You are on page 1of 6

TRƯỜNG THCS-THPT NGUYỄN KHUYẾN VẬT LÝ 11

BÀI 10. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

I. CÁC TÍNH CHẤT ĐIỆN CỦA KIM LOẠI


• Kim loại là chất dẫn điện tốt.
Điện trở R của đoạn dây dẫn kim loại phụ thuộc chất liệu và kích thước dây dẫn theo công thức:
l
R= (1)
S
l : chiều dài của dây dẫn kim loại. Đơn vị: m.
S : tiết diện của dây dẫn kim loại. Đơn vị: m2.
ρ : điện trở suất của kim loại, thường có giá trị rất nhỏ. Đon vị: Ω.m.
Bảng 1: Điện trở suất ρ0 (ở 200C) của một số kim loại tiêu biểu:
Constantan
Vonfram
Kim loại Bạc (47Ag) Đồng (29Cu) Nhôm (13Al) Sắt (26Fe) (hợp kim của Đồng
(Wolfram 74W)
29Cu và Niken 28Ni)

ρ0 (Ω.m) 1,62.10–8 1,69.10–8 2,75.10–8 9,68.10–8 5,25.10–8 5,21.10–8


• Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm (khi nhiệt độ kim loại được giữ không đổi).
Đường đặc tuyến vôn-ampe là một đoạn thẳng, vì R không phụ thuộc hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn kim
loại:

Hình 1. Đường đặc tuyến vôn-ampe của dây dẫn kim loại (ở nhiệt độ không đổi) có dạng đoạn thẳng
• Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
Tính chất này của kim loại được ứng dụng trong nhiều thiết bị như hình vẽ bên dưới.

Hình 2. Tác dụng nhiệt của dòng điện khi chạy qua dây dẫn kim loại được ứng dụng trong nhiều thiết bị dân
dụng.
1
• Điện trở suất ρ của kim loại tăng theo nhiệt độ (gần đúng theo hàm bậc nhất):
 =  0 1 +  (t − t0 ) (2)
trong đó:
ρ0 là điện trở suất ở nhiệt độ t0 (0C) (thường lấy là 200C).
ρ là điện trở suất ở nhiệt độ t (0C).
α là hệ số nhiệt điện trở. Đơn vị: 1/độ hay K-1. Thí nghiệm chính xác chứng tỏ rằng hệ số nhiệt điện trở α
phụ thuộc vào bản chất kim loại, nhiệt độ, độ sạch (độ tinh khiết của kim loại) và chế độ gia công vật liệu.
Bảng 2: Hệ số nhiệt điện trở α của một số kim loại tiêu biểu:
Constantan
Vonfram
Kim loại Bạc (47Ag) Đồng (29Cu) Nhôm (13Al) Sắt (26Fe) (hợp kim của Đồng
(Wolfram 74W)
29Cu và Niken 28Ni)

α (K–1) 4,1.10–3 4,3.10–3 4,4.10–3 6,5.10–3 4,5.10–3 0,01.10–3

Hình 3. Sự biến đổi điện trở suất ρ của đồng theo nhiệt độ.
* Nếu coi l và S của dây dẫn kim loại không thay đổi trong khoảng nhiệt độ từ t0 đến t thì từ (1) và (2) ta có
điện trở R của kim loại tăng theo nhiệt độ (gần đúng theo hàm bậc nhất):
R = R0 1 +  ( t − t0 ) 

II. ÊLECTRON TỰ DO TRONG KIM LOẠI


• Trong kim loại, mật độ êlectron tự do rất lớn
Mật độ êlectron tự do = số êlectron tự do trong một đơn vị thể tích.

2
Hình 4. Một ô mạng tinh thể của đồng. Các ion dương đồng sắp xếp có trật tự tại các nút mạng tinh thể, còn các
êlectron tự do thì chuyển động hỗn loạn, choán toàn bộ thể tích của tinh thể đồng.
• Các kim loại khác nhau có mật độ êlectron tự do khác nhau.
Mật độ êlectron tự do có giá trị không đổi đối với mỗi kim loại.
• Khi không có tác dụng của điện trường ngoài, chuyển động hỗn loạn của êlectron tự do không tạo ra
dòng điện trong kim loại.

Hình 5. Chuyển động của êlectron qua tiết diện thẳng của dây kim loại khi không có tác dụng của điện trường.

III. GIẢI THÍCH TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA KIM LOẠI


Các tính chất điện của kim loại có thể giải thích được dựa trên sự có mặt của các êlectron tự do trong kim loại
(thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại).
1. Bản chất dòng điện trong kim loại
Bình thường các êlectron chuyển động nhiệt hỗn loạn. Khi có hiệu điện thế đặt vào kim loại thì các êlectron
chuyển động có hướng tạo thành dòng điện trong kim loại.

Hình 6. Chuyển động của êlectron qua tiết diện thẳng của dây kim loại khi có tác dụng của điện trường.
Định nghĩa: Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do ngược chiều
điện trường.
2. Nguyên nhân gây ra điện trở: là do sự mất trật tự của mạng tinh thể kim loại (do chuyển động nhiệt của các
ion, sự méo mạng tinh thể do biến dạng cơ và các nguyên tử lạ lẫn trong mạng tinh thể kim loại tạo ra) đã cản trở
chuyển động có hướng của các êlectron tự do, làm cho chuyển động của êlectron lệch hướng.
3. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ: vì khi nhiệt độ tăng, ion dương dao động mạnh hơn sẽ làm độ
mất trật tự của mạng tinh thể tăng, làm tăng sự cản trở chuyển động của các êlectron tự do.
4. Khi chuyển động, các êlectron “va chạm” với chỗ mất trật tự của mạng tinh thể, đã truyền một phần động năng
của nó cho mạng tinh thể làm tăng nội năng của kim loại => dây dẫn kim loại nóng lên khi có dòng điện chạy
qua.

==================================

3
TRƯỜNG THCS-THPT NGUYỄN KHUYẾN VẬT LÝ 11

BÀI TẬP
BÀI 10. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu nào đúng ? Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. giảm đi. B. không thay đổi.
C. tăng lên. D. ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Câu 2: Nếu gọi ρ0 là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ ban đầu t0 thì điện trở suất ρ của kim loại phụ thuộc nhiệt
độ t theo công thức nào dưới đây ?
A. ρ = ρ0 + α(t – t0) ; với α là một hệ số có giá trị dương.
B. ρ = ρ0[1 + α(t – t0)] ; với α là một hệ số có giá trị âm.
C. ρ = ρ0[1 + α(t – t0)] ; với α là một hệ số có giá trị dương.
D. ρ = ρ0 + α(t – t0) ; với α là một hệ số có giá trị âm.
Câu 3: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của
A. các ion dương cùng chiều điện trường.
B. các ion âm ngược chiều điện trường.
C. các electron tự do ngược chiều điện trường.
D. các prôtôn cùng chiều điện trường.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng ? Hạt tải điện trong kim loại là
A. các electron của nguyên tử.
B. electron ở lớp trong cùng của nguyên tử.
C. các electron hóa trị đã bay tự do ra khỏi mạng tinh thể.
D. các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
Câu 5: Nguyên nhân gây ra điện trở của vật dẫn làm bằng kim loại là
A. do các electron va chạm với các ion dương ở nút mạng.
B. do các electron dịch chuyển quá chậm.
C. do các ion dương va chạm với nhau.
D. do các nguyên tử kim loại va chạm mạnh với nhau.
Câu 6: Câu nào dưới đây nói về tính chất điện của kim loại là không đúng ?
A. Kim loại là chất dẫn điện.
B. Điện trở suất của kim loại khá lớn, lớn hơn 107 Ω.m.
C. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo đúng định luật Ôm khi nhiệt độ của dây kim loại
thay đổi không đáng kể.
Câu 7: Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc vào
A. chiều dài của vật dẫn. B. chiều dài và tiết diện vật dẫn.
C. nhiệt độ và bản chất của vật dẫn. D. tiết diện của vật dẫn.

1
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng ? Các kim loại đều
A. dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi.
B. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
C. dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
D. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau.
Câu 9: Khi nhiệt độ tăng điện trở của kim loại tăng là do
A. số electron tự do trong kim loại tăng.
B. số ion dương và ion âm trong kim loại tăng.
C. các ion dương và các electron chuyển động hỗn độn hơn.
D. sợi dây kim loại nở dài ra.
Câu 10: Hai dây đồng hình trụ cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Dây A dài gấp đôi dây B. Điện trở của chúng
liên hệ với nhau như thế nào?
A. RA = RB/4 B. RA = 2RB C. RA = RB/2 D. RA = 4RB

II. TỰ LUẬN
Bài 1.
1.1/ Người ta cần một điện trở 100 Ω bằng một dây nicrom có đường kính 0,4 mm. Điện trở suất nicrom
ρ = 110.10-8 Ωm. Hỏi phải dùng một đoạn dây có chiểu dài bao nhiêu ?

1.2/ Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất ρ0 = 10,6.10-8 Ω.m. Tính điện trở suất ρ của dây bạch kim này ở
11200C. Giả thiết điện trở suất của dây bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ
số nhiệt điện trở không đổi là α = 3,9.10-3 K-1.

Bài 2.
Một bóng đèn 220 V – 100 W khi sáng bình thường thì nhiệt độ của dây tóc đèn là 20000C.
a) Tính điện trở của đèn khi thắp sáng bình thường.
b) Tính điện trở của đèn khi không thắp sáng, biết rằng nhiệt độ môi trường là 200C và dây tóc đèn làm bằng
vonfam có hệ số nhiệt điện trở là 4,5.10-3 K-1.

Bài 3.
3.1/ Dây kim loại bằng đồng có điện trở suất ở 200C là 1,7.10-7 Ωm, dây dẫn dài 200 m, đường kính tiết diện là
2 mm, cho hệ số nhiệt điện trở là 0,004 K-1
a) Tính điện trở của dây kim loại ở 200C.
b) Khi nhiệt độ tăng lên thêm 2200C thì điện trở của dây kim loại là bao nhiêu ?

3.2/ Một điện trở có giá trị tăng lên 86% khi nhiệt độ tăng thêm 2000C. Tính hệ số nhiệt của kim loại làm điện trở?

2
Bài 4.
4.1/ Ở nhiệt độ 250C, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 20 V, cường độ dòng điện là 8 A. Khi đèn sáng bình
thường, cường độ dòng điện vẫn là 8 A, nhiệt độ của bóng đèn khi đó là 26440C. Hỏi hiệu điện thế hai đầu bóng
đèn lúc đó là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn là 4,2.10-3 K-1.

4.2/ Ở nhiệt độ t1 = 250C, hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn là U1 = 20 mV thì cường độ dòng điện qua đèn
là I1 = 8 mA. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn là U2 = 240 V thì cường độ dòng
điện chạy qua đèn là I2 = 8 A. Tính nhiệt độ của dây tóc bóng đèn khi đèn sáng bình thường. Biết hệ số nhiệt
điện trở của dây tóc làm bóng đèn là α = 4,2.10-3 K-1.

Bài 5.
Một thỏi đồng khối lượng 176 g được kéo thành dây dẫn có tiết diện tròn, điện trở dây dẫn bằng 32 Ω. Tính chiều
dài và đường kính tiết diện của dây dẫn. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,8.103 kg/m3, điện trở suất của đồng là
1,6.10-8 Ωm.

==================================

You might also like