You are on page 1of 5

Câu 1.

Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái đất trong chuyển động quay quanh mặt trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm một tòa nhà xuống đất.
D. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 2. Chuyển động cơ học là
A. sự di chuyển.
B. sự dời chỗ.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. sự thay đổi vị trí từ nơi này đến nơi khác
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Trong chuyển động chậm dần đều vectơ gia tốc ngược chiều chuyển động.
B. Trong chuyển động nhanh dần đều vectơ gia tốc cùng chiều chuyển động.
C. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều gia tốc không đổi theo thời gian.
D. Trong chuyển động chậm dần đều gia tốc có giá trị âm.
Câu 4. Chuyển động nào dưới đây không thể là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.
B. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống đất.
C. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
D. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng đến độ cao cực đại.
Câu 5. Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 3 - 4t +2t2 . Biểu thức vận tốc tức thời theo thời gian là
biểu thức nào dưới đây:
A. v = 4(t-1) B. v = 4(t+1) C. v = 2(t-2) D. v = 2(t+2)
Câu 6. Một vật được thả rơi đồng thời từ hai độ cao h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi
khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Xác định tỉ số h1/h2
A. 2 B. 4 C. 1 D. 0,5
Câu 7. Chuyển động tròn đều không có các đặc điểm nào dưới đây?
A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Tốc độ dài không đổi.
C. Tốc độ góc không đổi. D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 8. Chu kỳ của vật chuyển động tròn đều là
A. số vòng tổng cộng vật quay được B. số vòng vật quay trong 1 giây.
C. thời gian vật quay n vòng. D. thời gian vật quay được 1 vòng.
Câu 9. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 5 cm . Tốc độ góc của nó không đổi, bằng
4, 7 rad /s . Gia tốc hướng tâm của chất điểm là
A. 441,8 m/s2. B. 1,1 m/s2. C. 94 m/s2. D. 0,235 m/s2.
Câu 10. Một đĩa tròn bán kính 10 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 100 vòng hết đúng 2 giây. Tốc độ
dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng:
A. v = 31,4 m/s. B. v = 3,14 m/s. C. v = 62,8 m/s. D. v = 6,28 m/s.
Câu 11. Vận tốc tuyệt đối là:
A. Vận tốc của vật chuyển động đối với hệ quy chiếu chuyển động.
B. Vận tốc của vật chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên.
C. Vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên.
D. Vận tốc của vật chuyển động
Câu 12. Hai xe cùng chuyển động trên đường thẳng với độ lớn vận tốc v1 và v2 . Nếu 2 xe chuyển động ngược
chiều thì vận tốc của xe 1 đối với xe 2 là:
A. v12 = v1 B. v12 = v2 C. v12 = v1- v2 D. v12 = v1+v2
Câu 13. Sai số tỉ đối được tính bởi công thức :
A1  A2  A3 ....  An
A. A  B. A= A  A
n
A
C. A= A  A D.  A  .100%
A
Câu 14. Sai số tuyệt đối của phép đo các đại lượng vật lí là:
A. Sai số ngẫu nhiên B. Tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ
C. Sai số hệ thống D. Sai số tuyệt đối trung bình
Câu 15. Chọn câu đúng.
A. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn giảm dần thì sẽ chuyển động chậm dần.
B. Một vật sẽ đứng yên nếu không có lực nào tác dụng vào vật
C. Một vật đang đứng yên muốn chuyển động phải có lực tác dụng vào vật.
D. Một vật luôn chuyển động cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng vào nó.
Câu 16. Theo định luật III Niutơn thì những lực tương tác giữa 2 vật luôn
A. Cân bằng nhau B. Cùng chiều C. Cùng độ lớn D. Vuông góc nhau
Câu 17. Một vật có khối lượng m=4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F=8N. Quãng đường vật
đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng:
A. 30m B. 25m C. 5m D. 50m.
Câu 18. Gia tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu giữ nguyên độ lớn lực tác dụng lên vật và khối lượng của
vật giảm một nửa?
A. Gia tốc của vật tăng lên hai lần. B. Gia tốc của vật giảm đi hai lần.
C. Gia tốc vật tăng lên bốn lần. D. Gia tốc vật không đổi.
Câu 19. Công thức của định luật Húc là:
m1m2
A. F  ma . B. F  G . C. F  k l . D. F  N .
r2
Câu 20. Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên.
A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Không biết được
Câu 21. Hai tàu thuỷ có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lực hấp dẫn giữa chúng là:
A. 0,166.10-9N B. 0,166.10-3N C. 0,166N D. 1,6N
Câu 22. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu
kia một lực 1N để kéo giãn lo xo. Chiều dài của lò xo khi bị giãn là:
A. 2,5cm. B. 12,5cm. C. 7,5cm. D. 9,75cm.
Câu 23: Một vật có khối lượng 0,5 kg móc vào lực kế treo trong buòng thang máy. Thang máy đang đi lên chậm
dần đều với gia tốc 1 m/s2. Số chỉ của lực kế là bao nhiêu?
A. 0,5 N. B. 5,4 N. C. 4,9 N. D. 4,4 N.
Câu 24. Treo một vật vào lực kế rồi móc lực kế vào thang máy. Khi thang máy chuyển động thì số chỉ của lực
kế tăng so với lúc thang máy không chuyển động. Kết luận nào sau đây là đúng
A. Thang máy chuyển động thẳng đều. B. Thang máy đi lên nhanh dần đều.
C. Thang máy đi lên chậm dần đều. D. Thang máy đi xuống nhanh dần đều.
Câu 25. Muốn cho một vật đứng yên thì
A. Hợp lực của các lực đặ vào vật không đổi. B. Hai lực đặt vào vật ngược chiều.
C. Các lực đặt vào vật phải đồng quy. D. Hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 26. Khi vật được treo bằng sợi dây cân bằng thì trọng lực tác dung lên vật:
A. hợp với lực căng dây một góc 900. B. bằng không.
C.cân bằng với lực căng dây. D. cùng hướng với lực căng dây.
Câu 27. Biểu thức nào không phải là điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song
song?
            
A. F1  F2  F3  0 B. F3   F1  F2 C. F3   F1  F2 D. F1  ( F2  F3 )
Câu 28. Một vật khối lượng m = 5,0 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song
với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng  = 300. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10 m/s2. Độ
lớn lực căng dây là
A. 43,3 N B. 35,35 N C. 25 N D. 50 N
Câu 29. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là:
 F1  F2  F   F1  F2  F   F1  F2  F   F1  F2  F 

A.  F1 d1  B.  F1 d 2  C.   D.  F1 d 2 
     F1  d1  
F d  F  F d  F  d 
 2 2   2 d1   2 2   2 1 
Câu 30. Hợp lực của hai lực song song ngược chiều là:
 F1  F2  F   F1  F2  F   F1  F2  F   F1  F2  F 
A.  F1 d1 
 B.  F1 d 2 
 C.  F1 d1 
 D.  F1 d 2 

F d  F  d  F d  F  d 
 2 2   2 1   2 2   2 1 
Câu 31. Hai lực song song cùng chiều và cách nhau một đoạn 0,2m. Nếu một trong hai lực có giá trị là 13N và
hợp lực của chúng có đường tác dụng cách lực kia một đoạn 0,08m. Tính độ lớn hợp lực.
A. 32,5N B. 21,5N C. 19,5N D. 25,6N
Câu 32. Hai người A và B dùng một chiết gậy để khiêng một cổ máy nặng 1000N. Điểm treo cổ máy cách vai
người A 60cm, cách vai người B 40cm. Lực mà người A và B phải chịu lần lượt là
A. 600N và 400N B. 400N và 600N C. 500N và 500N. D. 300N và 700N.
Câu 33. Một thanh sắt dài đồng chất, tiết diện đều được đặt trên mặt bàn sao cho A O B
1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi mặt bàn. Tác dụng vào đầu nhô ra một lực F hướng
thẳng đứng xuống dưới. Khi lực tác dụng đạt tới giá trị 60N thì đầu kia của thanh
F
sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi trọng lượng của thanh sắt là
Hình 3.7
A. 240N B. 30N C. 120N D. 60N
Câu 34. Động lượng được tính bằng:
A.N.s B.N.m C.N.m/s D.N/s
Câu 35. Một khẩu súng có khối lượng 4kg bắn ra viên đạn khối lượng 20g. Vận tốc đạn ra khỏi nòng súng là
600m/s. Súng giật lùi với vận tốc có độ lớn là
A.-3m/s B.3m/s C.1,2m/s D.-1,2m/s
Câu 36. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực:
A. Vận động viên bơi lội đang bơi
B. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh
C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy
D. Chuyển động của con Sứa
Câu 37. Hai vật có khối lượng m1  2kg và m2  5kg chuyển động với vận tốc v1  5m / s và v2  2m / s
.Tổng động lượng của hệ trong các trường hợp v1 và v2 cùng phương, ngược chiều:
A.0 kg.m/s B.3kg.m/s C.6kg.m/s D.10kg.m/s
Câu 38. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A.J.s B.N.m/s C.W D.HP
Câu 39. Công là đại lượng:
A. Vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không
B. Vô hướng có thể âm hoặc dương
C. Véc tơ có thể âm, dương hoặc bằng không
D. Véc tơ có thể âm hoặc dương
Câu 40. Một vật có khối lượng m = 5kg trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài S = 20m
và nghiêng góc 30° so với phương ngang. Công của trọng lực tác dụng lên vật khi vật đi hết dốc có độ lớn là:
A. 5kJ B. 1000J C. 866J D. 500J
Câu 41. Động cơ của ô tô có công suất 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 72 km/h. Lực kéo của động cơ
lúc đó là:
A. 1000 N B. 5000 N C. 1479 N D.500 N
Câu 42: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì:
A. Động năng tăng, thế năng giảm B. Động năng tăng, thế năng tăng
C. Động năng giảm, thế năng giảm D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 43: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì động năng của vật:
A. giảm theo thời gian. B. không thay đổi.
C. tăng theo thời gian. D. triệt tiêu.
Câu 44: Một vật có khối lượng m = 2 kg và động năng 25 J. Động lượng của vật có độ lớn là:
A. 10 kgm/s. B. 165,25 kgm/s. C. 6,25 kgm/s. D. 12,5 kgm/s.
Câu 45. Một viên đạn có khối lượng 10g bay khỏi nòng súng với vận tốc v1  600m / s và xuyên qua tấm gỗ
dầy 10cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ viên đạn có vận tốc v2  400 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ là:
A. 10000N B. 6000N C.1000N D.2952N
Câu 46: Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2 là bao
nhiêu nếu lấy mốc thế năng tại mặt đất?
A. -100 J B. 100J C. 200J D. -200J
Câu 47.Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:
A.Thế năng B.Động lượng C.Động năng D. Cơ năng
Câu 48: Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x. Thế năng đàn hồi lò xo được tính bằng biểu thức
1 2 1 1
A. Wt  kx B. Wt  kx 2 C. Wt  kx D. Wt  k 2 x 2
2 2 2
Câu 49. Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi
tác dụng một lực 4N thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 2cm là?
A. 0,5J B.0,2J C. 0,02J D. 0,75J
Câu 50: Điều nào sau đây là sai khi nói về cơ năng?
A. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng.
B. Cơ năng của vật được bảo toàn khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực hoặc lực đàn hồi.
C. Cơ năng của vật có thể dương.
D. Cơ năng của vật là đại lượng véc tơ.
Câu 51: Cơ năng là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không
B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
C. Véc tơ, độ lớn có thể âm, dương hoặc bằng không
D. Véc tơ, độ lớn có thể dương hoặc bằng không
Câu 52: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:
A. Ném một cục đất sét vào tường.
B. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông
C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác.
D. Bắn một đầu đạn vào một bị cát.
Câu 53: Trong va chạm đàn hồi, đại lượng nào sau đây bảo toàn ?
A. Động lượng. B. Động năng.
C. Động lượng và Động năng D. Không có đại lượng nào
Câu 54: Khoảng cách trung bình giữa sao Hỏa và Mặt Trời là 5,2 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Theo định luật 3 Kepler, hãy tính xem sao Hỏa cần bao nhiêu năm để quay được một vòng xung quanh Mặt Trời.
A. 3,67 năm. B. 2,5 năm. C. 3,4 năm D. 2,77 năm
HẾT
ĐÁP ÁN
1.D 2.C 3.D 4.C 5.A 6.B 7.D 8.D 9.B 10.B
11.B 12.D 13.D 14.B 15.C 16.C 17.B 18.A 19.C 20.C
21.C 22.B 23.D 24.B 25.D 26.C 27.B 28.C 29.B 30.D
31.A 32.B 33.D 34.A 35.B 36.D 37.A 38.A 39.A 40.D
41.B 42.A 43.B 44.A 45.A 46.D 47.A 48.A 49.C 50.D
51.A 52.B 53.C 54.D

You might also like