You are on page 1of 11

Lịch sử hình thành

Đầu năm 1996 một nhóm các công ty lớn đã tổ chức hội nghị Voice over IP nhằm thống
nhất tiêu chuẩn cho các sản phẩm của họ cung cấp. Đến tháng 5/1996, ITU-T phể chuẩn
chuẩn đặc tả H323. Chuẩn H323 cung cấp nền tảng kĩ thuật cho truyền thoại hình ảnh và số
liệu một cách đồng thời qua các mạng IP, bao gồm cả Internet. Tuân theo chuẩn H323, các
sản phẩm và các ứng dụng đa phương tiện từ nhiều hãng khác nhau có thể hoạt động cùng với
nhau, cho phép người dùng có thể thông tin qua lại mà không cần phải quan tâm tới sự tương
thích.
H323 cũng đồng thời giải quyết các ứng dụng cốt lõi của điện thoại IP thông qua việc
định nghĩa tiêu chuẩn về độ trễ cho các tín hiệu âm thanh, định nghĩa mức ưu tiên trong việc
truyền tải tín hiệu yêu cầu thời gian thực trong truyền thông Internet ( H324 định nghĩa việc
truyền tải tín hiệu âm thanh, hình ảnh và dữ liệu qua mạng điện thoại truyền thống, trong khi
đó H320 định nghĩa tiêu chuẩn cho truyền tải các tín hiệu âm thanh, hình ảnh và dữ liệu qua
mạng tổ hợp đa dịch vụ ISDN)
Đến nay H323 đã phát triển thông qua hai phiên bản. Phiên bản thứ nhất được thông
qua năm 1996 và phiên bản thứ hai thông qua năm 1998. Ứng dụng của chuẩn nay rất rộng rãi
bao gồm cả các thiết bị hoạt động độc lập cũng như ứng dụng truyền thông nhúng trong môi
trường máy tính cá nhân, có thể áp dụng cho đàm thoại điểm điểm cũng như truyền thông
trong hội nghị. H323 còn bao gồm cả chức năng điều khiển cuộc gọi, quản lý thông tin đa
phương tiện và quản lý băng thông đồng thời còn cung câp giao diện giữa mạng LAN và
mạng khác.

Cấu trúc H.323

Các thành phần trong cấu trúc H.323


1. Thiết bị đầu cuối Terminal
Terminal là điểm cuối trong mạnh cung caaos thông tin thời gian thực hai chiều. Tất
cả Temninal đều yêu cầu hỗ trợ H225, H245, Q931, RAS, RTP,RTCP
 Chuẩn H225 cho quán trình báo hiệu và thiết lập cuộc gọi.
 Chuẩn H245 cho việc trao đổi khả năng của thiết bị đầu cuối và để tạo
các kênh thông tin
 Q931: tín hiệu cuộc gọi, dùng để thiết lập 1 kết nỗi giữa 2 điểm đầu cuối
H323
 RAS cho việc đăng ký và điều khiển các hoạt động quản lý khác với GK
 RTP/RTCP được sủ dụng cho việc truyền các gói tin đa phương tiện

Một số giao thức cơ bản:


 Video Codec:
o H261: Là chuẩn được thiết kế cho mạng ISDN với tốc độ truyền dữ liệu là bội
của 64Kbps (p*64Kbps vs 1<= p <=30). Thuật toán mã hóa là sự lai ghép giữa
dự đóan trước hình ảnh, biến đổi mã, bù lại các chuyển động. Chuẩn trên hỗ
trợ 2 chuẩn video CIF (352x288) và QCIF(172x144). Tốc độ frame tối đa là
30fps.
o H263: Được coi là thế hệ tiếp theo của H261. Nó có chất lượng video tốt hơn
với tốc độ bit nhỏ hơn. H263 hỗ trợ độ phân giản từ 128x96 đến 1408x1152(5
mức). Các thuật toán trong việc tiên đoán các chuyển động và giảm dữ liệu dư
thừa cũng được cải tiến.
 Audio Codec
o G711: là tiêu chuẩn âm thanh ITU-T được sử dụng và hình thành cơ sở hội
nghị tryền hình H320 và H323. G711 được sử dụng với tên gọi là Điều chế mã
xung PCM. Âm thanh đầu vào là âm thanh tương tự có tần số từ 300 – 3400
Hz và được mã hóa ở tốc độ 8000Hz để cung cấp âm thanh chất lượng cao
trong luồng 64Kbps.
o G722: là codec âm thanh băng tần 7kHz chuẩn ITU-T hoạt động ở 48,56 và
64Kbps nhưng trên thực tế người ta thường được mã hóa ở 64Kbps. G722
thường được sử dụng cho các ứng dụng VoIP trên mạng cục bộ. G722 mang
đến sự cải thiện về chất lượng âm thanh khi so sánh với các codec dải hẹp.
o G729 là thuật toán nén dữ liệu âm thanh cho giọng nói trong các gói có độ dài
10ms. Nó mã hóa giọng nói ở 8Kbps sử dụng Code-Excited Linear Prediction.
G729 yêu cầu băng thông thấp nên thường được sử dụng ở VoIP.
o G728 là một tiêu chuẩn ITU-T để mã hóa giọng nói hoạt động ở tốc độ 16
Kbps. Nó mã hóa giọng nói ở tốc độ 16 kbps sử dụng Low-Delay Code
Excited Linear Prediction.
2. Gateway

Phục vụ cho các hoạt động tương tác giữa các thiết bị trong hệ thống mạng IP với
các thiết bị trong mạng chuyển mạch kênh.
 Chức năng:
 Chuyển đổi giao thức trong quá trình thiết lập
 Giải phóng cuộc gọi
 Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu giữa hai mạng khác nhau
 Cấu trúc gateway H323 bao gồm:
 Khối chưc năng của thiết bị H323
 Khối chức năng của thiết bị chuyển mạch kênh
 Khối chức năng chuyển đổi
3. Gatekeeper
 Đây là thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc H323 và có chức năng
quản lý
 Chức năng;

4. MCU
 Cung cấp khả năng để nhiều thiết bị đầu cuối và Gateway cùng tham gia vào
một hội nghị liên kết đa điểm
 MCU bao gồm một MC (multipoint Controller) và một MP(Multipoint
Processor)
 Chức năng:
o Điều khiển khả năng audio, video, data giữa các điểm kết nối
o Điều khiển tài nguyên của hội nghị

Kiến trúc phân tầng giao thức H323


 Giao thức RAS (REGISTRATION/ADMISSION/STATUS)
 Các bản tin RAS được dùng để trao đổi giữa các đầu cuối và các Gatekeeper cho
các chức năng như tìm Gatekeeper, đăng kí, quản lí giải thông...
 Kênh báo hiệu RAS được tải đi trong gói tin UDP mang thông điệp dùng trong quá
trình tìm Gatekeeper và đăng kí.
 Sử dụng thời gian timeout và bản tin RIP trong quá trình truyền nhận các thông
điệp.
Thông điệp Ý nghĩa
Gatekeeper request (GRQ) Yêu cầu thăm dò gatekeeper
Gatekeeper confirm (GCF) Gatekeeper cho phép đăng ky
Gatekeeper reject (GRJ) Gatekeeper không cho phép đăng ký
Registration confirm (RCF) Xác nhận đăng ký
Registration request (RRQ) Yêu cầu đăng ký
Registration reject (RRJ) Từ chối đăng ký
UnRegistration request (URQ) Yêu cầu hủy đăng ký
UnRegistration confirm (UCF) Xác nhận hủy đăng ký
UnRegistration reject (URJ) Từ chối hủy đăng ký
Location request (LRQ) Yêu cầu định vị
Location reject (LRJ) Từ chối định vị
Location confirm (LCF) Khẳng định định vị
Admission request (ARQ) Yêu cầu kết nạp cuộc gọi
Admission reject (ARJ) Từ chối kết nạp cuộc gọi
Bandwidth change request (BRQ) Yêu cầu thay đổi thông lượng cuộc gọi
Bandwidth change confirm (BCF) Xác nhận thay đổi thông lượng cuộc gọi
Bandwidth change reject (BRJ) Từ chối thay đổi dung lượng
Information request (IRQ) Yêu cầu thông tin điểm cuối
Information request respond (IRR) Trả lời yêu cầu thông tin

 Giao thức báo hiệu cuộc gọi H225


 H225 được dùng để thiết lập liên kết giữa cá điểm cuối H323(đầu cuối,
gateway), qua liên kết đó dữ liệu thời gian thực sẽ được truyền đi
 Do yêu cầu tin cậy nên các thông báo của H225 sẽ được truyền đi trong gói tin
TCP
Thông điệp Ý nghĩa Sử dụng
Alerting Hồi âm chuông Bắt buộc
Call processding Cuộc gọi đang được xử lý Bắt buộc
Connect Bên gọi chấp nhận cuộc gọi Bắt buộc
Connect acknowledge Phúc đáp Tùy chọn
Release complete Giải phóng kênh điều khiển cuộc Bắt buộc
gọi
Setup Yêu cầu thiết lập cuộc gọi Bắt buộc
Setup acknowledge Phúc đáp Tùy chọn
User imformation Thông tin bổ sung Tùy chọn
Progress Đang xử lý quá trình nhận Tùy chọn

 Giao thức điều khiển cuộc gọi H245


 Kênh điều khiển truyền thông H245 truyền tải các thông điệp điều khiển phục
vụ cho các chức năng khởi đầu truyền thông media và thiết lập các kênh logic
cho tín hiệu media
Thông điệp Ý nghĩa
Dertermination
Dertermination ack Các thông điệp xác định bên nhận bên
Dertermination reject gửi
Dertermination release
Cabability set
Cabability set acknowledge Các thông điệp điều khiển khả năng trao
Cabability set reject đồi
Cabability set release
Open logical channel
Open logical channel acknowladge
Open logical channel reject Các thông điệp báo hiệu kênh logic
Open logical channel confrim
Close logical channel

 Giao thức vận chuyển thời gian thực (RTP/RTCP)


1. RTP ( REALTIME TRANSPORT PROTOCOL)
 Là một thủ tục dựa trên kĩ thuật IP tạo ra các hỗ trợ truyền tải các dữ
liệu yêu cầu thời gian thực.
 Chức năng : nhận diện loại dữ liệu, số trình tự, tham số thời gian và
giám sát tiến trình gửi.
 RTP sử dụng “tem thời gian” để khôi phục các dữ liệu thời gian thực.
2. RTCP ( REALTIME TRANSPORT CONTROL PROTOCOL)
 RTCP là giao thức hỗ trợ cho RTP, giám sát chất lượng của quá trình
phân phối dữ liệu và cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng truyền
dữ liệu.
Các giai đoạn chính của hoạt động H323

Hoạt động của từng giai đoạn


1. Phát hiện gatekeeper
 Trong giai đoạn này các điểm cuối sẽ phát các bản tin GRQ(Gatekeeper
request) theo chu kì
 Trong trường hợp xảy ra lỗi ,danh sách các gatekeeper thay thế được lưu ở
trường Alternate Gatekeeper trong các bản tin GCF(Gatekeeper confirmation)
và RGF.
2. Hoạt động đăng kí
 Cung cấp cho gatekeeper số cổng cũng như địa chỉ của điểm cuối.
3. Hoạt động thiết lập kênh
 Kênh điều khiển H.245 được thiết lập giữa gateway A và gateway B.Các bản
tin sử dụng TCS(Terminal capability set), TCSA(Terminal capability set
acknowledge), OLC(Open logical channel), OLCA.

4. Thay đổi băng thông


 Các điểm cuối hoặc Gateway cũng có thể yêu cầu thay đổi băng thông. Các tập
tin trao đổi là BRQ(quá trình1, 4)/BCF(quá trình 2, 5).Giai đoạn 3, 6 là giai
đoạn thiết lập kênh logic.
Các thiết lập cơ bản
1. Thiết lập cuộc gọi Gatekeeper nội vùng
Các bản tin sử dụng : ARQ( Acknowledge request), ACF, bản tin thiết lập cuộc gọi
Q.931.Các giai đoạn như sau:
1: Quay số.
2: Gửi ARQ( yêu cầu cho phép gọi đến B).
3: Gửi ACF với đia chỉ IP của gateway B.
4: Gateway A gửi bản tin Q.931 cho gateway B với số điện thoại của B.
5: Gửi ARQ( yêu cầu cho phép trả lời cuộc gọi từ A).
6: Gửi ACF với địa chỉ IP của gateway A.
7: Gateway b thiết lập cuộc gọi đến đầu cuối B.
8: Khi B trả lời ,gateway B gửi Q.931 đến gateway A

2. Thiết lập cuộc gọi Gatekeeper liên vùng


 Khác với nội vùng là có sự liên kết giữa hai Gatekeeper trên mạng để thiết lập
cuộc gọi cho hai thuê bao đầu cuối.
 Các bản tin sử dụng ARQ, ACF, RIP( routing information photocol),
LRQ( location request), LCF và Q.931.

3. Ngắt kết nối giữa hai đầu cuối H.323 liên vùng
Các bản tin sử dụng: DRQ(Disconnect request),DCF,Q.931

Giải phóng cuộc gọi


Một thiết bị đầu cuối có thể kết thúc cuộc gọi theo các bước của thủ tục sau:
1. Dừng truyền luồng tín hiệu video khi kết thúc truyền một ảnh, sau đó đóng tất cả các
kênh logic phục vụ truyền video.
2. Dừng truyền dữ liệu và đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền dữ liệu.
3. Dừng truyền audio sau đó đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền audio
4. Truyền tín hiệu trên kênh điều khiển H.245 để báo cho thuê bao đầu kia biết nó muốn
kết thúc cuộc gọi. Sau đó nó dừng truyền các bản tin H.245 và đóng kênh điều khiển
H.245
5. Nó sẽ chờ nhận tín hiệu kết thúc từ thuê bao đầu kia và sẽ đóng kênh điều khiển H.245
6. Nếu kênh báo hiệu cuộc gọi đang mở, thì nó sẽ truyền đi tín hiệu ngắt sau đó đóng
kênh báo hiệu
7. Nó cũng có thể kết thúc cuộc gọi theo các thủ tục sau: Một đầu cuối nhận tín hiệu kết
thúc mà trước đó nó không truyền đi tín hiệu yêu cầu, nó sẽ lần lượt thực hiện các
bước từ 1 đến 6 ở trên chỉ bỏ qua bước 5
 Trong một cuộc gọi không có sự tham gia của Gatekeeper thì chỉ cần thực hiện các
bước từ 1 đến 6. Nhưng trong cuộc gọi có sự tham gia của Gatekeeper thì cần có hoạt
động giải phóng băng tần. Vì vậy sau khi thực hiện các bước từ 1 đến 6, mỗi đầu cuối
sẽ truyền tín hiệu tới Gatekeeper. Sau đó Gatekeeper sẽ có tín hiệu đáp trả. Sau đó đầu
cuối sẽ không gửi tín hiệu tới Gatekeeper nữa và khi đó cuộc gọi kết thúc.

Các chuẩn giao thức sử dụng trong mô phỏng của nhóm


1. H.264
 Là một chuẩn mã hóa/ giải mã và định dạng video đang được sử dụng rộng
rãi hiện nay dùng để ghi, nén và chia sẻ video phân giải cao, dựa trên việc bù
trừ chuyển động trên từng block.

2. H.239
 Chuẩn này cho phép có thể tạo nhiều hơn một kênh video trong hệ thống dựa
trên H.320 và dán nhãn cho từng kênh vơi vai trò của nó, chỉ ra các yêu cầu
đối với việc xử lý kênh và vai trò của nội dung kênh trong cuộc gọi.
 Các quy trình được xác định bao gồm cơ chế kiểm soát, chỉ dẫn và trao đổi cơ
chế.
 Thủ tục: khi một cuộc gọi H.323 được kết nối, báo hiệu được định nghĩa
trong H.245 được thiết lập cho các khả năng các thiết bị đầu cuối và MCU
được kết nối. Khi xảy ra yêu cầu hỗ trợ thuyết trình thì cần bổ sung thêm một
endpoint để mở một kênh video bổ sung.
3. H.460.18
 H.460.18 cho phép các tính hiệu báo hiệu của giao thức H323 đi qua
NAT/FW. Khi được sử dụng kết hợp cùng với H.460.19 sẽ cho phép các
điểm cuối của giao thức H323 có thể giao tiếp qua NAT/FW, thuận lợi cho
truyền thông đa phương tiện.
 Kiến trúc H.480.18 được chia thành 2 miền bên trong và bên ngoài NAT/FW.
Thông thường mạng nội bộ là một mạng riêng và có thể do một tổ chức hoặc
một cá nhân quản lý. Mạng bên ngoài là mạng công cộng (Internet hoặc một
mạng riêng khác).
 Các điểm cuối nội bộ của H323 và Traversal Server H.460.18(TS) ở bên
ngoài hoạt động cùng nhau để cho phép giao tiếp 2 chiều trên NAT/FW.

4. H.460.19
 Chuẩn này dùng để xác định cơ chế giao tiếp đa phương tiện giữa 2 thực tế
H.323 được phân tách bằng 1 hoặc nhiều thiết bị NAT/FW.
 Nó cũng xác định cơ chế sử dụng cùng một đỉa chỉ vận chuyển cho một số
kênh đa phương tiện, cho phép giảm các “pinhole” được mở trong thiết bị
NAT/FW

You might also like