You are on page 1of 2

Câu 1: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 trong thời xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở niềm bắc và


kháng chiến kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam, lúc này tác giả Bằng Việt đang là sinh viên học ngành
luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây- Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và
Lưu Quang Vũ.

Câu 2: Ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp lửa” vì “bếp lửa” mang ý
nghĩa hiện thực, là hình ảnh có thật, thân thương trong cuộc sống của người nông dân, là thứ mang lại
ánh sáng, sự ấm áp, sung túc cho mỗi nhà. Bên cạnh đó, “bếp lửa”còn là kỉ niệm gia đình của nhà thơ
Bằng Việt với người bà, là tấm lòng, tình cảm yêu thương ấm áp của bà, là hình ảnh quê hương, đất
nước, người thân và cội nguồn. Việc sử dụng “ngọn lửa” ở đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả,”
“ngọn lửa” là biểu tượng của ánh sáng, hơi ấm, sự sống, là biểu tượng cho tình yêu thương và phẩm
chất cao quý của bà, là biểu tượng cho niềm tin vào sự thắng lợi của kháng chiến, vào một ngày mai tươi
sáng. Đặc biệt, “ngọn lửa” ở đây còn có tác dụng nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp của bà dành cho
cháu, bà đã nhóm lên trong người cháu ý chí, nghị lực và niềm tin. Trong tâm hồn của người cháu, bà
không chỉ là một người nhóm lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa, lửa ấy là niềm tin, sức sống,
truyền cho thế hệ mai sau.

Câu 3: Qua tấm lòng hướng về cội nguồn trong bài thơ “Bếp lửa”, chúng ta đã phần nào thấm thía thứ
tình cảm thiêng liêng cao quý ấy của mỗi con người. Để rồi từ đó, có người đã rút ra một nhận định:
“Quê hương là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi còn ở đó.”

1) Thế nào là "tình yêu quê hương , đất nước" ? 2)Biểu hiện của "tình yêu quê hương , đất
nước" là gì ? 3) "Tình yêu quê hương , đất nước "có vai trò gì trong cuộc sống ?
4) Hiện trạng của "tình yêu quê hương , đất nước"của giới trẻ hiện nay?- lấy dẫn chứng
5) Phản đề 6) Liên hệ bản thân

Tình huống truyện: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ, tình cờ, ngắn ngủi mà đầy
dư âm giữa anh thanh niên, cô kĩ sư và bác họa sĩ trên đất Sa Pa. Tình huống truyện đơn giản, thơ mộng,
tự nhiên mà đầy chất chữ tình, có tác dụng khắc họa chân dung nhân vật anh thanh niên một cách sinh
động, tự nhiện, khách quan, chân thực và sâu sắc qua lời anh nói, điều anh nghĩ, việc anh làm và những
cảm nhận của những nhân vật còn lại, đồng thời từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện.

2/ tình huống truyện: cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi mà đầy dư âm giữa anh thanh niên với hai người
khách là ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trên đất Sa Pa.
-> ý nghĩa:
- tình huống truyện đơn giản, thơ mộng, tự nhiên và mang đậm chất trữ tình.
- hình ảnh anh thanh niên được khắc hoạ đầy khách quan, tự nhiên và chân thực.
- làm nổi bật chủ đề của truyện

Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ bất ngờ, tình cờ, ngắn ngủi mà đầy dư âm giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và
anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đất Sa Pa. Tình huống truyện đó đơn gian,
tự nhiên đầy chất trữ tình. Qua đó, tác giả đã khéo léo khắc họa nhân vật anh thanh niên qua hành
động, cử chỉ của anh và qua cái nhìn, đánh giá, suy ngẫm của các nhân vật khác. Từ đó, chủ đề của bài
thơ trở nên nổi bật và ấn tượng hơn.

You might also like