You are on page 1of 7

Khoa Điện-Điện tử đại học Bách Khoa TPHCM

I. TỔNG QUAN VỀ KHOA

Được thành lập vào năm 1957, khoa Điện – Điện tử là một trong bốn khoa đầu tiên của
Trung tâm kỹ thuật quốc gia Phú Thọ. Hiện nay, với gần 140 giảng viên và hơn 3500 sinh
viên các bậc học, khoa Điện – Điện tử trở thành một trong các khoa lớn nhất của Trường
Đại học Bách Khoa về số lượng sinh viên, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Khoa đã là
nguồn cung cấp cán bộ kỹ thuật góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ
cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu
Long trong hơn 50 năm qua. Hoạt động đào tạo luôn cập nhật những chương trình đổi
mới, sáng tạo của các trường đại học nổi tiếng thế giới nhằm trang bị cho sinh viên kiến
thức và kỹ năng phù hợp tập trung trong các lĩnh vực: Điện tử-Viễn thông, Điều khiển Tự
động và Hệ thống năng lượng. Khoa cũng khuyến khích việc trao đổi kiến thức, hợp tác
và tăng cường mối quan hệ đại học - doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học,
ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho các ngành này tại Việt Nam
với môi trường làm việc đầy thử thách của thế kỷ 21. Thông qua các chiến lược về hoạch
định giáo dục theo hướng lấy sinh viên làm trung tâm, Khoa Điện – Điện tử đang trong
giai đoạn phát triển lên một cấp độ cao hơn nhằm giảm khoảng cách về tiêu chuẩn đào
tạo các ngành thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử giữa các trường đại học trong khu vực Đông
Nam Á và thế giới.

Đễ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu chuyên môn, khoa đã xây dựng các phòng thí
nghiệm nghiên cứu nâng cao với trang thiết bị đa dạng và hiện đại. Bên cạnh các phòng
thí nghiệm cấp bộ môn, khoa còn có ba phòng thí nghiệm và xưởng thực hành cấp khoa
phục vụ cho việc thực hành và nghiên cứu của sinh viên, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
như: phòng máy tính, phòng thí nghiệm máy điện, xưởng điện và xưởng điện tử.

Lãnh vực nghiên cứu

 Wavelets, Filter Bank, mạng nơron ứng dụng trong xử lý ảnh.


 Anten thông minh, MIMO, OFDM và mã hoá kênh truyền trong thông tin không
dây và di động.

 Lý thuyết điều khiển tự động, điều khiển logic mờ, mạng nơron, các hệ chuyên
gia, các ứng dụng SCADA trong điều khiển.

 Thị giác nhân tạo cho robot và giám sát tự động, xử lý tiếng nói tự động.

 Logic mờ, các hệ chuyên gia, ứng dụng mạng nơron trong phân tích, quy hoạch,
chuẩn đoán và đánh giá hệ thống năng lượng.

 Mô hình, mô phỏng và xử lý số cho máy điện và truyền động, chuyển đổi năng
lượng, điện tử công suất.

II.CÁC NGÀNH CỦA KHOA

1. NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG (D520207) (Electronics


Telecommunications Engineering)

Tổng quan chương trình:

Ngành kỹ thuật điện tử-viễn thông dành cho sinh viên có sở thích và đam mê làm
việc trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và thông tin, vi mạch, bán dẫn, hệ thống nhúng
và hệ thống điện tử ứng dụng, xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đa phương tiện.
Chương trình bao gồm các môn học liên quan đến các công nghệ tiêu biểu như thông tin
di động và không dây, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát
thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp,
MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có kiến thức chuyên môn và tay nghề
cao, có thể hiểu rõ các nguyên lý hoạt động của các mạng viễn thông, hệ thống thông tin,
có khả năng khai thác vận hành, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử-viễn thông, có thể
nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ viễn thông, công
nghệ vi mạch, bán dẫn, xử lý tín hiệu và thông tin trong công nghiệp và dân dụng.

Triển vọng nghề nghiệp:

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành
công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc vận
hành, quản lý, khai thác và thiết kế các mạng điện thoại cố định và di động, mạng truyền
dẫn quang, viba, thông tin vệ tinh, phát thanh truyền hình, mạng thông tin dữ liệu, phân
tích và thiết kế các thiết bị thu phát cao tần, các vi mạch số và vi mạch tương tự, vận
hành máy móc trong nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn, nhà máy sản xuất thiết bị điện
tử; lập trình và thiết kế phần cứng xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và tín hiệu đa
phương tiện.

Sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty, các phòng
kỹ thuật, các viện nghiên cứu và các trường đại học về lĩnh vực điện tử viễn thông. Các
tập đoàn và công ty thường tuyển dụng các kỹ sư điện tử-viễn thông tốt nghiệp trường
Đại học Bách khoa:
 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt  Nam (VNPT) bao gồm các Bưu điện tỉnh,
thành phố, công ty Mobifone, Vinaphone, công ty viễn thông liên tỉnh (VTN),
công ty viễn thông quốc tế (VTI), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETEL), Tổng
công ty Truyền thông đa  phương tiện Việt Nam (VTC), Tổng công  ty Hàng
không Việt Nam, tập đoàn FPT.
 Các đài truyền hình, đài phát thanh thành phố và các tỉnh (HTV, VTV, VOH),
SCTV
 Các tập đoàn, công ty đa quốc gia: Intel, Renesas, Ericssion, Sony, Samsung,
Siemens, Motorola, TMA Solutions, Arrive Technologies, Applied Micro,
Photron, Innova, Bosch....

2. NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA


(D520216) (CONTROL ENGINEERING & AUTOMATION)
Tổng quan chương trình:

Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa dành cho các sinh viên có sở thích về
điều khiển các đối tượng kỹ thuật, quá trình và công nghệ tự động hóa các quá trình sản
xuất. Chương trình bao gồm hai hướng đó là kỹ thuật điều khiển và công nghệ tự động
hóa. Các môn học điển hình cho ngành này là: Lý thuyết điều khiển tự động, kỹ thuật
Robot, kỹ thuật đo lường trong công nghiệp, kỹ thuật hệ thống nhúng, hệ thống điều
khiển dùng PLC và máy tính, hệ thống SCADA và hệ thống thị giác.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế và xây
dựng các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống tự động hóa ứng dụng vào trong nhiều
lĩnh vực như: dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối
và quản lý năng lượng.

Triển vọng nghề nghiệp:

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành
công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết
kế và xây dựng hệ thống đo lường, điều khiển tự động, giám sát các hệ thống trong dầu
khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối và quản lý năng
lượng.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa tốt
nghiệp trường Đại học Bách khoa: VietSov Petro, PTSC, Petro Vietnam, Schneider
Electric, Rockwell Automation, Siemens, …

3. NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ (D520201) (KỸ THUẬT ĐIỆN


- POWER ENGINEERING)

Tổng quan chương trình:

Ngành Kỹ thuật điện dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến điện năng
và các vấn đề liên quan. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật
điện – điện tử nói chung, và kỹ thuật điện nói riêng, cùng với nhiều môn học lựa chọn về
thiết bị điện (đặc biệt là máy điện), điện tử công suất, nhà máy điện, cung cấp điện, hệ
thống điện (bao gồm năng lượng tái tạo).

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế các
giải pháp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện trong công nghiệp, thương mại,
khoa học, giải trí và xã hội.

Triển vọng nghề nghiệp:

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành
công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết
kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống
năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết
kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới
điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự
động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu cách điện, phân tích dữ liệu khoa học,
phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử
dụng.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật điện tốt nghiệp trường Đại học
Bách khoa như Tổng công ty Điện lực Tp. HCM, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, các
công ty tư vấn điện, các công ty Truyền tải điện, các Trung tâm điều độ hệ thống đện, các
Trung tâm thí nghiệm điện, Cty Schneider Electric Vietnam, Siemens, ABB, Bosch, công
ty Điện Quang, công ty Philips, công ty Holcim, công ty Unilever, công ty P&G, các
công ty thiết kế và xây lắp điện vừa và nhỏ, …

III. ĐẶC TRƯNG CHUNG

1. Cả 3 ngành trên đều có cơ sở học tại:

- Cơ sở 1: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

- Cơ sở 2: Khu Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, thuộc quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí
Minh và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương
2. Phương thức xét tuyển

a) Xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp/đại học khoảng 30% - 60%

Xét tuyển theo tổ hợp môn:

A00 : Toán - Lý – Hóa

A01 : Toán - Lý – Anh

- Điểm chuẩn xét tuyển 2021:

+ Hệ đại trà: 25.60

+ Chương trinh Tiên tiến: 24.75

- Điểm chuẩn xét tuyển 2020:

+ Hệ đại trà: 26.75

+ Chương trinh Tiên tiến: 23.00

b) Xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) khoảng 30% - 60%

Điểm chuẩn ĐGNL 2021 khoa Điện – Điện tử:

+ Hệ đại trà: 837

+ Chương trinh Tiên tiến: 797

3. Các phương thức khác

Ngoài 2 phương thức xét tuyển trên thì còn các phương thức xét tuyển khác bao gồm:

- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM: 10% ~ 15% tổng chỉ tiêu.

- Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia TP.
HCM: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu.

- Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài: 1 %
~ 5% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh dự tính du học nước
ngoài: 1 % ~ 5% tổng chỉ tiêu.

You might also like