You are on page 1of 4

Thầy Phạm Văn Thuận Bộ Sách Công Phá 8 + Môn

Hóa

KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MUỐI

I. LÍ THUYẾT

Thứ tự xảy ra: Kim loại mạnh sẽ phản ứng với muối có tính oxi hóa mạnh trước

VD1: Fe tác dụng với dung dịch chứa: AgNO3 và Cu(NO3)2

→ Thứ tự phản ứng:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

VD2: Mg, Fe tác dụng với dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Thu được dung dịch chứa
2 muối và rắn có 3 kim loại

→ Thứ tự phản ứng:

Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu (Mg hết)

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

→ 2 muối: Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2

→ 3 kim loại: Ag, Cu, Fe dư

II. BÀI TẬP ÁP DỤNG


Câu 1 – THPTQG 2016: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0.03 mol Zn(NO 3)2 và 0.05 mol
Cu(NO3)2 , sau một thời gian thu được 5.25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH
vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa thu được là 6,67 gam. Giá tị của m là :

A. 4,05 B. 2,86 C. 2,02 D. 3,6.


Câu 5. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2) Cho 5,6 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 1,3M.
Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 200ml dung dịch có nồng độ mol là

A. AgNO3 0,3M, Fe(NO3)2 0,5M. B. Fe(NO3)2 1,3M.

C. Fe(NO3)2 0,3M, Fe(NO3)3 0,2M. D.Fe(NO3)2 0,2M, Fe(NO3)3 0,3M.

1
Thầy Phạm Văn Thuận Bộ Sách Công Phá 8 + Môn
Hóa
Câu 7. (chuyên Hạ Long – Quảng Ninh lần 2) Cho 1,76 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch hỗn hợp
AgNO3 0,22M và Fe(NO3)3 0,165M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y.
Khối lượng của chất rắn Y là

A. 2,838 gam. B. 2,684 gam.

C. 2,904 gam. D. 2,948 gam.


Câu 8: (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2) Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2
và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung
dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là

A. 3,60. B. 4,05. C. 2,02. D. 2,86.


Câu9. (chuyên Gia Định – HCM lần 1) Cho một mẫu Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại. Khối lượng kim loại sau phản ứng
giảm bao nhiêu gam so với mẫu Zn ban đầu?

A. 13,0 gam. B. 12,8 gam. C. 1,0 gam. D. 0,2 gam.


Câu 10: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400ml dung dịch chứa đồng thời
Cu(NO3)2 1M và AgNO31M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hòa tan
hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO 3 thu được V lít NO(sản phẩm khử duy nhất của
N+5 ,đktc). Giá trị của V là:

A. 5,60 B. 6,72 C. 4,48 D. 2,24


Câu 11: Cho x mol Mg và 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 1M và Cu(NO3)2
1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 4 cation kim loại và chất rắn
B. Giá trị x nào sau đây không thỏa mãn?

A. 0,14. B. 0,12. C. 0,1. D. 0,05.


Câu 12: Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO 3 a M
và Cu(NO3)2 a M thu được dung dịch A và m gam hỗn hợp chất rắn B. Cho A tác dụng với
NaOH dư thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất
rắn E có khối lượng 18 gam. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là

A. 31,2. B. 38,8. C. 22,6. D. 34,4.


Câu 13. (sở Yên Bái lần 1 mã 017) Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch
HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2
(đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là

A. 17,4 gam. B. 5,8 gam. C. 11,6 gam. D.14,5 gam.

2
Thầy Phạm Văn Thuận Bộ Sách Công Phá 8 + Môn
Hóa

Câu 5: (sở Bắc Giang lần 1 mã 204) Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO 3 và 0,25
mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy
kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36
gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 5,28. B. 4,32. C. 4,64. D. 4,8.


Câu 18: (sở Vũng Tàu lần 1) Hòa tan hoàn toàn 19,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong
dung dịch chứa x mol HCl thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thì
thu được 105,85 gam kết tủa và có 0,56 lít khí NO thoát ra ở đktc (không có ion 4NH + tạo thành,
ion Cl- không bị oxi hóa). Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,72. B. 0,73. C. 0,71. D. 0,74.


Câu 19: (THPT Phụ Dực – Thái Bình 2021 lần 1) Ngâm một định sắt trong 100 ml dung dịch
CuSO4 1M đến khi hết Cu 2+ (giả thiết toàn bộ lượng đông sinh ra đều bám vào đinh sắt và không
xảy ra ăn mòn điện hóa). So với dung dịch ban đầu thì khối lượng dung dịch sau phản ứng

A. giảm đi 6,4 gam. B. tăng thêm 5,6 gam.

C. tăng thêm 0,8 gam. D. giảm đi 0,8 gam.


Câu 20. (THPT Đào Duy Từ - Thanh Hoá 2021 lần 2) Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung
dịch CuSO4 xM. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm
khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Giả sử tất cả lượng Cu sinh ra đều bám vào
đinh sắt. Giá trị của x là

A. 1,0. B. 2,0. C. 1,5. D. 0,5.


Câu 21: (THPT Tiên Du 1 – Bắc Ninh 2021 lần 3) Cho 3,2 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết
với dung dịch AgNO3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Kim loại R là

A. Cu. B. Zn. C. Mg. D. Fe.


Câu 22: (THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh 2021 lần 2) Cho một thanh sắt vào dung dịch CuSO4.
Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra rửa sạch, lau khô, rồi cân lại thấy khối lượng thanh sắt tăng
0,8 gam. Khối lượng Cu sinh ra sau phản ứng là:

A. 3,2gam. B. 6,4gam. C. 5,6gam. D. 0,8gam.


Câu 23: (THPT Yên Dũng 2 – Bắc Giang 2021 lần 2) Cho hỗn hợp rắn A gồm 5,6 gam Fe và
6,4 gam Cu tác dụng với 300 ml dung dịch AgNO 3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối
lượng chất rắn thu được là

3
Thầy Phạm Văn Thuận Bộ Sách Công Phá 8 + Môn
Hóa
A. 21,6 gam. B. 43,2 gam. C. 64,8 gam. D. 54,0 gam.
Câu 24: (Sở Bắc Giang 2021 lần 1) Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,036 mol Zn(NO3)2
và 0,06 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 6,3 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung
dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 8,004 gam. Giá trị của m là

A. 4,320. B. 3,432. C. 4,860. D. 2,424.


Câu 25: (chuyên Thái Bình 2021 lần 4) Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 19,5 gam Zn vào
200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và Fe(NO3)2 1,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch và m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 29,6. B. 36,1. C. 42,6. D. 32.


Câu 26: (THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh 2021 lần 3) Cho 12,8 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch
Fe2(SO4)3 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và m gam kim loại. Giá trị của m

A. 3,84. B. 7,68. C. 5,12. D. 2,56.


Câu 27: (THPT Quỳnh Lưu – Nghệ An 2021 lần 1) Cho kim loại Mg dư vào 200ml dung dịch
Fe(NO3)3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Mg đã phản ứng là

A. 1,44 gam. B. 0,48 gam. C. 1,92 gam. D. 0,96 gam.


Câu 29: (THPT Mai Thúc Loan – Hà Tĩnh 2021 lần 2) Cho 4,825 gam hỗn hợp bột Al và Fe (có tỉ
lệ mol nAl : nFe = 3 : 2) vào 350 ml dung dịch AgNO 3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 35,1. B. 37,8. C. 13,5. D. 27,0.
Câu 31: (THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc 2021 lần 3) Cho m gam Al vào 100 ml dung
dịch chứa Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được một chất rắn
nặng 5,16 gam. Tính giá trị của m?

A. 0,81 gam B. 0,48 gam C. 0,96 gam D. 0,24 gam


Câu 32: (THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh 2021 lần 2) Cho 13,04 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại
Fe và Zn vào 120 ml dung dịch CuSO 4 1,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,76 gam chất
rắn không tan. Thành phần % số mol của Zn trong hỗn hợp X là:

A. 36,36% B. 48,15% C. 39,88% D. 44,44%


Câu 33. (Chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau lần 1) Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có
cùng nồng độ. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,81 gam Al và 2,8 gam Fe vào 100 ml dung dịch
X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải
phóng 0,07 gam khí. Nồng độ mol của hai muối là bao nhiêu?
A. 0,3 B. 0,4 C. 0,42 D. 0,45

You might also like