You are on page 1of 5

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ Đề thi học kì I lớp 9 môn Ngữ văn

Tổ Xã hội Thời gian: 90 phút


Ngày 25/12/2021
Phần I (7điểm) - Đọc đoạn trích sau:
“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn
dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang
bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng!
Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng
trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa
thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia đang mùa hè, đột
ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh
con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho
người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”.
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK lớp 9 tập 1, trang 182)
1. Nêu tình huống cơ bản của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" và cho biết tác dụng của
việc tạo dựng tình huống ấy.
2. Trong câu đầu của đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ độc
thoại hay độc thoại nội tâm? Vì sao em khẳng định như vậy?
3. Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên?
4. Cho câu chủ đề sau: “Dù chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện nhưng
nhân vật anh thanh niên đã khiến người đọc phải xúc động bởi lí tưởng sống cao
đẹp và lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.”
Hãy viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn Tổng – Phân – Hợp.
Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần trạng ngữ. (Gạch dưới
câu phủ định, thành phần trạng ngữ và chú thích rõ.)

PHẦN II (3.0 điểm)- Cho văn bản sau:


Tàu Titanic thật sự đã nằm sâu dưới đáy biển nhưng với những câu
chuyện bất diệt về tình người còn đọng lại với thời gian, đây là con tàu
không- thể- đắm trong lòng người ở lại.(…) Khi đuôi con tàu bắt đầu chìm
xuống nước, ở vào giây phút sinh ly tử biệt, câu nói người ta hét lên trong
thảng thốt không phải là tiếng kêu cứu mà là thông điệp ngắn ngủi nhưng ý
nghĩa: “I love you”. Có lẽ, trong khoảnh khắc ranh giới giữa sự sống và cái
chết, người ta nhận ra “Nước biển dù nhiều hơn nữa cũng không thể nhấn chìm
được tình yêu”, và tình người!

( Theo Helino )

Câu 1. Đoạn văn trên đã nhắc đến một thảm họa diễn ra vào ngày 14/4/1912 –
vụ đắm tàu Titanic trên biển Đại Tây Dương. Tại sao tác giả lại viết :“ Đây là
con tàu không- thể- đắm trong lòng người ở lại”?

Câu 2. Xét về cấu tạo, phần in đậm trong văn bản trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. Từ thảm họa đầy ám ảnh về con tàu Titanic, từ nhận định“ Nước biển
dù nhiều hơn nữa cũng không thể nhấn chìm được tình yêu và tình người”, em
hãy trình bày những suy nghĩ của mình về giá trị bất diệt của tình yêu thương
bằng một đoạn văn khoảng một trang giấy thi.

Chúc em làm bài tốt !


HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
LỚP 9
Ngày 25/12/2021
Phần I
Câu Đáp án, hướng dẫn Điểm
* Tình huống truyện:
- Chỉ ra được tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi 0.5
giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng
Câu 1 kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa.
(1 đ) - Tác dụng của việc tạo dựng tình huống: 0.5
Tạo điều kiện thuận lợi để tác giả giới thiệu và khắc họa chân
dung anh thanh niên, nhân vật chính, một cách khách quan, tự
nhiên, chân thực không chỉ qua hành động, việc làm của anh mà còn
qua những cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật khác.
Câu 2 – Độc thoại nội tâm 0.5
(1 đ) - Vì : Đó chỉ là suy nghĩ không thốt thành lời của ông họa sĩ; trước 0.5
câu văn dùng để diễn đạt suy nghĩ của nhân vật này không có dấu
hai chấm xuống dòng gạch đầu dòng.
* Dựa vào đoạn trích để nhận xét đánh giá về anh thanh niên.
Câu 3 - Cởi mở, thân thiện, hiếu khách; 0.5
(1 đ) - Nếp sống, phong cách sống đẹp -> Tinh thần lạc quan, yêu đời, 0.5
biết tìm niềm vui trong cuộc sống.

* Về hình thức:(1 điểm)


- Đoạn tổng- phân- hợp, đủ số câu, chép lại câu trong đề làm câu mở 0,5
đoạn.
- Tiếng Việt: 0.5
+ Sử dụng được câu phủ định (đúng nội dung - hình thức, có gạch
chân, chú thích)
Câu 4 + Sử dụng được thành phần trạng ngữ (có gạch chân, chú thích)
(4 đ) *Về nội dung (3 điểm): Bám vào các dẫn chứng trong văn bản để
phân tích, nhận xét, đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống và làm việc 0.5
- Lí tưởng sống cao đẹp: 1.0
+ Tự hỏi: “Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm
việc?” => Ý thức được trách nhiệm với quê hương, đất nước.
+ Hạnh phúc khi thấy mình góp phần vào chiến công bắn rơi máy
bay Mỹ, khát khao được làm việc ở độ cao 3143m => Với anh, hạnh
phúc là được cống hiến hết sức mình, sẵn sàng chịu đựng gian khổ
vì đất nước.
-Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: 1.0 đ
+ Biết tìm niềm vui trong công việc, coi công việc là bạn.
+ Hiểu được mối quan hệ giữa công việc của mình với công việc
của mọi người.
+ Tự giác, vượt lên khó khăn để hoàn thành tốt công việc của mình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 0.5 đ
+ Vẻ đẹp của anh được bộc lộ chủ yếu qua cái nhìn của các nhân vật
khác, đặc biệt là ông họa sĩ.
+ Với một cốt truyện nhẹ nhàng, giàu chất thơ, chỉ bằng một số chi
tiết và chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhân vật anh
thanh niên đã góp phần làm rõ chủ đề tác phẩm và qua anh, mọi
người hiểu thêm về một Sa Pa lặng lẽ.

Phần II

Câu Nội dung Điểm


Câu 1 Tác giả viết “ Đây là con tàu không - thể - đắm trong lòng người ở
0.5đ lại” bởi:
-Tại đây ( trên con tàu Titanic) đã diễn ra những câu chuyện xúc 0.25
động về tình người; hình ảnh những con người và tình cảm họ dành
cho nhau trong giây phút cuối cùng thật đáng trân trọng.
- Con tàu đã vùi mình xuống đáy đại dương nhưng hình ảnh của nó, 0.25
câu chuyện về nó sẽ còn mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí
người ở lại...
Câu 2 - Kiểu câu ghép 0,5đ
0.5đ
Câu 3 *Hìnhthức:
2đ - Đoạn văn nghị luận xã hội, đủ độ dài theo qui định 0,5
- Lập luận chặt chẽ,giàu sức thuyết phục...
*Nội dung: HS cóthể có các cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm 1,5
bảo những ý cơ bản sau:
- Dẫn dắt từ bài viết để giới thiệu vấn đề: Giá trị bất diệt của tình yêu
thương
- Giải thích: Tình yêu thương là gì? Giá trị bất diệt là gì? Tại sao
tình yêu thương lại trở nên bất diệt?
- Biểu hiện trong đời sống thường ngày xưa và nay - có dẫn chứng
cần thiết
- Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống...
- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
+ Cần phải thể hiện tình yêu thương thế nào cho đúng cách.
+ Phê phán những người sống ích kỉ, vô cảm, không biết trân trọng
tình yêu thương…
- Rút ra bài học và hành động cho bản thân: nhận thức, thái độ và
hành động…

You might also like