You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM


KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT MẠ VÀNG


BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA

HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2021-2022


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Trường Sơn

Thành viên:
Lê Nguyễn Anh Thư - 19128081
Nguyễn Thị Bích Toàn - 19128085
Hoàng Kim Xuân - 19128103

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng10 năm 2021


Mục lục Trang

A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG....................................................................................................................... 2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN HÓA..............................................................................2
2.1 Khái niệm kỹ thuật mạ điện........................................................................................3
2.2 Bản chất và yêu cầu đối với lớp mạ.............................................................................4
2.3 Quá trình điện kết tủa của kim loại.............................................................................4
2.4 Định luật Faraday.....................................................................................................4
PHẦN 3 : KỸ THUẬT MẠ VÀNG.....................................................................................5
3.1 Giới thiệu tổng quát về mạ vàng..................................................................................5
3.1.1 Tính chất hóa học của vàng...................................................................................5
3.1.2. Sơ lược về mạ vàng..............................................................................................5
3.1.3 Ứng dụng mạ vàng...............................................................................................6
3.2. Quy trình mạ vàng....................................................................................................7
3.3 Mạ vàng theo phương pháp điện hóa..........................................................................8
3.3.1 Mạ vàng từ dung dịch xianua.................................................................................8
3.3.1.1 Mạ vàng từ các dung dịch xianua kiềm...........................................................8
3.3.1.2 Mạ vàng từ dung dịch xianua trung tính..........................................................9
3.3.1.3 Mạ vàng từ dung dịch xianua acid................................................................10
3.3.1.4 Mạ vàng từ dung dịch phức xianua của Au(III)..............................................10
3.3.2 Mạ vàng từ các dung dịch không xianua...............................................................11
3.3.2.1 Mạ vàng từ dung dịch Ferixianua.................................................................11
3.3.2.2 Mạ vàng trong dung dịch muối Sunfit...........................................................11
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mạ vàng..........................................................................14
3.4.1 Sự phân cực.......................................................................................................14
3.4.2 Quá thế hydro....................................................................................................15
3.4.3 Quá trình anot và thụ động catot..........................................................................16
3.4.4 pH dung dịch mạ................................................................................................16
3.4.5 Sự ăn mòn kim loại.............................................................................................16
3.4.6 Chất tạo phức và chất hoạt động bề mặt...............................................................17
3.4.7 Một số yếu tố khác..............................................................................................18
PHẦN 4 : AN TOÀN VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP TRONG PHÂN XƯỞNG MẠ..........19
4.1 Những hóa chất độc hại trong mạ và cách xử lý.........................................................19
4.2 Yêu cầu thiết kế phân xưởng mạ...............................................................................20
4.3 An toàn khi làm việc................................................................................................20
C. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 21
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................21
A. MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của công nghệ điện hóa và những ứng dụng cũng được đẩy
mạnh nghiên cứu tạo nên các ngành công nghiệp có tác động thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế xã hội. Những phát minh các loại nguồn điện pin và ắc quy đã cung cấp
năng lượng độc lập với mạng điện làm cơ sở cho các sự phát triển vũ bảo của công
nghiệp điện tử cũng như ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, công nghệ điện hóa
bề mặt, đặc biệt công nghệ mạ điện đã phát triển mạnh và đóng góp quan trọng để
làm đẹp, làm bền các công trình văn hóa, các sản phẩm gia dụng và công nghiệp.
Ngành công nghệ mạ điện luôn hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của công
nghiệp, những năm gần đây, những kỹ thuật mới, công nghệ mới về mạ, đặc biệt là
mạ trang sức, mạ vàng giả, mạ kim loại, mạ phức hợp,... có nhiều thành quả nghiên
cứu và ứng dụng phong phú. Chính vì tiềm năng phát triển của ngành mạ điện nói
chung, mạ vàng nói riêng, nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu về chủ
đề “Tìm hiểu về kỹ thuật Mạ vàng bằng phương pháp điện hóa”.

1
B. NỘI DUNG
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN HÓA
1.1 Khái niệm
Điện hóa là tên gọi một lĩnh vực trong hóa học, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các
quá trình hóa học và dòng điện. Một phản ứng hóa học xảy ra khi có dòng điện chạy
qua, hay qua phản ứng hóa học có một hiệu điện thế, đây là những quá trình điện
hóa. Trong các quá trình này luôn tồn tại đồng thời hai hiện tượng: oxy hóa và oxy
hóa khử (phản ứng oxy hóa-khử).
1.2 Lịch sử phát triển
● 1799: Alessandro Volta lần đầu tiên chế tạo ra pin hoạt động được, trước đấy
Luigi Galvani đã có nhiều thí nghiệm trên đùi ếch, các cơ chúng co lại khi chạm vào
kim loại khác nhau
● 1832: Michael Faraday phát hiện ra định luật cơ bản về điện hóa
● 1929: Jaroslav Heyrovský nghiên cứu về phương pháp cực phổ và nhận được
giải Nobel hóa học cho công trình này vào năm 1959
● 1969: tế bào nhiên liệu hiđro đã được nghiên cứu và dùng trong chương trình
Apollo, chúng không chỉ là nguồn điện mà còn cung cấp cả nước cho phi hành đoàn.
1.3 Ứng dụng
● Trong sản xuất các kim loại như kali, nhôm,... hay các halogen như clo, flo,...
qua điện phân.
● Sản xuất các nguồn điện di động như pin, ắc quy, tế bào nhiên liệu,...
● Phân tích các chất hóa học trong hóa phân tích, ví dụ trong phương pháp cực
phổ.
● Kỹ thuật mạ điện.
1.4 Cơ sở hóa học
- Trong các oxide kim loại có liên kết ion, ví dụ CaO thì Ca cho e−¿¿ , chất bị oxi
hóa và O nhận e−¿¿ , chất oxy hóa hay chất bị oxy hóa khử, các quá trình:
+oxy hóa: Ca → Ca 2+¿ ¿ + 2e−¿¿
+oxi hóa khử: O + 2e−¿¿ → O2−¿¿
+Phản ứng oxy hóa khử: Ca + O → Ca 2+¿ ¿+ O2−¿¿
- Khi mở rộng các khái niệm này ra, quá trình oxy hóa: chất A cho ne−¿¿ thành An +¿¿
, quá trình oxy hóa khử: chất B nhận ne−¿¿ thành Bn−¿¿ , phản ứng oxy hóa khử
A + B → An +¿¿+ Bn−¿¿ ; khi A và B đều là kim loại thì có phản ứng oxi hóa khử
A +B→A+B
n +¿¿ n+¿ ¿

- Nếu phản ứng này là liên tục thì có 1 dòng chuyển động của n e−¿¿ hay 1 dòng
điện giữa A và B.
- Nếu các ion này có mặt trong 1thì dưới tác dụng của lực tĩnh điện,các ion có điện
tích âm sẽ di chuyển và tụ lại trên cực dương anot, còn ion dương thì về cực âm
catot

2
PHẦN 2 : KĨ THUẬT MẠ ĐIỆN
2.1 Khái niệm kỹ thuật mạ điện
Mạ điện là quá trình điện phân , trong đó anot ( cực dương ) xảy ra quá trình oxy
hóa ( hòa tan kim loại hay giải phóng khí oxy ) , còn catot ( cực âm) xảy ra quá trình
khử ( khử ion kim loại từ dung dịch mạ thành lớp kim loại bám trên vật mạ hay quá
trình phụ giải phóng khí hidro…) khi có dòng điện một chiều đi qua dung dịch mạ .
Phản ứng xảy ra ở catot: M n+¿+ne ⇌ ¿ M ❑
Phản ứng xảy ra ở anot: M −ne=M n +¿¿

Sơ đồ quá trình mạ điện

3
2.2 Bản chất và yêu cầu đối với lớp mạ
Mạ điện là dạng phương pháp điện phân để kết tủa trên bề mặt kim loại một lớp
kim loại hoặc hợp kim mỏng , để chống ăn mòn, trang sức bề mặt, tăng tính dẫn điện,
tăng kích thước, tăng độ cứng bề mặt. Trong mạ điện, yếu tố quan trọng nhất không
phải là tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu suất mà là vấn đề chất lượng mạ. Vì vậy,
phải thành phần dung dịch, điều kiện điện phân, để đảm bảo lớp mạ có những tính
chất sau:
- Lớp mạ có kết tinh nhỏ mịn , độ xốp nhỏ.
- Bám chắc vào kim loại nền, không bong.
- Lớp mạ có đủ độ dày nhất định.
- Lớp mạ bóng, dẻo, có độ cứng cao.
Cấu tạo tinh thể giữ vai trò quyết định đến chất lượng lớp mạ. Tinh thể càng nhỏ
mịn thì lớp mạ càng tốt.

2.3 Quá trình điện kết tủa của kim loại


Quá trình điện kết tủa kim loại gồm hai giai đoạn: tạo mầm và phát triển mầm. Mỗi
giai đoạn có một tốc độ nhất định và căn cứ vào điều kiện điện phân mà quyết định
giai đoạn nào chiếm ưu thế.
Yêu cầu của lớp mạ là cấu tạo nhỏ mịn, sự kết hợp giữa các tinh thể chặt chẽ. Vì
vậy phải tăng tốc độ hình thành mầm tinh thể. Nếu tốc độ hình thành mầm tinh thể
càng cao thì trong một đơn vị thời gian kim loại kết tủa trên bề mặt càng nhiều. Do
đó, phải tăng tốc tạo mầm lớn hơn tốc độ phát triển mầm, vì vậy phải tăng phân cực
catot.
Trong điều kiện điện phân nhất định thì các tinh thể ấy sắp xếp theo một hướng và ở
vị trí nhất định. Tính định hướng càng cao thì cấu trúc tinh thể càng hoàn chỉnh và có
ảnh hưởng nhất định đến độ bóng, độ giãn nở của lớp mạ. Thay đổi mật độ dòng điện
sẽ làm thay đổi tốc độ phát triển mầm, tăng phân cực catot cũng sẽ làm tăng mức độ
hoàn chỉnh của các tinh thể định hướng.

2.4 Định luật Faraday


Quá trình điện phân của dung dịch xảy ra theo định luật Faraday: Lượng chất tách
ra trong quá trình điện phân tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện và thời gian điện ly
m = k.I.t = k.q
Trong đó:
m: trọng lượng vật được kết tủa (hoặc hòa tan) trên điện cực
I: Cường độ dòng điện
T: thời gian (h)
q: điện lượng (Ah)
k: hệ số tỉ lệ

4
Khi cho đương lượng như nhau vào trong dung dịch khác nhau thì lượng chất kết
tủa trên catot tỉ lệ thuận với đương lượng hóa học. Nếu cho điện lượng 96 500C (28,6
Ah) đi qua dung dịch sẽ được một đương lượng gam của bất kỳ chất nào.
Đương lượng gam của một chất bằng phân tử gam của chất đó chia cho số điện tích
hay số điện tử của chất đó trao đổi hay tham gia trong phản ứng.
Đương lượng điện hóa là số gam vật chất sinh ra khi đi qua điện lượng 1 ampe giờ.

PHẦN 3 : KỸ THUẬT MẠ VÀNG


3.1 Giới thiệu tổng quát về mạ vàng
3.1.1 Tính chất hóa học của vàng

Vàng (Au) là kim loại mềm, dễ cán, dát, rất bền hóa. Axit, kiểm, HS và các hợp
chất lưu huỳnh đều không tác dụng được với vàng. Trong không khí vàng không bị
oxy hóa, không bị mờ đi. Vàng chỉ hòa tan trong cường toàn, trong hỗn hợp HCI với
H:CrO, và trong dung dịch xyanua.
Vàng là kim loại chuyển tiếp ở chu kì 6, nhóm IB.
Tính chất hóa lý của vàng: tỷ trọng 19,3 g/cm; trọng lượng nguyên tử 197,20; điện
thể thiêu chuẩn của vàng hóa trị ba là Au/Au* = +1,50 V; của vàng hóa trị một là Au/
Au
+¿=+1,69 ¿
V, đương lượng điện hóa tương ứng là 2,45 và 7,357 g/Ah: điện trở riêng
2,45.10 Ωm.
−8

Vàng trong tự nhiên có 1 đồng vị ổn định là 197 Au.


Vàng có tính dẫn nhiệt cao diện , diện tốt, không bị tác động bởi không khí và
phần lớn hoá chất (chỉ có đồng và bạc là những chất dẫn điện tốt hơn). Nó không bị
ảnh hưởng về mặt học bởi nhiệt, độ ẩm, oxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích
hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn
nước cường toan thì hoà tan nó. Tuy nhiên, axit selenic đậm đặc nóng ăn mòn vàng
tạo thành vàng selenat.
Vàng bị tấn công và hoà tan trong các dung dịch kiềm hay natri xyanua, và xyanua
vùng là chất điện phân được dùng trong kỹ thuật mạ điện vàng lên các kim loại cơ sở
và kết tủa điện. Các dung dịch vàng clorua(axit cloroauric) được dùng để chế tạo
vàng keo bằng cách khử với các ion citrat hay ascorbat. Vàng clorua và vàng oxit
được dùng để chế tạo thuỷ tỉnh màu đỏ hay thuỷ tinh nam việt quất, mà giống như
huyền phủ vàng keo, có chứa các hạt vàng nano hình cầu với kích cỡ đồng đều.

5
3.1.2. Sơ lược về mạ vàng
- Mạ vàng là phương pháp phủ một lớp vàng lên bề mặt của kim loại nền thông
qua quá trình mạ điện hóa để ngăn không cho lớp nền bị ăn mòn.
- Trên thực tế, hơn 320 tấn (640. 000 lbs) Mạ vàng được sử dụng trong ngành
công nghiệp điện tử mỗi năm, Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành
công nghiệp trang sức để làm tấm bạc
- Một số loại mạ vàng được sử dụng trong công nghiệp hiện nay:
● Mạ vàng nguyên chất mềm mại sử dụng trong công nghiệp bán dẫn.
Một lớp vàng dễ dàng được hàn và làm liên kết trong cáp quang
● Vàng mềm, tinh khiết được lắng đọng (có nguồn gốc từ chất điện phân
đặc biệt). Hầu như các bản mạch in được mạ theo cách này
● Vàng cứng sáng trên mặt tiếp xúc (độ tinh khiết khoảng 99%). Nó
thường chứa một lượng nhỏ Nicken và Coban. Các nguyên tố này cản
trở kết nối vì thế chúng không thể được sử dụng trong công nghiệp bán
dẫn.
● Vàng cứng sáng trên bảng mạch in (độ tinh khiết dưới 90%). Cũng
thường chứa Niken và Coban
- Có 5 dạng trong ngành hóa học mạ vàng:
● Mạ vàng xyanua bazo để mạ Au và mạ hợp kim Vàng
● Mạ vàng xyanua trung tính để mạ Au có độ tinh khiết cao
● Mạ vàng axit để mạ vàng cứng bóng và các hợp kim của vàng
● Mạ vàng không xyanua, thường là mạ từ phức sunfit dùng để mạ vàng
và hợp kim của Au
● Mạ vàng hỗn hợp.
- Vàng có thể được mạ bằng dòng điện (theo phương pháp điện hóa) hoặc mạ
không có dòng điện (theo phương pháp hóa học) tạo ra lớp phủ.
3.1.3 Ứng dụng mạ vàng
Vàng dùng để mạ bảo vệ chống ăn mòn cho các dụng cụ, máy móc thí nghiệm, y
tế. Để mạ các tiếp điểm trong kỹ thuật điện tử đảm bảo điện trở tiếp xúc nhỏ và
không thay đổi theo thời gian: để mạ các sản phẩm kim hoàn,.... Chiều dày lớp mạ
vàng kim hoàn từ 0,25 đến 3 μ m, còn cho các mục đích khác thì từ 3 đến 6 μ m.
Thường mạ vàng trực tiếp lên các vật bằng đồng , thau, hoặc lên lớp mạ lót bạc hay
kền. Lớp mạ vàng là lớp mà catot nên chỉ bảo vệ được nền khi nó khi y có lỗ xốp,
thủng. Độ xốp lại phụ thuộc vào chiều dày lớp mạ, vào bản chất nền hay lớp mạ lót.
Vàng dễ bị miết kín khi cườm bóng cho chúng. Thường cườm bóng hay miết kín cho
lớp mạ vàng bằng một trục đánh bóng. Lớp mạ vàng có độ cứng thấp và chịu cọ xát,
mài mòn kém, vì vậy nhiều trường hợp phải mạ hợp kim vàng với coban hay kền để
tăng độ cứng, độ chịu mài mà màu sắc cũng đẹp thêm lên

6
3.2. Quy trình mạ vàng

❖ Mô tả quy trình
Phôi sắt trước hết cần gia công cơ khí để làm sạch các vết rỉ, vết không bằng phẳng
trên bề mặt phôi sắt, sau đó phôi sắt được tẩy rửa và sấy khô trước khi tẩy dầu điện
hóa và tẩy dầu hóa học là công đoạn cuối cùng làm sạch phôi sắt trước khi vào giai
đoạn mạ, tiếp tục rửa và sấy khô phôi sắt trước khi mạ lót một lớp đồng mỏng và sau
cùng là mạ vàng. Bể mạ cần khuất trộn để thu được lớp mạ như ý.

7
3.3 Mạ vàng theo phương pháp điện hóa
3.3.1 Mạ vàng từ dung dịch xianua
3.3.1.1 Mạ vàng từ các dung dịch xianua kiềm
- Thành phần của dung dịch:
Bao gồm: phức xianua của Au+¿¿ ở dưới dạng KAu(CN) và thêm KCN tự do
Người ta dùng KCN để tăng độ dẫn điện cho dung dịch ( vì KCN là chất điện li
mạnh ), KCN còn ngăn cản Au bị kết tủa dưới dạng AuCN theo phương trình :
−¿⇌ AuCN ↓ ¿

Au+¿+ CN ¿

phản ứng dịch chuyển sang phía trái cho nên có thể ngăn kết tủa AuCN. Ngoài ra
KCN còn có khả năng tạo ra môi trường pH duy trì trong phạm vi 11-12 ( môi trường
bazo mạnh).
- Chế độ mạ :
Dung dịch mạ được chuẩn bị : hòa tan KCN vào vào nước mềm rồi rót vào bể
mạ , thêm nước đến thể tích nhất định và khuấy.
KAu(CN)2 : nồng độ Au+¿¿là 4-10 g/l
KCN tự do 10-20 g/l
Mật độ dòng catot : ở 18-30°C là Dc = 0,1- 0,3 A/dm 3
45-55°C là Dc = 0,2- 0,5 A/dm 2
pH của dung dịch được duy trì trong khoảng 11-12.
Anot dùng là thép không gỉ hoặc vàng tinh khiết (99,99%). Nồng độ càng
lớn,nhiệt độ càng cao thì Dc cho phép và hiệu suất dòng càng lớn. Muốn tăng thêm
độ dẫn điện cho dung dịch thì ta có thêm vào trong dung dịch một lượng K3PO, 25-
30 g/l
- Quá trình xảy ra ở catot:
−¿ ¿
Trong, dung dịch có ion phức Au(CN )2 có thể xảy ra sự phân ly theo phương
trình sau đây
−¿ ¿
−¿ ↔¿
Au(CN )2 Au+¿+ 2CN ¿

Ta có : ¿ ¿= β 2 (h ằ ng s ố b ề n)

−¿ ¿
Trong đó [ Au(CN )2 , ¿ ¿ là nồng độ của các ion trong dung dịch. Hằng số cho
biết độ bền của các ion phức (chỉ số 2 ở bên dưới để chỉ ra rằng ion phức này phân ly
qua 2 giai đoạn) , theo tính toán thì giá trị của β 2=10−38,3 đây là một giá trị rất lớn,
cho nên phức chất này rất bền. Nồng độ Au+¿¿của được tính theo biểu thức sau:
¿.10−38,3
Nồng độ Au+¿¿rất là nhỏ nhưng quá trình mạ vẫn xảy ra ở catot như sau :
Catot hút các ion mang điện tích dương tới vùng gần bề mặt của nó (được gọi là
lớp kép H elmboltz).

8
−¿ ¿
Thêm vào đó, các ion phức mang điện tích âm đó là Au(CN )2 tiến đến lớp này
và bị phân cực dưới điện trường của catot . Sự phân phối của các ligan xung quanh
kim loại vì thế mà bị xáo trộn và giúp cho sự khuếch tán của ion phức vào trong lớp
Helmliz được dễ dàng hơn.
Cuối cùng bên trong lớp Helmholtz thì các phức bị phá vỡ , các ligan được giải
phóng , còn kim loại được tách ra dưới dạng cation kim loại và tiến đến và được
nhận điện tử bề mặt của catot và kết tủa trên bề mặt và tạo thành lớp mạ.

- Phương pháp này tạo ra lớp vỏ mạ có độ tinh khiết cao, tinh thể mạ nhỏ, mịn.
- Tuy nhiên bằng xianua này tương đối độc hại.

3.3.1.2 Mạ vàng từ dung dịch xianua trung tính


- Thành phần dung dịch: dung dịch này chứa Au + dưới dạng phức KAu(CN)2
và KCN tự do với hàm lượng thấp pH 6,5 - 7,5 và được điều chỉnh bằng H 3PO4.
- Chế độ mạ:
KAu(CN)2 tính ra nồng độ Au+ là 8-12 g/l
Axit citric: C6H8O7: 18-20 g/l
Kali citrat: 40-50 g/l
KH2PO4.3H2O: 35g/l
Tl2SO4: 0,0007-0,0008 g/l
Mật độ dòng trên catot Dc 0,5 - 1,0 A/dm2, nhiệt độ mạ từ 60-80oC.
pH của dung dịch duy trì từ 6,5-7,5 , anot sử dụng là anot không tan (Ti mạ
bạch kim). Nên khuấy liên tục.
- Quá trình xảy ra ở catot cũng xảy tương tự theo cơ chế như ở môi trường
xianua bazo. Tuy nhiên, ở phương pháp này thì có kèm theo sự thất thoát H2 ở catot
cho nên hiệu suất dòng không thể đạt đến 100%.

9
- Phương pháp này chủ yếu dùng để mạ lớp vàng dày, độ tinh khiết không cao,
nhưng lớp mạ nhẵn hơn ở môi trường kiềm.
3.3.1.3 Mạ vàng từ dung dịch xianua acid
- Thành phần dung dịch: dung dịch chứa Au + dưới dạng phức KAu(CN)2,
cho thêm axid hữu cơ là acid citric và acid tartric (hay còn gọi là acid 2,3-dihydroxi
succinic HOOC-CH(OH)-CH(OH)-COOH) hai acid này để duy trì pH trong khoảng
4-6.
- Chế độ mạ: giới thiệu 2 dung dịch mạ trong xianua acid có thành phần và
chế độ mạ khác nhau như sau:
+ Dung dịch mạ 1: KAu(CN)2 nồng độ Au+ 8-12 g/l
Acid citric 50-140 g/l
Nhiệt độ mạ của dung dịch này là 20-60 oC, pH được duy trì ở 4,5-6,0, mật
độ dòng catot Dc = 0,2-1,0 A/dm 2, anot sử dụng là Titan mạ bạch kim. Dung dịch mạ
này cần phải đủ đưa catot trong khi mạ. Dung dịch 1 này cũng có thể dùng để mạ
vàng cho dây kéo căng chạy liên tục qua bể.
+ Dung dịch mạ 2: KAu(CN)2 nồng độ Au+ là 1,5 - 2,0 g/l
Kali citrat 45-50 g/l
CoSO4.7H2O 0,3-0,4 g/l
Nhiệt độ 20-30oC
Dc 0,15-0,5 A/dm2
Anot dùng là Titan mạ bạch kim. Dung dịch 2 này dùng để mạ lót vàng trước
khi mạ hợp kim vàng lên đồng (Cu), pH duy trì 4,0-4,5.
- Pha chế dung dịch:
Hòa tan kali citrate vào nước mềm, thêm acid citric rồi khuấy cho tan hết,
dùng KOH thêm vào để điều chỉnh pH đến 3,4 - 4,2. Cho KAu(CN)2 vào khuấy tan
rồi thêm nước, điều chỉnh pH của dung dịch đến 4,0-4,5 bằng acid citric hoặc acid
H3PO4.
- Trong môi trường acid thì nồng độ của Au+ tăng do có xảy ra cân bằng sau
đây:
H+ + CN- ↔ HCN
HCN ít phân ly cho nên nồng độ của ion CN- tự do thấp vì thế nồng độ Au +
được tăng lên.
- Trong bể mạ xianua acid thì chất chứa xianua chủ yếu là Au(CN) 2 và acid
HCN. Phản ứng điện cực xảy ra ở catot có thể được viết như sau:
Au(CN)2- + 2H+ + e ↔ Au + 2HCN
HCN được hình thành nhưng sẽ được chuyển khối ra dung dịch chứ không
thoát ra ngoài không khí.
3.3.1.4 Mạ vàng từ dung dịch phức xianua của Au(III)
Như đã trình bày ở trên thì các bể mạ sử dụng dung dịch phức của Au(I)
không thể hoạt động ở pH nhỏ hơn 3,5 bởi vì ở những điều kiện đó thì Au(I) kết tủa

10
dưới dạng AuCN. Hơn nữa, lớp mạ từ các bể Au(I) xianua thì thường kém mềm dẻo
vì vậy các vật mạ sau này khi bị biến dạng thường có các vết nứt ở trên bề mặt bao
phủ. Hạn chế những khuyết điểm đó người ta nghiên cứu mạ vàng từ dung dịch phức
xianua của Au(III).
Phương pháp điều chế HAu(CN)4 và công thức các bể mạ dùng phức chất
này đã được đưa ra vào năm 1971. Các bể này cho thấy đặc tính mạ tuyệt vời ở các
giá trị pH từ 0,1 - 5,0 và cho hiệu suất tối ưu trong khoảng pH từ 1,0-3,0. Thành phần
của các bể ấy chứa chủ yếu phức HAu(CN) 4, muối của acid citric, phosphoric, tatric,
một số acid hữu cơ yếu và một acid vô cơ chẳng hạn như H3PO4.
Phức Au(III) xianua được điều chế bằng cách làm nóng dung dịch có chứa
KAuCl4, KNO3 và KCN tiếp theo đó là pH của dung dịch được chỉnh bằng cách thêm
acid HCl. Điều này sẽ dẫn đến sự thoát khí Cl2 tại anot và gây ra vấn đề ăn mòn.

3.3.2 Mạ vàng từ các dung dịch không xianua


- Các phương pháp sử dụng dung dịch xianua trong mạ vàng thì độc.
- Người ta đã thay thế các dung dịch xianua bằng cách dung dịch khác không độc
hại hoặc ít độc hại hơn, tuy nhiên chất lượng sản phẩm và tốc độ mạ thì không thể so
sánh với mạ bằng các các dung dịch xianua.
3.3.2.1 Mạ vàng từ dung dịch Ferixianua
- Phương pháp này không độc, nhưng Au trong phức feroxianua có hóa trị 3 cho
nên tốc độ mạ chậm hơn Au(I).
- Chất lượng mạ cũng tương đối tốt.
- Thành phần của dung dịch mạ và chế độ mạ:
AuCl3.HCl.4H2O nồng độ Au3+ là 1g/l
K4Fe(CN)6.3H2O 200 g/l
K2CO3 65 g/l
KCNS 100 g/l
pH duy trì khoảng 11-12, mật độ dòng ca tốt Dc = 0,2-0,3 A/dm2
Nhiệt độ từ 32-62oC.
3.3.2.2 Mạ vàng trong dung dịch muối Sunfit
- Đặc điểm công nghệ:
● Trong dung dịch mạ vàng dung dịch muối Sunfit, vàng ở dạng KAu(SO 3)2,,
chất tạo phức là (NH4)2SO3.
● Công nghệ mạ vàng muối sunfit là công nghệ mạ vàng không độc có giá trị
thực tiễn và tương lai phát triển tốt. Khả năng phân bố của dung dịch rất tốt, hiệu
suất kết tủa nhanh, lỗ xốp nhỏ. Lớp mạ bám chắc với kim loại niken, đồng, bạc,...
Cho vào dung dịch CoSO4, EDTA có thể thu được mạ vàng cứng, nhưng anot không
hòa tan nên thường xuyên bổ sung vàng.
- Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của muối Sunfit

11
Bảng: Chế độ công nghệ mạ vàng muối sunfat
Pha chế 1 2 3 4

Thành phần Hàm lượng (g/l)


và chế độ

(NH4)2SO3 150 - 50
Au 5 - 25 25 - 35 (ở 10 - 15 8 - 15 (ở
dạng AuCl3) dạng
HAuCl4)

Na2SO3 . 120 - 50 140 - 180 150 - 180


7H2O

K3C6H5O7 80 - 120 80 - 100


(NH4)3C6H5O 70 - 90
7

EDTA 50 - 70 40 5 - Feb

CoSO4 . 0.5 - 1.0 0.5 - 1.0 0.5 - 1.0


7H2O

KCl 60 - 100
K2HPO4 20 - 35

CuSO4 . 0.1 - 0.2


5H2O

pH 8.5 - 9.5 6.5 - 7.5 8 - 10 9.0 - 9.5


Nhiệt độ (oC) 45 - 65 Thường 40 - 60 45 - 50

Khuấy Di động catot Khuấy không Di động catot


khí

Mật độ dòng 0.1 - 0.8 0.2 - 0.3 0.3 - 0.5 0.1 - 0.4
điện (A/dm2)

Anot Au Au Au Au

- Pha chế dung dịch muối Sunfit:


● Hòa tan AuCl3 đã tính toán vào trong nước cất có hàm lượng vàng 20 - 25%.
sau đó dùng NaOH 50% trung hòa pH = 8 - 10. Phản ứng trung hòa có tỏa nhiệt, do

12
đó trung hòa phải chậm, cần thiết phải giảm nhiệt độ (nhiệt độ dưới 25 oC). Trong quá
trình trung hòa dung dịch có màu vàng trong suốt → màu đỏ cam không trong suốt
→ màu đỏ da cam trong suốt (pH = 7 thì trong suốt) → màu rượu.
● Hòa tan (NH4)2SO3 trong nước cất 50 - 60oC
● Vừa khuấy vừa cho dần dần hai dung dịch ở trên được dung dịch màu vàng
trong suốt, gia nhiệt 55 - 60 oC, dung dịch biến thành dung dịch trong suốt không
màu.
● Cho K3C6H5O7 và làm loãng đến thể tích quy định, điều chỉnh pH = 8.5
* Nếu không có AuCl3 hoặc Au(NH3)3(OH)3 có thể hòa tan vàng trong nước
cường toan tạo thành AuCl3 hoặc Au(NH3)3(OH)3. Chất Au(NH3)3(OH)3 có thể hòa
tan trực tiếp trong dung dịch (NH4)2SO3.
- Duy trì công nghệ:
● Khống chế pH > 8. Đây là nhân tố cơ bản bảo đảm ổn định dung dịch mạ. Khi
pH < 6.5, dung dịch mạ đục, lúc này cần điều chỉnh bằng dung dịch NH 4OH hoặc
NaOH. Khi pH > 10, lớp mạ có màu nâu đen, phải điều chỉnh bằng axit citric.
● KC6H5O7 là chất tạo phức phụ trợ, đồng thời là chất làm đệm, làm cho pH ổn
định, nâng cao độ bám chắc giữa lớp nền niken với vàng.
● Anot dùng là vàng, bạch kim hoặc lưới bạch kim titan, không dùng thép
không gỉ, bởi vì ion clo có thể làm cho crom thành Cr +6, làm bẩn dung dịch, dung
dịch có màu vàng da cam. Điện tích anot: diện tích catot = 1 : 3 nếu không axit thụ
động hóa, dung dịch không ổn định.
● Anot không hòa tan, vì vậy hàm lượng vàng trong dung dịch không ngừng
tiêu hao, cần thường xuyên bổ sung hàm lượng vàng.
● Để tránh bạc, đồng, niken,... tác dụng với nitơ trong dung dịch tạo nên ion
phức làm bẩn dung dịch, khi mạ cần có điện để vào bể, thanh đồng và móc treo có
giá treo có giá treo phải mạ lớp vàng, nếu không ảnh hưởng đến độ tinh khiết và độ
cứng lớp mạ. Khi mạ quay phải dùng dòng điện xung gấp 3 - 5 lần dòng điện bình
thường, thời gian một phút, sau đó hạ xuống dòng điện bình thường. Tốc độ của
thùng là 20 vòng / phút
● Di động catot hoặc khuấy bằng không khí nén để đề phòng pH hạ xuống cục
bộ, làm cho dung dịch không ổn định.
● Muối sunfit quá nhiệt phân hủy thành S -2 tác dụng với Au+ tạo thành Au2S
màu đen, phản ứng của chúng như sau:
+¿→ Ag 2 S ↓
2−¿+ Ag ¿ −2
2−¿+O 2↑ +S ¿
2SO3-2ánh sáng hoặc nhiệt , S →
¿ SO 4
Gia nhiệt bể mạ gián tiếp để tránh quá nhiệt cục bộ, dung dịch vẩn đục.
● Định kỳ phân tích hàm lượng vàng và SO 3-2 bổ sung kịp thời để làm ổn định
dung dịch.
● Dung dịch mạ để lâu mất tác dụng, có thể cho HCl với lượng thích hợp, điều
chỉnh pH = 3 - 4 có kết tủa bột màu vàng. Lọc và rửa bằng nước cất sau đó sấy khô.
Bột vàng thu hồi có thể điều chế thành Au(NH3)3(OH)3 để tiếp tục sử dụng.

13
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mạ vàng
3.4.1 Sự phân cực
Nguyên nhân gây ra sự phân cực
Khi nhúng một thanh kim loại vào trong dung dịch thì tạo nên một điện thế nhất
định, đạt tới trạng thái cân bằng. Khi có dòng điện đi qua thì trạng thái cân bằng bị
phá vỡ, tạo nên một điện thế mới
Khi có dòng điện một chiều hai điện cực kim loại nhúng trong dung dịch thì điện
thế catot (cực âm) , nên âm hơn, điện thế anot (cực dương) trở nên dương hơn. Sự
thay đổi điện như vậy gọi là sự phân cực. Khi điện phân, tốc độ tốc độ di chuyển của
điện tử, làm cho bề mặt catot tích điện âm tăng lên. Vì vậy điện thể càng âm. Ở anot
do sự hoà tan của kim loại, tăng cao nồng độ ion, tích lũy điện tích dương cảng
nhiều, làm cho điện thể càng dương.
Sự phân cực gây nên do tốc độ di chuyển của ion gọi là sự phân cực nồng . Sự
phân cực nồng độ là do thay đổi nồng độ ion kim loại ở lớp sát anot và catot . Ở lớp
sát anot, nồng độ ion kim loại tăng lên, ở lớp sát catot, nồng độ ion kim loại giảm đi.
Sự phân cực gây nên do sự phóng điện chậm của ion gọi là sự phân điện cực hoá.
Trong quá trình điện phân, thường xảy ra đồng thời phân cực nồng độ và phân cực
điện hoá, nhưng tuy trưởng họp cụ thể mà chiếm tỉ trọng khác nhau. Thông thường,
khi mật độ dòng điện nhỏ thì phân cực điện hoá là cơ bản. Khi mật độ dòng điện cao
thì phân cực nồng độ là cơ bản.
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân cực
a. Ảnh hưởng của thành phần dung dịch
Sự phân cực phụ thuộc vào thành phần dung dịch, dung dịch.
Dung dịch khác nhau thì sự phân cực khác nhau. Nói chung, sự phân cực của
dung dịch nồng độ thấp lớn hơn sự phân cực của dung dịch nồng độ cao . Hiện tượng
này do trong dung dịch nồng độ thấp , số ion của nó rất khó bổ sung vào lớp sát catot
. Dung dịch muối phức có phân cực lớn hơn dung dịch muối đơn như sự phân cực
của dung dịch xyanua lớn hơn dung dịch tính axit
Ngoài ra khi cho chất phụ gia vào trong dung dịch, sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự
phân cực. Đa số trường hợp khi cho chất phụ làm tăng sự phân cực.
b. Ảnh hưởng của mật độ dòng điện
Khi mật độ dòng điện tăng cao, cực cũng tăng lên. Bởi vì khi mật độ dòng điện
cao, tốc độ di chuyển aion và tốc độ phóng điện của nó cũng khác nhau rõ rệt.
Quan hệ giữa điện thế 1 cực và mật độ dòng điện thay đổi gọi là sự phân cực.
Điện thế catot càng âm khi mật độ dòng điện catot nâng cao.

14
c. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ dung dịch tăng lên, làm tăng sự dịch chuyển của ion, bổ sung rất nhanh
số ion ở lớp catot và khuếch tán mạch số ion của anot hòa tan, do đó làm giảm sự
phản cực.
d. Ảnh hưởng sự khuấy trộn
Khuấy trộn làm tăng sự khuếch tán của ion, do đó làm giảm sự phân cực.
e. Ảnh hưởng sự phân cực đối với mạ điện
Sự phân cực có quan hệ mật thiết với mạ và quyết định
- Được lớp mạ kết tinh mịn.
- Khả năng phân bố tốt, lớp mạ phân bố đồng đều
- Làm cho hiđro thoát ra mạnh, làm giảm hiệu suất dòng điện và độ bám chắc lớp
mạ, nếu nghiêm trọng có thể gây ra bọt khí. trúc ...
- Sự phân cực anot làm cho anot hoà tan không bình thường, dung dịch không ổn
định .
Quá trình mạ không cần sự phân cực anot, trừ dung dịch mạ thiếc có tính kiềm
cần phân cực anot và làm cho anot thụ động để hoà tan ion Sn". Đa số trường hợp
muốn được lớp mạ mịn, khả năng phân bố tốt đều phải nâng cao phân cực catot
nhưng phải hạn chế trong phạm vi nhất định bởi vì cao phân cực catot sẽ làm giảm
hiệu suất dòng điện, độ bám chắc của lớp mạ không tốt …
3.4.2 Quá thế hydro
Muốn có kim loại kết tủa trên catot phải thể âm hơn điện thế tiêu chuẩn của nô,
lượng điện thể tăng lên so với điện t thế tiêu chuẩn gọi là quá thế.
Trên catot ngoài ion kim loại thoát ra còn có hidro thoát ra. Hiđro thoát ra nhiều
hay ít là do quá thể quyết định. nào có quá thể thấp thì ion ấy phóng điện trước, quá
thể cao thì ion khó phòng điện.
Quá thể hiđro có ý nghĩa lớn trong là thuật mạ. Những kim loại như kẽm, niken,
crom, sắt... có điện thế tiêu chuẩn âm hơn so hiđro, vì vậy hiđro thoát ra trước, kim
loại không thể kết tủa được. Nhưng do tồn tại quá thế hydro nên có thể mạ được
những kim loại này. Đồng thời quá thế hydro làm giảm sự thoát hydro, làm giảm tính
giòn lớp mạ, nâng cao hiệu suất dòng điện, dung dịch ổn định, lớp mạ bám chắc.
Hiđro thoát ra làm cho lớp mạ không tốt vì vậy phải dùng mọi biện pháp để
năng cao quá thế hydro.
Quá thế hydro phụ thuộc vào bản chất điện cực, trạng thái bề mặt điện cực,bề
mặt gồ ghề, xù xì , quá thế hydro nhỏ.
Quá thế hydro tăng khi mật độ dòng điện tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.

15
Quá thế hydro phụ thuộc vào tính chất và pH dung dịch.
3.4.3 Quá trình anot và thụ động catot
● Quá trình anot
Mạ điện thường dùng anot (cực dương) hòa tan. Khi có dòng điện đi qua, kim
loại hòa tan do sự phân cực chuyển về phía dương
Me−ne → Me +n ( Mel à g ố c kimlo ạ i)

Trên anot ngoài quá trình hỏa tan còn có hydro thoát ra.
Trong môi trường kiểm, oxit thoát ra theo phản ứng:
+ ¿+O2 ¿
−¿−4 e → 4 H ¿
4 OH
Trong môi trường axit, oxi thoát ra theo phản ứng
4 H 2 O−4 e → 4 H +¿+O ¿ 2

Trên anot hòa tan còn xảy ra nhiều phản ứng phù khác oxã thoát ra làm cho hiệu
suất anot giảm thấp.
● Thụ động anot
Thông thường khi có dòng điện đi vào dung dịch điện li , thì anot bị hỏa tan.
Nhưng mật độ dòng điện anot lớn hoặc thành phần dung dịch không đúng thì anot
không tan mà chỉ có oxi thoát ra anot bị đen. Quá trình hòa tan của anot bị kim hãm
gọi là sự thụ động
Để chống lại sự động, người ta cho vào các chất hoạt động như các ion CI,
F ,Br ...
3.4.4 pH dung dịch mạ
Giá trị pH ảnh hưởng rất lớn tới tính chất lớp mạ. Trong quá trình mẹ phải pH
trong phạm vi quy định. Nếu pH thay đổi sẽ làm xấu chất lượng lớp mạ nhue tăng độ
giòn , gãy , bong…
Trong quá trình mạ, pH luôn ở trạng thái cao, cần điều chỉnh và bổ sung kịp thời.
Neu pH cao dùng H2SO4 3% để điều chỉnh, pH thấp có thể điều chỉnh bằng cách điện
phân dùng diện tích anot lớn, diện tích catot nhỏ để nâng cao giá trị pH.
3.4.5 Sự ăn mòn kim loại
Nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại
Kim loại tiếp xúc với không khí, đất hoặc dung dịch sinh ra sự ăn mòn, có hai
loại ăn món là ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa.
Sự ăn mòn hóa học xảy ra khi không có dòng điện phát sinh mà xảy ra khi bị oxi
hóa ở nhiệt độ cao, hay ăn mòn trong các dung dịch không phải là chất điện li như
các dung môi hữu cơ.

16
Sự ăn mòn điện hóa xảy ra khi có dòng điện phát sinh tạo thành nguyên nhân là
do sự chênh lệch điện thế giữa hai cực.
Những nhân tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn
a. Ảnh hưởng của bản chất kim loại
Điện thể tiêu chuẩn của kim loại càng âm thi hoạt học càng cao, kim loại dễ bị ăn
mòn.
Một số kim loại khác (Ni, Cr) điện thể tiêu chuẩn của chúng âm, hoạt độ hóa
học cao nhưng tính bền ăn mòn tốt, vị trên 1 có hình thành ming oxi hóa kém, rất
mỏng, có thể bảo vệ kim loại văn môn đó là sự thụ động kim loại.
Tạp chất trong kim loại càng nhiều, thì chống gỉ của nó càng kém. Độ bóng kim
loại cũng cao, tính chống tốt.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự ăn mòn. Nhiệt độ càng cao hoạt độ hóa học
của kim loại và dung dịch tăng, do đó làm tăng sự ăn mòn.
c. Ảnh hưởng của môi trường ăn mòn
Trong môi trường khác nhau, tính ổn định của kim loại cũng khác nhau, vì dụ
vàng ổn định trong nhiều dung dịch nhưng bị ăn mòn trong nước cường toan.
3.4.6 Chất tạo phức và chất hoạt động bề mặt
Chất tạo phức
Hợp chất phức tạp tạo thành do những phân tử đơn giản hóa họp với nhau
theo tỉ lệ nhất định gọi là hợp chất giữa các phân tử. Hợp chất giữa các phân tử trong
dung dịch nước phân ly toàn bộ thành các ion đơn giản gọi là muối kép.
Những chất này có tính ổn định nhất định, hợp chất trong phân tử chỉ phân ly
một bộ phận hoặc cơ bản không phân ly gọi là phức chất, đó là chất có khả năng tạo
phức với ion kim loại. Phức chất khó hòa tan trong nước, ion phức khác nhau có khả
năng phân ly khác nhau. Hằng số cân bằng khi ion phức phân ly đạt đến giá trị cân
bằng gọi là hằng số không ổn định, kí hiệu là K. K biểu thị năng lực phân của phức
chất.
Những ion phức khác nhau có hằng số không ổn định khác nhau, ion phức
giống nhau, ở nhiệt độ khác nhau, hệ số không ổn định không giống nhau. Để thuận
tiện, dùng kí hiệu pK để biểu thị:
pK = -logK
Tử công thức thấy rằng pK càng lớn, ion phức cảng ổn định, càng khó hòa tan.
Chất hoạt động bề mặt

17
Trên mặt tiếp xúc giữa chất lỏng và không khí, lực hấp dẫn giữa các phân tử
chất lỏng lớn hơn phân tử chất khí, vì thể tạo nên lực tác dụng co lại trên bề mặt chất
lỏng gọi là sức căng bề mặt.
Chất làm giảm sức căng bề mặt có một gọi là chất hoạt động bề mặt, chất
hấp phụ đặc biệt sinh ra trên bề mặt loại và chất lỏng gọi là chất hoạt động bề mặt.
a. Tính chất và tác dụng của chất hoạt động bề mặt
Phân tử chất hoạt động bề mặt có một đầu không cực ghét nước thường là hoat
dãy hydrocacbon còn một đầu ưa nước (như nhóm -OH, -COOH, −SO 3 H ❑, −NH 2 ¿
có tác dụng t các phân tử nước. Đầu ưa nước và đầu ghét nước của chất hoạt động
mặt tạo thành màng hấp phụ làm cho phân tử sắp xếp định hướng, cải thiện tổ chức
kết tỉnh của lớp mạ, nâng cao phân cực, vì thế nâng cao khả năng - bố ăn sâu của
dung dịch.
Chất hoạt động bề mặt có tác dụng thấm ướt, nhũ hóa, thẩm thấu, tạo bọt để làm
nhanh quá trình tẩy dầu vật mẹ, nâng cao hiệu quả tẩy đầu. Tác dụng thấm ướt của
chúng có thể để phòng sự lưu lại bọt khí hiđro, chống sinh ra chấm kim trên lớp mạ
Phân loại chất hoạt động bề mặt
Căn cứ vào công dụng chất hoạt động bề mặt mà phân ra các loại chất tạo bạt,
chất nhũ hỏi, chất thẩm tốt, chất tẩy rửa.
Căn cứ đặc điểm cấu trúc phân tử mà chia ra chất hoạt động bề mặt ion âm, chất
hoạt động bề mặt ion dương, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính , chất hoạt động bề
mặt phi ion.
3.4.7 Một số yếu tố khác
-Ảnh hưởng chất điện giai
- Ảnh hưởng của trạng thái bề mặt kim loại nền đối với tổ chức lớp mạ
- Ảnh hưởng của các phương pháp công nghệ đến cấu trúc lớp mạ
- Ảnh hưởng của quá trình thoát hydro
Dòn hydro: sau khi ion hydro khử trên catot 1 phần sẽ tạo thành khi H 2 bay
lên, một phần nguyên tử hiđro thấm vào loại nền và kim loại mạ làm cho kim loại bị
giòn.
Rộp bọt khí: sau khi mạ xong, khi nhiệt độ môi trường cao, hidro hấp thụ
trên bề mặt kim loại nền nở ra, sinh ra bọt khí.
Rỗ, châm kim: bọt khi hi đeo bám trên bề mặt kim loại, tạo chỗ cách điện
làm cho ion kim loại không thể phóng điện chỗ bọt khi được, mà chỉ phóng điện ở
xung quanh chỗ bọt khi sinh ra điểm rõ trên lớp mạ.

18
PHẦN 4 : AN TOÀN VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP TRONG PHÂN XƯỞNG
MẠ
4.1 Những hóa chất độc hại trong mạ và cách xử lý
Công nghệ mạ dùng một lượng lớn các loại hóa chất khác nhau. Trong đó có những
loại hóa chất độc
hoặc rất độc đối với sức khỏe con người. Đó là các chất axit, kiểm, dung môi hữu
cơ, các kim loại nặng và muối của chúng, các chất xianua v.v. Độc nhất đối với con
người là thủy ngân, chì, crôm, asen và các hợp chất của chúng, các hợp chất xianua,
các dung môi hữu cơ v.v.
Nồng độ giới hạn cho phép các chất độc hại được quy định chặt chẽ trong các tiêu
chuẩn nhà nước.
Mọi hóa chất sử dụng trong phân xưởng mạ phải được sắp xếp có trật tự, riêng biệt,
mọi hóa chất phải có nhãn, bao bì đảm bảo chắc chắn.
1. Các chất axit HCl, H 2 S O 4 , HNO3
Axit H2SO, đậm đặc rất nguy hiểm, ăn mòn rất mạnh, làm cháy da thịt, gây những
vết thương khó chữa. Nếu axit H,SO, rơi vào đa dùng vải khô lau, rửa thật kỹ, trung
hòa bằng dung dịch xà phòng Na,CO, hoặc NaHCO.
Axit HNO3 đặc bốc khói mạnh, độc hại với đường hô hấp, tính chất độc hại cũng
giống như HySO4, ăn da rất mạnh. Khi tẩy trong axit HNO3, sinh ra khí NO, rất độc,
khí NO, kích thích đường hô hấp, gay viêm phế quản, viêm phổi, tê liệt thần kinh,
hơn mê v.v... Vì vậy khi bị nhiễm độc phải đưa ra khỏi nơi làm việc, hít thở không
khí trong lành, lúc cần thiết phải thở oxy.
2. Các chất rắn: NaOH, KOH, Ca(OH)2
Các chất NaOH, KOH là những chất kết tinh, hút ẩm mạnh, tan trong nước, phát
nhiệt mạnh. Dung dịch NaOH phá hủy giấy, gỗ, vải, phá hủy da, gây bỏng nguy
hiểm. Nếu rơi vào da thì phải rửa bằng nước, sau đó rửa bằng axit axetic loãng 1%
hoặc H,BO3 2%. Nếu uống nhầm NaOH phải rửa dạ dày và cho uống thuốc nôn,
uống axit axetic loãng để trung hòa, uống sữa, lòng trắng trứng.
3. Các chất xianua
NaCN, KCN, hay khí HCN là những chất cực kỳ độc hại. Liều tử vong đối với
xianua là 0,2 – 0,3g, đối với HCN 0,1 mg.
Khi bị ngộ độc xianua phải đưa ngay ra nơi thoáng gió, rửa dạ dày bằng dung dịch
thuốc tím 1 g/ KMnO4 ,đưa ngay đến bệnh viện.
4. Các dung môi hữu cơ như toluen, benzen, nồng độ vượt quá giới hạn cho
phép gây ra các bệnh kinh
niên, rối loạn hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh, gây tổn thương cho thận.

19
5. Đồng và hợp chất đồng khi nhiễm vào cơ thể gây viêm, sưng, nôn mửa kinh
giật, mạch yếu v.v...Xử lý bằng nôn, uống lòng trắng trứng.
6. Kẽm và các hợp chất của kẽm gây ra vị chát, buồn nôn, bỏng rát dù dày,
mạch không đều v.v…
Xử lý bằng cách gây nôn, cho uống dung dịch soda loãng 5% hoặc sữa.

4.2 Yêu cầu thiết kế phân xưởng mạ


Phân xưởng mạ có nhiều hóa chất độc hại, để đảm bảo sức khỏe, cải thiện điều
kiện làm việc, khống chế nồng độ không khí của các loại hóa chất trong phạm vi quy
định.
Xây dựng bố trí mặt bằng phân xưởng ngoài việc nghiên cứu các quy trình
công nghệ thuận lợi nhất, còn phải nghiên cứu đến tính chất độc hại của các bể mạ,
các bể tẩy axit, các bể xianua v.v... Cho nên phân xưởng mẹ thường chia làm nhiều
gian khác nhau: gian tẩy axit, gian mạ niken, gian mẹ hợp kim, gian mạ crôm, gian
mài đánh bóng, gian oxy hóa v.v...
Máy mài đánh bóng phải có chụp hút nối với hệ thống quạt hút để hút được
các hạt bụi kim loại. Cần có cửa thuận lợi để định kỳ làm sạch lòng ống dẫn khí.
Các bể mạ độc hại, các bể tẩy có hơi axit, xianua v.v... phải có hệ thống hút
độc tốt, bảo đảm kỹ thuật.Hệ thống hút độc axit và xianua không được chung với
nhau để tránh gây ra khí HCN rất độc.
Nhà cửa phải đảm bảo thoáng mát, có nhiều cửa sổ sạch sẽ, cao ráo. Nếu như
xây bằng gạch chịu axit và vừa chịu axit, nền nghiêng về bốn phía để thoát nước tốt.
Tưởng nhà cũng cẩn ốp bằng gạch chịu axit cao từ 2,8 – 3,2 m kể từ mặt sàn.
Mương thoát nước đào thành hai hệ: Một hệ dẫn axit, một hệ dẫn xianua.
Nếu có điều kiện toàn bộ tường trần nhà sơn lớp sơn chịu axit.

4.3 An toàn khi làm việc


1. Trước khi làm việc 10-15 phút phải cho quạt hút làm việc, để hút các hơi độc.
Kiểm tra các hệ thống máy móc, dây dẫn điện… để đảm bảo an toàn về điện.
Các thiết bị điện phải được tiếp đất tốt.
2. Khi làm việc phải có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ: quần áo lao động, khẩu
trang, găng tay cao su, ủng cao su,... Khi pha chế các dung dịch acid, kiềm,
xianua phải đeo kính bảo hộ hay mặt nạ phòng độc.
3. Khi pha chế acid phải tiến hành ở chỗ có quạt hút hay chỗ thoáng gió và rót từ
từ acid vào nước không được làm ngược lại dễ gây tai nạn. Khi pha xianua
phải làm ở chỗ có quạt hút.
4. Không được ăn uống, hút thuốc nơi làm việc.
5. Thùng đựng xianua phải có nắp đậy kín, bể chứa dung dịch xianua phải có
quạt hút độc.

20
6. Khi làm việc với xianua không được để rơi vãi xianua ra ngoài, không được
nhúng tay vào xianua, không được đổ acid ra đường ống thoát xianua, để
tránh sinh ra khí độc, sau khi làm việc với xianua phải thay quần áo làm việc,
rửa tay bằng xà phòng thật sạch, tốt nhất rửa trong dung dịch FeSO4.
7. Đối với những chất dễ cháy xăng, dầu mỡ,... phải tránh lửa, không vứt tàn
thuốc, diêm còn than hồng vào những chất trên.
8. Vật mạ rơi xuống đáy bể dùng nam châm để vớt ra, vật bằng đồng, đồng kẽm
dùng vợt sắt cán dài để mò vớt, không được dùng tay tay mò vớt.
9. Các cầu cực ở các bể mạ và các máng hút phải thường xuyên làm vệ sinh để
đảm bảo sạch sẽ bể mạ và hút độc tốt.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại là qua nghiên cứu và tìm hiểu về Mạ vàng bằng phương pháp điện hóa ta
có thể nhìn thấy kỹ thuật mạ vàng có những bước tiến nhảy vọt, thỏa mãn được nhiều
yêu cầu kỹ thuật quan trọng trong sản xuất và đời sống. Các nhà khoa học đã luôn nỗ
lực để tìm được nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng trong kỹ thuật Mạ vàng
với mục đích nâng cao sự phù hợp với mọi lĩnh vực, có thể lựa chọn trong việc sử
dụng kỹ thuật tùy vào mục đích để có thể tối ưu hóa tốt nhất chất lượng sản phẩm
làm ra cũng như chi phí sản xuất. Bên cạnh việc sản xuất cũng cần chú ý đến vấn đề
vệ sinh và an toàn. Luôn đảm bảo chúng ta làm việc trong môi trường lành mạnh và
an toàn, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân. Kỹ thuật mạ vàng nói riêng hay công nghệ
mạ điện nói chung đều là những ngành tiềm năng cần phải được phát triển và ứng
dụng nhiều vào cuộc sống để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://link.springer.com/content/pdf/10.1007/BF03214646.pdf?
fbclid=IwAR0ebiCFAhS2GyVBCjYr7mHlvgoQ6bjVLEViRLfZA9SEAvburG4xNG
SVVjg
2. Công nghệ mạ điện – Nguyễn Thành Lộc
3.
https://en.wikipedia.org/wiki/Gold_plating_(project_management)
4.
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1_%C4%91i%E1%BB%87n

21

You might also like