Ghi nê, Mali và Sierra Léon lại giảm (xem bảng dưới đây). Nhìn chung toàn khu
vực Nam Sahara, sản lượng gạo mùa vụ 2017/2018 giảm gần 2%.
Về nhập khẩu, sản lượng gạo nhập khẩu sẽ tăng khoảng 6%, đạt mức 8,485 triệu
tấn. Hầu hết các nước trong khu vực phải tăng nhập khẩu gạo trừ Mali, Nigeria
và Togo vẫn ổn định. Các quốc gia có mức tăng nhập khẩu gạo mạnh nhất gồm
Siera Leon (25%) , Bờ Biển Ngà (15%) và Cộng hòa Ghi nê (11%) .
Số liệu về sản xuất và nhập khẩu gạo khu vực Tây Phi
(gạo thành phẩm 1.000 tấn)
Sản xuất 2015/2016 2016/2017 2017/2018
BENIN 131 138 151
BURKINA FASO 211 250 244
BỜ BIỂN NGÀ 1399 1335 1430
GAMBIA 45 32 36
GHANA 385 396 390
GHI NÊ  1351 1435 1386
GHI NÊ BÍT XAO 102 112 120
LIBERIA 186 170 170
MALI 1515 1800 1735
NIGER 60 72 75
NIGERIA 2709 2700 2772
SENEGAL 616 647 680
SIERRA LEON  801 801 756
TOGO 77 80 80
Toàn khu vực Tây Phi 9588 9968 10025
Toàn khu vực Nam Sahara 14835 15281 14999
 
Nhập khẩu       2015/2016 2016/2017 2017/2018
BENIN 425 450 475
BURKINA FASO 350 350 375
BỜ BIỂN NGÀ 1250 1300 1500
GAMBIA 155 160 165
GHANA 610 650 675
GHI NÊ  580 650 725
GHI NÊ BÍT XAO 130 130 140
LIBERIA 200 250 260
MALI 170 100 100
NIGER 300 310 320
NIGERIA 2100 2200 2200
SENEGAL 1020 1000 1050
SIERRA LEON  290 280 350
TOGO 150 150 150
Toàn khu vực Tây Phi 7730 7980 8485
Toàn khu vực Nam Sahara 11818 12480 13285
 
Nam Sahara là khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất của thế giới, chủ yếu là gạo giá
rẻ từ châu Á. Đây cũng là khu vực nhận viện trợ gạo nhiều nhất từ Hoa Kỳ.
2.2.2. Lượng cung về gạo của châu Phi
Mặc dù mức tiêu thụ lớn nhưng sản xuất luôn không đáp ứng được nhu cầu đối
với mặt hàng gạo. Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu lúa gạo châu Phi
(WARDA), sản lượng sản xuất lúa bình quân của châu Phi là gần 19 triệu
tấn/năm, chỉ tương đương 3,14% tổng sản lượng của thế giới là 606 triệu tấn.
Những nước có sản lượng gạo cao nhất trong khu vực như Ni-giê-ri-a (3,3 triệu
tấn), Ma-đa-gat-xca ( 2,5 triệu tấn), Cốt-đivoa (1,3 triệu tấn), Tan-za-ni-a (810
nghìn tấn). Lý do chính của hiện tượng này là do hiện tại giống lúa phổ biến là
giống lúa châu Á chưa được cải thiện, lai tạo để phù hợp với điều kiện thời tiết
của châu Phi. Công nghệ canh tác lạc hậu, máy móc nông nghiệp cũ kỹ, chi phí
và thuế nói chung đối với các loại mặt hàng đầu vào nông nghiệp như máy móc,
phân bón còn cao . Khi sản xuất không đáp ứng được nhu cầu, nhập khẩu là hệ
quả tất yếu.
2.2.3. Đặc điểm tiêu dùng mặt hàng gạo của thị trường châu Phi
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO), mức tiêu thụ gạo của châu
Phi vào khoảng từ 24-24,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2011-2013 và mức tiêu thụ 
bình quân tính theo đầu người là 22,1 kg/năm.
Với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng lớn bởi sự
tiện dụng của việc chế biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc truyền thống
khác cũng như do tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng tại các nước trong khu vực
này. Người châu Phi thường chế biến gạo theo nhiều cách như nấu thành cơm,
nấu thành cháo hoặc bánh, tuy nhiên nấu thành cơm theo cách truyền thống vẫn
là phương thức phổ biến ở nhiều quốc gia thuộc châu Phi
Mặt khác, giá gạo không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân
châu Phi, vì vậy gạo trở thành thức ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Những
nước có mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người cao nhất trong khu vực là Guinea
Bissau (112kg/người/năm), Sierra Leon (88,6 kg/người/năm), Guinea (73
kg/người/năm) và Gabon (72 kg/người/năm).
2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi đang tăng mạnh trong 6 tháng
đầu năm 2020 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những tháng tới và ngay cả
trong năm 2021.
Châu Phi hiện là thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo cao, đặc biệt là khu vực Tây Phi do
sản xuất lúa không đủ, nhất là trong những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa,
bất ổn chính trị hay dịch bệnh.

Trung bình mỗi năm, châu Phi nhập khẩu từ 12-13 triệu tấn gạo các loại.

Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 35 trên tổng số 55 quốc gia châu Phi với
kim ngạch gần 630 triệu USD, trong đó các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm
Cote d'Ivoire, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập...

Riêng xuất khẩu sang các thị trường mà Thương vụ Việt Nam tại Algeria phụ trách
gồm Senegal đạt 32,6 triệu USD, sang Algeria 6,3 triệu USD...

Năm 2020, nạn châu chấu bùng phát tại Đông Phi, đại dịch COVID-19, tình trạng tăng
trưởng dân số cao và giá gạo quốc tế cạnh tranh là những nguyên nhân dẫn đến việc
các chính phủ và người dân châu Phi tăng cường tích trữ lương thực và thực phẩm,
trong đó có gạo.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7
triệu tấn, trong đó Senegal phải nhập khẩu 1,250 triệu tấn, tăng 13,6%, Mali nhập khẩu
350.000 tấn, tăng 16,6%...
Đến năm 2021, dự báo, nhập khẩu gạo của khu vực này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa.

Đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Senegal
đã đạt 41.149 tấn, kim ngạch đạt 14,58 triệu USD, tăng 28,5 lần về lượng và 19,5 lần
về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Gạo là thức ăn cơ bản của người dân Senegal. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất
lương thực của quốc gia Tây Phi này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong
nước.

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu

Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức lương thực bình quân nói chung và lúa
gạo nói riêng của nước ta đã liên tiếp được cải thiện. Việt Nam không những tự túc
được lương thực trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu khoảng 3 đến 4 triệu tấn.
Trong thời gian này, Việt Nam đã chiếm được vị trí thứ hai trong xuất nhập khẩu gạo
chỉ sau Thái Lan. Trong những năm gần đây, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo
nước ta có chiều hướng gia tăng nhanh hơn.
1. Năm 2013

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2013 Việt Nam xuất được 6,63 triệu tấn gạo. Trong
đó, châu Á và châu Phi chiếm 90% gạo xuất khẩu của Việt Nam. Các nước châu Á đạt
4,1 triệu tấn chiếm 62%, châu Phi đứng hạng 2 được 1,83 triệu tấn chiếm tỷ lệ 28%.
Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gạo sang 33 trên tổng số 55 nước
châu Phi (tăng 5 thị trường so với năm 2012) với kim ngạch đạt 775,02 triệu
USD, tăng 2% so với năm 2012. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của
nước ta tại khu vực này, chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang
châu Phi và chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới.
Những thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam ở châu Phi gồm có
Bờ Biển Ngà (228,45 triệu USD), Ga-na (182,8 triệu USD), Ca-mơ-run (60,86
triệu USD), Ăng-gô-la (48,72 triệu USD), An-giê-ri (39,93 triệu USD), Mô-
dăm-bích (29,78 triệu USD), Ma-đa-gát-xca (27,18 triệu USD), Ghi-nê (17,62
triệu USD), Xê-nê-gan (17,43 triệu USD), Ga-bông (16,6 triệu USD), Tan-da-
ni-a (16,10 triệu USD), Bê-nanh (15,61 triệu USD), Tô-gô (15,40 triệu USD),
Nam Phi (14,39 triệu USD), Kê-ny-a (12,97 triệu USD), v.v…
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Phi chính là
khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi
thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng
tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một trở ngại nữa là doanh
nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Vì vậy, để
tránh rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu qua các công ty trung
gian quốc tế. Điều này làm cho giá gạo xuất khẩu Việt Nam đội lên, làm giảm
tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu
dùng địa phương biết đến.
2. Năm 2014
Trong 6 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,261 triệu tấn,
kim ngạch đạt 1,474 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng và 6,1% về kim ngạch so với
cùng kỳ.Theo thống kê, xuất khẩu gạo năm 2014 đạt gần 6,38 triệu tấn, trị giá 2,96 tỷ
USD (giảm 3,25% về lượng nhưng tăng nhẹ 1,03% về kim ngạch so với năm 2013).
Giá xuất khẩu bình quân FOB là 436,92 USD/tấn.
Số liệu của Tổng cục Hải quan về xuất khẩu gạo năm 2014
Năm 2014 so
với năm
  Năm 2014 Năm 2013 2013(%)
Thị trường Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
  (tấn) (USD) (tấn) (USD)    
             
Tổng cộng        6.377.943 2.955.239.625       6.592.439 2.925.222.101 -3,25 +1,03
Trung                                      
Quốc 2.018.198 891.185.226 2.152.726 901.861.233 -6,25 -1,18
                                         +167,5 +169,9
Philippines 1.350.171 608.529.058 504.558 225.435.744 9 3
                                           
Malaysia 472.893 216.002.921 465.977 231.433.189 +1,48 -6,67
Gana                                             -15,39 -2,69
322.131 177.860.875 380.718 182.784.266
                                              +108,8
Indonesia 327.648 150.617.866 156.853 91.324.867 9 +64,93
Bờ biển                                            
Ngà 214.204 104.916.670 561.333 228.534.316 -61,84 -54,09
                                                  +187,2 +210,2
Hoa Kỳ 162.611 95.534.035 56.603 30.792.038 8 6
                                             
Hồng Kông 162.611 95.534.035 184.763 106.456.056 -11,99 -10,26
                                             
Singapore 185.808 91.432.208 356.537 162.072.891 -47,89 -43,59
                                                   
Đông Timo 76.790 29.645.936 95.833 36.786.849 -19,87 -19,41
                                                   
Đài Loan 33.331 19.202.152 52.241 26.489.640 -36,20 -27,51
                                                   
Nam Phi 41.148 17.327.655 31.745 14.393.322 +29,62 +20,39
Tiểu vương
Quốc Ả Rậ
p thống                                                    
nhất 27.381 17.023.462 19.846 12.102.879 +37,97 +40,66
                                                   39.933.94
Angieri 36.584 15.810.543 95.494 2 -61,69 -60,41
                                                   
Senegal 43.356 15.244.278 46.214 17.463.168 -6,18 -12,71
                                                   
Nga 23.649 10.500.592 92.965 41.714.673 -74,56 -74,83
                                                       
Brunei 13.453 7.551.968 12.811 6.985.670 +5,01 +8,11
                                                   
Angola 13.699 7.130.308 116.738 47.783.084 -88,27 -85,08
                                                      
Chi Lê 13.509 5.725.943 27.211 11.157.296 -50,35 -48,68
                                                     
Ucraina 11.775 5.380.195 24.926 10.444.582 -52,76 -48,49
                                                            
Australia 7.431 5.102.247 6.700 4.561.220 +10,91 +11,86
                                                       
Bỉ 9.787 4.858.499 27.429 10.373.122 -64,32 -53,16
                                                         
Hà Lan 8.403 4.204.349 18.812 8.377.443 -55,33 -49,81
Thổ Nhĩ                                                            
Kỳ 3.598 1.972.217 7.318 3.360.093 -50,83 -41,30
                                                           
Pháp 3.040 1.781.478 2.873 1.597.271 +5,81 +11,53
                                                           
Ba Lan 2.983 1.511.549 2.990 1.289.280 -0,23 +17,24
Tây                                                             -26,95 -1,82
BanNha 2.109 1.328.527 2.887 1.353.144

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được những thị trường nhập khẩu gạo của nước ta
thuộc khu vực châu Phi: Bờ biển Ngà (228.5 triệu USD), Ga-na (188.7 triệu USD),
Xê-nê-gan (17.46 triệu USD), An-gie-gi (39.93 triệu USD…
 Châu Phi là một thị trường tiêu thụ gạo lớn
Tuy năm 2014 thị trường gạo xuất hiện những diễn biến mới, hiện tượng El-nino khiến
sản lượng gạo sụt giảm đáng kể nhưng đó lại là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo
của Việt Nam. Trong tình hình này, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại
gạo ổn định với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu
gạo thơm của Việt Nam đã tăng tới gần 20% so với cùng kỳ năm 2013. Trước
những diễn biến tình hình trên, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 đạt được
mục tiêu điều hành của Chính phủ là tiêu thụ hết lúa gạo hàng hóa cho người
nông dân. 
3. Năm 2015

Dựa vào biểu đồ xuất khẩu gạo tháng 1-2/2015, châu Phi là thị trường lớn thứ hai ( chỉ
sau châu Á) về sản lượng nhập khẩu gạo của Việt nam. Theo thống kê của Tổng cục
Hải quan, quý I năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi, Tây
Nam Á đạt 71,3 triệu USD, tăng đến 531% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất
khẩu gạo sang châu Phi chiếm 94,1%. Sau một thời gian dài sụt giảm kim ngạch, các
thị trường gạo trọng điểm của Việt Nam thuộc khu vực châu Phi trong quý I là Ghana,
Bờ Biển Ngà, Nam Phi đang phục hồi nhanh chóng.
Gạo Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại châu Phi từ nhiều năm trước đây và tăng mạnh từ
năm 2011 đến nay. Năm 2013 được coi là thời kỳ “hoàng kim” cho gạo Việt Nam sang
châu Phi khi kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 triệu tấn, chiếm gần 30% tổng kim ngạch
xuất khẩu gạo Việt Nam. Châu Phi cũng chính thức trở thành thị trường lớn thứ 2 của
gạo Việt trong năm này, chỉ đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu
gạo sang châu Phi đã giảm nhanh chóng trong năm 2014,chỉ đạt 425,7 triệu USD do
nhu cầu của thị trường giảm và gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo của Thái
Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản nói chung
và mặt hàng gạo nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, những tín hiệu khả quan từ
thị trường châu Phi đang mở ra những hy vọng lớn cho gạo Việt Nam. Theo các
chuyên gia, nếu công tác thị trường được quan tâm đúng mức, gạo Việt Nam bảo đảm
được chất lượng và giá cả cạnh tranh thì châu Phi sẽ phục hồi nhanh vào năm 2015 và
đây sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng do nhu cầu tiêu thụ của người dân ở khu vực
này còn rất lớn.

4. Năm 2016

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2016, Việt Nam đã xuất
khẩu khoảng 4,88 triệu tấn gạo; thu về 2,2 tỷ USD; giảm 25,8% về lượng và 21,2% về
giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Chỉ tính riêng trong tháng 12; đã có 399,000 tấn gạo
trị giá 181 triệu USD được xuất ra nước ngoài. Ga-na là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2
của Việt Nam chiếm đến 11.1% thị phần. Tuy nhiên một số thị trường chính như Bờ
biển Ngà lại có sự sụt giảm mạnh. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng
của hiện tượng El Nino kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên, nhiễm mặn ở Đồng
bằng Sông Cửu Long, và lũ lụt ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Sản xuất gạo năm 2016 giảm cả về diện tích gieo trồng và sản lượng, đặc biệt là ở
miền Nam.
Tổng sản lượng gạo ước đạt 43,6 triệu tấn; giảm 3,3% so với năm 2015.

5. Năm 2017
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tháng 12 năm 2017, Việt Nam xuất
khẩu 351,44 nghìn tấn gạo, thu về 164,46 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu
gạo của Việt Nam cả năm về lượng là 5,79 triệu tấn gạo ứng với giá trị 2,62 tỷ USD,
tăng 20,4% về lượng và 21,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường
nhập khẩu gạo Việt Nam: Gana 170.620 tấn, trị giá 85,15 triệu USD (giảm 31% về
lượng và 28% về kim ngạch so với cùng kỳ); Senegal 13.345 tấn, trị giá 4,5 triệu USD
(tăng gấp 114 lần về lượng và gấp gần 60 lần về kim ngạch); Angeria tăng trên 400%
cả về lượng và kim ngạch…Đây là một kết quả đáng mừng cho ngành xuất khẩu gạo
của Việt Nam.
6. Năm 2018
Trong năm 2018, hàng hóa Việt Nam đã xuất sang 53/55 nước tại khu vực châu
Phi (trừ Nam Sudan và Eriteria). Trong đó các thị trường có kim ngạch trên 100
triệu USD bao gồm: Nam Phi, Ai Cập, Ghana, Algeria, Bờ Biển Ngà, Togo,
Nigeria. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ghana
với kim ngạch đạt 214 triệu USD, tăng 5% so với năm 2017.
7. Năm 2019
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi sụt
giảm 3 tháng liên tiếp, thì đến tháng cuối năm 2019 lại tăng mạnh, tăng 36,7% về
lượng và tăng 35,6% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 499.573 tấn, thu
về 227,97 triệu USD; So với cùng tháng năm 2018 thì chỉ tăng nhẹ 4,5% về lượng
nhưng giảm 0,5% về kim ngạch.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ Biển Ngà đứng vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt
Nam, chiếm trên 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 583.579 tấn, tương
đương 252,63 triệu USD, tăng 111% về lượng và tăng 61,4% về kim ngạch so với năm
trước.
Xuất khẩu gạo năm 2019
(Theo số liệu của TCHQ công bố ngày 13/1/2020)
Tỷ trọng trị
Năm 2019 So với năm 2018 (%) giá (%)
  Lượng
Thị trường (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá
Tổng cộng 6.366.469 2.805.353.946 4,11 -8,43 100
Philippines 2.131.668 884.947.516 109,52 92,58 31,54
Bờ Biển Ngà 583.579 252.633.047 111,3 61,35 9,01
Trung Quốc
đại lục 477.127 240.391.971 -64,2 -64,82 8,57
Malaysia 551.583 218.798.985 15,55 0,48 7,8
Ghana 427.187 212.648.202 15,09 -0,7 7,58
Iraq 300.100 154.439.249 0,03 -8,43 5,51
Hồng Kông
(TQ) 120.760 63.310.183 34,96 25,1 2,26
Singapore 100.474 53.390.628 20,88 14,42 1,9
Senegal 96.665 32.620.273 1.214,99 920,47 1,16
Mozambique 57.335 27.581.105     0,98
U.A.E 48.967 25.701.319 4,31 -0,2 0,92
Indonesia 40.158 18.396.076 -94,8 -94,93 0,66
Saudi Arabia 31.257 17.081.677     0,61
Đài Loan 25.443 11.931.575 32,93 26,25 0,43
(TQ)
Mỹ 18.181 11.858.847 -3,09 -0,42 0,42
Cộng hòa
Tanzania 20.434 11.436.473     0,41
Australia 17.817 11.136.564 64,73 54,5 0,4
Nga 23.312 9.632.860 148,29 122,4 0,34
Algeria 16.394 6.281.035 41,94 20,79 0,22
Angola 16.253 6.071.324 255,41 135,15 0,22
Ba Lan 9.090 4.780.286 153,27 128,65 0,17
Nam Phi 8.735 4.308.502 117,72 91,23 0,15
Hà Lan 6.480 3.403.347 69,81 62,73 0,12
Brunei 7.891 3.284.190 36,81 30,71 0,12
Bangladesh 5.262 1.948.587 -75,99 -79,4 0,07
Ukraine 2.518 1.274.295 88,05 60,86 0,05
Pháp 1.874 1.095.110 123,63 77,89 0,04
Bỉ 1.498 990.102 187,52 224,91 0,04
Chile 1.600 760.271 213,73 94,33 0,03
Thổ Nhĩ Kỳ 1.430 684.240 -70,92 -75,77 0,02
Tây Ban Nha 903 413.547 5,12 -8,01 0,01

8. Năm 2020
Nhờ vào đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Chính phủ, trong đó tái cơ cấu ngành hàng
lúa gạo được triển khai mạnh mẽ đã làm thay đổi quy trình canh tác lúa theo hướng
nâng cao chất lượng thay vì tăng sản lượng. Hơn nữa, những năm gần đây, Việt Nam
đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia mang tầm chiến
lược như CPTPP, EVFTA gần đây là RCEP và với Anh Quốc đã tạo điều kiện cho
Gạo Việt Nam bứt phá. Tuy năm 2020, tình hình dịch COVID-19 làm suy giảm nhiều
ngành nghề, nhưng nhu cầu về lương thực không giảm mà còn tăng nên đây cũng là
nguyên nhân thị trường châu Phi vẫn cần nhập khẩu gạo Việt Nam.
2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Sang châu
Phi

Thứ nhất, quan hệ chính trị, ngoại giao của Việt Nam với các nước châu Phi:
Việt Nam và nhiều nước châu Phi vốn có quan hệ truyền thống tốt đẹp, tình
đoàn kết, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế
quốc cũng như xây dựng và phát triển kinh tế. Hợp tác kinh tế thương mại giữa
Việt Nam và các nước châu Phi bắt đầu xúc tiến từ thập kỷ 1970 và phát triển
mạnh trong thập kỷ 1980. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác cũn nằm trong phạm
vi của phe xã hội chủ nghĩa trước đây. Việt Nam và một số nước đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa, cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp. Việt
Nam hợp tác với một số nước ở đây chủ yếu dưới dạng là cử chuyên gia giúp đỡ
về y tế, giáo dục. Khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế đó đạt
được những thành tựu nhất định. Những bài học kinh nghiệm về công cuộc đổi
mới đó làm cho nhiều nước trên thế giới khâm phục, muốn tìm hiểu, học tập
kinh nghiệm và mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực trong
đó có các nước ở châu Phi. Các nước châu Phi sau một thời gian dài bị các thế
lực đế quốc xâm chiếm và đô hộ rất muốn có nhu cầu ổn định và phát triển kinh
tế. Bên cạnh nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các nước có trình độ khoa
học tiên tiến thì họ cũng cần và tìm đến các nước đang phát triển để nghiên cứu,
học tập. Chính sự tương đồng về kinh tế, chính trị, về điểm xuất phát, khoảng
cách phát triển, mô hình phát triển và phát triển thành công ở các quốc gia này là
những bài học quí giá đối với họ. Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác
về chuyên gia trong những năm trước đây cùng với những bước tiến thần kỳ
trong công cuộc đổi mới của Việt Nam thời gian qua, chất lượng và giá cả hàng
hóa đang có mặt tại châu Phi… là những lý do cần thiết và chính đáng để nhiều
nước của lục địa Đen muốn đặt quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực đối với
Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Châu Phi đó được thiết lập từ lâu và được củng
cố qua sự ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân phong
kiến và đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, giành độc lập và xây dựng đất
nước. Những điểm tương đồng về lịch sử đấu tranh chống thực dân đô hộ,
nguyện vọng đấu tranh và hoà bình, về quyền lợi chính đáng của những nước
tham gia phong trào không liên kết, cộng đồng Pháp ngữ… càng thắt chặt tình
đoàn kết, mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và châu Phi. Trong chính sách
ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, việc củng cố và thúc đẩy quan hệ
truyền thống tốt đẹp với các nước châu Phi luôn được coi trọng. Quyết tâm tăng
cường hợp tác nhiều mặt với châu Phi cũng được thể hiện qua những chuyến
viếng thăm liên tục nhiều nước châu Phi của các nhà lãnh đạo cấp cao nước ta
trong những năm gần đây, như: nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm
châu Phi vào tháng 10/2002; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm 3
nước Mô-zămbích, Bê-nanh, Ma-đa-gát-xca vào tháng 11/2003; nguyên Thủ
tướng Phan Văn Khải thăm 3 nước Ma-rốc, An-giê-ri và CH Nam Phi vào tháng
11/2004 [5]. Năm 2003, ngành ngoại giao Việt Nam đó chủ động mở cuộc hội
thảo quốc tế “Việt Nam - Châu Phi: những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế
kỷ XXI” tại Hà Nội với sự tham gia của 23 nước châu Phi và 10 tổ chức quốc tế.
4 văn kiện quan trọng đó được ký kết trong cuộc gặp gỡ này (Hiệp định thương
mại Việt Nam - Nam-mi-bi-a, Hiệp định khuyến khích và bảo vệ đầu tư Việt
Nam - Nam-mi-bi-a, Hiệp định hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Xu-đăng và
Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa và công nghệ Việt Nam - Siêra-
Lêon) đánh dấu một bước tiến mới, mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh
vực với hình thức và nội dung mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi.
Thứ hai, chính sách nhập khẩu gạo của các nước châu Phi: Mặc dù các nước
châu Phi đó dần hoàn thiện và thắt chặt chính sách xuất nhập khẩu của mình
nhưng nói chung vẫn không nghiêm ngặt như các nước ở các châu lục khác.
Hơn nữa, gạo là mặt hàng mà châu Phi đang rất cần để nuôi sống gần 1 tỷ người
đang trong tình trạng thiếu lương thực. Như vậy, có thể khẳng định, chính sách
nhập khẩu gạo của các nước châu Phi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất
khẩu gạo của Việt Nam. Nhiều chính phủ cũng xoá bỏ hạn ngạch và không đánh
thuế hay đánh thuế rất thấp đối với gạo nhập khẩu nhằm giảm nhiệt giá gạo
trong nước, dự trữ và cứu đói, như: Bờ Biển Ngà, Ghi-nê, Ai Cập, Xê-nê-gan,
Tan-za-ni-a.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế của châu Phi. Phương tiện giao thông và kết cấu
hạ tầng của châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu. Hệ thống giao thông vận tải
hầu hết vẫn trong tình trạng thô sơ, ít có tuyến đường quốc gia, đây là một trong
những yếu tố khiến giao dịch thương mại giữa các nước châu Phi với nhau và
châu Phi với thế giới bên ngoài bị hạn chế. Trước xu thế hội nhập trong khu vực
và phục vụ phát triển kinh tế, các nước châu Phi đang chú trọng xây dựng hạ
tầng cơ sở, trong đó xây dựng những tuyến đường đi qua nhiều nước nhằm giúp
những nước không có bờ biển có thể tăng cường giao thông và trao đổi thương
mại với nhau. Hiện nay các nước châu Phi đang chuẩn bị những dự án xây dựng
các tuyến đường cao tốc trong khu vực như tuyến Cai-rô (Ai Cập) - Đác-ca (Xê-
nê-gan); Tơ-ri-pô-li (Li-bi) - Vinhước (Nammi-bi-a) và La-gôs (Ni-giê-ri-a) -
Môm-ba-xa (Kê-ny-a). Mặc dù chính phủ các nước châu Phi đó có nhiều cố
gắng để cải thiện hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông nhưng vẫn bị đánh giá là
kém phát triển nhất so với các châu lục khác. Theo thống kê của Ngân hàng Thế
giới (WB), năm 1997 toàn châu Phi (trừ CH Nam Phi) chỉ có 171.000 km đường
bộ. Năm 1992 khoảng 17% đường sá ở các nước phía nam Sa-ha-ra được nâng
cấp, nhưng năm 1998 con số này giảm xuống chỉ cũn 12%. Hiện nay, 85%
đường giao thông ở vùng nông thôn trong tỡnh trạnh yếu kộm và khụng thể đi
lại trong mùa mưa [27, tr.50]
Thứ tư, ảnh hưởng từ các nước tham gia xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi:
Như trên đó núi, các nước xuất khẩu gạo với số lượng lớn vào châu Phi bao gồm
Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakixtan, Mỹ, trong đó Thái Lan vẫn là nhà cung
cấp gạo với khối lượng lớn nhất và đa dạng về chủng loại. Hàng năm nước ta
sản xuất ra 23 - 24 triệu tấn gạo, lượng gạo dành cho xuất khẩu cũng khoảng 4,5
- 5 triệu tấn (năm 2009 có thể trên 6 triệu tấn), nhưng điều đáng nói là tỷ trọng
gạo xuất khẩu của chúng ta vào châu Phi còn rất thấp. Việc nhiều nước xuất gạo
sang châu Phi cũng làm cho gạo của chúng ta bị ảnh hưởng hạn chế tại thị
trường này. Do các lý do sau:
+ Các nước trên sớm có mặt tại thị trường châu Phi nên họ giành thị phần lớn
hơn.
+ Họ có các chính sách và chiến lược xuất khẩu gạo rất phù hợp để thâm nhập
vào thị trường châu Phi (đặt các thương vụ, xây dựng kho ngoại quan, có chiến
lược quảng bá thương hiệu...)
+ Nhập sang châu Phi chủ yếu là các loại gạo có chất lượng và giá trị cao
+ Các nước hầu như xuất gạo sang đây một cách trực tiếp, không phải qua trung
gian như chúng ta.
2.5. Cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu gạo sang châu Phi của Việt
Nam
2.5.1. Cơ hội
Nhìn chung các nước châu Phi có xu hướng ổn định chính trị. Đến nay, các nước
thuộc châu lục này đều ý thức được rằng châu Phi phải thay đổi và tiến lên. Đó
được xem là một trong những lý do chính yếu giải thích về sự ổn định chính trị
gần đây. Diễn đàn hòa bình hay dàn xếp các xung đột bằng con đường hòa bình
đang dần trở thành một xu thế nổi bật. Nhiều nước châu Phi đang bắt đầu những
cuộc cải cách có ý nghĩa và thu về những kết quả đầu tiên rất khả quan.

Mở rộng cửa cho bên ngoài. Kể từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước châu Phi
đều có những cố gắng mở cửa thị trường, tăng cường buôn bán với các châu lục
và các quốc gia trên thế giới. Rào cản chính trị và văn hóa, kể cả tôn giáo tuy
vẫn tồn tại nhưng không còn được xem là trở ngại lớn. Cái gọi là “Tinh thần duy
châu Phi” hoặc “Chủ nghĩa vị da đen”* , kết quả của một chủ nghĩa dân tộc quá
khích và sự lẫn lộn mưu toan chính trị hẹp hòi với yêu cầu cải thiện đời sống
nhân dân hầu như không còn bộc lộ. Các thương gia, các nhà kinh doanh, khách
du lịch, những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa, tuy vẫn coi châu Phi là một
vùng đất chứa đựng nhiều bí ẩn, nhưng đó là một thứ bí ẩn mời gọi.

Nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tuy
đời sống còn nhiều khó khăn nhưng mức cầu của thị trường này rất cao. Chi tiêu
của các gia đình cho nhu cầu tối thiểu thường chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập,
bình quân là 82% tại Mụ-zăm-bích, 85% tại U-gan-đa, thậm chí lên tới 95% tại
Zăm-bi-a. Sức tiêu thụ còn thể hiện ở giá trị thương mại hàng hóa khá cao ở hầu
hết các nước châu Phi. Mỗi năm Marốc nhập khẩu 10 tỷ USD, CH Nam Phi
nhập khẩu tới 29 tỷ USD. An-giê-ri mới trải qua nội chiến cũng phải nhập tới 3
tỷ USD. Nhu cầu về các loại hàng hóa trong đó có gạo không chỉ lớn mà còn
mang tính lâu dài, do mức độ tăng dân số tự nhiên của châu Phi lớn hơn nhiều so
với mức tăng trung bình của thế giới.

Điều chỉnh thuế quan phù hợp với cam kết hội nhập khu vực và quốc tế. Việc cả
54 nền kinh tế châu Phi đều tham gia ít nhất một tổ chức khu vực và có tới 41/54
nước tham gia WTO đang điều chỉnh chính sách cho phù hợp với qui định
chung của tổ chức này, được xem là cơ sở để các đối tác yên tâm mở rộng quan
hệ buôn bán với họ. Việc điều chỉnh, xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng
gạo ở một số nước đó tạo điều kiện cho gạo của Việt Nam dễ dàng thâm nhập
hơn. Mối thiện cảm cũng như quan hệ thân tình giữa nhiều nước châu Phi đối
với Việt Nam thông qua phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và thông qua
khối cộng đồng Pháp ngữ. Dù có những biến động chính trị trong gần nửa thế kỷ
qua, nhưng nhìn chung nhân dân châu Phi đều có cảm tình nhất định đối với
nhân dân các nước thứ Ba, đặc biệt là đối với nhân dân Việt Nam, một dân tộc
đã mở đường cho thắng lợi giải phóng dân tộc của chính họ. Điều đó giải thích
cho sự chi phối ở một mức độ nhất định mối quan hệ thương mại giữa họ với
Việt Nam của yếu tố chính trị tư tưởng này, như Tổng thống Angiê-ri Abdelaziz
Bouteflika đó khẳng định trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000: “Cũng như
trước đây, chúng tôi luôn là những người bạn chung thủy của Việt Nam trong
cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ chống chủ nghĩa đế quốc, ngày nay chúng tôi
mới sát cánh cùng các bạn đấu tranh để hội nhập thế giới hiện đại” . Bên cạnh
đó, quan điểm cùng giúp nhau phát triển trong hợp tác NAM-NAM cũng là cơ
sở để thúc đẩy kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước châu Phi.
Thêm nữa, cùng là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ, hầu hết các nước thuộc
châu lục này đều muốn chia sẻ cả quyền lợi lẫn trách nhiệm giữa các nước có
chung cương lĩnh hoạt động.

Các loại hàng hóa của Việt Nam đó bước đầu có chỗ đứng và tạo ra được uy tín
đối với người tiêu dùng châu Phi đặc biệt là mặt hàng gạo.

Những thuận lợi trên đây là cơ sở để Việt Nam mạnh dạn thâm nhập sâu hơn
vào thị trường này với quyết tâm mở rộng và phát triển thêm các mối quan hệ
buôn bán cùng có lợi đối với châu Phi.
2.5.2. Thách thức
Tồn tại những mâu thuẫn xung đột nội bộ tiềm tàng. Thực tế cho thấy, tuy tình
hình chính trị của châu Phi có nhiều biểu hiện khả quan hơn trước, nhưng ở nơi
này hay nơi khác vẫn có nguy cơ bùng phát những xung đột nội bộ. Một cuộc
đảo chính, một cuộc bạo loạn hay một hành động khủng bố đều có thể làm đảo
lộn, trì trệ thậm chí là phá tan những dự án, hiệp định buôn bán trao đổi. Đây là
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó có thể xây dựng kế hoạch buôn bán
dài hạn hay trung hạn đối với những đối tác này.

Phổ biến là thị trường qui mô nhỏ, trình độ thấp. Do trình độ phát triển kinh tế
nhìn chung còn yếu kém, nên hầu hết các hoạt động thương mại ở châu Phi còn
lạc hậu và không đồng đều. Sức mua vào loại thấp nhất thế giới.

Chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong nước cản trở nhập khẩu sản phẩm
giá rẻ, chất lượng cao. Nhiều nước châu Phi vẫn đang theo đuổi chính sách thay
thế nhập khẩu và dùng mức thuế nhập khẩu cao để bảo vệ các ngành sản xuất
kém hiệu quả của mình. Đây là điều làm cản trở các nước này hội nhập nhanh
chóng vào nền kinh tế toàn cầu.

Hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém làm tăng chi phí vận chuyển dẫn đến giá thành
sản phẩm bị đẩy lên cao. Tình trạng thiếu thốn, lạc hậu của hệ thống đường sá
giao thông, thông tin liên lạc, điện nước đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, là trở
ngại lớn cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và di chuyển nhân lực.

Phương thức thanh toán phức tạp, khả năng thanh toán thấp kém gây nhiều rủi
ro cho đối tác. Khả năng tài chính yếu kém cộng với khuôn khổ pháp lý còn
nhiều khiếm khuyết, các giao dịch diễn ra trong tình trạng mập mờ, tùy tiện đã
gây rất nhiều khó khăn cho các đối tác nước ngoài trong thanh toán.

Địa bàn tranh chấp không khoan nhượng giữa nhiều thế lực lớn trên thế giới.
Châu Phi hiện nay vẫn là đối tượng khai thác của nhiều thế lực quốc tế. Điều
này làm cho những đối tác mới rất khó thâm nhập vào thị trường châu Phi.

Nạn cướp biển thường xuyên diễn ra (nhất là ở Xô-ma-li). Đó là nỗi sợ hãi cho
các tàu thuyền khi ra vào khu vực này; tạo tâm lý hoang mang cho các nhà đầu
tư, các doanh nghiệp khi muốn đầu tư và làm ăn tại châu Phi.

Như vậy, đối với thị trường châu Phi, thuận lợi và khó khăn cùng song hành.
Tuy nhiên, có điều chắc chắn là với tư cách là một thị trường được thế giới xem
như một “con sư tử đang ngủ”, châu Phi không thể nào bị bỏ rơi, thậm chí còn tỏ
ra có nhiều hứa hẹn. Song khi đến với thị trường châu Phi cần phải hiểu sâu sắc
và toàn diện về mảnh đất và những con người mà mình tiếp xúc, ứng xử một
cách phù hợp nhất với yêu cầu và nguyện vọng của họ, với bản sắc văn hóa của
châu lục này, để từ đấy thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của mình.

You might also like