You are on page 1of 8

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản

Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(1): 27-34

DOI:10.22144/ctu.jsi.2018.004
NGHIÊN CỨU ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon)
BẰNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC TỪ NGUỒN CARBOHYDRATE RỈ ĐƯỜNG
BỔ SUNG Ở CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU
Châu Tài Tảo, Lý Văn Khánh và Trần Ngọc Hải
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
*
Người chịu trách nhiệm về bài viết: Châu Tài Tảo (email:cttao@ctu.edu.vn)
ABSTRACT
Thông tin chung:
The study is aimed to find the suitable period of adding carbohydrate from molasses
Ngày nhận bài: 17/05/2018
for growth and survival of black tiger shrimp larvae and postlarvae. The experiment
Ngày nhận bài sửa: 24/06/2018
included four treatments (i) Carbohydrate supplementation from Mysis-1, (ii)
Ngày duyệt đăng: 30/07/2018
carbohydrate supplementation from Mysis-3, (iii) carbohydrate supplementation
from Postlarvae-2, and (iv) carbohydrate supplementation from Postlarvae-4.
Title: Density of 150 larvae/litters was stocked in 500-litter experimental tanks with
Larval rearing of tiger shrimp salinity of 30‰, and molasses were applied to the tank with C/N ratio of 25. The
(Penaneus monodon) applying results of the experiment showed that the environmental factors, bacterial density,
biofloc technology with bioflocs during rearing were appropriate for the development of larval and
carbohydrate added at postlarval tiger shrimp. The better growth in length of Postlarvae-15 was obtained
different stages in the treatment where carbohydrate was added to the culture from Mysis-3 as
compared to the rest treatments (p>0.05). The survival rate (68,25±11,19%) and
Từ khóa: productivity (88,7± 14,45 inds/L) of Postlarvae-15 were highest in the culture where
Biofloc, giai đoạn ấu trùng, carbohydrate was added, no significant was found (p>0.05) when compared to the
hậu ấu trùng, tôm sú, tỷ lệ culture where carbohydrate was added from Postlarvae-2, but there was significant
sống difference (p<0.05) as compared to the rest treatments. Therefore, it can be
concluded that the best timing of carbohydrate supplementation from molasses for
Keywords: rearing tiger shrimp's larvae was from Mysis-3 stage.
Biofloc, black tiger shrimp, TÓM TẮT
larval stage, postlarvae, Nghiên cứu nhằm tìm ra thời điểm bổ sung carbohydrate từ rỉ đường thích hợp nhất
survival rate lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú. Nghiên cứu gồm
4 nghiệm thức (i) Bổ sung carbohydrate từ Mysis-1, (ii) bổ sung carbohydrate từ
Mysis-3, (iii) bổ sung carbohydrate từ Postlarvae-2, và (iv) bổ sung carbohydrate từ
Postlarvae-4. Bể thí nghiệm có thể tích 500 L, mật độ 150 con/L, độ mặn 30‰, sử
dụng rỉ đường để tạo biofloc với tỉ lệ C/N=25. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu
tố môi trường, mật độ vi khuẩn và các chỉ tiêu biofloc ở các nghiệm thức đều nằm
trong khoảng thích hợp cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm phát triển. Tăng trưởng
về chiều dài ở Postlarvae-15 lớn nhất ở nghiệm thức bổ sung nguồn carbohydrate
từ Mysis-3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Ở
nghiệm thức bổ sung nguồn carbohydrate từ Mysis-3 tỷ lệ sống (68,2511,19%) và
năng suất (88,7±14,45 con/L) của Postlarvae-15 cao nhất khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức bổ sung nguồn carbohydrate từ
Postlarvae-2 nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với các nghiệm thức
còn lại. Vì vậy có thể kết luận rằng, thời điểm bổ sung nguồn carbohydrate từ rỉ
đường cho ương ấu trùng tôm sú từ giai đoạn Mysis-3 là tốt nhất.
Trích dẫn: Châu Tài Tảo, Lý Văn Khánh và Trần Ngọc Hải, 2018. Nghiên cứu ương ấu trùng tôm sú (Penaeus
monodon) bằng công nghệ biofloc từ nguồn carbohydrate rỉ đường bổ sung ở các giai đoạn khác
nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 27-34.

27
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(1): 27-34

Trường Đại học Cần Thơ, tôm mẹ được kiểm tra


1 GIỚI THIỆU
sạch bệnh đốm trắng, bệnh EMS/AHPND, bệnh
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài mang lại giá hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô
trị kinh tế cao và được nuôi ở nhiều nước trên thế (IHHNV). Ấu trùng khỏe, hướng quang mạnh được
giới. Năm 2016, sản lượng tôm sú nuôi của Việt chọn để bố trí thí nghiệm. 
Nam là 251.700 tấn trên diện tích nuôi 571.000 ha. 2.3 Tạo biofloc
Tôm sú nuôi tập trung ở khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long với diện tích là 569.499 ha đạt sản lượng Biofloc được tạo bằng nguồn carbohydrate từ rỉ
250.926 tấn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông đường có hàm lượng C là 46,7%. Rỉ đường được hòa
thôn, 2016). Tuy nhiên, trong những năm qua, nghề vào nước theo tỷ lệ 1 rỉ đường, 3 nước rồi ủ 48 giờ
nuôi tôm sú gặp rất nhiều trở ngại về dịch bệnh, con sau đó bổ sung trực tiếp vào bể ương. Lượng rỉ
giống có chất lượng kém do trại sản xuất sử dụng đường được bổ sung 3 ngày một lần được tính theo
thuốc kháng sinh quá nhiều trong suốt quá trình tỷ lệ C/N trong thức ăn để bổ sung, tùy vào lượng
ương. Để nghề nuôi tôm sú phát triển bền vững, số thức ăn sử dụng cho tôm ăn mà thêm lượng rỉ đường
lượng và chất lượng con giống có ý nghĩa quyết định để đạt được tỷ lệ C/N = 25. Lượng rỉ đường cần bổ
đến nghề nuôi. Do đó, giải pháp cho nghề sản xuất sung vào bể để tạo biofloc được tính dựa theo công
giống tôm sú theo hướng an toàn sinh học bằng việc thức có cải tiến của Lục Minh Diệp (2012).
ứng dụng công nghệ biofloc trong ương ấu trùng ∆N = WTAx %PrTA X 0,08
tôm sú để tạo ra con giống tốt, an toàn sinh học phục
vụ cho nghề nuôi là rất cần thiết. Theo Châu Tài Tảo ∆C = 25 X ∆N
và Trần Ngọc Hải (2016), ương ấu trùng tôm sú theo ∆CH= ∆C : 50%
công nghệ biofloc với các nguồn carbohydrate khác
nhau đã xác định được nguồn carbohydrate từ rỉ Trong đó, ∆N: Lượng nitơ có trong thức ăn; ∆C:
đường là tốt nhất. Để làm cơ sở cho xây dựng qui Carbon cần bổ sung; ∆CH: Lượng carbohydrate cần
trình sản xuất giống tôm sú theo công nghệ biofloc, bổ sung; WTA Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày;
việc xác định thời điểm bổ sung nguồn carbohydrate %PrTA: Protein trong thức; 0,08: Là (lượng Nito có
là rất cần thiết. Chính vì thế nghiên cứu ương ấu trong thức ăn (16%), (%N) thải ra (50%); 25: Tỷ lệ
trùng tôm sú bằng công nghệ biofloc từ nguồn C:N cần cung cấp là 25:1; 50%: Tỷ lệ carbon trong
carbohydrate rỉ đường theo giai đoạn ấu trùng và carbohydrate bổ sung.
hậu ấu trùng tôm được thực hiện nhằm đánh giá tăng 2.4 Bố trí thí nghiệm
trưởng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm sú.
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU thức lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.
2.1 Nguồn nước thí nghiệm Bể ương có thể tích 500 L, độ mặn 30‰. Mật độ
ương ấu trùng 150 con/L.
Nước ngọt được lấy từ nguồn nước máy tại thành
phố Cần Thơ và nước ót có độ mặn 80‰ lấy từ + Nghiệm thức 1: Bổ sung carbohydrate từ rỉ
ruộng muối Vĩnh Châu. Nước sau khi pha đến độ đường ở giai đoạn Mysis-1
mặn 30‰ được xử lý bằng chlorine 50 g/m3 và sục + Nghiệm thức 2: Bổ sung carbohydrate từ rỉ
khí mạnh đến khi hết chlorine trong nước, sau đó đường ở giai đoạn Mysis-3
nước được lọc qua ống vi lọc 1 µm trước khi sử
dụng. + Nghiệm thức 3: Bổ sung carbohydrate từ rỉ
2.2 Nguồn ấu trùng đường ở giai đoạn Postlarve-2

Nguồn ấu trùng tôm sú được thu từ tôm mẹ cho + Nghiệm thức 4: Bổ sung carbohydrate từ rỉ
đẻ tại trại thực nghiệm nước lợ Khoa Thủy sản, đường ở giai đoạn Postlarve-4

28
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(1): 27-34

Hình 1: Hệ thống thí nghiệm


2.5 Chăm sóc ấu trùng và hậu ấu trùng trường NA hoặc TCBS, dùng que thủy tinh trãi đều,
mỗi nồng độ lặp lại 2 lần. Ủ đĩa môi trường ở 280C
Khi ấu trùng Nauplius chuyển sang ấu trùng
trong 24 giờ và xác định kết quả với công thức.
Zoea-1 thì cho ăn tảo tươi Chaetoceros sp với mật
độ 60.000–120.000 tế bào/ml kết hợp thức ăn nhân Công thức xác định mật độ vi khuẩn hay Vibrio
tạo (50% Lansy ZL + 50% Frippak-1) với lượng 1– tổng số
2 g/m3/ngày. Giai đoạn ấu trùng Mysis cho tôm ăn
Mật độ vi khuẩn (CFU/m1)= Số khuẩn lạc x độ
thức ăn nhân tạo (50% Lansy ZL + 50% Frippak-2)
pha loãng x 10
với lượng thức ăn là 3-4 g/m3/ngày và Artemia bung
dù 2 g/m3/lần. Đến giai đoạn tôm PL-1-PL-6 cho Các chỉ tiêu theo dõi biofloc: Thể tích biofloc
tôm ăn thức ăn Frippak-150, từ PL-7-PL-15 cho ăn (FVI) được thu ở giai đoạn PL-5, PL-10 và PL-15
Lansy PL từ 2-6 g/m3/lần, Artemia mới nở 4 bằng cách đong 1 L nước mẫu cho vào bình nón
g/m3/lần (Châu Tài Tảo, 2013). Trong suốt quá trình imhoff và để lắng khoảng 30 phút, ghi nhận thể tích
ương, không thay nước, chỉ cấp thêm nước hao hụt lắng theo đơn vị ml/L. Kích cỡ hạt và thành phần
do siphon. biofloc được thu ở giai đoạn PL-5, PL-10 và PL-15
2.6 Các chỉ tiêu theo dõi bằng cách đo chiều dài, chiều rộng ngẫu nhiên 10
hạt biofloc bằng kính hiển vi có trắc vi thị kính.
Các chỉ tiêu môi trường theo dõi gồm: Nhiệt Thành phần động thực vật trong hạt biofloc được
độ và pH được đo 2 lần/ngày vào lúc 8:00 giờ và quan sát dưới kính hiển điện tử học ở vật kính 10x,
14:00 giờ, bằng nhiệt kế và máy đo pH; độ kiềm, vật kính 40x và định danh giống loài theo tài liệu
TAN, NO2- được thu 3 ngày/lần và phân tích trong phân loại của Shirota (1966).
phòng thí nghiệm. Độ kiềm được phân tích theo
phương pháp chuẩn độ acid, TAN được phân tích Các chỉ tiêu theo dõi tôm: Thu ngẫu nhiên 30
theo phương pháp Indophenol Blue, NO2- được phân mẫu tôm đo chiều dài tổng ở các giai đoạn Mysis-1,
tích theo phương pháp so màu 4500-NO2-B. PL-1, PL-5, PL-10, và PL-15 bằng kính hiển vi có
trắc vi thị kính. Tỷ lệ sống và năng suất được xác
Các chỉ tiêu vi sinh: Thu mẫu và phân tích vi định khi tôm đạt giai đoạn PL-15 và dùng phương
khuẩn tổng số và vi khuẩn Vibrio 1 tuần/lần trong pháp định lượng để tính tỷ lệ sống.
nước, và trong tôm (toàn bộ cơ thể tôm PL-15) khi
kết thúc thí nghiệm. Mật độ vi khuẩn tổng được xác Đánh giá chất lượng của tôm PL-15
định bằng phương pháp pha loãng và đếm trên đĩa Phương pháp đánh giá chất lượng tôm sú giống
thạch Nutrient agar có bổ sung 1,5% NaCl (NA) PL-15 theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8398: 2012
(Huys, 2003). Tương tự, mật độ Vibrio tổng số được (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2012).
xác định bằng phương pháp pha loãng và đếm trên
đĩa thạch TCBS (Thiosulfat Citrate Bile Salt + Phương pháp gây sốc bằng formol 100 ppm:
Surcose). Cụ thể, mẫu nước ban đầu (nồng độ 100) Thu ngẫu nhiên 100 tôm bột PL-15 cho vào cốc chứa
được pha loãng với nước muối 0,85% ra 3 nồng độ 1 L nước, cho formol vào cốc chứa tôm với nồng độ
khác nhau: 10-1, 10-2, 10-3. Sau đó, hút 100 µl từ mỗi 100 ppm, sau 30 phút. Nếu tỉ lệ tôm sống là 100%
nồng độ pha loãng của mẫu nước cho vào đĩa môi là tôm có chất lượng tốt.

29
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(1): 27-34

+ Phương pháp gây sốc bằng cách giảm 50% độ 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
mặn: Thu ngẫu nhiên 100 tôm bột PL-15 cho vào 3.1 Các yếu tố môi trường
cốc 1 L có chứa 500 ml nước bể ương, thêm vào cốc
500 ml nước ngọt, sau 30 phút. Nếu tỷ lệ tôm sống Nhiệt độ trung bình buổi sáng và chiều ở các
100% thì tôm có chất lượng tốt. nghiệm thức chênh lệch không nhiều, nhiệt độ vào
buổi sáng là 29,3oC đến 29,7oC và buổi chiều 29,8oC
+ Thu mẫu tôm PL-15 phân tích các chỉ tiêu bệnh đến 30,0oC (Bảng 1). Theo Vũ Thế Trụ (2001), ấu
đốm trắng, bệnh EMS/AHPND, bệnh hoại tử cơ trùng tôm sú phát triển tốt trong môi trường nhiệt độ
quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV) bằng khoảng 27-31oC. Như vậy nhiệt độ này thích hợp
phương pháp PCR. cho sự phát triển của ấu trùng tôm sú.
2.7 Phương pháp xử lý số liệu
pH trong thời gian thí nghiệm dao động nhỏ,
Các số liệu thu thập sau đó được tính toán giá trị buổi sáng từ 7,62 đến 7,68 và buổi chiều từ 7,66 đến
trung bình, độ lệch chuẩn và tỷ lệ phần trăm được sử 7,68. Trần Ngọc Hải và ctv. (2017) cho rằng pH
dụng trên phần mềm Excel của Office 2013. So sánh thích hợp cho sinh trưởng của tôm từ 7,5 - 8,5. Như
sự khác biệt giữa các nghiệm thức áp dụng phương vậy pH nằm trong giới hạn phát triển của ấu trùng
pháp ANOVA (SPSS 13.0) với phép thử DUNCAN tôm sú.
ở mức ý nghĩa p<0,05.
Bảng 1: Các chỉ tiêu môi trường của các nghiệm thức
Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn
Chỉ tiêu
Mysis-1 Mysis-3 Postlarvae-2 Postlarvae-4
Nhiệt độ Sáng 29,50,8 29,70,9 29,30,8 29,60,8
(oC) Chiều 29,80,8 30,00,9 29,90,7 30,00,8
Sáng 7,620,29 7,650,27 7,680,28 7,660,29
pH
Chiều 7,660,20 7,670,17 7,680,19 7,660,20
TAN (mg/L) 1,200,21 1,060,51 1,460,32 1,810,67
NO2- (mg/L) 0,400,57 0,400,48 0,440,56 0,510,55
Độ kiềm (mgCaCO3/L) 111,15,2 107,76,0 108,94,9 108,14,9
3.2 Tổng vi khuẩn và Vibrio trong thí
Hàm lượng TAN trung bình trong từng nghiệm
nghiệm
thức dao động từ 1,06 mg/L đến 1,81 mg/L (Bảng
1). Theo Boyd (1998) và Chanratchakool (2003), 3.2.1 Tổng vi khuẩn
hàm lượng TAN thích hợp cho ấu trùng tôm sú nhỏ Mật độ tổng vi khuẩn giữa các nghiệm thức có
hơn 2 mg/L. sự khác biệt rõ rệt. Mật độ tổng vi khuẩn sau 7 ngày
Hàm lượng NO2- trung bình ở các nghiệm thức ương khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
dao động từ 0,40 mg/L đến 0,51 mg/L (Bảng 1), và nằm trong khoảng 104 CFU/mL (Bảng 2). Đến
nghiệm thức bổ sung carbohydrate từ giai đoạn PL- ngày ương tôm thứ 15, mật độ tổng vi khuẩn ở
4 có hàm lượng nitrite cao nhất 0,51 mg/L và thấp nghiệm thức 4 lớn nhất khác biệt có ý nghĩa thống
nhất ở nghiệm thức bổ sung carbohydrate từ giai kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, mật độ
đoạn Mysis-3 là 0,40 mg/L. Theo Phạm Văn Tình tổng vi khuẩn ở nghiệm thức 3 nhỏ nhất khác biệt
(2004), hàm lượng NO2-<1 mg/L nằm trong khoảng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm
thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm sú. thức 1 nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với nghiệm thức 2 và nghiệm thức 4.
Theo Châu Tài Tảo (2015), độ kiềm thích hợp
cho tăng trưởng và phát triển của ấu trùng và hậu ấu Kết quả phân tích tổng vi khuẩn sau 23 ngày
trùng tôm sú là từ 100-120 mgCaCO3/L. Độ kiềm ương cho thấy nghiệm thức 4 có mật số vi khuẩn lớn
trong thời gian thí nghiệm dao động từ 107,7 nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
mgCaCO3/L đến 111,1 mgCaCO3/L phù hợp cho các nghiệm thức còn lại. Theo Anderson (1993),
tôm phát triển tốt. trong nước sạch, mật độ vi khuẩn tổng nhỏ hơn 103
CFU/mL, nếu mật độ tổng vi khuẩn vượt 107
Như vậy các yếu tố môi trường đều nằm trong CFU/mL sẽ có hại cho tôm nuôi. Như vậy, mật độ
khoảng thích hợp cho ấu trùng tôm sú phát triển tốt. vi khuẩn tổng của cả 4 nghiệm thức đều nằm trong
khoảng thích hợp cho tôm phát triển

30
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(1): 27-34

Ở nghiệm thức 4, mật độ vi khuẩn trong tôm cao thức 1, 2 và 3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê
nhất (125,53*104 CFU/g), khác biệt có ý nghĩa (p>0,05). Mật độ tổng vi khuẩn trong tôm cao sẽ ảnh
thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức có mật độ vi hưởng đến tôm, ở nghiệm thức 2, mật độ tổng vi
khuẩn thấp nhất (23,88*104 CFU/g) là nghiệm thức khuẩn thấp nhất nên tỷ lệ sống của tôm cao nhất và
2 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ngược lại mật độ tổng vi khuẩn trong tôm cao nhất
so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3. Nghiệm ở nghiệm thức 4 nên tỷ lệ sống của tôm thấp nhất.
Bảng 2: Mật độ vi khuẩn tổng trung bình giữa các nghiệm thức (104 CFU/mL trong nước và 104 CFU/g
trong tôm)
Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn
Chỉ tiêu
Mysis-1 Mysis-3 Postlarvae-2 Postlarvae-4
7 ngày 1,33±0,35a 1,86±0,42 a
1,96±0,47a 1,23±0,25a
15 ngày 5,17±1,76a 14,50±5,00b 4,00±2,00a 38,00±3,46c
23 ngày 5,67±5,06a 12,50±5,76a 20,17±3,68a 67,50±24,98b
Trong tôm (PL-15) 59,98±15,07ab 23,88±8,46a 61,31±15,46ab 125,53±80,01b
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
3.2.2 Vi khuẩn Vibrio (2017), ương ấu trùng tôm sú theo công nghệ biofloc
với tỷ lệ C/N = 30 cho thấy mật độ vi khuẩn Vibrio
Sau 7 ngày ương, nghiệm thức 4 có mật độ
là 5,67*103 CFU/ml chưa thấy ảnh hưởng đến tôm.
Vibrio cao nhất 3,48*103 CFU/mL và khác biệt có ý
Ở nghiệm thức 3 và 4, mật độ vi khuẩn Vibrio cao
nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 và
hơn các nghiên cứu trên nhưng chưa thấy ảnh hưởng
nghiệm thức 2, nhưng không khác biệt với nghiệm
đến tỷ lệ sống của tôm.
thức 3. Sau 15 ngày ương, mật độ vi khuẩn Vibrio
giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê Kết quả cho thấy mật độ vi khuẩn Vibrio trong
(p<0,05), cao nhất ở nghiệm thức 4 với mật độ tôm khi kết thúc thí nghiệm giữa các nghiệm thức
22,63*103 CFU/mL. khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiệm thức
2 có mật độ Vibrio thấp nhất (1,77*103 CFU/g) khác
Kết quả phân tích ở lần cuối thí nghiệm cho thấy
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm
nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 có mật độ Vibrio
thức 4, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
thấp lần lượt là 7,00*103 CFU/mL và 4,1*103
(p>0,05) so với nghiệm thức 1 và 3. Mật độ vi khuẩn
CFU/mL, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so
Vibrio trong nước càng cao thì trong tôm càng cao.
với nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 (Bảng 3). Theo
Mật độ vi khuẩn Vibrio trong tôm ở nghiệm thức 4
Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv. (2008), mật độ vi
cao nhất có ảnh hưởng đến tôm nên tỷ lệ sống của
khuẩn Vibrio nhỏ hơn 6,5*103 CFU/ml chưa gây
tôm ở PL-15 thấp nhất.
ảnh hưởng đến tôm nuôi. Theo Châu Tài Tảo và ctv
Bảng 3: Mật độ vi khuẩn vibrio trung bình giữa các nghiệm thức (103 CFU/mL trong nước và 103 CFU/g
trong tôm)
Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn
Chỉ tiêu
Mysis-1 Mysis-3 Postlarvae-2 Postlarvae-4
7 ngày 0,75±0,79a 1,47±1,04a 2,15±0,91ab 3,48±0,84b
a a
15 ngày 1,20±0,10 1,57±0,12 4,30±2,17b 22,63±1,31c
23 ngày 7,00±3,61a 4,10±2,42a 30,83±6,43c 18,83±6,01b
Trong tôm (PL-15) 7,47±3,31a 1,77±0,35a 5,90±5,23a 30,9±12,87b
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi biofloc trong thí nghiệm mắt,... Kết quả thành phần biofloc này giống với
Khi quan sát dưới kính hiển vi thành phần chủ nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong ương
yếu của biofloc là vật chất hữu cơ, vỏ tôm, vỏ ấu trùng tôm sú của Châu Tài Tảo (2017).
Artemia, các phiêu sinh thực vật gồm các loài tảo Thể tích biofloc: Bảng 4 cho thấy thể tích
khuê, tảo lam, tảo giáp, tảo mắt, tảo lục, phiêu sinh biofloc của các nghiệm thức khác biệt không có ý
động vật gồm một số loài thuộc ngành Protozoa và nghĩa thống kê ở các giai đoạn PL-5, PL-10 và PL-
Rotifera cũng được tìm thấy. Quan sát hạt biofloc 15. Tuy nhiên, thể tích biofloc lớn nhất ở nghiệm
khi kết thúc thí nghiệm cho thấy chiếm ưu thế nhất thức 1 và giảm dần đến nghiệm thức 4 là do thời
là Protozoa, kế tiếp là tảo lục và tảo khuê, bên cạnh điểm bổ sung rỉ đường ở nghiệm thức 1 trước nên
đó, các nhóm ngành khác như: tảo lam, tảo giáp, tảo thể tích biofloc cao hơn và giảm dần ở các nghiệm

31
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(1): 27-34

thức còn lại. Tôm postlarvae ăn được hạt biofloc nên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm
thể tích biofloc của các nghiệm thức đều thấp. thức 3. Chiều rộng hạt biofloc ở nghiệm thức 4 nhỏ
nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 3
Kích cỡ hạt biofloc của các nghiệm thức khác
nghiệm thức còn lại. Kích cở hạt biofloc tăng dần
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở giai đoạn PL-
theo thời gian ương nên ở nghiệm thức 4 bổ sung rỉ
5, chiều dài hạt biofloc ở nghiệm thức 4 thấp nhất
đường cuối cùng nên kích cở hạt biofloc thấp hơn so
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
với các nghiệm thức bổ sung rỉ đường trước đó.
nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 nhưng khác biệt
Bảng 4: Thể tích biofloc của thí nghiệm (ml/L)
Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn
Giai đoạn
Mysis-1 Mysis-3 Postlarvae-2 Postlarvae-4
Postlarvae-5 0,400,26a 0,200,17a 0,300,26a 0,100,00a
Postlarvae-10 0,770,67a 0,570,57 a
0,330,15a 0,900,69a
Postlarvae-15 1,400,17a 1,330,23 a
1,230,25a 1,170,91a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Ở giai đoạn PL-10 chiều dài và chiều rộng hạt khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm
biofloc khác biệt không có ý nghĩa thống kê thức 2 và nghiệm thức 4, Chiều rộng hạt biofloc lớn
(p>0,05) giữa các nghiệm thức. nhất ở nghiệm thức 3 nhưng khác biệt không có ý
Khi kết thúc thí nghiệm (PL-15) ta thấy chiều dài nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 2 và 3.
hạt biofloc khác biệt không có ý nghĩa thống kê Theo Logan et al., (2010), trong môi trường nuôi
(p>0,05); nhưng chiều rộng hạt biofloc khác biệt có tôm, thành phần vi khuẩn rất đa dạng, chúng có khả
ý nghĩa thống kê (p<0,05), nghiệm thức 1 khác biệt năng tập hợp thành những hạt biofloc có hình dạng
có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 3, nhưng và kích cỡ khác nhau.
Bảng 5: Kích thước hạt biofloc trong thí nghiệm (mm)
Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn
Giai đoạn
Mysis-1 Mysis-3 Postlarvae-2 Postlarvae-4
Dài 0,240,02b 0,260,03b 0,210,02ab 0,150,02a
Postlarvae-5 b b
Rộng 0,120,02 0,130,02 0,120,02b 0,090,01a
Dài 0,300,04a 0,290,05a 0,330,7a 0.300,02a
Postlarvae -10 a a
Rộng 0,150,01 0,140,03 0,150,03a 0,140,01a
a a
Dài 0,300,03 0,340,01 0,380,05a 0,340,07a
Postlarvae -15 a ab
Rộng 0,150,02 0,180,02 0,200,01b 0,190,03ab
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
3.4 Chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng tôm có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 3,
sú (mm) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
Ở giai đoạn Mysis-1 và PL-1, chiều dài tổng của các nghiệm thức còn lại. Đến giai đoạn PL-15, tăng
tôm ở 4 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa trưởng về chiều dài của tôm cao nhất ở nghiệm thức
thống kê (p>0,05). Các nghiệm thức có sự tăng 2, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các
trưởng chiều dài tương đối đồng đều, ở tất cả các nghiệm thức còn lại. Theo Châu Tài Tảo và ctv.
giai đoạn (Bảng 6). Đến giai đoạn PL-5 chiều dài (2006), chiều dài trùng bình của tôm PL-15 ương
của tôm lớn nhất ở nghiệm thức 2 nhưng khác biệt theo quy trình thay nước là 11,1 mm. Theo Trần
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các Ngọc Hải và ctv. (2017), giai đoạn PL-15 có chiều
nghiệm thức còn lại. Đến giai đoạn PL-10, tôm có dài là 12 mm. Kết quả của nghiên cứu này tương tự
chiều dài lớn nhất ở nghiệm thức 2, khác biệt không với các nghiên cứu trên.
Bảng 6: Chiều dài (mm) của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú
Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn
Giai đoạn
Mysis-1 Mysis-3 Postlarvae-2 Postlarvae-4
Mysis -1 3,900,01a 3,910,01 a
3,910,01a 3,900,01a
Postlarvae-1 5,950,04a 5,920,07 a
5,940,01a 5,960,02a
Postlarvae-5 7,330,20a 7,360,03 a
7,240,08a 7,340,16a
Postlarvae-10 9,250,17a 9,650,09 b
9,320,14ab 9,290,27a
Postlarvae-15 11,270,19a 12,170,05 b
11,230,29a 11,120,58a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

32
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(1): 27-34

3.5 Tỷ lệ sống và năng suất của PL-15 của giống tôm sú ở Cần Thơ là 39,7%. Theo Châu Tài
thí nghiệm Tảo và ctv. (2006), tỷ lệ sống của PL-15 tôm sú ương
bằng qui trình thay nước trung bình là 43,8%. Qua
Kết quả xử lý thống kê cho thấy tỷ lệ sống của
đó, tỷ lệ sống của PL-15 ở các nghiệm thức đều cao
PL-15 ở nghiệm thức 2 cao nhất (68,3%) kế đến là
hơn các nghiên cứu trên. Có thể ương theo công
nghiệm thức 3 (65,6%), khác biệt có ý nghĩa thống
nghệ biofloc tạo môi trường tốt và tôm ăn được các
kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 (50,0%) và
hạt biofloc nên có tỷ lệ sống cao. Theo Avnimelech
nghiệm thức 4 cho tỷ lệ thấp nhất (46,9%). Nghiệm
(2012), biofloc không những có tác dụng cải thiện
thức 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
chất lượng nước mà còn là nguồn thức ăn giàu dinh
so với nghiệm thức 3. Theo Nguyễn Thanh Phương
dưỡng cho tôm nuôi
và ctv. (2006), tỷ lệ sống PL-15 của các trại sản xuất
Bảng 7: Tỷ lệ sống (%) và năng suất của PL-15 của các nghiệm thức
Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn
Chỉ tiêu
Mysis-1 Mysis-3 Postlarvae-2 Postlarvae-4
Tỷ lệ sống (%) 50,03,0a 68,311,2b 65,69,7b 46,92,7a
a b
Năng suất (con/L) 65±4 89±14 85±13b 61±3a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Năng suất của PL-15 cao nhất là ở nghiệm thức Kết quả đánh giá và kiểm bệnh tôm cho thấy
2 (89±14 con/L), khác biệt có ý nghĩa thống kê công nghệ biofloc có tác động đến chất lượng tôm,
(p<0,05) so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 4, công nghệ biofloc rất an toàn sinh học nên tạo ra tôm
nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giống chất lượng tốt và sạch bệnh.
so với nghiệm thức 3. Năng suất của PL-15 thấp
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
nhất ở nghiệm thức 4 (61,1±3,46). Kết quả trên cho
thấy, các nghiệm thức bổ sung mật rỉ đường ở giai Các yếu tố môi trường, mật độ vi khuẩn và chỉ
đoạn Mysis-3 và PL-2 cho năng suất và tỷ lệ sống tiêu biofloc của các nghiệm thức nằm trong khoảng
của PL-15 cao hơn so với nghiệm thức bổ sung thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt từ
carbohydrate ở giai đoạn Mysis-1 và PL-4. Điều này giai đoạn Mysis 3 đến PL2.
cho thấy, khi bổ sung rỉ đường để tạo biofloc ở các
thời điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng đến năng suất của Tăng trưởng về chiều dài, tỷ lệ sống và năng suất
của tôm ở giai đoạn PL-15 lớn nhất ở nghiệm thức
tôm. Có thể là do bổ sung rỉ đường ở giai đoạn
Mysis-1, ấu trùng còn nhỏ nên bị ảnh hưởng, nhưng bổ sung rỉ đường từ giai đoạn Mysis-3.
khi bổ sung ở giai đoạn PL-4, thời gian bổ sung rỉ Chất lượng tôm PL-15 ở tất cả các nghiệm thức
đường ngắn nên biofloc ít làm cho môi trường xấu trong thí nghiệm đạt chất lượng tốt và sạch bệnh
và mật độ vi khuẩn tổng và Vibrio cao, dẫn đến năng đốm trắng, bệnh EMS/AHPND, bệnh hoại tử cơ
suất của 2 nghiệm thức này thấp hơn so với 2 quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV).
nghiệm thức còn lại.
Nếu ương ấu trùng tôm sú có bổ sung rỉ đường
3.6 Đánh giá chất lượng tôm PL-15 từ giai đoạn Mysis-3 thì tôm PL-15 có tăng trưởng,
Đánh giá chất lượng tôm sú giống là rất quan tỷ lệ sống và năng suất cao nhất.
trọng khi đưa ra thị trường, nhằm đảm bảo tôm đạt Công nghệ biofloc có thể được ứng dụng để
tiêu chuẩn và chất lượng, phương pháp đánh giá chất ương giống tôm sú từ giai đoạn Mysis-3 vào trong
lượng ấu trùng thường sử dụng là sốc formol và sốc thực tế sản xuất giống.
độ mặn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sau khi sốc tôm PL-15 bằng formol và độ mặn,
tất cả các nghiệm thức đều có tỷ lệ tôm sống đạt Anderson, I., 1993. The veterinary approach to
100%, kết quả này phù hợp với tiêu chuẩn về chất marine prawns. In: Aquaculture for veterinarians:
fish husbandry and medicine (Editor Brown L.),
lượng tôm PL-15.
pp. 271-296
Khi kiểm tra bệnh đốm trắng, bệnh Avnimelech, Y., 2012. Biofloc Technology A
EMS/AHPND, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ Practical Guide Book, 2nd Edition. The World
quan lập biểu mô (IHHNV) bằng phương pháp PCR, Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana,
kết quả cho thấy tất cả các mẫu đều âm tính với các United State.
loại bệnh trên. Bộ Khoa học và Công Nghệ, 2012. Quyết định
3776/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 12 năm 2012

33
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(1): 27-34

công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Châu Tài Tảo, 2017. Nghiên cứu ứng dụng công
Khoa học và Công nghệ ban hành. nghệ biofloc trong ương ấu trùng tôm sú
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2016. Báo (Penaeus monodon). Đề tài cấp trường.
cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm Huys, G., 2003. Preservation of bacteria using
2015 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. commercial cryopreservation systems. Standard
Boyd, C. E., 1998. Water quality for pond Operation Procedure, Asia resist.
aquaculture. Deparment of Fisheries and Allied Logan, AJ. Lawrence, A., Dominy,. W. and Tacon,
Aquaculture Auburn University, Alabama 36849 A.G.J., 2010. Single-cell proteins from food
USA. byproducts provide protein in aquafeed. Global
Chanratchakool, P., 2003. Advice on aquatic animal Advocate. 13: 56-57.
health care: Problems in Penaeus monodon Lục Minh Diệp, 2012. Ứng dụng công nghệ biofloc,
culture in low salinity areas. Aquaculture giải pháp kỹ thuật thay thế cho nghề nuôi tôm he
Asia, 8(1): 54-56 thương phẩm hiện nay tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội
Châu Tài Tảo, 2013. So sánh đặc điểm sinh sản các thảo khoa học ứng dụng công nghệ mới trong
nguồn tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, nuôi trồng thủy sản: trang 3-13.
1798) bố mẹ và thực nghiệm nuôi tôm thành thục Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu
trong hệ thống bể tuần hoàn. Nhà xuất bản Nông Tài Tảo, 2006. Tình hình sản xuất giống tôm sú
Nghiệp. 114 Trang. (Penaeus monodon) ở Cà Mau và thành phố Cần
Châu Tài Tảo, 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm lên Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số
tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của ấu chuyên đề Thủy sản quyển 2: 178-186.
trùng và hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Thị Kiều Trang và
monodon). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Trương Quốc Phú, 2008. Biến động mật độ vi
Nông thôn số 23: 97-102. khuẩn trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon)
Châu Tài Tảo, Huỳnh Hàn Châu và Nguyễn Thanh ghép với cá rô phi đỏ ở Sóc Trăng. Tạp chí Khoa
Phương, 2006. Ảnh hưởng của chế độ thay nước học Đại học Cần Thơ số chuyên đề Thủy sản
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú quyển 1: 187-194.
(Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Trường Phạm Văn Tình, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm sú chất
Đại học Cần Thơ số đặc biệt chuyên đề Thủy sản lượng cao. Nhà suất bản Nông Nghiệp 75 trang.
quyển 2: 268 – 274. Shirota, A., 1966. The plankton of South Viet-Nam:
Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải, 2016. Nghiên cứu Fresh water and marine plankton. Japan:
ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) theo Overseas technical cooperation agency.
công nghệ biofloc với các nguồn carbon khác Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo và Nguyễn Thanh
nhau. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Phương, 2017. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất
Việt Nam. 12: 92-95. giống và nuôi giáp xác. Nhà xuất bản Đại học
Châu Tài Tảo, Lý Văn Khánh và Trần Ngọc Hải, Cần Thơ, 211 trang.
2017. Ảnh hưởng của tỷ lệ C/N lên tăng trưởng Vũ Thế Trụ. 2001. Thiết lập và điều hành trại sản
và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú xuất trại tôm giống tại Việt Nam. Nhà xuất bản
(Penaeus monodon) ương nuôi trong hệ thống Nông Nghiệp. 108 trang.
biofloc. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, số 49, phần B trang 64-71.

34

You might also like