You are on page 1of 18

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI THÁNG 11

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Phạm Tiến Duật

A. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:;

- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê Phú Thọ.

- Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến
chống Mỹ.

- Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1969 – thời kì cuộc kháng chiến
chống Mỹ diễn ra ác liệt; tác giả đang sống và chiến đấu tại tuyến đường Trường Sơn.
b, Nội dung, nghệ thuật:
* Nội dung: Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, nhà thơ đã làm nổi bật hình ảnh
người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ.
* Nghệ thuật:
- Đưa vào thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường.
- Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
- Thể thơ: Kết hợp 7 chữ và 8 chữ.
c, Ý nghĩa nhan đề:
- Cấu tạo: CDT, trung tâm - “Bài thơ”.
- Nhan đề bài thơ dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở sự độc đáo
của nó.
- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính - một phát
hiện thú vị thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường
Trường Sơn.
- Hai chữ “Bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực: không phải chỉ viết
về những chiếc xe không kính và hiện thực chiến tranh mà chủ yếu khai thác chất thơ
của hiện thực ấy. Đó là chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung,
vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy.
B. Phân tích:
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
* Một hình ảnh độc đáo, một phát hiện thú vị thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời
sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
* Một hình ảnh thực đến trần trụi:
- “Không có ... đi rồi”:
+ Tác giả giải thích nguyên nhân xe không kính bằng cách nói phủ định + câu thơ
gần với văn xuôi + giọng điệu thản nhiên.
+ Liệt kê, điệp ngữ “bom” + những động từ mạnh “giật”,“rung”  sự dữ dội, khốc
liệt của chiến tranh ngày càng gia tăng.
- “Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước”
+ Điệp ngữ “không có” + nghệ thuật liệt kê, quan hệ từ “rồi” chỉ sự tiếp diễn 
Những chiếc xe ngày càng biến dạng, trần trụi hơn và những gian khổ, ác liệt của chiến
tranh nối tiếp nhau, ngày càng chồng chất; kín đáo cho thấy những chiếc xe vẫn vượt lên
gian lao, băng băng ra tiền tuyến.
 Những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có một
hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến
Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến
tranh chống Mĩ.
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
a, Hoàn cảnh sống, chiến đấu: Phải trải qua nhiều gian khổ, ác liệt của chiến tranh -
Được tái hiện bằng những hình ảnh thực: (d/c).
b, Cảm giác của người chiến sĩ trên chiếc xe không kính: “Nhìn thấy gió ... buồng
lái”
- Người chiến sĩ tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, được hòa mình với thiên
nhiên. Điệp ngữ “nhìn thấy”→ một niềm sảng khoái bất tận.
- “Nhìn thấy gió ... vào tim”:
+ Cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “mắt đắng”: mắt cay vì thiếu ngủ, vì gió bụi.
+ Nhân hóa “gió vào xoa”: sự hòa mình với thiên nhiên.
+ “Tim” - ẩn dụ --> Với người lính, con đường đã gắn liền với trái tim yêu nước. PTD:
“Trong cảm giác nhìn thấy của người lính lái xe, có cả sự sáng soi của lí tưởng và tình
cảm”.
- “Thấy sao trời ... cánh chim”:
+ Qua khung cửa xe không có kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời với sao trời và
cánh chim như cũng ùa vào buồng lái --> sự kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn mở
ra không gian khoáng đạt, thể hiện cái nhìn lạc quan và tâm hồn lãng mạn.
+ Đảo ngữ (d/c) --> điễn tả chính xác cảm giác mạnh, đột ngột của người ngồi trong
buồng lái, khiến người đọc có thể hình dung rõ ràng những ấn tượng, cảm giác ấy như
chính mình dâng ở trên buồng lái chiếc xe không kính.
c, Phẩm chất:
* Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm: “Ung dung ... nhìn thẳng”
- Đại từ “ta” vang lên đầy kiêu hãnh.
- Đảo ngữ “ung dung” với nhịp thơ 2/2/2 mạnh mẽ, dứt khoát → tư thế hiên ngang,
tinh thần vững vàng, tự tin và bình thản.

- Điệp ngữ “nhìn”, liệt kê => Âm hưởng thơ mạnh mẽ; cái nhìn rộng mở, khí phách
kiên cường, nhìn thẳng vào gian khổ, sẵn sàng đương đầu với gian nguy. Gian khổ, ác
liệt không đè bẹp được tinh thần người chiến sĩ.

* Tinh thần lạc quan, thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy:

Đối với người lính, gian lao, hiểm nguy trở nên quá bình thường, đương nhiên, không
cần phải bận tâm nên đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu:

“Không có kính, ừ thì có bụi [...] Chưa cần phì phèo châm điếu thuốc”

“Không có kính, ừ thì ướt áo [...] Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa”

- Giọng thản nhiên, chất ngang tàng, tinh nghịch của người lính lái xe thể hiện rõ trong
cấu trúc được lặp lại “Không có … ừ thì … chưa cần…” giống như lời nói thường ngày
nhưng cũng rất cứng cỏi → Sự bình thản của họ đã đạt đến mức vô tư với thái độ “phớt
tỉnh”cũng rất trẻ trung.

- Chi tiết “phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”=>Niềm vui và
tiếng cười của những người lính trẻ sôi nổi, tinh nghịch cứ vút lên trên những gian khổ
khắc nghiệt của chiến tranh.

- Câu thơ với sáu thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ
nhõm, ung dung, phơi phới, lạc quan.

* Tình đồng chí của những người lính:

- Cơ sở: Từ trong bom đạn hiểm nguy, tiểu đội xe không kính đã được hình thành và
gắn bó với nhau “Những chiếc xe....họp thành tiểu đội”.

- Biểu hiện: + Con đường Trường Sơn trở thành con đường ấm áp tình đồng chí của
những người cùng chung lí tưởng, chung ý chí giải phóng miền Nam.

+ Thật thoải mái, ngang tàng mà thắm tình đồng đội khi họ biến những
chiếc xe không kính thành cơ hội để “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Cái “bắt tay” thay
cho lời chào, cảm thông, chia sẻ, động viên nhau giữa những người lính cùng chung
hoàn cảnh chiến đấu => một cử chỉ giản dị nhưng đủ làm ấm lòng nhau.
+ Những người lính coi nhau là anh em, ruột thịt, là gia đình của nhau:“Chung
bát đũa nghĩa là gia đình đấy”→ Họ có cách định nghĩa về gia đình độc đáo, mới lạ và
hóm hỉnh: Gia đình không chỉ là tập hợp những người thân thích, ruột thịt, mà còn là tập
hợp những người cùng chung lí tưởng, cùng sẻ chia gian lao... --> Dù phải xa người thân
nhưng bên họ đã có bao anh em, đồng chí cùng yêu thương, sẻ chia, gắn bó...
+ Là sức mạnh để những người lính “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.
* Tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam:
- “Võng mắc ... Trời xanh thêm”
+ Từ láy “chông chênh” gợi tả những khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ phải
trải qua, nó là nhịp lắc của chiếc võng, cũng là nhịp lắc của chiếc xe đnag chạy trên con
dường bị bom đạn cày xới => Ngay trong những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, người lính
ngỡ vẫn còn “chông chênh” theo nhịp xe lăn, trái tim vẫn thôi thúc họ tiến về phía trước.
+ Điệp ngữ “lại đi” + nhịp 2/2 như nhịp quay tuần hoàn của bánh xe → nhịp thơ
hối hả; ý chí không ngừng tiến lên phía trước.
+ Hình ảnh “trời xanh” → ẩn dụ cho ngày mai hòa bình, tươi sáng, niềm lạc quan,
niềm tin vào thắng lợi của cuộc chiến đấu.
- Khổ cuối - Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những
người lính:
+ Sự đối lập giữa 2 phương diện (vật chất và tinh thần), giữa cái “không” và cái “có”,
giữa vẻ bên ngoài và thứ bên trong xe.
+ Cái “không” do chiến tranh gây ra mỗi lúc một tăng:

“Không có kính, rồi xe không có đèn


Không có mui xe, thùng xe có xước”
. Điệp ngữ “không có” + nghệ thuật liệt kê, quan hệ từ “rồi” chỉ sự tiếp diễn 
Những chiếc xe ngày càng biến dạng, trần trụi hơn và những gian khổ, ác liệt của chiến
tranh nối tiếp nhau, ngày càng chồng chất; sự thiếu thốn về vật chất đã bị đẩy lên mức
tối đa.
+ Những chiếc xe vẫn vượt lên gian lao, băng băng ra tiền tuyến:
“Xe vẫn chạy ... trái tim”
. Giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng.

. Phó từ “vẫn” chỉ sự tiếp diễn --> Không gian khổ, ác liệt nào có thể làm nhụt ý chí
của người chiến sĩ.

. Liệt kê một loạt cái “không” để khẳng định một cái “có” duy nhất: “Chỉ cần
....trái tim”. “Trái tim” - hoán dụ - tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam. Trợ từ
“chỉ” nhấn mạnh đó là sức mạnh chủ yếu để giúp người lính vượt lên bom rơi đạn nổ,
vượt lên gian khổ, khốc liệt của chiến tranh, là sức mạnh của niềm tin chiến thắng. “Trái
tim” là nhãn tự bài thơ, cô đúc ý toàn bài và để lại cảm xúc trong lòng người đọc.

=> Hình ảnh người chiến sĩ lái xe là biểu tượng cao đẹp cho thế hệ trẻ Việt Nam
thời chống Mĩ.

BẾP LỬA
- BẰNG VIỆT-
A. Tác giả, tác phẩm:

I. Tác giả (1941): Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước tuổi trẻ.

II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác: 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô
cũ và mới bắt đầu đến với thơ.

2. Thể thơ: 8 chữ (kết hợp 7 chữ).

3. Bố cục: 4 phần

- Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc về bà.

- Khổ 2 -5: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với
hình ảnh bếp lửa.

- Khổ 6: Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.

- Khổ cuối: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn không nguôi nhớ về bà.

4. Mạch cảm xúc: Đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.

5. Nội dung, nghệ thuật:

a. Nội dung: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu; thể hiện
lòng kính yêu, biết ơn của người cháu đối với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Ý nghĩa triết lí: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa
sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương,
biết ơn bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, và
cũng là khởi đầu của tình yêu con người, đất nước.

b, Nghệ thuật: Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, gắn
liền với hình ảnh người bà; kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự, bình luận; giọng điệu, thể
thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

6. Ý nghĩa nhan đề: Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ, gắn liền với hình ảnh người
bà là những hình ảnh sóng đôi quen thuộc trong đời sống người dân quê Việt Nam suốt
một thời kì dài lâu, trở thành kỉ niệm ấm lòng trong tâm hồn tác giả. Bếp lửa vừa mang
nghĩa thực, vừa là biểu tượng cho tình bà, cho gia đình, quê hương, đất nước.

B. Phân tích:

1. Khổ 1 - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc về bà:

* Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

- Điệp ngữ “Một bếp lửa”: Giọng thơ sâu lắng, khắc sâu những ấn tượng đầu tiên về
bếp lửa. Theo hình ảnh bếp lửa, sự hồi tưởng, những kỉ niệm cứ lần lượt ùa về trong kí
ức:

+ “Bếp lửa chờn vờn sương sớm”- hình ảnh thực, gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia
đình từ bao đời. “Chờn vờn”- từ láy gợi hình, gợi một ngọn lửa không định hình, bập
bùng trong sương sớm, ngọn lửa xa thẳm, chập chờn trong kí ức người cháu đang xa quê
hương.

+ “Ấp iu” (động từ - ôm ấp, nâng niu): Gợi chính xác công việc nhóm bếp; gợi bàn tay
kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp.

- Bếp lửa đánh thức dòng cảm xúc về bà: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

+ “Nắng mưa” - ẩn dụ: những vất vả, gian lao mà bà đã trải.

+ “Biết mấy nắng mưa”: khái quát cả một cuộc đời bà.
+ Tình thương bà, thấu hiểu về cuộc đời bà được bộc lộ trực tiếp, trào dâng mãnh liệt.

2. Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:

a, Khổ 2 - Kỉ niệm về tuổi thơ đầy cay đắng, đói khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, bị bao
phủ bởi bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945 khủng khiếp:

- Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” với điệp ngữ “đói” lặp lại 2 lần xen với từ láy “mỏi
mòn” được tách thành 2 tiếng => cái đói ròng rã, lê thê, nặng nề, gặm nhấm dần sự sống.

- Hình ảnh tả thực “khô rạc ngựa gầy” với phép đảo ngữ => nỗi ám ảnh về tình cảnh thê
lương, đói khổ, kiệt cùng sức lực bao trùm lên tất cả.

- Hình ảnh khói bếp trở đi trở lại => tô đậm cuộc sống cơ cực, mỏi mòn, đầy xót đau.
Nó lay mạnh vào giác quan trẻ thơ, trở thành một ấn tượng không bao giờ phai nhòa:
“Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” - “cay” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - cay vì khói
bếp, mà cũng là sự xót xa, cay đắng, ngậm ngùi.

=> Bếp lửa đánh thức những kỉ niệm từ rất xa xưa, làm cho nó ùa về rất cụ thể, rất thực
như vừa mới xảy ra. Cuộc đời bà gắn liền với những tháng năm thê lương của đất nước.
Những câu thơ khơi gợi bao tình cảm, bao cảm xúc xót xa.

b, Khổ 3, 4 - Kỉ niệm về tuổi thơ sống bên bà trong những năm kháng chiến vất vả,
gian lao:

* Khổ 3- Bà cháu cặm cụi bên nhau trong gian khổ của chiến tranh:

Giọng thơ thủ thỉ như cháu đang trực tiếp tâm sự, nhắc gợi kỉ niệm cùng bà.

- “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”: Từ “ròng” - thời gian đằng đẵng, ròng rã,
nặng nề. Hai bà cháu phải sống trong cảnh vắng vẻ, vất vả như hoàn cảnh chung của bao
gia đình Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (d/c). Mọi gian lao của chiến tranh
đều dồn lên vai bà. Cháu được sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà.

- Bên cạnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu còn xuất hiện tiếng chim tu hú:

+ Âm thanh quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè; đối với cháu, nó còn
là chủ âm gợi bao hoài niệm, bao cảm xúc.

+ Câu hỏi tu từ “Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!” => Tiếng chim như giục giã, như
khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong.
+ Tiếng chim khắc khoải “trên những cánh đồng xa” được lặp lại 4 lần trong khổ thơ
càng làm cho thời gian, không gian thêm đằng đẵng, xa thẳm, mênh mông; càng tăng
thêm tình cảnh vắng vẻ, nỗi nhớ mong của 2 bà cháu.

- Hai bà cháu cặm cụi bên nhau:

“ Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”

+ Câu thơ ngắt theo nhịp 4/4, điệp ngữ “bà, cháu”, cùng phép đối => Bà, cháu sóng đôi,
quấn quýt bên nhau.

+ Phép liệt kê, cùng các động từ “bảo, dạy, chăm” => Bà chăm chút cháu ân cần, nhẫn
nại, âm thầm, bền bỉ, chắt chiu. Bà là tất cả đối với cháu: một người bà tảo tần, ân cần,
dịu dàng, một người cha, người mẹ chăm chút, yêu thương.

+ Cháu: Ngoan ngoãn, thấu hiểu, xót thương cho những nỗi vất vả của bà:

. Thể hiện trực tiếp: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.

. Thể hiện gián tiếp: “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà/ Kêu chi hoài trên những
cánh đồng xa?” => Câu đặc biệt “Tu hú ơi!” làm cho giọng thơ tha thiết; câu hỏi tu từ -
Hờn trách con chim tu hú không đến san sẻ những gian khổ cùng bà.

=> Khổ thơ là tiếng lòng xót thương, biết ơn của người cháu đối với bà.

* Khổ 4 - Hình ảnh người bà trong gian lao chiến tranh:

- Giặc tàn phá xóm làng: Hình ảnh tả thực “cháy tàn cháy rụi” - điệp ngữ “cháy” kết
hợp động từ “tàn, rụi” => Xóm làng tiêu điều bởi chiến tranh; gian khổ càng chồng chất
lên 2 bà cháu.

- Hai bà cháu vẫn vượt lên nhờ:

+ Tình làng nghĩa xóm (d/c) => từ láy “lầm lụi, đỡ đần” - âm thầm, lặng lẽ chịu đựng
gian lao, đỡ đần hai bà cháu.

+ Nghị lực, niềm tin, đức hi sinh của bà: “Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh” =>
Phó từ “vẫn” chỉ sự tiếp diễn cho thấy những gian lao của chiến tranh không làm bà ngã
lòng. Mỗi khi cháu viết thư cho bố mẹ, bà vẫn không quên nhắc đi nhắc lại:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Bà cố tình không cho con cái biết những gian khổ 2 bà cháu phải chịu vì muốn con
yên tâm tham gia công việc kháng chiến => Sự hi sinh thầm lặng, cao cả. Vì con cháu,
vì kháng chiến, bà sẵn sàng chịu đựng tất cả. Bà là chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần,
tình cảm giúp cháu vượt qua những gian lao.

=> Qua những ác liệt của chiến tranh, hình ảnh bà càng đẹp đẽ, chói ngời. Bà là hiện
thân cho vẻ đẹp muôn thuở của người phụ nữ Việt Nam.

3. Khổ 5 - Sự cảm nhận sâu xa của tác giả về bếp lửa bà nhen:

- Từ ghép “ sớm chiều” được tách ra và xen vào giữa điệp ngữ “rồi”, kết hợp với phó từ
“lại” diễn tả một công việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại => nhấn mạnh sự tần tảo
của bà, nghị lực vượt lên gian khổ của bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ lửa.

- Từ “bếp lửa”, bài thơ gợi đến “ ngọn lửa”- một hình ảnh ẩn dụ - với ý nghĩa trừu
tượng, khái quát, phù hợp với mạch cảm xúc: ngọn lửa là linh hồn của bếp lửa. Bếp lửa
được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhen nhóm từ ngọn
lửa lòng bà - ngọn lửa của trái tim, tình yêu thương, niềm tin và sức sống,của ý chí và
nghị lực => Bà là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối
tiếp.

- Điệp ngữ “ một ngọn lửa” như một điệp khúc, cùng với phép liệt kê và dấu ba chấm
thể hiện lòng tự hào, nhấn mạnh sức sống, sức tỏa sáng của ngọn lửa lòng bà.

4. Khổ 6 - Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa:

* Hình ảnh người bà nói chung và bếp lửa đã trở thành những hình ảnh sóng đôi quen
thuộc trong đời sống người dân quê Việt Nam suốt một thời kì dài lâu, cho nên đã trở
thành những kỉ niệm ấm lòng trong tâm hồn tác giả.

- Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với những khó
khăn, gian khổ đời bà.
- “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: Đảo ngữ (d/c), từ láy (d/c), ẩn dụ (d/c) =>
Một lần nữa trực tiếp thể hiện lòng thương cảm, thấu hiểu với những khó khăn, gian khổ
đời bà.

* Sự tần tảo, đức hi sinh, chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện bằng
những câu thơ giản dị, sâu lắng: “Mấy chục...dậy sớm”.

* Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa: Ngày ngày, bà âm thầm, khéo léo, chi chút
“ Nhóm...tuổi nhỏ”

- Từ “ nhóm” vừa mang nghĩa thực (hành động làm cho lửa bắt đầu bén vào củi và
cháy lêntrong bếp) vừa mang nghĩa ẩn dụ (khơi dậy, nhen lên).

- Điệp ngữ “ nhóm”, liệt kê => Âm điệu thơ trở nên dồn dập; nhấn mạnh sự tần tảo, đức
hi sinh của bà; bồi đắp cao dần, tỏa sáng mạnh dần những nét “ kì lạ và thiêng liêng”
của bếp lửa:

+ Nhờ bếp lửa bà nhen, cháu cảm nhận được vị ngọt bùi của khoai sắn, của nồi xôi gạo
mới; sẻ chia niềm vui trong tình làng nghĩa xóm.

+ Nhóm lên trong cháu bao tình cảm đẹp tuổi thơ, bao điều kì diệu.

+ Ngọn lửa của bà không ngừng tỏa sáng, trở thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng
bước cháu trên suốt chặng đường dài. Người cháu yêu bà, hiểu bà mà thêm yêu, thêm
hiểu đất nước mình, nhân dân mình.

* Câu cảm thán (d/c), đảo ngữ (d/c) cùng với dấu gạch ngang: Giọng thơ lắng sâu,chan
chứa bao xúc động, ngỡ ngàng, tự hào, biết ơn; vừa nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa, vừa
bộc lộ những cảm nhận sâu sắc của người cháu về bếp lửa.

5. Khổ 7- Nỗi nhớ khôn nguôi về bà và bếp lửa:

- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, đã được chắp cánh bay xa, được làm quen
với những khung cảnh rộng lớn:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”

+ Dấu chấm câu giữa dòng thơ => Khoảng cách về không gian, thời gian.
+ Điệp ngữ “có”, liệt kê, cùng các hình ảnh hoán dụ => Cuộc sống đủ đầy, hiện đại, ấm
êm, hạnh phúc tràn trề.

- Sự tương phản giữa cuộc sống đủ đầy trong hiện tại với khó khăn, vất vả trong quá
khứ; giữa cuộc sống hòa bình nơi nước bạn và chiến tranh nơi nước nhà; giữa “ngọn
khói trăm tàu, lửa trăm nhà” và bếp lửa bình dị, đơn sơ mà ấm áp của bà nhưng cháu
vẫn không nguôi nhớ về ngọn lửa lòng bà, vẫn luôn tự nhủ: “Sớm mai này bà nhóm bếp
lên chưa?...”. Ngọn lửa bà nhen đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành biểu tượng cho gia
đình, quê hương, đất nước, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt
chặng đường dài. Câu hỏi tu từ cùng dấu ba chấm tăng dư âm cho bài thơ, thể hiện nỗi
đau đáu thiết tha về kỉ niệm tuổi thơ, về bà và quê hương, đất nước luôn thường trực
trong lòng cháu

- Khổ thơ cuối tập trung ý nghĩa triết lí thầm kín của bài thơ: Những gì là thân thiết
của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài
rộng của cuộc đời. Tình yêu thương, biết ơn bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương,
sự gắn bó với gia đình, quê hương, và cũng là khởi đầu của tình yêu con người, đất
nước.

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

I Tác giả- Tác phẩm:

1,Tác giả : Huy Cận


2,Tác phẩm:

a, Hoàn cảnh sáng tác: 1958, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào công cuộc cải
tạo CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, tin tưởng bao trùm trong đời
sống xã hội, khắp nơi đều dấy lên phong trào phát triển sản xuất, xây dựng đất nước. Bài
thơ là kết quả chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh.

b, Thể thơ : Thơ 7 chữ.

c, Bố cục và mạch cảm xúc :

- Bố cục : 3 phần (Khổ 1+2; khổ 3+4+5+ 6; khổ cuối)


- Mạch cảm xúc vận động theo thời gian + không gian và theo hành trình của 1 chuyến
ra khơi đánh cá, kết hợp với sự vận động của thiên nhiên vũ trụ từ khi hoàng hôn cho
đến bình minh.

d, Nội dung: Khắc họa nhiều hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và
người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

e, Nghệ thuật: Sự kết hợp cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động;
bút pháp lãng mạn; hình ảnh được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng dựa trên
cơ sở quan sát thực tế; âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan.

II.Phân tích :

1. Khổ 1+ 2 - Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:

a, Khổ 1 - Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong hoàng hôn thật huy hoàng,
tráng lệ:

- Câu 1: Nhân hóa + so sánh --> Gợi hình ảnh mặt trời lúc hoàng hôn như 1 quả cầu lửa
khổng lồ từ từ lặn xuống biển khơi --> cảnh biển không hề lạnh lẽo, tăm tối mà trở nên
gần gũi, ấm áp, mang vẻ đẹp tráng lệ, lộng lẫy, kì ảo.

- Câu 2: Nhân hóa + ẩn dụ: Vũ trụ giống như 1 ngôi nhà khổng lồ, màn đêm là tấm cửa,
những lượn sóng nhấp nhô trên biển là chiếc then cài --> Biển hiện ra vừa mênh mông,
vừa gần gũi với con người; những người dân chài ra khơi đánh cá mà giống như đi vào
trong ngôi nhà của mình.

- Câu 3 :

+ “Đoàn thuyền”: gợi không khí làm ăn tập thể của những người dân chài.

+ “Lại”: công việc thường xuyên, lặp đi lặp lại, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

- Câu 4: Sự gắn kết 3 sự vật, hiện tượng (cánh buồm, gió khơi, câu hát) tạo hình ảnh
khỏe, đẹp, lạ mà thật. Phép nhân hóa + ẩn dụ (câu hát căng buồm) => Câu hát của người
dân chài khi ra khơi được ví ngầm với 1 loại gió đặc biệt, kết hợp với gió của biển khơi
thổi căng cánh buồm --> Vẻ đẹp của cánh buồm no gió; khí thế mạnh mẽ của đoàn
thuyền và niềm vui, sự hứng khởi của người dân chài trong lao động; sự gắn kết giữa
con người và thiên nhiên.
=> Bút pháp lãng mạn, sự kết hợp 2 nguồn cảm hứng --> những hình ảnh đẹp,
tráng lệ.

b, Khổ 2 - Câu hát của người dân chài khi ra khơi đánh cá:

- Thể hiện mong ước: “biển Đông lặng” --> trời yên biển lặng để chuyến ra khơi được
thuận buồm xuôi gió.

- Ca ngợi biển cả:

+ Giàu có: cá bạc , cá thu

+ Đẹp đẽ: so sánh (Cá thu biển Đông như đoàn thoi) + ẩn dụ (dệt biển). Trăng sáng in
xuống mặt nước, phản chiếu lên lưng cá. Những con cá thu có thân hình giống con thoi,
khi bơi đi lượn lại trong nước giống như đang dệt lưới bằng muôn nghìn sợi tơ ánh sáng
--> Biển đẹp như 1 bức tranh sơn mài chói lọi, rực rỡ.

- Nhân hóa: (Gọi cá vào lưới: “ Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”) --> Giọng thơ ngọt ngào,
tha thiết, vang xa; thể hiện sự gần gũi giữa con người với biển khơi; mong muốn một
chuyến ra khơi đầy thành quả.

=> Cảnh ra khơi huy hoàng, đầy khí thế mạnh mẽ, hào hứng, hứa hẹn sự thắng lợi;
niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên, niềm vui đến mê say trong lao động của người dân
chài.

2. Khổ 3, 4, 5, 6 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển về đêm:

a. Khổ 3 - Cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi tìm luồng cá, bủa lưới vây giăng
mang vẻ đẹp vừa hùng tráng, vừa thơ mộng:

- Câu 1,2:

+ Đại từ “ta”: gợi không khí làm ăn tập thể, niềm tự hào về công việc và tư thế hiên
ngang của người lao động trước biển khơi.

+ Ẩn dụ, nói quá (lái gió, buồm trăng) --> Con thuyền trở nên kì vĩ, hòa nhập với kích
thước rộng lớn của thiên nhiên, sánh ngang tầm vũ trụ. Hình ảnh thơ cùng với phép
điệp ngữ (lặp lại 2 lần quan hệ từ “với”) gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện của đoàn thuyền
với biển trời.
+ Động từ “ lướt” + nói quá (Lướt giữa mây cao với biển bằng) --> Vừa diễn tả sức
mạnh của đoàn thuyền, vừa thể hiện tầm vóc của con người làm chủ thiên nhiên, làm
chủ biển trời.

- Câu 3, 4: Các từ cùng trường từ vựng chiến trận (dò, dàn đan, thế trận, vây giăng) + 1
loạt động từ (ra, đậu, dò, dàn đan, vây giăng) --> Công việc đánh cá trở thành trận chiến
chinh phục thiên nhiên; người dân chài như những chiến sĩ dàn quân đánh trận trên biển.
Họ hiện lên với tư thế thật đẹp của những người lao động mới làm chủ biển trời, quyết
tâm chinh phục biển khơi.

=> Hình ảnh thơ thật lãng mạn, bay bổng và tâm hồn của người dân chài cũng tràn
ngập niềm vui phơi phới.Tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên
hòa nhập với kích thước của thiên nhiên, vũ trụ.

b, Khổ 4 - Sự giàu có và vẻ đẹp rực rỡ, lấp lánh của biển cả:

- Liệt kê (cá nhụ, cá chim, cá đé) --> biển cả giàu có với những loài cá quý.

- “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” - ẩn dụ --> Những con cá song có thân hình giống
ngọn đuốc, dưới ánh trăng sáng, chúng bơi lượn hàng đàn trông như rước đuốc trong
đêm hội + tính từ “ vàng chóe” --> tạo nên 1 bức tranh sơn mài đẹp rực rỡ.

- Nhân hóa (em) --> biển cả trở nên gần gũi, thân thiết và có vẻ đẹp hữu tình.

- Trong sự liên tưởng của tác giả, cá quẫy nước mà tưởng như quẫy trăng --> Các sự
vật, hiện tượng thiên nhiên trở nên gắn bó với nhau.

- “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” - nhân hóa, ẩn dụ độc đáo--> Vũ trụ về đêm
giống 1 sinh thể khổng lồ; gió khơi tạo từng đợt sóng trên biển tưởng như bộ ngực của
đại dương đang phập phồng trong nhịp thở; những ngôi sao trên bầu trời in xuống mặt
nước, theo những con sóng lùa vào đáy nước như lùa vào trong hơi thở của biển cả.

=>Tài năng quan sát, trí tưởng tượng và sự liên tưởng phong phú, tâm hồn lãng
mạn và tình yêu thiên nhiên tha thiết, mê say của tác giả.

c, Khổ 5- Tiếng hát gọi cá vào lưới:

- 2 câu đầu:

+ Đại từ “ta”:
+ Người dân chài cất tiếng hát để gọi cá vào lưới: nhân hóa “gọi cá” => Tình cảm
trìu mến, thiên nhiên trở nên gần gũi .

+ Nhân hóa, ẩn dụ “gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”- Trăng in xuống mặt nước,
theo những con sóng vỗ vào mạn thuyền tạo thành những âm thanh như điểm nhịp cho
tiếng hát của người lao động, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cùng con người --> Hình ảnh
lãng mạn đầy chất thơ; nhịp lao động của người dân chài hòa cùng nhịp điệu của thiên
nhiên => Niềm vui, tình yêu đối với lao động của người dân chài.

- 2 câu sau : Biển được nhân hóa + so sánh (d/c) - Lời hát ân tình, tự hào, biết ơn sự
thân thiết, ưu ái của mẹ biển đối với con người.

=> Tiếng hát căng tràn mặt biển gọi cá vào lưới cùng lòng biết ơn biển cả quê hương
của người dân chài.

d, Khổ 6 - Bức phác họa khỏe khoắn về vẻ đẹp trong lao động của người dân chài:

- Lao động với khí thế hăng say, chạy đua với nhịp điệu vận hành của thiên nhiên.

- Cụm từ “xoăn tay” giàu tính tạo hình, bút pháp lãng mạn kết hợp với hiện thực --> gợi
động tác kéo lưới; những cánh tay kéo lưới khỏe khoắn với những bắp tay cuồn cuộn;
thành quả với những mẻ lưới nặng trĩu tay.

- Từ “bạc”, vàng” gợi màu sắc sáng đẹp của những con cá quẫy dưới ánh sáng rạng
đông. Chữ “lóe” gợi ánh bình minh đang đến, sự nhảy nhót của đàn cá trong lưới -->
Gam màu trở nên rực rỡ, lộng lẫy; sự quý giá, giàu có mà biển cả ban tặng cho con
người cần cù dũng cảm.

- Câu “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”: Một ngày mới bắt đầu, cũng là lúc người
dân chài hoàn thành công việc của mình. Nhịp 2/2/3 tạo một sự nhịp nhàng giữa lao
động của con người với sự vận hành của vũ trụ.

=> Vẻ khỏe khoắn, rắn rỏi của người dân chài hiện lên sừng sững trên nền trời đang
sáng dần, ửng hồng. Người kéo lưới đã trở thành trung tâm trong bức tranh sơn mà,
không những vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm với sức mạnh chinh phục biển khơi.

* Như vậy, trong tư thế của người làm chủ, con người đã hòa nhập với kích thước
rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ.

3. Khổ cuối - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:
- Câu 1: + Nhân hóa, ẩn dụ - Câu hát của người dân chài được ví ngầm với 1 loại gió
đặc biệt, kết hợp với gió của biển khơi thổi căng cánh buồm - hình ảnh thơ đẹp, lạ, thật
=> Khí thế khẩn trương, hào hứng, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

+ “Câu hát căng buồm với gió khơi” vang lên ở đầu và cuối bài thơ như một
điệp khúc diễn tả niềm vui bất tận của những con người được làm chủ biển khơi, làm
chủ cuộc đời; niềm vui trước thành quả lao động sau một đêm làm việc hăng say.

- Câu 2: + Nhân hóa, hoán dụ, nói quá --> Khí thế hăng say, sự nhịp nhàng giữa nhịp
điệu vận hành của vũ trụ và công việc của người dân chài. Họ trở thành những vị thần
khổng lồ đầy sức mạnh trong cuộc chinh phục tự nhiên; chạy đua với thời gian và trong
cuộc đua ấy, con người đã chiến thắng.

-Câu 3: Nhân hóa --> Cảnh bình minh kì vĩ, tráng lệ. Khi mặt trời xuống biển thì con
người ra khơi, khi mặt trời đội biển nhô lên thì con người trở về - Kết cấu đầu cuối
tương ứng: Thiên nhiên đã vận động theo một vòng quay của mặt trời và con người
cũng đã hoàn thành chuyến ra khơi đánh cá của mình --> Nhịp sống, nhịp lao động của
con người đã hòa chung 1 nhịp với sự tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ.

- Câu cuối - đoàn thuyền đã về bến, cá phơi đầy trên bãi: từ láy “huy hoàng” + ẩn dụ -->
mắt cá lấp lánh ánh bình minh trở thành muôn ngàn vầng mặt trời huy hoàng thể hiện
thành quả rực rỡ của chuyến ra khơi đánh cá. Thành quả lao động của con người làm
cho thiên nhiên càng rực rỡ.

=> Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, anh hùng ca, diễn tả sự chiến thắng của con
người trước thiên nhiên, biển trời.

==>Bài ca lao động khép lại thật hùng tráng với cảnh đoàn thuyền đánh cá chiến
thắng trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ.
BẢNG THỐNG KÊ PHẦN TÌM HIỂU CHUNG CỦA VĂN BẢN

Bài thơ về tiểu đội Đoàn thuyền Bếp lửa


xe không kính đánh cá
Tác giả
Hoàn cảnh
sáng tác + .
Xuất xứ
PTBĐ
Thể thơ
Ý nghĩa nhan
đề
Mạch cảm xúc

BÀI TẬP ÔN ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

Cho đoạ n thơ sau:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

(Sá ch giá o khoa Ngữ Văn 9, tậ p mộ t, NXB Giá o dụ c, nă m 2016)

Câu 1. Nhữ ng câ u thơ trên đượ c trích từ tá c phẩ m nà o? Do ai sá ng tá c? Nêu hoà n


cả nh sá ng tá c củ a bà i thơ đó .
Câu 2. Hã y chỉ ra và nêu tá c dụ ng củ a nhữ ng biện phá p nghệ thuậ t trong hai câ u thơ:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.

Câu 3. Câ u thơ “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” gợ i cho em nhữ ng liên tưở ng gì?
Qua đó , em hiểu gì về tá c giả ?

Câu 4. Theo em, đạ i từ “ta” đượ c cấ t lên ở đâ y có ý nghĩa gì? Chép nguyên vă n nhữ ng
câ u thơ có từ “ta” trong bà i thơ.

Câu 5. Từ hai khổ thơ trên, hãy viết đoạ n vă n lậ p luậ n theo cá ch tổ ng – phâ n – hợ p
khoả ng 12 câ u nêu cả m nhậ n củ a em về sự già u đẹp củ a biển và nhữ ng suy ngẫ m về
lò ng biển bao dung. Trong đoạ n văn có sử dụ ng câ u nghi vấ n (gạ ch châ n và chú
thích).

You might also like