You are on page 1of 253

Thánh Antôn Maria Claret

Tự Thuật Của Thánh Claret


Nhóm xuất bản Claret
Ban biên tập Claret là thành viên của

Nhóm xuất bản Claret

Bangalore, Barcelona, Buenos Aires, Chennai, Colombo, Dar se Salaam, Lagos, Macau, Madrid,
Malina, Owerri, São Paulo, Warsaw, Yaoundé.

Thánh Antôn Maria Claret. Tự Thuật (ấn bản thu nhỏ)

Tái bản và chú thích bản văn tiếng Tây Ban Nha

Lm. Jose Maria Vinas, CMF và Lm. Jesus Bermejo, CMF

Trình bày:

Lm. Gonzalo Fernández Sanz, CMF,

Phụ tá cha Bề trên Tổng quyền về đời sống thiêng liêng

Quyển Tự thuật được dịch từ tiếng Tây Ban Nha bởi Lm. Joseph Daries, CMF.

Những chú thích được dịch từ tiếng Tây Ban Nha do Lm. James Overend, CMF.

Tái bản và chỉnh sửa bản văn tiếng Anh do Lm.S. Jesu Doss, CMF, Lm. Anthony Ejikeme,
CMF, và Rosendo Urrabazo, CMF tại Rôma.

Phiên bản tiếng Anh thu nhỏ: S. Jesu Doss, CMF

Trung tâm đời sống thiêng liêng Claret (CESC), Vic, Tây Ban Nha.

Được xuất bản bởi Trung tâm đời sống thiêng liêng Claret (CESC), Vic, Tây Ban Nha.

Ban biên tập Claret, SLU

Roger de Llúria, 5-08010 Barcelona

www.editorialclaret.es- editorial@claret.es

ISBN: 978-84-9846-950-9
Lưu chiểu: B-21.022-2015

In tại Agpograf, tháng 8, 2015

In tại Catalonia

Tự Thuật
Thánh Antôn Maria Claret

Tái bản, dẫn nhập và chú thích bởi

Lm. JOSÉ MARÍA VIÑAS, CMF

Lm. JESÚS BERMEJO, CMF


BẢN TRÌNH BÀY VỀ QUYỂN TỰ THUẬT

Vào tháng 2 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm hai trăm năm ngày sinh của Thánh Antôn
Maria Claret (1807-2007), một tập sách dài hơn một nghìn trang bao gồm quyển Tự Thuật của
Thánh Claret và các tài liệu bổ sung của ngài đã được xuất bản. Nó được biết đến như là “ấn
bản hai trăm năm”. Ngay từ rất sớm, chúng tôi nhận thấy rằng để phổ biến rộng rãi linh đạo
truyền giáo trong tác phẩm này. Vì vậy, chúng tôi cố gắng xuất bản quyển Tự Thuật trong một ấn
bản thu nhỏ, gọn nhẹ và dễ sử dụng hơn.

Thánh Antôn Maria Claret qua đời 2 tháng trước sinh nhật lần thứ 63 của Ngài. Ngài viết
quyển Tự Thuật vào giữa mùa thu năm 1861 đến tháng 5 năm 1862, khi ngài ở độ tuổi 54 và 55.
Thánh Claret được lãnh nhận một ân sủng đặc biệt về việc lưu giữ Thánh Thể trong người của
ngài, từ lần rước lễ này qua lần rước lễ khác (ngày 26 tháng 8, năm 1861). Sau khi trở về từ
Cuba, cha Claret sống tại thành phố Madrid, thủ đô của nước Tây Ban Nha. Trước đó, cha Claret
từng sống và mục vụ ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của ngài từ những ngày tại quê
hương của ngài (Catalonia), Rô-ma, quần đảo Canary. Ngài đang ở trong giai đoạn chín mùi kể
cả thể xác lẫn tinh thần. Cha Claret là một nhà văn đầy đam mê, tuy nhiên ngài không viết quyển
Tự Thuật này theo mong muốn riêng của ngài, mà bởi vì một yêu cầu trong sáng. Cha Paladius
Currius, linh mục giải tội và linh hướng của cha Claret, đã động viên Ngài làm việc này bởi vì
cha Paladius đã nhận thấy một sự phong phú thánh thiện toát ra từ chính cuộc sống của ngài và
cho rằng việc này có thể khơi dậy nơi nguời khác niềm ao ước, muốn lớn lên trong hành trình
thiêng liêng. Tuy nhiên, người đã thúc đẩy mạnh mẽ đến cha Claret trong việc viết quyển Tự
Thuật này là cha Giu-se Xifré, Bề trên tổng quyền của nhà dòng được thành lập bởi chính Thánh
Antôn Maria Claret tại Vic, Barcelona, ngày 16 tháng 7 năm 1849. Cha Xifré khẳng định rằng
đời sống của Thánh Claret là một cẩm nang hoàn hảo trong việc đào tạo các nhà truyền giáo trẻ
có chung một tinh thần truyền giáo tông đồ như Đấng tổ phụ.

Người ta thường cho rằng, mỗi tự thuật là một câu chuyện tưởng tượng bởi vì tác giả
chính là người lựa chọn, bỏ sót, hay bóp méo sự thật về cuộc sống của chính họ. Chúng tôi nhận
thấy rằng chính quyển Tự Thuật của Thánh Claret là không đủ để biết về cuộc sống phi thường
của Ngài, nhưng nó cung cấp cho chúng ta một cách tiếp cận cá nhân, tự phát và sâu sắc, mà
không thể thay thế được bằng bất cứ lối phê bình tiểu sử nào. Thực tế mà nói, bản văn mà chúng
ta có trong tay chỉ là bản thảo viết tay của Thánh Claret được lưu giữ từ năm 1954 trong kho lưu
trữ chung của nhà dòng (Truyền Giáo Claret) tại Rôma. Bản văn này chỉ được công chúng hóa
ngay sau khi cha Claret được phong thánh vào năm 1950. Chúng tôi, nhóm tác giả của ấn bản
này không muốn có bất kỳ sửa đổi hay hiệu chỉnh nào vào bản văn gốc. Do đó, quyển sách này
có nhiều đoạn văn được lặp đi lặp lại, lỗi ngữ pháp cũng như thể văn, sự nhầm lẫn về ngày tháng
và địa điểm, v.v. Tuy nhiên, chính sự thiếu trọn vẹn và mạch lạc đó đã biến bản văn này thành
một nguồn tài nguyên trực tiếp để giúp chúng ta, không chỉ biết về những sự thật trong cuộc đời
của nhà truyền giáo và Tổng Giám mục Claret, mà còn khám phá ra những động lực đã thúc đẩy
Thánh Claret trong việc hiến dâng trọn cuộc đời của Ngài cho Đức Ki-tô và Tin Mừng. Từ quan
điểm trên, quyển Tự Thuật này là một kho tàng quý báu đưa chúng ta vào trung tâm của nhà
truyền giáo Claret. Khẩu hiệu của Thánh Claret trên tấm khiên của Tổng Giám mục là “Tình Yêu
của Đức Kitô thúc bách tôi”. Đó được xem là một sự tổng hợp trọn vẹn về chân dung của nhà
truyền giáo Claret mà chính ngài là hiện thân trong quyển Tự Thuật (xem Tự Thuật, số 494), và
trong tiến trình cuộc đời của ngài.

Bản thảo viết tay này sẽ bị thiêu huỷ trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha nếu không
được giấu kín trong nhà một người bạn của gia đình Thánh Claret. Điều tương tự đã xảy ra với
những tài liệu giá trị khác trong kho lưu trữ của cộng đoàn Claret ở Vic. Có thể nói rằng bản thảo
này có chung một sự rủi ro với chính số phận của tác giả. Cha Claret cũng bị bách hại và chết
như một người sống lưu vong trong một đan viện Xi-tô ở Fontfroid của nước Pháp ngày 24
tháng 10 năm 1870. Bản thảo này không mang tính tranh luận hay công kích bất cứ ai, nhưng nó
nói lên điều đã xảy ra với một con người, khi người đó cho phép mình được dẫn dắt bởi Thần
Khí của Thiên Chúa. Dù ở bất cứ địa điểm và thời gian nào, cha Claret chỉ tìm kiếm một điều
duy nhất, đó là để Thiên Chúa “được biết đến, được yêu thương, được phục vụ và được tán
dương bởi tất cả mọi người” (xem Tự Thuật số 233). Có rất nhiều người không chấp nhận tin vui
này.
Quyển Tự Thuật của Thánh Claret đã vượt qua những công kích ở thế kỷ 19 với ngôn
ngữ lãng mạn và đã lỗi thời của nó. Nó trở nên tươi mới trong thể kỷ 21 vì tác phẩm này nói đến
những vấn đề thực tiễn của thời đại chúng ta, chẳng hạn như: ý nghĩa cuộc sống, điều bí ẩn về
sự chết, huyền nhiệm về Thiên Chúa, mối quan tâm đến niềm hạnh phúc của người khác, sự
chuyển biến của xã hội, những thái độ giúp chúng ta sống, v.v. Trong bối cảnh tục hóa và tìm
kiếm thiêng liêng ngày nay, nhân chứng của những người này là không thể thiếu. Họ đã không
chỉ cố gắng thể hiện mầu nhiệm của Thiên Chúa và con người, mà còn trải nghiệm mầu nhiệm
ấy bằng chính đời sống của họ. Ngay cả với những lời nói lắp bắp, họ cũng có khả năng chia sẻ
những kinh nghiệm của họ. Trong thế giới ngày nay, chúng ta có quá nhiều nhà tư tưởng, nhưng
lại thiếu đi những chứng nhân.Quyển Tự Thuật của Thánh Claret đã không đi vào lịch sử văn
học thế giới phổ quát như là một mô hình nội tâm, nhưng đi vào di sản của những lời chứng tâm
linh. Thật vậy, Thánh Claret đã chỉ cho chúng ta biết làm thế nào để sống đời sống Phúc Âm
trong từng thời gian và địa điểm cụ thể.
Ngày nay có rất nhiều người, mặc dù không thuộc vào bất cứ hội dòng nào do Thánh
Claret sáng lập, nhưng nhận thấy nơi họ một tinh thần truyền giáo giống như ngài. Họ mong
muốn trở thành những chứng nhân niềm vui và sứ giả Tin Mừng cho thời đại chúng ta, như
những lời của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói. Mong ước của chúng tôi là qua việc chiêm
niệm quyển Tự Thuật này của Thánh Claret, họ sẽ được soi sáng và được khích lệ để sống ơn gọi
Phúc âm hóa tốt đẹp hơn.

Rô-ma, ngày 7 tháng 5 năm 2015


Kỷ niệm lần thứ 65 năm ngày phong thánh
của Thánh Antôn Maria Claret

Lm. Gonzalo Fernández Sanz, CMF


Phụ tá của cha Bề trên Tổng quyền
phụ trách về đời sống thiêng liêng.

Lời cầu nguyện trước khi đọc quyển Tự Thuật

Lạy Chúa, xin canh tân Gia đình Claret

và mỗi người chúng con

bằng Thần khí đã thúc đẩy thánh Antôn Maria Claret,

vị cha chung của chúng con, do đó,

chúng con cũng đuợc đổ đầy và trở nên mạnh mẽ bởi Thần khí của Ngài

để chúng con có thể yêu mến những gì cha Thánh đã yêu

và đem ra thực hành những gì Người đã dạy chúng con. Amen.


TỰ THUẬT CỦA THÁNH ANTÔN MARIA CLARET

J.M.J

TIỂU SỬ CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ANTÔN MARIA CLARET

LỜI NÓI ĐẦU

1. Cha Giu-se Xifré, Bề trên tổng quyền của dòng truyền giáo Những Nam Tử Của Trái
Tim Vô Nhiễm Đức Maria, mặc dù đã nhiều lần yêu cầu tôi, bằng lời nói hay thư từ, viết một
cuốn tiểu sử về con người tầm thường của tôi, nhưng từ trước tới giờ tôi vẫn luôn tự thoái thác
việc này. Thật vậy, tôi sẽ cố gắng từ chối làm như thế, thậm chí ngay tại thời điểm hiện tại, nếu
như tôi không nhận được lệnh phải làm điều đó. Do đó, tôi làm việc này chỉ trong sự vâng phục,
và với sự vâng phục, tôi sẽ tiết lộ nhiều điều mà tôi từng nghĩ rằng thà để chúng đi trong quên
lãng còn hơn. Dù sao đi nữa, tôi làm tất cả những việc này chỉ vì sự vinh quang cao cả của Thiên
Chúa và Mẹ Maria, người Mẹ dịu hiền của tôi, và vì sự ngượng ngùng của người tội lỗi đáng
thương này. Tôi sẽ chia quyển tiểu sử này thành 3 phần.
2. Phần đầu tiên sẽ bao gồm những sự kiện chính trong cuộc đời tôi từ lúc chào đời cho
tới chuyến khởi hành của tôi đến Rôma (1807 - 1839).
Phần thứ hai sẽ bao gồm những sự kiện thuộc về công việc mục vụ (1840 - 1850). Phần
thứ ba sẽ tập trung vào những sự kiện chính xảy ra sau khi tôi được tấn phong Tổng Giám Mục
(1850 - 1862)
PHẦN MỘT
THỜI THƠ ẤU

CHƯƠNG I

NGÀY SINH VÀ NGÀY RỬA TỘI CỦA TÔI

3. Tôi sinh ra tại Sallent1, một ngôi làng thuộc giáo hạt Manresa, giáo phận Vic, tỉnh
Barcelona. Tên của cha mẹ tôi là Gioan Claret và Josephine Clara. Họ đã thành hôn và là những
người ngay thẳng và kính sợ Thiên Chúa. Họ rất yêu mến Bí tích Thánh Thể và Mẹ Maria Chí
Thánh2.

4. Tôi được rửa tội tại giáo xứ thánh Maria, Sallent vào ngày Lễ Giáng Sinh 25 tháng 12
năm 1807, mặc dù sổ rửa tội của giáo xứ ghi năm 1808. Lý do về sự nhầm lẫn này là vào thời
gian đó, họ tính năm mới bắt đầu từ ngày 25 tháng 12.

5. Tôi được đặt tên thánh là Antôn Adjutor Gioan. Em trai của mẹ tôi, cậu Antôn Clara, là
bố đỡ đầu của tôi và cậu ấy muốn tên của tôi được đặt ngay sau tên của cậu ấy. Maria Claret, (em
gái của cha tôi), là mẹ đỡ đầu của tôi. Cô đã kết hôn với ông Adjutor Canudas vì vậy, họ đã đặt
tên thánh của chồng cô vào tên của tôi. Cái tên thứ ba, Gioan, là tên của bố tôi. Sau này, với sự
phó thác cho Đức Maria Chí Thánh, tôi đã thêm cái tên ngọt ngào Maria vào tên của tôi, bởi vì
Đức Maria Chí Thánh là mẹ, là đấng bảo trợ, là người dạy dỗ, là người hướng dẫn và là tất cả
của cuộc đời tôi, sau Chúa Giêsu3. Vì thế, tên đầy đủ của tôi là Antôn Maria Adjutor Gioan
Claret và Maria.

6. Tôi là một trong số mười một người con trong gia đình của tôi, gồm sáu người con trai
và năm người con gái, được sắp xếp theo thứ tự năm sinh như sau:
1. Chị Rôsa, sinh năm 1800. Trước kia chị đã thành hôn nhưng bây giờ chị là một góa
phụ. Chị ấy làm việc rất chăm chỉ và là một người thật thà, đạo đức. Chị là người
thương tôi nhất trong gia đình.
2. Chị Marian sinh năm 1802 và chị ấy đã qua đời khi mới được hai tuổi.
3. Anh Gioan (1804) là người kế thừa tất cả tài sản của chúng tôi.
1
Sallent trực thuộc hành chính của huyện Manresa và tỉnh Barcelona, cách thành phố Manresa khoảng 15 km và
Barcelona khoảng 51 km. Vào đầu thế kỷ XIX, ngôi làng Sallent có khoảng 2,000 dân cư. Tuy nhiên, theo thống kê
mới gần đây dân cư trong vùng đã tăng lên đến 8,000 người.
2
Ông Gioan Claret Xambo (1774-1842) là một thợ dệt, giống như tổ tiên của ông. Bà Josefa Clara Rodoreda
(1771-1842) xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Bà Josefa, mẹ của thánh Antôn Maria Claret, đã
nhận thấy rằng Antôn có thể trở thành một nhà truyền giáo tông đồ. Cha của Ngài đã có cơ hội tham dự thánh lễ tấn
phong Giám mục của Ngài.
3
Tại thời điểm tấn phong Giám mục của Ngài (ngày 6 tháng 11 năm 1850), thánh Antôn Maria Claret đặt thêm
tên Maria vào ngay sau tên Antôn của Ngài. Trước kia, đã ít nhất một lần thánh Claret kí tên của Ngài theo phương
thức này.
4. Anh Ba-tô-lô-mê-ô (1806) qua đời khi anh ấy mới được hai tuổi.
5. Tôi (1807 hay 1808).
6. Một em gái (1809) qua đời khi vừa mới lọt lòng mẹ.
7. Em trai Giuse (1810) đã kết hôn và có hai cô con gái, sau này đứa cháu gái ấy đã
trở thành nữ tu của dòng Nữ Tử Bác Ái hay dòng Ba.
8. Em trai Phê-rô (1813) qua đời khi em ấy được bốn tuổi.
9. Em gái Maria (1815) sau này cũng trở thành nữ tu của một dòng Ba.
10. Em gái Frances (1820) qua đời khi em ấy được ba tuổi.
11. Em trai út Manuel (1823) qua đời khi em ấy được 13 tuổi, sau khi kết thúc khóa học
nhân văn tại Vic.
CHƯƠNG II

THỜI THƠ ẤU

7. Sự quan phòng thánh thiêng luôn dõi theo tôi theo một cách đặc biệt, điều này sẽ được
thấy rõ sau khi tôi thuật lại từ trường hợp này qua những trường hợp khác. Mẹ tôi luôn nuôi nấng
những đứa con của bà bằng nguồn sữa mẹ, tuy nhiên trong trường hợp của tôi, mẹ tôi không thể
làm điều đó vì bà có sức khoẻ rất yếu. Mẹ tôi đã gửi tôi đến ở với một bà vú nuôi cả ngày lẫn
đêm, người cùng thị trấn. Người chủ của ngôi nhà, nơi mà bà vú nuôi thuê để ở và chăm sóc
những đứa trẻ, đã đào một cái hố khá sâu bên dưới ngôi nhà để nới rộng cái hầm rượu. Vào một
đêm nọ, khi tôi không có ở đó, những cái móng vốn trở nên yếu ớt do việc đào quá sâu trước đó
bị lung lay khiến cho toàn bộ ngôi nhà bị sập. Việc đó đã giết chết và chôn vùi bà vú nuôi cùng
bốn đứa con của bà ta dưới đống đổ nát. Nếu tôi ở trong ngôi nhà đó vào đêm hôm ấy, tôi quả
quyết rằng tôi sẽ chịu chung số phận với những người đó. Ngợi khen sự quan phòng của Thiên
Chúa! Tôi đã chịu ơn rất nhiều từ Đức Maria Chí Thánh, Người đã bảo vệ tôi khỏi cái chết ở tuổi
thơ ấu và kể từ đó giải thoát tôi khỏi những tình huống khó khăn. Tôi thật là người vô tâm làm
sao!

8. Những ý nghĩ đầu tiên, mà tôi có thể hoài niệm được lúc tôi lên năm tuổi, là mỗi khi
lên giường, thay vì ngủ tôi thường suy nghĩ về sự vĩnh hằng trong mối tương quan với từ vĩnh
cửu, vĩnh cửu, vĩnh cửu. Tôi cố gắng mường tưởng những khoảng cách khổng lồ và vẫn còn
chồng chất nhiều khoảng cách khác hơn trên chúng và tôi nhận ra rằng chúng sẽ chẳng bao giờ
tới được điểm cuối cùng. Sau này tôi rùng mình và tự hỏi mình rằng nếu người nào đó kém may
mắn rơi vào nỗi đau vĩnh cửu, người ấy sẽ chẳng bao giời thấy được điểm cuối của sự đau khổ.
Họ sẽ phải chịu đau khổ? Vâng, họ sẽ mang nỗi đau khổ đó vĩnh cửu và vĩnh cửu.

9. Điều này làm tôi trăn trở rất nhiều vì theo bản tính tự nhiên, tôi rất hay động lòng trắc
ẩn. Ý nghĩ về một hình phạt vĩnh cửu đã tạo một ấn tượng sâu sắc trong tôi, hoặc bởi vì tính chất
dịu dàng mà nó gợi lên trong tôi hay nhiều lần tôi đã nghĩ về nó. Đó thực sự là điều mà cho tới
hôm nay tôi nhớ nhất. Chính cái ý nghĩ này đã buộc tôi phải hành động trong quá khứ, nay vẫn
tiếp tục buộc bắt tôi phải hành động trong hiện tại và thiết nghĩ tôi phải hành động bao lâu khi tôi
còn sống để cảm hóa những người tội lỗi bằng cách rao giảng Lời Chúa, nghe giải tội, viết sách
báo, phân phát ảnh thánh và tờ rơi, và những cuộc hội thảo chuyên về gia đình, v.v.

10. Lý do, như tôi đã trình bày ở trên, là( tôi rất hay mềm lòng và động lòng trắc ẩn, nên
không thể nào khoanh tay đứng nhìn trước sự bất hạnh hay đau khổ của người khác mà không
làm một thứ gì đó để cứu giúp họ. Tôi sẽ không ngần ngại lấy mẩu bánh mì ra khỏi miệng của tôi
để trao nó cho người nghèo. Thật vậy, tôi sẽ từ chối đưa mẩu bánh mì vào miệng tôi để có thể
trao một thứ gì đó cho những người đang cần đến nó. Thậm chí, tôi cân nhắc kỹ lưỡng trong bất
kỳ việc chi tiêu nào cho bản thân khi nghĩ đến những nhu cầu mà tôi có thể cứu vãn được. Nếu
những tổn thương về mặt thể lý ảnh hưởng đến tôi thế nào, thì nó cũng dễ hiểu cho những gì
đang xảy ra trong lòng tôi khi tôi nghĩ đến những nỗi đau vĩnh viễn trong Hỏa ngục - không chỉ
cho riêng tôi, nhưng cho tất cả những ai tự nguyện sống trong tội trọng.

11. Tôi thường nói với bản thân mình: chính Đức tin đã cho tôi ý thức được rằng Thiên
đàng cho những người tốt và Hỏa ngục cho những kẻ xấu; những đau khổ nơi Hỏa ngục là vĩnh
cữu. Và cũng chính Đức tin dạy ta rằng dù chỉ phạm phải một tội trọng thôi cũng đủ để đày một
linh hồn vào Hỏa ngục vì tính hiểm độc không đếm được của nó. Tội trọng là tội chống lại một
Thiên Chúa toàn năng. Bởi vì, tất cả những nguyên lý trên là quá chắc chắn, nên tôi nghĩ đến
việc làm sao để người khác ngừng phạm tội. Điều đó cũng giống như việc uống đi một ly nước
đầy vậy. Nó có vẻ là một việc khá hài hước hay buồn cười phải không. Nhưng khi tôi nghĩ đến
những đám đông vẫn đang tiếp tục ở trong tình trạng của tội trọng, và theo cách đó, tôi tin chắc
rằng họ đang đi trên con đường dẫn đến sự chết và Hỏa ngục. Chính ý nghĩ đó đã chiếm hết tâm
trí tôi, và tôi thấy mình như đang lao tới và hét lớn lên. Và tôi nói với bản thân mình rằng:

12. Nếu tôi thấy ai đó chuẩn bị rơi vào một cái hố hay một đống lửa đang cháy, tôi chắc
chắn sẽ chạy tới và hét lên lời cảnh báo để cứu người đó khỏi bị ngã. Tại sao tôi lại không thể
làm những việc tương tự để cứu ai đó đang chuẩn bị ngã vào cạm bẫy và ngọn lửa của Hỏa
ngục?
13. Tôi đơn giản không thể hiểu được làm thế nào mà các vị linh mục khác, những người
cũng tin vào những sự thật tương tự mà tôi làm, và như tất cả chúng ta nên làm là tại sao không
rao giảng cũng như hô hào người ta để cứu họ khỏi rơi vào Hỏa ngục.

14. Tôi cũng tự hỏi làm thế nào mà các giáo dân có đức tin, đàn ông cũng như phụ nữ, lại
không la lên. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngọn lửa bùng phát trong một ngôi nhà vào lúc nửa
đêm, khi mà những người trong ngôi nhà đó cũng như những người hàng xóm của họ đang ngủ
say và không ý thức được những mối nguy hiểm đang rình rập họ? Chẳng phải là người đầu tiên
nhận ra đám cháy đó sẽ chạy quanh các con phố và la lên “cháy, cháy trong ngôi nhà đó!”. Cũng
như thế, tại sao lại không la lên "lửa hoả ngục" để đánh thức những ai còn đang say ngủ trong tội
lỗi, và giúp họ tỉnh giấc để nhận thấy rằng chính họ đang bị thiêu cháy trong lửa đời đời.
15. Ý tưởng về việc đánh mất sự vĩnh cửu này bắt đầu lay động tôi một cách mạnh mẽ
ngay ở tuổi lên năm và nó đã đọng lại trong tôi kể từ đó. Nhờ ơn Chúa, tôi sẽ chẳng bao giờ quên
được rằng chính Ngài là nguồn động lực chính và là điều khích lệ cho lòng nhiệt thành của tôi
trong việc cứu rỗi các linh hồn.
16. Theo thời gian, tôi nhận thấy sự khích lệ ấy ngày một rõ nét hơn cho lòng nhiệt thành
mà tôi sẽ nói sau đây, cụ thể là, vì tội lỗi, không chỉ kết án đồng loại của tôi, mà quan trọng hơn
là sự chống lại Thiên Chúa, người Cha của tôi. Ý nghĩ này đập vỡ trái tim của tôi vì sự đau đớn
và làm cho tôi muốn chạy trốn. Và tôi tự nhủ rằng: "Nếu tội lỗi có tính hiểm độc vô tận, thì việc
ngăn ngừa một tội là việc ngăn ngừa một sự xúc phạm vô tận chống lại Thiên Chúa của tôi,
chống lại người Cha tốt lành của tôi".
17. Nếu một đứa con có một người cha rất tử tế và thấy rằng người cha của mình đang bị
đối xử tệ bạc mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào, liệu rằng người con ấy có bênh vực cho
cha mình hay không? Và nếu người con ấy thấy người cha tốt lành của mình đang bị dẫn đi hành
quyết, liệu anh ta có làm tất cả những gì anh có thể để giải cứu cho cha mình hay không? Phải
rồi, tôi sẽ phải làm gì để vinh danh Cha tôi, Người đã bị xúc phạm bởi sự thờ ơ. Người tuy vô
tội, nhưng lại đang bị dẫn ra đồi Can-vê để bị hành quyết một lần nữa bởi tội lỗi thế gian, như lời
của thánh Phao-lô đã nói. Nó sẽ không phải là một tội ác để giữ im lặng phải không bạn? Cảm
giác ấy sẽ như thế nào nếu chúng ta không làm mọi thứ mà chúng ta có thể trong khả năng của
chúng ta. Lạy Thiên Chúa của con, Cha của con, xin Ngài giúp con ngăn ngừa tất cả tội lỗi, dù
chỉ một tội thôi, dầu cho con có thể bị cắt thành từng mảnh trong nỗ lực ấy.
CHƯƠNG III

NHỮNG KHUYNH HƯỚNG ĐẦU TIÊN

18. Vì sự ngượng ngùng quá đỗi trong tôi, nên tôi xin trích một đoạn trong sách Khôn
Ngoan (8:19): Tôi đã là một đứa trẻ nhiều may mắn từ lúc sinh ra, đã nhận được một linh hồn
lương hảo. Thật vậy, tôi đã lãnh nhận một đức tính tốt lành hay một tâm tính tốt lành từ Thiên
Chúa, và từ sự tốt lành tuyệt đối của Ngài.

19. Tôi còn nhớ trong cuộc chiến tranh giành độc lập kéo dài từ năm 1808 đến năm 1814,
dân làng Sallent đã rất sợ hãi quân đội Pháp - cũng dễ hiểu thôi, từ khi quân đội Pháp thiêu hủy
thành phố Mansera và thị trấn Calders, gần Sallent - do đó, mọi người đã chạy trốn mỗi khi họ
nghe tin quân đội Pháp đang tiến đến gần. Trong lần di tản đầu tiên, tôi còn nhớ đã được ai đó
cõng trên vai; nhưng trong cuộc di tản cuối cùng, lúc đó tôi được bốn hay năm tuổi gì đó, tôi đã
di tản trên đôi chân của mình và còn dìu tay ông ngoại của tôi nữa, ông Gioan Clara 4. Tối hôm
đó, vì thị lực của ông ngoại tôi rất kém nên tôi đã hướng dẫn ông để vượt qua những chướng
ngại vật với sự kiên nhẫn và từ tốn. Ông rất hạnh phúc khi tôi không bỏ ông để chạy theo những
người anh em khác, những người đã bỏ mặc hai ông cháu chúng tôi. Tôi luôn bày tỏ một tình
cảm đặc biệt đối với ông cho đến khi ông qua đời, không những đối với riêng ông, mà còn đối
với tất cả những người già neo đơn không còn khả năng đi lại.

20. Tôi chẳng thể nào chịu đựng được khi có ai đó chế nhạo họ, đặc biệt là những đứa trẻ
có thói quen hay làm chuyện đó, mặc dù hình phạt cảnh cáo đã được đưa ra cho bọn chúng,
những đứa trẻ đã chế nhạo bà Elisha.

Hơn thế nữa, tôi còn nhớ là khi tôi đang ngồi trong một ngôi Thánh đường và một cụ già
tiến về phía tôi, tôi đã lập tức đứng dậy để nhường chỗ cho cụ. Tôi đã thường xuyên chào hỏi
những người già trên đường đi, và sẽ là một vinh dự cho tôi nếu được trò chuyện với một trong
số những người họ. Thiên Chúa đã ban cho tôi một ân sủng, mà tôi đã nhận biết được, là làm thế
nào để nhận lấy những lời khuyên của những người lớn tuổi.

21. Lạy Thiên Chúa của con, Ngài thật tốt lành và nhân hậu dường bao! Ngài thật giàu
lòng nhân từ vì luôn đoái thương đến con! Nếu Ngài ban cho những người khác những ơn phúc
như Ngài đã cho con, thì họ sẽ phải cộng tác với chúng nhiều hơn nữa. Lạy Thiên Chúa nhân từ:
Con sẽ bắt đầu trở thành một người tốt ngay từ giây phút này với sự trợ giúp của ân sủng Ngài.

4
Gioan Clara Reguant (1738-1814). Vào thời điểm này, ông được 74 tuổi.
CHƯƠNG IV

NGÀY ĐẦU TIÊN ĐẾN TRƯỜNG

22. Khi tôi vừa tròn sáu tuổi, ba mẹ gửi tôi đến trường học. Người thầy đầu tiền của tôi
rất năng động và đạo đức. Thầy tên là Antôn Pascual. Thầy chưa bao giờ phạt hay quở trách tôi,
nhưng tôi đã cẩn thận không hề viện dẫn bất cứ lý do gì để lạm dụng thầy về việc đó. Tôi luôn
đúng giờ, luôn tham dự các lớp học và luôn chuẩn bị bài vở của tôi một cách cẩn thận.

23. Tôi học giáo lý rất tốt, bất cứ khi nào được gọi lên để trả bài cũ, tôi đều có thể trả lời
từ đầu đến cuối mà không vấp phải một lỗi nào. Trong lớp, có ba người bạn trai khác cũng học
rất tốt như tôi. Vì thế, thầy đã giới thiệu chúng tôi cho một cha xứ, tên của cha Giu-se Amigo.
Cha đã giúp bốn đứa chúng tôi học thuộc lòng toàn bộ giáo lý trong hai buổi tối Chúa Nhật kế
tiếp nhau. Chúng tôi đã trả lời những câu hỏi giáo lý trước bà con giáo dân mà không vấp phải
một lỗi nào. Phần thưởng mà cha xứ đã tặng cho chúng tôi là một tấm ảnh thánh rất đẹp, điều mà
chúng tôi luôn quý trọng trong lòng kể từ đó.

24. Khi tôi đã nắm vững giáo lý, tôi được thầy Antôn trao cho Bản Toát Yếu Về Lịch Sử
Thánh của Pinton để đọc, và giữa những gì tôi đọc và cộng thêm những lời giải thích của thầy,
Tác phẩm đã ghi khắc rất sâu trong tâm trí tôi, do đó, tôi có thể lặp lại cuốn sách và thảo luận về
nó một cách dễ dàng mà không hề có một chút lúng túng hay boăn khoăn nào.

25. Ngoài việc tôi có một giáo viên tiểu học rất tốt như tôi đã nói ở trên, đó là một món
quà không nhỏ từ Thiên đàng. Tôi còn có cha mẹ rất tốt, những người luôn biết cộng tác với thầy
giáo của tôi trong việc hun đúc sự hiểu biết của tôi về sự thật và nuôi nấng trong tim tôi việc thực
hành đạo và tất cả các nhân đức. Mỗi ngày, sau bữa cơm trưa, chúng tôi thường ăn trưa lúc
12:15, cha tôi bắt tôi đọc sách thiêng liêng, và vào buổi tối, chúng tôi quây quần bên nhau quanh
chiếc bàn, nơi mà cha tôi luôn kể cho chúng tôi nghe những điều có tính soi sáng và dạy dỗ cho
đến khi tới giờ đi ngủ.

26. Bất cứ thứ gì mà cha mẹ hay thầy giáo của tôi dạy hay giải thích cho tôi, tôi sẽ nắm
bắt vấn đề một cách trọn vẹn, mặc dù thực tế tôi còn là một đứa trẻ rất nhỏ. Tôi thật sự vẫn chưa
hiểu thấu hết những lời lẽ dùng để diễn đạt trong sách giáo lý, mặc dù như những gì tôi đã nói,
tôi có thể học vẹt rất tốt. Tuy nhiên, bây giờ tôi có thể nhận thấy những lợi ích trong việc học
thuộc lòng từ những lời lẽ đó như thế nào, bởi vì trong những lúc gặp những từ ngữ mà tôi
không biết phải làm thế nào hoặc bằng cách nào để giải nghĩa nó, thì những chân lý mà tôi đã
học huyên thuyên trước đó, mặc dù không sâu sắc, nó sẽ trỗi dậy trong tâm trí tôi một cách mạnh
mẽ, để rồi tôi có thể nói rằng: À! Thì ra điều này có ý nghĩa như thế này đây! Mày thật ngu ngốc
làm sao khi không hiểu theo ý nghĩa đó. Những nụ hồng luôn nở đúng lúc, nhưng nếu không có
những cái nụ thì làm sao trổ hoa được. Điều tương tự cũng diễn ra cho những chân lý tôn giáo:
Nếu không có những bài hướng dẫn về giáo lý, thì sẽ hoàn toàn chẳng biết gì về những vấn đề
tôn giáo, thậm chí có những người còn vượt xa những người khôn ngoan. Thật là hữu ích từ
những bài giáo lý mà tôi đã học và những lời khuyên mà cha mẹ đã chỉ dạy cho tôi.
27. Sau này, khi tôi sống một mình ở thành phố Barcelona, (về những điều tôi sẽ trình
bày sau) và chứng kiến rất nhiều điều xấu, tôi nhớ và tự nhủ với bản thân rằng: đó là điều xấu,
ngươi nên tránh xa khỏi nó. Ngươi tốt hơn nên tin vào Thiên Chúa, vào cha mẹ và vào thầy giáo
của ngươi hơn là vào những kẻ chẳng ra gì, những người không biết việc họ đang nói và làm.
28. Cha mẹ và thầy giáo của tôi không chỉ dạy bảo cho tôi những chân lý mà tôi phải tin,
mà còn những nhân đức cần thiết để thực hành. Đối với những người hàng xóm của tôi, họ đã
dạy tôi rằng không bao giờ được lấy trộm hay thèm muốn những gì không thuộc về mình, do đó,
nếu tôi vô tình nhặt được của rơi nào đó, tôi sẽ đem trả lại cho chủ nhân của nó. Một ngày nọ,
điều đó đã xảy ra với tôi, sau khi tan trường, khi tôi đang trên đường về nhà, tôi đã nhìn thấy một
đồng 25 xu nằm trên đường. Tôi nhặt nó lên và không biết nó thuộc về ai để trả lại. Trong khi tôi
chẳng thấy bất cứ ai trên đường, tôi nghĩ rằng nó có thể đã rơi từ cửa sổ của một ngôi nhà gần
đó. Do đó, tôi đã tiến lại gần ngôi nhà đó, hỏi chủ nhà và trao đồng 25 xu ấy cho ông ta.

29. Tôi được giáo dục rất tốt về đức vâng lời và sự nhẫn nhịn, do đó, tôi luôn hài lòng với
bất cứ những gì tôi đã làm, đã quyết định hay những thứ được ban cho tôi, chẳng hạn như, thức
ăn hay quần áo. Tôi nhớ là chưa bao giờ tôi nói những câu như: Tôi không thích cái này hay tôi
muốn cái kia. Tôi đã quen lối suy nghĩ ấy, thậm chí mãi về sau, khi tôi trở thành một linh mục.
Mẹ tôi, người mà luôn yêu thương trìu mến tôi, thường nói đại khái như sau: Antôn, con có thích
cái này không? Tôi luôn trả lời mẹ tôi rằng: Con luôn thích những gì mẹ cho con. Nhưng mẹ tôi
sẽ nói thêm rằng: Luôn có một số thứ mà con thích chúng nhiều hơn người khác. Và rồi tôi sẽ
nói: bất cứ thứ gì mà mẹ cho con đều là những thứ con thích nhất. Cuối cùng mẹ tôi qua đời mà
cũng không biết được những đồ vật mà tôi thích nhất là gì.5

CHƯƠNG V
5
Josepha Clara, mẹ của Antôn, qua đời vì bị vỡ động mạch ở não vào ngày 26, tháng 10, năm 1842, hưởng
thọ 68 tuổi, lúc ấy Antôn Claret được 35 tuổi.
CÔNG VIỆC TẠI XƯỞNG DỆT

30. Khi tôi vẫn đang còn là một đứa trẻ ở bậc tiểu học, có một vị thượng khách đến thăm
trường của tôi và hỏi tôi rằng “Cháu thích làm gì khi cháu lớn lên”. Tôi trả lời vị khách ấy rằng
“Cháu muốn trở thành một linh mục”. Cho nên, sau khi tôi đã hoàn tất chương trình tiểu học
một cách khá thành công, tôi đăng ký vào một lớp học tiếng La-tinh được dạy bởi một linh mục
rất thánh thiện và uyên bác, cha Gioan Riera. Từ ngài, tôi đã học và nhớ rất nhiều danh từ, động
từ, các giống từ được sử dụng trong ngôn ngữ học và nhiều thứ khác nữa. Tuy nhiên, lớp học bị
gián đoạn và không thể tiếp tục được, cho nên tôi không còn có cơ hội để theo học và tôi buộc
phải từ bỏ nó.
31. Kể từ khi bố tôi sản xuất vải sợi, ông ấy bắt tôi làm viêc tại xưởng dệt 6. Tôi vâng lời
bố tôi một cách triệt để không một lời phàn nàn, cũng không nhăn nhó mặt mày, hay bày tỏ bất
cứ dấu hiệu của sự không hài lòng nào. Tôi bắt đầu làm việc chăm chỉ nhất có thể và không bao
giờ sử dụng thời giờ nghỉ giải lao. Tôi làm mọi thứ tốt nhất có thể trong khả năng của mình để
không phụ lòng cha mẹ tôi, bởi vì tôi yêu mến họ rất nhiều và họ cũng vậy.
32. Điều làm tôi đau lòng nhất là mỗi khi tôi nghe thấy bố mẹ tôi trách mắng một người
thợ dệt nào đó vì người đó không làm việc nghiêm túc. Tôi chắc chắn một điều là tôi cảm thấy
còn buồn hơn cả người mà bị bố mẹ tôi trách mắng, bởi vì tôi rất hay động lòng trắc ẩn khi thấy
một ai đó bị tổn thương. Tôi cảm thấy buồn hơn cả những gì người đó đang cảm nhận.
33. Sau một thời gian dài, tôi và một nguời đàn ông trẻ tuổi khác được đặt vào vị trí phụ
trách việc kiểm tra hàng hóa lần cuối cho những sản phẩm mà những thợ dệt khác trong xưởng
đã làm ra. Tôi đã luôn cố gắng tìm những từ ngữ tốt đẹp nhất để nói về những sản phẩm mà
những thợ dệt đã hoàn thành. Tôi sẽ khen ngợi những điểm tốt, nói rằng điểm này hay điểm kia
của sản phẩm đã rất tốt, mặc dù có một số khiếm khuyết và nếu những khiếm khuyết này được
sửa lại, nó sẽ thực sự là một sản phẩm hoàn hảo.
34. Tôi không hiểu tại sao tôi lại xử lý tình hình theo cách đó, nhưng theo thời gian, tôi
nhận ra rằng đó là kết quả của một ơn phúc đặc biệt về sự ân cần mà Thiên Chúa đã ban tặng cho
tôi. Đó là lý do tại sao mà những người thợ dệt luôn vui vẻ đón nhận những lời khuyên từ tôi và
sửa chữa lại theo ý họ. Tuy nhiên, bạn của tôi, người làm việc tốt hơn tôi nhiều lần nhưng anh ấy
lại thiếu cái ơn này, do đó, anh ta thường hay tức giận mỗi khi anh ta phải sửa chữa một ai đó.
Bên cạnh đó, anh ta thường hay quát mắng công nhân một cách hà khắc và do đó, họ trở lên tức
tối và không biết chính xác những điểm mà họ được yêu cầu để sửa lại. Tôi đã học được từ điều
này là tất cả mọi người, ngay cả những người thô lỗ đi nữa, cần phải được đối xử một cách tử tế
và lịch sự; và từ đó nhiều người sẽ được cảm hóa bằng sự tử tế hơn là sự hà khắc và sự cáu kỉnh.

6
Vào thời đó, nền công nghiệp dệt may là rất quan trọng ở Catalonia. Những người thợ may ở Sallent đã
thiết lập một tập thể rất vững mạnh cho đến năm 1841.
35. Lạy Chúa, Ngài thật là nhân hậu với con dường bao! Con đã rất trễ nải trong việc
nhận ra rằng có Con chỉ là một người đầy tớ vô dụng vì đã không đầu tư đúng mức vào những
tài năng mà Ngài đã tín thác nơi con. Nhưng lạy Chúa, con hứa với Ngài rằng con sẽ cảm hóa
chúng. Xin Ngài luôn dành một chút kiên nhẫn với con. Xin đừng lấy đi tài năng của con; con sẽ
đầu tư vào nó một cách khôn ngoan hơn ngay từ bây giờ. Xin ban cho con Thánh Ân và Tình
Yêu thánh thiêng của Ngài và con hứa với Ngài rằng con sẽ cảm hóa để con vững bước trên suốt
cuộc hành trình sống của con.

CHƯƠNG VI
LÒNG SÙNG KÍNH ĐẦU TIÊN

36. Kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã bị cuốn hút bởi lòng mộ đạo và niềm tin tôn
giáo. Tôi thường xuyên tham dự Thánh lễ vào tất cả các ngày Lễ bổn mạng và ngày Chúa Nhật,
cũng như các ngày Lễ khác khi tôi có thể. Vào những ngày Lễ bổn mạng, tôi tham dự cả hai
Thánh lễ cùng với người cha đáng kính của tôi. Tôi không bao giờ nghịch, quay ngang quay
ngửa, hay nói chuyện trong nhà thờ. Ngược lại, tôi thường rất tập trung, khiêm tốn và sốt sắng.
Và khi tôi so sánh những năm tháng đầu đời đó với thời điểm hiện tại, tôi cảm thấy rất xấu hổ
cho sự ngượng nghịu lớn lao của tôi. Tôi phải thừa nhận là thậm chí tới tận bây giờ, tôi vẫn thiếu
sự tập trung và lòng mộ đạo chân thành như trước kia.

37. Tôi đã tham dự tất cả các nghi thức tôn giáo với tất cả niềm tin! Nghi thức phụng vụ
mà tôi yêu mến nhất là các nghi thức có liên quan đến Bí tích Thánh Thể, vì vậy, tôi đã tham dự
những nghi thức đó với hết lòng thành kính và niềm tin. Bên cạnh đó, cha tôi còn là một tấm
gương sáng để tôi noi theo, người cũng hết lòng tôn sùng Bí tích Thánh Thể. Tôi có sự may mắn
lớn khi đọc được một quyển sách với tựa đề những nét đẹp của Chúa Giê-su trong bí tích Thánh
Thể. Tôi yêu quý quyển sách ấy biết bao! Tôi thích nó đến nỗi tôi đã học thuộc lòng nó.

38. Khi tôi lên mười tuổi, tôi được lãnh nhận Bí tích Rước Lễ Lần Đầu. Không một ngôn
từ nào có thể diễn tả hết những gì tôi đã trải nghiệm trong ngày ấy, khi lần đầu tiên tôi có được
niềm vui vô song trong việc lãnh nhận chính Chúa Giê-su tốt lành của tôi vào lòng. Kể từ đó, tôi
thường xuyên tham dự các Bí tích Hòa Giải và Bí tích Thánh Thể với lòng nhiệt thành, sự thành
tâm và lòng yêu mến làm sao: hơn cả bây giờ - vâng, hơn cả bây giờ. Tôi phải thú nhận là do sự
ngượng ngùng và sự xấu hổ của tôi. Bây giờ tôi hiểu biết nhiều hơn so với trước kia; và tôi nhận
được nhiều phúc lợi hơn trước kia do được tích tụ một cách liên tục. Trong sự biết ơn, tôi có thể
sẽ trở thành một thiên thần tối cao của tình yêu, trong khi Chúa biết rõ tôi là ai. Khi tôi so sánh
những năm đầu đời của tôi với giây phút hiện tại, tôi trở nên buồn và nghẹn ngào thú nhận rằng
tôi là một con quái vật vô ơn bạc nghĩa.

39. Bên cạnh việc giúp lễ trong Thánh lễ, tôi thường xuyên lãnh nhận Bí tích Thánh Thể
và chầu Mình Thánh Chúa Giê-su, tôi làm điều đó hết sức nhiệt thành vì sự tốt lành và lòng nhân
từ của Thiên Chúa. Tôi cũng tham dự các lớp giáo lý và giải thích Kinh Thánh của cha xứ vào
mỗi Chúa Nhật và ngày Lễ bổn mạng. Các lớp học luôn khép lại vào buổi chiều với việc đọc
kinh Mân Côi.

40. Ngoài việc tham dự phục vụ Thánh lễ cả sáng lẫn chiều, tôi thường xuyên vào nhà
thờ lúc hoàng hôn - khi mà rất khó để bắt gặp một ai đó ở đấy, và tôi nói chuyện một mình với
Thiên Chúa. Với tất cả niềm tin, sự tín thác và niềm kính mến, tôi sẽ nói với Thiên Chúa, người
Cha tốt lành của tôi. Tôi sẽ nói cả hàng ngàn lần là tôi sẽ hiến dâng cuộc đời của mình cho sự
nghiệp phục vụ của Ngài.
Tôi muốn trở thành một linh mục để tôi có thể dâng mình cho sự nghiệp phục vụ của
Thiên Chúa cả ngày lẫn đêm. Tôi nhớ đã nói với Ngài rằng, nói theo khía cạnh con người, con
thấy không có hy vọng gì, nhưng Ngài có quyền năng để biến nó thành sự thật, nếu Ngài muốn.
Rồi với tất cả lòng tin tưởng, tôi sẽ phó thác tất cả đời mình trong tay Chúa, tin tưởng Ngài để
làm bất cứ điều gì cần phải làm: những gì Ngài đã làm, tôi sẽ nói đến sau.

41. Cũng vào khoảng thời gian đó, tôi tình cờ đọc được một quyển sách khác có tựa đề
Một Ngày tốt lành và một Đêm tốt lành. Tôi đã đọc quyển sách đó với tất cả niềm hăng say và
nhận được nhiều bổ ích! Sau khi đọc xong một lúc, tôi đóng sách lại, ghì chặt nó lên trái tim tôi,
ngước mắt lên trời với những giọt nước mắt giàn giụa và nói: “Lạy Chúa, con ngu muội làm sao
trước bao nhiêu điều tốt đẹp. Lạy Chúa, Tình Yêu của con, ai có thể giúp con yêu thương Ngài?”

42. Tôi nhận thức rất rõ là tôi đã gặt hái được rất nhiều điều bổ ích từ việc đọc những
quyển sách hay và đạo đức; và chính việc này đã thúc đẩy tôi đem phân phát chúng một cách hào
phóng, với hy vọng rằng chúng sẽ đem lại cho những người hàng xóm của tôi, những người tôi
rất quý mến, những thành quả hạnh phúc tương tự như họ đã mang đến cho tôi. Giá như tất cả
mọi người đều có thể nhận biết Thiên Chúa tốt lành, và đáng yêu làm sao. Lạy Chúa, xin hãy làm
cho tất cả các loài thụ tạo bắt đầu nhận biết, yêu mến và phục vụ Ngài với tất cả đức tin và lòng
nhiệt thành mãnh liệt. Hãy ngợi khen Thiên Chúa, vì Ngài tốt lành và lòng nhân từ của Ngài bền
vững đến muôn đời.

CHƯƠNG VII
LÒNG SÙNG KÍNH ĐẦU TIÊN VỚI ĐỨC MẸ

43. Trong những năm thơ ấu và niên thiếu, tôi có một lòng sùng kính nồng nàn đối với
Đức Trinh Nữ Maria. Bấy giờ, tôi chỉ mơ ước rằng tôi có cùng chung lòng sùng kính như trước
kia. Tôi dùng phép so sánh này của Rodriguez để nói đến tâm trạng của tôi; tôi giống như những
người đầy tớ già nua gặp khó khăn trong việc làm bất cứ công việc nào trong những gia đình
giàu có, hay giống như những cái xoong nồi cũ kĩ được giữ lại trong nhà không phải vì bất cứ sự
hữu ích nào của chúng, mà vì sự thương hại và bác ái của chủ nhà. Đó là cách để hiểu làm thế
nào tôi lại ở trong việc phục vụ Nữ Vương của trời đất: Đức Mẹ đã cất nhắc tôi từ lòng khoan
dung tinh khiết. Để cho thấy rằng đây là chân lí đơn giản, không cần phải cường điệu hóa nó,
vâng tôi sẽ thuật lại những gì tôi thường làm trong niềm vinh dự của Đức Maria Chí Thánh

44. Khi tôi còn nhỏ, tôi được tặng một cặp chuỗi Kinh Mân Côi, và tôi đã rất hài lòng với
chúng hơn cả những kho báu vĩ đại nhất. Tôi dùng chúng sau giờ tan trường, khi mà những
người bạn cùng lớp và tôi xếp thành hai hàng để đi đến ngôi nhà thờ gần đó. Vị giáo viên của
chúng tôi sẽ hướng dẫn chúng tôi đọc một phần Kinh Mân Côi.

45. Vào khoảng thời gian này, tôi tìm thấy một quyển sách trong ngôi nhà của chúng tôi
với tựa đề The Roser (Cây hoa hồng). Nó chứa đựng nhiều hình ảnh và giải thích về những mầu
nhiệm của chuỗi Kinh Mân Côi. Tôi đã học được cách lần hạt Kinh Mân Côi, kinh cầu các thánh
và những lời kinh nguyện khác. Khi thầy giáo của tôi nghe biết về chuyện này, thầy rất hạnh
phúc và luôn bảo tôi quỳ bên cạnh thầy trong nhà thờ, để tôi có thể dẫn kinh Mân Côi. Khi những
đứa bạn thân của tôi thấy rằng việc đó đã giúp tôi chiếm được cảm tình của thầy, bọn chúng cũng
bắt chước làm theo. Kể từ đó chúng tôi bắt đầu thay phiên nhau dẫn kinh Mân Côi mỗi tuần, do
đó, tất cả đều có lượt để trau dồi và thực hành lòng sùng kính thánh thiêng này, sau mỗi Thánh
Lễ là dịp sinh ích lợi nhiều nhất .

46. Sau khoảng thời gian đó, tôi lần hạt không chỉ trong nhà thờ, mà còn ở nhà vào mỗi
buổi tối. Việc đó cũng là thói quen của cha mẹ tôi. Sau khi hoàn thành khóa học ngữ pháp ở
trường, tôi bắt đầu làm việc ở xưởng dệt thường xuyên hơn. Như tôi đã nói ở chương năm, tôi
lần hạt một ngày ba lần cùng với những người thợ dệt tại xưởng dệt. Lần đầu tiên là trước 8 giờ
sáng, lần hai là trước giờ cơm trưa và cuối cùng là trước 9 giờ tối khi họ về nhà để ăn tối.

47. Ngoài việc lần hạt trong tất cả các ngày lao động trong tuần, chúng tôi cũng đọc kinh
Kính Mừng và Kinh Truyền Tin vào giờ kinh giữa trưa. Vào những ngày Lễ quan thầy, tôi dành
nhiều thời gian ở nhà thờ hơn ở nhà. Tôi ít khi đi chơi với những đứa trẻ khác, tôi thường xuyên
vui chơi giải trí tại nhà, và thậm chí ở giữa những trò tiêu khiển ngây thơ, dường như tôi nghe
thấy tiếng gọi của Đức Trinh Nữ Maria đang mời gọi tôi đến nhà thờ. Tôi đáp lời Mẹ rằng con
đến ngay đây và thế là tôi đi.
48. Tôi không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi ở trong nhà thờ trước tượng ảnh của Đức
Mẹ Mân Côi. Tôi trò chuyện và cầu nguyện một cách tin tưởng ,và tôi chắc chắn rằng Mẹ luôn
lắng nghe lời cầu nguyện của tôi. Tôi thường hay tưởng tượng là có một sợi dây nối liền từ bức
tượng trước mặt tôi đến Thiên Đàng. Mặc dù, tôi chưa bao giờ nhìn thấy sợi dây đó, những tôi đã
hình dung ra nó được nối kết để dẫn lên Thiên đàng như thế nào. Tôi không thể giải thích được
tại sao tôi lại chăm chú, nhiệt thành và hiến dâng đến như thế khi cầu nguyện, bây giờ tôi đạo
đức hơn nhiều.

49. Khi còn là một đứa trẻ với chị Rôsa, người rất sùng kính Đức Mẹ Maria, thường
xuyên tới thăm đền thánh Đức Trinh Nữ Maria có tên là gọi Fussimanya, cách nhà tôi khoảng
một lý (khoảng 3 dặm Anh hoặc 4,8 km). Tôi không thể diễn tả hết lòng sùng kính của tôi. Thậm
chí, trước khi tôi tới đó, ngay khi tôi nhận ra bóng dáng của ngôi đền thánh, tôi đã quá xúc động
đến nỗi nước mắt tôi cứ tuôn chảy không ngừng. Chúng tôi bắt đầu lần hạt Kinh Mân Côi và tiếp
tục cầu nguyện trên tất cả quãng đường dẫn tới ngôi đền thánh. Tôi luôn ghé thăm ngôi đền
thánh Fussimanya mỗi khi tôi có thể, không chỉ khi tôi còn là học sinh, linh mục mà thậm chí là
Tổng Giám mục, trước khi tôi rời khỏi giáo phận của tôi.7

50. Niềm vui của tôi là được làm việc, cầu nguyện, đọc sách, nghĩ về Chúa Giêsu và Đức
Maria Chí Thánh. Thinh lặng và nhỏ nhẹ là điều tôi trân trọng vì tôi muốn mình không bị phân
tán. Tôi là một con người rất hài hòa và vui vẻ với mọi người. Tôi chưa bao giờ cãi cọ hay đánh
nhau với bất cứ ai dù chỉ là một hành động lớn hay nhỏ.

51. Trong khi tôi được hòa quyện vào những suy nghĩ thánh thiện này, lòng tôi rất vui
mừng hớn hở, đột nhiên tôi có một sự cám dỗ khủng khiếp và báng bổ chống lại chính Đức Trinh
Nữ Maria. Đây là nỗi đau lớn nhất mà tôi từng cảm nhận trong suốt cả cuộc đời tôi. Tôi muốn
được ở trong địa ngục để giải thoát khỏi nó. Tôi không thể ăn, ngủ và thậm chí không dám nhìn
lên hình của Đức Mẹ. Thật đau khổ làm sao! Vì thế tôi quyết định đi xưng tội, nhưng vì tôi còn
quá nhỏ không thế nào bày tỏ hết những gì tôi muốn nói và tôi vẫn ở trong tình trạng bồi hồi như
trước vì cha giải tội không chú ý đúng mức đến những gì tôi nói. Thật cay đắng làm sao! Sự cám
dỗ này luôn đeo bám tôi cho tới khi chính Thiên Chúa tới để giúp tôi.

52. Sau này, tôi còn gặp một cơn cám dỗ khác chống lại chính người mẹ yêu dấu của tôi,
người luôn yêu thương tôi và cũng chính là người mà tôi yêu nhất. Tôi có một lòng căm ghét và
ác cảm rất lớn đối với mẹ của tôi, và để vượt qua cơn cám dỗ này, tôi đã tự thúc giục bản thân
mình phải đối xử với mẹ bằng một thái độ dịu dàng và khiêm tốn hơn. Tôi nhớ là khi tôi đi xưng
tội và nói với cha giải tội về cơn cám dỗ và cách thức giúp tôi vượt qua cơn cám dỗ đó, ngài đã
hỏi tôi: Ai đã dạy cho con những việc làm ấy? tôi trả lời cha rằng: Không ai cả, thưa cha. Rồi
cha bảo tôi rằng: Chính Thiên Chúa đã dạy con đó; con hãy tiếp tục như những gì con đã làm
và hãy luôn tin tưởng vào Hồng ân của Ngài.

53. Không ai dám sử dụng những từ ngữ thô tục hoặc thực hiện những cuộc trò chuyện
tục tĩu trước mặt tôi. Một lần nọ, điều đó đã xảy ra với tôi như thế này: khi tôi đang ở chung với

7
Đức Trinh Nữ Fusimanya, mặc dù không phải là đấng bảo trợ hay đồng bảo trợ của thị trấn Sallent, nhưng
vẫn là mục tiêu sùng kính của tất cả các thị trấn trong khu vực.
một nhóm bạn trẻ, thường thì tôi không tham gia bởi vì tôi ý thức rất lớn về các kiểu nói chuyện
trong các cuộc tụ họp như thế, và một trong những anh bạn lớn tuổi nhất trong nhóm nói với tôi
rằng: Bạn tốt hơn hết nên rời khỏi đây, Antôn. Chúng tôi chuẩn bị nói về những điều xấu xa. Tôi
cảm ơn anh ta về lời khuyên đó; tôi bỏ đi và không bao giờ tham gia với họ nữa.

54. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu với con dường bao vậy mà con đáp lại những ân sủng của
Ngài với một sự thờ ơ! Nếu Ngài đã ban những hồng ân như vậy cho bất cứ người con nào khác
của A-đam, thì người ấy chắc chắn sẽ làm tốt hơn con nhiều. Con cảm thấy rất xấu hổ và thẹn
thùng. Làm thế nào để con có thể trả lời Ngài vào ngày phán xét chung khi Ngài nói: "Tôi nghe
người ta nói gì về anh đó? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh đi, vì từ nay anh
không được làm quản gia nữa!"8

55. Lạy Mẹ Maria, Mẹ thật nhân hậu với con dường nào, vậy mà con lại đáp trả Mẹ một
cách vô tình! Con cảm thấy mình thật là xấu hổ và thẹn thùng làm sao. Lạy Mẹ, con ước gì con
được yêu mẹ ngay từ giây phút này với tất cả tấm lòng thành của con, không chỉ yêu Mẹ bằng
chính bản thân con, mà còn cố gắng mang những người khác đến để biết, yêu mến, phục vụ và
tán dương Mẹ với lòng sùng kính. Lạy Mẹ, xin hãy giúp đỡ con trong những lúc con lười biếng
và yếu đuối để con có thể sống theo những cam kết.

CHƯƠNG VIII

SINH NHẬT LẦN THỨ 18 CỦA TÔI VÀO NĂM 1825

TÔI CHUYỂN ĐẾN BARCERLONA

8
Lk 16:2: "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh, vì từ nay
anh không được làm quản gia nữa!"
56. Nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất dệt là niềm khao khát của tôi, tôi đã xin phép
cha tôi để đi đến học tại Barcelona. Cha tôi đồng ý và đưa tôi đến đó. Học hỏi thánh Phao-lô, tôi
phải tự kiếm tiền để trang trải cho những khoản chi phí cần thiết như thức ăn, quần áo, đồ dùng
học tập và học phí, v.v. bằng chính đôi tay của mình. Bước đi đầu tiên của tôi là gửi một lời
thỉnh cầu tới Hội đồng quản trị thương mại về việc xin được nhận vào học tại các lớp thiết kế.
Lời thỉnh cầu của tôi đã được chấp nhận và tôi dùng nó cho một vài hoàn cảnh có lợi. 9 Ai có thể
đoán được rằng, một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ sử dụng những nghiên cứu về thiết kế, mà tôi
đã học để phục vụ cho việc sản xuất dệt, vào những lợi ích của tôn giáo? Và, trong thực tế những
kỹ thuật này đã rất hữu ích cho tôi trong việc thiết kế in ấn các sách giáo lý và hoạt động trên
những vấn đề huyền bí.
57. Bên cạnh việc thiết kế, tôi học thêm ngữ pháp tiếng Tây Ban Nha và sau này học
thêm ngữ pháp tiếng Pháp, nhưng tôi luôn để mắt tới những hữu dụng trong việc kinh doanh và
sản xuất.
58. Với tất cả những gì tôi đã học và làm việc trong suốt cuộc đời, tôi hiểu rằng chẳng có
gì tốt hơn so với việc sản xuất. Đúng thời điểm này, công ty, nơi tôi làm việc, đang sở hữu nhiều
danh mục các bản mẫu sản phẩm được trưng bày tại hội chợ triển lãm hàng năm tại Paris,
London, chúng tôi vẫn tiếp tục cập nhật để bắt kịp với những trào lưu thời trang mới nhất. Thiên
Chúa đã ban cho tôi một sự sẵn sàng như thế với ơn này, tất cả những gì tôi phải làm là phân tích
mọi bản mẫu và chỉ trong một thời gian ngắn, một bản sao sẽ xuất hiện trên khung cửi dệt vải
chính xác đến từng chi tiết, hay thậm chí có thể được cải tiến tốt hơn nếu ông chủ của tôi mong
muốn điều đó.
59. Lúc đầu, tôi hơi gặp khó khăn trong việc sao chép những bản mẫu, nhưng bằng cách
tự vận dụng chúng cho bản thân cả ngày lẫn đêm, cả trong những ngày làm việc cũng như ngày
nghỉ, để học, tự sao chép và tự thiết kế, vì vậy tôi bắt đầu thành công từ đó. Tôi chỉ ước một
điều là tôi đã luôn bận rộn để áp dụng các nhân đức cho chính bản thân để tôi có thể trở nên tốt
hơn cho chính con người tôi. Sau nhiều lần lí luận thành công về việc phân tích và kết hợp các
thành phần của bản vẽ, tôi cảm thấy một niềm vui sướng và sự thỏa mãn tột độ, tôi đi về nhà
trong sự mãn nguyện. Tôi học tất cả những thứ đó mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy giáo.
Trong thực tế, thay vì dạy cho tôi làm thế nào để hiểu những bản mẫu và bắt chước chúng một
cách tốt nhất để tôi làm theo chúng, các giáo viên hướng dẫn về nghệ thuật đã cố gắng che dấu
không muốn truyền đạt chúng cho tôi.
60. Một ngày nọ tôi nói với người quản lí xưởng rằng, bản mẫu mà cả hai chúng tôi có
trong tay có thể được làm theo và chỉ theo một cách. Ông ấy liền lấy một cây viết chì và vẽ một
sơ đồ theo cách mà khung cửi được thiết kế cho công việc. Không một lời phản kháng nào, tôi đã
nói với ông ấy rằng, nếu ông không phản đối, tôi sẽ nghiên cứu nó. Tôi lấy bản mẫu và bản phát

9
Hội đồng quản trị thương mại, La Lonja, được thành lập năm 1775 để quảng bá sự ra đời của nền dệt may
tiên tiến. Họa sĩ Phanxicô Rodriguez quản lý trường Mỹ Thuật.
thảo cho khung cửi của ông ta về nhà. Sau một vài ngày, tôi đem cho ông ta xem một bản thảo
cùng những thiết lập cần thiết cho việc chế tạo bản mẫu và chỉ cho ông ta biết làm sao cái bản
thảo mà ông đã vẽ trước đó sẽ không thể chế tạo được bản mẫu theo yêu cầu, nhưng cái bản thảo
mà tôi đã cho ông xem trước đó thì có thể. Người quản lí đã rất ngạc nhiên về những phác thảo
của tôi cũng như những lý lẽ và lời giải thích của tôi.
61. Từ ngày ấy trở về sau, ông ấy coi trọng tôi hơn, và trong những ngày nghỉ, ông ta
thường đưa tôi đi dã ngoại cùng với những người con của ông ấy. Tình bạn, lời khuyên và những
nguyên tắc hợp lý của ông đã rất giúp ích cho tôi rất nhiều bởi vì ông ấy không chỉ là một người
được giáo dục tốt ngay từ nhỏ, một còn là một người chồng chung thủy với vợ , và là một người
cha nhân hậu với con cái, một người tín hữu tốt, và một người rất thực tế cả trong nguyên tắc lẫn
thực tiễn. Nói cho đúng, một số lời khuyên của ông ta rất hữu ích cho những người như tôi được
nuôi nấng và lớn lên từ một ngôi làng nhỏ như Sallent, bởi vì vào thời điểm ấy, bầu không khí
mà chúng tôi hít thở được nhồi nhét bằng những quan niệm về thể chất nhiều hơn.
62. Liên quan đến công việc sản xuất, tôi trở nên rất thành thạo không chỉ trong việc thiết
kế, mà còn trong việc lắp ráp sơ bộ các khung cửi dệt. Một số công nhân đã nhờ tôi thiết lập
khung cửi cho họ bởi vì họ không thành thạo về việc này. Tôi đã giúp họ, và vì vậy họ tôn trọng
và yêu quí tôi rất nhiều.
63. Tin tức về khả năng kỹ thuật mà Chúa đã ban cho tôi được lan truyền khắp miền
Barcelona. Điều này đã làm cho một số người tìm đến nhà và ngỏ ý với cha tôi về việc thành lập
một công ty chung và khởi nghiệp từ chính nhà xưởng của cha tôi. Cha tôi thấy ý tưởng này rất
hấp dẫn, vì nó cũng là cách để phát triển xưởng dệt của ông. Cha tôi đã chia sẻ với tôi về ý tưởng
này, chỉ ra những thuận lợi và những may mắn khả dĩ mà nó có thể đem lại cho tôi.
64. Nhưng cách Chúa làm thật huyền nhiệm dường bao, cho dù tôi rất thích công việc sản
xuất dệt và đã đạt được những tiến bộ nhất định về nó, nhưng tôi đã không thể thay đổi quyết
định. Tôi cảm thấy một sự ghê tởm nội tâm để ổn định tư tưởng và cũng vì sẽ buộc cha tôi phải
gánh vác những khoản nợ thay cho tôi. Tôi nói với cha tôi rằng thời gian chưa chín mùi, con vẫn
còn trẻ và con có một chiều cao khiêm tốn, do đó những người công nhân sẽ không tuân lệnh
con. Cha tôi bảo tôi rằng con đừng quá bận tâm về viêc đó vì đã có người khác sẽ quản lý những
người công nhân thay cho con và con sẽ chỉ tập trung vào việc điều hành công ty. Tuy nhiên, tôi
vẫn tiếp tục từ chối chuyện này bằng cách nói rằng chúng ta sẽ xem xét vấn đề này sau, nhưng
thực ra tôi không mong muốn nhận lời. Quyết định của tôi được chứng minh là thực sự quan
phòng. Đây là lần đầu tiên tôi đã chống lại kế hoạch và ý định của cha tôi. Dĩ nhiên, nguyên nhân
chính là Thiên Chúa đã có kế hoạch khác cho tôi: Ngài muốn tôi trở thành một linh mục, chứ
không phải là một doanh nhân, cho dù vào thời điểm đó những ý tưởng như thế vẫn chưa định
hình trong đầu tôi.
65. Cuộc đời của tôi lúc đó như là sự hiện thân của những gì mà Tin Mừng nói về
những bụi gai đang bóp nghẹt hạt giống tốt. Những lo lắng không ngừng về máy móc, khung cửi
và sáng tạo đã ám ảnh tôi đến nỗi tôi không thể suy nghĩ được bất cứ việc nào khác. Lạy Chúa,
Ngài thật kiên nhẫn với con làm sao! Lạy Đức Trinh Nữ Maria, thậm chí có rất nhiều lần con đã
quên Mẹ! Lạy Mẹ Maria xin đoái thương con!
CHƯƠNG IX

TẠI SAO TÔI TỪ BỎ XƯỞNG DỆT

66. Trong ba năm đầu tiên ở tại thành phố Barcelona, sự nhiệt tình và lòng sốt sắng mà
tôi có được từ khi ở nhà đã bắt đầu trở nên nguội lạnh. Tôi vẫn lãnh nhận Bí tích Thánh Thể
thường xuyên trong năm. Tôi tham dự Thánh lễ vào tất cả các ngày Lễ quan thầy những ngày Lễ
buộc khác, lần hạt Kinh Mân Côi mỗi ngày với Mẹ Maria Chí Thánh và gìn giữ những lòng sùng
kính khác, nhưng không cùng chung một sự nhiệt tình như trước kia. Mục tiêu duy nhất của tôi
và tất cả những lo lắng của tôi lúc đó là về công việc sản xuất dệt. Tôi không thể phóng đại nó -
nỗi ám ảnh đó làm cho tôi bị mê sảng. Ai có thể giải thích được? Có lẽ chính cái khuynh hướng
mãnh liệt của tôi là phương tiện mà Thiên Chúa đã dùng để lấy đi niềm đam mê về công việc sản
xuất dệt của tôi.

67. Mãi cho tới cuối năm thứ ba của tôi tại Barcelona, tôi đã bị chi phối rất lớn, bất cứ
khi nào tôi tham dự Thánh Lễ trong những ngày Chúa Nhật, tôi cảm thấy một khó khăn rất lớn
trong việc vượt qua những tư tưởng xuất hiện trong đầu tôi. Sự thật là tôi rất thích suy nghĩ và
chăm chú vào những dự án của tôi, nhưng trong Thánh Lễ và những giờ cầu nguyện khác, tôi
không muốn nghĩ về nó, tôi cố gắng đưa nó ra khỏ tâm trí tôi. Tôi tự nhủ với bản thân rằng tôi sẽ
nghĩ về chúng sau, nhưng trong giây phút hiên tại tôi chỉ muốn dành hết tâm tư cho những gì tôi
đang cầu nguyện. Những cố gắng của tôi dường như trở nên vô dụng, nó giống như việc cố gắng
làm cho chiếc bánh xe đang quay ngừng lại cách đột ngột. Trong Thánh Lễ, tôi bị dày vò bởi
những ý tưởng mới, những khám phá mới, v.v. Dường như có nhiều máy móc trong đầu tôi hơn
là các thánh trên bàn thờ.

68. Giữa những vòng xoáy của những suy nghĩ này, một ngày nọ, trong lúc tôi đang
tham dự Thánh Lễ, tôi nhớ như in những lời trong bài đọc Tin Mừng mà vừa mới được đọc bởi
một đứa trẻ: Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có ích lợi gì?
Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? 10 Đoạn Tin Mừng này đã gây ấn tượng cho tôi
một cách sâu sắc và giống như một mũi tên xuyên thấu trái tim tôi. Tôi cố gắng suy nghĩ và lý
giải cho điều này nhưng chỉ là vô ích.

69. Tôi giống như Sao-lô trên đường đến thành Damascus, tuy nhiên tôi cần một
Ananias để nói cho tôi biết những gì tôi cần phải làm. Tôi đi đến nhà của các cha dòng thánh
Phi-líp Nê-ri, đi ngang qua tu viện thì tôi nhìn thấy một cánh cửa đang mở, tôi gõ cửa và bước
vào. Ở đó, tôi gặp một thầy tên là Phao-lô, thầy là người rất sốt sắng và nhiệt tình, và tôi đã nói
một cách đơn giản về những quyết tâm của tôi. Thầy ấy lắng nghe tôi một cách kiên nhẫn và độ
lượng, và rồi thầy nói với tôi bằng tất cả sự khiêm nhường rằng: Thưa ngài, tôi chỉ là một ông
thầy kém cỏi, tôi không phải là người có thể tư vấn được cho ngài. Tôi sẽ đưa ngài đến một vị
linh mục đạo đức và khôn ngoan và vị ấy sẽ nói cho ngài nghe những gì ngài nên làm. Thầy đưa
10
Matheu 16:26
tôi đến gặp cha Amigo, người đã liệt kê cho tôi, phê chuẩn quyết định của tôi và tư vấn cho tôi
nên học tiếng La-tinh. Tôi đã vâng lời cha.

70. Sự nhiệt tình của lòng trung thành và lòng mộ đạo đã đánh thức tôi một lần nữa. Tôi
mở mắt ra và nhận ra những mối nguy hiểm cho linh hồn cũng như thể xác, mà tôi đã từng trải
qua. Tôi có thể tường thuật lại một vài mối nguy hiểm trong số chúng.

71. Mùa hè năm ấy, Đức Trinh Nữ Maria đã cứu tôi khỏi chết đuối trên biển. Bởi vì tôi
đã làm việc quá vất vả, nên tôi cảm thấy không được khỏe cho lắm vào mùa hè. Tôi bắt đầu đánh
mất sự hưng phấn trong công việc, và sự trợ giúp duy nhất mà tôi có thể tìm thấy là đi ra biển,
lặn lội trong nó và uống vài giọt nước biển. Một ngày nọ, trong khi tôi đang đi dạo trên bãi biển
hướng về bãi "biển cũ" ở ngay cạnh bãi Barceloneta, bỗng nhiên một làn sóng lớn nhấn chìm tôi
và đưa tôi ra ngoài xa. Chỉ trong chốc lát, tôi thấy tôi đã ở rất xa bờ, và tôi thấy rất ngạc nhiên là
tôi đang nổi trên mặt biển, mặc dù tôi không biết bơi. Tôi kêu lên Đức Trinh Nữ Maria và đột
nhiên tôi thấy tôi đang nằm trên bờ biển mà không phải nuốt bất kỳ một giọt nước biển nào.
Trong khi tôi còn đang lênh đênh trên biển, tôi đã có cảm giác cực kỳ bình tĩnh, nhưng sau đó,
lúc ở trên bờ, tôi cảm thấy rất sợ hãi về sự nguy hiểm mà tôi đã được giải cứu từ sự trợ giúp của
Đức Trinh Nữ Maria.

72. Mẹ Maria cũng cứu tôi khỏi một mối nguy hiểm khác theo gương của thánh Giu-se
tiết hạnh. Khi tôi còn ở Barcelona, tôi thường xuyên thăm một người đồng hương của tôi. Tôi
chưa bao giờ nói với bất kỳ ai khác trong nhà ngoại trừ anh ấy. Khi tôi tới đó, tôi đi thẳng vào
phòng của anh ta và chỉ nói chuyện với một mình anh ta mà thôi, do đó, những người khác trong
nhà chỉ thấy tôi đến và đi. Lúc đó tôi còn khá trẻ, thật sự mà nói, tôi phải mua quần áo cho riêng
mình, tôi thích ăn mặc - tôi không muốn nói là quá xa hoa - nhưng với một sự sang trọng nhất
định, có lẽ quá nhiều. Ai biết được? Có thể Thiên Chúa sẽ hỏi tôi về vấn đề này vào ngày phán
xét. Một ngày nọ, tôi đến căn nhà và hỏi về người bạn của tôi. Bà chủ của ngôi nhà, một người
phụ nữ trẻ tuổi bảo tôi chờ anh ta vài phút, anh ta sẽ về sớm thôi. Trong lúc chờ đợi, tôi nhận ra
rằng những tình ý của cô ta rất nồng nhiệt, những lời nói và hành động rất rõ ràng. Tôi kêu cầu
đến Đức Trinh Nữ Maria, và chạy thoát khỏi vòng tay của cô ta, tôi chạy khỏi ngôi nhà đó và
không bao giờ quay lại đó một lần nào nữa. Tôi không nói cho bất cứ ai về những gì đã xảy ra, vì
sợ huỷ hoại thanh danh của cô gái ấy.

73. Thiên Chúa đã giải quyết cho tôi tất cả những tai họa này để đánh thức tôi và giúp
tôi thoát khỏi những mối nguy hiểm của thế gian. Tuy nhiên, tôi gặp phải một sự cám dỗ thậm
chí còn gay gắt hơn. Nó đến với tôi như thế này. Một người đàn thanh niên trẻ cùng tuổi với tôi
đề nghị được góp vốn làm ăn chung với tôi và tôi đã đồng ý. Chúng tôi bắt đầu bằng việc mua vé
số và chúng tôi khá may mắn về điều này. Vì tôi luôn bận rộn với công việc tại xưởng dệt của
tôi, điều duy nhất mà tôi có thể làm là hành động như người được uỷ thác. Anh ta chịu trách
nhiệm mua những tấm vé số, còn tôi có nhiệm vụ trông nom chúng. Vào ngày mở số, tôi đưa cho
anh ta những tấm vé số đã mua và anh ta sẽ báo cho tôi biết chúng ta đã trúng bao nhiêu tiền. Kể
từ khi chúng tôi mua một lượng lớn các tấm vé số, chúng tôi trúng vào mỗi lần mở số, đôi khi rất
đậm. Chúng tôi trừ ra những gì chúng tôi cần để tiếp tục mua nhiều vé số hơn và đầu tư phần còn
lại với với các công ty môi giới ở mức sáu phần trăm. Tôi giữ những hóa đơn chỉ thế thôi. Anh
bạn thân của tôi làm tất cả các phần còn lại.

74. Tôi thực sự đã có một lượng lớn những tờ hóa đơn được thêm vào một số tiền kha
khá, thì một ngày nọ, trông lạ chưa kìa! Anh ta đến và nói với tôi rằng một trong số những tấm
vé số của chúng tôi đã trúng 24,000 duros nhưng khi anh ta đi lãnh tiền thì anh ta nhận ra rằng
anh ta đã lỡ làm mất tờ vé số đó. Anh ta đã nói sự thật, thôi được, bởi anh ta đã đánh bạc tất cả số
tiền đó và đã thua hết sạch. Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở đó, anh ta lấy chìa khóa của cái
rương của tôi và lấy đi tất cả những hóa đơn chung của chúng tôi. Thậm chí, anh ta còn lấy hết
tiền của tôi và đem cả sách vở, quần áo của tôi đem đi cầm. Cuối cùng, trong một nỗ lực gỡ lại
những gì đã mất, và tôi nhận ra rằng anh ta chẳng còn gì hơn để đánh bài, anh ta đã đột nhập vào
nhà của một người quen, đánh cắp những đồ trang sức của bà chủ nhà, rồi đem đi bán. Anh ta
đánh cược và rồi lại thua một lần nữa.

75. Trong lúc đó, người phụ nữ đã khám phá ra những viên đá quý của bà đã bị mất và
phỏng đoán rằng chính anh ta là người đã đánh cắp chúng. Bà ta đã báo cáo anh này lên các cấp
chính quyền và họ đã bắt giữ anh ta. Anh ta đã thú nhận hết tội của mình, anh ta bị khởi tố và bị
kết án hai năm tù giam. Tôi không thể diễn tả hết những tác động lớn lao của việc này đối với tôi
tôi như thế nào - không chỉ vì những mất mát về tài chính, mặc dù nó là một khoản tiền đủ lớn,
mà còn vì làm mất danh dự của tôi. Tôi nghĩ về bản thân rồi mọi người sẽ bàn tán gì? Họ sẽ nghĩ
rằng tôi là kẻ đồng lõa với bạn trong việc cờ bạc và trộm cắp. Nhìn kìa - một người bạn của
ngươi đang ở trong tù, trong trạm giam! Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và ngượng ngùng đến nỗi
tôi không dám vác mặt ra ngoài đường. Tôi sợ rằng mọi người sẽ nhìn vào tôi, bàn tán về tôi, và
soi mói về tôi.

76. Lạy Chúa, Ngài tốt đẹp và nhân hậu dường bao, Ngài chắc chắn đã dùng những cách
thức kỳ lạ để nhổ con ra khỏi thế gian và một loại nước kỳ lạ của cây lô hội để cai sữa cho con từ
Babilonia. Lạy Mẹ Maria, con không biết nói gì để cảm tạ Mẹ về việc Mẹ đã bảo vệ con khỏi
chết đuối trên biển? Nếu con có bị chìm lúc đó, con không biết bây giờ con đang ở đâu nữa? Mẹ
biết rõ điều đó. Con đã ở dưới đáy sâu của địa ngục bởi vì sự vô ơn của con. Như vua David, tôi
sẽ nói: “Vì tình thương Chúa thương con như trời như biển, Ngài đã kéo con ra khỏi vực thẳm
âm ty.”11

CHƯƠNG X

11
Thánh vịnh 86: 13: “Misericordia tua magna est super me, et eruisti animam meam ex inferno inferiorio.”
QUYẾT ĐỊNH TRỞ THÀNH THẦY TU

DÒNG THÁNH BRUNÔ TẠI MONTE-ALEGRE

77. Thất vọng, mệt mỏi và buồn chán thế gian, tôi đã xem xét việc rời bỏ thế gian cho
đời sống chiêm niệm ở dòng thánh Bruno và theo đuổi việc học với mong ước kết thúc cuộc đời
của tôi trong viễn cảnh ấy. Tôi cảm thấy mình đang bị vấp ngã trong những bổn phận của tôi nếu
tôi không nói cho cha tôi về quyết định này, và cơ hội đầu tiên tôi có, tôi đã làm như thế, nhân
dịp một trong những chuyên đi làm ăn của cha tôi tới Barcelona. Cha tôi đã thất vọng tràn trề khi
nghe tin tôi muốn từ bỏ xưởng dệt để trở thành một đan sĩ. Cha tôi nói với tôi về tất cả hy vọng
và ước muốn mà cha tôi dành cho tôi, cho việc kinh doanh của cha tôi và cho những đối tác mà
chúng tôi có thể đã gia nhập. Khi tôi ngụ ý rằng tôi muốn trở thành một đan sĩ dòng thánh Bruno,
nỗi thất vọng của cha tôi dâng tới mức tột đỉnh.

78. Tuy nhiên cha tôi là một người công giáo tốt lành, ông đã nói với tôi, Ba không
muốn cản trở ơn gọi của con, Chúa không cho phép. Suy nghĩ cho kỹ, dâng ước muốn này lên
cho Thiên Chúa và tham vấn với cha linh hướng của con. Nếu cha linh hướng nói đây là Thánh
ý Thiên Chúa thì ba sẽ tôn trọng nó, tuy nhiên điều này làm ba buồn và thất vọng lắm. Ngay cả
như vậy, ba mong muốn con trở thành một linh mục nhiều hơn là một thầy tu. Tuy nhiên những
gì sẽ đến đều là Thánh ý Thiên Chúa.

79. Tôi dâng hiến hết mình để học ngữ pháp La-tinh với một sự tập trung cao độ. Người
thầy đầu tiên của tôi là cha Tô-ma, người rất giỏi tiêng La-tinh và là thầy giáo của tôi trong hai
tháng rưỡi. Nhưng rồi người bị tai biến, mất khả năng nói và qua đời trong vòng vài tiếng đồng
hồ. Thật là thất vọng làm sao! Sau đó tôi học với thầy Phan-xi-cô Mas, Artigas, và tiếp tục học
cho đến khi tôi rời khỏi thành phố Barcelona để học về chuyên ngành triết học, tôi sẽ tường thuật
đến ngay sau..

80. Anh trai của tôi Gioan kết hôn với chị Maria Casajuana, con gái của ông Maurice
Casajuana, người mà Đức Giám mục ở Vic đã trao cho việc thu những khoản tiền cho thuê từ
những tài sản nhất định và những quyền lãnh chúa ở Sallent. Người đàn ông này rất được tín
nhiệm bởi Đức Giám mục, và thường hay lui tới để thăm Đức Cha. Trong một lần viếng thăm
Đức Cha, ông ta đã nói về con người vô tích sự của tôi. Ai mà biết được những gì ông ta đã nói,
nhưng nó là nguyên nhân đã khiến cho Đức Giám Mục muốn gặp mặt tôi.

81. Tôi được khuyên nên đi đến Vic, nhưng tôi lại không muốn bởi vì tôi sợ rằng Đức
Giám Mục sẽ làm đảo lộn mọi kế hoạch trở thành đan sĩ dòng thánh Bruno của tôi, một cuộc
sống mà tôi luôn hằng khao khát. Tôi nói vời thầy giáo và thầy trả lời rằng thầy sẽ đi với con để
đến gặp một cha dòng Giảng Thuyết, cha tên là Canti, một linh mục đầy sự khôn ngoan, thông
minh và kinh nghiệm sống, cha sẽ nói những gì con nên làm. Chúng tôi đã gặp cha Canti, sau khi
nghe về những lý do mà tôi không muốn đi Vic, ngài nói với tôi rằng, Con nên đi và nếu Đức
Giám Mục biết đó là Thánh ý của Chúa muốn con trở thành một đan sĩ dòng thánh Bruno. Ngài
sẽ là người bảo vệ con.

82. Tôi giữ bình tĩnh và vâng lời cha Cantin.Tôi rời Barcelona sau khoảng thời gian bốn
năm sinh sống và làm việc tại đó.Trong 3 năm đầu tiên lòng nhiệt tình và lòng sốt sắng của tôi đã
trở nên nguội lạnh và được lắp đầy với những làn gió của sự hư không, với những lời ca ngợi và
những tràng pháo tay. Tôi thật sự cay đắng hối tiếc và xót xa về tất cã những việc làm đó cho đến
bây giờ!Nhưng Thiên Chúa đã chăm sóc để làm tôi bẻ mặt và làm tôi xấu hổ.Chúc tụng Thiên
Chúa vì tất cã sự tốt lành và long nhân từ mà Ngài đã tỏ ra cho con.
CHƯƠNG XI

TỪ BARCELONA ĐẾN VIC

83. Vào đầu tháng 9 năm 1829, tôi rời thành phố Barcelona và bởi vì cha mẹ tôi muốn
tôi đi đến Sallent, tôi đã làm theo ý cha mẹ tôi để họ được hài lòng. Tôi ở đó với cha mẹ tôi cho
đến ngày 29 tháng 9, Lễ bổn mạng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, sau Thánh Lễ chúng tôi rời
khỏi Sallen để đi đến Vic. Đó là một chuyến đi đầy ảm đạm vì một trận mưa lớn đã theo chúng
tôi trong suốt cuộc hành trình. Chúng tôi đến Vic vào buổi tối ngày hôm đó ướt như chuột lột.12

84. Vào ngày hôm sau, chúng tôi đến gặp Đức Giám Mục, Đức Cha Phao-lô Giê-su
Corcuera13, người đã đón tiếp chúng tôi rất ân cần. Vì thế tôi sẽ có nhiều thời gian để nghiên cứu
và có thể dành hết thời gian cho những lời cầu nguyện đặc biệt của tôi, tôi được bố trí ở cạnh
người quản lý của tòa Giám Mục, Đức ông Fortian Bres14, một vị linh mục đạo đức thánh thiện,
người đã dành cho tôi một tình cảm đặc biệt. Tôi sống với ngài xuyên suốt những năm tháng tôi
ở tại Vic, và sau này, bất cứ lúc nào tôi đến thăm Vic, tôi như là một vị khách quý trong nhà của
ngài. Ngài còn là vị bảo trợ của tôi khi tôi được tấn phong Tổng Giám Mục của Cuba tại nhà thờ
chính tòa của Vic.

85. Trong những ngày đầu tiên của tôi tại Vic, tôi nhờ bất cứ ai đó có thể giới thiệu cho
tôi một linh mục đạo đức thánh thiện để nghe những lời thú tội tổng quát của tôi hay không. Tôi
được khuyên là nên đi đến một linh mục dòng Giảng thuyết của thánh Phi-lip-phê Nê-ri, cha
Phê-rô Bach.15 Tôi đã xưng hết tất cả những tội lỗi trong cuộc đời của tôi cho ngài và sau này tôi
luôn xưng tội hằng tuần với cha linh hướng tốt lành này. Điều đáng quan tâm là Chúa đã dùng ba
vị linh mục dòng Giảng thuyết thánh Phi-lip Nê-ri để khuyên răn và chỉ bảo tôi tại những khoảnh
khắc cốt yếu nhất trong đời sống thiêng liêng của tôi: Thầy Phao-lô và ba vị linh mục gồm: cha
An-tôn Amigo, cha Can-ti và cha Phê-rô Bach.

12
Đó là một chuyến hành trình mười tiếng bằng đường bộ từ Sallent tới Vich mà đã được mở rộng với 1,217 căn
nhà và khoảng 10,000 dân cư; nó đã trở thành quê hương tinh thần của thánh Antôn.
13
Đức cha Phaolô Giêsu Corcuera và Caserta sinh tại Cadiz ngày 9 tháng 2 năm 1776. Ngài học tại Osuna, là
giáo sĩ và là giám đốc chủng viện Siguenza. Ngài được tấn phong Giám Mục của Vich vào ngày 21 tháng 12 năm
1824, được thánh hiến tại Madrid vào ngày 17 tháng 4 năm 1825, và tiếp quản giáo phận Vich vào ngày 15 tháng 8
năm 1825. Ngài qua đời cùng năm vào ngày 3 tháng 7 năm 1835. Claret luôn luôn giữ lòng quý trọng và tôn kính
Ngài như là người gương mẫu về các hoạt động giám mục, cụ thể là trong việc đào tạo các chủng sinh. Ngài ra đi
trong phong cách thánh thiện tại Vich vào ngày 3 tháng 7 năm 1835.
14
Đức ông Fortián Bres (1781-1855) đã từng là người phục vụ qua hai đời Giám Mục: Đức cha Francisco de
Veyán y Mola (1784-1815) và Đức cha Raimundo Strauch y Vidal (1760-1823). Ngài nhận Claret như một thư ký
riêng và, mặc dù có sự chênh lệch về độ tuổi, nhưng họ trở thành bạn thân của nhau.
15
Cha Phê-rô Bach và cha Targarona Plandolit de Marcillo (1769-1866) là những người khôi phục lại dòng
Giảng Thuyết tại Vich. Vào ngày 26 tháng 5 năm 1850, cùng với Mẹ Têrêsa Saits và Villardebo (Vich, ngày 4 tháng
11 năm 1827- ngày 29 tháng 8 năm 1856), thành lập dòng các nữ tu thánh Philip Neri và Inmaculate Conception,
được gọi với cái tên Saits. Cùng chung thành phố, Cha cũng thành lập nhà hưu dưỡng cho các linh mục bị đau ốm
và trường cao đẳng cho những chủng sinh nghèo. Khi Claret chọn ngài như một người đồng hành thiêng liêng, Ngài
được 33 tuổi và có sự uy tín cao.
86. Sau khi đến Vic, tôi xưng tội và lãnh nhận Mình Thánh Chúa mỗi tuần, nhưng sau
một thời gian ngắn, cha linh hướng đã khuyên tôi nên xưng tôi hai lần một tuần và lãnh nhận
Mình Thánh Chúa bốn lần một tuần. Tôi giúp lễ hàng ngày cho cha Fortian Bres. Dù mưa hay
nắng, mỗi ngày tôi dành ba mươi phút để cầu nguyện, viếng Thánh Thể trong chương trình Bốn
Mươi Giờ Suy Tôn Thánh Thể và cũng viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi tại nhà thờ
thánh Đa-Minh ở cùng thành phố, (dù mưa hay nắng). Thậm chí đường xá bị phủ bởi một lớp
tuyết dày, tôi không bao giờ quên đến với Bí Tích Thánh Thể và Đức Trinh Nữ Maria.

87. Mỗi ngày tại bàn ăn chúng tôi đọc về cuộc đời của thánh nhân trong lịch mục vụ
ngày hôm đó. Hơn thế nữa, với sự đồng ý của cha linh hướng, trong ba ngày: thứ hai, thứ tư và
thứ sáu, tôi chịu đánh tội; vào ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, tôi mặc áo vải tóc mà các tu sĩ
ngày xưa thường mặc. Thông qua tất cả những thực hành sốt sắng này, tôi đã tìm lại được lòng
sốt sắng ban đầu là không sao nhãng trong việc học tập, điều mà tôi đã áp dụng cho bản thân ở
mức tối đa về những khả năng của tôi luôn với một ý định khả dĩ thuần tuý nhất và ngay thẳng
nhất.
88. Trong năm triết học đầu tiên, giữa việc học và cầu nguyện, tôi chưa bao giờ đánh
mất niềm mong ước trở thành một đan sĩ dòng thánh Bru-nô. Tôi có một bức ảnh lớn về thánh
Bru-nô trên bàn học. Hầu như mỗi lần tôi đi xưng tội, tôi đều nói với cha linh hướng về ước
muốn gia nhập dòng thánh Bru-nô và như thế, ngài đã thật sự tin tưởng rằng Thiên Chúa đang
gọi tôi vào đó. Vì thế, ngài đã viết một lá thư gửi cho cha Prior, và cả hai đồng ý rằng tôi có thể
gia nhập dòng Bru-nô vào cuối năm học đó. Ngài cũng đưa cho tôi hai lá thư khác, một cho cha
Prior, và lá thư còn lại cho tu sĩ mà Ngài quen biết ở đó.

89. Khá hài lòng, tôi đã hiểu về cuộc hành trình đến Barcelona, Badalona và Monte-
Alerge. Một thời gian ngắn trước khi tôi đến Barcelona, một cơn bão ập tới thật khủng khiếp và
làm tôi khiếp sợ. Vào năm đó, tôi học rất chăm chỉ và tôi cảm thấy đau nhói ở trong lồng ngực,
và như thể chúng tôi phải chạy tìm nơi trú ẩn từ những cơn mưa tầm tã, sự kiệt sức của việc chạy
dưới mưa và những đám mây bụi nổi lên từ những vùng đất khô cành đã làm tôi ngộp thở dữ dội.
Tôi nghĩ rằng: Có lẽ Chúa không muốn tôi gia nhập dòng thánh Bru-nô. Suy nghĩ này cảnh báo
tôi rất mạnh. Chắc chắn một điều là tôi đã không còn ý chí để tiếp tục bước đi, và do đó, tôi đã
quay trở lại Vic. Khi tôi kể chuyện này với cha linh hướng về những gì đã xảy ra với tôi, ngài đã
im lặng không nói cho tôi biết đó là dấu chỉ tốt, xấu hay trung lập. Và do đó, sự việc vẫn còn là
dấu chấm hỏi.

90. Tôi không nói cho bất cứ ai ngoại trừ cha linh hướng của tôi về mong ước của tôi,
muốn trở thành đan sĩ dòng thánh Bru-nô; do đó, tất cả những người còn lại không ai biết gì về
chuyện này. Trong thời gian đó, ở Sallent có một khối tài sản bỏ trống đang bị đòi lại bởi một vị
linh mục, người mà đang sống trong thị trấn Sallent, mặc dù cha không sinh ra và lớn lên ở đó.
Kém may mắn thay, không phải tất cả những giáo dân ở đó ai cũng yêu quí ngài. 16 Cha tổng đại
diện đã giải quyết vấn đề này bằng cách trình bày sự việc trên với Đức Giám Mục và chỉ cho

16
Khối tài sản bỏ trống là của một “thầy tu”, là một trong những người lớn tuổi nhất tại Sallent.
Đức Cha thấy rằng vị linh mục trên sẽ không nên cai quản khối tài sản đó. Để cản trở việc gia
nhập của linh mục này vào cộng đoàn, họ đã nhờ tôi cai quản khối tài sản này, vì tôi là người bản
xứ nên được ưu tiên. Tôi đã tiếp quản vị trí trên vào ngày 2 tháng 2 năm 1831, tôi được Đức
Giám Mục cạo đầu. Cha tổng đại diện đã trao cho tôi bổng lễ, ngày tiếp theo tôi đến Sallent để
tiếp quản số tài sản nói trên. Từ ngày đó trở đi, tôi thường xuyên mang áo dòng và đọc kinh Thần
Vụ.

91. Trong mùa Giáng Sinh, Tuần Thánh, và những ngày nghỉ, tôi cư trú tại Sallent vì lý
do coi sóc khối tài sản trên, những ngày còn lại của năm, tôi cư trú tại Vic vì việc học của tôi.
Tôi đã đề cập đến những dâng hiến cá nhân của tôi. Ngoài ra, mỗi tháng tất cả chúng tôi phải
tham dự vào một cộng đoàn chung gọi là Học Viện Thánh Tôma. Thêm vào đó, Đức Giám Mục
cũng đặt Dòng Vô Nhiễm Nguyên Tội và Dòng Thánh Aloysius Gonzaga trong nhà nguyện của
chủng viện. Tất cả những chủng sinh nội trú hay ngoại trú cạo đầu đều là những thành viên của
những dòng trên. Nếu các chủng sinh không xuống tóc mà muốn tham dự phải gửi thư thỉnh
nguyện tới Đức Giám Mục. Các thành viên lãnh nhận Bí tích Thánh Thể vào mỗi Chủ Nhật thứ
ba của tháng. Đức Giám Mục là người chủ tế mỗi Thánh lễ đó, chính ngài trao Mình Thánh Chúa
và vào buổi tối cùng ngày, ngài giảng lễ.17

92. Vào mùa chay, mỗi năm ở nhà nguyện đó, chúng tôi có một chương trình tĩnh tâm
kéo dài tám ngày, từ Chúa Nhật tuần này tới Chúa Nhật tuần sau. Đức Giám Mục tham dự tất cả
các nghi thức vào cả buổi sáng lẫn buổi tối. Tôi nhớ trong một lần giảng lễ, Đức Giám Mục có
nói như sau: Có lẽ, có ai đó sẽ hỏi tại sao tôi lại dành nhiều thời gian cho các chủng sinh. Tôi
muốn trả lời người đó là tôi biết những gì tôi đang làm. Nếu tôi có được những người chủng
sinh tốt lành bây giờ, sau này tôi sẽ có những linh mục và những người chủ chăn tốt lành. Phần
còn lại sẽ là gì đối với tôi sau đó! Điều này rất quan trọng để cho những chủng sinh tiếp tục làm
giàu về phần linh thiêng trong quá trình học tập; nếu không thì chúng sẽ lớn lên với lòng kêu
ngạo. Thật là tệ hại nếu các chủng sinh mang trong mình tư tưởng đó vì sự kêu ngạo là nguồn
gốc của tội lỗi. Thà tôi có những chủng sinh hiểu biết ít và ngoan đạo, còn hơn là những chủng
sinh biết nhiều nhưng không có lòng mộ đạo và phồng lên theo chiều gió của sự hư không.

93. Sau khi học xong triết học năm nhất, tôi không còn tham vọng trở thành một đan sĩ
dòng thánh Bru-nô nữa, tôi nhận ra rằng ơn gọi đó chỉ là nhất thời. Thiên Chúa đã đã gọi tôi ra
để tôi ghét bỏ của cải thế gian. Khi tôi không bị ràng buộc bởi chúng nữa, tôi có thể kiên vững
trong đời sống tu trì. Chính Thiên Chúa đã giúp tôi hiểu điều ấy từ đó.

94. Khi tôi còn đi học, tôi gia nhập dòng Laus Perannis của Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Thời gian được phân công cho tôi bắt kinh là từ bốn đến năm giờ chiều vào ngày Lễ bổn mạng
của Thánh Antôn, mừng kính vào tháng 6. Tôi được kết nạp nhờ sự giúp đỡ của cha Ildefonso
Valiente, viện trưởng trường cao đẳng Manresa, người đã đến thăm nhà tôi. Cũng trong cùng thị
trấn, tôi được kết nạp vào Hội Kinh Mân Côi Trọn Đời, và giờ được phân công cho tôi bắt kinh

17
Dòng này đã được gây dựng nên bởi Đức Giám Mục Corcuera vào ngày 22 tháng 2 năm 1826 (xem
những Hiến chương và những Điều lệ căn nguyên của công đồng Trentô, Vich 1832).
là từ một đến hai giờ chiều vào ngày 29 tháng 6, Lễ bổn mạng kính thánh Phê-rô. Tại thành phố
Vic, tôi cũng được kết nạp vào Hội Đoàn Mân Côi và Hội Đoàn Đức Mẹ Cát Minh, cũng như
Hội Đoàn Đức Mẹ Sầu Bi.

95. Những kinh nghiệm tôi có sau đây là khi tôi còn là sinh viên triết học năm thứ hai
tại Vic. Mùa đông năm ấy, tôi gặp phải một cơn cảm lạnh trầm trọng, và được yêu cầu phải tĩnh
dưỡng trên giường và tôi đã vâng lời. Một ngày nọ khi tôi đang nằm nghỉ trên giường khoảng
10:30 sáng, tôi gặp một cơn cám dỗ thật khủng khiếp. Tôi quay lại Mẹ Maria, gọi lớn Thiên thần
bản mệnh của tôi và cầu nguyện liên lỉ tới tên của tất cả các vị thánh, cũng như tới những ai có
hạnh tích đặc biệt. Tôi tập trung ý nguyện của tôi vào những đối tượng khác nhau để có thể làm
phân tâm bản thân và quên đi cơn cám dỗ. Tôi làm Dấu Thánh Giá trên trán tôi để Thiên Chúa
giúp tôi thoát khỏi những suy nghĩ xấu xa, nhưng tất cả những thứ tôi làm đều trở nên vô dụng.

96. Cuối cùng tôi lật người qua phía bên kia để xem liệu cơn cám dỗ đó đã biến mất hay
chưa, thì đột nhiên tôi nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria, rất đẹp và hòa nhã. Trang phục của Mẹ là
màu đỏ thắm, áo choàng màu xanh, và trong cánh tay của Mẹ tôi thấy một vòng hoa hồng lớn rất
đẹp. Tôi đã từng thấy những bông hoa hồng giả và thật rất đáng yêu ở Barcelona, nhưng không
có bông nào đẹp và đáng yêu như những bông hoa hồng của Mẹ. Chúng thật là đẹp! Khi tôi nằm
úp mặt trên giường, tôi thấy chính bản thân tôi như là một đứa trẻ đang quỳ cầu nguyện trong
trang phục màu trắng với đôi tay chắp lại với nhau. Tôi chưa bao giờ đánh mất đi hình ảnh Mẹ
Maria trong tâm trí tôi. Tôi còn nhớ là tôi có một suy nghĩ rằng Mẹ là một người phụ nữ và Mẹ
chẳng đưa cho bạn bất cứ ý nghĩ xấu xa nào; ngược lại, Mẹ đã lấy chúng ra khỏi bạn. Mẹ Đức
Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng Antôn, vương miện này là của con nếu con vượt qua được nó.
Tôi bị bận tâm bởi câu nói này, cho nên tôi không thốt lên nửa lời. Tiếp đó, tôi thấy Đức Mẹ đặt
vương miện được kết bằng hoa hồng lên đầu của tôi bằng cánh tay phải của Mẹ (bên cạnh vòng
hoa mà Đức Mẹ giữ vòng hoa ở giữa cánh tay phải và phía bên phải của Đức Mẹ). Tôi thấy bản
thân mình được đeo vương miện bằng hoa hồng trên hình hài của đứa trẻ đó, và thậm chí sau đó,
tôi không nói lên được lời nào.
97. (Tôi cũng thấy các Thánh đang đứng bên phải Đức Mẹ, trong tâm tình cầu
nguyệnTôi không nhận ra họ ngoại trừ một người rất giống Thánh Stêphanô. Tôi tin tưởng rằng
họ là các vị thánh bảo trợ luôn cầu bầu cho tôi để tôi khỏi rơi vào những cám dỗ của cuộc sống.
Bên trái tôi, tôi thấy một lũ quỷ đang tranh đấu, như những người lính đang tháo chạy và co cụm
lại sau cuộc chiến. Tôi tự nhủ với bản thân, chúng thật là đông và thật đáng sợ! Những suy nghĩ
này còn đọng lại trong tôi như một điều ngạc nhiên mà tôi không thể nhận ra những gì đang xảy
đến với tôi. Ngay khi chúng tan biến đi, tôi cảm thấy mình như được giải thoát khỏi cơn cám dỗ
và được đong đầy bằng một niềm vui bất tận, điều mà tôi không thể giải thích hết những gì đã
xảy ra trong tôi.
98. Tôi khá chắc chắn rằng, tôi không ngủ gật cũng không chịu đựng một cơn chóng
mặt hay bất cứ thứ gì khác là nguyên nhân gây ra trạng thái ảo tưởng. Nhưng điều mà tôi tin
tưởng là sự thật, và nó là một hồng ân đặc biệt từ Mẹ Maria, là thực tế mà kể từ đó, tôi được giải
thoát hoàn toàn khỏi cơn cám dỗ và trong nhiều năm thoát khỏi sự cám dỗ chống lại đức khiết
tịnh. Nếu về sau có xảy ra bất kỳ cơn cám dỗ nào tương tự như thế, chúng trở nên vô nghĩa vì
chúng không đáng được gọi là cơn cám dỗ nữa. Vinh danh Đức Maria! Thắng lợi thuộc về Mẹ!
CHƯƠNG XII

THỤ PHONG CHỨC THÁNH

99. Đức Giám mục không phong chức thánh cho bất cứ chủng sinh nào mà chưa hoàn
thành khóa học cho tới khi họ hoàn thành chúng. Đức Cha theo một nguyên tắc mang tính trình
tự. Sau bốn năm Thần học, Đức Giám mục trao bốn chức thánh nhỏ ngay sau chương trình tĩnh
tâm mười ngày cho các chủng sinh. Sau năm thứ năm, Đức Cha trao chức thầy năm với hai mươi
ngày tĩnh tâm. Sau năm thứ năm, Đức Cha trao chức phó tế cộng với ba mươi ngày tĩnh tâm.
Cuối cùng, sau năm thứ bảy, Đức Cha trao chức linh mục với bốn mươi ngày tĩnh tâm cho các
thầy Phó tế.

100. Nhưng trong trường hợp của tôi Ngài đã thay đổi nó, Ngài muốn tôi thụ phong linh
mục sớm hơn. Không phải vì tôi có nhiều trải nghiệm về các nghi thức cầu nguyên hay vì tuổi
tác nhưng ngài chọn và tấn phong tôi theo cách sau đây. Sau năm thứ nhất thần học, khi tôi đang
chuẩn bị bước vào năm thứ hai, Đức Cha trao cho tôi bốn chức thánh nhỏ trong những ngày ăn
chay cầu nguyện cùng Thánh Tôma năm 1833. Trong những ngày ăn chay mừng lễ Chúa Ba
Ngôi năm 1834, Đức Cha phong chức năm cho tôi. Trong nghi lễ ấy, thầy Jaime Balmes được
lãnh nhận chức Phó tế. Tôi là người đầu tiên trong số các thầy năm, còn thầy Jaime là người đầu
tiên trong số các thầy Phó tế. Thầy đọc bài Phúc Âm còn tôi đọc thư của các Tông Đồ. Hai người
chúng tôi cùng đồng hành với vị linh mục đã chủ trì và kết thúc cuộc rước trong ngày thụ phong
của chúng tôi.

101. Trong những ngày ăn chay cầu nguyện cùng Thánh Tôma cùng năm 1834, tôi được
thụ phong chức Phó tế. Trong ngày lễ đó, Đức Giám Mục đọc một đoạn trích từ thư của Thánh
Phaolô: Vì nó không chống lại kẻ thù của nhân loại mà chúng ta phải đau khổ, nhưng chống lại
Đấng Tối Cao và Quyền Lực của các Ngài. Người đã chiến thắng sự dữ và ma quỷ của thế
gian…18 Ngay lúc đó Thiên Chúa đã giúp tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ma quỷ mà tôi đã nhìn
thấy trong những cơn cám dỗ ở chương trước.

102. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1835, tôi được thụ phong Linh mục, không phải do Đức
Giám Mục của Giáo phận Vic phong chức cho tôi, vì Đức Cha lúc đó đang bị bệnh và Ngài qua
đời vào ngày 5 tháng 7, mà bởi Đức Giám Mục của Giáo phận Solsona. 19 Trước ngày truyền
chức linh mục, tôi đã có bốn mươi ngày tĩnh tâm. Tôi chưa bao giờ cảm thấy đau khổ và nhiều
thách thức như lần tĩnh tâm này, nhưng có lẽ tôi nhận được tràn đầy hồng ân. Tôi nhận ra điều
này vào ngày tôi dâng Thánh lễ mở tay của tôi ngày 21 tháng 6, Lễ bổn mạng của Thánh
Aloysius Gonzaga, Thánh Quan thầy của nhà dòng, cũng như vào ngày lễ truyền chức, Lễ bổn
mạng của Thánh An-tôn, Thánh Quan thầy của tôi.

18
Eph 6:2.
19
Fray Juan Jose Tejada y Sasenz là Đức Giám Mục của Solsona.
103. Tôi dâng Thánh lễ mở tay tại giáo xứ quê nhà của tôi, với niềm hân hoan của người
thân và mọi người trong làng. Kể từ khi tôi được học Thần học luân lý, trong tất cả những ngày
nghỉ lễ và nghỉ hè, tôi hiểu về luân lý cũng tốt như những kiến thức về giáo lý của tôi vậy. Vì
thế, vào ngày lễ Thánh Gia-cô-bê, tôi thi đỗ bài kiểm tra và nhận giấy phép được giảng lễ và
nghe giải tội. Vào ngày 2 tháng 8, Lễ Bổn mạng của Portciuncula, là ngày tôi bắt đầu nghe xưng
tội. Tôi ngồi trong tòa giải tội tới sáu tiếng đồng hồ liền, từ 5 giờ sáng tới 11 giờ trưa. Bài giảng
đầu tiên của tôi là vào tháng chín năm đó, một bài giảng ca ngợi Thánh Quan thầy của làng tôi
nhân ngày Lễ Bổn mạng của ngôi làng. Ngày tiếp theo, tôi chia sẻ một bài giảng khác về những
người tín hữu đã qua đời trong làng, những người đã gặt hái được sự ngưỡng mộ của tất cả cư
dân trong làng.

104. Sau khi tôi đã thể hiện những nhiệm vụ này tại quê nhà, tôi quay lại việc học của
tôi tại Vic, nhưng bởi vì chiến tranh nên các chủng sinh không thể tập trung được tại Chủng viện
và phải theo đuổi việc học của họ trong các buổi tập huấn riêng. Trong thời gian này, Thống Đốc
Hội Thánh và Tổng Đại Diện20 không còn ai để thay thế vào vị trí linh mục phụ tá ở giáo xứ của
tôi, Ngài muốn tôi đi đến đó bằng mọi cách và học trong các khóa tập huấn, như những gì tôi đã
làm ở Vic, cho những gì còn thiếu trong chương trình huấn luyện của tôi. Tôi làm như thế với sự
vâng lời và kết thúc việc học của tôi, khi tôi nhận bằng tốt nghiệp từ Chủng viện Vic, chứng
nhận như sau.

105. “Tôi, người ký tên bên dưới, thư ký của hội đồng chủng viện tại thành phố Vic,
chứng nhận Cha Antôn Claret, đến từ giáo xứ Sallent của Giáo phận, người đã học và hoàn thành
ba năm triết học, trong thời gian học cha đã học năm nhất các môn sau đây: Luận lý học, Hữu thể
học và Toán học đại cương cho niên học 1829-1830; năm thứ hai gồm: Vật lý đại cương và
chuyên ngành cho niên học 1830-1831; năm thứ ba, một khóa học riêng biệt về Siêu hình học và
Đạo đức học cho niên học 1831-1832. Tương tự như vậy, Cha đã học và hoàn thành bốn năm
Thần học từ năm 1832 đến 1836. Cuối cùng, cũng tại Chủng viện này, cha cũng hoàn thành xuất
sắc ba năm Thần học luân lý từ năm 1836 đến 1839. Điều này có thể xem trong bảng đăng ký và
bảng điểm được lưu trữ trong văn phòng của tôi.

Từ những chứng từ trên, tôi cấp tấm bằng này cho người thỉnh cầu, ký và đóng dấu với
con dấu của ban thư ký. Được trao tại Chủng viện Vic vào ngày 27 tháng 8 năm 1839, thư ký
Augutinô Alier.” (đóng dấu)

20
Lm. Luciano Casadevall (1785-1852) là cha Tổng Quyền từ năm 1837. Ngài sinh ra vào ngày 22 tháng 11
năm 1785 tại Vich. Được bổ nhiệm làm Giám Mục của Vich vào ngày 3 tháng 7 năm 1848 bởi Đức Cha Florencio
Llorente và Monton tại Barcelona vào ngày 15 tháng 8. Sau một sứ mệnh sung mãn ở cương vị Giám Mục, Ngài qua
đời tại Vich vào ngày 11 tháng 3 năm 1852.
CHƯƠNG XIII

LINH MỤC PHỤ TÁ VÀ LINH MỤC CHÁNH XỨ

106. Ngay sau khi tôi đã được bổ nhiệm vào giáo xứ Thánh Maria ở Sallent, tôi rất bận
rộn cho cả hai công việc: việc học và công tác mục vụ hàng ngày. Cha sở và tôi chia nhau giảng
lễ, luân phiên nhau vào những ngày Chúa Nhật của mùa Vọng và mùa Chay, và vào Thánh Lễ
Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô và những ngày Lễ Bổn mạng quan trọng khác, chúng tôi giảng lễ
từ bục giảng tại Thánh lễ có hát lễ. Trong những ngày Lễ bổn mạng khác, chúng tôi giảng lễ vào
buổi chiều sau khi kết thúc việc dạy các lớp giáo lý.

Sau hai năm làm linh mục phụ tá, Đức Cha đã quyết định bổ nhiệm tôi làm cha sở khi
cha chánh xứ phải rời bỏ nhiệm sở vì lý do chính trị và tôi bị bỏ lại một mình để quản lý giáo xứ.

107. Tôi luôn làm theo những kế hoạch của cuộc sống tôi. Hằng năm, tôi dành ra mười
ngày để tĩnh tâm, những thói quen mà tôi vẫn thường làm từ lúc còn là một chủng sinh. Cứ tám
ngày là tôi lãnh nhận bí tích Hòa giải một lần. Tôi ăn chay vào thứ năm và thứ bảy hằng tuần,
chịu đánh tội vào thứ hai, thứ tư thứ sáu và mặc áo vải tóc mà các tu sĩ ngày xưa thường mặc vào
thứ ba, thứ năm và thứ bảy.

108. Mỗi ngày trước khi rời khỏi nhà, tôi thường cầu nguyện tinh thần một mình, vì tôi
thức dậy rất sớm. Vào buổi tối, tôi tham dự giờ suy ngẫm với chị của tôi, Maria, bây giờ chị ấy là
một nữ tu Dòng Ba,21 và bởi giống như một người đầy tớ lớn tuổi nhất trong nhà, kể từ khi chỉ có
ba người chúng tôi trong một nhà. Sau giờ suy ngẫm, chúng tôi lần hạt Kinh Mân Côi cùng nhau.

109. Tôi giảng lễ vào tất cả các ngày Chúa nhật và những ngày Lễ bổn mạng như Công
đồng Tren-tô đòi buộc. Vào mỗi ngày Chúa Nhật của mùa Vọng và mùa Chay và vào những
ngày Lễ bổn mạng quan trọng, tôi giảng lễ tại Thánh Lễ, trái lại vào những ngày Chúa nhật còn
lại tôi giảng vào buổi chiều sau các lớp giáo lý. Tôi làm điều này trong suốt một năm mà không
có bất kỳ sự ngoại trừ nào.

Bên cạnh việc dạy giáo lý vào mỗi Chúa nhật, tôi còn dạy các lớp về mùa Chay trong
nhà thờ từ 2:00 đến 3:00 chiều cho các thiếu nhi nữ, và một lớp tại nhà xứ cho các thiếu nhi nam
từ 7:00 đến 8:00 tối.

110. Mỗi ngày, tôi dâng Thánh Lễ rất sớm và sau đó, tôi đi tới tòa giải tội. Tôi ngồi ở đó
bao lâu khi còn có hối nhân đến xưng tội. Mỗi buổi tối, tôi đi bộ dọc theo những con đường
chính của ngôi làng, đặt biệt những con đường có những người bệnh tật. Tôi thăm hỏi họ và đem
thuốc bổ đến cho họ mỗi ngày cho đến khi họ đã mất hay đã lành bệnh.
21
Có thể là Dòng Ba Cát Minh hoặc nữ tử bác ái Cát Minh.
111. Tôi chưa bao giờ gọi điện thoại cho bất kỳ ai, thậm chí người thân của tôi, mặc dù
tôi có một số lượng lớn người thân trong làng. Tôi yêu mến và phục vụ mọi người một cách bình
đẳng, người nghèo cũng như người giàu, người thân hay khách lạ, trong xóm hay ngoài xóm- sau
này có rất nhiều người đến với tôi và càng ngày càng có nhiều người đến vì cuộc nội chiến. Ngày
hay đêm, mùa đông hay mùa hè, tôi thường xuyên viếng thăm nhiều ngôi nhà ở vùng sâu vùng
xa. Tôi làm việc hết sức có thể, người dân cùng cộng tác, tiến bộ, và yêu quí tôi về việc đó. Họ
luôn thể hiện dấu chỉ của sự yêu thương dành cho tôi, cách riêng khi tôi cố gắng rời đi để làm
mục vụ ở nước ngoài, chẳng hạn như khi tôi đi Rô-ma để gia nhập vào Thánh Bộ Truyền Giáo
Đức Tin. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điều này ở phần hai của quyển sách này.

112. Lạy Chúa, Ngài thật tốt lành và nhân hậu với con dường bao, Ngài hướng dẫn con
trên con đường mà Ngài đã vạch ra cho con! Con nhận thấy rằng cha xứ không phải là mục đích
cuối cùng của con, con cảm thấy một điều ao ước sâu thẳm muốn rời bỏ chức vụ đó và đi truyền
giáo để có thể cứu rỗi nhiều linh hồn hơn, cho dù con phải hao tổn rất nhiều sức lực và thậm chí
phải chết.
PHẦN HAI
SỨ VỤ

CHƯƠNG I

ƠN GỌI ĐI GIẢNG THUYẾT

113. Kể từ khi tôi không còn ước muốn trở thành một đan sĩ dòng thánh Bru-nô –cách
mà Thiên Chúa đã sử dụng để lôi tôi ra khỏi những quyến luyến thế gian - tôi không chỉ nghĩ về
việc phải thánh hóa bản thân, mà còn cố gắng không ngừng để làm sao có thể đem lại ơn cứu rỗi
cho các linh hồn. Chính vì thế, tôi đã không ngừng khẩn cầu đến Chúa Giê-su và Mẹ Maria, dâng
hiến bản thân mình cho các Ngài về ý định thiêng liêng này. Tất cả việc đọc sách thiêng liêng và
sách về cuộc đời của các Thánh vào các bữa ăn hằng ngày đã góp phần hình thành ý định đó.
Nhưng điều đã đánh động và khuyến khích tôi nhiều nhất là đọc sách Thánh Kinh. Tôi bị lôi
cuốn rất mạnh bởi sách Thánh Kinh.22

114. Có những đoạn Kinh Thánh đánh động tôi một cách sâu sắc đến nỗi tôi có cảm
giác đang nghe một giọng phát ra từ chính đoạn Kinh Thánh mà tôi đang đọc. Có rất nhiều đoạn
Kinh Thánh như thế, nhưng đoạn trích nổi bật hơn tất cả là: Ta đã nắm chặt lấy ngươi, đưa
ngươi về từ tận cùng cõi đất, kêu gọi ngươi từ những miền xa thẳm. Với những ngôn từ này, tôi
nhận ra rằng Thiên Chúa đã gọi tôi không phải vì công đức của bản thân tôi, của cha mẹ tôi, hay
ở nơi tôi đã sinh ra. Ta đã nói với ngươi: Ngươi là tôi tớ Ta, Ta đã chọn ngươi, Ta đâu ruồng
bỏ. (Is 41:9).

115. Ðừng sợ hãi: có Ta ở với ngươi. Ðừng nhớn nhác: Ta là Thiên Chúa của ngươi.
Ta cho ngươi vững mạnh, Ta lại còn trợ giúp với tay hữu toàn thắng của Ta. (xem Is 41:10). Với
câu nói này, tôi hiểu rõ hơn cách mà Thiên Chúa đã kéo tôi ra khỏi những lối thoát eo hẹp mà tôi
đã đề cập đến trong phần một, và cả những phương tiện mà Ngài đã dùng để thực hiện việc đó.

116. Tôi biết rõ những kẻ thù lớn mạnh mà tôi có thể phải đối mặt và những cuộc bách
hại đáng sợ có thể xảy ra chống lại tôi, nhưng Thiên Chúa nói với tôi rằng: Quả vậy, hết thảy
những ai giận ghét ngươi sẽ thẹn thùng xấu hổ, và mọi kẻ gây hấn với ngươi đều kể như không
22
Thánh Claret đọc hai chương Thánh Kinh mỗi ngày và bốn chương vào mùa Chay theo lời khuyên của
Đức Giám Mục Phaolô Corcuera. Ngài luôn mang quyển Thánh Kinh bên mình trong các chuyến đi.
có và bị tiêu diệt…. Vì Ta, Ðức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ðấng cầm lấy tay phải ngươi và
phán bảo: Ðừng sợ, chính Ta phù trợ ngươi. (xem Is 11 và 13)

117. Này đây Ta sẽ biến ngươi thành một cái bừa vừa sắc vừa mới và đầy mũi nhọn.
Ngươi sẽ dày đạp và nghiền nát núi non, sẽ làm cho các đồi nên như trấu. (xem Is 15). Qua
những ngôn từ này, Thiên Chúa đã làm cho tôi hiểu hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của sứ vụ rao
giảng mà Ngài trao phó cho tôi. Những “quả núi” tượng trưng cho những người tự cao, những
người theo chủ nghĩa duy lý, và những kẻ cùng loại. Còn những “ngọn đồi” là những kẻ dâm
đãng, cả hai đều hiện ra lờ mờ phía trên nơi mà tất cả những người tội lỗi sẽ đi qua. Tôi sẽ tranh
luận với họ và làm cho họ nhận thức về tội lỗi của họ, vì vậy Thiên Chúa nói với tôi rằng:
Ngươi sẽ rê chúng, gió sẽ cuốn đi và bão táp sẽ phân tán chúng. Còn ngươi, vì Ðức Chúa, sẽ
mừng vui hoan hỷ, vì Ðức Thánh của Ít-ra-en, sẽ hãnh diện, tự hào (xem Is 16).

118. Thiên Chúa làm cho tôi hiểu được rằng tôi không chỉ phải rao giảng cho những
người tội lỗi, mà còn phải rao giảng và dạy giáo lý cho những nông dân và dân làng bình dị. Do
đó, Ngài phán với tôi rằng: Những ai nghèo hèn, khốn khổ, tìm nước không ra, lưỡi khô vì khát,
Ta, Ðức Chúa, Ta sẽ đáp lời, Ta, Thiên Chúa của Ít-ra-en, Ta sẽ không bỏ rơi chúng (xem Is
17). Ta sẽ khai mở sông ngòi trên các đồi trọc, và khe suối dưới các lũng sâu. Ta sẽ biến hoang
địa thành hồ ao, biến đất khô nên mạch nước dồi dào (xem, Is 18).

Và Thiên Chúa, Thiên Chúa của chúng ta, đã làm cho tôi hiểu một cách đặc biệt về
những ngôn từ này: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan
báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.23

119. Tôi đã có cùng những trải nghiệm khi đọc sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en, đặc biệt là
chương thứ ba, qua những lời sau đây:Hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho
nhà Ít-ra-en. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Nếu Ta
phán với kẻ gian ác rằng: Chắc chắn ngươi sẽ phải chết, và nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác
đó biết, không nói để cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, cho nó được sống, thì chính kẻ gian ác
ấy sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó. Ngược lại, nếu ngươi đã
báo cho kẻ gian ác, mà nó không từ bỏ hành vi gian ác và lối sống xấu xa của nó, thì nó sẽ phải
chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình. (Ezek 3:18-19).

120. Trong nhiều đoạn trích Kinh Thánh, tôi cảm nhận được Thiên Chúa đang mời gọi
tôi hãy đi và

rao giảng. Và điều tương tự cũng đã xảy đến với tôi trong khi tôi cầu nguyện. Chính vì
thế, tôi quyết định rời khỏi giáo xứ để tới Rô-ma, để trình diện lên Thánh Bộ Truyền Giáo Đức
Tin để họ có thể sai tôi đi đến bất cứ đâu trên thế giới.

23
Luca 4:18
CHƯƠNG II

HÀNH TRÌNH TỪ TÂY BAN NHA

121. Trước khi rời khỏi giáo xứ, tôi phải đấu tranh với nhiều khó khăn lớn về phía các
nhà lãnh đạo trong Hội Thánh và cộng đoàn địa phương, nhưng với sự trợ giúp của Thiên Chúa
tôi đã xoay sở được. Tôi khởi hành tới thành phố Barcelona với ý định để để làm Vi-sa và sau đó
lên tàu đi Rô-ma, nhưng ở Barcelona họ không cấp Vi-sa cho tôi nên tôi phải trở về. Sau đó tôi
đến Olost, ở cùng người em của tôi là Giu Se chủ của một công xưởng. Từ nơi đó, tôi di chuyển
tới Tria de Perafita. Nơi tôi đã gặp cha Matavera là một người giàu kinh nghiệm học vấn và nhân
đức thuộc dòng các cha giảng thuyết và tôi đã kể lại cho Ngài nghe về chuyến hành trình của tôi
cùng với những lý do mà tôi đảm nhiệm nó, cũng như những khó khăn tôi đã gặp phải. Ngài đã
lắng nghe tôi với lòng nhẫn nại và bác ái, cũng như động viên tôi tiếp tục với ý định của mình.
Tôi lắng nghe Ngài như thể Ngài là một nhà tiên tri, và sau đó tiếp tục chuyến hành trình của tôi.
Sau khi có được Vi-sa từ Bộ nội vụ Tây Ban Nha, tôi thẳng tiến đến Castellar de Nuch, Toas,
Font del Oicasó và Osseja – thị trấn cuối cùng này đã nằm ở bên kia biên giới của nước Pháp.

122. Chuyến hành trình đã đưa tôi qua vùng Castellar de Nuch, Toas, Puerto, Font del
Picaso, Osseja, Olette, Prades, Perpignan, Narbonne, Montpellier, Nimes và Marseilles, ở đó tôi
đi tàu chạy bằng hơi nước mang tên Tancrede. Tôi cập bến tại Civitavecchia và cuối cùng tôi
cũng đã đến được Rô-ma.

123. Và bây giờ, tôi muốn thuật lại những sự kiện chính trong chuyến hành trình của tôi.
Tôi rời Olots lúc còn rất sớm và lên đường tới giáo xứ Castellar de Nuch để lưu lại một đêm ở
đó. Cha quản xứ đã đón tiếp tôi rất chu đáo, xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho ngài. Điều thực
sự tôi muốn sau một ngày đi bộ qua những vùng hẻo lánh, tôi dâng lời cầu nguyện và nghỉ ngơi.
Sáng sớm ngày hôm sau, tôi dâng Thánh lễ và vội vã lên đường đi tới Tosas. Ở đây, tôi biết được
rằng có một băng cướp24 quanh vùng Puerto, nên tôi nán lại đến lúc nghe tin họ đã rời khỏi vùng.
Tôi bắt đầu đèo bộ lên đồi Puerto, và chỉ trước khi tôi đến đỉnh đồi Font del Picasó, một người
đàn ông xuất hiện và chía súng vào tôi la lên: Đứng lại! Hắn tiến lại và bảo tôi phải theo hắn đi
gặp thủ lĩnh của hắn, là kẻ cầm đầu nhóm mười tên du côn có vũ khí. Tên thủ lĩnh tra hỏi tôi với
rất nhiều câu hỏi và tôi đã trả lời một cách cặn kẽ. Hắn hỏi tôi là tôi có thẻ lưu thông hay không,
tôi trả lời là có và đưa cho hắn ta xem, rồi hắn trả lại nó cho tôi. Hắn hỏi tôi tại sao không đi qua
đường Puigcerda. Tôi trả lời hắn rằng việc đó không quan trọng nếu tôi đi bằng đường Puigcerda
24
Những nhà cầm quyền của chính phủ tự do đã dựa vào các nhóm thường dân tự cho mình là dân quân có
nhiệm vụ kiểm soát biên giới; họ giúp kiểm soát những tội phạm chính trị vượt biên giới bỏ trốn đặc biệt là sau
chiến tranh. Người dân coi họ như những tên cướp bởi vì cách hành xử bất bình thường của họ. Thánh Claret đã bị
bắt lại vì đã không mang theo giấy tờ tùy thân và họ đòi giải Ngài đến quan chỉ huy của Puigcerda.
hay bất cứ con đường nào khác, vì tôi là người có lý trình rõ ràng nên có thể đi qua bất cứ đường
nào tôi muốn. Tôi nhận thấy rằng tôi đã làm cho chúng bẽ mặt.

124. Cùng lúc đó tôi nhận ra từ phía bên kia có một nhóm người đang bị giam giữ như
tù nhân và với một hiệu lệnh tất cả bắt đầu bước đi, trong khi những tên có vũ khí vẫn đang tranh
luận với tôi. Cuối cùng tên trưởng nhóm bảo tôi rằng chúng phải đem tôi đi với chúng tới
Puigcerda để trình diện với chính quyền. Tôi nói với họ rằng tôi chẳng có gì để phải sợ chính
quyền, nhưng họ mới là người phải sợ, vì việc đã bắt giữ người có lý trình và giấy tờ hợp pháp.
Họ xếp thành hàng và bắt đầu bước đi hướng tới Puigcerda. Họ bước đi một cách nhanh nhẹn
còn tôi thì bắt đầu chậm lại dần. Nhận thấy rằng điều này chẳng bận tâm gì đến chúng, tôi bắt
đầu hướng tới suy nghĩ, nếu họ muốn bắt giữ tôi làm tù nhân, họ đã đặt tôi ở đầu hoặc giữa
đoàn, nhưng họ đã để tôi ở lại phía sau. Điều này có nghĩa là tốt hơn tôi nên rời đi một cách
nhanh chóng. Vì thế, không một lời, tôi quay lại và bắt đầu đi về hướng nước Pháp. Sau khi tôi
đã đi được nhiều bước, người đàn ông lần trước đã bắt giữ tôi làm tù nhân ngoảnh lại và thấy tôi
đang rời đi. Hắn la lên và chạy về phía tôi. Khi hắn bắt kịp tôi, hắn ta nói vói giọng nhỏ nhẹ,
đừng nói cho ai biết về điều này. Tôi bảo hắn ta rằng xin Chúa đồng hành với các anh!

125. Tôi mang ơn Thiên Chúa với biết bao lời cảm tạ vì đã giải thoát tôi và những người
bị bắt giữ làm tù nhân! Tôi cũng phải nói thêm rằng vì Danh Chúa, tôi và một vị giáo sĩ trẻ đã
đồng ý mấy ngày trước về việc cùng nhau đi tới Rô-ma. Đúng ngày hẹn, người đó đã không đến.
Thầy nhắn cho tôi là không phải đợi vì thầy không thể đi cùng với tôi. Khi tôi nhận được tin, tôi
đã một mình lên đường tiếp tục chuyến hành trình đầy mạo hiểm mà tôi đã vừa mới đề cập đến.
Người bạn của tôi cũng đi mấy ngày sau đó và theo như những gì cậu ấy kể lại khi chúng tôi gặp
nhau ở cảng Marseilles, thầy ấy cũng đi qua nơi mà những tên cướp đóng quân và bị bọn chúng
bắt giữ lại. Chúng lấy hết tiền của thầy ấy, lục soát kĩ lưỡng hơn, và thậm chí lột hết áo của thầy
ấy. Vâng, biết bao lần tôi đã mang ơn Thiên Chúa. Lạy Cha, con xin chúc tụng Cha vì sự quan
phòng cao cả và sự che chở mà Ngài đã dành cho con mọi nơi mọi lúc.
CHƯƠNG III

NHỮNG SỰ KIỆN TRONG HÀNH TRÌNH Ở PHÁP

126. Vào buổi tối cùng ngày thứ bảy hôm đó, khi tôi được Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ
Maria giải thoát khỏi tay những kẻ cướp, tôi đã tiến vào thành phố đầu tiên của nước Pháp,
Osseja, nơi tôi được chào đón nồng nhiệt, khi tôi mang giấy thông hành do Bộ nội vụ Tây Ban
Nha cấp, họ đưa cho tôi giấy thông hành dành cho người tị nạn. Với giấy phép này trong tay, tôi
tiếp tục hành trình qua thị trấn Olette. Người dân ở đó cố giữ tôi ở lại, nhưng tâm trí tôi chỉ muốn
thẳng đường đi tới Rô-ma. Từ Olette tôi đi tới Prades và ở đó, một lần nữa tôi gặp những người
đã đón tiếp tôi với tất cả lòng mến. Tiếp đến, tôi đi đến Perpignan, ở đó họ đổi giấy thông hành
cho tôi đi Rô-ma. Nơi đó tôi cũng được tiếp đón bởi những người mà tôi chưa từng gặp hay biết
đến bao giờ trước đó. Tôi đi qua Montipellier, Nimes và những thị trấn khác, và nhờ những lợi
ích của giấy thông hành, mà không cần đến bất cứ những lời giới thiệu hay xác nhận khác, tôi đã
gặp những người mà tôi chưa từng biết đến ở khắp mọi nơi như thể họ đang chờ đợi chỉ mình tôi
vậy. Chúc tụng Thiên Chúa vì sự Quan phòng của Ngài dành cho tất cả mọi thụ tạo và đặc biệt
cho chính bản thân con.

127. Khi tôi tiến gần đến Marseilles, có một người cùng đồng hành với tôi, người đó
đưa tôi về nhà của ông ta và cho tôi tạm trú tại đó năm ngày trong khi chờ đợi chuyến tàu đi tới
Marseilles. Ngày hôm sau tôi rời nhà để đi đến lãnh sự quán Tây Ban Nha - vì về mặt pháp lý hộ
chiếu của tôi cần phải được đóng dấu- Tôi hỏi người đầu tiên mà tôi đã gặp trên đường để nói
cho tôi nơi ở của Lãnh sự quán. Người đàn ông tử tế này không những chỉ cho tôi biết tên đường,
mà còn dẫn tôi đến tận nơi đó. Ông ấy cũng đóng vai trò như là một người phát ngôn cho tôi và
chăm lo chu đáo cho tôi. Sau đó, cũng chính ông ấy dẫn tôi đến chỗ trọ của tôi. Trong suốt
khoảng thời gian 5 ngày ở đó, cứ mỗi sáng và tối, ông ấy thường đến nơi tôi cư trú và dẫn tôi đi
tham quan các nhà thờ, nghĩa trang và tất cả các khu vực tôn giáo đẹp khác trong thị trấn. Nhưng
chưa một lần ông ấy đề cập với tôi về những nơi hay những thứ trần tục.

128. Cuối cùng thì giờ khởi hành cũng đã đến. Vào khoảng 1 giờ chiều. Ngay trước khi
tôi rời khỏi đó, ông ta đến phòng tôi, mang lấy hành lý của tôi và khăng khăng đòi mang giúp tôi.
Cả hai chúng tôi đi đến bến cảng và nói lời từ biệt trước khi khởi hành. Trong 5 ngày vừa qua,
ông ấy đã rất nhã nhặn, chu đáo, thân thiết và lo lắng cho vấn đề sức khỏe của tôi đến nỗi tôi có
cảm nhận rằng dường như Thiên Chúa đã gửi ông ấy đến để chăm lo cho chính tôi vậy. Ông ấy
giống như một thiên thần hơn là một con người - giản dị, vui vẻ và đứng đắn. Ông ấy là một
người rất sùng đạo, luôn luôn đưa tôi đến các nhà thờ và tôi cảm thấy rất vui vì điều đó. Ông ấy
chưa bao giờ đề nghị tôi vào một quán cà phê hay những nơi tương tự, tôi cũng không bao giờ
thấy ông ta ăn uống bởi vì vào mỗi bữa ăn, ông ta thường để tôi lại một mình và chỉ quay lại một
lúc sau đó.
CHƯƠNG IV

NHỮNG SỰ KIỆN TRÊN CHUYẾN TÀU

129. Chúng tôi khởi hành lúc 1:00 giờ chiều, để không bị chia trí trong lúc cầu
nguyện,tôi đọc kinh chiều và dâng Thánh Lễ chiều sớm hơn, cụ thể là trong khi có diễn tập
hướng dẫn khách vào những giờ đầu khởi hành trên biển và trong trường hợp bị say sóng. Trên
đường tiến về chiếc tàu, nơi mà hành khách thuộc mọi quốc gia đang tụ tập nơi hành lang, tôi
nghe có một nhóm người nói tiếng Tây Ban Nha. Điều này đã làm tôi rất vui và tôi hỏi họ: Có
phải các anh là người Tây Ban Nha không? Họ trả lời tôi là phải, họ là những đan sĩ khổ tu dòng
Biển Đức rời Navarre vì hành động của Tổng tư lệnh Maroto, và đang trên đường tới Rô-ma. Họ
kể cho tôi về những gian nan vất vả mà họ đã trải qua và những khó khăn thử thách hiện tại của
họ. Họ cũng nói cho tôi biết có một người Tây Ban Nha khác trên tàu, người xứ Catalan, đang
trong tình trạng rất tồi tệ, bị cướp trong khi vượt qua bến cảng. Tôi chắc chắn đó là vị giáo sĩ đã
không giữ lời hứa về việc sẽ đi cùng với tôi. Khi tôi trông thấy vị giáo sĩ ấy trong bộ dạng rất
khổ sở và tôi đã làm mọi thứ có thể để an ủi anh ấy. Chúng tôi đã dành cả buổi chiều và tối buổi
để trò chuyện với nhau.

130. Hành trình của tôi đến Rô-ma không phải là một chuyến đi dã ngoại, nhưng là để
làm việc và chịu đau khổ vì Chúa Giê-su, tôi cảm thấy tôi nên tìm chọn một nơi bình dị và nghèo
hèn nhất để có thể thông phần vào cuộc đau khổ cách triệt để hơn. Với ý định này, tôi đã chọn
mua cho mình một chỗ đứng trong khoang gần mũi tàu, là chỗ nghèo nàn và rẻ rúng nhất. Sau
khi lần chuỗi Kinh Mân Côi và làm những việc thờ phượng khác, tôi tìm một chỗ để nghỉ ngơi
và không có chỗ nào tốt hơn là nơi có một chồng dây thừng, tôi ngồi xuống, tựa đầu vào khẩu
pháo binh bên tàu.

131. Trong tư thế đó, tôi suy niệm làm thế nào mà Chúa Giê-su có thể ngủ được khi
Ngài ở trên thuyền cùng với các môn đệ của Ngài. Nó trở nên như là một hình mẫu suy gẫm lý
tưởng vì chính Thiên Chúa cho thêm vào đó sự sững sốt. Tôi dần ngủ thiếp đi cho tới khi cơn
bão như thế ập đến và con tàu bị tràn nước. Tôi ngồi thất thần trên đống dây thừng và kéo áo
choàng che đầu lại. Tôi đặt chút đồ ăn dự trữ và chiếc mũ của tôi trong lòng, rồi ngồi co cụm và
chúi đầu về phía trước để tránh việc bị ướt do nước từ những con sóng ập vào thuyền. Khi tôi
nghe tiếng sóng đánh, tôi liền cúi đầu xuống, ngoảnh lưng lại để cho nước xô ập qua đầu tôi.

132 Vì thế, tôi đã trải qua tình trạng như thế cả đêm cho tới lúc rạng sáng, và vào buổi
sáng một cơn mưa bão ập đến làm dịu đi cơn bão. Tôi đã bị ướt sũng bởi nước biển và giờ thì bị
ướt bởi nước mưa ngọt ngào. Tất cả hành lý của tôi chỉ có một chiếc áo, một đôi tất, một chiếc
khăn tay, một chiếc dao cạo, một chiếc lược, một cuốn Kinh Phụng Vụ và một cuốn Kinh Thánh
nhỏ. Vì những hành khách trên khoang tàu này không được cung cấp thức ăn, do đó họ phải tự
mang theo thức ăn cho chuyến đi của họ, biết trước được điều này, do đó trước khi rời khỏ
Marseilles, tôi đã mua đồ ăn dự phòng cho mình với một ổ bánh mì và một chút bơ. Và đó là tất
cả thức ăn tôi có trong 5 ngày đi thuyền từ Marseilles đến Civitavechia – qua các trạm dừng,
những cơn bão và tất cả. Vì cơn bão quá lớn, nên tôi bị ướt như chuột lột. Áo choàng của tôi bị
ướt sũng, bánh mì và bơ thì bị nhão nhoét, nhưng tôi vẫn phải ăn chúng. Mặc dầu chúng hơi mặn
nhưng vì quá đói nên tôi cảm thấy chúng rất ngon.

133. Vào ngày thứ hai của chuyến đi, sau khi cơn mưa bão đã yên tĩnh và cơn mưa đã
ngưng, tôi liền lấy ra quyển Kinh Phụng Vụ để đọc giờ Kinh Sách cũng như các giờ kinh khác.
Khi tôi vừa đọc kinh xong thì có một người đàn ông mang quốc tịch Anh đang tản bộ đến. Ông
ấy nói rằng ông ấy là người Công giáo và rất quí mến các linh mục. Sau khi trò chuyện một hồi
với tôi, ông ta quay lại buồng ngủ, và trong chốc lát, tôi thấy ông ta cầm một mâm đựng nhiều
đồng tiền bạc tiến đến tôi. Khi tôi thấy ông ta, tôi nghĩ mình sẽ làm gì đây? Mình có nên nhận số
tiền đó hay không? Tôi tự nói với bản thân, mình không cần tới chúng nhưng những người nghèo
Tây Ban Nha thì lại cần đến, vì vậy hãy nhận số tiền đó và cho những người nghèo đó. Và tôi đã
làm như vậy, chấp nhận lấy số tiền và cám ơn người đàn ông đó, và đem chia số tiền cho những
người nghèo kia, và ngay tức thì, họ đi đến nhà bếp hay quần thực phẩm để mua những thức ăn
họ cần.

134. Một số hành khách khác cũng làm như vậy, họ cho tôi tiền và tôi chia chúng cho
người khác mà không giữ lại một đồng nào cho bản thân tôi, mặc dầu chúng thực chất là để dành
cho tôi. Tôi đã không đụng tới một miếng thức ăn nào mà họ đã mua. Tôi vừa lòng với chiếc
bánh ẩm ướt của tôi. Người đàn ông mang quốc tịch Anh được soi sáng khi thấy sự khó nghèo và
sự dứt bỏ của tôi, và khi thấy những người khác ăn uống với số tiền mà tôi đã cho họ, trong khi
tôi không ăn một đồng nào. Ông ấy nói với tôi là ông ấy sẽ dừng ở Livorno và du hành tới Rô-
ma. Ông ấy đã đưa tôi một danh thiếp có ghi tên và địa chỉ của ngôi biệt thự nơi ông ấy sẽ ở và
ông ấy còn bảo đến và thăm ông ấy và ông ấy hứa cho tôi bất cứ thứ gì gì tôi cần.

135. Cả một hành trình đã chứng thực cho những gì tôi đã tin đó là: phương thế hữu
hiệu nhất để có thể soi sáng và đánh động người khác là bằng chính gương sáng, tinh thần nghèo
khó, sự dứt bỏ không lệ thuộc, chay tịnh, khổ hạnh và sự hi sinh quên mình. Vì người đàn ông
mang quốc tịch Anh du hành trên tàu trong sự xa hoa theo phong cách phương Tây, cùng với gia
sư, người làm, các loại chim cảnh và chó, người ta có thể nghĩ rằng ông ấy sẽ có thái độ khinh
biệt với bề ngoài của tôi. Nhưng việc nhìn thấy một vị linh mục nghèo khó, vô tư không lệ thuộc,
khổ hạnh đã đánh động ông ấy một cách sâu sắc đến nỗi dường như những điều ông ấy có thể
làm cho tôi là không đủ. Không chỉ riêng ông ấy, nhưng tất cả các hành khách đều bày tỏ lòng
tôn trọng và quý mến tôi. Có lẽ nếu như họ bắt gặp tôi nơi bàn ăn cùng với họ và gọi những món
ăn sang trọng, họ có thể đã chỉ trích và khinh miệt tôi như họ thường làm với nhiều người khác.
Nhân đức là điều rất cần thiết cho một linh mục, ngay cả những kẻ xấu xa cũng muốn chúng ta
như vậy.

136. Sau 5 ngày lênh đênh trên biển, chúng tôi đã cập bến ở Civitavecchia và thẳng
đường đi đến Rô-ma. Chúng tôi đến nơi mà không có bất kỳ trở ngại nào, nhờ vào sự tốt lành và
thương xót của Thiên Chúa. Lạy Cha nhân ái, hãy để con luôn được phục vụ Cha với tất cả sự
trung thành và lòng yêu mến. Xin ban cho con Hồng ân của Ngài luôn mãi để con biết nhận ra
những điều làm đẹp lòng Cha và có ý chí quyết tâm để thực hiện điều đó. Lạy Chúa là Cha Chí
Thánh, con chẳng mong muốn gì hơn ngoài việc được biết Thánh ý của Ngài, để con có thể
thành tâm thực hiện ý định đó; chẳng gì hơn ngoài việc được yêu mến Ngài với cả tấm lòng và
phục vụ Ngài với cả lòng trung thành. Ôi Mẹ Maria của con, Mẹ của tình yêu chính trực, xin trợ
giúp con.
CHƯƠNG V

ĐẾN RÔ-MA VÀ GIA NHẬP NHÀ TẬP DÒNG TÊN

137. Chúng tôi đến Rô-ma vào khoảng chừng 10 giờ sáng. Chúng tôi chia tay nhau, và
các tu sĩ thuộc dòng tu nào thì đến dòng tu ấy. Tôi và một giáo sĩ người Catalan (xứ Catalan la
một vùng của Tây Ban Nha, thành phố lớn nhất của khu vực này là Barcelona) đi đến nhà dòng
gần nhất, mà chúng tôi gặp trên đường, để hỏi thăm xem liệu ở đó có chủng sinh nào người
Catalan ở hay không. Chúng tôi tiến đến cổng của tu viện Transpontina Dòng Cát Minh, và hỏi
thầy gác cổng xem liệu có tu sĩ người Tây Ban Nha nào ở nhà hay không. Thầy ấy nói với chúng
tôi tôi rằng cha Bề trên, cha Comas, là người xứ Catalan. Chúng tôi tiến đến phòng của cha và
được tiếp đón nồng nhiệt. Chúng tôi hỏi cha Comas có biết nơi nào đó có những giáo sĩ người xứ
Catalan ở hay không. Ngài nói với chúng tôi rằng có vài giáo sĩ ở tu viện Thánh Basilio, và Ngài
rất tử tế và ân cần đồng hành cùng với chúng tôi tới đó, mặc dầu khoảng cách từ tu viện
Tanspontina đến tu viện thánh Basilio phải mất tới một tiếng đồng hồ.

138. Các giáo sĩ người xứ Catalan đã đón tiếp chúng tôi cách nồng nhiệt, mặc dầu họ
chưa bao giờ nghe biết tới chúng tôi từ trước. Tôi ngay lập tức chuyên tâm vào sứ vụ mà tôi đã
đề ra khi bắt đầu chuyến đi này. Tôi chỉ có bức thư giới thiệu gửi tới Đức Giám mục Vilardell,
người xứ Catalan. Đức Cha mới được tấn phong Giám mục của Lebanon và vừa mới chuyển đi
cho chức vụ mới khi tôi tới Rô-ma. Tiếp đến, tôi nộp hồ sơ lên Đức Hồng Y của Bộ Truyền Bá
Đức Tin, nhưng Đức Hồng Y đã rời khỏi đó để đi nghỉ phép ở quê nhà và họ bảo tôi rằng Ngài
sẽ nghỉ phép đến hết tháng 10. Tôi tin rằng đây là ý Chúa vì tôi có thể dành thời gian tĩnh tâm,
như tôi đã từng làm khi còn là chủng sinh, nhưng tôi đã không thể làm được trong năm nay vì
chuyến đi của mình.

139. Với ý định đó, tôi đã viếng thăm một linh mục dòng Tên tại cộng đoàn dành cho
các Tập sinh. Vị linh mục ấy tán thành ý định Linh thao của tôi và đưa cho tôi một cuốn sách
Linh thao của thánh I-nha-xi-ô, để tôi có thể tập theo. Sau khi đưa ra một vài lời khuyên cho tôi,
tôi bắt đầu hành trình Linh thao. Vào những ngày được hẹn, tôi chia sẻ với vị linh mục ấy về đời
sống tâm linh của tôi, và vào những ngày Tĩnh tâm cuối, ngài nhận xét rằng: Thiên Chúa đã gọi
cha cho sứ vụ ở nước ngoài, tốt hơn cha nên gia nhập dòng Tên, và nó có thể là phương thế để
cha có thể được sai đi và được đồng hành bởi người khác. Vì nó thực sự là khó khăn và nguy
hiểm để thi hành sứ vụ một mình. Tôi trả lời Ngài rằng, tôi cũng biết rõ điều đó, nhưng tôi phải
làm gì để có thể được chấp nhận vào nhà Dòng?

140. Tôi đã hình thành một quan điểm quá cao và thổi phồng về nhà Dòng đến nỗi tôi
chưa từng nghĩ mình sẽ được họ chấp nhận. Tôi đã nghĩ về hình tượng của các linh mục Dòng
Tên như là những con người của nhân đức và học thức uyên bác, và bản thân tôi chỉ là một người
tầm thường nhỏ bé - và tôi đã chia sẻ cho vị linh mục hướng dẫn tôi. Nhưng ngài động viên tôi
và bảo rằng Ngài sẽ viết một bức thư báo lên cha Tổng quyền đang sống trong cộng đoàn dành
cho Tập sinh.

141. Ngài ấy đã làm như vậy, và sau khi nhận được lời đề nghị này, cha Tổng quyền cho
gọi tôi. Khi tôi vừa đến trước cửa, thì cha Giám tỉnh đang trên đường bước ra. Cha Tổng quyền
trò chuyện với tôi một hồi lâu, rồi bảo tôi rằng, người vừa bước ra khỏi phòng lúc nãy chính là
cha Giám tỉnh và đang sống ở cộng đoàn Thánh Andrea de Monte Cavallo. Hãy tới đó và nói với
cha Giám tỉnh là tôi gửi cha tới, bất cứ điều gì cha Giám tỉnh quyết định, tôi sẽ xem nó như là
một thiện ý. Tôi đi thẳng tới đó và đã được chấp nhận, và vào ngày 2 tháng 11, tôi đã bắt đầu
chương trình nhà Tập, tôi nhận ra mình là một thành viên Dòng Tên sau một đêm. Khi ngắm
nhìn mình trong bộ tu phục của nhà Dòng, tôi không thể tin vào mắt của mình, nó thực sự như là
một giấc mơ, một sự phấn khích.

142. Kết thúc khóa Linh thao, lòng tôi tràn đầy sự nhiệt thành. Với tất cả sự háo hức, tôi
khao khát hướng đến sự trọn lành. Và cũng chính bởi vì tôi thấy được nhiều điều hay trong giai
đoạn nhà Tập, mỗi thứ ở đây lôi kéo sự chú ý của tôi. Tôi thích mọi thứ ở đây và nó khắc sâu vào
tim tôi. Mỗi một người anh em ở đây đều có nhiều điều mà tôi cần phải học hỏi, và thực sự tôi đã
học được nhiều điều nhờ vào sự trợ giúp của ơn Chúa. Tôi cảm thấy rất hổ thẹn khi thấy những
anh em khác có tiến bộ vượt bậc về nhân đức, trong khi tôi thấy mình thụt lùi so với họ. Tôi đặc
biệt cảm thấy vô cùng xấu hổ vào đêm canh thức trước ngày đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên
Tội, trong lúc đọc lên danh sách những việc phúc đức đã làm được để chuẩn bị cho ngày đại Lễ,
như là cách để tôn kính Đức Mẹ Maria.

143. Cứ vào những dịp Lễ trọng hay Lễ Kính của Chúa Giê-su và Mẹ Maria, hoặc Lễ
kính các Thánh đến gần, các Tập sinh thường có thói quen như sau: mỗi một Tập sinh với sự
đồng ý của cha linh hướng, đề xuất một việc làm nhân đức nào đó mà thầy đó cảm thấy mình
cần. Mỗi Tập sinh sẽ thực hành các việc nhân đức đã đề ra và ghi lại cặn kẽ những gì đã làm
được và làm bằng cách nào. Điều này được thực hiện cho tới chiều ngày hôm trước của ngày Lễ
trọng đó, khi danh mục đã khép lại và các nhân đức được thực hiện được ghi lại dưới hình thức
một bức thư và bỏ vào hòm thư trước cửa phòng của cha Bề trên. Và trợ lý của cha Bề trên sẽ thu
gom lại tất cả những những danh mục đã được ghi lại và làm một danh sách tổng thể như là một
lời kinh cầu và được đọc vào buổi tối khi tất cả đã quy tụ nơi nhà nguyện.

144. Danh mục này được bắt đầu như sau: những nhân đức được các cha và các thầy
trong cộng đoàn đã thực hành trong sự tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, để chuẩn bị cho Lễ kính
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Một số thầy và linh mục đã thực hành rất nhiều việc nhân đức
một cách sốt sắng, và điều đó diễn ra xuyên suốt danh mục. Trong tất cả những việc thực hành
nhân đức mà tôi quan sát thấy trong cộng đoàn, tôi cảm thấy đây là việc thực hành tốt nhất, làm
tôi vui thích và mang lại cho tôi nhiều ơn ích nhất. Tên của người thực hành nhân đức không
được đề cập tới để tránh việc người đó trở nên tự ti; và chúng tôi có thể học hỏi cách mà một
nhân đức được thực hành ra sao để chúng tôi có thể làm điều tương tự vào các dịp khác. Tôi
thường nói với bản thân mình rằng nhân đức này thực sự rất tốt cho ngươi! Ngươi nên thực hành
nhân đức đó. Và tôi đã thực hành với sự trợ giúp của Hồng ân Thiên Chúa.

145. Luật dòng của Dòng Tên không bắt buộc việc khổ hạnh, nhưng có lẽ không có một
nhà Dòng nào thực hành việc khổ tu nhiều hơn. Việc khổ hạnh dù được chú ý hay không đều
phải được sự đồng ý của cha linh hướng. Vào mỗi thứ Sáu, mọi người đều ăn chay, và hầu như
cả ngày thứ Bảy, vì tối hôm đó mỗi người được phát một quả trứng và rau trộn nhưng không ai
đụng tới, ngay cả đồ tráng miệng cũng vậy, không ai đụng đến, nếu có thì rất ít. Họ không đụng
tới nhiều món ăn khác, và thường là những món ăn sở thích của họ. Tôi quan sát thấy nhiều
người ăn rất ít và nhất là các cha Bề trên.

146. Có một vị linh mục được gọi là cha linh hướng của cộng đoàn, hầu như mỗi ngày
trừ ngày Chúa nhật, cha ấy không ăn gì cả ngoài bánh mì và nước, trong tư thế quỳ gối tại một
chiếc bàn thấp đặt giữa nhà ăn. Cha ăn trong tư thế này trong suốt các bữa ăn tối của cộng đoàn.
Và khi thấy vị cha đáng kính quỳ trước chiếc bàn nhỏ chỉ để bánh mì và nước thì ai cũng thấy hổ
thẹn khi ngồi dùng bữa một cách thoải mái.

147. Cũng có một vị linh mục khác được gọi là cha quản lý. Vào mỗi ngày thứ Tư, thứ
Sáu, thứ Bảy, và vào các đêm canh thức trước ngày Lễ Kính hoặc Lễ Trọng, cha thường chuyền
tay một cuốn vở nhỏ để trống tới mỗi Tập sinh để viết lên đó một việc cụ thể nào đó mà cha hoặc
thầy đó muốn làm. Ví dụ như: cha này hoặc thầy này muốn dùng bữa trên sàn nhà, hôn chân
người khác, đọc kinh trước và sau bữa ăn trong tư thế dang tay hình Thánh Giá, hầu bàn ăn, rửa
bát dĩa, hay nhiều việc khác. Tất cả những việc đó phải được thực hiện trong thinh lặng, theo
cách thức sau đây. Khi đến giờ, cha quản lý đi một vòng, gõ cửa từng phòng, mở cửa và đứng
đợi ở ngoài. Linh mục ở trong phòng đi ra cửa và lấy cuốn sổ rồi quay trở vào bàn, ghi lại những
gì ngài muốn làm rồi trả nó lại cho cha quản lý, và nó được trao đến tất cả mọi thành viên của
cộng đoàn và được mang đến cho cho Bề trên cộng đoàn. Cha Bề trên có thể nói việc này và việc
này thì được, còn việc kia thì không được. Và cha quản lý lại đi một vòng nữa, gõ cửa từng
phòng một để cho họ biết ý kiến của cha Bề trên, bằng cử chỉ di chuyển cái đầu của Ngài, có
được chấp thuận hay không.

148. Bên cạnh những việc làm khổ hạnh bề ngoài, cũng có nhiều việc làm kín đáo khác
như việc mặc áo vải tóc, mang xích tay, mặc áo nhặm, đánh tội v.v.; lau chùi bồn chậu, phòng
giặt đồ, những chiếc đèn đầy muội, v.v. Nhưng để làm những việc này cần phải có sự cho phép
của cha linh hướng.

149. Một vài việc khổ hạnh được phân công, nhưng không bắt buộc và rất khó để nhận
biết chúng như là những việc khổ hạnh, tôi sẽ đề cập tới một vài điều mà tôi đã kinh nghiệm
được. Tôi không thích chơi trò chơi, và vì lý do đó mà họ bắt tôi phải tham gia vào mỗi thứ năm
khi chúng tôi đi đến một cánh đồng. Tôi cầu xin cha Bề trên với tất cả sự khiêm tốn là hãy để
cho tôi ở nhà học hoặc cầu nguyện, thay vì đi tham dự các trò chơi ấy. Ngài trả lời tôi một cách
thẳng thắn rằng tôi nên tham gia và sẽ chơi tốt. Tôi đã chơi hết mình và dành chiến thắng trong
các trò chơi.

150. Một lần, tôi để ý thấy một vị linh mục trong cộng đoàn phải dâng Thánh lễ muộn
vào những ngày Lễ Trọng, và tôi nhận thấy rằng nó thật sự bất tiện cho Ngài khi phải dùng bữa
sáng muộn hơn, mặc dù ngài chưa từng phàn nàn về điều đó. Xuất phát từ lòng mến, tôi đã đến
gặp cha Bề trên và nói với Ngài rằng nếu cha muốn con có thể dâng Thánh lễ muộn bởi vì con
không bận tâm đến việc phải ăn sáng trễ. Vì thế, vị linh mục kia có thể dâng Thánh lễ sớm hơn
thay cho con theo lịch phân công trước đó. Cha Bề trên bảo để cha xem xét lại, và kết quả là tôi
được chia lịch để dâng Lễ thậm chí còn sớm hơn trước kia.

151. Tôi đã đề cập trước là khi tôi rời quê nhà để đến Rô-ma, tôi chỉ mang theo bên
mình một quyển Kinh Phụng Vụ và quyển Kinh Thánh nhỏ để có thể đọc mỗi ngày, vì tôi là một
người siêng năng đọc sách Thánh. Khi tôi đến nhà Tập, họ chỉ định cho tôi một căn phòng được
cung cấp mọi thứ sách tôi cần đến, ngoại trừ quyển Kinh Thánh mà tôi luôn gắn liền với nó. Khi
họ đến mang tất cả đồ mặc thông thường của tôi và cả quyển Kinh Thánh mà tôi đã mang bên
mình, tôi xin họ lại quyển Kinh Thánh và được bảo rằng “rất tốt”. Nhưng thực sự là tôi không
còn thấy nó nữa cho đến ngày tôi rời khỏi nơi đó vì bệnh tình của tôi, và chỉ lúc đó quyển Kinh
Thánh mới được trao trả lại cho tôi.

152. Thiên Chúa đã làm cho tôi những việc kỳ diệu khi đưa tôi đến Rô-ma và giới thiệu
tôi với những con người nhân đức và thánh thiện đó của các cha và các thầy, tuy chỉ là một thời
gian ngắn ngủi. Tôi chỉ ước rằng điều đó đã mang lại lợi ích rất nhiều cho tôi. Nếu như tôi không
có được những lợi ích đó, thì những gì tôi đã phục vụ sẽ đem lại ích lợi cho những người lân cận.
Chính nơi đó tôi đã học được cách Linh thao của thánh I-nha-xi-ô, phương pháp thuyết giảng,
dạy giáo lý, ngồi tòa giải tội hiệu quả hơn, cũng như nhiều điều khác nữa rất có ích cho tôi. Chúc
tụng Ngài, lạy Thiên Chúa của con, vì Ngài đã đoái thương nhìn đến con. Xin cho con biết yêu
mến và phụng sự Chúa với tất cả trái tim hăng say và nhiệt tình; và làm cho tất cả mọi thụ tạo
yêu và phụng vụ Ngài. Hỡi tất cả mọi loài thụ tạo, hãy yêu mến và phụng sự Thiên Chúa của
ngươi. Hãy nếm thử và nghiệm xem thật ngọt ngào làm sao khi yêu mến và phục vụ Thiên Chúa.
Lạy Thiên Chúa, Đấng tốt lành của con!
CHƯƠNG VI

NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN TÔI ĐÃ VIẾT TRONG THỜI GIAN NHÀ TẬP

153. Trong các giờ giải trí, chúng tôi chỉ thường nói về nhân đức, lòng sùng kính Đức
Maria và những phương thế để cứu rỗi các linh hồn, ngọn lửa của lòng nhiệt thành vì vinh quang
lớn hơn của Thiên Chúa và ơn cứu rỗi cho các linh hồn bừng cháy trong tim và thiêu đốt tôi. Tôi
dâng hết mọi sự lên cho Thiên Chúa mà không hề do dự. Tôi không ngừng nghĩ đến và hoạch
định những gì mình có thể làm vì lợi ích của những người xung quanh, và vì thời gian chưa cho
phép tôi bắt đầu bằng những việc làm cụ thể, tôi khá bận rộn với việc cầu nguyện. Trong số đó,
tôi đã soạn hai lời cầu nguyện sau:

154. Lời cầu nguyện đầu tiên: “Lạy Đức Maria Chí Thánh, Mẹ được cưu mang mà
không mắc tội Tổ Tông truyền, là Mẹ Đồng Trinh của Con Thiên Chúa Hằng Sống, là Nữ Vương
trời đất. Mẹ là Mẹ từ bi và hay thương xót, xin đoái thương nhìn đến kẻ lưu đày đang khóc lóc
than thở và đau khổ này. Con, mặc dù không xứng đáng, nhưng có được diễm phúc rất lớn làm
con Mẹ. Lạy Mẹ của con, con yêu mến và tôn kính Mẹ biết bao, và tin tưởng tuyệt đối rằng Mẹ
sẽ ban cho con ơn bền đỗ trong sứ vụ và ân sủng thánh của Mẹ cho tới cùng.”

155. “Con tha thiết nài van Mẹ ra tay đúng lúc để hủy diệt những tà giáo đang tàn phá
đoàn chiên của Con Chí Thánh của Mẹ. Lạy rất thánh Đức Trinh Nữ Maria, xin nhớ rằng Mẹ có
đủ quyền lực để chấm dứt những lạc thuyết đó. Xin Mẹ tỏ lòng khoan dung như tình yêu Mẹ
dành cho Chúa Giê-su, Con của Mẹ. Xin nhìn đến các linh hồn được cứu rỗi nhờ chính Máu của
Chúa Giê-su, những linh hồn đó đã và đang sa ngã dưới quyền lực của sự dữ và tỏ ra thờ ơ với
Mẹ và Con Chí Thánh của Mẹ.

156. “Lạy Mẹ, còn điều gì thiếu sót nữa chăng? Mẹ có thể dùng những khí cụ để khắc
phục một tội ác lớn lao như thế không? Ở đây có một người, mặc dù đáng khinh và ghê tởm,
nhưng người đó biết mình là ai, được bảo đảm rằng người đó sẽ phục vụ tốt hơn cho mục đích
này, vì quyền năng của Mẹ sẽ tỏa sáng và tất cả sẽ thấy rằng chính Mẹ đã làm tất cả những điều
đó, chứ không phải bản thân con. Lạy Mẹ, xin hãy đến, xin đừng lãng phí thời gian nữa. Này con
đây, xin hãy dùng con theo ý chỉ của Mẹ, vì Mẹ biết rõ rằng con là của Mẹ. Con tin tưởng rằng
Mẹ sẽ thực hiện điều đó với cả tình thương và lòng thương xót và nhân từ, và con khấn xin Mẹ
điều này nhờ tình yêu mà Mẹ đã dành cho Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.”

157. Lời cầu nguyện thứ hai: “Ôi lạy Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ
Thiên Chúa và Nữ Vương của ân sủng: xin đoái thương nhìn đến thế giới hư mất này. Xin hãy
lưu tâm đến tất cả những kẻ đã chối bỏ đường lối mà Con Chí Thánh của Mẹ đã dủ thương dạy
dỗ họ. Lề luật thánh của Người đã bị sao nhãng và làm sai lệch khiến người ta có thể nói: Non
est qui faciat bonum, non est usquead unum 25. Đức tin đã bị dập tắt nơi họ, và rất khó để có thể
thấy đức tin đó nơi trần thế. À, một khi ánh sáng này bị dập tắt, tất cả chỉ là một màu đen trong
bóng tối, con người không thể biết được chính nơi họ đang sa lầy vào. Nhưng họ lại vội vã hấp
tấp đi vào con đường rộng dẫn tới sự hư mất đời đời.

158. “Lạy Mẹ, là một người anh em của những kẻ kém may mắn này, liệu con sẽ thờ ơ
với sự hủy hoại hoàn toàn của chính họ hay không? À không, ngay cả tình yêu mà con dành cho
Chúa cũng như cho tha nhân không thể chấp nhận được điều đó. Làm sao con có thể nói con yêu
mến Chúa khi thấy tha nhân trong cảnh khốn đốn mà không đến giúp đỡ họ. Sao con có thể có
tình bác ái khi biết được những kẻ trộm cướp và giết người đang chờ sẵn để cướp giết những
người đi đường mà không cảnh báo họ những nguy hiểm phía trước? Sao con có thể có lòng bác
ái khi thấy những con sói đói khát đang tấn công đoàn chiên của chủ chăn của con mà con có thể
khoanh tay đứng nhìn? Sao con có thể có lòng bác ái khi con im lặng trước kẻ cướp đi những
trang sức quý giá được mua bằng chính xương máu của Chúa hay dửng dưng trước những kẻ
đang đốt lửa thiêu rụi đi ngôi nhà và tài sản của Cha yêu dấu của con.”

159. “Ôi, lạy Mẹ của con, con không thể yên lặng trước những việc đó. Không, con
không thể im lặng dù con biết rằng con sẽ bị cắt thành từng miếng. Con sẽ gào thét và kêu vang
lên đến tận cùng trời đất để đền bù lại tội lỗi to lớn đó. Con không thể im lặng, và nếu con có bị
khan tiếng hay không thể nói nên lời từ việc kêu van của con, thì con vẫn sẽ đứng đó giơ hai tay
lên cao và ngước mắt lên trời để bù đắp cho việc không nói thành lời của con.

160. “Vì vậy, lạy Mẹ của con, ngay chính lúc này đây con sẽ bắt đầu kêu lên. Vâng, con
xin đến với Mẹ, lạy Mẹ của lòng thương xót, xin đoái thương ban ơn trợ giúp lúc con cần nhất,
xin đừng nói với con là Mẹ không thể, vì con biết rằng chính Mẹ là nguồn mạch để Thánh ân của
Chúa được tuôn đổ trên chúng con. Xin ban ơn xuống trên toàn thể nhân loại, con khấn xin Mẹ,
ơn hoán cải, vì không có nó chúng con không là gì cả: xin hãy sai con đi để Mẹ sẽ thấy họ hoán
cải như thế nào. Con biết rằng Mẹ sẽ ban ơn hoán cải cho tất cả những ai thực tâm tìm kiếm nó.
Ngay cả khi họ không tìm kiếm, đó chỉ là do họ không nhận ra sự cần thiết của nó, và bởi vì khi
cận kề cái chết họ không biết được cách chữa lành nào là tốt nhất cho chính họ. Chính điều này
đã làm con trở nên trắc ẩn với chính họ hơn.

161. “Chính vì vậy, con, một kẻ tội lỗi trước nhất, cầu xin cho tất cả những kẻ tội lỗi
khác và hiến dâng chính bản thân của con làm khí cụ đem lại ơn hoán cải cho họ. Dẫu cho con có
bị lấy đi những khả năng vốn có của con vì mục đích này, thì điều đó cũng không thành vấn đề,
mitte me26. Và vì thế nó có thể được nhìn nhận một cách rõ ràng hơn rằng: gratia Dei sum id
quod sum.27Có thể Mẹ sẽ nói rằng những kẻ mất trí đó sẽ không lắng nghe người muốn cứu chữa
họ và ngược lại họ có thể sẽ khinh rẽ và ngược đãi con cho tới chết. Điều đó cũng không vấn đề
gì, xin hãy sai con (mitte me) vì Giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có

25
Tv 53: 4: Chẳng có một ai làm điều thiện, dẫu một người cũng không.
26
Is 6:8: “Này con đây, xin hãy sai con”
27
1 Cr 15: 10: “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa”.
bị nguyền rủa và xa lìa Đức Ki tô, thì tôi cũng cam lòng28. Hay Mẹ có thể nói rằng con không thể
chịu đựng được những chướng ngại của cái nóng, cái lạnh, sự trần trụi, đói khát và tất cả những
thứ khác. Không chút nghi ngờ gì, tự sức con thì không thể, nhưng con tin vào Mẹ và nói rằng:
với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết.29

162. “Ôi Mẹ Maria, là Mẹ và là niềm hy vọng của con, là nguồn an ủi và là Đấng con
yêu mến, xin nhớ đến tất cả những lời thỉnh cầu mà con đã cầu xin Mẹ và những Hồng ân mà Mẹ
đã ban cho con. Làm sao con tin được nguồn mạch ân sủng luôn tuôn chảy lại có thể bị khô cạn
ngay lúc này? Không, điều đó là không thể và sẽ không bao giờ là như vậy, chưa từng ai đến xin
Mẹ mà Mẹ không nhận lời. Lạy Mẹ mến yêu của con, Mẹ biết rằng tất cả những điều con cầu xin
lên Mẹ là vì danh Thiên Chúa và Mẹ, và cho phần rỗi các linh hồn. Vì vậy, con tin rằng những
điều con cầu xin sẽ được nhận lời và Mẹ sẽ ban ơn cách sớm nhất. Con không có công trạng gì
để dâng lên Mẹ. Thay vì đó, con có thể nói lên rằng vì Mẹ là Nữ Tử của Cha hằng sống, là Mẹ
của Con Thiên Chúa, và là vị Hôn Thê của Chúa Thánh Thần, cho nên Mẹ xứng đáng được tràn
đầy lòng nhiệt huyết và sốt sắng cho sự rạng ngời của Chúa Ba Ngôi, đó là hình ảnh của một
Thiên Chúa tình yêu được phác họa nơi hình ảnh của mỗi con người - một hình ảnh được rửa
sạch bằng chính Máu của Con Thiên Chúa làm người.

163. “Vì cả Chúa Giê-su và Mẹ đã cố gắng hết mình để làm giàu và tô đậm nên chính
hình ảnh này, liệu Mẹ sẽ đành tâm từ bỏ nó? Đúng, nó đáng bị ruồng bỏ, nhưng con xin Mẹ vì
tình yêu, xin đừng bỏ rơi hình ảnh đó. Con nài xin Mẹ rất thánh trên trời và dưới đất, con cầu xin
Mẹ bởi chính Người, dù con không xứng được Người ngự đến trong lòng con, và nói chuyện với
con như một người bạn thân tình, Người nghe tiếng con và từ trời cao ngự xuống trên con. Cũng
chính Người đã gìn giữ Mẹ khỏi tội nguyên tổ, nhập thể trong cung lòng Mẹ, ban thưởng cho Mẹ
vinh quang trên trời và là Đấng bào chữa cho kẻ có tội. Và cũng chính là Đấng đã lắng nghe lời
con mỗi ngày, dù Người là Thiên Chúa. Xin lắng nghe con, ít nhất là lần này và đoái thương ban
cho con hồng ân mà con cầu xin. Con tin chắc rằng Mẹ sẽ thực hiện điều đó cho con, vì Mẹ là
Mẹ, là nguồn an ủi, nguồn trợ giúp, sức mạnh và là tất cả của con chỉ sau Chúa Giê-su. Vạn tuế
Chúa Giê-su và Mẹ Maria! Amen.”

164. Lời nguyện tắt. “Ôi lạy Chúa Giê-su và Mẹ Maria, tình yêu mà con dành cho các
Ngài đã làm con khát khao được kết hiệp với các Ngài mãi mãi trên Thiên Đàng, nhưng cũng
chính tình yêu mãnh liệt đó khiến con cầu xin một cuộc sống dài lâu để đem nhiều linh hồn về
với Chúa hơn. Ôi Lạy Đấng là Tình Yêu!
Như tôi đã nói đến, hai lời cầu nguyện này tôi đã viết trong khoảng thời gian ở nhà Tập
tại Rôma. Cha Minister đã đọc chúng và rất hài lòng. Nguyện xin điều đó cho danh Chúa được
cả sáng và cho ơn cứu rỗi của các linh hồn.

28
Rm 9:3
29
Ph 4:13
CHƯƠNG VII

HÀNH TRÌNH TỪ RÔ-MA ĐẾN TÂY BAN NHA

165. Tôi đã rất hạnh phúc trong thời gian nhà Tập, nơi tôi đã luôn bận rộn với các lớp
giáo lý, giảng thuyết và nghe giải tội. Hơn nữa vào mỗi thứ Sáu, chúng tôi còn đến nghe giải tội
cho các bệnh nhân ở bệnh viện Thánh Giacomo, và đi giảng lễ ở nhà tù vào mỗi thứ Bảy. Tôi
vào nhà Tập ngày 2 tháng 11 năm 1839, vào ngày Lễ các linh hồn, và bốn tháng sau, ngày 2
tháng 2 năm 1840 vào ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Đức Chúa Giê-su trong Đền thánh, chúng tôi bắt
đầu Linh Thao của Thánh I-nha-xi-ô, kéo dài trong vòng một tháng. Tôi bắt đầu linh thao với
niềm hân hoan và mong muốn được gặt hái những thành quả có ích từ nó.

166. Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp với tôi thì bỗng một ngày, chân phải của tôi có cảm
giác đau như bị dao đâm khiến tôi không thể đi lại được. Tôi phải đi đến bệnh xá và cách chữa trị
hợp lý đã làm giảm bớt cơn đau nhưng không khỏi hoàn toàn, và tôi sợ rằng mình có thể bị tàn
tật vĩnh viễn. Khi cha Bề trên cộng đoàn biết tình trạng của tôi, ngài nói với tôi rằng những gì đã
xảy ra với cha là không bình thường. Cha đã luôn hạnh phúc, mãn nguyện và luôn khỏe mạnh,
chỉ thời gian này, đăc biệt là trong những ngày gần đây, chuyện này đã xảy ra với cha. Nó khiến
tôi nghĩ rằng Thiên Chúa có ý định khác dành cho cha. Cha ấy nói thêm rằng nếu cha muốn, cha
có thể hỏi ý kiến cha Tổng quyền vì ngài ấy là người rất tốt và rất thông hiểu về kiến thức tâm
linh, chúng ta sẽ hỏi ý kiến của ngài. Tôi trả lời cha Bề trên là dự định này có vẻ tốt cho tôi nên
tôi đã tìm đến gặp cha Tổng quyền. Cha Tổng quyền lắng nghe tôi một cách chăm chú, và sau
khi nghe tất cả những sự việc xảy đến với tôi, cha nói với tôi mà không hề do dự rằng, “ý định
của Thiên Chúa là muốn cha nhanh chóng quay trở về Tây Ban Nha. Cha đừng sợ. Hãy can đảm
lên!”

167. Đối mặt với quyết định quả quyết này, tôi không có lựa chọn nào khác hơn là quay
về Tây Ban Nha. Tôi nhận thấy rằng cha Tổng quyền được linh hứng khi nói chuyện với tôi.
Trong một bức thư cha gửi cho tôi sau này, ngài nói rằng chính Thiên Chúa đã mang cha đến nhà
Dòng không phải để cha ở lại nơi đây, nhưng để cha có thể học được cách để đem lại ơn Cứu rỗi
cho các linh hồn. Vào giữa tháng ba, tôi rời Rô-ma để về lại Catalonia. Các cha Dòng Tên muốn
tôi đi đến thành phố Manresa, trong khi cha Fermin de Alcaraz muốn tôi đến Berga, nơi có nhiều
sứ vụ cần được trông coi. Tuy vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, tôi được hoàn toàn tự do để quyết
định. Tôi ở lại Olost để quan sát tình hình. Từ Olost tôi đến Vic, cha Bề trên ở đó nói tôi đi đến
Viladrau chứ không phải đến những nơi đã được đề nghị từ trước. Tôi đến Viladrau vào ngày 13
tháng 5 sau khi tôi được chỉ định làm cha phó xứ ở đó. Nơi đây bệnh tình của tôi đã được hoàn
toàn bình phục.
168. Ở giáo xứ Viladrau, có một cha quản xứ già yếu và một cha phụ tá từ chính vùng
đó. Cha phụ tá đảm nhiệm việc trông coi tất cả tài sản của nhà thờ, cha ấy cung cấp cho tôi đầy
đủ những nhu cầu thiết yếu, trong khi tôi trông coi về nhu cầu đời sống tinh thần của giáo dân.
Tuy nhiên, vì cha là cha phụ tá, nên ngài cũng có nhiệm vụ trong coi đời sống tinh thần của giáo
dân trong lúc tôi không có mặt ở đó. Điều này rất thuận lợi cho tôi vì nó cho phép tôi bắt đầu sứ
vụ của mình từ chính nơi đây.

169. Sự Quan phòng của Thiên Chúa thật tuyệt vời biết bao! Người đã giải thoát tôi
khỏi việc phải đi đến Berga, nơi mà sự hiện diện của tôi có thể sẽ đặt tôi vào tình trạng nguy
hiểm vì những kẻ cực đoan đang nắm quyền ở đó. Chúc tụng Thiên Chúa, Người đã làm cho mọi
thứ diễn ra cách tốt đẹp nhất để danh Người được tỏa sáng và để cho phần rỗi các linh hồn.

CHƯƠNG VIII

BẮT ĐẦU SỨ VỤ VÀ CHỮA LÀNH BỆNH NHÂN

170. Sau khi đặt chân đến giáo xứ Viladrau với tư cách là một người được ủy thác trông
coi giáo xứ, tôi đã làm hết mình để trông nom về đời sống tinh thần của giáo dân. Vào mỗi Chúa
Nhật và những ngày Lễ kính, tôi giảng Tin Mừng trong Thánh Lễ chính vào buổi sáng, và vào
buổi tối, tôi dạy giáo lý cho các em thiếu nhi và người trưởng thành cả nam lẫn nữ. Tôi thăm
viếng bệnh nhân mỗi ngày. Vì Viladrau không phải là thành phố kiên cố, nên những bè phái
chính trị đối lập nắm quyền kiểm soát hết lần này tới lần khác. Vì các y bác sĩ ở đây thường là
những nhân vật công chúng nên họ thường xuyên bị quấy nhiễu bởi các bè phái và thậm chí bị
đuổi ra khỏi vùng, khiến nơi đây không còn một vị bác sĩ nào.

171. Chính vì vậy, tôi không chỉ trở thành một người trông coi về đời sống tinh thần, mà
còn cả những vấn đề thể lý của giáo dân nữa, dựa vào kiến thức phổ quát và tìm hiểu qua những
cuốn sách y tế mà tôi có được. Khi gặp trường hợp bị bệnh khả nghi, tôi tham khảo cách chữa trị
trong những cuốn sách đó, và chính Thiên Chúa đã chúc lành cho những phương thuốc cứu chữa
của tôi khiến không một ai trong số những bệnh nhân càng ngày càng có rất nhiều bệnh nhân từ
những khu vực lân cận tìm tới.

172. Tôi bắt đầu sứ vụ truyền giáo tại giáo xứ Viladrau vào ngày 15 tháng 8 năm 1840,
trong lúc hướng dẫn tuần cửu nhật mừng Lễ Kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Kế đến tôi hướng
dẫn một tuần cửu nhật khác tại giáo xứ Espinelvas, cách Viladrau khoảng một tiếng đồng hồ. Sau
đó tôi đến giáo xứ Seva. Sứ vụ truyền giáo ở đây dường như gây tác động mạnh hơn những nơi
khác. Nhiều người đã trở lại đạo và xin được xưng tội. Điều này đã bắt đầu làm nên tên tuổi của
tôi như là một nhà truyền giáo.
173. Trong suốt tháng 11, tôi tổ chức tuần cửu nhật mừng Lễ Kính các linh hồn ở
Igualada và Santa Coloma de Caral, và nó được đón nhận một cách sốt sắng. Vì vậy tôi ở lại
Viladrau khoảng 8 tháng, đi ra ngoài truyền giáo và rồi quay trở lại giáo xứ. Nhưng tôi đã không
thể tiếp tục theo cách thức này được lâu. Như tôi đã nói, khi tôi còn ở trong thị trấn, tôi thăm
viếng người bệnh mỗi ngày và họ đã nhanh chóng bình phục. Bệnh nhân chỉ qua đời khi tôi vắng
mặt. Khi tôi trở về từ sứ vụ truyền giáo, họ hàng của những bệnh nhân đã qua đời đến nói với tôi
rằng, như Matta và Maria đã nói với chúa Giê-su rằng “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con
đã không chết”, và bởi vì không giống như Chúa Giê-su, tôi không thể làm cho người chết sống
lại từ cõi chết. Tôi thực sự rất buồn khi nhìn thấy những giọt nước mắt của những người thân của
họ và lắng nghe tất cả những lý do cho rằng tôi không nên rời khỏi giáo xứ để đi ra ngoài rao
giảng.

174. Chính điều này đã buộc tôi xin phép Bề trên giảm nhẹ cho tôi những gánh nặng
trong việc trông coi giáo xứ và không phải lo lắng nhiều về bổn phận cũng như công việc của
giáo xứ. Tôi thỉnh cầu cha Bề trên cho tôi biết sớm quyết định của Ngài để tôi có thể đi truyền
giáo bất cứ nơi nào Ngài sai tôi đi. Ngài đã làm như tôi đề nghị và tôi rời khỏi Viladrau trong sự
xúc động của những người được Thiên Chúa cứu chữa qua bàn tay của tôi, tôi biết điều này
không phải đơn thuần là lẽ tự nhiên. Tôi không cứu chữa bệnh nhân vì tiền hay những lợi nhuận
khác, tôi chưa từng nhận bất cứ thứ gì cho những gì tôi đã làm; tôi làm mọi việc là do xuất phát
từ lòng mến và từ nhu cầu của giáo dân.

175. Vào mùa hè, có rất nhiều trẻ em bị bệnh, và sau khi được tôi áp dụng phương thuốc
chữa trị cụ thể, tất cả đã phục hồi khỏe mạnh. Vào lúc một giờ sáng, tôi thăm viếng một thanh
niên 25 tuổi đang trong tình trạng mê man bất tỉnh và sắp chết. Tôi đã áp dụng phương thuốc cứu
chữa đơn giản, anh ấy phục hồi lại các giác quan của mình và hoàn toàn hồi phục chỉ sau hai
ngày.

176. Tại một trong những vùng xa xôi của thị trấn Viladrau, có một người phụ nữ bị
bệnh đau thấp khớp, người đó đau đớn dữ dội đến nỗi căn bệnh đã thắt chặt các dây thần kinh lại
khiến người phụ nữ trông giống như một trái banh. Mặc dầu đang trong tình trạng rất đáng
thương đó, cô ấy vẫn mang thai và chịu đau đớn trong thời gian chín tháng cho đến lúc sinh con.
Điều này xảy đến trong khi tôi đang giảng tuần cửu nhật cầu cho các linh hồn đã qua đời tại giáo
xứ Seva; vì họ biết rằng khi nào tôi quay lại, nên họ đến gặp tôi và nói rằng người phụ nữ đó
đang trong cơn đau lâm bồn và không còn hi vọng sống sót nào, thấy vậy cha phụ tá đã cho cô ấy
lãnh nhận Bí tích Hòa giải, rước lễ và xức dầu bệnh nhân, và cái chết là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, tất cả các thành viên trong gia đình và bản thân người bệnh mong muốn được gặp tôi.
Ngay lập tức tôi đến thẳng nhà cô ấy mà không về nhà xứ trước; nhìn thấy tình trạng nguy kịch
của cô ấy tôi đã biết nên áp dụng cách điều trị nào. Nhưng tôi nói với chồng cô ấy là tôi không
thể làm việc đó được, mà thay vào đó là nên khẩn cấp tìm một bác sĩ phẫu thuật ở Taradell. Họ
tìm đến vị bác sĩ cùng với lá thư trong đó tôi giải thích chi tiết tất cả về bệnh tình của cô ấy, và
sau khi đọc lá thư của tôi xong, nhận thấy bệnh tình không còn hi vọng gì nữa nên ông ấy đã xin
thứ lỗi và không muốn đến. Họ liên lạc và báo cho tôi biết câu trả lời của vị bác sĩ nên tôi đã bảo
với người nhà của bệnh nhân đi lấy vài loại dược thảo đem đun sôi và để cho cô ấy hít sâu những
làn hơi thoát ra từ những loại thảo dược đó trong trạng thái ngồi xổm và kết quả là cô ấy đã hạ
sinh an toàn và dần dần phục hồi, cô ấy được chữa lành bệnh thấp khớp; cô ấy phục hồi cách
nhanh chóng chỉ trong ít ngày và có thể tự mình đi tham dự Thánh lễ.

177. Một cậu thanh niên trẻ 18 tuổi cũng đã được chữa lành, cậu ấy bị bại liệt toàn thân,
mọi phương pháp chữa trị và những cố gắng đều trở nên vô dụng. Vào một ngày khi tôi đang đi
trên đường, tôi thấy cậu ấy trước cửa nhà. Tôi hỏi mẹ cậu ấy chuyện gì đã xảy đến với cậu ta và
cậu ta đã ở trong tình trạng đó bao lâu rồi. Sau khi bà mẹ giải thích mọi thứ cho tôi, tôi đã chỉ
cho bà ta phải làm gì và chỉ sau vài ngày tôi thấy cậu ấy được chữa lành và tham dự Thánh lễ
trong nhà thờ.

178. Trong thành phố và những khu vực xung quanh đó có rất nhiều cô gái trẻ tuổi từ
15-19 mắc phải căn bệnh có tên gọi là espatllada và thường xảy ra trong khi nhào bột làm bánh
hay khi gánh nước, củi đốt và làm những công việc khác quá sức dẫn đến bị nứt nẻ và từ từ khiến
họ phải chịu đau đớn từ những vết thương đó. Và vì người bệnh không thể tìm được phương thế
cứu chữa từ bác sĩ, họ đã tìm đến các thầy lang địa phương với những trò lang băm rằng họ có
thể chữa lành nhưng sự thật thì không, rồi thu tiền và thậm chí thường tỏ thái độ khiếm nhã với
những người bệnh đó. Khi hay biết điều này, tôi phó thác lên Thiên Chúa căn bệnh đó và tôi đã
tìm ra phương thuốc cứu chữa nó. Phương thuốc bao gồm việc sử dụng băng dính thạch cao và
giữ như vậy trong ít ngày. Cách chữa trị này có thể chữa lành tất cả những người mắc chứng
bệnh này mà không có ngoại lệ. Nhưng vì được biết là nhiều người khác làm những việc không
đứng đắn trên danh nghĩa chữa bệnh và vì sợ rằng mọi người sẽ nghĩ rằng tôi cũng làm những
việc như vậy nên tôi đã dùng cách sau đây. Tôi nói với một bà góa đạo đức trong cùng khu phố
là “khi một cô gái đến cùng với mẹ cô ấy, hãy nói với cô ấy rằng đó là căn bệnh espatllada và
áp dụng băng dính thạch cao theo cách đó” và tôi đã gửi tất cả các cô gái cùng với mẹ của họ
tìm đến tôi để xin được chữa trị đến bà góa phụ đó để bà áp dụng băng dính thạch cao và tất cả
được chữa khỏi. Vì vậy tôi không cần can thiệp hay để bản thân trực tiếp chữa trị.

179. Thị trấn Viladrau bị sa sút đến kiệt quệ do cuộc nội chiến gây ra. Nó đã bị cướp
phá ít nhất 13 lần, chịu những cuộc tấn công bất ngờ từ cả hai phía, và chịu thiệt hại từ những
cuộc đọ súng và chết chóc, như là một kết quả của sự man rợ, đau thương và phẫn nộ bao trùm
lên người dân đặc biệt là phụ nữ, những người có dấu hiệu của chứng rối loạn thần kinh. Khi họ
tìm đến nói với tôi về điều đó, tôi đã cho họ dùng một loại ô liu thông thường cùng với thảo dược
được đun sôi. Họ pha chế thành một loại thuốc mỡ từ những thứ này và thoa đắp cho chính mình
và tất cả được chữa lành.

180. Trong thời gian tôi ở thị trấn Viladrau, tất cả những bệnh nhân trong thành phố
cũng như những người được đưa đến từ những vùng khác đều được chữa lành. Như một tiếng
đồn vang xa, trong những thành phố tôi đi tới, người ta mang đến với tôi nhiều bệnh nhân với
nhiều căn bệnh khác nhau. Có rất nhiều bệnh nhân với nhiều loại bệnh khác nhau và tôi thì quá
bận rộn nghe giải tội đến nỗi không có thời gian để kê đơn thuốc chữa trị cho họ. Tôi đành bảo
họ là tôi sẽ trao phó tất cả họ lên Thiên Chúa, trong khi tôi có thể làm dấu thánh giá trên họ và
nói những lời này: Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh
khỏe30. Sau khi tôi làm như vậy, họ nói với tôi là họ đã được khỏi bệnh.

181. Tôi tin chắc rằng những bệnh nhân này được chữa lành nhờ lòng tin và sự tin
tưởng phó thác vào điều họ tìm đến, và chính Thiên Chúa đã thưởng cho lòng tin của họ bằng
chính sự khoẻ mạnh về thể lý và tâm linh, và tôi cũng thúc dục họ năng đến với tòa giải tội với
tất cả những lỗi lầm của họ và họ đã làm như vậy. Hơn thế nữa, tôi tin chắc rằng chính Thiên
Chúa đã làm tất cả những việc này chứ không phải do công trạng của riêng tôi, vì tôi không có gì
hơn là để thể hiện tầm quan trọng của Lời Chúa mà tôi rao giảng. Vì người ta đã quá quen thuộc
với lối sống tội lỗi, lời báng bổ và lạc giáo, Thiên Chúa đã muốn kêu gọi họ chú tâm vào Lời
Chúa bằng cách chữa lành bệnh tật về thể lý của họ. Và người ta đã thực sự đến rất đông, họ lắng
nghe lời Chúa một cách sốt sắng và thành tâm đến với tòa giải tội ngay trong thị trấn cũng như
nhiều vùng khác, bởi vì đôi lúc tôi không thể nghe giải tội cho tất cả những người muốn xưng
tội.

182. Lạy Thiên Chúa của con, Ngài thật tốt lành dường bao! Ngài đã dùng những kẻ ốm
yếu về thể xác để chữa lành chính tâm hồn yếu đuối của họ. Ngài đã dùng kẻ tội lỗi khốn khó
này để chữa lành những căn bệnh thể xác lẫn tâm hồn.

Những gì vị ngôn sứ đã từng nói nay được tỏ lộ: Chúa chính là nguồn ơn cứu độ.31
Vâng lạy Chúa, sức khỏe là của Chúa và chính Ngài đã ban tặng nó cho chúng con.

30
Mc 16: 18
31
Tv 3: 9
CHƯƠNG IX

CHỮA LÀNH NGƯỜI BỊ QUỶ ÁM VÀ

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ THỰC VỀ QUỶ ÁM

183. Một loại bệnh khác đã gây cho tôi nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian đó là việc
chữa lành những người bị quỷ ám hay bị ám ảnh bởi quỷ dữ. Khi tôi bắt đầu sứ vụ truyền giáo,
tôi thấy có rất nhiều người được cho là bị quỷ ám. Người thân của họ nhờ tôi trừ quỷ cho họ, và
vì tôi được ủy quyền để trừ quỷ nên tôi đã làm như vậy. Chỉ có một trong một ngàn trường hợp
được cho là thực sự bị quỷ ám. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác về thể lý hay luân lý mà tôi
sẽ không đề cập ở đây.

184. Nhận thấy rằng nhiều người thực sự không bị quỷ ám và hơn nữa họ làm tôi tốn rất
nhiều thời gian nghe giải tội cho những người trở lại đạo thông qua việc giảng dạy của tôi. Tôi
nói với bản thân rằng việc trừ quỷ cho phần hồn khỏi những tội trọng thì cần thiết hơn là phần
thể xác, thậm chí dù thực sự có bị quỷ nhập đi chăng nữa thì tôi nghĩ rằng đây có thể chỉ là cái
bẫy của ma quỷ, cho nên tôi đã dừng việc trừ quỷ và thực hiện cách thức như sau.

185. Bất cứ khi nào có người đến nói với tôi là họ bị quỷ nhập, tôi hỏi họ là liệu họ có
thực sự muốn được chữa lành hay không và liệu họ có tin rằng việc làm theo những gì tôi nói sẽ
chữa lành họ hay không. Nếu họ thực sự tin vào điều đó, tôi yêu cầu họ thực hiện ba điều sau:
trước hết họ phải kiên nhẫn chịu đựng và không được đánh mất sự bình tĩnh. Vì tôi đã thấy nhiều
người bị kích động mạnh bởi tính khí không tốt và những cơn giận dữ của họ, cho nên sự kiên
nhẫn sẽ giúp họ bình tĩnh lại.

186. Tiếp đến, tôi nghiêm cấm họ uống rượu hay các loại nước uống có cồn khác, và tôi
bảo họ rằng điều này rất cần thiết trong việc trừ quỷ. Vì tôi nhận thấy rằng có nhiều người uống
rượu say và đổ lỗi cho việc bị quỷ nhập.

187. Cuối cùng, tôi bảo họ đọc bảy kinh Lạy Cha và bảy kinh Kính Mừng mỗi ngày
trước Đức Trinh Nữ Maria để tôn kính bảy sự thương khó của Đức Mẹ. Hơn thế nữa, tôi kiên
quyết bảo họ đi xưng tội và rước lễ một cách sốt sắng. Bất kì trường hợp nào đến gặp tôi, họ đều
quay lại sau vài ngày để cám ơn tôi và nói với tôi là họ đã được chữa lành và được giải thoát
khỏi ma quỷ. Tôi không nói là không có trường hợp người thực sự bị quỷ nhập, thực sự tôi đã
gặp vài trường hợp nhưng rất là hiếm.

188. Trong sứ vụ truyền giáo tôi đã gặp rất nhiều người trở lại đạo qua các bài giảng của
tôi, họ thẳng thắn thú nhận với tôi rằng họ chưa bao giờ bị quỷ nhập hay mắc bệnh về thể xác
nhưng chỉ bịa đặt vấn đề vì nhiều lý do khác nhau như để gây sự chú ý, để được chiều chuộng,
được cảm thông, giúp đỡ hay nhiều lý do khác.

189. Một phụ nữ trong số đó nói với tôi rằng tất cả mọi thứ cô ta đã làm đều được thực
hiện với sự hiểu biết rõ ràng và có ý chủ tâm, nhưng trong số những điều cô ta làm thì có một số
điều rất nổi bật và kỳ lạ đến nỗi cô ta bắt đầu lấy làm lạ về những điều đó. Không nghi ngờ gì,
ma quỷ đang hoạt động trong cô. Nó không phải do quỷ ám, nhưng bởi sự hiểm độc trong trái
tim cô ta, vì cô ta biết rằng bình thường cô không thể làm được những điều như vậy.

190. Một phụ nữ khác sống ở trong một thành phố lớn nói với tôi rằng cô ta rất thông
thạo việc giả vờ bị quỷ ám đến nỗi đã được thực hiện nghi thức trừ quỷ trong một thời gian dài,
trong suốt thời gian đó, cô ta đã lừa được khoảng hai mươi nhà thông thái, đạo đức và những linh
mục nhiệt huyết nhất trong thành phố.

191. Những trường hợp kể trên và nhiều trường hợp khác của những người tội lỗi thực
sự được hoán cải, họ được đánh động bởi ân sủng mà khiêm tốn thú nhận những trò lừa bịp và
hư cấu bị quỷ ám, đã dạy tôi hành động một cách thận trọng hơn trong những vấn đề đó. Đó là lý
do tại sao tôi đã làm theo cách thức mà tôi đã kể ra ở trên. Lạy Thiên Chúa của con, con xin cảm
tạ Ngài vì đã giúp con hiểu được những trò lừa bịp của ma quỷ và những kẻ xảo trá. Sự hiểu biết
này là một hồng ân từ chính bàn tay tuyệt diệu của Ngài. Lạy Chúa, xin hãy soi sáng cho con để
con không bao giờ bị sai lệch trong việc hướng dẫn thiêng liêng. Con biết rằng, lạy Chúa, nếu có
người xin cho được ơn khôn ngoan thì không gì hơn là người đó nên tự cầu xin lên Ngài và Ngài
sẽ bạn tặng cho người đó một cách dồi dào, Ngài sẽ ban tặng một cách như không, mà không
quan tâm đến sự bất xứng của người đó. Nhưng đôi lúc, vì sự kiêu ngạo và lười biếng của chúng
con lại làm sao nhãng việc cầu xin cho được ơn khôn ngoan và rồi chúng con đã đánh mất nó, và
ngay cả đối với những nhà thông thái và những nhà thần học nổi tiếng cũng vậy.
CHƯƠNG X

ĐƯỢC SAI ĐI TRUYỀN GIÁO

192. Tôi rất quan tâm đến việc được cha Bề trên sai đi truyền giáo, bởi vì tôi tin rằng để
trở thành một nhà truyền giáo hiệu quả, người ấy phải được sai đi.

193. Vào khoảng giữa tháng một năm 1841, sau tám tháng làm cha phó tại giáo xứ
Viladrau, tôi đã làm mục vụ ở đây và hết lần này đến lần khác tôi đi truyền giáo ở các thành phố
khác mà Đức cha đã chỉ định cho tôi, cuối cùng tôi rời khỏi giáo xứ cho sứ vụ cao cả hơn để có
thể hoàn toàn tự do giảng dạy bất cứ nơi đâu mà Đức Giám mục chỉ định cho tôi, mà không ở
một nơi cố định. Địa chỉ nơi tôi ở trong ít ngày qua là tại thành phố Vic. Từ thành phố đó, tôi bắt
đầu với một danh sách các thành phố mà tôi sẽ phải rao giảng.

194. Các Đức Giám mục khác cũng thường thỉnh cầu với Đức Giám Mục của tôi để tôi
rao giảng tại các giáo phận của họ. Miễn là Đức Cha của tôi đồng ý với thỉnh cầu của họ thì tôi
có thể đi, bởi vì luật bất di bất dịch của tôi là không bao giờ rao giảng tại bất kì giáo xứ hay giáo
phận nào trừ khi được Đức Giám mục, Bề trên của tôi, chỉ định, vì hai lý do sau đây. Trước hết
vì điều đó có nghĩa là tôi đang làm việc vì đức vâng lời, một nhân đức đẹp lòng Thiên Chúa mà
Ngài luôn ban thưởng cho tôi. Khi làm như vậy tôi tin rằng tôi đang làm theo Thánh ý Thiên
Chúa và đang được chính Ngài sai đi chứ không phải là do ý muốn thất thường của riêng tôi. Bên
cạnh đó, tôi có thể nhận thấy Hồng ân của Thiên Chúa nơi những thành quả đang đến. Lý do thứ
hai là cho sự thuận lợi. Vì có quá nhiều đòi hỏi trong công việc mục vụ xa gần cần đến tôi. Tôi
có thể thỏa ý tất cả mọi người bằng cách nói với họ rằng “Tôi rất vui để đi đến bất cứ nơi nào
nếu Đức Giám mục của tôi chỉ định tôi” nhờ vậy mà họ sẽ để tôi yên mà sắp xếp mọi thứ thông
qua Đức Cha của tôi, và vì vậy tất cả là tùy theo ý của Đức Cha muốn sai tôi đi đâu.

195. Tôi đã nhận ra rằng một nhà truyền giáo không bao giờ được phép chọn một sứ vụ
cho riêng mình. Người đó phải dâng hiến công việc truyền giáo của mình lên với Đức Giám mục
và nói: Này con đây, xin hãy sai con đi 32. Nhưng người đó không được phép đi cho đến khi được
chính Đức Giám mục sai đi, vì khi được sai đi là đang được sai đi bởi chính Thiên Chúa. Tất cả
các ngôn sứ trong Cựu Ước đã được chính Thiên Chúa sai đi, Chúa Giê-su Ki-tô cũng được sai
đi bởi chính Chúa Cha, cũng vậy Ngài đã sai các Tông Đồ “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy
cũng sai anh em.”

196. Qua hai phép lạ mẻ cá, là biểu tượng cho tông đồ truyền giáo, chúng ta có thể thấy
sự cần thiết của sứ vụ cả về mặt thời gian lẫn nơi chốn giảng dạy nếu chúng ta muốn thu phục
các linh hồn.

32
Is 6: 8
Mẻ lưới cá đầu tiên được thánh Luca (chương 5) tường thuật lại cho chúng ta thấy được
sự cần thết của công việc mục vụ mà thiếu nó thì không có gì được trọn vẹn. Tác giả Tin mừng
tường thuật cho chúng ta thấy chính Chúa Giê-su bảo các thánh Tông Đồ ra chỗ nước sâu để thả
lưới bắt cá. Ông Si-môn nói với Người rằng Thưa Thầy chúng tôi đã vất vả cả đêm mà không bắt
được gì, nhưng vâng lời Thầy tôi sẽ thả lưới. Họ đã làm như vậy và bắt được rất nhiều cá đến nỗi
hầu như rách cả lưới. Họ ra hiệu cho các bạn thuyền đến giúp. Những người kia tới và họ đã đổ
vào hai chiếc thuyền đầy cá đến gần chìm. Thánh Phê-rô đã rất kinh ngạc vì Chúa Giê-su nói với
ông rằng Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người đi thu phục người ta. Ở đây chúng ta thấy việc chài
lưới đánh bắt cá không những là biểu tượng cho sứ vụ của các thánh Tông Đồ mà còn cho cả sự
cần thiết để được sai đi rao giảng vào đúng thời điểm.

197. Phép lạ đánh bắt cá thứ hai diễn ra sau khi Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, như
thánh Gioan tường thuật ở chương 21 trong quyển Tin Mừng của mình. Các thánh Tông Đồ ra đi
đánh cá nhưng không bắt được gì cả. Chúa Giê-su hiện ra với họ nhưng họ không nhận ra Người
khi Người hỏi họ có gì ăn không và các ông trả lời: thưa không. Chúa Giê-su bảo họ cứ thả lưới
ở phía bên phải mạn thuyền thì sẽ bắt được cá, họ thả lưới xuống nhưng không sao kéo lên nổi vì
lưới đầy cá. Các ông đếm số lượng cá và có tất cả một trăm năm mươi ba con cá lớn. Trong phép
lạ lần đánh bắt cá này chúng ta có thể thấy không những sự cần thiết để được sai đi mà còn nhu
cầu giảng dạy vào đúng thời gian, địa điểm và ý định đúng đắn nếu việc đánh bắt là để thu phục
phần hồn của các tội nhân; và không chỉ một trăm năm mươi ba mà là một con số không đếm
xuể, vì con số 100, 50 và 3 là những con số huyền nhiệm.

198. Sự cần thiết trong việc được sai đi tới một sứ vụ cụ thể bởi Đức Giám Mục là điều
mà Thiên Chúa đã giúp tôi nhận ra ngay từ lúc bắt đầu. Vì vậy, không có vấn đề gì khi nếu tôi
được sai đến các thị trấn nguy hiểm với đầy dẫy sự xấu xa, độc ác và đồi bại, tôi luôn gặt hái
được những thành quả ngọt ngào to lớn vì chính thánh Chúa đã sai tôi đến với họ, sửa dạy họ và
khiến họ hướng về tôi. Những nhà truyền giáo nên chắc chắn rằng họ không nên đến bất kì một
thành phố nào nếu như họ không làm vậy vì đức vâng phục, nhưng nếu một khi đã vâng phục thì
họ không nên ngần ngại mà đi đến bất cứ thị trấn nào cho dù nơi đó có tồi tệ đến thế nào đi nữa.
Dù cho có thể có đầy đẫy những khó khăn gian khổ hay sự bách hại, xin cho họ đừng sợ hãi:
chính Thiên Chúa đã sai họ thông qua sự vâng phục và Người sẽ bảo vệ che chở cho họ.
CHƯƠNG XI

MỤC TIÊU MÀ TÔI ĐẶT RA MỖI KHI

TÔI ĐƯỢC SAI ĐI ĐẾN BẤT KÌ MỘT THÀNH PHỐ NÀO

199. Bất cứ khi đi đến một thành phố nào, tôi đã luôn làm vậy không vì bất cứ một mục
đích phàm tục nào; mục đích duy nhất của tôi là làm sáng danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh
hồn. Tôi thường thúc giục bản thân để nhắc nhở cho người khác biết mục đích chính này vì tôi
biết rằng đó là lý lẽ thuyết phục nhất cho cả người tốt lẫn kẻ xấu. Tôi nói với họ rằng:

200. Các bạn biết rằng người ta thường làm bất cứ điều gì cho chính mình hay cho
người khác bởi những lý do sau: (1) vì tiền bạc hoặc lợi nhuận, (2) vì khoái lạc (3) vì danh vọng.
Tôi không đến rao giảng ở thành phố này vì bất cứ lý do nào ở trên. Không phải vì tiền, bởi vì tôi
không muốn và sẽ không nhận một đồng xu nào từ bất cứ ai. Không phải vì thú vui, vì làm sao
tôi có thể có thú vui khi vắt kiệt sức từ sáng tới tối? Nếu một vài người trong các bạn phải chờ từ
ba hoặc bốn tiếng để được xưng tội, bạn cảm thấy mệt mỏi. Nhưng còn tôi thì sao? Tôi phải ở đó
suốt từ sáng tới chiều và vào buổi tối thay vì nghỉ ngơi, tôi phải giảng dạy - không chỉ trong một
ngày nhưng là trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng và nhiều năm. Hãy suy nghĩ về điều đó
thưa anh chị em.

201. Có thể nào tôi làm điều đó vì danh vọng? Hầu như là không thể. Bạn phải cảnh tỉnh
trước những lời vu khống tố giác tôi. Một người có thể ca ngợi tôi, nhưng một người khác lại
làm bất cứ điều gì chống lại tôi, như những người Do Thái đã chống đối Chúa Giê-su, nói xấu về
Người, về lời nói và hành động của Người cho đến khi họ bắt bớ Người, đánh đòn và đưa đến
một cái chết treo đau đớn và nhục nhã. Nhưng tôi nói với các bạn rằng cùng với thánh Phao-lô
Tông đồ, tôi không sợ bất cứ điều gì nêu trên, cũng như tôi không quý trọng mạng sống này hơn
linh hồn tôi; và tôi sẽ sung sướng đánh liều mọi thứ để thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng mà tôi
đã lãnh nhận từ chính Thiên Chúa.

202. Không, tôi lặp lại lần nữa, tôi không hề có một mục đích phàm tục nào hơn là cho
mục đích cao cả hơn. Mục đích của tôi là làm cho mọi người biết đến Chúa hơn, yêu mến Người
hơn và phục vụ Người tốt hơn. Nếu tôi có tất cả quả tim của nhân loại, thì tôi chỉ để yêu mến
Người mà thôi. Ôi lạy Chúa, dân người đã không nhận biết Người. Nếu họ biết, họ đã yêu mến
Người nhiều hơn. Nếu dân Người biết được sự khôn ngoan, quyền năng, nhân lành, vẻ đẹp và tất
cả những nét thuộc tính thánh của Người, thì họ đã trở nên những thiên thần sốt mến được thiêu
đốt với ngọn lửa tình yêu của Người. Đây là mục đích chính của tôi: là làm cho Thiên Chúa được
biết đến, được yêu mến và được phụng vụ.
203. Một mục tiêu khác của tôi là ngăn chặn tội lỗi và sự xúc phạm chống lại Thiên
Chúa - chính Người mà các thiên thần yêu mến phục vụ, mọi quyền năng khác phải kính sợ, các
vua chúa phải tôn thờ- chính Người bị loài giun đất đê hèn là con người xúc phạm. Hãy kinh
ngạc về điều này, hỡi các tầng trời! Nếu một hiệp sĩ cao quý trông thấy một thiếu nữ ngây thơ bị
tổn thương và đang chịu đau khổ, người ấy sẽ không thể kiềm chế bản thân mà lập tức lao tới
cứu giúp. Làm sao con có thể làm ngơ khi thấy Người bị xúc phạm và làm tổn thương?

204. Nếu bạn nhìn thấy cha của các bạn bị đánh đập và bị làm cho đau đớn, bạn nỡ lòng
nào mà không chạy đến chở che cho người sao? Chẳng phải đó là một tội ác khi bạn đã thờ ơ
lãnh đạm với cha của mình trước hoàn cảnh như vậy sao? Cũng thế, chẳng phải tôi là tội phạm
ghê tởm nhất trên thế gian này nếu tôi không cố gắng ngăn cản sự lăng nhục và tổn thương mà
con người đã xúc phạm đến Thiên Chúa, là Cha của tôi sao? Lạy Cha, con sẽ bảo vệ Người, mặc
dầu con biết con phải trả giá đắt cho việc đó. Con sẽ dang rộng đôi tay để che chở cho Người và
như thánh Augustin đã nó với người tội lỗi: Đủ rồi, vết thương của Người đã nhiều lắm rồi.
Dừng lại, hỡi những người tội lỗi hãy dừng lại! Đừng làm khổ Cha tôi nữa. Các người đã đánh
đập làm khổ Người đủ rồi và đã gây thêm nhiều vết thương cho Người lắm rồi. Nếu các người
phải đánh đập một ai đó thì hãy đánh tôi, vì tôi đáng chịu điều đó nhưng đừng nhầm lẫn mà xúc
phạm Thiên Chúa của tôi, là Cha của tôi và là Tình yêu của tôi. Ôi lạy Đấng tình yêu của con.

205. Tôi cũng được thúc đẩy để rao giảng một cách không ngừng khi thấy nhiều linh
hồn đang sa vào hỏa ngục – vì đó là vấn đề của đức tin rằng tất cả những kẻ chết còn mắc tội
trọng sẽ bị kết án. Ước tính rằng mỗi ngày có khoảng 80 ngàn người chết, và liệu bao nhiêu
người chết đó còn mang tội trọng và vì thế sẽ bị kết án? Có câu nói rằng: “đời sống thế nào thì
cái chết cũng sẽ như vậy”.

206. Và khi tôi nhận thấy cách sống của họ - rất nhiều người trong số họ chìm đắm
trong tội lỗi, mỗi ngày là một sự gia tăng về tội lỗi của họ. Họ phạm tội một cách dễ dàng như
uống nước. Họ làm điều tội lỗi bất công như chỉ là một trò đùa cợt, một trò cười. Họ như những
kẻ bi kịch đang sa chân vào chốn hỏa ngục. Như ngôn sứ Sô-phô-ni-a đã nói: chúng sẽ bước đi
như những kẻ mù vì đã đắc tội với Gia-vê.33

207. Nếu bạn trông thấy một người mù sắp bị sa xuống hố hay bờ vực thẳm, chẳng lẽ
bạn lại không cảnh báo người đó. Đó là những gì tôi đang làm và phải làm vì lương tâm. Cảnh
báo cho người tội lỗi và làm cho họ nhận thức được bờ vực của hỏa ngục mà họ sắp sa xuống.
Khốn cho tôi nếu tôi không làm như vậy, vì tôi có thể chịu trách nhiệm nếu họ bị kết án.

208. Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng họ sẽ chỉ sỉ nhục tôi và tôi nên để họ yên và không
làm phiền tới họ nữa. Nhưng không, thưa anh chị em, tôi không thể bỏ rơi họ, vì họ là anh chị
em của tôi. Hãy nói cho tôi biết nếu bạn có một người anh em bị ốm đến nỗi trong lúc mê sảng
đã lăng mạ bạn và nói những lời độc địa với bạn, liệu bạn sẽ bỏ rơi họ? Tôi tin chắc rằng bạn sẽ
không làm như vậy. Bạn sẽ cảm thấy thương người đó hơn và sẽ làm mọi thứ để người đó mau

33
So 1: 17
chóng được bình phục. Và đó là cách tôi cảm nhận về những người tội lỗi. Những tạo vật đáng
thương đang bị hôn mê và điều đó làm cho họ xứng đáng nhận được sự thương cảm hơn. Tôi
không thể bỏ rơi họ. Tôi phải cố gắng nỗ lực vì ơn cứu rỗi của họ, cầu xin lên Thiên Chúa cho
họ, và cùng với Chúa Giê-su thưa lên rằng Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ
làm.

209. Khi bạn trông thấy một kẻ bị kết án đang sắp bị xử tử, điều đó sẽ làm bạn động
lòng thương? Nếu bạn có thể làm gì đó để có thể giải thoát anh ta, bạn sẽ làm điều đó ngay. Thưa
anh chị em, khi tôi trông thấy một người mắc tội trọng, tôi thấy có ai đó đang tiến gần từng bước
tới khổ hình hỏa ngục. Và khi thấy người đó trong tình trạng đau khổ này, tôi chợt nhận ra cách
giải thoát người ấy, là trở về với thiênChúa, xin Ngài tha thứ và xưng thú những lỗi lầm của họ.
Khốn cho tôi nếu tôi không làm điều như vậy.

210. Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng một kẻ tội lỗi sẽ không bận tâm đến hỏa ngục và
thậm chí không tin vào hỏa ngục. Tồi tệ hơn nữa. Bạn có nghĩ rằng điều đó sẽ giúp họ không bị
kết án? Thực sự là không. Đó thậm chí là dấu chỉ rõ ràng hơn về sự kết án như Tin Mừng đã nêu
rõ: ai không tin sẽ bị kết án.34 Bossuet nhấn mạnh rằng sự thật này không phụ thuộc vào việc
người đó có tin hay không, mặc dầu người đó không tin vào hỏa ngục, người đó sẽ vẫn sa xuống
hỏa ngục nếu người đó chết bất hạnh khi đang mang trong mình tội trọng, nó không hệ tại chỉ
nơi quan điểm của người đó về hỏa ngục.

211. Tôi nói thẳng với các bạn rằng mỗi khi tôi nhìn thấy tội nhân, tôi rất bồn chồn lo
lắng, tôi không thể giữ im lặng, tôi không thể được an ủi, trái tim tôi như đến với họ. Để các bạn
biết tôi đã cảm nhận thế nào, tôi sẽ đưa ra một ví dụ so sánh: nếu một người mẹ thân yêu nhìn
thấy đứa con nhỏ của mình gặp nguy hiểm khi sắp bị rơi xuống từ một cánh cửa sổ cao hoặc
đang tiến đến gần một lò sưởi, chẳng lẽ người mẹ ấy lại không chạy đến và kêu lên, con trai của
mẹ, nhìn xem, con đang sắp rơi xuống kìa! Chẳng lẽ bà mẹ ấy lại không chạy đến từ đàng sau
ôm lấy đứa con của mình và kéo nó lại? Thưa anh chị em, các bạn biết rằng ân sủng thì mạnh mẽ
và can đảm hơn lẽ tự nhiên, và nếu một tình thương tự nhiên của bà mẹ dành cho đứa con của
mình khiến bà chạy đến bên đứa con của mình, kêu lên, ôm choàng lấy và kéo đứa con của mình
trên bờ vực của sự diệt vong. Và đó là những gì ân sủng của Thiên Chúa đang hoạt động trong
tôi.

212. Đức bác ái thôi thúc tôi, khiến tôi chạy từ thị trấn này qua thị trấn khác mà kêu lên
rằng “Hỡi con yêu quý của ta, người tội lỗi, hãy nhìn xem con đang đi về đâu, con đang sa mình
vào chốn hỏa ngục đó, hãy dừng lại! Đừng tiếp tục như vậy nữa!” Tôi thường cầu xin Thiên
Chúa như thánh Ca-ta-ri-na thành Siena đã từng cầu xin: Lạy Chúa, xin hãy để con đứng trước
cổng hỏa ngục và ngăn chặn tất cả những kẻ đang tiến vào trong đó và nói với họ rằng, “Bạn
đang đi đâu vậy hỡi kẻ ngu ngốc đáng thương? Hãy quay lại đi! Hãy xưng thú lỗi lầm của bạn và
cứu rỗi chính linh hồn của bạn, đừng đến đây để rồi bị hư mất đời đời!

34
Mc 16: 16
213. Một sức mạnh khác khiến tôi lo giảng và nghe giải tội là sự khát khao để làm cho
những người xung quanh tôi được hạnh phúc. Ôi, thật sung sướng và hạnh phúc biết bao trong
việc chữa lành các bệnh nhân, giải thoát những kẻ tù đày, an ủi những kẻ ưu phiền và khích lệ
những kẻ đau buồn. Tất cả điều này và nhiều điều khác nữa được thực hiện cho việc đem tất cả
đồng loại của mình lên vinh quang nước trời. Nó có nghĩa là cứu chữa họ khỏi những sự dữ,
mang họ đến tận hưởng niềm vui của sự tốt lành và cho sự sống đời đời. Phàm nhân không thể
hiểu được điều này ngay bây giờ, nhưng khi họ trong vinh quang, họ sẽ biết được sự tốt lành mà
họ đã được ban tặng và họ sẽ đạt được trong hạnh phúc. Và rồi họ sẽ ca lên lòng thương xót của
Thiên Chúa muôn đời và ban ơn giáng phúc cho những ai đã có lòng thương xót họ.
CHƯƠNG XII

TÔI ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH ĐỘNG BỞI GƯƠNG SÁNG CỦA CÁC NGÔN SỨ,

CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, CÁC THÁNH TÔNG ĐỒ, CÁC GIÁO PHỤ VÀ

CÁC THÁNH NHƯ THẾ NÀO

214. Bên cạnh tình yêu vô vàn cho những người tội lỗi đáng thương, nguồn sức mạnh
khác khiến tôi hành động cho ơn cứu rỗi của họ là gương sáng của các Ngôn sứ, của chính Chúa
Giê-su Ki-tô, của các thánh Tông Đồ và các thánh nam nữ mà tôi thường đọc về cuộc đời và tiểu
sử của họ, ghi chép lại một vài điểm nổi bật cho mục đích sử dụng và lợi ích riêng của tôi và như
là một sự khích lệ để làm việc chăm chỉ hơn. Tôi xin trích một số như sau.

215. Ngôn sứ Isaia, con của Amos, thuộc dòng dõi nhà Đa-vít, là một Ngôn sứ và là
người giảng dạy. Mục đích chính của ông là chống lại sự bất trung của dân thành Giê-ru-sa-lem
và It-ra-en, và để loan báo sự trừng phạt của Thiên Chúa xuống trên họ thông qua người At-xi-ri
và Cha-de-a, như Người đã từng thực hiện. Anh rể của ông, vua Ma-na-se là một kẻ vô thần, đã
ra lệnh kết án tử hình cho ông bằng cách cưa ông ra làm đôi.

216. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã nói lời tiên tri khoảng 45 năm. Mục tiêu chính của ông là
thúc giục người ta sám hối và loan báo về sự trừng phạt của Thiên Chúa sẽ giáng xuống trên họ.
Ông bị lưu đày tới Ai-cập và chết ở thủ đô Tanis, nơi ông đã bị ném đá đến chết bởi chính những
người Do Thái. Nét nổi bật của ngôn sứ vĩ đại này là tình yêu của một trái tim dịu hiền dành cho
những người xung quanh, một lòng bác ái đầy tình thương cho những nhu cầu vật chất và tâm
linh của họ, lòng bác ái không mỏi mệt. Vì vậy, dù trong giữa những náo loạn của chiến tranh, sự
hỗn loạn của một đất nước trên đà diệt vong, và sự chết làm quằn quại dân thành Giê-ru-sa-lem,
ông đã làm việc với sự kiên trì và cống hiến cho hạnh phúc của dân mình, và vì thế ông được
mệnh danh là “người yêu anh em đồng loại và dân It-ra-en”.

217. Ngôn sứ Ê-đê-ki-en đã nói lời tiên tri và giảng dạy trong 20 năm và chết trong vinh
quang như một vị tử đạo vì sự công bình. Ông bị giết gần thành phố Babylon bởi Thái tử của
người dân ông, người mà ông đã trách mắng vì đã tôn thờ ngẫu tượng.

218. Ngôn sứ Đa-ni-en được thiên phú với những tài năng siêu vượt, như một trong số
những Ngôn sứ vĩ đại nhất. Không những tiên đoán về những sự kiện trong tương lại như những
Ngôn sứ khác đã từng làm, mà còn chỉ rõ khoảng thời gian sẽ xảy ra. Vì lòng đố kị, ông đã bị
ném vào chuồng sư tử, nhưng Thiên Chúa đã giải thoát ông.
219. Ngôn sứ Ê-li-a, một vị Ngôn sứ, một con người cầu nguyện nhiệt thành và có uy
quyền, và có lòng sốt mến đặc biệt, bị ngược đãi đến gần chết, nhưng ông không được cho phép
chết mà bị tha đi trong xe ngựa bốc cháy.

220. Sách Huấn ca, nói về 12 Ngôn sứ ít được biết tới hơn chỉ vì có ít tài liệu nói về họ,
nói rằng họ đã tiếp thêm nguồn sức mạnh mới cho Gia-cóp và cứu họ nhờ chính đức tin của họ.

221. Tôi thật sự ấn tượng sâu sắc khi nghĩ về việc Chúa Giê-su di chuyển từ làng này
đến làng khác, giảng dạy ở mọi nơi - không chỉ ở các thành phố lớn, mà còn ở các làng mạc nhỏ
và thậm chí chỉ cho một người phụ nữ. Khi Người nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri-a,
Người cảm thấy mệt mỏi và khát vì việc đi lại, và giây phút đó thực sự là bất tiện cho cả Chúa
Giê-su và cho cả người phụ nữ.

222. Ngay từ lúc bắt đầu, tôi thật sự được đánh động trước cách giảng dạy của Chúa
Giê-su. Những lối so sánh, những dụ ngôn. Tôi quyết định bắt chước Người bằng những lối so
sánh và một phong cách đơn giản. Người đã bị bách hại ra làm sao! Người là dấu hiệu của sự
mâu thuẫn, bị ngược đãi vì những giáo huấn của Người, công việc của Ngài và chính con người
của Ngài. Cuối cùng, họ đã giết Ngài trong sự sỉ nhục, đánh đập và lăng mạ Ngài, làm cho Ngài
chịu đau khổ một cách nhục nhã nhất và một cái chết đau đớn nhất có thể tưởng tượng được.

223. Tôi được động viên và củng cố thêm khi đọc sách Công Vụ Tông Đồ. Thánh Phê-
rô trong bài giảng đầu tiên đã làm cho 3000 người gia nhập đạo, và trong bài giảng thứ hai của
Thánh Phê-rô, có 5000 người trở lại. Với lòng mến và nhiệt tâm nào mà ngài giảng dạy được như
vậy! Và tôi sẽ nói thế nào về Thánh Gia-cô-bê, Thánh Gio-an và các Thánh Tông Đồ khác? Với
sự quan tâm sâu sắc và lòng nhiệt huyết, các Ngài đã vội vã lên đường từ đất nước này tới đất
nước khác, giảng dạy một cách sốt sắng mà không hề sợ hãi hay có bất cứ bận tâm nào, các Ngài
coi việc vâng theo Thánh ý Thiên Chúa quan trọng hơn là của con người! Đây là câu trả lời của
các ngài với các nhà thông luật và Pha-ri-sêu khi họ nghiêm cấm các ngài giảng dạy. Những cực
hình không thể đe dọa được các ngài trong việc từ bỏ giảng dạy. Ngược lại, các ngài cho mình
may mắn khi được chung phần vào sự đau khổ vì tình yêu của Chúa Giê-su Ki-tô.

224. Cũng như lòng nhiệt huyết của Thánh Phao-lô đã thức tỉnh sự hăng hái nhiệt tình
sâu thẳm trong tôi. Thánh Phao-lô đã đi từ nơi này đến nơi khác trên một chiếc tàu đã chọn để
mang giáo huấn của Chúa Giê-su Ki-tô. Ngài rao giảng, viết lách và giảng dạy ở các Hội đường,
các nhà tù và mọi nơi. Thánh nhân đã làm việc và làm cho người khác cũng làm việc không
ngừng. Thánh Phao-lô đã chịu khổ từ việc bị đánh đập, ném đá, bách hại đủ các loại cũng như
những lời vu khống hết sức ghê tởm. Nhưng ngài không bao giờ bị khuất phục, ngược lại, Ngài
đã vui sướng trong đau khổ đến nỗi có thể nói rằng ngài đã không lấy làm hãnh diện, cứu chữa
trong thánh giá của Chúa Giê-su Ki-tô.

225. Tôi cũng đã để tâm rất nhiều đến việc đọc về cuộc đời và công trình để lại của các
Giáo phụ của Giáo hội. Thánh I-nha-xi-ô tử đạo, thánh Giút-ti-nô triết gia tử đạo, thánh I-rê-nê,
thánh Cle-men-tê thành Alexander, Te-tu-li-a-nô, O-ri-gen, thánh Cyprian tử đạo, thánh
Eusebius, thánh Athanasius, thánh Hilary, thánh Cyril, thánh Epraim, thánh Basil, thánh Gregory
Nazianzen, thánh Gregory Nyssa, thánh Ambrose, thánh Epiphanius, thánh Jerome, thánh
Paulino, Thánh Gioan Chrysostom. Thánh Âu-gut-tin-nô thành Cyril Alexandria, thánh Prosper,
Theodoret, thánh Leo cả, thánh Ceasarius, thánh Gregory Cả, thánh Gioan Damascene, thánh
An-sel-mô, thánh Bê-na-đô.

226. Tôi thường đọc về cuộc đời của các Thánh có lòng nhiệt thành đặc biệt cho việc
cứu rỗi các linh hồn, tôi có ấn tượng tốt về điều đó, và tôi đã áp dụng cho chính mình những lời
của thánh Au-gut-ti-nô: con không muốn mình sẽ như những thánh nhân này và làm như họ để
cứu rỗi các linh hồn sao? Cuộc đời của những thánh nhân đã đánh động tôi nhất đó là: thánh Đa-
minh, thánh Phan-xi-cô Assisi, thánh An-tôn Padua, thánh Gio-an Nepomucen, thánh Vinh-Sơn
Ferrer, thánh Bê-na-đô Siena, thánh Tô-ma Villanova, thánh I-nha-xi-ô Loyola, thánh Philip
Neri, thánh Phan-xi-cô Xavie, thánh Phan-xi-cô Borgia, thánh Camillu de Lelli, thánh Ca-rô-lô
Bô-lô-mê-ô, thánh Phan-xi-cô Regis, thánh Vinh-Sơn Phao-lô, và thánh Phan-xi-cô Sale.

227. Trong quá trình suy gẫm về cuộc đời và những việc làm của những vị Thánh này,
tôi cảm nhận được có điều gì đó đang thiêu đốt trong tôi khiến tôi không thể ngồi yên. Tôi phải
đứng dậy và chạy từ nơi này tới nơi khác rao giảng không ngừng. Tôi không thể diễn tả được
những gì tôi cảm nhận trong tôi. Không gì làm tôi mệt mỏi. Tôi không hề sợ hãi trước những lời
vu khống và những cuộc bách hại đáng sợ chống lại tôi. Mọi thứ trở nên quá đỗi ngọt ngào với
tôi, miễn là tôi có thể đem các linh hồn về với Thiên Chúa và giải cứu họ khỏi sa hỏa ngục.

228. Trước khi kết thúc chương này, tôi muốn nêu lên hai mẫu gương về sự nhiệt thành
tông đồ thực sự, họ đã đánh động tôi một cách sâu sắc. Đầu tiên đó là Chân Phước Giu-se Diego
Cadiz, tiếp đến là Chân Phước Master Avila. Người đầu tiên, chúng ta có thể đọc về cuộc đời của
ngài như sau: “Tôi tớ Chúa được đánh động bởi lòng nhiệt thành cứu rỗi các linh hồn về với
Thiên Chúa, dâng hiến cả cuộc đời ngài không mệt mỏi cho việc mục vụ tông đồ. Ngài đã trải
qua những hành trình dài và mệt mỏi, di chuyển không ngừng mà không ngại những sự khắc
nghiệt của thời tiết khi đi từ vùng này đến vùng khác để loan báo Lời Chúa và đã đạt được những
kết quả như mong đợi. Ngài khoác lên mình chiếc áo vải tóc, hành xác ngày hai lần, và ăn chay
một cách nghiêm ngặt. Sau những ngày gian khổ, ngài nghỉ ngơi vào buổi tối và cầu nguyện
trước Thánh Thể, lòng sùng kính này làm ngài vui lòng đến nỗi ngài dành trọn tình yêu nồng
nhiệt và dịu dàng nhất của mình.”

229. Từ cuộc đời của Chân Phước Master Avila, hành lý của ngài là một con lừa thồ.
Trên nó, ngài và người đồng hành với ngài chất lên áo khoác và túi yên của họ. Cái túi này đựng
bánh lễ để cử hành Thánh lễ tại tu viện, cũng như áo vải tóc, chuỗi Kinh Mân Côi, ảnh tượng,
ảnh thánh, và một ít dây và kìm để làm chuỗi Kinh Mân Côi. Ngài không bao giờ mang theo đồ
ăn nhưng tin tưởng vào sự Quan phòng của Thiên Chúa. Rất hiếm khi ngài ăn thịt, hầu như ngài
chỉ ăn bánh mì và trái cây.
230. Những bài giảng của ngài thường kéo dài khoảng hai tiếng, rất lưu loát và đa dạng
khiến chúng khó có thể rút ngắn lại được. Ngài giảng một cách rõ ràng khiến ai cũng có thể hiểu
được, và không một ai cảm thấy mệt mỏi khi lắng nghe ngài giảng. Cả ngày lẫn đêm ngài chỉ
nghĩ đến việc làm thế nào để có thể làm rạng danh Thiên Chúa, cải tổ luân lý và cảm hóa những
người tội lỗi.

Trong khi chuẩn bị bài giảng, ngài thường tránh việc sử dụng nhiều sách và trau chuốt
những khái niệm, và những bài nói chuyện của ngài thường không liên quan đến những sự mù
quáng, những ví dụ gượng gạo và những thứ lòe loẹt khác. Với một suy nghĩ đơn sơ và một tiếng
thét, ngài có thể khiến trái tim người nghe bừng cháy.

231. Trong khi cha thánh Avila đang giảng dạy tại Granada, có một nhà giảng thuyết
khác, rất nổi tiếng vào thời điểm đó cũng đang giảng dạy tại đó. Người nghe ra về với sự ngạc
nhiên về những điều tốt đẹp được nói đến trong bài giảng của nhà giảng thuyết này. Nhưng khi
họ ra về sau bài giảng của cha thánh Avila, tất cả mọi người ra về trong tư thế cúi đầu, không nói
một lời nào với nhau, sung sướng vô ngần và ăn năn hối cải bởi chính chân lý, lòng đạo đức và
sự xuất sắc của ngài.

232. Bài giảng của ngài thường hướng đến việc hoán cải tội nhân từ trạng thái bất hạnh
của họ bằng cách cho họ thấy sự xấu xí của tội lỗi, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, hình phạt
khủng khiếp đang chờ đón những kẻ không biết ăn năn hối cải, và phần thưởng dành cho những
ai thành tâm sám hối. Thiên Chúa chúng ta đã ban cho ngài lời quyền năng của Người như cha
Luis Granada nói: “Một ngày tôi nghe ngài giảng về sự đồi bại của những kẻ vì ham muốn nhục
dục mà không ngần ngại xúc phạm đến Thiên Chúa. Lời giảng của ngài dựa trên đoạn trích trong
sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a, này các tầng trời hãy kinh ngạc về điều này (Jer 2:12). Thật sự, ngài
nói với sự khiếp sợ như thế đến nỗi tôi cảm thấy rằng dường như những bức tường nhà thờ bắt
đầu rung chuyển.”

233. Lạy Thiên Chúa và là Cha của con, xin cho con được biết Ngài và làm cho những
người khác cũng được biết đến Ngài; được yêu mến Ngài và làm cho những người khác cũng
yêu mến Ngài; được phục vụ Ngài và làm cho những người khác cũng phục vụ Ngài; được ca
tụng Ngài và làm cho những người khác cũng ca tụng Ngài. Lạy Cha của con, xin cho tất cả
những kẻ tội lỗi được ơn hoán cải, người công chính bền chí trong ân sủng và tất cả chúng con
được vui hưởng vinh quang đời đời. Amen.
CHƯƠNG XIII

GƯƠNG SÁNG VÀ SỰ KHÍCH LỆ MÀ

TÔI NHẬN ĐƯỢC TỪ CÁC THÁNH NỮ

234. Nếu như tôi được đánh động bởi các Thánh nam như tôi đã đề cập đến ở chương
trước, tôi cũng được đánh động rất nhiều từ gương sáng của các Thánh nữ. Họ đã gây ấn tượng
trong tôi làm sao! Tôi tự hỏi chính mình, “nếu một người phụ nữ có những cảm giác ước muốn
và đã cố gắng rất nhiều để cứu rỗi các linh hồn, thì tôi, một linh mục thật bất xứng sẽ phải làm
gì? Việc đọc về cuộc đời của họ đã tác động mạnh đến tôi khiến tôi chép lại một vài đoạn trích
về những lời nói và tác phẩm của họ, một trong số đó tôi muốn trích lại ở đây.

235. Từ cuộc đời của Thánh nữ Ca-ta-ri-na thành Siena. “Thánh nhân đã có một lòng
sùng kính đặc biệt và tình yêu đối với những vị Thánh đã dành trọn cuộc đời cho công việc cứu
rỗi các linh hồn, và kể từ khi Thánh Đa-minh lập hội dòng để loan báo đức tin và sự cứu rỗi các
linh hồn, Thánh nữ Ca-ta-ri-na đã kính mến Thánh Đa-minh đến nỗi mỗi khi ngài gặp các tu sĩ
dòng Đa-minh đi ngang qua, Thánh nữ đã để ý nơi họ đã đặt chân đến và sau đó với tất cả sự
khiêm nhường, Thánh nữ hôn lên những dấu chân đó của họ”.

236. “Thánh nữ Ma-đa-lê-na nơi chân Chúa Giê-su đã chọn phần tốt hơn, nhưng không
phải là tốt nhất, Thánh Au-gus-ti-nô nói, vì cách tốt nhất là kết hợp cả hai phần lại với nhau, hoạt
động và chiêm niệm, như Thánh nữ Ca-ta-ri-na đã làm”.

“Thánh nữ được kính trọng hơn tất cả vì đã tắm trong Máu Thánh Chúa Giê-su Ki-tô và
lưu tâm đến những kẻ đã làm cho ân phúc của ơn cứu chuộc bị lãng phí, Ngài đã khóc thương
cho họ. Đặc biệt trong trạng thái xuất thần, người ta nghe Thánh nữ cầu nguyện cho ơn trở lại
của những kẻ bất trung, và thường lặp lại lời cầu nguyện như sau: Lạy Cha hằng hữu, như vị
Mục tử nhân lành, xin hãy đoái mắt thương xem nhìn đến những con chiên dù đang bị chia tách
từ đoàn chiên của Giáo Hội nhưng đều thuộc về Ngài, vì chính Ngài đã cứu chuộc họ bằng chính
Máu Thánh của Ngài”.

237. “Vào một ngày Thiên Chúa đã cho Thánh nữ được nhìn thoáng qua niềm vui Thiên
đàng và nói với Thánh nữ rằng: “Hãy nhìn xem biết bao nhiêu niềm vui đã bị đánh mất đời đời
bởi những kẻ đã phá vỡ lề luật của Ta để làm theo những khoái lạc của riêng họ. Hãy nhìn xem
cơn thịnh nộ dữ dội mà sự công bằng của Ta đòi hỏi xác đáng từ những kẻ tội lỗi, những kẻ đã
không ăn năn hối cải những lỗi lầm của họ. Hãy cân nhắc rằng, sự mù quáng mà những phàm
nhân đã đánh mất đi sự lương thiện bao gồm tất cả các điều tốt khác để sống một cuộc đời theo
những dục vọng của họ. Sự quan phòng của Ta đã đặt việc cứu rỗi các linh hồn vào tay của con.
Ta sẽ ban cho con lời của Ta và làm thấm nhuần trong con một giáo huấn khiến kẻ thù của con
sẽ bị bất lực mà không thể chống đối và gây mâu thuẫn”.

238. “Sứ vụ rao giảng là trọng trách lớn nhất mà Chúa Giê-su đã trao cho Hội Thánh.
Với thanh kiếm này, Ngài đã trang bị cho mười hai thuyền trưởng của Ngài là các thánh Tông
Đồ. Sứ vụ rao giảng thiêng liêng này nói cho đúng là nhiệm vụ của riêng các Đức Giám mục, bởi
vì các ngài, với tư cách là mục tử, phải nuôi nấng đàn chiên, và từ chính đàn chiên này các ngài
sẽ giao phó cho những người phụ tá khác của các ngài để cùng chia sẻ sứ vụ với các Ngài. Đức
Giáo Hoàng Grê-gô-ri-ô XI hạ lệnh cho Thánh nữ Ca-ta-ri-na giảng dạy trước mặt ngài và toàn
thể hội đồng Hồng y và các hoàng thân khác. Thánh nữ nói một cách quả quyết về những sự trên
trời khiến cho những người lắng nghe Thánh nữ bất động như những pho tượng, họ kinh ngạc về
tinh thần đáng ngưỡng mộ của ngài. Thánh nữ giảng dạy trước Đức Thánh Cha và các Hồng y
vào nhiều dịp khác nữa và họ luôn lắng nghe Thánh nữ một cách ngưỡng mộ và có ơn ích, họ tôn
kính Thánh nữ như một vị Tông đồ mới, đầy uy quyền trong cả lời nói lẫn việc làm. Thánh nữ
cũng giảng dạy cho giáo dân, và khi trái tim của ngài được nung cháy với ngọn lửa nhiệt thành,
lời của ngài phát ra như những ngọn lửa khiến nhiều người tội lỗi ăn năn sám hối và thay đổi đời
sống khiến ngài phải luôn có bên mình các linh mục giải tội, một số họ với năng quyền của Đức
Thánh Cha để tha những trường hợp tội bị lưu giữ lại”.

239. Từ cuộc đời của Thánh nữ Rose Lima. “Thánh nữ đã có lòng cảm thông sâu sắc
với những kẻ mắc tội trọng, vì Thánh nữ biết bởi ánh sáng Thiên Chúa soi sáng cho ngài mà
nhận thấy họ đang đau khổ biết dường nào. Ngài thường kêu lên không ngừng với sự đau khổ
của họ và cầu xin Thiên Chúa biến đổi tâm hồn tất cả những người tội lỗi. Ngài thậm chí còn nói
rằng ngài sẵn sàng chấp nhận chịu đau khổ bởi những cực hình hỏa ngục một mình, bao lâu ngài
còn có thể làm như vậy mà không còn phạm tội, nếu được như vậy thì sẽ không còn ai bị kết án
nữa. Vì chính điều này, ngài có một khát khao mãnh liệt được trông thấy Tin Mừng được rao
giảng cho những người không tin và lòng ăn năn hối cải được rao giảng cho những kẻ tội lỗi.
Một trong số các linh mục giải tội của ngài đã dâng mình đi làm công việc mục vụ, nhưng lại sợ
những nguy hiểm trên hành trình. Vị đó đã hỏi ý kiến của Thánh nữ và ngài nói với vị linh mục
ấy rằng: “Xin hãy đi, thưa cha, và đừng sợ, hãy ra đi và biến đổi những tâm hồn bất trung. Xin
hãy lưu tâm rằng, cách phục vụ tốt nhất của con người đối với Thiên Chúa là sự cứu rỗi các linh
hồn, và điều này là công việc hợp lý đối với các tông đồ. Có niềm vui nào hơn là việc rửa tội cho
người khác, dẫu cho đó là một người Ấn Độ đơn sơ bé nhỏ nhất, và dẫn đưa người đó về Thiên
đàng nhờ cánh cửa của phép giải tội”.

240. “Thánh nữ thường thuyết phục các tu sĩ dòng Đa-minh nên quan tâm nhiều hơn tới
công việc mục vụ tông đồ, nói với họ rằng nó không kém phần quan trọng trong tinh thần của lời
tuyên khấn so với việc học thần học rằng công việc mục vụ này là mục đích cho tất cả những
nghiên cứu thần học của họ. Ngài cũng thường nói rằng nếu được cho phép, Thánh nữ sẽ đi từ
vương quốc này đến vương quốc khác để rao giảng đức tin cho đến khi tất cả những kẻ không tin
được trở lại và ngài sẽ xuống đường mang áo vải tóc với tượng Thánh Giá trong tay và hét vào
những người tội lỗi để thức tỉnh và thúc đẩy họ ăn năn sám hối. Ngài quyết tâm nuôi dưỡng một
đứa trẻ mồ côi, chi trả cho việc học hành và để cậu ta trở thành một linh mục để có thể biến đổi
những kẻ bất trung và trở thành một nhà giảng thuyết, khi bản thân Thánh nữ không thể làm điều
đó.”

241. “Thánh nữ thật sự cảm thấy phiền muộn khi nghĩ đến những nhà giảng thuyết
không tìm kiếm lợi ích cho các linh hồn trong các bài giảng của họ. Một lần khi một linh mục
dòng Đa-minh ở tu viện Mân Côi đang giảng tại Lima được vỗ tay khen ngợi vì phong cách bóng
bẩy của mình. Vào một ngày, Thánh nữ thưa với nhà giảng thuyết đó với sự khiêm tốn, nhưng
mạnh mẽ rằng: ‘Thưa cha, xin hãy nhìn xem Thiên Chúa đã làm cha trở thành nhà giảng thuyết
của Ngài để cứu rỗi các linh hồn chứ không phải để lãng phí tài năng một cách vô ích vào những
lời lẽ hoa văn vô bổ. Cha là người đánh cá người, để thu phục người ta chứ không phải bầu khí
và phù vân của những lời khen tán thưởng. Và cha xin nhớ rằng cha sẽ luôn phải cầu xin Thiên
Chúa cho một sứ vụ cao cả như thế về một thừa tác vụ cao quí”.

Mặc dù không thể giảng nhưng Thánh nữ luôn nắm bắt mọi cơ hội trong các cuộc giao
tiếp để dùng tài hùng biện mà Thiên Chúa đã ban tặng cho ngài để lôi kéo người khác yêu mến
các nhân đức và căm ghét những thói hư tật xấu.
CHƯƠNG XIV

VỀ CÙNG MỘT CHỦ ĐỀ

242. Từ cuộc đời của Thánh nữ Tê-rê-sa thành Avila. “Cha tôi không phải là người duy
nhất mà tôi đã thuyết phục về việc tập cách cầu nguyện. Khi tôi thấy người khác ưa thích đọc
kinh, tôi chỉ cho họ, giúp họ cách suy niệm, và tôi còn cho họ sách nữa”. (Cuộc Đời, VII, 21)

243. “Ai có thể nhìn đến Chúa Giê-su bị bao phủ bởi những vết thương đau đớn do bị
hành hạ mà lại không ôm chặt lấy, yêu mến, và khao khát được thông phần đau khổ với Người?
Ai có thể lướt thấy vinh quang mà Thiên Chúa ban tặng cho những kẻ phục vụ Người, mà không
nhận ra rằng tất cả mọi điều chúng ta có thể làm hoặc chịu đau khổ không là gì so với phần
thưởng chúng ta mong đợi? Ai có thể nhìn đến sự đau đớn của những linh hồn trong hỏa ngục,
mà không xem những đau đớn mà ta đang có như là sự vui thích, mà không nhận ra rằng biết bao
lần chúng ta mang ơn Người vì đã dung thứ để chúng ta không phải sa vào chốn ấy?”

244. “Quả là một sự vinh quang và sự mãn nguyện cho những kẻ được chúc phúc khi
được biết điều đó, tuy họ bắt đầu muộn màng, nhưng không có điều gì họ có thể làm cho Chúa
mà họ lại bỏ dở! Họ không giữ lại bất cứ thứ gì nhưng họ đã cho đi theo khả năng và hoàn cảnh
sống cho phép của họ; nếu họ càng có thể làm được thì họ lại càng làm. Họ sẽ được xum xuê biết
bao khi họ từ bỏ mọi thứ vì Chúa Ki-tô. Họ sẽ được danh giá biết bao khi họ không tìm kiếm
danh vọng, nhưng sung sướng trong sự khiêm nhường. Họ sẽ được khôn ngoan biết bao vì họ bị
cho là xử sự như những kẻ khờ dại - vì lý do đó, con người nghĩ rằng Ngôi Lời đã nhập thể - và
ngày nay thật ít những người khờ khạo thông thái như vậy, bởi vì tội lỗi của chúng ta. Bây giờ,
vâng ngay bây giờ, chúng ta dường như thấy được giờ phút cuối cùng của những con người bị
người ta coi khinh như những kẻ mất trí vì đã thi hành những việc quả cảm như những người
tình đích thực của Chúa Ki-tô. Ôi thế gian, làm sao ngươi còn gặt hái được những danh vọng chỉ
đơn giản là vì có quá ít người có thể hiểu thực sự về ngươi!”

245. “Nhưng liệu chúng ta có thực sự tin rằng Thiên Chúa được phục vụ tốt hơn bởi vì
thế gian coi chúng ta là khôn ngoan hoặc có hiểu biết? Quả thực tình thế có vẻ là như vậy, nếu
được xem xét theo cách thận trọng của người đương thời. Vì đối với chúng ta dường như có một
sự mở mang nho nhỏ nếu như con người, theo hoàn cảnh riêng, tiến đến một bầu không khí điềm
tĩnh và chắc chắn. Nó có vẻ như thế, ngày nay, dù chúng ta là tu sĩ, giáo sĩ, hay quý sơ mang
phẩm phục cũ và rách vá, thì so với những kẻ nhu nhược thì đó là một sự khác thường và xúc
phạm đến công chúng. Và chúng ta sẽ nói gì về việc tĩnh lặng và cầu nguyện? Và thế gian đã
xuôi theo như vậy, và quên mất việc tìm kiếm sự hoàn thiện và tình yêu mãnh liệt của các Thánh,
khiến tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm thêm sự bất hạnh cho thời đại của chính chúng ta bởi sự thật
rằng tu sĩ không mắc phạm những việc xấu xa bằng hành động, như bằng chính lời nói; sự thật
rằng thế gian chỉ là phần nhỏ không đáng kể. Từ chính việc làm xấu xa đó, Thiên Chúa có thể
đem lại sự thuận lợi to lớn hơn: vì nếu nó có thể gây xúc phạm một cách sai trái tới ai đó, nó lại
mang người khác đến sự ăn năn hối cải. Liệu nó có làm tổn thương chúng ta khi có một hình ảnh
sống động của Chúa Ki-tô và các thánh Tông Đồ ở giữa chúng ta? Chúng ta cần điều đó hơn bao
giờ hết”.

246. “Một ngày nọ, trong khi tôi đang cầu nguyện, tôi cảm thấy mình lao xuống Hỏa
ngục. Tôi biết rằng Thiên Chúa đã muốn tôi nhìn thấy nơi mà ma quỷ đã chuẩn bị cho tôi, nơi tôi
đáng phải chịu vì tội lỗi của mình. Nó xảy ra khá nhanh, tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ quên
được điều đó bao lâu tôi còn sống. Lối vào như một con đường dài, hẹp, giống như một lò lửa rất
thấp và tối tăm. Mặt đất xuất hiện như bị bao phủ bởi bùn, mùi nước hôi thối và sâu bọ lúc nhúc.
Cuối con đường, tôi thấy có một hốc tường giống một căn buồng nhỏ, trong đó tôi thấy mình bị
giam chặt lại. Tất cả những điều tôi nhìn thấy không đáng sợ bằng so với những điều kinh sợ tôi
đã cảm nhận được trước đó. Những điều tôi nói đến khó có thể diễn tả một cách đầy đủ”.

247. “Tôi cảm thấy rằng dường như những gì tôi cảm nhận được khó có thể giải thích
hoặc hiểu hết được, nhưng tôi cảm nhận được ngọn lửa trong hồn tôi, bản tính của nó tôi không
thể diễn tả được. Những cơn đau về thể xác của tôi không thể chịu đựng nổi, mặc dù tôi đã trải
ngiệm những cơn đau tồi tệ nhất và như bác sĩ đã nói với tôi rằng: những cơn đau tồi tệ nhất như
sự nhiễm bệnh của cơ thể khi tôi bị tê liệt, một số khác như tôi đã nói đến ở trên, là do ma quỷ.
Tất cả những điều đó không là gì so với những gì mà tôi cảm nhận được lúc này, đặc biệt hơn
khi tôi nhận thấy chúng không có dấu hiệu dừng lại. Và thậm chí điều này cũng chẳng là gì so
với sự đau đớn của các linh hồn: cảm giác tiêu tan của sự chết nghẹt, nỗi đau tột cùng, cùng với
cảm giác vô vọng và bất mãn nghiệt ngã đến nỗi tôi không thể diễn tả nó. Để nói rằng linh hồn
đang bị cướp đi không ngừng là không đủ, vì nó có nghĩa là một ai khác đang chiếm đoạt mạng
sống của họ, nhưng ở đây linh hồn tự cào xé chính mình. Sự thật là tôi không thể tìm đúng ngôn
từ để diễn tả ngọn lửa bên trong và sự tuyệt vọng mà tôi cảm nhận được từ những đau khổ giằn
vặt kinh khiếp đó. Tôi không thể nhìn thấy có người bắt tôi phải chịu những tra tấn này, nhưng
tôi lại cảm nhận được ngọn lửa đang bừng cháy trong tôi và đang xâu xé chính tôi ra từng mảnh,
và tôi chỉ có thể nói rằng chính ngọn lửa bên trong thầm kín này và sự tuyệt vọng là những nỗi
đau tồi tệ nhất”.

248. “Trong khi tôi đang ở nơi độc hại đó, nơi không có một nguồn an ủi nào, tôi không
thể ngồi hay nằm xuống. Tôi bị đặt nơi một lỗ thủng của bức tường, không có căn phòng nào ở
đó vì những bức tường kia, trông rất kinh sợ, đè nặng lên tôi và khiến tôi ngột ngạt. Không có
một tia sáng nào, tất cả chỉ là một bóng tối dày đặc. Tôi không thể hiểu thế nào, nhưng mọi thứ
có thể trông thấy đều rất đau đớn khi nhìn thấy. Ngay lúc đó, Thiên Chúa không muốn tôi nhìn
thấy bất kỳ cảnh tượng nào nữa của Hỏa ngục. Từ đó tôi có một cái nhìn khác về sự trừng phạt
kinh sợ mà những kẻ độc ác phải gánh chịu.”

Chúng trông thật đáng kinh sợ, nhưng khi tôi không còn cảm thấy đau đớn, chúng đã
không còn làm tôi kinh hãi như những cảnh tượng khác, mà Thiên Chúa muốn tôi thực sự cảm
nhận được sự đau đớn cả về tâm hồn lẫn thể xác, như thể tôi đang chịu đau khổ trong chính cơ
thể của mình. Tôi chẳng có ý niện gì để giải thích làm thế nào kinh nghiệm như thế lại xảy ra,
nhưng tôi biết rằng điều đó xảy đến nhờ sự tốt lành của Thiên Chúa mà Ngài muốn tôi nhìn thấy
bằng chính đôi mắt của tôi, nơi mà Người đã giải thoát tôi nhờ lòng thương xót. Chỉ để nghe về
Hỏa ngục là không có gì, cũng không phải là những suy nghĩ của tôi về nó (mặc dù là rất ít, vì sự
sợ hãi đã tác động nhẹ nơi linh hồn tôi), mà cũng không phải từ những gì tôi đã đọc được như
những câu chuyện về quỷ dữ hành hạ các linh hồn bằng những gọng kìm. Không, tất cả điều này
không là gì so với sự đau đớn đó. Nói tóm lại, hình ảnh là một chuyện, thực tại là một chuyện
khác. Và tất cả sự nung cháy trên thế gian chỉ là một điều nhỏ nhoi so với ngọn lửa nơi đó.”

249. “Tôi đã rất kinh hãi và vẫn còn kinh hãi đến khi tôi viết về điều này, mặc dù nó đã
xảy ra khoảng sáu năm trước. Nỗi sợ dường như khiến cho máu huyết của tôi trở nên lạnh hơn
ngay cả lúc này đây, không có nỗi cực nhọc và đau khổ nào xảy đến với tôi mà không tan biến
vào hư vô nếu đem so với nó. Và tôi nghĩ rằng những phàn nàn của chúng ta là không có căn cứ.
Tôi nói lại rằng đây là một trong những ân huệ vĩ đại nhất mà Thiên Chúa dành cho tôi. Tôi đã
sinh lợi được rất nhiều từ điều đó, bởi sự loại bỏ sự sợ hãi của những thử thách và mâu thuẫn của
cuộc đời này, và có được sức mạnh để chịu đựng chúng. Cảm tạ Chúa vì đã giải thoát tôi khỏi
những tội lỗi vô tận và khủng khiếp như chính tôi nhìn thấy lúc này”.

250. “Kể từ đó, như tôi đã nói đến ở trên, mọi thứ ở đây trở nên dễ dàng nếu đem so
sánh với một giây phút đau khổ nơi Hỏa ngục. Tôi kinh ngạc khi nghĩ rằng tất cả những cuốn
sách tôi đã đọc về những đau khổ ở nơi Hỏa ngục mà lại không hề sợ hãi hay hiểu được ý nghĩa
của chúng. Tôi đang ở đâu? Sao tôi có thể vui sướng trong những điều dẫn đưa tôi đến nơi tội lỗi
như vậy? Lạy Thiên Chúa của con, chúc tụng Ngài đến muôn đời, vì giờ đây con đã biết rằng
Ngài yêu thương con hơn con yêu mến bản thân con. Biết bao lần ôi lạy Chúa, Ngài đã giải thoát
con khỏi cảnh tù ngục kinh hãi đó, và biết bao lần con đã quay lưng lại để sa vào chốn ấy mà
chống lại Thánh ý của Ngài”.

251. “Nhưng tôi cũng đã chịu sự đau khổ tột cùng nhất trong đời tôi bởi cái cảnh tượng
đó: những suy nghĩ về các linh hồn đang bị hư mất (đặc biệt là những người theo lạc giáo Luther,
họ đã trở thành thành viên của Hội Thánh qua Bí tích Rửa Tội), cũng như lòng khao khát lớn lao
để cứu rỗi các linh hồn. Bởi vì, dường như tôi sẵn sàng chịu đựng nhiều cái chết dù chỉ để cứu
lấy một linh hồn. Tôi nhận thấy rằng ngay trong thế gian này, nếu chúng ta thấy một người nào
đó mà ta yêu mến đang trong cảnh đau khổ hay phiền muộn, và nếu sự đau khổ càng lớn thì nó
càng chạm đến chúng ta như thể sự đau khổ đó là của chính chúng ta vậy. Thế đấy, một khi trông
thấy một linh hồn nào đó đang trong nỗi đau tột cùng, ai có thể chịu đựng được khi chứng kiến
điều đó? “Không một tâm hồn nào có thể chịu đựng được khi nghĩ về điều đó mà không trải qua
đau đớn. Trên thế gian này, chúng ta biết rằng sự đau khổ sẽ chấm dứt ít nhất là qua cái chết, nên
chúng ta cảm thấy thương cảm cho họ. Ở sự sống đời sau, không có điểm dừng cho sự đau khổ,
và vì vậy tôi không thể hiểu được làm sao chúng ta có thể bình an vô sự khi nhìn thấy các linh
hồn bị ma quỷ chiếm đoạt mỗi ngày”.
252. “Điều này khiến tôi cảm nhận được rằng trong vấn đề quan trọng lớn lao như thế,
chúng ta không nên tự hài lòng với chính mình về cái không có gì, hơn là những nỗ lực hết mức
có thể. Mong rằng chúng ta không tằn tiện những nỗ lực, và nguyện cho điều đó sẽ làm đẹp lòng
Thiên Chúa để Ngài ban cho chúng ta ân sủng để thực hành điều đó”.

253. “Một ngày nọ, Thiên Chúa cho thánh nữ nhìn thấy niềm vui vinh quang Thiên
đàng và nói với ngài rằng: hãy nhìn xem, hỡi con yêu quý của Ta, tất cả những điều mà những kẻ
chống đối Ta đều thất bại; đừng ngần ngại nói với họ điều đó”.

254. “Một lần, khi tôi đang cầu nguyện, tôi cảm nhận được một niềm vui lớn lao và vì
tôi không xứng đáng với sự tốt lành đó, tôi bắt đầu suy nghĩ làm sao để tôi được xứng đáng ở nơi
tôi đã nhìn thấy khi tôi thăm viếng Hỏa ngục (trong cách mà như tôi đã nói là tôi sẽ không bao
giờ quên). Chính ý nghĩ này, linh hồn tôi bắt đầu rực cháy mạnh mẽ hơn và một tinh thần vui
sướng tột độ tràn ngập trong tôi khiến tôi không thể diễn tả được. Và dường như tôi được chìm
đắm và tràn ngập trong Đấng tối cao mà tôi đã biết đến vào những dịp khác. Trong sự uy nghi
của Đấng Tối cao, tôi đã được cho hiểu một chân lý vượt trên mọi chân lý: tôi không biết phải
diễn tả như thế nào vì tôi đã không thấy được gì. Tôi được nói rằng – tôi không thể nhìn thấy bởi
ai đó - mặc dầu tôi biết rằng đó chính là chân lý: ´Đó không phải là điều nhỏ nhặt Ta làm cho
con; đó là điều mà con đang nợ Ta. Tất cả mọi sự xấu xa của thế gian xảy đến bởi do không hiểu
rõ những chân lý mà Thánh Kinh đem lại, và không một chút nào của nó sẽ qua đi.´ Tôi dường
như luôn tin vào điều này, giống như toàn bộ tín hữu vẫn làm. ‘Than ôi! Con yêu của Ta,’ Ngài
nói với tôi, ‘Thật quá ít người trong chúng con thật sự có lòng yêu mến Ta, vì nếu chúng yêu
mến Ta thì Ta sẽ mặc khải tất cả những bí mật của Ta cho chúng. Con có biết những gì thực sự
yêu thương Ta có nghĩa là không? Nó có nghĩa là tất cả mọi điều làm trái ý Ta đều là dối trá.
Những gì mà con chưa hiểu lúc này, con sẽ hiểu rõ hơn trong sự tốt lành mà nó sẽ làm cho linh
hồn con.’”

255. “Lúc này tôi biết được những rủi ro ở Pháp và những tàn phá do những người theo
lạc thuyết Luther gây ra, cũng như sự khuếch trương của bè phái lạc giáo này. Tôi đã rất đau
buồn về điều này như thể tôi là người có liên quan và phải chịu trách nhiệm về hậu quả của nó,
tôi đã khẩn khoản kêu xin Thiên Chúa hãy tìm phương thuốc để cứu chữa lấy tội lỗi quá lớn lao
này. Như thể tôi muốn hy sinh hàng ngàn lần mạng sống của tôi chỉ để cứu rỗi một trong số
nhiều các linh hồn đang bị hư mất. Tôi nhận ra rằng tôi chỉ như một người phụ nữ yếu ớt, không
có khả năng phục vụ Thiên Chúa như tôi muốn (tất cả những gì tôi quan tâm lúc này là Thiên
Chúa có quá nhiều kẻ thù trong khi lại có quá ít bạn bè, vì vậy Ngài nên có ít nhất một vài người
bạn tốt), tôi quyết tâm thực hiện những việc nhỏ nhặt trong khả năng của tôi, đó là việc sống
những lời khuyên Phúc Âm cách trọn vẹn nhất có thể, cũng như đảm bảo rằng nhưng nữ tu sống
ở đây với tôi cũng sẽ làm tương tự như vậy. Tin tưởng vào lòng từ bi của Thiên Chúa, Ngài luôn
chạy đến với những ai quyết tâm từ bỏ tất cả vì danh Ngài. Tôi hy vọng những nữ tu của tôi,
những người mà tôi luôn yêu mến, có đủ nhân đức để không mắc phải gương xấu của tôi và giúp
tôi dâng lên Thiên Chúa sự an ủi, và trở nên bận rộn hơn trong việc cầu nguyện cho sự thành
công của những nhà giảng thuyết và những nhà thông thái đang bảo vệ Giáo Hội. Chúng ta sẽ
làm những gì có thể để ngăn những kẻ phản bội chống lại Thiên Chúa chúng ta, những kẻ được
Người yêu mến mà dường như chúng như thể muốn đóng đinh Người vào thập giá thêm một lần
nữa mà không có một nơi tựa đầu”.

256. “Ôi Đấng Cứu Độ con, tim con không thể an nghỉ mà không phiền muộn về điều
này. Phải nói thế nào về các Ki-tô hữu ngày hôm nay? Phải chăng những kẻ mang ơn Ngài nhiều
nhất lại chính là những kẻ làm Người đau buồn nhất? Phải chăng luôn luôn là những kẻ mà Ngài
đã làm nên những kỳ công, những kẻ mà Ngài đã chọn làm bạn, những kẻ mà Ngài luôn hiện
diện giữa họ và những kẻ mà Ngài đã trao ban chính Ngài trong các Bí tích? Chẳng lẽ họ không
thỏa mãn với những đau khổ mà Ngài đã chịu thay cho họ sao?

257. “Chắc chắn rằng, lạy Thiên Chúa của con, những kẻ từ bỏ thế gian sẽ không đánh
mất gì. Vì nếu thế gian đã đối xử với Người một cách vô luật lệ, thì huống gì là chúng con?
Chẳng lẽ chúng con xứng đáng hơn với lòng kính mến của thế gian? Có điều gì mà chúng con
làm cho thế gian này hơn Ngài đã làm để xứng đáng với tình bạn của nó? Tôi đang nói gì vậy!
Làm sao chúng ta có thể hy vọng gì hơn, vì bởi chính lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta
không bị rơi vào ổ bệnh dịch, nơi mà những kẻ nô lệ của ma quỷ đã ở đó? Chúng đã phải chịu
hình phạt từ chính đôi tay của Người và bị thiêu đốt trong lửa đời đời vì chính những lạc thú của
họ. Họ phải ở lại đó mặc dù điều đó khiến tim tôi tan vỡ khi nhìn thấy nhiều linh hồn bị hư mất.
Phải chăng tội lỗi của họ không quá lớn lao, tôi không thể đứng nhìn thêm linh hồn nào bị hư
mất mỗi ngày nữa”.

258. “Hỡi chị em thân mến của tôi trong Chúa Ki-tô, xin giúp tôi cầu xin Thiên Chúa
điều này, bởi vì đó là lý do tại sao chúng ta tụ họp nơi đây. Đây chính là lời mời gọi và nó nên
trở thành mối bận tâm, mong ước, nước mắt và lời cầu nguyện của chị em.”
CHƯƠNG XV

VỀ CÙNG MỘT CHỦ ĐỀ

259. Từ cuộc đời của thánh nữ Maria Ma-đa-lê-na Pazzzi. “Thật không dễ để tìm thấy
một con người đương thời với các tông đồ có lòng nhiệt tâm bừng cháy hơn cho ơn cứu rỗi các
linh hồn. Thánh nữ có một sự quan tâm dịu dàng và sôi sục cho phần rỗi của các linh hồn, và đối
với ngài, dường như ngài đã không yêu mến Thiên Chúa nếu như những nguời khác cũng không yêu
mến Người. Khi học được những bước tiến mà đức tin đã được thực hiện ở Ấn Độ trong ngày của
mình, thánh nữ có thể nói rằng nếu ơn gọi của ngài cho phép, thánh nữ sẽ đi khắp thế gian để cứu
rỗi các linh hồn, và ghen tị với các loài chim về đôi cánh của chúng, rằng ngài có thể bay đi khắp
nơi để có thể hoàn thành sứ vụ. ‘Nếu có thể cho một ai đó đưa tôi đến Ấn độ’, thánh nữ thường
nói, ‘để tôi có thể hướng dẫn những trẻ em Ấn độ về đức tin, để Chúa Giê-su có thể là Chúa của
linh hồn họ và họ có thể có Chúa Giê-su cho riêng mình!

260. Tiếp đến, khi nói về những kẻ bất trung cách phổ quát, thánh nữ Maria Ma-đa-lê-na
nói: “Nếu tôi có thể, tôi sẽ tập hợp tất cả họ lại với nhau và đem họ đến giữa lòng Hội Thánh, để
Hội Thánh thanh tẩy họ khỏi tội bất trung và tái sinh họ trở thành những đứa con của mình, đưa
họ đến với trái tim yêu thương của mình và nuôi dưỡng họ bằng dòng sữa của các Bí tích thánh.
Thật tốt biết bao Giáo Hội có thể nuôi dưỡng chăm lo cho họ bằng chính nguồn sống của mình!,
Ôi nếu tôi có thể mang họ về với Hội Thánh, tôi sẽ sung sướng làm điều đó biết bao!

261. “Khi thấy những tổn thương gây ra cho phần hồn bởi những lạc thuyết được phổ
biến, thánh nữ thường nói: “Nó rất hệ trọng rằng linh hồn chúng ta nên giống như những con
chim gáy khóc lóc, luôn than van cho sự mù quáng của những người theo chủ nghĩa lạc thuyết.”
Và việc biết được rằng niềm tin của người Công giáo đã trở nên thờ ơ lãnh đạm, thánh nữ có thể
kêu lên rằng “Lạy Chúa, xin tuôn đổ xuống nơi tâm hồn các tín hữu một niềm tin sống động và
bừng cháy. Xin hãy làm nóng và thắp lên ngọn lửa của lòng mến vô bờ bến của trái tim Người,
xin làm cho đức tin và hành động của họ luôn đi đôi và xứng hợp với nhau”. Vào những dịp
khác, khi đang cầu nguyện cho ơn trở lại của những người tội lỗi, Ngài cầu nguyện với giọng lửa
bốc cháy đến nỗi Thiên Chúa không những lắng nghe ngài như thể đang lắng nghe tiếng rì rào
trong chính dòng Máu Thánh của mình”.

262. “Thánh nữ muốn làm thấm nhuần lòng nhiệt tâm sôi nổi cho ơn cứu rỗi các linh hồn
nơi tất cả mọi người. Vì vậy, thánh nữ không ngừng nói với các nữ tu dưới sự chăm sóc của ngài
rằng phải cầu nguyện cho các linh hồn. “Hãy cầu xin cho các linh hồn nhiều như những bước
chân chúng ta bước xung quanh tu viện, và nhiều như lời chúng ta nói khi hát kinh phụng vụ”.
Thánh nữ mang tất cả sự nồng ấm của những cảm xúc để kiên trì với công việc cho phép ngài
như một nữ tu, để người viết tiểu sử có thể viết đầy 14 chương với những gương sáng về chứng
từ của lòng nhiệt thành của ngài cho ơn cứu rỗi các linh hồn. Tất cả những việc Thánh nữ có thể
làm như hành xác, chay tịnh, canh thức, cầu nguyện lâu giờ, khích lệ, sữa lỗi v.v. Thánh nữ
không bỏ sót một hành động nhỏ nhặt nhất nào, ngài giam mình trong suốt nhiều tháng để ăn năn
đền tội cho việc chuộc lại những lỗi lầm mà tội lỗi được trao phó trong lời cầu nguyện của ngài”.

263. Chúng ta biết rằng nhiều linh hồn đã được cứu chuộc nhờ thánh nữ Tê-rê-xa Hài
Đồng Giê-su và thánh nữ Maria Ma-đa-lê-na Pazzi, và rất nhiều linh hồn được cứu nhờ lời cầu
nguyện của các nữ tu tốt lành và nhiệt thành. Vì lý do này, tôi luôn sẵn sàng giảng Tĩnh tâm và
thuyết giáo cho các nữ tu mặc dù thời gian của tôi hạn hẹp để cho phép tôi giải tội cho họ, ấy là,
để họ có thể nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện của họ. Thỉnh thoảng, tôi cũng nói với các nữ tu
rằng họ phải giữ vai trò của Mô-sê ở trên núi trong khi tôi giữ vai trò của Giô-sua nơi chiến trận,
họ cầu nguyện trong khi tôi chiến đấu dưới ngọn giáo là Lời Chúa. Vì thế, cũng như Giô-sua
chắc chắn chiến thắng nhờ lời cầu nguyện của Mô-sê, thì tôi cũng hy vọng xác nhận điều đó qua
lời cầu nguyện của các nữ tu. Và thúc bách họ lên đến đỉnh cao của đời sống cầu nguyện, tôi nói
với họ rằng chúng ta cùng chia sẻ công trạng của sự chiến thắng.
CHƯƠNG XVI

NHỮNG PHƯƠNG THẾ TÔI DÙNG ĐỂ GẶT HÁI THÀNH CÔNG

PHƯƠNG THẾ THỨ NHẤT: CẦU NGUYỆN

264. Như tôi đã nói, vì tôi được lôi cuốn vào việc làm sáng danh Thiên Chúa và cho ơn
cứu rỗi các linh hồn, tôi sẽ nói vài điều về những phương thế mà chính Thiên Chúa đã cho tôi
thấy là hữu hiệu và hợp lý nhất để có thể đạt được mục đích đó.

Phương thế đầu tiên mà tôi luôn dùng đến và thực hành đó là cầu nguyện. Theo quan
điểm của tôi, đây là phương thế tuyệt vời nhất mà tôi dùng đến để mang ơn hoán cải của những
kẻ tội lỗi, ơn kiên trung bền đỗ của những người công chính và để đền tội cho các linh hồn ở
luyện ngục. Vì vậy, trong những giờ suy niệm, các Thánh lễ, các giờ đọc kinh Sách và những
việc sùng kính khác, cũng như những ước nguyện cá nhân, tôi luôn cầu xin lên Thiên Chúa và
Đức Trinh Nữ Maria cho ba ý nguyện này.

265. Không chỉ cá nhân tôi cầu nguyện không thôi, nhưng tôi còn nhờ những người
khác như các nữ tu, các chị em Dòng Nữ Tử Bác Ái, dòng ba Cát Minh, cũng như tất cả những
người nhân đức và nhiệt thành khác cùng cầu nguyện với tôi. Tôi thường bảo họ rằng hãy tham
dự Thánh lễ, đón nhận Mình Thánh Chúa Giê-su, và cả trong suốt Thánh lễ và sau khi rước Mình
Thánh Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha hằng sống Con Chí Thánh của Cha; và trong Danh Thánh
Người và nhờ công đức của Người mà cầu xin cho được ba ân huệ mà tôi đã đề cập đến, đó là ơn
trở lại của những kẻ tội lỗi, ơn kiên trung của những người công chính và sự đền bù tội lỗi của
các linh hồn nơi luyện ngục. Tôi cũng bảo họ hãy năng thăm viếng Bí tích Thánh Thể và suy
ngắm chặng đàng Thánh Giá.

266. Tôi cũng thúc giục họ trao phó chính bản thân của họ thật lòng lên Đức Trinh Nữ
Maria và để cầu xin Đức Maria cho ba thỉnh cầu trên, nhờ lòng sùng kính Đức Mẹ Mân Côi của
họ, tôi giảng dạy và giải thích cho họ về cách thức suy ngắm chuỗi Kinh Mân Côi. Trước khi bắt
đầu bài giảng của mình, tôi lần chuỗi Kinh Mân Côi cùng với mọi người, để dạy cho họ cách lần
chuỗi và nhờ việc lần chuỗi Kinh Mân Côi để đạt được ba ân huệ nói trên. Tôi cũng dạy họ lòng
sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi và nhận thấy rằng vào mỗi ngày trong tuần họ suy ngắm một sự
thương khó và như thế đến cuối tuần họ suy ngắm đủ bảy sự thương khó của Đức Mẹ.

267. Tôi và mọi người cũng cầu xin các Thánh trên trời và nhờ họ chuyển cầu cùng
Chúa Giê-su và Mẹ Maria cho ba ân huệ đó. Tôi đặc biệt cầu xin các vị Thánh mà trong suốt
cuộc đời trần thế này các ngài đã thể hiện lòng nhiệt tâm làm sáng danh Thiên Chúa và mang ơn
cứu rỗi cho các linh hồn.
268. Tôi chẳng bao giờ quên khẩn cầu cùng với Tổng lãnh Thiên Thần Mi-ca-e và các
Thiên thần bản mệnh, cách đặc biệt cho riêng tôi và cho tất cả mọi người ở các nước, tỉnh thành,
thành phố mà tôi giảng dạy và mỗi cá nhân hiện diện ở đó.

269. Tôi có một sự hiểu biết rõ ràng về khả năng che chở của các Thiên thần bản mệnh.
Tôi muốn nêu ra vài lời nguyện tắt mà tôi thường đọc mỗi ngày. Tôi cũng khuyên người khác
cầu nguyện như vậy, và họ nói với tôi rằng điều đó sinh nhiều ơn ích cho họ.

Có ai được như Thiên Chúa?


Có ai được như Chúa Giê-su?
Có ai được như Mẹ Maria, Đức Trinh Nữ và là Mẹ Thiên Chúa?
Có ai được như các thiên thần trên trời?
Có ai được như các thánh trong vinh quang?
Có ai được như người công chính trên mặt đất này?
Vạn tuế Chúa Giê-su! Vạn tuế Rất Thánh Đức Maria!
Vạn tuế luật thánh của Thiên Chúa!
Vạn tuế các lời khuyên Phúc Âm!
Vạn tuế các Bí tích thánh của Hội Thánh!
Vạn tuế hy tế Thánh Lễ!
Vạn tuế Bí tích Kính Mình Thánh!
Vạn tuế Rất Thánh Đức Maria Mân Côi!
Vạn tuế ân sủng của Thiên Chúa!
Vạn tuế những nhân đức Ki-tô giáo!
Vạn tuế các công việc bác ái!
Hãy chết đi những thứ gian ác và tội lỗi!

270. Lời cầu nguyện tôi thường đọc khi bắt đầu mỗi một sứ vụ truyền.

Lạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ và là Đấng bào chữa cho những kẻ tội
lỗi nghèo hèn khốn khổ, Mẹ biết rằng con là con và là thừa tác viên của Mẹ, được uốn nắn trong
lò lửa tình thương và lòng thương xót của Mẹ. Con giống như một mũi tên được dương lên trong
bàn tay uy quyền của Mẹ. Hãy bắn mũi tên đó lạy Mẹ Maria của con với toàn lực của cánh tay
Mẹ, chống lại vị vua A-khap nghịch đạo, phạm thánh và tàn nhẫn, đã cưới công chúa I-de-ven. Ý
con là, xin hãy phóng con để con chống lại Satan, một kẻ đồng minh của nhục dục.

271. Nguyện cho những kỳ công chiến thắng là của Mẹ, lạy Mẹ của con; Mẹ sẽ chiến
thắng. Vâng, Mẹ có năng quyền để chấm dứt tất cả những lạc thuyết, sai lầm, và sự gian ác. Và
vì vậy, tin tưởng vào quyền năng che chở của Mẹ, con sẽ bắt đầu cuộc chiến không chỉ chống lại
thể xác và máu huyết mà còn với kẻ thống trị bóng tối như thánh Tông Đồ đã nói, hãy nhận lấy
khiên chắn của chuỗi kinh rất Thánh Mân Côi và vũ khí là ngọn giáo của Lời Chúa.
272. Mẹ là Nữ Vương của các thánh Thiên thần, lạy Mẹ, xin hãy ra lệnh cho họ đến
giúp đỡ con. Mẹ biết rõ con yếu đuối trong khi kẻ thù con lại mạnh mẽ biết bao.

Mẹ là Nữ Vương của các Thánh, xin hãy ra lệnh cho họ để nguyện cầu giúp con và nói
với họ rằng những kỳ công chiến thắng dành được là cho danh Thiên Chúa được cả sáng và ơn
cứu rỗi của các linh hồn.

Lạy Mẹ, nhờ lòng khiêm nhường của Mẹ, xin hãy nghiền nát sự kiêu ngạo của Lu-ci-
phe và những thuộc hạ của hắn, những kẻ cả gan đòi chiếm lấy các linh hồn đã được cứu chuộc
bởi Máu Thánh Chúa Giê-su, người Con của Mẹ.

273. Tôi cũng đọc câu trừ quỷ như sau:

Hỡi Satan, và cùng với các thuộc hạ của ngươi; ta, tuy không xứng, là thừa tác viên của
Chúa Giê-su và Rất Thánh Đức Maria, ra lệnh cho ngươi tránh xa khỏi nơi đây và đi đến nơi
ngươi thuộc về. Ta ra lệnh cho ngươi phải làm như vậy Nhân Danh Chúa Cha (+), Người đã tạo
dựng chúng ta; Nhân Danh Chúa Con (+), Người đã cứu chuộc chúng ta khỏi sự bạo ngược của
ngươi; Nhân Danh Chúa Thánh Thần (+), Người đã an ủi và thánh hóa chúng ta. Amen.

Ta ra lệnh cho ngươi Nhân Danh Rất Thánh Đức Maria, Đức Trinh Nữ và là Mẹ Thiên
Chúa hằng sống (+), Người sẽ dẫm nát đầu ngươi.

Tránh xa ra, hỡi Satan! Hãy cút đi, ngươi, kẻ kiêu ngạo và ghen ghét! Không bao giờ
được phép ngăn cản sự trở lại và ơn cứu rỗi của các linh hồn.
CHƯƠNG XVII

NHỮNG PHƯƠNG THẾ KHÁC TÔI SỬ DỤNG ĐỂ LÀM VIỆC LÀNH

PHƯƠNG THẾ THỨ HAI: ĐÀO TẠO THIẾU NHI

274. Tôi luôn ghi nhớ câu nói này: “Đức tin phải đi đôi với việc làm”. Vì thế, tôi chú
tâm và làm việc một cách năng nổ, như thể mọi thứ lệ thuộc vào công việc mà tôi đang và cùng
lúc tôi đặt tất cả niềm phó thác vào Thiên Chúa vì tất cả mọi thứ thực sự phụ thuộc nơi Người,
trên hết là ơn trở lại của những kẻ tội lỗi, đó là một việc làm của ân sủng và kỳ công vĩ đại của
Thiên Chúa.

275. Dạy giáo lý cho em thiếu nhi. Điều đầu tiên tôi chú ý đến là việc chỉ dẫn cho các
em thiếu nhi về giáo lý Ki-tô giáo, không chỉ vì tôi luôn cảm thấy một sở thích mãnh liệt với
cách giáo dục này, nhưng còn vì tôi nhận ra được tầm quan trọng thiết yếu của việc dạy giáo lý.
Kiến thức giáo lý là nền tảng cho toàn bộ công trình của việc giảng dạy lòng mộ đạo và đời sống
luân lý. Hơn nữa, trẻ em rất sẵn sàng học hỏi và gây ấn tượng sâu sắc. Giáo lý giữ chúng khỏi
những sai lầm, tật xấu và sự ngu dốt, và dễ dàng đặt chúng trong nền tảng nhân đức vì trẻ em dễ
chỉ bảo hơn người lớn. Đối với trường hợp các trẻ nhỏ, công việc được đòi hỏi chỉ là là việc gieo
mầm, trong khi người lớn cần đòi hỏi cả việc gieo mầm và nhổ cỏ. Có một thuận lợi khác là:
người lớn thường bị lôi kéo bởi trẻ nhỏ, và các bậc cha mẹ bị lôi kéo bởi chính con cái của họ bởi
vì trẻ em giống như nhịp đập trong trái tim của cha mẹ chúng. Khi trẻ nhỏ lãnh nhận một ảnh
thánh nhỏ như là phần thưởng cho việc tham dự và siêng năng của chúng, cha mẹ của các em và
những người lớn khác sẽ đọc những tấm ảnh đó bởi sự tò mò, và điều này thường mang lại sự
hoán cải cho họ. Như tôi biết được từ chính trải nghiệm của tôi.

276. Một trong những điều đánh động tôi nhất trong việc dạy dỗ các em thiếu nhi là
gương sáng của Chúa Giê-su và của các Thánh. Chúa Giê-su đã từng nói, “Hãy để trẻ em đến
với ta và đừng ngăn cản chúng, vì nước trời là của những ai giống như chúng” (Mc 10:14). Sau
đó Người ôm lấy, chúc lành và đặt tay trên chúng. Không có gì nghi ngờ một đứa trẻ với sự ngây
thơ được gìn giữ và được chỉ dẫn ngay lành là một kho báu quý giá hơn trong mắt Thiên Chúa so
với tất cả các vương quốc trần gian.

277. Các thánh Tông Đồ là những người được Chúa Ki-tô truyền thụ lại, đã dạy giáo lý
cho mọi kẻ lớn bé như nhau, và vì thế, bài giảng của họ trở nên những chứng thực cốt yếu của
mầu nhiệm đức tin.

Thánh Denis, Thánh Clê-mên-tê Alexandria - một con người uyên bác, thầy dạy của
Origen – cũng như Origen, họ là những giáo lý viên, như thánh Gioan Chrysostom, thánh Au-
gus-ti-nô, thánh Gregory Nyssa. Thánh Giê-rom, khi ngài được nhiều người thỉnh kiến từ các
vùng miền gần xa, như là một thánh nhân của thế giới, đã không xấu hổ khi dạy giáo lý cho trẻ
em. Ngài đã dành những ngày cuối đời, thời gian đáng lý có thể dùng để phụng sự Giáo Hội cách
tốt hơn, để dấn thân vào công việc dạy giáo lý đơn sơ này. Một lần ngài nói với một góa phụ
rằng, hãy giao cho tôi các con của bà và tôi sẽ tán gẫu với chúng; tôi sẽ ít được tán dương trong
con mắt người đời, nhưng sẽ được vinh danh trong mắt Thiên Chúa.

278. Về khía cạnh này, Thánh Gregory Cả sẽ được vinh danh trong mắt Thiên Chúa so
với thánh Giê-rôm về sự nhiệt thành. Rô-ma, thủ đô của thế giới và là trung tâm tôn giáo đã kinh
ngạc khi chứng kiến vị Giáo Hoàng cao cả này, dẫu bệnh tật, Đức Giáo Hoàng vẫn dành nhiều
thời gian chỉ dạy cho giới trẻ. Sau khi ban phát thức ăn cho kẻ mạnh, ngài không ngần ngại phân
phát sữa cho trẻ nhỏ.

279. Vị chưởng ấn của Pa-ris, Jean Gerson, đã hiến dâng chính mình không ngừng để
dạy giáo lý cho trẻ em. Khi ngài bị chỉ trích về điều này, ngài đã trả lời rằng không công việc nào
vĩ đại hơn việc cứu thoát các linh hồn trẻ thơ này khỏi quyền lực Hỏa ngục, cũng như tưới nước
cho những mầm non đó trong khu vườn của Hội Thánh.

280. Chân Phước Gio-an Avila, một tông đồ của Andalucia, dâng hiến bản thân cho việc
chỉ dạy các trẻ nhỏ. Các môn đệ của ngài cũng tình nguyện dâng hiến mình để trở thành các giáo
viên trong các trường học. Ngài thường nói rằng: “Việc thu phục được giới trẻ nghĩa là cứu lấy
toàn thể đất nước, kẻ bé mọn sẽ trở nên vĩ đại, và bàn tay của họ sẽ lãnh đạo đất nước. Một nền
giáo dục tốt và giáo huấn của giáo lý Ki-tô giáo như ngài nói là nguồn hạnh phúc và phúc lợi của
đất nước, và ngược lại, một nền giáo dục giới trẻ lệch lạc sẽ giống như việc đầu độc nguồn cung
cấp nước.

281. Cha Diego de Guzman, con trai bá tước thành Bailen và là đệ tử của thánh Avila,
đã dành trọn 83 năm cuộc đời giảng dạy giáo lý Ki-tô giáo. Ngài đi xuyên qua đất nước Tây Ban
Nha và Ý với lòng nhiệt thành và hiệu quả cao, phải trả giá bằng những đau khổ và nỗ lực của
bản thân. Để đảm bảo cho những công việc của ngài không bị gián đoạn sau khi ngài mất, Cha
Diego đã thành lập một hội Dòng ở Seville để tiếp tục việc giảng dạy giáo lý Ki-tô giáo cho các
trẻ em như ngài đã thi hành.

282. Thánh I-nha-xi-ô, thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê và thánh Phan-xi-cô Borgia cũng chú
tâm đến việc giảng dạy giáo lý Ki-tô giáo cho trẻ em. Lainez và Salmeron, đại diện cho công
đồng Tren-tô, được lệnh của thánh I-nha-xi-ô để dạy giáo lý cho trẻ em.

Thánh Giu-se Calasan và Chân Phước Cesar Bus đã thành lập một hội Dòng để dạy trẻ
em về giáo lý Ki-tô giáo: Dòng Anh Em Học Thuyết Ki-Tô Giáo

283. Cha I-nha-xi-ô Mac-tin, một nhà hùng biện tài ba đã từng giảng dạy cho vua Bồ
Đào Nha, đã từ bỏ giảng thuyết mà dành hết cuộc đời còn lại để giảng dạy cho trẻ em, ngài tiếp
tục công việc này trong suốt 18 năm.
Cha Edmond Auger, một tông đồ giảng thuyết, người được mệnh danh là chiếc kèn
trumpet của Tin Mừng vì đã hoán cải khoảng 40,000 kẻ lạc giáo ở Pháp, Cha Edmond đã dấn
thân vào công việc giảng dạy giáo lý, và lúc lâm chung, Thiên Chúa đã cho ngài thấy rằng ngài
được đem về trời đồng hành cùng với các thiên thần và trẻ nhỏ. Để trả lời câu hỏi của ngôn sứ I-
sai-a: Đâu rồi viên ký lục? (Is 33:18) Người ta có thể trả lời rằng, Đây chính là ông ta.

284. Khi nghĩ về những gương sáng này, cũng như những gương sáng khác mà tôi biết
đến nhưng không được đề cập ở đây, tôi được động viên một cách mạnh mẽ về ý hướng không
ngừng của mình trong việc dạy giáo lý cho các thiếu nhi nam cũng như thiếu nhi nữ. Tôi đã biến
điều đó thành công việc của cá nhân tôi cho dù ở cương vị nào đi nữa: là một chủng sinh, linh
mục, nhà quản lý, nhà thừa sai và thậm chí là một Tổng Giám mục.

285. Bởi vì tôi yêu mến trẻ em và muốn các em được giáo dục về giáo lý Ki-tô giáo. Tôi
đã soạn bốn quyển giáo lý, một quyển cho trẻ nhỏ từ lúc bắt đầu biết nói đến lúc 7 tuổi, một
quyển cho người dân ở vùng nông thôn, một quyển nữa bao quát hơn và quyển cuối cùng được
giả thích và minh họa đầy đủ rõ ràng.

286. Phương thế tôi áp dụng, dựa trên những kinh nghiệm đã dạy cho tôi, là cách tiếp
cận tốt nhất. Tôi đã diễn tả trong quyển thứ hai của cuốn Người Chủng Sinh Được Đào Tạo Tốt,
phần 5 chương 4.
CHƯƠNG XVIII

HƯỚNG DẪN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

PHƯƠNG THẾ THỨ BA TÔI DÙNG ĐỂ LÀM VIỆC LÀNH

287. Phương thế hữu hiệu nhất mà tôi dùng là việc hướng dẫn người trưởng thành. Điều
dó giúp tôi cứu lấy những người trưởng thành khỏi sự ngu dốt, việc đó to lớn hơn người ta có thể
tưởng tượng, thậm chí đối với trường hợp những người lắng nghe các bài giảng thường xuyên.
Các nhà giảng thuyết thường cho rằng những người lắng nghe bài giảng của họ là những người
được hướng dẫn chu đáo, trong khi sự thật là sự chỉ dẫn đó là những gì người Công giáo thường
thiếu. Mục đích của việc hướng dẫn là để có nhiều thuận lợi hơn trong việc cung cấp cho họ biết
về những nghĩa vụ và bổn phận của chính họ và dạy họ cách thực thi những điều đó.

288. Trong thời gian mục vụ giáo xứ, tôi làm công việc đó mỗi ngày ngoại trừ ngày đầu
tiên (theo chủ đề riêng tôi đã được phân công), như là lời giới thiệu vào bài giảng trước khi
chúng tôi cùng nhau đọc kinh Kính Mừng. Vì tôi làm việc một mình, nên tôi phải tự làm mọi
thứ. Lời giới thiệu kéo dài khoảng 20 phút, và chủ đề luôn là điều răn và giới luật của Thiên
Chúa, điều mà tôi có thể giải thích ngắn hay dài tùy thuộc vào số ngày mà sứ vụ mục vụ hay các
việc phục vụ khác được cho phép. Vì mục đích đó của việc mục vụ, tôi mang theo một cặp sách
chứa đựng những lời giải thích về các điều răn một cách khái quát nhất, cũng như tờ truyền đơn
nói về các điều răn riêng biệt với các chủ đề liên quan đến mỗi một điều răn. Tôi dùng những tài
liệu này trong suốt những ngày tôi giảng dạy tại thành phố, và dựa vào những tập tục hay thói hư
tật xấu tại địa phương cần được chỉnh đốn, cũng như những nhân đức cần được nuôi dưỡng và
trau dồi. Một thói quen của tôi, trước khi tôi đi đến một thành phố nào đó, là tìm hiểu trước, và
trong những điều tôi được kể lại hay tự bản thân khám phá ra, tôi áp dụng phương cách điều
chỉnh hợp lý.

289. Mặc dù tôi biết tất cả những thói hư tật xấu nổi trội tại địa phương, nhưng tôi
không nói về chúng ngay lúc bắt đầu, ngược lại, tôi dành những chủ đề đó sau cùng. Tôi đợi đến
khi tôi thu phục được người nghe, và sau đó thay vì cảm thấy bị xúc phạm khi tôi nói với họ về
những thói hư tật xấu và việc tôn thờ ngẫu tượng của họ, họ sẽ lắng nghe những lời khuyên của
tôi và thay đổi lối sống của họ. Tôi để ý thấy rằng lúc khởi đầu sứ vụ, có rất nhiều người đến vì
sự tò mò mới lạ, để xem tôi sẽ nói về điều gì. Nếu như họ đã nghe tôi quở mắng họ về những tật
xấu, họ có thể đã bỏ đi giữa chừng, và trong sự tức giận họ sẽ ra về với sự khó chịu, không bao
giờ quay lại và mong rằng tai họa sẽ ập đến với nhà truyền giáo, với sứ vụ và với những kẻ đến
tham dự.
290. Tôi nhận thấy rằng trong những lúc khó khăn như vậy, một nhà truyền giáo phải
hành động giống như một người luộc ốc. Người đó bắt đầu bằng việc đổ những con ốc vào trong
nồi nước lạnh và đặt lên bếp.

Cảm nhận được sự mát lạnh của nước, những con ốc sẽ thò ra khỏi vỏ của chúng. Và
khi nước được đun nóng từ từ cho đến lúc sôi, những con ốc sẽ được luộc chín. Nhưng nếu một
người bất cẩn đổ ốc cùng lúc vào nồi nước sôi, chúng sẽ thụt sâu vào bên trong vỏ của chúng mà
không ai có thể lấy nó ra được. Đây là cách mà tôi áp dụng khi cư xử với những người tội lỗi đầy
dẫy mọi tật xấu, sai lầm, báng bổ và nghịch đạo.

Vào những ngày đầu tiên tôi giảng dạy về nhân đức và lẽ phải trong sắc thái rực sáng và
lôi cuốn nhất, mà không nói một lời nào chống lại những tật xấu và kẻ tội lỗi. Nhận thấy rằng họ
được đối xử với sự tử tế và lòng khoan dung, họ quay trở lại thường xuyên hơn, sau đó tôi bắt
đầu thẳng thắn hơn với họ, họ đã lắng nghe, hoán cải và xưng thú lỗi lầm của họ. Tôi gặp một
vài người đến chỉ vì sự tò mò, số khác đến vì muốn chống phá, để xem liệu họ có thể bắt bẻ tôi
nói gì đó sai hay không, tuy nhiên họ đã sám hối và lãnh nhận Bí tích Hòa giải cách sốt sắng.

291. Khi tôi bắt đầu sứ vụ thuyết giảng, năm 1840, chúng tôi đang trong thời gian nội
chiến giữa nhóm cực đoan và những người theo chủ nghĩa lập hiến, và vì vậy tôi phải cẩn thận
không lên tiếng nhận xét chống đối hoặc ủng hộ bất cứ đảng phái nào. Có nhiều thành viên của
mỗi đảng phái ở khắp các thành phố, nơi mà tôi giảng dạy. Tôi phải hết sức thận trọng vì một vài
người đến chỉ để bắt tôi nếu tôi nói sai hay lỡ nói điều gì đó không phải, giống như những kẻ
gián điệp được sai đến với Chúa Giê-su, Đấng Cứu Độ chúng ta, để dò la và mong bắt quả tang
nếu như Người có lỡ lời. Nhưng cảm tạ Thiên Chúa, họ chưa bao giờ thành công.

292. Trong thời điểm rất hỗn loạn phiền toái đó, tôi không chỉ phải tránh né đề cập đến
những vấn đề chính trị mà còn phải tránh việc gọi tên sứ vụ mà tôi đang đảm nhiệm là việc
truyền giáo. Tôi phải gọi nó là tuần cửu nhật kính các linh hồn, hay Đức Mẹ Mân Côi, hay chầu
Thánh Thể, hay kính một vị Thánh nào đó, để không khiến nhóm theo chủ nghĩa lập hiến phải lo
ngại, những kẻ đang cầm quyền trong các thành phố, nơi mà tôi đang giảng dạy. Nếu thành phố
quá rộng lớn mà thời gian chín ngày vẫn không đủ, tôi thường kéo dài trong nhiều ngày tới mức
có thể nều cần thiết. Vào ngày thứ nhất của tuần đại phúc, tôi bắt đầu bài giảng với chủ đề chính
của toàn bộ sứ vụ; vào ngày thứ hai và những ngày tiếp đó, tôi củng cố một vài điểm về giáo lý;
vào ngày thứ ba tôi tóm tắt lại điểm giáo lý mà tôi đã đề cập ngày hôm trước, thí dụ như:

293. Ngày hôm qua, tôi đã giải thích như thế này (lướt qua các điểm chính). Tôi làm
như vậy vì ba lý do: thứ nhất, khi người nghe nghe lại cùng một vấn đề gì đó, dù ngắn gọn thế
nào, thì nó vẫn có ấn tượng mạnh nơi họ. Vì như thánh An-phông-xô Maria Liguori nói, những
người nông dân thường có đầu óc cứng nhắc, và để gây ấn tượng điều gì đó cho họ, bạn phải
đánh mạnh vào đầu họ nhiều đòn. Thứ hai, nếu ai đó bỏ lỡ ngày hôm trước vì họ phải ở nhà
trông coi nhà cửa, con cái, v.v. Họ có thể nắm được những điều đã được nói đến vào ngày hôm
trước và có thể liên kết với những gì sẽ được nói vào ngày hôm nay. Bên cạnh đó, nếu những
người tham dự ngày hôm trước hiểu sai lệch về những điều được nói đến, thì đây là cơ hội tốt để
chỉnh sửa điều đó. Một số đông trong số họ lắng nghe một cách nghèo nàn và khi lặp lại còn tệ
hại hơn nữa, về vấn đề giáo lý, việc hiểu biết một cách chính xác rất là quan trọng. Thứ ba, việc
lặp lại những điểm chính của ngày hôm trước như là lời giới thiệu cho thông điệp mới của ngày
hôm sau, thêm ích lợi cho người nghe, giảm nhẹ gánh nặng cho người nói mà không cần tìm
kiếm một ý tưởng tổng quát hay cụ thể cho lời mở đầu.
CHƯƠNG XIX

CÁC BÀI GIẢNG

PHƯƠNG THẾ THỨ TƯ

294. Việc gải thích những điểm giáo lý phục vụ cho việc chỉ dạy người dân, còn bài
giảng phục vụ cho việc đánh động họ. Bài giảng phải được chọn phù hợp với khả năng của người
nghe. Thánh An-phông-xô Maria Liguori gọi một số chủ đề bài giảng, chẳng hạn như những điều
sau cùng là cần thiết, trong khi ngài gọi những chủ đề khác là tùy ý.

295. Tôi thường sắp xếp bài giảng của mình theo thứ tự như sau:

Ngày thứ nhất: các Linh Hồn, Đức Trinh Nữ, v.v. Tùy thuộc vào chủ đề phụng vụ.
Ngày thứ hai: tầm quan trọng của việc được cứu chuộc.
Ngày thứ ba: tính nghiêm trọng của tội trọng.
Ngày thứ tư: sự cần thiết của việc xưng tội và cách thức xưng tội.
Ngày thứ năm: sự chết.
Ngày thứ sáu: sự phán xét.
Ngày thứ bảy: hỏa ngục.
Ngày thứ tám: sự sống đời đời.
Ngày thứ chin: vinh quang
Ngày thứ mười: sự bền chí.

296. Nếu thời gian cho phép, tôi sẽ thêm hay lồng vào một vài chủ đề khác, chẳng hạn
như, Người Con Hoang Đàng hay Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, sự cứng lòng, phán xét
chung, cái chết của người công chính, sự trở lại của thánh Au-gus-ti-nô, các vụ tai tiếng, sự trở
lại của Maria Ma-đa-lê-na, những thiệt hại của tội đối với chính tội nhân, tội nhẹ, dịp tội, lòng
sùng kính Kinh Mân Côi, cầu nguyện trong tâm trí, bố thí, cuộc thương khó của Chúa Giê-su,
những sự thương khó của Mẹ Maria, v.v.

297. Từ lúc bắt đầu, cách rao giảng Tin Mừng mà tôi nhắm đến là: đơn giản và rõ ràng.
Để đạt được điều này tôi thường dùng những phép so sánh, đồng dạng và những thí dụ về lịch sử
và kinh nghiệm hầu hết là từ Kinh Thánh. Tôi để ý rằng một trong những cách thức để đạt được
sự chú ý của tất cả các hạng người, dù trí thức hay ngu dố bần nông, tin hay không tin, là việc sử
dụng biện pháp so sánh lấy từ những điều tự nhiên.
298. Tôi nhớ lại rằng vào năm 1841, khi tôi đang giảng tuần bảy ngày kính Bảy Sự
Thương Khó của Đức Maria trong một thành phố mang tiếng là lạnh nhạt. Đang giữa bài giảng,
tôi đã nhắc đến một chân lý cao siêu và chứng minh điều đó dựa vào quyền năng của Thánh
Kinh. Cả cộng đoàn lặng im phăng phắc.

Đột nhiên, một giọng nói báng bổ phá vỡ sự im lặng: Đó là điều mà ông muốn chúng
tôi phải chấp nhận sao! Tôi tiếp tục như thể không nghe thấy gì cả và nói, để mọi người hiểu rõ
hơn về chân lý quan trọng nhất này, tôi sẽ minh họa nó cho mọi người bằng một phép so sánh.
Sau khi tôi giải thích xong, cũng giọng nói trước đó cất lớn tiếng rằng, Đúng là như vậy! Ngày
hôm sau, người đàn ông đó đã đến gặp tôi và xưng tội một cách sốt sắng.

299. Trường hợp này và những trường hợp liên quan khác mà tôi đã kể đến đã thuyết
phục tôi về sự hữu ích của những phép so sánh tự nhiên. Về phương diện này, Thiên Chúa đã ưu
ái giúp đỡ tôi, đến nỗi không có vấn đề nào tôi thảo luận mà không dùng đến biện pháp so sánh
tự nhiên –mà không có chủ đích- và luôn có sự thích hợp đúng chỗ, như thể tôi đã chuẩn bị nó
sau một thời gian dài tìm hiểu. Chúc tụng Ngài, lạy Thiên Chúa của con, vì đã làm giàu thêm cho
con với món quà này, vì nó không phải là của con mà là của Ngài. Con biết rằng tự bản thân con,
con không thể nói một lời nào hay, có ý tưởng gì tốt đẹp! Nguyện tất cả những điều đó làm cho
danh Ngài được cả sáng!

300. Tôi luôn là một người ham đọc những tác phẩm của các tác giả nổi tiếng về các bài
giảng, đặc biệt là những tác phẩm có ích cho sứ vụ giảng thuyết. Tôi đã đọc qua thánh Gio-an
Chrysostom, thánh An-phông-xô Maria Liguori, Siniscalcqui, Barcia, và thánh Gioan Avila. Tôi
nhận thấy rằng tác giả cuối cùng mà tôi đề cập đến đã giảng rất rõ ràng khiến tất cả đều có thể
hiểu thấu và không ai cảm thấy mệt mỏi khi lắng nghe ngài, mặc dù thỉnh thoảng bài giảng của
ngài kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nếu xem xét số lượng những thí dụ cụ thể mà ngài đã đề
cập đến, thì rất khó để ngài có thể nói hết trong khoảng thời gian ngắn hơn.

301. Ngày và đêm, ý muốn duy nhất của ngài là việc lan truyền vinh quang của Thiên
Chúa qua việc canh tân đời sống luân lý và sự ăn năn trở lại của những người tội lỗi. Mục đích
chính của ngài trong việc giảng dạy là để cứu những kẻ tội lỗi khỏi tình trạng bất hạnh của họ
bằng cách cho họ thấy sự xấu xí của tội lỗi, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, hình phạt khủng khiếp
đang chờ đón những kẻ tội lỗi cứng đầu không hối cải, và phần thưởng dành cho những kẻ thực
sự ăn năn sám hối.

Thiên Chúa đã ban cho ngài một chất giọng đầy quyền năng đến nỗi, như thánh Luis
Granada nói, “Một ngày nọ, giữa bài giảng của Ngài về sự gian ác của những kẻ vì ham muốn
những lạc thú xấu xa mà không ngần ngại xúc phạm đến Thiên Chúa của chúng ta, tôi nghe Ngài
trích một đoạn trong sách tiên tri Giê-rê-mi-a: “Này trời, hãy kinh khiếp về chuyện đó” (Jr 2:12).
Trong tất cả các chân lý, ngài đều nói với cung giọng và khí thế uy nghi lẫm liệt như thế đến nỗi
tôi nghĩ ngài đã làm rung chuyển những bức tường của thánh đường”.
302. Trong những ngày Chân phước Avila rao giảng ở Granada, có một nhà giảng
thuyết khác, rất nổi tiếng cùng thời với Ngài, cũng đang rao giảng ở đó. Những người lắng nghe
bài giảng của nhà giảng thuyết thường ra về bàn tán trong sự ngạc nhiên về những điều đẹp đẽ
được nói đến. Nhưng khi nghe xong bài giảng của thánh Avila, họ cúi đầu ra về trong thinh lặng,
không nói một lời nào với người bên cạnh, khúm núm và đau buồn bởi sức mạnh chân lý, bởi
nhân đức và sự uyên bác của ngài. Với chỉ một dòng suy tư hay một lời hô hoán thôi, thánh
Avila cũng có thể đánh động trái tim người nghe và khiến họ bừng cháy.

303. Tôi quyết định đề cập một chút về hoạt động của người linh mục đáng kính này bởi
phong cách đó của Ngài là phong cách mà tôi đang theo đuổi và thực hành nhiều nhất, với những
kết quả đáng hài lòng nhất. Xin cho danh Chúa được cả sáng vì đã cho con được biết về những
bài viết của một bậc thầy vĩ đại của tất cả những nhà thuyết giáo và là cha của những chủ chăn
tốt và nhiệt thành nhất!

304. Bất cứ khi nào tôi đi đến một thành phố nào đó, tôi không những soạn bài giảng
cho sứ vụ mỗi ngày, mà còn có một bài giảng riêng biệt cho các linh mục (trừ khi có Tĩnh tâm,
tôi giảng dạy cho họ mỗi ngày cả buổi sáng lẫn buổi chiều). Tôi cũng giảng cho các nữ tu, các nữ
tu Dòng Nữ Tử Bác Ái và các hội viên Dòng Ba tại các tu viện địa phương, cho các tu sĩ dòng
thánh Vinh-Sơn Phao-Lô, tới các phụ nữ, tù nhân, nam thanh nữ tú, và những bệnh nhân. Nói
tóm lại, không có một hội Dòng hay đoàn thể ngoan đạo và bác ái nào mà tôi không viếng thăm
hoặc giảng dạy. Thời gian còn lại, tôi dành cho việc giải tội, tôi nghe xưng tội từ sáng cho đến
chiều.

305. Xin chúc tụng Ngài, lạy Thiên Chúa của con, vì Ngài đã ban cho con sức mạnh, thể
lực và nhiều thứ khác, để con có thể gánh lấy sức nặng lớn lao và liên lỉ của công việc mà con
đang làm. Tôi chắc chắn rằng nếu không có sự trợ giúp đặc biệt từ ơn trên, tôi không thể nào
chịu đựng được sự mệt mỏi và sự kéo dài của công việc mà tôi phải gánh vác từ năm 1840 đến
năm 1847, khi tôi đến quần đảo Cavary cùng với vị Giám Mục đầy lòng đạo đức và nhiệt thành,
Đức Cha Bonaventure Codina.

Bên cạnh sứ vụ mục vụ ở các giáo xứ, tôi còn tổ chức các buổi Tĩnh tâm cho giới giáo
sĩ, nữ tu, học sinh, giáo dân, và các thiếu niên trai gái chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu.
CHƯƠNG XX

LINH THAO CỦA THÁNH I-NHA-XI-Ô

PHƯƠNG THỨC THỨ NĂM

306. Như tôi đã đề cập đâu đó, tôi đã luôn dọn mình để Linh thao hằng năm từ khi tôi
còn là một sinh viên. Trước tiên, tôi tự làm một lần theo hướng dẫn nguyên văn của thánh I-nha-
xi-ô khi tôi còn ở thành phố Rô-ma, một lần khác khi tôi vừa đến thành phố đó, và lặp lại một lần
nữa ở Dòng Tên, trước khi tôi phải từ bỏ vì bệnh tật. Chính các cha Dòng Tên đã hướng dẫn
Linh thao và đã để lại trong tôi dấu ấn khó quên.

307. Khi tôi buộc phải rời khỏi Dòng Tên vì bệnh tật, tôi được trao cho một bản sao về
phương pháp Linh thao của thánh I-nha-xi-ô, kèm theo lời giải thích của cha Diertins, và kể từ
đó tôi luôn dựa theo đó mỗi khi tôi tổ chức Linh thao. Nhiều giáo sĩ có uy tín của Vic xin mượn
bản sao để có thể tái bản. Nhà in Trullas đã làm việc đó.

308. Linh thao của thánh I-nha-xi-ô là một trong những khí cụ lợi hại nhất mà tôi đã
dùng để hoán cải các linh mục, và không chút nghi ngờ nào, nó là một trong những công việc
khó đảm nhiệm nhất. Tuy nhiên, tôi đã thấy những thành quả đáng mừng khi số đông các linh
mục thực sự hoán cải và không ít trong số họ trở nên những nhà thuyết giảng nhiệt huyết và năng
nổ. Tôi đã hướng dẫn Linh thao cho các giáo sĩ của Vic, Barcelona, Tarragona, Gerona, Solsona,
Canarias, Mataro, Manresa, Polba, Baga, Ripoll, Campdevanol, San Llorens del Pietus, vv..

309. Tôi cũng đã hướng dẫn Linh thao nhiều lần cho các giáo dân, đàn ông và phụ nữ
tách biệt nhau, và tôi nhận thấy rằng nó có những thành quả vững chắc và lâu bền hơn so những
công việc mục vụ khác. Vì lí do này, tôi đã cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề Linh Thao của
Thánh I-nha-xi-ô, do tôi cắt nghĩa và diễn giải, nó đã trở nên rất phổ biến và đã đem lại nhiều
thành quả to lớn. Bằng việc thực hành Linh thao cách sốt sắng, kẻ tội lỗi được ơn hoán cải, và
người công chính được bền chí và được vẹn toàn trong ân sủng. Nguyện tất cả những điều đó
làm cho danh Thiên Chúa được cả sáng. Tôi cũng muốn nói rằng chính Nữ hoàng đã làm theo
cuốn sách này trong việc thực hành Linh thao hằng năm của Nữ hoàng và Nữ hoàng cũng đã chỉ
bảo cho các nữ tì của Nữ hoàng làm như vậy theo cùng một cuốn sách.
CHƯƠNG XXI

NHỮNG CUỐN SÁCH VÀ NHỮNG TỜ TRUYỀN ĐƠN

PHƯƠNG THẾ THỨ SÁU

310. Kinh nghiệm đã chỉ dạy tôi biết rằng một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất để
làm việc lành là việc in ấn, mặc dù có khi bị lợi dụng, nó có thể là một trong những vũ khí có
hiệu lực nhất cho sự dữ. Bằng những phương thế của việc in ấn, rất nhiều những cuốn sách và
những sách nhỏ và mỏng được lưu hành và chính Thiên Chúa được ca ngợi bởi điều đó. Không
phải tất cả mọi người đều ao ước và có thể nghe Lời Chúa, nhưng tất cả đều có thể đọc hoặc lắng
nghe bài đọc của một cuốn sách hay. Không phải tất cả có thể đến nhà thờ lắng nghe Lời Chúa,
nhưng một cuốn sách có thể đến nhà của họ. Những nhà thuyết giảng không phải lúc nào cũng có
thể giảng dạy, nhưng một cuốn sách có thể gửi gắm thông điệp một cách không mệt mỏi và luôn
sẵn sàng lặp lại những gì nó đề cập đến. Nó sẽ không bị xúc phạm khi người đọc năng đọc nó
thường xuyên. Nó luôn sẵn sàng thích nghi với ước vọng của người đọc.

311. Việc đọc những cuốn sách hay luôn được đánh giá là có ích cao, nhưng ngày nay,
nó là một điều thực sự cần thiết. Tôi nói rằng ngày nay nó luôn là một sự cần thiết bởi vì có
những người thực đam mê đọc sách, nhưng nếu không có những cuốn sách hay, họ sẽ đọc những
cuốn sách có nội dung xấu. Sách là lương thực cho tâm hồn, và cũng như cơ thể được nuôi
dưỡng bằng thức ăn sạch và bị gây hại bởi thức ăn độc hại, cũng vậy nó cũng như việc đọc sách
đối với phần hồn. Nếu người đọc tìm đọc những cuốn sách hay phù hợp với những nhu cầu và
hoàn cảnh cá nhân của họ, họ sẽ được nuôi dưỡng và trưởng thành. Nhưng nếu họ tìm đọc những
cuốn sách có nội dung xấu, chẳng hạn như, những cuốn tạp chí nghịch đạo, những tờ truyền đơn
dị giáo, và những tác phẩm văn học nguy hại khác, đức tin của họ sẽ bị hủy hoại và tiêu chuẩn
đời sống luân lý của họ sẽ bị sai lệch. Những cuốn sách có nội dung xấu bắt đầu bằng việc dẫn
tâm trí đi sai lệch và tiếp tục đi đến hủy hoại tâm hồn; như Chúa Ki-tô đã nói, chính là từ một
tâm hồn bị hư nát mà tất cả mọi sự dữ bắt nguồn từ nó cho đến khi đạt đến tình trạng từ chối
chân lý khởi nguyên và sự hiện hữu của Thên Chúa, Đấng là nguồn của mọi chân lý: Kẻ ngu si
tự nhủ: làm chi có Chúa Trời.35

312. Vào thời của chúng tôi, việc truyền bá những cuốn sách hay lại càng cần thiết hơn.
Tuy nhiên những cuốn sách này phải nhỏ gọn bởi vì con người thời hiện đại thì quá tất bật và
bon chen tứ bề bởi hàng vạn những nhu cầu, dục vọng của đôi mắt và đôi tai 36 đến mức độ họ
phải tai nghe mắt thấy mọi điều và đi du lịch khắp nơi, cho nên một quyển sách dày sẽ không ai
35
Tv 14: 1
36
1Jn 2:16
động đến. Nó sẽ chỉ nằm đóng bụi trên giá sách của nhà sách và thư viện. Vì tôi được thuyết
phục bởi lý do đó, và với sự trợ giúp của ơn Chúa, tôi đã cho xuất bản rất nhiều những cuốn sách
và những tờ truyền đơn nhỏ.

313. Cuốn sách đầu tiên mà tôi cho xuất bản bao gồm vài lời khuyên thiêng liêng mà tôi
đã viết trước đó cho các nữ tu ở Vic. Khi tôi kết thúc một khóa Tĩnh tâm với họ, để giúp họ ghi
nhớ những gì tôi đã giảng, tôi định để lại những lời khuyên đó dưới dạng bản phác thảo viết tay.
Trước khi đưa cho họ một bản phác thảo để họ có thể ghi chép lại, tôi đưa cho người bạn thân
của tôi là cha Gia-cô-bê Passarel, tiến sĩ giáo luật của nhà thờ chính tòa tại Vic, để ngài xem
trước. Cha ấy nói với tôi rằng cha sẽ in nó ra để giúp các sơ không phải chép tay lại. Cuốn sách
mỏng đó trở nên hữu ích không những cho họ mà còn cho những người khác nữa. Tôi rất quí
trọng cha vì sự khôn ngoan đạo đức của Ngài, tôi đồng ý với ngài và cuốn sách đã được in ra.
Cuốn sách đầu tiên của tôi được cho xuất bản như thế đó.

314. Được động viện bởi thành quả lớn mà cuốn thứ nhất sách mang lại, tôi quyết định
viết cuốn thứ hai mang tựa đề Lời Khuyên Cho Những Phụ Nữ Trẻ. Sau đó, tôi viết hàng loạt
quyển sách về các lời khuyên: cho các bậc cha mẹ, trẻ em, giới trẻ, và những người khác, có thể
được nhìn thấy trong bảng danh mục sách trong Nhà Sách Tôn Giáo.

315. Trong lúc tôi đi truyền giáo, tôi đã gặp rất nhiều đòi hỏi, và mỗi khi có một đòi hỏi
nào đó nổi lên, tôi viết một cuốn sách mỏng về vấn đề đó. Nếu tôi nhận thấy những bài hát hay
đang thịnh hành tại thành phố mà tôi đang ở, tôi sẽ cho xuất bản một bản nhạc kèm theo thông
điệp về luân lý hoặc linh thiêng. Đó là lý do tại sao hầu hết những cuốn sách nhỏ ban đầu của tôi
trông giống như những bản nhạc.

316. Một ấn bản khác dưới dạng tời rơi bao gồm những cách thức để khắc phục thói
quen chửi tục và chửi thề. Trong những năm đầu khi tôi bắt đầu rao giảng, tình trạng chửi thề
tràn ngập khắp nơi đến nỗi như thể địa ngục phóng túng cho thế nhân được phép làm điều đó.

317. Cũng trong sự ô uế và việc đánh mất kiểm soát đó, tôi đã viết hai cuốn sách nhỏ để
giúp vượt qua điều đó. Vì việc sùng kính Đức Trinh Nữ Maria là một phương thuốc đầy năng
quyền chống lại mọi thứ bệnh tật, bắt đầu mỗi cuốn sách tôi viết lời cầu nguyện bắt đầu như sau:
Lạy Đức Trinh Nữ Maria và Mẹ Đức Chúa Trời, câu này luôn có trong hầu hết các cuốn sách và
những cuốn sách nhỏ của tôi. Tôi dùng từ “Đức Trinh Nữ và Mẹ” vì chúng nhắc nhở tôi vài điều
mà tôi đã trải nghiệm qua trong một vài bài đọc vào mùa hè khi tôi còn là một sinh viên. Tôi đã
đọc cuộc đời của thánh Philip Neri (một tác phẩm gồm hai tập của cha Conciencia), rằng thánh
nhân luôn thích dùng những ngôn từ này vì chúng tôn kính Mẹ Maria một cách cao quý và tựa
mình vào Mẹ để được ban ơn trợ giúp. Phần còn lại của lời cầu nguyện là một hành động của
việc dâng hiến cho Đức Mẹ.

318. Tôi có thể tự nhận thấy rằng cuốn sách nhỏ này mang lại những thành quả thật
tuyệt vời, nên tôi quyết định viết những cuốn sách khác khi nhu cầu mục vụ cho họ ngày càng
tăng trong xã hội. Tôi đã rất rộng rãi trong việc phân phát chúng, không chỉ cho người lớn mà
còn cho cả thiếu nhi nữ cũng như thiếu nhi nam. Theo phong tục địa phương, trẻ em tiến đến hôn
tay linh mục và xin một ảnh thánh, nên tôi luôn chuẩn bị trong túi của tôi với vài tấm ảnh thánh.
Tôi muốn kể lại chỉ một trong những giai thoại mà tôi có thể nói là đã làm để Thiên Chúa được
vinh danh như thế nào qua việc phân phát những tờ rơi.

319. Vào một buổi chiều khi tôi đang đi bộ trên đường của một trong những thành phố
lớn Tây Ban Nha, một cậu bé nhỏ tiến lại hôn tay tôi và xin một ảnh thánh và tôi đã cho cậu ta.
Từ lúc rất sớm của ngày hôm sau, như thường lệ, tôi dâng Thánh Lễ nơi nhà thờ, sau đó tôi ngồi
tòa giải tội vì ở đó luôn có một đám rất đông người đang chờ để được xưng tội. Sau Thánh Lễ,
tôi quỳ nơi cung thánh dâng lời cảm tạ. Tôi ở đó không được bao lâu, thì có một người đàn ông
cao to và có bộ râu rậm tiến lại gần tôi. Ông ta đang cầm một chiếc áo choàng trong tay, và tôi
chỉ có thể miêu tả hình dạng ông ta qua mũi và trán của ông ta mà thôi. Mắt ông ta thì nhắm lại
và toàn bộ khuôn mặt của ông ta được phủ kín bởi lông mày, lông mép và bộ râu rậm, cũng như
bởi chiếc cổ áo lông da thú của chiếc áo choàng. Trong sự run rẩy và giọng nói khan khan, ông ta
hỏi tôi rằng liệu tôi có đủ tốt để nghe ông ta xưng tội hay không, tôi bảo với ông ta là tôi có thể
và bảo ông ta đi đến phòng thánh đợi tôi sau khi tôi xong việc dâng lời cảm tạ. Mặc dù có nhiều
đàn ông và phụ nữ đang xếp hàng đợi để xưng tội, điều gì đó mách bảo tôi nên nghe xưng tội của
người đàn ông này riêng biệt với những người còn lại vì qua diện mạo của ông ta tôi cảm nhận
rằng đó là một việc làm đúng đắn, và kết quả đúng là như vậy. Tôi đến phòng thánh nơi không có
một ai khác ngoài hai chúng tôi, và thậm chí là tôi dẫn ông ta tới góc phòng, chỗ xa nhất của căn
phòng.

320. Tôi ngồi xuống và ông ta quỳ trước tôi và bắt đầu khóc một cách đau buồn nhất
khiến tôi không biết nói gì để có thể làm cho ông ta không khóc nữa. Tôi hỏi ông ta nhiều câu
hỏi để cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự đau khổ đó, và cuối cùng, trong dòng lệ ướt đẫm, tiếng
thở dài và sự nức nở ông ta kể với tôi rằng: “Thưa cha, hôm qua khi cha đi bộ trên đường nơi mà
con sống gần đó, và khi cha đang đi ngang qua cửa nhà của con nơi con đang ở, thì một cậu bé
nhỏ chạy đến hôn tay cha. Cậu ta xin cha một tấm ảnh thánh và cha đã cho cậu ta. Cậu bé chạy đi
với chiếc tấm ảnh thánh trong tay, rất hài lòng và sau một hồi giữ tấm ảnh thánh đó, cậu ta đặt nó
xuống trên một chiếc bàn và tiếp tục chạy đi chơi cùng với những đứa trẻ khác. Lúc đó, con đang
trong ở nhà một mình, xem thấy tất cả điều này và sự tò mò tìm đến trong con, qua một lúc, con
nhặt lấy tấm ảnh và đọc nó. Thưa cha, con không thể diễn tả những điều con đã cảm nhận được.
Nó giống như một mũi tên bắn xuyên thấu trái tim của con. Con lấy lại bình tĩnh sau đó và đi
xưng thú tội lỗi của con. Tôi tự nghĩ rằng, ‘vì Thiên Chúa đã chọn và sử dụng người mục tử nhân
lành đó để ban cho ngươi sự hiểu biết chính mình cách đúng đắn, ngươi nên xưng tội với ngài
ấy’. Con đã thức suốt đêm than khóc và xét mình và giờ đây con ở đây để chờ được xưng thú tội
lỗi của con. Thưa cha, con là một kẻ tội lỗi xấu xa, con 50 tuổi và đã không đi xưng tôi kể từ lúc
còn bé. Con là đầu sỏ của một băng nhóm xấu. Thưa cha, liệu rằng còn có sự tha thứ nào cho
những kẻ như con không?”

“Có” tôi bảo rằng là có. “Hãy can đảm và tin tưởng vào sự tốt lành và lòng thương xót
của Thiên Chúa. Thiên Chúa tố lành đã gọi con bởi vì Ngài muốn cứu lấy con và con đã làm tốt
khi không còn cứng lòng nữa. Con đã quyết tâm để đi xưng thú tội lỗi của con cách sốt sắng”.
Ông ta xưng tội của ông ta, tôi đọc lời xá tội trên ông ta và ông ta rất vui sướng hạnh phúc đến
nỗi không thể nói nên lời.

321. Vậy đấy, nếu tất cả các cuốn sách mỏng và ảnh thánh khiến cho dù chỉ một người
ăn năn trở lại như vậy, tôi nghĩ tôi đã bỏ thời gian một cách có ích và tôi cũng hài lòng với sự nỗ
lực và tiền bạc mà tôi đã dành để in chúng ra. Tuy nhiên, không thể nào chỉ có một trường hợp
ăn năn trở lại như vậy nhờ đọc những cuốn sách nhỏ mà tôi đã cho xuất bản.

322. Tại Villafranca del Panades, có bốn người phạm nhân bị án tử hình đã từ chối xưng
tội sau ba ngày được mang đến nhà nguyện; nhưng sau khi đọc xong cuốn sách mỏng mà tôi đã
phát cho họ, họ suy nghĩ kỹ càng hơn, quyết định đi xưng tội, lãnh nhận của ăn đàng, và đón
nhận một cái chết an bình. Phải nói là rất nhiều người đã ăn năn trở lại sau khi đọc một trong
những cuốn sách của tôi. Lạy Thiên Chúa của con, Ngài thật là tốt lành biết bao! Trong mọi
nghịch cảnh, Thiên Chúa luôn luôn có cách để tỏ cho chúng con thấy lòng từ bi của Ngài đối với
người tội lỗi. Xin danh Ngài được chúc tụng đến muôn đời. Amen.
CHƯƠNG XXII

VỀ CÙNG MỘT CHỦ ĐỀ (NHỮNG CUỐN SÁCH VÀ NHỮNG TỜ TRUYỀN ĐƠN), VỀ


SỰ ĂN NĂN TRỞ LẠI MỖI NGÀY, VỀ ẢNH TƯỢNG, CHUỖI MÂN CÔI, VÀ DÂY
ĐEO ẢNH.

323. Tạ ơn Chúa, tất cả những cuốn sách tôi viết đều có kết quả tốt, nhưng cuốn mà tôi
nghĩ là đã khiến cho nhiều người ăn năn trở lại nhất là cuốn mang tựa đề Con Đường Ngay
Thẳng và Giảng Giải Giáo Lý. Tôi đã gặp nhiều người cho rằng sự ăn năn trở lại của họ là nhờ
đọc hai cuốn sách này. Dường như mọi người đang đi tìm một bản sao của quển sách, và người
đọc không thể bỏ cuốn sách xuống cho đến khi họ đọc xong nó. Người thuộc mọi tầng lớp đều
muốn có một bản sao của quển sách này và nhu cầu quá cấp bách đến nỗi tôi phải xuất bản một
phiên bản của quyển sách này dành cho tầng lớp thượng lưu; Nữ hoàng, Vua, Công chúa, các nữ
tì, và các giới quý tộc đã có phiên bản đó cho họ. Có thể nói một cách chắc chắn rằng trong tầng
lớp thượng lưu, không có dinh thự hay cung điện nào mà không có ít nhất là một hay nhiều hơn
một phiên bản của quyển sách Con Đường Ngay Thẳng dành cho giới quý tộc. Cũng vậy những
phiên bản thông thường dành cho các giai cấp xã hội khác.

324. Con không biết bằng cách nào con có thể xoay sở để viết ra nhiều quyển sách khác
nhau như thế. Chỉ có Ngài mới làm được điều đó, lạy Thiên Chúa của con. Con biết rằng con đã
không viết được gì cả; Ngài đã làm tất cả điều đó. Lạy Thiên Chúa của con, Ngài đã dùng chính
con, một khí cụ vô dụng không có kiến thức, tài năng hay thời gian để làm tất cả những điều đó.
Nhưng con đã không biết Ngài đã ban cho con sự trợ giúp cần thiết. Xin tán dương Ngài vì điều
đó, lạy Thiên Chúa của con!

325. Mục tiêu của tôi là luôn tìm kiếm vinh quang của Thiên Chúa và ơn cứu rỗi cho
các linh hồn; vì những lý do đó, tôi chọn cách viết dưới dạng những cuốn sách khuyên bảo cho
tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Nhưng có hai tầng lớp rất thân thuộc với tôi; đầu tiên là các
thiếu nhi nam nữ. Vì chúng, tôi đã cho xuất bản không chỉ bốn cuốn giáo lý mà tôi đã đề cập
đến, nhưng còn nhiều cuốn sách nhỏ và các tờ truyền đơn khác nữa.

326. Nhóm còn lại mà tôi đáng để quan tâm chú ý đến là tầng lớp các giáo sĩ. Nếu tất cả
những người học hỏi nghiên cứu cho công việc phục vụ Giáo Hội là những con người mang ơn
gọi, nhân đức, sự siêng năng chân thật, thì chúng ta đã có những vị linh mục tốt lành biết bao và
chúng ta đã làm cho biết bao người ăn năn trở lại. Đây là điều mà tôi luôn có ý định trong đầu
trong việc xuất bản một tác phẩm gồm hai tập của mình, Chủng Sinh Được Đào Tạo Tốt, cuốn
mà tất cả những người đọc nó đều thích thú. Nguyện tất cả những điều đó làm cho danh Thiên
Chúa được cả sáng!
327. Và vì chúng ta được tạo dựng không chỉ để nhận biết, yêu mến và phục vụ Thiên
Chúa, mà còn để ca tụng Người. Tôi đúc kết lại rằng để chu toàn bổn phận của mình, các giáo sĩ
cần phải biết thánh ca. Với ý định này, tôi đã viết và cho xuất bản một cuốn sách chứa đựng
những phương pháp ngắn gọn và dễ hiểu nhất cho việc hát các lời ca chúc tụng Chúa.

328. Trong tất cả các cuốn sách mà tôi đã cho xuất bản, tôi không quan tâm nhiều tới lợi
nhuận tài chính, nhưng chỉ cho danh Thiên Chúa được cả sáng và cho phần rỗi cho các linh hồn.
Tôi đã không nhận dù chỉ một xu lợi nhuận nào mà tôi có được từ việc in ấn. Ngược lại tôi đã
cho đi hàng ngàn bản sao miễn phí. Tôi vẫn làm như thế cho đến tận ngày hôm nay và hi vọng
rằng tôi sẽ làm như vậy đến khi chết; vì tôi xem việc làm này là một trong những cách bố thí tốt
nhất mà một người có thể cho đi ngày nay.

329. Để có thể cho đi hay bán những cuốn sách đó với giá rẻ nhất có thể, tôi dự định sẽ
thành lập một nhà xuất bản tôn giáo dưới sự che chở của Đức Mẹ Montserrat, thánh bổn mạng
của thành Catalonia, và Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-e. Tôi chia sẻ dự định của tôi với các cha
Caixal và Palau, là những kinh sĩ đoàn nhà của thờ chính Tòa tại Tarragona và bây giờ là các
Giám mục của Giáo phận Urgel và Giáo phận Barcelona. Họ vẫn đang hoạt động in ấn dước sự
chỉ đạo trực tiếp của người quản lý.

330. Để đúc kết một vài ý tưởng của những thành tựu trong quá khứ và hiện tại của nhà
Xuất Bản Tôn Giáo, tất cả những điều người ta cần phải làm là đi thăm những văn phòng và nhà
máy in ấn của nó, và đọc bản danh mục những cuốn sách được xuất bản của nó. Thậm chí điều
này không nói lên tất cả vì rất nhiều tác phẩm đã được in lại nhiều lần, một trong số đó lên đến
38 lần tái bản với hàng ngàn bản sao mỗi lần in lại.

331. Thông qua các văn phòng của nhà Xuất Bản Tôn Giáo, các giáo sĩ và giáo dân đã
và đang theo đuổi những cuốn sách hay bổ ích, sẵn có và với giá rẻ nhất. Thực tế không có nhà
in nào ở Tây Ban Nha có thể in ra những cuốn sách một cách chính xác hay cùng chất lượng các
loại và giấy như của nhà Xuất Bản Tôn Giáo. Tôi mang ơn Thiên Chúa rất nhiều vì Ngài đã linh
hứng cho tôi để thực hiện một công việc khó khăn với nhiều khát vọng một cách thuận lợi như
vậy.

332. Trong khi tôi đang nói về chủ đề của cuốn sách, tôi phải đề cập đến sự ủng hộ của
nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Học Viện Thánh Mi-ca-e, sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Pi-ô IX và
Hiến chương hoàng gia. Những người uy nghi nhất, chẳng hạn như, Nữ hoàng và Hoàng đế, thực
tế, là những thành viên của những người đầu tiên của những cuốn sách này. Ban giám đốc Học
viện đã họp mặt ở Madrid mỗi Chúa Nhật để tiến hành những mục tiêu về quy chiếu theo luật
pháp. Có rất nhiều chi nhánh ở Madrid và trong tất cả các thành phố lớn của Tây Ban Nha, và
lượng sản phẩm mà họ in ra làm là không đếm xuể.

333. Sách hay và những cuốn sổ nhỏ bổ ích luôn mang lại thành quả rất tốt, nhưng
không bao giờ là quá nhiều khi chúng được phân phát trong thời gian sứ vụ, nơi mà chúng không
chỉ giúp sao lưu thông điệp được giảng dạy tới người dân, mà còn giúp họ kiên trung trong thăng
tiến qua những gì họ đã đọc và thực hành. Đó là lý do tại sao tôi luôn cho đi rất nhiều vào công
việc in ấn trong lúc thực thi sứ vụ và những lời mời giảng dạy.

334. Một cách hiệu quả khác để làm việc lành là tham gia vào những cuộc trò chuyện
thân thuộc với mọi người. Phương thế này đem lại nhiều ơn ích to lớn. Trong số những nhà thừa
sai Dòng tên đầu tiên, có một thầy lúc tại thế thường đi mua sắm mỗi ngày, và trong lúc đi lại,
thầy nói chuyện với người khác khiến nhiều linh hồn được ơn trở lại hơn bất cứ nhà truyền giáo
nào. Tôi đã đọc câu chuyện này khi còn là một chủng sinh và rất thích thú điều đó và tôi đã thực
hành phương pháp trên thường xuyên khi hoàn cảnh cho phép.

335. Nếu có tin tức về người mới qua đời hay nếu chuông báo tử rung lên, tôi nắm lấy
cơ hội này để nói về sự mỏng manh và không chắc chắn của đời người và chúng ta sẽ phải dâng
trả chính cuộc đời của mình như thế nào cho Thiên Chúa khi chết đi. Sấm sét gợi lên ngày phán
xét cuối cùng và tôi sẽ nói về ngày cánh chung đó. Đứng cạnh lò sưởi, tôi có thể ám chỉ đến ngọn
lửa của Hỏa ngục. Một lần nọ, tôi đang trò chuyện với một vị linh mục quản xứ gần lò sưởi trong
nhà bếp của ngài. Và cuộc trò chuyện với ngài chỉ như một trò tiêu khiển đã đánh động Ngài đến
nỗi ngay ngày hôm sau đó, Ngài đã đi xưng tội một cách sốt sắng với tôi về những điều mà Ngài
đã không dám xưng tội trước đây. Như một thành quả của cuộc trò chuyện, vị linh mục ấy đã
được đánh động và đã ăn năn trở lại một cách trung thực.

336. Trong khi tôi di chuyển, tôi cất tiếng trò chuyện với những người tham gia cuộc trò
chuyện với tôi về nhiều điều mà chúng tôi nhìn thấy. Nếu tình cờ nhìn thấy vài bông hoa, tôi chỉ
tay tới chúng và nói rằng, như những cây hoa này sản sinh ra những bông hoa đẹp và hương
thơm ngát, chúng ta cũng nên sinh lợi từ những nhân đức. Thí dụ, bông hồng dạy cho chúng ta
biết về tình yêu, hoa li li biểu tượng của sự tinh khiết, hoa tím biểu tượng sự khiêm nhường,...
như các thánh Tông Đồ nói, chúng ta phải là hương thơm của Chúa Ki-tô để tỏa ra giữa những
người được cứu độ và những người bị hư mất. Nếu tôi trông thấy một cây trĩu nặng quả, tôi có
thể nói rằng chúng ta cũng phải sinh hoa quả từ những việc lành, đừng để như hai cây vả trong
Tin Mừng. Nếu chúng tôi đi qua một con sông, tôi nói rằng dòng nước chảy nhắc nhở chúng ta
rằng chúng ta đang đi tiếp đến sự sống vĩnh hằng. Nếu chúng tôi nghe thấy tiếng chim hót hay
những bản nhạc được cất lên, tôi ám chỉ đến bài ca mới trường tồn trên trời,… Tôi đã chứng kiến
giá trị to lớn của những cuộc trò chuyện như vậy. Hiệu quả của chúng giống như cuộc trò chuyện
của Chúa Giê-su với hai môn đệ trên đường Em-mau. Tôi cũng nhận thấy rằng điều đó rất bổ ích
và giúp họ tránh những cuộc nói chuyện vô bổ và phù phiếm.

337. Tôi nhận thấy rằng một phương thế hữu hiệu khác trong việc làm việc lành là đem
cho đi những chuỗi Kinh Mân Côi và chỉ cho họ cách lần hạt. Tôi còn cho họ các bức tượng ảnh
và nhắc nhở họ luôn mang chúng bên mình và hôn chúng vào mỗi buổi sáng tối. Tôi cũng cho họ
những chiếc túi nhỏ làm bằng vải có in hình Đức Mẹ trên đó và giải thích ý nghĩa của nó và chỉ
cho họ cách đeo chúng.
338. Tôi cũng nhận ra rằng tôi có thể động viên khích lệ lòng sùng đạo bởi năng quyền
làm phép tượng, ảnh, chuỗi mân côi và túi nhỏ làm bằng vải có in hình Đức Mẹ trên đó. Khi mọi
người biết được rằng tôi có những năng quyền này, họ tìm mua những đồ vật tôn giáo, và vào
ngày đã được hẹn, họ mang chúng đến nơi tôi truyền giáo để được làm phép nơi bục giảng. Bên
cách việc cổ vũ lòng nhiệt thành của họ, điều này còn như ban tặng cho họ kỉ vật của sứ vụ
truyền giáo và như lời nhắc nhở chung về tất cả những điều đã được nói đến và thực thi ở đó.

339. Tôi cũng đã viết một cuốn sách nói về nguồn gốc của túi nhỏ làm bằng vải có in
hình Đức Mẹ trên đó và những ân phúc và đặc ân đi kèm trong việc mang nó bên mình.

Rất nhiều thành viên trong cung điện hoàng gia đã thực hành điều đó, đặc biệt là Nữ
hoàng, Hoàng đế, Hoàng tử, hai cô Công chúa và tất cả Quý bà trong cung điện.
CHƯƠNG XXIII

NHỮNG NHÂN ĐỨC TÔI XEM LÀ CỐT YẾU CHO MỘT SỨ VỤ HIỆU QUẢ

NHÂN ĐỨC ĐẦU TIÊN TÔI CỐ GẮNG PHẤN ĐẤU ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC:

LÒNG KHIÊM TỐN

340. Cho đến nay, tôi đã nói về những phương thế thông thường mà tôi đã dùng để kết
sinh hoa trái. Và giờ đây, tôi sẽ nói thêm một vài điều về các nhân đức mà tôi biết là rất cần thiết
cho bất cứ nhà truyền giáo nào để sinh hoa kết quả tốt.

Nhà hùng biện, giáo phụ Cicero nói rằng: Một nhà hùng biện cần phải biết tất cả mọi
lĩnh vực kể cả nghệ thuật lẫn khoa học. Trong cùng một đặc tính tương tự, tôi có thể nói rằng
nhà truyền giáo tông đồ phải là một gương mẫu của tất cả các nhân đức: thật vậy, người đó phải
là hiện thân của các nhân đức. Noi gương Chúa Ki-tô, người đó phải là người thực hành các nhân
đức đó trước tiên, rồi sau đó mới đến giảng dạy Người đã làm và giảng dạy37 (Cv 1:1). Qua
chính hành động của mình, nhà truyền giáo phải nói được như các thánh Tông đồ, Hãy noi
gương tôi, như chính tôi noi gương Chúa Ki-tô.

341. Tôi biết rằng, nếu tôi được những nhân đức cần thiết để trở nên một nhà truyền giáo
tông đồ thực sự, tôi phải bắt đầu với Đức khiêm nhường, điều mà tôi xem như là nền tảng của
mọi nhân đức. Từ lúc tôi vào chủng viện ở Vic để học triết học, tôi đã bắt đầu làm một cuộc xét
mình tổng quát về đức khiêm nhường này, và tôi thực sự cần nhân đức ấy, vì tôi đã quá bận tâm
lo lắng khi còn ở Barcelona với những bản phác họa, máy móc và nhiều thứ vô bổ khác đến nỗi
đầu tôi căng phồng ra với sự kiêu căng và lòng ô nhơ của tôi được tăng lên khi nghe những lời
khen ngợi tán dương dành cho tôi. Lạy Thiên Chúa của con, xin tha thứ cho con, con thật lòng ăn
năn vì chính điều đó. Ký ức về sự kiêu căng của mình đã mang lại những giọt lệ cay đắng.
Nhưng lạy Chúa chính Ngài đã khiêm hạ con và con không thể làm gì hơn để cảm tạ Ngài như
lời của Ngôn sứ đã nói: đau khổ quả là điều hữu ích để con học biết Thánh chỉ của Ngài 38. Vâng
Lạy Chúa, chính Ngài đã khiêm hạ con và con đã tiếp tục khiêm hạ chính mình nhờ ơn Ngài.

342. Trong những ngày đầu của tôi ở Vic, tôi đã trải qua một kinh nghiệm giống như
những gì diễn ra ở một lò rèn. Thợ rèn quăng thanh sắt vào lò, và khi nó được nung đỏ lên, anh ta
lấy nó ra, đặt lên đe và bắt đầu đập bẹp nó. Người phụ giúp anh ta cũng đập cùng, và hai người
họ luân phiên nhau đập thanh sắt như trong cung điệu nhảy nhịp nhàng cho đến khi thanh sắt
thành hình dạng mà người thợ rèn đã định. Lạy Chúa và Thầy của con, chính Ngài đã ném trái
tim con vào lò rèn của đường Linh thao và sự đón nhận các Bí tích thường xuyên. Và rồi đốt lên
37
Cv 1: 1
38
Tv 119: 71
trong trái tim con ngọn lửa yêu mến dành cho Ngài và Đức Trinh Nữ Maria, chính Ngài đã rèn
giũa con với những sự sỉ nhục, và chính con cũng bắt đầu rèn giũa chính bản thân của con với sự
xét mình tổng quát về nhân đức này, mà con trước đó con rất tệ bạc.

343. Tôi thường xuyên lặp lại lời cầu nguyện của thánh Au-gus-ti-nô: “Ngài biết rõ con
hơn là con biết chính mình”, và câu khác của thánh Phan-xi-cô: “Ngài là chính Ngài, và con là
ai?” Và tôi tưởng tượng như chính Thiên Chúa đang nói với tôi, Ta là đấng Ta là, nhưng ngươi
thì không, ngươi không là gì cả và chỉ là hư vô, vì chính hư vô không gây tội hay xúc phạm
nhưng ngươi lại làm vậy.

344. Tôi nhận ra cách rõ ràng rằng tất cả những gì mà tôi có thể gọi một cách trung thực
nhất về bản thân của tôi là tội lỗi. Nếu tôi là hay có bất cứ thứ gì khác, thì tất cả những thứ đó là
tôi đã lãnh nhận từ chính Thiên Chúa. Thân tôi đây cũng không phải là của tôi, nó thuộc về
Thiên Chúa, Ngài chính là Người đã tạo dựng nên tôi, cho tôi được hiện hữu, và thông qua sự
đồng nhất vật chất, Ngài đặt tôi vào chuyển động. Nếu không có nước, thì dù một cối xay nước
được xây dựng tốt cỡ mấy cũng không thể chuyển động được. Tôi đã biết rằng điều này rất đúng
với tôi, thậm chí trong chính con người thể lý tự nhiên của mình.

345. Và điều đó càng đúng khi xét về cả phương diện tâm linh lẫn siêu nhiên. Tôi nhận ra
rằng tôi không thể kêu danh thánh Chúa Giê-su, càng không thể có một ý nghĩ tốt đẹp nào mà
không có sự trợ giúp của Thiên Chúa. Vì nếu không có Người, thì tôi tuyệt đối không thể làm
được điều gì cả. Hơn nữa, bất chấp việc tôi có thể biết tất cả, thì thử hỏi có biết bao sự sao
nhãng có trong tôi!

346. Tôi biết rằng trong trình tự của ân sủng, tôi giống như một kẻ có thể lao mình xuống
một hố sâu mà không thể tự mình thoát ra bằng chính nỗ lực của hắn ta. Và với tôi cũng vậy, tôi
có thể phạm tội, nhưng tôi không thể tự mình thoát ra khỏi tội lỗi mà không có sự trợ giúp của
Thiên Chúa và công đức của chính Chúa Giê-su Ki-tô. Tôi có thể bị kết án bởi chính tội lỗi của
tôi, nhưng tôi không thể được cứu rỗi mà không có sự tốt lành và lòng thương xót của Thiên
Chúa.

347. Tôi biết rằng nhân đức khiêm nhường hệ tại ở chỗ này: trong việc nhận ra rằng tôi
không là gì cả, không thể làm gì ngoài phạm tội, và lệ thuộc vào Thiên Chúa mọi thứ, - sự sống,
sự bảo tồn, sự vận động và ân sủng - và tôi hạnh phúc khi được lệ thuộc vào chính Thiên Chúa
hơn là nơi chính bản thân tôi. Xin cho con thoát khỏi số phận của Luciphe, kẻ biết rõ toàn bộ bản
chất, tính tự nhiên và siêu nhiên của mình đều lệ thuộc vào Thiên Chúa, nhưng Luciphe vẫn sa
ngã vì lòng kiêu ngạo. Sự hiểu biết của hắn chỉ là tự biện thuần tuý, và đã đặt ý định của hắn
chống lại điều đó, khao khát được trở nên giống Chúa không phải qua ân sủng nhưng là bằng
chính sức mạnh của riêng hắn.

348. Tôi đã nhận ra ngay từ đầu rằng sự hiểu biết của tôi là thiết thực chỉ khi tôi cảm
nhận được rằng tôi chẳng có gì để mà khoe khoang hay tự đắc về bản thân, vì tôi không là gì,
không có gì, không xứng đáng gì, không thể làm gì và cũng chẳng làm được việc gì. Tôi chỉ như
chiếc cưa trong đôi bàn tay của người thợ mộc mà thôi.

349. Tôi cũng hiểu rằng tôi sẽ không để bụng bất cứ điều gì, khi bị khiển trách vì nó chỉ
là hư không, tôi không đáng là gì. Và tôi đã đem sự hiểu biết này vào thực hành, để tôi không lấy
làm hãnh diện bởi sự quí trọng hay danh vọng, cũng như tuyệt vọng bởi sự khiển trách hay mất
danh dự.

350. Tôi đã nhận ra rằng một người khiêm tốn thực sự phải giống như một hòn đá vậy,
thậm chí nếu nó được nhấc lên tận đỉnh của tòa nhà, thì nó luôn bị hút về phía dưới. Tôi đã đọc
rất nhiều tác giả khổ hạnh về sự khiêm nhường, để có được một cái nhìn rò ràng hơn về bản chất
của nó và học những cách thức mà họ đề ra để đạt được nhân đức này. Tôi thường đọc về cuộc
đời của các Thánh nổi bật nhất về nhân đức này để thấy được họ đã thực hành nhân đức này như
thế nào, bởi vì lòng khao khát mãnh liệt nhất của tôi là để đạt được nhân đức khiêm nhường này.

351. Với ý định này trong đầu, tôi đã làm một cuộc xét mình tổng quát cho chính mình
về nhân đức khiêm nhường và viết xuống những quyết định của tôi, sắp xếp chúng theo thứ tự
như chúng được trình bày trong cuốn sách nhỏ có tựa đề Chim Bồ Câu. Tôi đã làm việc xét mình
này mỗi chiều và tối trong suốt 15 năm qua, mà tôi vẫn không đủ khiêm nhường. Cho dù tôi đã
cố gắng hết mình, tôi nhận thấy một sự tăng trưởng về tính kiêu căng tự phụ trong tôi và một vài
cảm nghĩ về tính tự mãn cũng nảy sinh, hay những lời nói vô nghĩa đã nói ra, điều mà tôi rất tiếc
nuối, ân hận, thú nhận và làm việc đền tội.

352. Tôi hiểu một cách khá rõ ràng rằng Thiên Chúa của chúng ta đã muốn tôi trở nên
khiêm tốn và Ngài đang giúp tôi rất nhiều trên con đường này bằng cách cung cấp cho tôi những
động lực để làm khiêm tốn bản thân. Vào những năm đầu của tôi, như một nhà truyền giáo, tôi
đã bị ngược đãi rất nhiều ở những nơi tôi đặt chân tới, thật sự mà nói, đây có thể là điều rất nhục
nhã. Tất cả những lời vu khống về tôi đều được lan rộng ra. Người ta đồn rằng là tôi ăn cắp một
con lừa, và ai mà biết được những điều vô nghĩa ấy. Trong mỗi thành phố tôi đến, những điều mà
người ta nghe duy nhất về tôi, trong khoảng nữa đầu thời gian làm truyền giáo hay công việc
mục vụ khác, chỉ là những câu chuyện vớ vẩn, giả dối và những lời vu khống. Vì vậy, tôi đã đau
khổ rất nhiều và dâng lên Thiên Chúa và đồng thời là cơ hội rất tốt để thực hành nhân đức khiêm
nhường, đức nhẫn lại, đức nhu mì, đức bác ái và những nhân đức khác.

353. Và điều này đã kéo dài suốt nửa đầu thời gian truyền giáo của tôi, và nó xảy ra
tương tự ở bất cứ nơi nào tôi đi đến. Nhưng từ giữa cho đến lúc kết thúc sứ vụ, mọi thứ đã thay
đổi cái nhìn về tôi hoàn toàn. Và rồi quỷ dữ lại cố gắng quấy nhiễu theo cách ngược lại. Mọi
người bảo tôi là một vị thánh và vì thế tôi có thể bị cám dỗ mà trở nên kiêu căng tự đắc. Nhưng
Thiên Chúa đã bảo vệ tôi khỏi điều đó. Trong những ngày cuối cùng của sứ vụ, từng đám đông
đã đến nghe giảng, xưng tội, rước lễ và những việc phụng vụ khác. Người ta có thể thấy những
thành quả to lớn và nghe những lời tán tụng về tôi từ mọi phía. Nhưng trong những ngày đó,
Thiên Chúa đã cho tôi cảm nhận được sự buồn rầu đến nỗi tôi chỉ có thể giải thích điều đó bằng
cách nói rằng đó chính là sự quan phòng đặc biệt của Thiên Chúa, và để cho nó đè nặng lên tôi,
như một bao tải nặng, để tôi không bị cuốn đi theo chiều gió của sự kiêu ngạo.

354. Lạy Thiên Chúa của con, xin chúc tụng Ngài vì đã quan tâm che chở con. Biết bao
lần con có thể đã đánh mất hết thành quả của tất cả những nỗ lực hy sinh của con, nếu như Ngài
không bảo vệ con. Lạy Chúa, con thấy mình giống như một con gà mái đẻ trứng, nó cục tác và
người nông dân đến lấy trứng đi, và vì thế, mặc dù nó đẻ rất nhiều trứng trong một năm, nhưng
nó lại đánh mất hết trứng của nó chỉ vì tiêng kêu cục tác của nó. Lạy Thiên Chúa của con, nếu
Ngài đã không làm cho con im lặng khi con cảm thấy như đang nói về bài giảng của mình và
nhiều điều khác nữa, thì con đã giống như con gà mái khờ dại kia, nó kêu lên sau khi đẻ trứng và
rồi không chỉ đánh mất việc lành của nó, mà còn phải đón nhận hình phạt tương xứng. Vì chính
Ngài đã phán rằng: Vinh quang của Ta, Ta sẽ không nhường cho ai khác (Is 42:8), và bằng việc
nói về nó, con có thể đã đánh mất vinh quang của Ngài cho sự dữ bằng chính sự kiêu căng. Và
Ngài có thể đã trừng phạt con một cách công bằng vì đã không tin vào Ngài, nhưng vào kẻ thù
của Ngài, quỷ dữ Satan. Khi tất cả mọi việc được nói đến và thực hiện, chỉ có Ngài, lạy Chúa,
mới biết được liệu quỷ dữ có cướp lấy công trạng hay không, mặc dù tất cả sự trợ giúp con có
đều đến từ Ngài. Xin thương xót con, ôi lạy Chúa!

355. Và để không bị cuốn đi theo tính kiêu căng tự đắc, tôi đã cố gắng nỗ lực ghi nhớ 12
cấp độ của lòng khiêm nhường được thánh Biển Đức nêu ra và được chứng nhận bởi thánh Tô-
ma (IIa, IIae, q.161, a.6): đầu tiên, để trở nên khiêm hạ cả trong lẫn ngoài, thể xác và tâm hồn,
đôi mắt cần phải nhìn hướng xuống mặt đất, vì đó chính là ý nghĩa của từ khiêm hạ. Thứ hai, là
nói một cách thanh đạm, hợp lý và nhỏ nhẹ. Thứ ba, không cười một cách thái quá. Thứ tư, đừng
nói gì khi không đến lượt phải lên tiếng. Thứ năm, không làm công việc lệ thường của mình một
cách khác biệt so với cách mà những người khác làm. Thứ sáu, xem mình là kẻ tầm thường nhất
trong tất cả mọi người và phải nói một cách thành thực. Thứ bảy, cho mình là không xứng đáng
và vô dụng trong bất cứ việc gì. Thứ tám, nhận biết khuyết điểm của mình và chấp nhận điều đó
một cách thẳng thắn. Thứ chín, cho thấy sự sẵn sàng vâng phục trong những nhiệm vụ khó khăn
và kiên nhẫn vâng phục trong những nhiệm vụ cực kỳ khắc nghiệt. Thứ mười, vâng phục và tùy
theo ý của Bề trên. Thứ mười một, không tự làm theo ý mình. Thứ mười hai, phải luôn ghi nhớ
có lòng kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ Lề luật thánh của Người trên hết mọi sự.

356. Thậm chí hơn cả, giáo huấn được gói gọn trong 12 cấp độ này, tôi quyết noi gương
bắt chước Chúa Giê-su, Người đã nói với tất cả chúng ta rằng: Hãy học nơi Ta, vì Ta có lòng
hiền lành và khiêm nhường trong lòng và là nơi hồn ngươi được nghỉ ngơi. Và vì vậy, tôi luôn
nghĩ về Chúa Giê-su, nơi máng cỏ hang lừa, nơi tiệm mộc, trên đồi Can-vê. Tôi suy ngẫm về
những lời Ngài nói, những bài giảng và những việc Ngài làm; cách người ăn uống, ăn mặc và đi
lại từ làng này đến làng khác. Tôi đã lấy lại can đảm từ chính gương sáng của Ngài và tự hỏi bản
thân rằng “Chúa Giê-su sẽ làm như thế nào trong trường hợp này?” Việc bắt chước việc Người
làm đem lại niềm vui và sự hài lòng trong tôi, bởi vì tôi rất vui lòng khi nghĩ rằng hình mẫu của
tôi chính là Chúa Cha, là Thầy và là Thiên Chúa của tôi. Lạy Thiên Chúa của con, Ngài thật tốt
lành biết bao! Ngài đã ban cho con nguồn linh hứng thánh này để giúp con theo gương Ngài và
trở nên khiêm nhường. Xin chúc tụng Ngài, Lạy Thiên Chúa của con, vì nếu Ngài đã ban tặng
cho kẻ khác ân sủng và nguồn trợ giúp mà Ngài đã ban cho con, thì họ đã khác hơn biết bao so
với chính con!
CHƯƠNG XXIV

TINH THẦN KHÓ NGHÈO LÀ NHÂN ĐỨC THỨ HAI MÀ TÔI PHẤN ĐẤU ĐỂ ĐẠT
ĐƯỢC

357. Nhận thấy rằng, hoàn toàn vì thánh ý tốt lành của Thiên Chúa chứ không phải do
công đức của chính bản thân tôi, Ngài mời gọi tôi đẩy lùi mọi thứ mục nát và chữa lành những
căn bệnh của một xã hội đang bị suy tàn, tôi hiểu rằng tôi nên dâng hiến bản thân của tôi cho
việc học hỏi và đạt được một kiến thức cần thiết về những tệ nạn của xã hội này. Tôi đã thực sự
làm như vậy và nhận ra rằng thế gian này chẳng là gì ngoài lòng ham muốn sự giàu có, danh
vọng, và thú vui thể xác. Loài người đã luôn bị khuất phục bởi ba ham muốn nêu trên, nhưng
trong thời đại ngày nay của chúng ta, sự thèm khát của cải vật chất đã làm khô héo đi tình
thương và lòng trắc ẩn trong xã hội hiện đại.

358. Tôi nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong một thế kỷ, mà người ta không chỉ
tôn thờ bò vàng giống như dân Do Thái đã từng làm, mà còn sùng bái vàng bạc một cách thèm
khát đến nỗi phá đổ đi cái nhân đức tốt nhất mà họ có được từ nền tảng thiêng liêng của họ. Tôi
đã và đang chứng kiến một kỷ nguyên mà trong đó tính ích kỉ đã làm cho con người ta quên đi
cái nhiệm vụ thiêng liêng nhất đối với anh chị em và với những người xung quanh của họ - vì tất
cả chúng ta là hình ảnh và là con cái của Thiên Chúa, được cứu chuộc bởi chính Máu Thánh của
Chúa Giê-su Ki-tô, và được tham dự vào nước Thiên đàng.

359. Tôi tin tưởng rằng gã khổng lồ đáng sợ này, mà người phàm thường gọi là toàn
năng, cần phải được đương đầu bằng nhân đức thánh: Đức khó nghèo. Chính vì vậy bất cứ nơi
nào mà tôi bắt gặp thấy sự tham lam, tôi chống lại nó bằng chính sự khó nghèo. Tôi chẳng có gì
hay ham muốn bất cứ thứ gì, tôi từ chối mọi thứ. Tôi bằng lòng với quần áo mà tôi đang mặc và
thức ăn được dọn sẵn cho tôi. Tôi mang tất cả những gì tôi có trong một cái khăn lớn. Hành lý
của tôi bao gồm: một quyển sách Kinh Phụng Vụ trọn bộ, một xấp bài giảng, một đôi tất, và một
cái áo sơ-mi dự phòng – ngoài ra không còn gì khác.

360. Tôi chưa bao giờ mang theo hoặc muốn có tiền bạc trong người. Một ngày nọ, tôi
bỗng sửng sốt khi tôi đặt tay vào trong túi áo choàng của tôi và tôi cảm thấy như có một đồng xu
bên trong. Tôi hoảng hốt lấy nó ra và thở phào nhẹ nhõm khi biết đó không phải là một đồng xu
mà là một huy chương do một người đã tặng cho tôi từ lâu. Tôi cảm thấy như là tôi vừa mới trở
về từ cõi chết, tôi có cảm giác rất sợ hãi với tiền bạc.

361. Tôi không có tiền, và tôi cũng không có nhu cầu nào về tiền bạc. Tôi không cần
tiền để có ngựa, có xe ngựa, hay đi tàu hỏa bởi vì tôi luôn đi bộ, cho dù tôi phải đi những hành
trình khá dài, tôi sẽ đề cập đến vấn đề này sau. Tôi không cần tiền để mua các bữa ăn, bởi vì tôi
thường xin thức ăn ở những nơi tôi đặt chân tới. Tôi cũng không cần tiền để mua sắm quần áo,
bởi vì Thiên Chúa đã bảo quản quần áo giày dép của tôi gần giống như cách mà Ngài đã bảo
quản cho quần áo của dân Do Thái trong sa mạc.Tôi hiểu một cách khá rõ ràng rằng đó là Thánh
ý của Thiên Chúa để tôi không có tiền bạc hay bất cứ thứ gì ngoại trừ thức ăn được dọn sẵn cho
tôi, cũng không bao giờ tôi mang theo thức ăn dự phòng.

362. Tôi biết rằng có nhiều người được đánh động bởi sự dứt bỏ vật chất trần thế của
tôi, và vì lý do đó, tôi quyết định duy trì lối sống này mà tôi đã chọn. Để khuyến khích bản thân,
tôi nhớ đến lời dạy của Chúa Giê-su Ki-tô về sự khó nghèo và suy gẫm không ngừng về lời dạy
này, đặc biệt là những lời nói sau: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó vì nước trời là của
họ…”, “Nếu ngươi muốn trở nên trọn hảo, hãy đi bán hết những gì ngươi có mà cho người
nghèo, và đi theo ta…”, “Không ai có thể trở thành môn đệ của ta nếu như người đó không từ
bỏ mọi thứ.”

363. Tôi luôn ghi nhớ rằng chính Chúa Giê-su đã trở nên khó nghèo; Ngài chọn được
sinh ra, được sống, và chết trong sự nghèo hèn nhất. Tôi hiểu được Mẹ Maria cũng luôn mong
muốn trở nên khó nghèo như thế nào. Và tôi cũng hiểu rằng các thánh Tông Đồ đã từ bỏ mọi thứ
để theo Chúa Giê-su như thế nào. Đôi lúc Thiên Chúa muốn tôi cảm nhận cảnh đói khát dày vò,
nhưng chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi. Sau đó, Ngài an ủi tôi bằng cách ban cho tôi bất cứ
thứ gì tôi cần, và cái cảm nghiệm về sự túng nghèo đó mang lại cho tôi một niềm vui khôn tả đến
nỗi những người giàu có không bao giờ tận hưởng được sự sung túc mà họ có, như tôi tận hưởng
sự nghèo khó yêu quý nhất của mình.

364. Tôi chú ý đến một điểm thế này, và ít nhất tôi có thể viết nó ra như sau: Khi một
người nào đó đang nghèo túng và thực sự muốn được nghèo túng trong sự tự do mà không bị
ràng buộc, thì người đó sẽ tận hưởng được sự ngọt ngào của cảnh nghèo túng đó. Hơn nữa, Thiên
Chúa sẽ quan tâm chăm sóc cho người đó bằng một trong hai cách sau – hoặc là khiến cho người
khác chạnh lòng mà cho những gì họ có, hoặc là giúp cho người đó sống mà không cần phải ăn.
Tôi đã được trãi nghiệm cả hai cách trên.

365. Tôi sẽ chỉ liệt kê ở đây một số chuyện đã xảy đến với tôi. Ngay khi tôi đang trên
đường từ Vic đến Camdevanol để đi giảng Linh thao cho một vài vị linh mục đã tham gia cùng
với Ngài Canon Soler tại nhà xứ. Khoảng gần cuối tháng bảy, thời tiết trở nên nóng hơn. Tôi
thấy đói và khát nước, trong khi tôi đang đi ngang qua một quán trọ ở San Quirico de Besora,
bỗng bà chủ quán trọ gọi tôi vào để ăn uống. Tôi nói rằng tôi không có tiền để trả. Bà ấy mới nói
rằng tôi có thể ăn và uống bao nhiêu tùy ý và bà ấy tiếp đãi tôi một cách rất vui vẻ. Tôi đã chấp
nhận lòng tốt của bà ấy.

366. Một lần khác, khi tôi đang đi từ Igualada đến Barcelona. Khi tôi đang đi ngang qua
quán trọ tên King’s Mill lúc gần trưa, một người đàn ông bình thường tỏ lòng thương hại mà gọi
tôi vào bên trong quán trọ, ông ấy chi bốn đồng 25 xu để mua cho tôi một dĩa đậu. Tôi ăn một
cách sung sướng và đặt chân an toàn đến Barcelona cùng chiều ngày hôm ấy.
367. Vào một dịp khác khi tôi đang trên đường trở về sau khi làm sứ vụ truyền giáo ở
thành phố Baga. Tôi băng qua Badella, thuộc vùng núi Thánh Maria Espinalbet và Pla den
Llonch, để hướng tới trị trấn thánh Lorenzo dels Piteus. Tôi cuốc bộ trên tất cả các chặn đường
kể cả các con đường lởm chởm và phải vượt qua những con sông hoặc nhánh sông lầy lội. Thực
ra, việc vượt qua các con sông khiến tôi khổ sở nhất – hơn cả việc phải nhịn đói; nhưng Thiên
Chúa luôn ở bên cạnh giúp đỡ tôi.

368. Vào một dịp khác, tôi phải băng qua con sông Besos với mực nước khá cao. Tôi
định cởi giầy ra thì có một cậu bé, mà tôi chưa từng gặp bao giờ, tiến lại gần và nói rằng, “Cha
đừng tháo giầy ra; con sẽ đưa cha qua sông – Con sẽ đưa cha qua sông sao? Nhưng con còn quá
nhỏ, con không thể cõng ta trên vai được, ta sẽ tự đi qua đấy.” Tuy nhiên cậu bé đã cõng tôi qua
một cách dễ dàng mà không làm tôi bị ướt một tí nào.

369. Một lần nọ, tôi thấy được dòng nước bên kia sông Manresa đã dâng cao đến nỗi
che hết những hòn đá được làm để đi qua sông. Để khỏi phải cởi giầy ra, tôi quyết định nhảy từ
hòn đá này qua hòn đá khác, đáp xuống mỗi một hòn đá một cách chắc chắn nhất mà tôi có thể.
Với mỗi bước nhảy tôi khiến nước văng ra chỗ khác và cứ tiếp tục nhảy như vậy đến khi tôi qua
bên kia sông mà không bị ướt.

370. Tôi nhận ra rằng nhân đức khó nghèo không những mở trí cho người khác và làm
những kẻ tôn thờ vàng bạc bị lay động, mà còn giúp cho tôi rất nhiều để trở nên khiêm nhường
hơn và tiến tới sự trọn hảo. Tôi có thể tóm tắt những gì tôi học từ kinh nghiệm có được bằng lối
so sánh sau đây: Các nhân được ví như những sợi dây đàn trên cây đàn hạc. Đức khó nghèo là
sợi dây ngắn nhất và nhỏ nhất nên phát ra âm thanh cao nhất. Khi chúng ta càng thiếu hụt về điều
kiện sống thì chúng ta càng tiến cao hơn trên thước đo của sự hoàn hảo. Chúng ta nhớ rằng Chúa
Giê-su đã ở trong sa mạc 40 ngày đêm không ăn uống gì. Ngài và các Tông Đồ phải ăn bánh mì
lúa mạch, và nhiều khi không có chúng để mà ăn. Một lần các Tông Đồ đói đến mức phải vò
những hạt lúa mì trong tay để vượt qua cơn đói. Thâm chí, họ còn bị chỉ trích bởi những tên Pha-
ri-sêu bởi vì họ đã làm việc đó vào ngày Sa-bát.

371. Hơn thế nữa, việc thiếu nguồn thức ăn sẽ giúp làm giảm đi tính kiêu hãnh, xua đuổi
sự ngạo mạn, dọn đường cho sự khiêm nhường, và khiến lòng ta sẵn sàng hơn để đón nhận
những Hồng ân mới. Vì vậy, nó khiến ta thăng tiến trong sự trọn lành, giống như những chất
lỏng nào có trọng lượng nhẹ hơn thì sẽ nổi lên trên còn những chất lỏng nào nặng hơn sẽ chìm
xuống đáy. Ôi lạy Đấng Cứu Độ của con, xin làm cho những thừa tác viên của Ngài hiểu được
sự đáng giá của nhân đức nghèo khó. Xin làm cho họ yêu mến và thực hành nhân đức khó nghèo
như Ngài đã từng dạy cho chúng con, cả trong lời nói lẫn việc làm. Chúng ta sẽ nên trọn lành
biết bao nếu chúng ta thực hành nó một cách trọn vẹn. Sẽ có biết bao việc tốt mà chúng ta sẽ làm
được và biết bao linh hồn sẽ được cứu! Mặt khác, nếu những thừa tác viên của Ngài không thực
hành tinh thần khó nghèo, các linh hồn sẽ không được cứu thoát và bản thân của những thừa tác
viên còn mang bản kết án cho chính họ bởi chính lòng tham của họ, giống như Giu-đa đã từng
làm.
Chương XXV

NHÂN ĐỨC THỨ BA LÀ NHÂN ĐỨC HIỀN LÀNH

372. Tôi đã biết rằng nhân đức, mà một nhà truyền giáo tông đồ cần nhất sau lòng
khiêm nhường và sự nghèo khó, đó chính là sự hiền lành. Đó là lý do tại sao Đức Giê-su nói với
các môn đệ yêu mến của Ngài rằng: Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong
lòng và các con sẽ tìm được nơi nghỉ ngơi cho linh hồn. Nếu như lòng khiêm nhường là gốc rễ
của cây, thì sự hiền lành là hoa trái của cây đó. Thánh Bê-na-đô dạy chúng ta rằng: Chúng ta hãy
làm vui lòng Thiên Chúa bằng sự khiêm nhường và những người xung quang bằng nhân đức
hiền lành. Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê su đã dạy chúng ta rằng: “Phúc cho những ai hiền
lành vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp”, đó không chỉ là Đất hứa dành cho cõi sống ở Thiên
đàng, mà còn là tâm hồn của con người trần thế.

373. Không có nhân đức nào cuốn hút cho bằng nhân đức hiền lành, nếu như bạn đứng
gần một ao cá và bạn ném một miếng bánh mì xuống dưới, thì đàn cá trong ao sẽ tập trung lại và
đến gần chân của bạn mà không có một chút sợ hãi nào, nhưng thay vì quăng một miếng bánh
mì, bạn lại liệng một hòn đá, thì đàn cá sẽ bơi đi và lẩn trốn. Đối với con người cũng vậy, khi
bạn cư xử với tất cả mọi người một cách hiền lành, thì họ sẽ đến nghe các bài giảng của bạn và
đến với tòa giải tội, trái lại nếu bạn cư xử với họ một cách hà khắc, thì họ sẽ cảm thấy không hài
lòng, sẽ tránh xa công việc truyền giáo của bạn và sẽ than phiền chống lại các thừa tác viên của
Thiên Chúa.

374. Sự hiền lành là một dấu chỉ cho Ơn gọi của một nhà truyền giáo tông đồ. Khi Thiên
Chúa sai ông Mô-sê, Thiên Chúa đã ban cho Mô-sê ơn sủng và nhân đức hiền lành. Chúa Giê-su
Ki-tô là một con người hiền lành và bởi vì nhân đức này mà Ngài được gọi là Con Chiên lành.
Các Tiên tri đã loan báo trước rằng Chúa Giê-su là một con người hòa nhã, cho nên không bao
giờ, Ngài bẻ gãy một cây sậy đã dập nát, cũng không dập tắt tim đèn còn hun khói. Vì thế, Chúa
Giê-su đã bị hành hạ, bị vu khống và bị bao phủ bởi nhiều lời chửi mắng, thế nhưng Ngài không
một lần mở miệng hay than van. Kiên nhẫn và hiền lành là như thế đó! Vâng, bởi chính việc
Ngài làm, đau khổ Ngài chịu, sự thinh lặng và cái trên Thập Giá, Chúa Giê-su đã đã cứu chuộc
và dạy cho chúng ta làm thế nào để cứu rỗi các linh hồn, mà Ngài đã đặt niềm tin vào chúng ta.

375. Các Tông đồ đã được dạy dỗ bởi chính người Thầy Chí Thánh của họ. Tất cả đều
đạt tới nhân đức hiền lành. Chính các Tông đồ đã thực hành nhân đức này trước hết và sau đó
dạy người khác, đặc biệt các linh mục cần phải thực hành nhân đức này. Thực thế, Thánh Gia-cô-
bê nói với một vài người trong chúng ta: Ai nghĩ rằng mình là người khôn ngoan và thấu hiểu
đầy đủ để dạy người khác, hãy để cho cho anh ta thể hiện việc này trong thực tế bằng chính sự
khiêm nhường được đổ đầy với ý tốt. Bạn, thay vì, chăm chút lòng ghen tị mù quáng và sự tham
vọng ích kỷ trong lòng, thì ít nhất nên cố gắng không tuyên bố ngạo mạn và sai trái so với sự
thật. Sự khôn ngoan không giống như một điều gì đó đến từ trên trời, nó là hướng về phía trần
thế, một loại động vật thậm chí độc ác và xảo quyệt (Iac c.3, 13-15).

376. Lần đầu tiên tôi đọc những lời này từ các thánh Tông đồ. Tôi khiếp sợ khi biết rằng
Chúa Giê-su gọi sự hiểu biết không đi đôi với sự hiền lành là “độc ác”. Vâng, đó là độc ác vì
chính kinh nghiệm đã dạy tôi rằng lòng nhiệt thành mù quáng là một vũ khí mà chính ma quỷ đã
sử dụng, và khi một linh mục làm việc không có nhân đức hiền lành thì đang phục vụ cho ma
quỷ, chứ không phải cho Chúa Ki-tô. Khi một linh mục như thế giảng dạy, ngài sẽ làm cho người
nghe phải sợ hãi bỏ đi; khi ngài giải tội, ngài làm cho hối nhân lánh xa ngài (và nếu có xưng tội,
họ sẽ xưng tội một cách thờ ơ bởi vì họ ngại ngùng và thậm chí che giấu tội lỗi của họ). Tôi đã
từng nghe rất nhiều cuộc xưng tội tổng quát của các hối nhân, những người mà đã từng giấu
giếm tội lỗi của họ bởi vì những người được gọi là người giải tội đã khiển trách họ một cách hà
khắc.

377. Vào đầu tháng 5, tôi tổ chức các chương trình mục vụ cho tháng Năm, tháng kính
Mẹ Maria. Những đám đông dài kéo đến để nghe rao giảng và đi xưng tội. Cũng trong nhà
nguyện này, nơi mà tôi đang giả tội, một linh mục khác rất nhiệt thành và sáng sốt cũng đang
giải tội. Tuổi tác và sức yếu đã làm ảnh hưởng đến tính khí và tính cách của Ngài, vì thế Ngài
thường hay quát mắng những người đến xưng tội. Vị linh mục đó thường giải tội rất ngắn gọn và
đôi khi làm người khác buồn chán, đến nổi họ không dám xưng thú tội lỗi với Ngài. Họ rời khỏi
tòa giải tội với sự day dứt lương tâm và để giảm bớt tâm trạng này họ đến xưng thú tội lỗi của họ
với tôi.

378. Vì tính nóng nảy và sự giận dữ - thiếu tính hiền lành - thường giả dạng dưới lòng
nhiệt huyết, tôi cố gắng học rất cẩn thận để phân biệt giữa hai điều này, để tôi không mắc lỗi
trong những vấn đề, mà có thể tạo ra một sự khác biệt rất quan trọng. Tôi đã phát hiện ra chức
năng của sự nhiệt huyết là để khinh bỉ, để trốn chạy, để cản trở, để ganh ghét, để chối bỏ, để đấu
tranh và để lật đổ, nếu có thể, mọi thứ trở nên trái ngược với Thiên Chúa, Thánh ý và Vinh
quang của Ngài, và sự thánh hoá Danh thánh của Ngài. Như vua Đa-vít nói rằng: “Con làm bạn
với mọi người kính sợ Chúa, và những ai tuân giữ huấn lệnh Ngài.”39
379. Tôi đã từng quan sát rằng sự nhiệt huyết đích thực làm bừng cháy trong ta ngọn lửa
cho sự tinh khiết của linh hồn, hiền thê của Chúa Ki-tô, như các Tông đồ xưa đã nói trong thư
gửi các tín hữu Cô-rin-tô: Tôi ganh tị với anh em và bởi chính sự ganh tị của Chúa, vì tôi đã trao
ban cho anh em trong Bí tích hôn phối để trở thành một vợ một chồng, giới thiệu anh em như
một trinh nữ trinh khiết cho Chúa Ki-tô.
Dĩ nhiên! Eleazar sẽ có niềm tự hào về sự ghen tị, nếu anh ta đã từng chứng kiến sự
trinh khiết và sự quyến rũ của Rê-bê-ca, người mà anh ta đã mai mối cho con trai của thầy anh ta
lấy làm vợ, trong một vài nguy cơ bị chiếm đoạt, không nghi ngờ gì anh ta có thể nói với cô gái
thánh thiện này rằng, tôi thật sự ganh tị với cô bởi vì sự nhiệt huyết tôi dành cho thầy của tôi, vì
39
Tv. 118: 63
tôi đã mai mối cô, một trinh nữ thanh sạch, với con trai của thầy Abraham của tôi. Với sự so
sánh này, lòng nhiệt huyết của các Tông đồ và tất cả các nhà truyền giáo tông đồ có thể được
hiểu rõ ràng hơn.
Và anh ấy cũng biểu lộ trong một bức thư khác: Tôi xin nguyện chết mỗi ngày cho vinh
quang của cô. Những người yếu đuối nào mà lại không tác động đến tôi? Những người bị phê
phán nào mà lại không làm rực cháy sự phẫn nộ trong tôi?

380. Các Giáo Phụ minh họa vấn đề này cho chúng ta bằng một phép so sánh với con gà
mẹ. Hãy xem, tình thương cao cả, sự chăm sóc và và sự nhiệt tình của một con gà mẹ dành cho
đàn của con mình. Bản chất của con gà mẹ là một động vật rụt rè, nhút nhát và sợ hãi, nhưng khi
nó trông nom đàn con nhỏ của có, nó sở hữu trái tim của sư tử; cái đầu của nó lúc nào cũng
ngẩng cao, mắt của nó lúc nào cũng cảnh giác và sẵn sàng che chở cho đàn con của có khỏi mọi
nguy hiểm đang rình rập. Bất kể kẻ thù lớn cỡ nào đi chăng nữa, nó sẽ xông tới để bảo vệ đàn
con. Gà mẹ lúc nào cũng trong trạng thái quan tâm tột đỉnh, được biểu lộ bằng tiếng cục tác
không ngớt. Thật tuyệt vời cho tình yêu của gà mẹ dành cho đàn gà con của nó. Lạy Chúa, thật là
một bài học rất đáng để học hỏi về lòng nhiệt huyết mà Ngài đã dạy con trong ví dụ của con gà
mẹ này.

381. Tôi đã học biết rằng sự nhiệt huyết là một tình yêu hăng hái và mãnh liệt cho nên
cần phải được điều hoà một cách khôn ngoan. Nếu không thì nó có thể vượt quá giới hạn của sự
khiêm nhu và sự thận trọng. Không phải vì tình yêu thiêng liêng, nhưng là quá khích, có thể là
thái quá trong chính nó, cũng không phải trong các chuyển động và xu hướng mà nó mang lại
cho tinh thần của chúng ta, nhưng vì sự hiểu biết của chúng ta không lựa chọn phương thế phù
hợp hoặc người khác sử dụng chúng một cách không theo đúng trật tự.

Sự nhiệt thành thiếu kiểm soát đưa chúng ta đi trên con đường gồ ghề và hoang dại; bị
lay động bởi sự tức giận, làm ta không giữ được bình tĩnh trong giới hạn của lý trí và đẩy lương
tâm đến sự xáo trộn. Đó là cách mà lòng nhiệt huyết làm việc một cách hớ hênh và thái quá đến
nỗi nó trở nên xấu xa và đáng bị khiển trách.

382. Trong khi vua Đa-vít sai tướng Gio-át và binh lính của ông ta chống lại đứa con
Ab-sa-lôm bất trung và phản nghịch của mình, vua Đa-vít căn dặn tướng Gio-át là không được
đụng đến hắn ta. Nhưng Gio-át, trong trận chiến, giống như cơn thịnh nộ trong cơn khát vọng
chiến thắng của mình, đã giết chết Ab-sa-lôm bằng chính bàn tay của ông ta. Thiên Chúa đã gửi
các nhà truyền giáo đến để chiến đấu chống lại tội lỗi và sự dữ, nhưng lại căn dặn các nhà truyền
giáo một cách rõ ràng là phải tha thứ cho người tội lỗi, mang đứa con phản nghịch này về nhà
còn sống để anh ta có thể được hoán cải, sống trong ân sủng và an hưởng sự sống đời đời.
383. Lạy Chúa, xin hãy ban cho con lòng nhiệt huyết khôn ngoan và thận trọng để con
có thể làm mọi thứ một cách chắc chắn nhưng rất ngọt ngào, hiền lành nhưng thấu đáo. Con hy
vọng sẽ hành động trong tất cả mọi thứ với một sự khôn ngoan thánh thiện, và cuối cùng con sẽ
cố gắng để ghi nhớ điều này là sự khôn ngoan được sinh ra trong con người cùng với lý trí tự
nhiên của nó, được nuôi dưỡng bởi việc học hỏi, được vững mạnh nhờ tuổi tác, được sáng tỏ bởi
sự tham vấn với các nhà thông thái và được hoàn hảo trong những kinh nghiệm thường nhật.
CHƯƠNG XXVI

NHÂN ĐỨC THỨ TƯ LÀ TÍNH KHIÊM NHU

384. Tôi luôn nói với bản thân của tôi rằng: Nhà truyền giáo là bộ mặt của Thiên Chúa,
các thiên thần và loài người, do đó anh ta cần phải hết sức thận trọng trong lời ăn tiếng nói, hành
động và cử chỉ của mình. Và vì thế, tôi đã cố gắng nói rất ít và cẩn trọng ngay cả những lúc ở
nhà cũng như khi đi ra ngoài, cân đo đong đếm những lời tôi phải nói bởi vì nhiều người thường
hay trích dẫn những lời nói của tôi, nhưng lại diễn giải chúng theo một ý nghĩa khác xa với
những gì tôi muốn nói.

385. Tôi kiên quyết rằng trong lời nói, tôi cố gắng tránh sử dụng những cử chỉ tay chân
có thể làm cho những người trong khán phòng cười, vì người ta thường gọi bóng gió nó là “đấm
bóng”. Vì vậy, tôi quyết tâm khi rao giảng tôi sẽ nói ngắn gọn, xúc tính và nghiêm túc, và cố
gắng không đưa tay lên mặt, cằm hay đầu - đặc biệt là cái mũi của tôi. Tôi cũng tránh việc nhăn
nhó, giễu cợt, khinh bỉ, hoặc chế nhạo bất cứ ai, bởi vì tôi biết rằng một nhà truyền giáo, có thể
đánh mất đi uy quyền, sự tôn trọng, và sự kính trọng mà anh ta có trước đây qua các khinh suất,
thiếu tự chủ và tính e lệ. Những thứ này sẽ dẫn nhà truyền giáo tới việc nuông chiều những sự
phô bày thô lỗ. Bên cạnh đó, chúng cũng chỉ ra những điểm thiếu nhân đức của người này và
cũng cho người khác thấy rằng nhà truyền giáo là một người được giáo dục rất kém hay vô giáo
dục.

386. Tôi cũng bị thuyết phục rằng một truyền giáo nên hòa thuận với mọi người, như
thánh tông đồ Phao-lô dạy chúng ta. Vì vậy, tôi chưa bao giờ cãi vã với bất cứ ai, nhưng phấn
đấu làm hài lòng tất cả mọi người. Tôi tránh tất cả những trò hề và không thích nói chuyện ngớ
ngẩn và chế giễu. Mặc dù tôi luôn luôn xuất hiện như một người vui vẻ, hòa đồng và tử tế, nhưng
tôi lại không thích cười nhiều vì tôi nhớ rằng chúng ta chẳng bao giờ nhìn thấy Chúa Giê-su
cười, mặc dù Ngài được bị bắt gặp đã khóc một vài lần. Tôi luôn ghi khắc những lời nói này:
“Kẻ khờ đứng nhìn qua cửa,  còn người có giáo dục đứng lại bên ngoài.” 40

387. Nó cũng được biết rằng sự khiêm nhu là một đức tính dạy chúng ta làm tất cả mọi
thứ theo một cách phù hợp. Bời chúng ta nên làm mọi việc như chính Chúa Giê-su đã làm, tôi
thường hỏi chính bản thân trong mỗi trường hợp là như Chúa Giê-su sẽ làm việc này như thế
nào, sau đó tôi mới đưa ra quyết định để làm. Chúa Giê-su đã làm mọi thứ với sự cẩn trọng làm
sao và với ý hướng đúng đắn và thuần khiết như thế: từ việc giảng dạy, ăn uống, cư xử với tất cả
mọi hạng người, đến việc cầu nguyện! Vì thế, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, tôi quyết tâm noi
gương Chúa Giê-su trong tất cả mọi sự để tôi có thể nói qua bằng hành động, nếu như không

40
Sách Huấn Ca 21: 23
muốn nói trong rất nhiều ngôn từ của các thánh Tông đồ như: Hãy noi gương Ta vì Ta là Chúa
Ki-tô.

388. Con thấu hiểu rằng, ôi lạy Thiên Chúa của con, những hiệu quả mà đức tính ấy
đem lại cho nhà truyền giáo thật quan trong làm sao, đến nỗi không chỉ giúp anh ta vượt qua sự
sỉ nhục, mà còn xuất hiện như vậy trước mặt mọi người vượt trên sự chỉ trích, vì người ta thường
bị đánh động bởi những gì họ nhìn thấy nơi một nhà truyền giáo hơn là những gì họ nghe nhà
truyền giáo ấy giảng. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su được xem là mẫu gương cho các nhà
truyền giáo, Đức Giê-su bắt đầu làm và giảng dạy. 41 Việc làm phải xuất phát trước nhất, sau đó
mới tới việc giảng dạy.

389. Lạy Thiên Chúa của con, Ngài biết rằng, dù con có tất cả các đề xuất và giải pháp
như thế, nhưng con đã không tránh khỏi việc đi ngược lại đường hướng của nhân đức khiêm nhu
này dạy, con đã từng chống lại nhân đức khiêm nhu! Ngài biết là có hay không một ai đó đã cố
tạo nên sự bê bối từ sự thất bại của con trong việc tuân giữ nhân đức này.

Xin hãy tha thứ cho con, lạy Chúa, con xin hứa với Ngài rằng con sẽ thực hành lời các
thánh Tông Đồ xưa đã dạy và sẽ cố gắng làm cho nhân đức khiêm nhu của con được biết đến bởi
tất cả mọi người; và tính khiêm nhu này của con sẽ giống như đức khiêm nhu của Chúa Giê-su
như cùng một vị thánh Tông đồ khuyên chúng ta. Lạy Chúa Giê-su, con xin hứa với Ngài rằng
con sẽ noi gương đức khiêm nhường của Thánh Phan-xi-cô As-si-di, đức khiêm nhu của Thánh
nhân chính là một bài giảng; chính ngài đã hoán cải người khác bằng chính gương sáng của
Ngài. Lạy Chúa Giê-su, tình yêu của lòng con, con yêu mến Ngài và con muốn mang mọi người
đến gần tình yêu thánh thiêng của Ngài.

41
Công vụ tông đồ 1:1
CHƯƠNG XXVII

NHÂN ĐỨC THỨ NĂM LÀ SỰ HÃM MÌNH

390. Tôi biết rằng tôi không thể thực hiện nhân đức khiêm nhu nếu không có sự hãm
mình, vì thế nhờ ơn Chúa, tôi tập trung toàn bộ sức lực để cố gắng giành được điều này, cho dù
phải đánh đổi mọi thứ có thể.

391. Như thế, đầu tiên, tôi cố gắng tước đoạt từ bản thân mình tất cả các niềm vui để
dâng chúng cho Thiên Chúa. Thật sự tôi không biết phải làm như thế nào, tôi chỉ cảm thấy có
nghĩa vụ cần phải thực thi một dự kiến đơn thuần như thế. Tâm trí tôi phải đối diện với việc lựa
chọn giữa niềm vui của tôi và của Thiên Chúa, và bởi vì tâm trí tôi đã thấy một sự bất bình đẳng
rõ ràng giữa giữa hai điều này, ngay cả trong những vấn đề nhỏ nhất, tôi buộc phải chọn những
gì để làm hài lòng Thiên Chúa hơn. Tôi sẽ vui vẻ tránh xa bất cứ niềm vui nào để làm vui lòng
Thiên Chúa. Nó vẫn là con đường mà đối với tôi, cần phải hãm mình trong mọi sự: từ việc ăn
uống, nghỉ ngơi, trò chuyện, nhìn gắm, lắng nghe, hay việc đi đến nơi nào đó …
392. Hồng ân Thiên Chúa đã giúp tôi rất lớn trong việc thực hành việc hãm mình. Tôi
bây giờ đã biết rõ rằng sự hãm mình là một nhu cầu thiết yếu trong việc làm sinh hoa lợi nơi các
tâm hồn cách hiệu quả nhất và cũng để có được những lời cầu nguyện tốt nhất.
393. Tôi đã từng nhận được sự khuyến khích đặc biệt trong việc thực hành việc hãm
mình từ tấm gương của Chúa Giê-su, Mẹ Maria và tất cả các Thánh. Tôi đã đọc cuộc đời của các
Thánh một cách chăm chú, luôn để ý tới cách thức mà các ngài thực hiện nhân đức này. Tôi đã
ghi chép nhiều điều từ các ngài, chẳng hạn như Thánh Bê-na-đô và Thánh Phê-rô Alcantara. Tôi
cũng đọc tiểu sử của thánh Phi-lip-phê Nê-ri. Đáng chú ý nhất là sau 30 năm giải tội cho một
người phụ nữ đẹp và nổi tiếng ở Rô-ma, Ngài vẫn không biết cố ấy trông như thế nào.

394. Trong trường hợp của tôi, tôi có thể cam đoan cho thực tế này là tôi biết những
người phụ nữ đến xưng tội với tôi chỉ qua giọng nói của họ nhiều hơn là vẻ bề ngoài của họ. Sự
thật là tôi chưa bao giờ nhìn thẳng vào mặt của bất cứ người phụ nữ nào, bởi vì điều này làm tôi
ngượng ngùng và lúng túng. Như thế, sẽ không gây cho tôi những cám dỗ - tạ ơn Chúa, con
không còn có bất kỳ cơn cám dỗ nào nữa, chỉ là một loại ngượng ngùng mà tôi không thể giải
thích được. Vì vậy, tôi quan sát một cách khá tự nhiên và vô thức rằng câu châm ngôn thường
được lặp đi lặp lại của các Giáo Phụ là: “Sự hoán cải của một người phụ nữ phải rất nghiêm túc
và ngắn gọn42 và hãy nhắm mắt lại” 43. Hầu như, tôi không biết cách làm thế nào để kéo dài một
cuộc trò chuyện với một người phụ nữ, tuy nhiên tốt thay, cô ấy có thể làm điều đó. Trong vài lời

42
Thánh Augustin,
43
Thánh Isidore Pelusio.
ngắn gọn, tôi nói những điều liên quan đến trường hợp của cô ta; sau đó tôi tiễn cô ta ra ngay lập
tức, thậm chí tôi cũng không cố nhìn xem cô ta giàu hay nghèo, đẹp hay xấu.

395. Khi tôi được giao nhiệm vụ truyền giáo trên khắp vùng Catalonia, tôi là một vị
khách ở nhiều giáo xứ, nơi mà tôi lưu lại trong những ngày truyền giáo, và tôi không thể nhớ
được là có khi nào tôi nhìn khuôn mặt của bất kỳ người phụ nữ nào nữa hay không, thâm chí nó
cũng xảy ra với người giúp việc, người phục vụ hay họ hàng của của cha chánh xứ. Vì vậy,
chuyện xảy ra như thế này, trên đường quay trở lại Vic từ một số thị trấn khác, sau một khoảng
thời gian tôi vắng mặt tại đó, một người phụ nữ đến gặp tôi và nói: “Thưa cha Claret, cha không
nhận ra con sao? Con là người giúp việc trong một giáo xứ nơi mà cha đã từng ở lại một vài
ngày để làm sứ vụ truyền giáo.” Dĩ nhiên là tôi không nhận ra cô ta, cũng chưa bao giờ nhìn đến
cô ta, và rồi với cặp mắt hướng nhìn xuống đất, tôi liền hỏi cô ta: Vị linh mục ở đó, cha quản xứ,
vẫn khoẻ chứ! Tôi hy vọng ngài vẫn khoẻ?

396. Tôi có một kinh nghiêm khác mà tôi biết rằng nó sẽ không thể xảy ra nếu không có
ơn đặc biệt từ nơi Thiên Chúa. Trong khoảng thời gian sáu năm hai tháng tôi ở Cu-ba, tôi trao Bí
tích Thêm sức cho hơn 300,000 người, số phụ nữ đông hơn nhiều số đàn ông, và nhiều người trẻ
hơn người già. Nhưng nếu một ai đó yêu cầu tôi mô tả khuôn mặt hay hình dáng của bất kỳ
người phụ nữ nào ở trên đảo, tôi sẽ nói ngay là tôi không thể, mặc dù trên thực tế tôi đã ban Bí
tích Thêm sức cho rất nhiều người trong số họ. Tôi đơn giản chỉ liếc nhìn xem cái trán của họ ở
đâu và rồi tôi nhắm mắt lại và làm như vậy trong khi tôi ban Bí tích Thêm sức cho họ.

397. Bên cạnh sự ngượng ngùng này của tôi trước sự hiện diện của những người phụ nữ,
điều đó ngăn cản tôi nhìn gắm họ, tôi có lý do khác cao cả hơn là sinh lợi cho người ta. Tôi nhớ
lại bài giảng những năm trước của một vị giảng thuyết khi ngài đến thị trấn, nơi mà ngài đã giảng
rất đánh động đến nỗi ngay sau bài giảng giáo dân thốt lên rằng cha quả thật là người thánh
thiện! Nhưng một kẻ ác tâm lại nhận xét rằng vị giảng thuyết ấy có thể trở thành một vị thánh,
nhưng thực ra vị ấy lại để mắt đến những người phụ nữ! Điều nhận xét này đủ để làm tan biến đi
tất cả những việc tốt lành mà vị giảng thuyết ấy đã gặt hái được ở thị trấn đó, và làm hủy hoại đi
tất cả những thành quả của việc giảng dạy của Ngài ở đó.

398. Tôi cũng từng để ý rằng người ta có một định kiến xấu về linh mục, những người
mà không biết kiềm chế ánh mắt của anh ta. Trong bài đọc về Chúa Giê-su Ki-tô, tôi nhận ra
rằng Ngài đã luôn rất kiềm chế và e lệ trong những cái liếc nhìn của Ngài. Các Thánh sử luôn
luôn cẩn ghi chép số lần Ngài đưa mắt lên nhìn, như thể có điều gì đó bất ổn nhất.

399. Tôi vẫn luôn cố gắng kìm chế thính giác của tôi. Vì thế, tôi chẳng lấy làm thích thú
gì những cuộc trò chuyện vô bổ và những lời nói vu vơ. Tôi không thể nào chịu đựng được
những cuộc trò chuyện khắc khe; nếu một ai đó mở đầu một câu chuyện, tôi hoặc sẽ rời đi chỗ
khác, hoặc là đổi đề tài, hoặc sẽ nhăn mặt để thể hiện sự không đồng tình. Tôi cũng không thích
lắng nghe những cuộc trò chuyện về những chủ đề: đồ ăn thức uống, tiền bạc, những thứ trần tục
và chính trị. Tôi không quan tâm đến việc đọc tạp chí và sách báo, và tôi sẽ nó rằng tôi thích đọc
một chương của Kinh thánh hơn, vì ở đó tôi sẽ đọc sự thật, còn tạp chí và sách báo thường chứa
đựng đầy những điều bịa đặt và giả dối.

400. Tôi cũng cố gắng tự kìm chế tôi trong việc ăn nói. Tôi không thích lắng nghe tất cả
mọi thứ, cũng không thích bàn tán về chúng. Tôi cũng chẳng bao giờ nói về những gì tôi đã trình
bày trong những bài giảng của tôi. Tôi biết khá rõ rằng chính bản thân tôi không thích nghe
những gì người khác nói huyên thiên về những phát biểu của họ, và tôi nghĩ rằng tôi sẽ chỉ làm
phật lòng người khác nếu tôi cũng nói những điều như thế. Đó là những gì đã dẫn tôi tới kết luận
sau: Tôi không bao giờ nói về những gì tôi đã giảng, nhưng tôi sẽ giảng tốt nhất có thể để đặt tất
cả mọi người trong đôi ban tay của Thiên Chúa. Nếu có bất cứ ai xin đóng góp ý kiến về việc
giảng dạy của tôi, tôi sẽ đón nhận một cách thật lòng, sẵn sàng thực hành, mà không cần nại đến
bất cứ lý do gì để từ chối chúng. Sau đó tôi cố gắng sửa chữa những thiếu xót tốt nhất mà tôi có
thể.

401. Tôi cũng nhận thấy rằng một vài người hành động như gà mẹ, vừa đẻ trứng, nó liền
cất tiếng cục tác và rồi người ta đến lấy trứng của nó đi, thế là gà mẹ đánh mất trứng của mình.
điều đó cũng xảy ra với trường hợp của một số linh mục nhẹ dạ cả tin, sau khi các ngài hoàn
thành một vài thành tích lớn lao hay nghe xưng tội, hay thuyết giảng, họ thường đi ra tìm kiếm
những lời tán tụng để thỏa mãn tính kiêu căng của họ. Họ nói một cách thỏa chí về những điều
mà họ đã nói hoặc cái cách họ nói về nó. Tôi cảm thấy chán ngấy những câu chuyện như vậy, tôi
có thể hình dung rõ rằng rằng những người khác cũng chán ngấy về tôi, nếu tôi cũng làm những
điều tương tự như vậy. Vì thế, đến tận bây giờ, tôi chưa bao giờ bàn tán về những điều đó.

402. Một điều mà tôi thật sự không thể chịu đựng được là nghe bất cứ cuộc trò chuyện
nào về những điều được nghe biết trong tòa giải tội, không chỉ bởi vì sự nguy hiểm trong việc
làm vỡ ấn tín của Bí tích Hòa giải, mà cũng bởi vì sẽ tạo ra những ấn tượng rất xấu về người
khác trong những cuộc trò chuyện như thế. Vì thế, tôi đã cố gắng không bao giờ đề cập đến
những chủ đề này hay những người có liên quan trong Bí tích Hòa giải, hay việc một ai đó đã
bao lâu rồi không đến tòa giải tội, kể từ lần xưng tội gần đây nhất, hay việc một ai đó đã xưng tội
toàn bộ hay chưa. Nói tóm lại, tôi không thể nào chấp nhận được việc linh mục bàn tán về những
người, những chủ đề, hay số lần có liên quan đến Bí tích Hòa giải. Nếu ai đó đến hỏi ý kiến của
tôi, tôi không thể nào chịu được khi anh ta bắt đầu như sau: Tôi gặp trường hợp như thế này: -
Tôi sẽ phải làm gì? Tôi sẽ bảo anh ta rằng anh nên xưng hô ở ngôi thứ ba ... “Giả sử rằng một
linh mục giải tội phải đối diện với những vấn đề như thế, ngài sẽ làm gì để giải quyết chuyện
này?

403. Một điều mà Thiên Chúa đã làm cho tôi hiểu, đó là điều quan trọng cho một nhà
truyền giáo, là phải biết tự kiềm chế mình trong việc lấy đồ ăn thức uống. Người Ý có câu nói rất
hay như thế này là: Không một ai phó thác sự tín nhiệm cho các vị thánh thích ăn uống cả.
Người ta sẽ nghĩ về những nhà truyền giáo như là những con người thuộc về thiên giới nhiều hơn
là hạ giới và chúng ta như những bức tượng của các vị thánh không có nhu cầu ăn uống. Ở
phương diện này, Thiên Chúa của chúng ta đã ban cho tôi một ân sủng đặc biệt trong việc có thể
tồn tại nhiều ngày mà không cần ăn hay ăn rất ít.

404. Tôi có ba lý do khiến tôi không mải mê trong việc ăn uống. Trước hết là bởi vì tôi
đã không thể, và không có cảm giác thèm ăn, đặc biệt khi tôi phải làm rất nhiều bài giảng và
nghe giải tội cho một số đông người. Thứ hai là, trong những dịp nhất định mà tôi cảm thấy thèm
ăn, tôi sẽ không ăn, đặc biệt là khi tôi bắt đầu một chuyến đi, như thế tôi sẽ nhẹ nhõm hơn,
không tạo gánh nặng cho đôi chân của tôi. Cuối cùng, tôi tiết chế việc ăn uống để giáo dục người
khác, vì tôi nhận ra rằng họ thường theo dõi tôi. Vì vậy, tôi ăn rất ít cho dù tôi có đói đi chăng
nữa.

405. Bất cứ khi nào tôi ăn những món ăn đã được dọn sẵn trước mặt tôi, tôi luôn lấy rất
ít và chọn món ăn đơn sơ nhất. Nếu tôi đến một giáo xứ vào một thời điểm không tiện lợi, tôi
thường xin đầu bếp một ít canh và một quả trứng - thế là đủ. Tôi chưa bao giờ ăn thịt và kể cả
sau này cũng không. Không phải là tôi không thích ăn uống, nhưng tôi biết rằng việc kiềm chế từ
chúng là rất có ích. Đối với rượu cũng thế. Dĩ nhiên là tôi thích rượu, nhưng tôi đã không đụng
đến nó cả mấy năm nay, ngoại trừ việc dâng lễ. Tôi không bao giờ uống rượu mạnh, mặc dù tôi
thích chúng và đã từng uống chúng trước đây. Tôi biết rằng tiết chế ăn uống là một việc làm có
tính giáo dục và rất cần thiết cho ngày hôm nay để chống lại việc sử dụng đồ ăn thức uống thái
quá tại các bữa tiệc.

406. Tôi đã ở tại thành phố Segovia vào ngày 4 tháng 9 năm 1859. Trong khi tôi đang
Tĩnh tâm thì vào lúc 4:25 sáng, Chúa Giê-su nói với tôi rằng An-tôn, con phải dạy cho các nhà
truyền giáo biết hãm mình trong việc ăn uống. Một vài phút sau, Đức Trinh Nữ Maria nói, nếu
như con làm đuợc như vậy, con sẽ đạt được thành quả rất lớn lao, An-tôn.

407. Vào thời điểm tôi đang thuyết giảng về truyền giáo cho các linh mục, nữ tu, và
giáo dân ở nhà thờ Chính Tòa Segovia. Một ngày nọ, khi chúng tôi ngồi chung bàn, có một ai đó
đã kể câu chuyện làm thế nào mà vị Giám mục tiền nhiệm, một con người đầy nhiệt huyết, đã
động viên một nhóm linh mục hãy ra đi và làm sứ vụ truyền giáo, họ làm như lời người căn dặn.
Sau khi đi được một đoạn, họ bắt đầu thấy đói bụng và khát nước và vì họ đã mang một ít thức
ăn theo nên họ ngồi xuống và dùng bữa trưa với nhau. Trong khi dùng bữa, đoàn đại biểu từ thị
trấn, nơi mà các ngài sẽ đến, đến chào các ngài. Nhưng khi đoàn đại biểu thấy tất cả các ngài
đang dùng bữa như vậy thì dường như các vị linh mục ấy đã đánh mất hết uy tín trong đôi mắt
của đoàn đại biểu, sứ vụ của các ngài trở nên vô bổ. Như thế câu chuyện được làn truyền trong
dân chúng. Tôi cũng không biết tại sao câu chuyện trên lại được thuật lại cho tôi, nhưng điều tôi
quan tâm nhất là nó được truyền tải đến tôi như là một lời xác thực về những gì mà Chúa Giê-su
và Mẹ Maria đã nói với tôi.

408. Kinh nghiệm trên đã dạy tôi phải làm sao để có thể giáo dục việc hãm mình này
cho một nhà truyền giáo, và tôi vẫn còn cảm thấy nó rất hữu ích cho đến tận hôm nay. Nhiều tiệc
tùng linh đình được tổ chức ở cung điện- thậm chí còn nhiều tiệc tùng hơn nữa vào ngày hôm
trước đó- và tôi luôn là một trong những vị khách mời của những bữa tiệc đó. Nếu có thể, tôi sẽ
cáo lỗi xin phép không tham dự bữa tiệc; còn nếu không thể được, tôi sẽ tham dự. Tuy nhiên, vào
những ngày đó, tôi ăn ít nhất. Tôi có thói quen chỉ lấy một muỗng súp canh đầy và một miếng
trái cây nhỏ - không gì khác thêm. Tôi không uống rượu, chỉ uống nước mà thôi. Tất cả mọi
người đều trợn mắt nhìn tôi, dĩ nhiên, và tất cả họ điều bị đánh động vì việc làm của tôi.

409. Tôi từng được nói lại trước khi tôi đến thánh phố Madrid là ở đó luôn có sự dư
thừa nơi các bàn tiệc. Thật ra, đó không phải ngạc nhiên cho lắm bởi vì tại những buổi tiệc linh
đình như thế, những món ăn thịnh soạn và rượu ngon được bày ra, tất cả là một lời mời đến mức
quá nuông chiều. Nhưng vì nghĩa vụ, tôi bị ép buộc phải tham dự, tôi không thèm để ý đến sự
phô bày nhẹ nhàng của sự thiếu tự tin. Trái lại, tôi nhận thấy rằng dường như những vị khách
cũng lấy ít đồ ăn hơn mức họ cần, khi họ thấy tôi không ăn gì cả. Trong khi chúng tôi vẫn còn
đang ngồi chung ở bàn tiệc, thường thì những vị khách ngồi kế bên hay trò chuyện với tôi về
những vấn đề thiêng liêng và muốn biết xem tôi sẽ ở nhà thờ nào để nghe giải tội, do đó họ có
thể đến đó để xưng tội.
410. Để cho sự hãm mình tốt hơn, tôi đã hạn chế việc hút thuốc. Hơn thế nữa, tôi chưa
bao giờ nói hay bật mí cho ai biết rằng tôi thích điều này hơn là điều kia. Điều này, dĩ nhiên, là
một thói quen cũ đối với tôi. Thiên Chúa đã ban cho tôi phúc lành từ trời cao này, trong khi
người mẹ quá cố của tôi vẫn còn sống. Mẹ của tôi mất mà cũng không biết điều gì tôi thích nhất.
Bởi vì mẹ rất thương yêu tôi và muốn làm hài lòng tôi, thỉnh thoảng mẹ có hỏi tôi là con có thích
cái này hay cái kia không. Tôi luôn trả lời rằng bất cứ thứ gì mẹ chọn cho con là những thứ con
thích nhất. Sau đó mẹ sẽ nói với tôi, mẹ biết, nhưng sẽ có những thứ mà con thích hơn những thứ
khác chứ. Tôi vẫn sẽ nói với mẹ rằng những gì mẹ chọn là những thứ con thích nhất. Một cách tự
nhiên, tôi cũng giống như bao người khác, thích điều này hơn điều khác; nhưng niềm vui tinh
thần mà tôi cảm nhận được khi làm theo ý nguyện của người khác thì vượt xa hơn bất cứ sở
thích vật chất cụ thể nào, vì thế tôi đã nói với mẹ của tôi về sự thật đó.
411. Ngoài việc tự hãm mình về nhìn ngắm, nghe nói, và thưởng thức, tôi cũng cố gắng
thực tập một vài hành động cụ thể cho việc hãm mình. Vào ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, tôi
hành xác. Vào thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, tôi mặc áo vải tóc. Nếu trong những trường hợp
không thể hành xác như thế, tôi sẽ làm một số việc đền tội tương xứng, chẳng hạn như cầu
nguyện với đôi cánh tay giang rộng theo hình cây thập tự hoặc quỳ gối trên các ngón tay của tôi.

412. Tôi khá ý thức rằng người phàm, những người thiếu thần khí của Chúa Giê-su,
nhạo báng hay thậm chí lên án những việc hành xác như thế; nhưng tôi luôn ghi nhớ lời dạy bảo
của thánh Gio-an Thánh Giá về vấn đề này. Ngài nói như thế này nếu bất cứ ai nói với bạn là
bạn có thể trở nên hoàn thiện mà không cần thực hành những việc hành xác bề ngoài, thì bạn
không cần để ý đến anh ta nữa. Thậm chí, nếu anh ta có làm những phép lạ để xác minh cho
những gì mà anh ta nói đi chăng nữa, thì bạn nên coi những phép lạ ấy là những thứ ảo tưởng.

413. Tôi có thể thấy rằng Thánh Phao-lô đã tự hãm mình và nói một cách công khai
rằng tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi
lại bị loại.44 Tất cả các Thánh từ trước đến này điều làm điều này. Chân phước Rodriguez có kể
lại rằng Đức Trinh Nữ Maria đã nói với Thánh nữ Elizabeth Hungary rằng không có bất cứ ơn
thiêng nào được ban xuống cho các tâm hồn mà không thông qua việc cầu nguyện liên lỉ và hành
xác. Có một câu châm ngôn như thế này: Hãy cho ta máu và ta sẽ cho ngươi Thánh Thần.45
Khốn nạn thay cho những người là kẻ thù của sự bội bạc và Thập Giá Đức Kitô!

44
1 Corinto 9: 27
45
“Give me blood and I will give you spirit.”
Chương XXVII

NHÂN ĐỨC CỦA SỰ HÃM MÌNH (Tiếp Theo)

414. Tôi biết rằng chỉ cần một hành động nhỏ của sự hãm mình thôi, một người có thể
thực hành được rất nhiều các nhân đức khác, phụ thuộc vào những ý định khác nhau mà một
người có những cách thức để thể hiện mỗi việc làm. Vì vậy, ví dụ:

1. Nếu một nguời muốn kiềm chế cơ thể của mình khỏi dục vọng, thì nên thực hành đức
tiết độ.

2. Nếu một người muốn sắp xếp cuộc sống của mình theo một trình tự khoa học, thì nên
thực hành đức khôn ngoan.

3. Nếu một người muốn sửa chữa những lỗi lầm trong quá khứ, thì nên thực hành đức
công bằng.

4. Nếu một người muốn vượt qua những khó khăn trong đời sống thiêng liêng, thì nên
thực hành đức kiên cường.

5. Nếu một người muốn dâng lên Thiên Chúa những hy sinh bằng cách khước từ mình
khỏi những thứ đam mê và làm những việc đau đớn hay ghê tởm chính bản thân, thì nên thực
hành đức tu trì.

415. 6. Nếu một người muốn nhận được sự khai sáng lớn hơn để hiểu những thuộc tính
của Thiên Chúa, thì nên thực hành đức tin cậy.

7. Nếu một người muốn để ơn cứu độ của mình được bảo đảm hơn, thì nên thực hành sự
hy vọng.

8. Nếu một người muốn hoán cải những người tội lỗi hay giải thoát những linh hồn khỏi
nơi luyện ngục, thì nên thực hành đức bác ái.

9. Nếu một người muốn có nhiều của cải hơn để bố thí cho người nghèo, thì nên thược
hành đức nhân từ.

10. Nếu một người muốn làm hài lòng Thiên Chúa nhiều hơn nữa, thì nên thực hành
đức mến.

Trong mỗi việc làm của sự hãm mình, tôi có thể thực hành hết cả thảy mười nhân đức
trên, tuỳ thuộc vào ý định mà tôi tạo ra trong việc thực hiện hành động.
416. Nhân đức càng đáng khen, càng tránh lệ, càng lôi cuốn, càng tràn ngập thì cần phải
đi kèm với những hy sinh liên quan lớn lao hơn...

417. Một người quỵ luỵ, đê tiện, ích kỉ và nhu nhược không bao giờ biết hy sinh- hoặc
cũng không thể bởi vì người ấy chưa bao giờ kháng cự lại những ý thích bất chợt hoặc thôi thúc
dục vọng của người ấy. Tất cả những gì dục vọng của người ấy đòi hỏi- nếu nó nằm trong khả
năng của người ấy cho phép hay từ chối nó- người ấy sẽ đồng ý, không có chuyện phủ nhận niềm
đam mê của mình. Vì những ý thích bất chợt, hắn buông thả bản thân mình để chiều theo những
đam mê. Trong một cuộc chiến giữa một người dũng cảm và một kẻ hèn nhát, người dũng cảm
sẽ chiến thắng. Trong một cuộc chiến giữa sự trụy lạc và một kẻ trụy lạc, sự trụy lạc sẽ thắng và
ghì kẻ truỵ lạc xuống đất. Đó là lý do tại sao sự tiết dục và đức khiết tịnh được đề cao: bởi vì
chúng có thể làm cho một người tiết chế được những khao khát tình dục và những vui thú xác
thịt mà bản năng và niềm đam mê thôi thúc người ấy.

418. Công đức của một người sẽ lớn hơn, phụ thuộc vào sự tiết chế của người ấy khỏi
những khao khát tình dục, vào sự kháng cự mà người ấy phải vượt qua, vào tính mãnh liệt và
chiều dài của nỗi đau mà người ấy phải gánh vác, vào sự tôn trọng nhân phẩm của con người mà
người ấy dành cho người khác, và vào những hy sinh cao cả mà người ấy làm- miễn là làm cho
anh ấy cưu mang tất cả vì lòng yêu mến các nhân đức và cho vinh quang cao cả của Thiên Chúa.

419. Tôi quyết định rằng tôi sẽ khiêm tốn và giản đơn trong những thứ tôi mang bên
ngoài; tôi sẽ tiếp tục và nhiệt thành hấp thu lời Thiên Chúa trong những thứ bên trong con người
tôi; tôi sẽ kiên nhẫn, thinh lặng và chịu đựng trong công việc của tôi. Hơn thế nữa, tôi cũng cố
gắng chu toàn luật Chúa và Giáo Hội, cũng như những bổn phận mà Thiên Chúa đòi hỏi quê
hương tôi; làm việc thiện cho tất cả mọi người; tránh xa tội lỗi, sai lầm, và sự bất toàn; và thực
hành các nhân đức.

420. Trong tất cả những biến cố bất hạnh, đau khổ và nhục nhã trong cuộc đời, tôi luôn
nhắc nhở bản thân rằng tất cả những điều đó đến từ bàn tay của Thiên Chúa cho sự cải thiện của
tôi. Ngay từ khi tôi suy nghĩ về điều này, tôi cố gắng quay trở về với Thiên Chúa trong sự cam
chịu thầm lặng với Thánh ý của Ngài; Chúa Giê-su đã nói rằng không một sợi tóc nào rơi xuống
nếu không phải là Thánh ý của Cha Ta, Người rất yêu thương Ta. Và vì thế, khi tôi bắt đầu nghĩ
về điều đó, tôi luôn hướng về Chúa trong sự thinh lặng phó thác cho Thánh ý của Ngài, luôn ghi
nhớ rằng Thiên Chúa chúng ta đã nói rằng không một sợi tóc nào rơi xuống rơi xuống đất ngoài
ý của Cha anh em, Người mà yêu thương tôi rất nhiều.

421. Tôi biết rằng 300 năm phục vụ trung thành cho Thiên Chúa sẽ được ban thưởng, và
một giờ đau khổ mà tôi tôi cho phép mình chịu đựng sẽ có giá trị thật là lớn lao. Ôi lạy Chúa
Giê-su, người Thầy của lòng con! Đó chính là người đàn ông đã bị thử thách, bị hành hạ, bị bán
đứng bởi bạn bè; người đàn ông đã bị đóng đinh bởi những công việc bên ngoài và thánh giá nội
tâm của sự khô héo thiêng liêng; người đàn ông đã giữ kín miệng, chịu đựng và kiên trì với tình
yêu; đây là người đàn ông mà Ngài yêu mến, người mà làm hài lòng Ngài trong sự quí trọng của
ông ta.

422. Do đó tôi đã quyết tâm không bao giờ bào chữa hay bảo vệ bản thân của tôi bất cứ
khi nào tôi bị chỉ trích, bị hàm oan và bị bách hại, bởi vì, rốt cuộc, tôi sẽ là kẻ thua cuộc trước
mắt Thiên Chúa và người đời. Vâng, người đời có thể sẽ biến những chân lý và lẽ phải của tôi
thành những vũ khí chống lại tôi.

423. Tôi tin chắc rằng tất cả mọi sự đều đến từ Thiên Chúa và Ngài mong chờ tôi cống
hiến những đau khổ một cách thầm lặng vì tình yêu Thiên Chúa cho mỗi đau đớn của cơ thể, linh
hồn và thanh danh của tôi. Tôi tin tưởng rằng tôi làm tất cả mọi sự vì vinh quang cao cả của
Thiên Chúa khi tôi cắn răng chịu đựng như Chúa Giê-su đã làm, Người mà đã chết trên Thập Giá
và bị tước đoạt tất cả mọi thứ.

424. Đau khổ và chịu đựng là những bằng chứng cao cả của tình yêu.

425. Thiên Chúa trở nên người phàm. Nhưng là loại người phàm nào? Người được sinh
ra như thế nào? Người sống như thế nào? và Người chết ra sao? Còn tôi thân sâu bọ, chứ đâu có
phải là Người, cho thiên hạ bêu diễu, cho dân chúng khinh chê. 46 Chúa Giê-su vừa là Chúa và
vừa là người phàm, tuy nhiên, Thần tính của Ngài không giúp gì cho Nhân tính của Ngài trong
những đâu khổ và chịu đựng của Ngài, cũng giống như linh hồn của một người công chính trên
Thiên đàng không giúp ích được gì cho thân xác thối rữa của người đó trong lòng đất.

426. Thiên Chúa đã ban cho các Thánh tử đạo sự trợ giúp đặc biệt của Ngài, nhưng
cũng chính Thiên Chúa đã bỏ rơi Chúa Giê-su, con người của sự đau khổ, giữa những chịu đựng
và đau khổ lơn lao của Người. Thân thể của Chúa Kitô thì mỏng dòn hơn chúng ta xa, và vì thế
Người cảm thấy đau đớn hơn chúng ta nhiều. Thật thế, có ai có thể hình dung được những gì mà
Chúa Giê-su đã chịu khổ cực? Tất cả cuộc đời của Ngài vượt qua trước mặt Ngài. Biết bao nhiêu
là đau khổ mà Ngài đã chịu đựng thay cho chúng ta vì tình yêu. Một sự đau đớn cả về thể xác lẫn
tinh thần mãnh liệt và liên lỉ như thế!

427. Chúa Giê-su là sự sống của đời tôi, tôi biết rõ và nhận thức đầy đủ rằng đau khổ,
sầu muộn và công việc là những biểu tượng của sứ vụ tông đồ. Với sự trợ giúp của Hồng ân
Ngài, lạy Chúa và Cha chúng con, con xin chấp nhận tất cả và xin khấn hứa rằng con đã sẵn sàng
uống chén đắng của những đau khổ bên trong và chịu những đau đớn bên ngoài đầu tiên. Và vì
thế con thưa cùng Thiên Chúa rằng: “Về phần tôi, ước gì tôi đừng có vinh vang (nơi một điều gì)
trừ phi là nơi Thập giá của Chúa chúng ta, Ðức Giê-su Ki-tô, nhờ đó thế gian đã bị đóng đinh
cho tôi, và tôi cho thế gian.”47 Amen

46
Tv 22: 7
47
Gal 6:14
CHƯƠNG XXIX

CÁC NHÂN ĐỨC CỦA CHÚA GIÊ-SU MÀ TÔI CỐ GẮNG NOI THEO

428. 1. Nhân đức khiêm nhường, vâng phục, khiêm nhu và yêu thương là những nhân
đức tỏa sáng một cách đặc biệt qua Thập giá và Bí tính Thánh Thể nơi Bàn Thờ. Ôi lạy Chúa
Giê-su của con, xin hãy giúp con biết noi gương Ngài!

429. 2. Trang phục. Trong suốt quãng đời của Chúa Giê-su, Ngài chỉ có một chiếc áo
vải thô, được thêu dệt bởi Mẹ của Ngài và một chiếc áo choàng. Chúng đã cởi lấy quần áo của
Ngài đến nỗi Ngài chết trần truồng, không giày dép và không nón hay mũ.

430. 3. Thực phẩm. Chúa Giê-su chỉ ăn bánh mì và uống nước trong suốt 30 năm sống
ẩn dật của Ngài. Trong sa mạc, sau 40 ngày ăn chay khắc khổ, Thiên thần mang đến cho Ngài
bánh mì và nước uống, giống như họ đã từng làm với ngôn sứ Ê-li-a. Trong suốt những năm còn
lại của đời sống công khai của Ngài, Chúa Giê-su chỉ ăn những gì được dọn sẵn trước mặt Ngài
và tuân theo các tục lệ. Các bữa ăn mà Chúa Giê-su và các môn đệ được chia sẻ chỉ toàn bánh
mì, lúa mạch và cá nướng, và thâm chí thỉnh thoảng họ không có những thứ này để ăn, do đó họ
đã bứt bông lúa để ăn cho đỡ đói nhưng lại bị chỉ trích về việc đó.

Trên thập giá Chúa Giê-su đã nói “Ta khát,” nhưng họ chỉ cho Ngài mật đắng và giấm,
đó là sự đau khổ mãnh liệt nhất.

431. 4. Nhà cửa. Chúa Giê-su chẳng có cái nào. Chim trời có tổ và cáo có hang, nhưng
Ngài chẳng có chỗ để tựa đầu. Khi chào đời, Ngài được sinh ra trong máng cỏ; khi chết, Ngài
chết trên thập giá. Để sinh tồn, Ngài phải bỏ trốn đến Ai-cập như một kẻ bị lưu đày. Thời gian
còn lại, Ngài sống tại Nazaret hay bất cứ nơi nào Ngài đi qua.

432. 5. Việc đi lại. Chúa Giê-su luôn luôn đị bộ. Chỉ có một lần duy nhất Ngài cưỡi trên
một con lừa trên đường vào Thành thánh Giê-ru-sa-lem, để ứng nghiệm lời ngôn sứ nói về Ngài.

433. 6. Tiền bạc. Chúa Giê-su không có tiền bạc. Để đóng thuế, Ngài đã làm phép lạ,
bằng việc lấy ra từ miệng cá những gì cần thiết. Nếu những người tốt bụng có bố thí, thì của bố
thí đó không do Ngài giữ, nhưng chính Giu-đa, người môn đệ duy nhất xấu xa là người chịu
trách nhiệm về việc giữ chúng.

434. 7. Ban ngày Chúa Giê-su rao giảng và chữa lành người bệnh tật, và ban đêm, Ngài
cầu nguyện. Trong những ngày ấy, Đức Giê-su lên núi để cầu nguyện, và Người đã thức suốt
đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa.48

48
Lc 6: 12
435. 8. Chúa Giê-su là bạn hữu của trẻ em, người nghèo, người bệnh tật, và người tội
lỗi.

436. 9. Ngài không tìm kiếm vinh quang cho riêng Ngài, nhưng cho Chúa Cha của Ngài
ở trên trời. Mọi việc Ngài làm đều để hoàn thành Thánh ý Chúa Cha và cứu rỗi các linh hồn, cho
các con chiên yêu quí mà Ngài, vị Mục Tử tốt lành của họ, đã trao phó mạng sống của Ngài cho
họ.

437. Ôi lạy Chúa Giê-su, xin ban cho con ơn thánh của Ngài để con có thể noi theo Ngài
một cách trọn hảo trong việc thực hành tất cả các nhân các đức. Ngài biết rõ rằng con có thể làm
mọi thứ với sự hiện diện của Ngài, và chắc chắn ngoài Ngài ra, con chẳng làm được việc gì hết.
CHƯƠNG XXX

NHÂN ĐỨC YÊU MẾN CHÚA VÀ THA NHÂN49

438. Đức mến là cần thiết nhất trong tất cả các nhân đức. Vâng, tôi sẽ nói điều này và
tôi sẽ tiếp tục nói điều này cả hàng ngàn lần: nhân đức mà một nhà truyền giáo tông đồ cần nhất
đó là đức mến. Người ấy phải kính mến Chúa Cha, Chúa Giê-su, Đức Trinh Nữ Maria, và tha
nhân. Nếu người ấy thiếu đức mến, thì tất cả tài năng mà anh ta có, dù có tốt đẹp đến đâu, cũng
không là gì cả. Nhưng nếu người ấy có nhiều đức mến cùng với tất cả những thiên phú tự nhiên
bẩm sinh của mình, thì người ấy sẽ có tất cả.

439. Đức mến nơi một người rao giảng Lời Chúa giống như lửa trong nòng súng hỏa
mai. Nếu một người ném viên đạn với bàn tay của người ấy, thì chắc chắn người ấy không thể
nào tạo ra vết lõm trên bất cứ thứ gì; nhưng nếu người ấy cũng lấy viên đạn ấy và đốt một ít
thuốc súng ở phía sau nó, thì viên đạn có thể giết người. Điều này cũng rất giống với Lời Chúa.
Nếu Lời Chúa chỉ được nói một cách tự nhiên, thì hiệu quả sẽ rất thấp; nhưng nếu được nói bởi
một linh mục được đổ đầy ngọn lửa của đức bác ái- ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa và tha
nhân - thì nó sẽ dẹp tan hết các thói hư tật xấu, quét sạch hết các tội lỗi, hoán cải các hối nhân và
làm nên những điều diệu kỳ. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong trường hợp của Thánh Phê-
rô, người mà đã bước ra từ căn phòng phía trên rực cháy với tình yêu mà ngài đã lãnh nhận từ
Chúa Thánh Thần, kết quả là qua hai bài giảng, Thánh Phê-rô đã hoán cải 8000 ngàn người,
3000 ngàn người ở bài giảng đầu tiên và 5000 ngàn người ở bài giảng thứ hai.

440. Cũng chính Chúa Thánh Thần, xuất hiện dưới hình dạng ngọn lửa trên đầu các
thánh Tông Đồ trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuất, chỉ cho chúng ta thấy sự thật khá rõ
ràng này là: một nhà truyền giáo tông đồ phải có cả trái tim lẫn cái lưỡi bừng cháy với đức bác
ái. Một ngày nọ, có một linh mục đến hỏi Chân Phước Avila là ngài sẽ phải làm gì để trở thành
một nhà thuyết giảng giỏi. Chân Phước Avila trả lời ngay là: hãy yêu thương nhiều hơn nữa. Cả
kinh nghiệm lẫn lịch sử của Giáo hội đều dạy chúng ta rằng những nhà giảng thuyết tài ba luôn là
những người người yêu mến nhiệt thành nhất.

441. Trong thực tế, ngọn lửa yêu thương hoạt động nơi các thừa tác viên của Thiên
Chúa giống như cách mà những vật chất cháy hoạt động bên trong động cơ của đầu máy xe lửa
hay của một con tàu: nó có thể làm cho chúng vận chuyển những hàng hóa nặng nề nhất một
cách trơn tru. Điều gì sẽ xảy ra cho cả hai cỗ máy đồ sộ này nếu không có lửa và hơi nước để di
chuyển chúng? Không có gì cả. Điều gì sẽ xảy ra cho một linh mục, người mà đã hoàn tất hết tất
cả việc học tập và cầm trong tay tấm bằng thần học và luật giáo hội và dân sự, nếu người đó
thiếu đi ngọn lửa yêu thương? Không có gì cả. Người ấy không mang lại những điều tốt đẹp cho

49
Chương này thể hiện về tính cách tông đồ của Thánh Antôny Claret- đam mê và nhiệt huyết-
được diễn tả tốt nhất, ở đây nó cũng định nghĩa về nhà truyền giáo “là con người luôn bừng cháy lửa yêu
thương, và gieo rắt ngọn lửa ấy trên mọi nẻo đường đi qua” (Tự Thuật. Số 494)
người khác, bởi vì người ấy giống như một đầu máy xe lửa không có hơi nước. Thay vì trở thành
một người giúp đỡ người khác, thì người ấy lại trở thành người cản trở người khác. Người ấy
thậm chí chẳng đóng góp gì cho bản thân. Như thánh Phao-lô nói, nếu tôi nói với ngôn từ của
loài người cũng như của thiên thần, nhưng không có đức mến, thì tôi chỉ là một cái chiêng ồn ào,
một cái chũm choẹ kêu lanh lảnh.

442. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi điều này để trở thành một nhà truyền giáo tốt, tôi
cần phải có cả sự hữu ích lần sự cần thiết của đức mến. Tôi đã từng tìm kiếm kho báu bí ẩn này
và đã bán đi tất cả mọi thứ để tìm nó. Tôi đã nghiên cứu các phương thước để đạt được nhân đức
này và tôi đã khám phá ra những điều sau đây: (1) tuân giữ những điều răng của luật Chúa, (2)
tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, (3) đáp lại những nguồn cảm hứng thiêng liêng một cách
trung thành, (4) thiền định một cách tập trung.

443. 5. Hãy nài van và khấn xin đức mến một cách liên lỉ và không ngừng, mà không
bao giờ cảm thấy mệt mỏi để khấn xin đức mến, tuy có chậm trễ nhưng rồi sẽ đến. Hãy cầu
nguyện cùng với Chúa Giê-su và Mẹ Maria, và trên hết, khấn xin với Chúa Cha trên trời, nhờ ơn
thông hiệp của Chúa Giê-su và Mẹ Maria, trong niềm hy vọng chắc chắn rằng Chúa Cha nhân
lành sẽ ban Chúa Thánh Thần cho những ai kiên vững cầu xin.

444. 6. Hãy khao khát và mong ước đức mến này. Cũng giống như một người đang
trong cơn đói và khát thể lý, anh ta sẽ luôn biết nghĩ ra cách làm thế nào để thỏa mãn cơn đói
khát của mình và sẽ xin đồ ăn và thức uống ở bất cứ nơi đâu mà anh ta nghĩ là anh ta có thể có
chúng. Tôi đã quyết tâm làm việc đó bằng những tiếng thở dài và bằng cách đốt cháy những
mong ước. Tôi quay trở về với Thiên Chúa và khấn xin Người với tất cả tấm lòng của tôi, “Ôi
lạy Thiên Chúa của, Người là tình yêu, là vinh dự và là hy vọng của con, và là nơi con ẩn náu!
Người là cuộc sống, là vinh quang và là cùng đích của đời con! Ôi tình yêu, hạnh phúc và điểm
tựa của con! Ôi niềm vui, người đổi mới, Thầy và Cha của con! Ôi tình yêu của con!

445. Ôi lạy Chúa, con không muốn gì khác ngoài Thánh ý của Người; lạy Chúa, con có
thể làm theo Thánh ý của Người và thực thi Thánh ý của Người một cách hoàn hảo nhất có thể.
Con không muốn gì khác ngoài chính Người, lạy Chúa, và trong Người- và chỉ qua Người và vì
Người- tất cả những thứ khác. Vì Người là tất cả những gì con cần. Người là Cha, là bạn hữu, là
anh em, là hôn thê, và là tất cả của đời con. Con yêu mến Người, Cha của con, sức mạnh của
con, nơi con ẩn náu, và người an ủi của con. Hãy để con yêu mến Người, lạy Cha, như Cha đã
yêu mến con và mong muốn con yêu mến Người. Con biết rằng, lạy Cha, con không thật sự yêu
mến Người như con phải làm, nhưng con khá chắc chắn rằng ngày đó sẽ đến khi con sẽ yêu mến
Người nhiều như con mong ước, bởi vì Người sẽ ban cho con đức mến này mà con nài xin cùng
Chúa Giê-su và mẹ Maria.

446. Ôi lạy Chúa Giê-su của con. Con muốn cầu xin Người một thứ mà con biết chắc
rằng Người sẽ ban cho con. Vâng lạy Chúa Giê-su, con cầu xin Người đức mến, ngọn lửa mà
Người mang từ trời xuống thế gian. Xin hãy đến, hỡi ngọn lửa thiêng liêng; hãy thắp sáng con,
chốt cháy con, làm tan chảy con và đổ con vào khuôn đúc của Thánh ý Thiên Chúa.

447. Ôi Maria, Mẹ của con, Mẹ của Tình yêu Thiên Chúa, con không cầu xin Mẹ thứ gì
đó quá dễ để làm đẹp lòng Mẹ, cũng không phải thứ gì đó mà Mẹ sẵn sàng ban cho con, nhưng là
tình yêu của Thiên Chúa. Xin hãy ban nó cho con, Mẹ và tình yêu của lòng con. Lạy Mẹ của con,
con khao khát và mong muốn đức mến, xin hãy giúp con và thỏa mãn nhu cầu này của con. Lạy
trái tim của Mẹ Maria, lò luyện và khí cụ tình yêu, hãy thắp trong con ngọn lửa yêu mến Thiên
Chúa và tha nhân.

448. Ôi tha nhân của tôi, tôi yêu mến các bạn vì muôn ngàn lý do. Tôi yêu mến các bạn
bởi vì Thiên Chúa muốn tôi yêu mến các bạn; tôi yêu mến các bạn bởi vì Thiên Chúa ra lệnh cho
tôi yêu mến các bạn; tôi yêu mến các bạn bởi vì chính Thiên Chúa yêu mến các bạn. Tôi yêu
mến các bạn bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng các bạn theo hình ảnh của Ngài cho cuộc sống trên
vinh quốc. Tôi yêu mến các bạn bởi vì các bạn đã được cứu chuộc bởi chính máu thánh Chúa
Giê-su Ki-tô. Tôi yêu mến các bạn vì tất cả những gì Chúa Giê-su Ki-tô đã làm và chịu đựng là
vì các bạn. Để chứng minh tình yêu của tôi dành cho các bạn, tôi sẽ cố gắng và sẽ chịu đựng; tôi
sẽ chấp nhận bất cứ thử thách hay đau khổ nào, thậm chí cả cái chết, nếu cần thiết vì lợi ích của
các bạn. Tôi yêu mến các bạn bởi vì Mẹ Maria Chí Thánh, người Mẹ yêu dấu của tôi, yêu mến
các bạn, và bởi vì tất cả các Thiên thần và các Thánh trên Thiên quốc yêu mến các bạn. Tôi yêu
mến các bạn vì tình yêu dành cho các bạn, tôi sẽ giải thoát các bạn khỏi tội lỗi và những đau đớn
của Hỏa ngục; tôi yêu mến các bạn và vì tình yêu này, tôi sẽ chỉ cho các bạn những sự dữ mà các
bạn nên tránh và các nhân đức mà các bạn nên thực hành; và tôi sẽ đồng hành cùng các bạn trên
con đường của những việc làm thánh thiện và trên con đường đi vào cõi phúc.

449. Vây tôi nghe một giọng nói như thế này, “Con người phải cần có một ai đó giúp để
người ấy hiểu về bản chất của anh ta, để hướng dẫn người ấy trong những bổn phận của anh ta,
để hướng dẫn người ấy trong việc hình thành nhân đức, để biến đổi trái tim của anh ta, và để
khôi phục lại phẩm giá của anh ta, và nói rộng hơn, quyền lợi của anh ta và tất cả những gì được
thực hiện qua Ngôi Lời”. Ngôi lời đã, đang, và sẽ luôn luôn là Nữ hoàng của thế gian này.

450. Lời của Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự từ hư không. Lời của Chúa Giê-su Ki-tô đã
khôi phục tất cả mọi sự. Chúa Ki-tô đã nói với các thánh Tông đồ rằng: “Anh em hãy đi khắp thế
gian và rao giảng Tin Mừng cho hết mọi loài thọ tạo.” 50 Thánh Phao-lô nói với muôn đệ Ti-mô-
thê của ngài rằng: “Hãy rao giảng Lời Chúa”51. Xã hội đang bị huỷ hoại vì ly khai khỏi Lời của
Giáo hội, là Lời của sự sống và là Lời của Thiên Chúa. Các hình thái xã hội đã trở nên yếu ớt và
đang chết dần vì chúng đã ngừng không còn tiếp nhận lương thực hàng ngày là Lời Chúa. Mọi
kế hoạch cứu rỗi sẽ là vô ích trừ khi có sự trở lại đầy sung mãn Lời của Giáo Hội công giáo.

50
Mc 16: 15
51
2 Tim 4:2
451. Quyền phát biểu và giảng dạy ở các quốc gia mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ chính
Thiên Chúa qua các thánh Tông đồ, đã bị chiếm đoạt bởi một đám đông các nhà báo vô danh và
hoàn toàn không biết gì.

452. Sứ vụ của Lời Chúa - một khi được đề cao đúng mức và không thể đánh bại bởi tất
cả các sứ vụ nào khác vì nó đã chiến thắng thế gian - đã biến đổi mọi nơi bằng việc mang ơn cứu
độ vào trong sự hư nát. Và cũng như không có gì hoặc không có ai có thể giữ lại những thành
tựu của nó trong thời các thánh Tông đồ, vì vậy không có gì hoặc không ai có thể giữ lại sự tàn
phá của nó trong thời đại ngày hôm nay, trừ khi nó phải đương đầu với những lời thuyết giảng
của các linh mục và một loạt những cuốn sách hay và những bài viết thánh thiện và lành mạnh
khác.

453. Ôi lạy Chúa, con xin hứa với Người rằng con sẽ làm việc này: Con sẽ rao giảng,
viết và lưu hành dồi dào những cuốn sách và sách mỏng hay, để có thế nhấn chìm sự dữ trong
cơn lũ của sự tốt đẹp.
CHƯƠNG XXXI

NHỮNG THỊ TRẤN MÀ TÔI ĐÃ RAO GIẢNG VÀ NHỮNG NGƯỢC ĐÃI MÀ


TÔI ĐÃ CHỊU ĐỰNG

454. Cho tới giờ này, ít nhiều tôi đã mô tả những phương thức mà tôi coi là thiết yếu để
sử dụng và các nhân đức mà tôi cần có, nếu như tôi muốn đạt được bất kỳ thành công nào ở
những thị trấn mà các Đức Giám mục đã gửi tôi đến (vì tôi quyết định sẽ không đi đâu hết trừ khi
có là sự chỉ định của các ngài). Bây giờ, tôi sẽ chia sẻ một vài điều về những thị trấn mà tôi đã
đến và những gì tôi đã làm.

Từ đầu năm 1840, sau khi tôi trở về từ Rô-ma, cho đến đầu năm 1848, khi tôi rời thủ đô
Madrid để đến quần đảo Canary với Đức Cha Cordina, Giám Mục của quần đảo này, tôi đã rao
giảng ở một vài thị trấn sau đây: Viladrau, Seva, Espinelvas, Artes Igualada, Santa Coloma de
Queralt, Prats del Rey, Calaf, Calldetenas, Vallforgona, Vidra, San Quirico, Motesquiu, Olot,
Olost, Figueras, Banolas, San Feliu de Guixols, Lloret, Calella, Malgrat, Arenys de Mar

455. Arenys de Munt, Mataro, Teya, Masnou. Badalona, Barcelona, San Andres,
Granollers, Hospitalet, Villanueva, Manresa, Sampedor, Sallent, Balsareny, Horta, Calders,
Moya, Vich, Gurb, Santa Eulalia, San Feliu, Estany, Olo, San Juan de Olo, Pruit, San Feliu, de
Pallarols, Piera, Pobla de Lillet, Baga, San Jaime de Frontanya, Solsona, Anglesola, San Lorenzo
de Piteus, Larida, Tarragona, Torredembarra, Altafulla, Constanti, La Selva , Valls, Alforja,
Falset, Pont de Armentera, Barbara, Montblanch, Vimbodi, Vnaixa, Espluga de Francoli,
Cornudella, Prades, Vilanova de Prades, và nhiều nơi khác nữa.

456. Tôi không đi thẳng từ thị trấn này đến thị trấn khác. Trái lại, tôi sẽ đi đến một thị
trấn và khi tôi rao giảng ở đó xong, tôi sẽ đi đến một thị trấn khác xa hơn. Tôi làm như thế hoặc
là bởi vì giáo dân ở thị trấn ở đó đã gửi yêu cầu đến Bề trên của tôi, Giám Mục của giáo phận
Vic, để có được sự phục vụ của tôi; tôi luôn vâng lời Đức Cha với sự tôn trọng tối đa, hoặc là bởi
vì đáp ứng những đòi hỏi của những thời kỳ hỗn loạn, khi các thừa tác viên của Giáo Hội, hay
bất cứ lý do chính đáng nào đang bị bách hại rất nhiều.

457. Tại mỗi thị trấn mà tôi rao giảng, nửa đầu của sứ vụ truyền giáo được đánh dấu
bởi sự ngược đãi và những vu khống bởi những kẻ xấu xa trong thị trấn. Trong suốt nửa sau của
sứ vụ truyền giáo, những người này sẽ được hoán cải và mọi người sẽ hát những lời ngợi khen
tôi. Rồi, chính quyền và các quan chức cấp cao sẽ bắt đầu ngược đãi tôi. Đó là lý do tại sao Đức
Giám Mục của tôi muốn tôi đi làm sứ vụ từ thị trấn này đến một thị trấn khác xa hơn. Bằng cách
này, sự ngược đãi của chính quyền dành cho tôi sẽ trở thành một thứ gì đó của một trò đùa theo
thời gian. Chẳng hạn như khi một lệnh cấm chống lại tôi được ban ra tại tỉnh Catalonia, thì tôi đã
hoàn thành việc truyền giáo ở đó và đã di chuyển tới một thị trấn khác rồi. Và vào thời điểm họ
đến để bắt bớ tôi, tôi đã không còn ở đó nữa vì tôi đã đi đến thị trấn khác rồi. Mặc dù tất cả
những cố gắng của chính quyền như thế để ngược đãi và bắt bớ tôi, nhưng chẳng bao giờ họ có
thể đạt được thành công.

458. Chính tướng Manzano, sau này đã nói với tôi, khi cả hai chúng tôi ở Cuba (tôi khi
đó là Tổng Giám Mục của giáo phận Santiago, còn ông ta là thị trưởng của thành phố Santiago),
rằng ông ta đã nhận đuợc lệnh ta để bắt giữ tôi, không phải vì chính quyền đã có bất kỳ cáo buộc
nào đối với tôi - vì họ biết rằng tôi chưa bao giờ can thiệp vào việc chính trị- nhưng bởi vì họ đã
lo lắng về sự tụ tập của dân chúng tại những nơi mà tôi rao giảng. Hơn thế nữa, họ cũng e ngại
rằng vì uy tín quá lớn của tôi, những lời nói bóng gió của tôi dù nhỏ nhất cũng có thể tạo ra một
bất ngờ lớn. Do đó, họ đã tìm mọi cách để bắt giữ tôi, nhưng chẳng bao giờ họ làm được điều đó,
hoặc bởi vì chiến thuật di chuyển của tôi quá xa, hoặc bởi vì Thiên Chúa không muốn họ thực
hiện được việc đó - và đây là lý do chính đáng nhất. Thiên Chúa muốn tôi rao giảng về Lời của
Người cho những người đó, trong khi ma quỷ luôn tìm cách mua chuộc bằng vũ trường, nhà hát,
những cuộc diễn tập quân sự hay trung đội, sách báo và tập chí xấu xa ...

459. Vào các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng, ở rất nhiều thị trấn, người đàn ông
phải mang theo vũ khí và tham gia vào các cuộc thao diễn trong quân đội và vì thế, họ không thể
tham dự Thánh lễ hay các nghi thức tôn giáo khác, việc tham dự Thánh lễ là một phong tục của
người dân. Những việc đạo đức thì bị che giấu đi, còn những việc xấu xa thuộc đủ các loại thì lại
được khuyến khích. Ở khắp mọi nơi mà bạn đặt chân tới, bạn không thể thấy gì khác ngoài
những vụ xì căng đan và những sự xúc phạm, và cũng không nghe gì khác ngoài gì khác ngoài
những lời phỉ báng và những lời dối trá. Nó trông có vẻ như hỏa ngục đã bị vỡ tung ra.

460. Trong suốt bảy năm trời, tôi đã đi bộ từ thị trấn này qua thị trấn khác. Tôi di
chuyển một mình và bằng chân. Tôi có một tấm bản đồ bằng vải của vùng Catalonia và tôi luôn
mang nó theo bên mình, và nhờ nó tôi sẽ đánh dấu những khoảng cách mà tôi đã đi, cũng như bất
kỳ nơi nào tôi đã nghỉ chân. Tôi thường đi bộ 5 tiếng đồng hồ vào buổi sáng và 5 tiếng vào buổi
chiều. Thỉnh thoảng, tôi phải đi bộ dưới trời mưa, dịp khác trên tuyết trắng, hay dưới cái nắng oi
bức của những ngày hè. Mùa hè luôn khiến tôi phải chịu đựng nhiều nhất vì tôi luôn mang áo
dòng và áo mưa vào mùa hè, cũng như tôi mặc chúng vào mùa đông- và nó rất là nóng nực. Hơn
thế nữa, đôi giày và đôi vớ bằng len dày khiến cho bàn chân của tôi bị phồn rộp quá nặng đến nỗi
thỉng thoảng tôi phải đi khập khiễng. Tuyết trắng cũng tạo cho tôi cơ hội để thực hành sự kiên
nhẫn, vì khi tuyết rơi nhiều sẽ bao phủ toàn bộ mặt đường đến nỗi tôi không thể nhận ra quang
cảnh xung quanh, và trong sự cố gắng băng qua những đống tuyết, thỉnh thoảng tôi có thể bị
chôn vùi trong những mương rãnh đầy tuyết.

461. Bởi vì tôi luôn đi bộ, nên tôi hay bắt gặp những người đánh xe lừa và những người
dân bản địa trên đường, và như thế tôi có cơ hội để nói chuyện với họ về Thiên Chúa và hướng
dẫn họ trong đời sống đạo. Điều này có thêm lợi thế là giúp chúng ta tránh khỏi những suy nghĩ
vớ vẩn của chúng ta trên đường đi và cho chúng ta rất nhiều sự an ủi. Một lần khi tôi đang di
chuyển từ Banyolá tới Figuerá để rao giảng một sứ vụ truyền giáo, tôi phải băng qua một con
sông có một tảng lớn nằm ở giữa dòng sông. Một tấm ván lớn nối từ bờ sông bên này đến tảng đá
đó, và một tấm ván khác nối từ tảng đá đó đến bờ bên kia của con sông. Tôi đang băng qua sông
với một vài người khác trong một cơn bão lớn. Cơn gió thổi quá mạnh đến nỗi cuốn trôi tấm ván
đó đi trước mặt tôi, cũng như người đàn ông đang đứng trên đó. Tôi đã ở đó, bị mắc kẹt trên tảng
đá ở giữa dòng sông, tựa vào cây gậy của tôi, và chống chọi với luồng gió cho đến khi một người
lạ mặt lội qua sông, kéo tôi lên vai của ông ta và đưa tôi đến bờ bên kia. Tôi tiếp tục cuộc hành
trình của mình, nhưng phải chống chọi với một cơn gió hung dữ đã ít nhất một lần thổi phăng tôi
khỏi con đường. Bất cứ ai đã đi qua vùng Ampurdan đều biết những gì mà một cơn gió chạy qua
địa điểm trên- đủ mạnh để làm cho những ngọn đồi cát ở Begú thay đổi vị trí của chúng.

462. Tôi đã chịu đựng không chỉ cái nóng và cái lạnh, tuyết rơi và bùn lầy, mưa và gió ở
các con sông và biển cả (như tôi đã làm từ San Feliu đến Tosa, đi thuyền buồm trắng chống chọi
lại những cơn thủy triều), mà còn cả ma quỉ, chúng đã bách hại tôi một cách khủng khiếp. Một
lần nọ, chúng khiến cho một tảng đá rơi ngay vào chỗ tôi đang đi qua. Lần khác, vào một chiều
Chúa Nhật tại thị trấn Serreal, ngôi nhà thờ chật ních giáo dân và quỷ Satan đã làm cho một tảng
đá bật ra từ khung vòm chính và làm cho nó rơi xuống nền nhà thờ, khiến nó bị vỡ ra hàng ngàn
mảnh nhỏ. Tuy nhiên không một ai bị thương, mặc dù thực tế nó rơi vào chính giữa nơi tụ họp
của cộng đoàn. Sự kiện này đã làm cho tất cả những người hiện diện ở đó thật sự kinh ngạc.

463. Thỉnh thoảng, trong lúc tôi đang giảng thuyết và giáo dân đang trong trạng thái ân
hận sâu sắc, quỷ Satan xuất hiện dưới hình dạng một người nông dân với nét mặt đầy sợ hãi, la
lên rằng có một đám cháy trong thị trấn. Biết đây là trò bịp bợm của quỷ Satan và nhận thấy rằng
cộng đoàn đang trở nên hoảng hốt trước thông tin đó, tôi sẽ thông báo ngay cho công đoàn từ bục
giảng rằng “Hãy giữ bình tĩnh, không có đám cháy nào đâu; nó chỉ là trò bịp bợm của kẻ thù mà
thôi. Nhưng để mọi người yên tâm, hãy cử một người ra xem nơi mà được cho là đám cháy đang
bùng phát. Nếu có một đám cháy thật, tôi sẽ đứng dậy và chính tôi sẽ đi với các bạn ra ngoài đó
xem. Nhưng tôi cũng đảm bảo với các bạn là không có dám cháy nào như thế đâu. Nó chỉ là
nanh vuốt của quỷ dữ để ngăn cản các bạn lớn lên trong sự thánh thiện.” Và quả đúng là như thế.
Khi tôi tham gia vào việc rao giảng ngoài trời, thì quỷ dữ sẽ đe dọa chúng tôi bằng những cơn
bão. Thỉnh thoảng, nó cũng làm tôi đau đớn với những chứng bệnh đau khủng khiếp; nhưng lạ
thay, ngay khi tôi nhận ra những bệnh tật đó là do quỷ dữ gây ra, thì tôi đuợc cứu chữa mà không
cần đến bất cứ sự trợ giúp y tế nào”.

464. Nếu như sự hành hạ nơi Hỏa ngục là khủng khiếp thế nào, thì sự bảo vệ nơi Thiên
đàng là lớn hơn nhiều. Tôi đã cảm nghiệm được bảo vệ hữu hình của Đức Trinh Nữ Maria, của
các Thiên thần và các Thánh, những người đã dẫn tôi qua những con đường mà tôi không hề biết
đến, giải thoát tôi khỏi bàn tay của những tên trộm và những kẻ sát nhân, và đưa tôi đến nơi an
toàn mà tôi hoàn toàn không bao giờ biết như thế nào. Rất nhiều lần, tin đồn lan truyền rằng tôi
đã bị sát hại và do đó, rất nhiều tâm hồn tốt bụng đã cử hành các Thánh lễ cầu nguyện cho tôi.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho họ.
465. Giữa tất cả những sự kiện trên, bằng cách nào đó tôi đã vượt qua chúng. Tôi từng
có những thời điểm thuận lợi và những giai đoạn cay đắng đến nỗi chúng làm tôi mệt mỏi về
cuộc sống. Vào những thời điểm như thế, suy nghĩ và lời nói duy nhất mà tôi có thể triệu hồi là
về thiên đàng, và điều này đã an ủi và khích lệ tôi rất lớn. Tôi chưa bao giờ từ chối sự đau khổ;
đúng hơn, tôi yêu mến sự đau khổ và thậm chí muốn chết vì Danh thánh Chúa Giê-su. Tôi đã
không hấp tấp tự đặt mình vào sự nguy hiểm, nhưng tôi rất vui khi Bề trên sai tôi đến những nơi
nguy hiểm với nhận thức rằng tôi có thể có niềm vui bị giết vì Chúa Giê-su Ki-tô.

466. Tại tỉnh Tarragona, tôi đã được yêu mến bởi hầu hết tất cả mọi người, nhưng cũng
có một vài người muốn giết tôi. Khi Đức Tổng Giám mục biết chuyện này, và vào một ngày nọ
khi chúng tôi đang bàn đến khả năng này, tôi thưa với ngài rằng: Thưa Đức Cha, điều này không
làm con sợ hãi hay làm con lùi bước. Hãy sai con đến bất cứ nơi nào thuộc giáo phận của Đức
Cha và con sẽ đi đến đó một cách vui vẻ, thậm chí con biết rằng trên đường đi có hai hàng của
những kẻ sát nhân đang đợi sẵn để giết con với những con dao găm đang trong tay bọn chúng.
Con sẽ bước vào một cách vui vẻ, với suy nghĩ rằng Chết là một mối lợi (Phil 1:21)”. Mối lợi của
tôi sẽ là chết trong bàn tay của những kẻ ghen ghét Chúa Giê-su Ki-tô.

467. Tôi đã luôn mong muốn chết như một người nghèo trong các bệnh viện, hay nơi
pháp trường như một vị tử đạo, hay bị hành hình bởi những kẻ thù của niềm tin tôn giáo thánh
thiện mà chúng ta tuyên xưng và rao giảng, vì vậy tôi muốn niêm phong các nhân đức và lẽ phải
mà tôi đã rao giảng và giảng dạy bằng chính máu của tôi.
Chương XXXII

NHỮNG CHỦ ĐỀ TÔI ĐÃ RAO GIẢNG VÀ

SỰ THẬN TRỌNG KHI TÔI TRÌNH BÀY CHÚNG

468. Trong tất cả những thị trấn mà tôi đã đề cập ở chương trước và một vài thị trấn
khác mà tôi chưa bao giờ nhắc đến, tôi đã rao giảng rất nhiều sinh hoạt khác dưới nhiều tiêu đề
khác nhau. Mặc dù chúng không được gọi theo đúng nghĩa của nó là “truyền giáo”, bởi vì chúng
tôi không được phép gọi tên chúng như thế, tuy nhiên những chủ đề mà tôi rao giảng thực sự đều
là những chủ đề về truyền giáo. Những sinh hoạt được gán nhãn một cách rất phong phú như:
Mùa Chay, Tháng kính Đức Mẹ, 15 ngày lần Chuỗi Mân Côi, Tuần Cửu Nhật cho các linh hồn,
Bát Nhật Bí tích Thánh Thể, Tuần Thất Nhật của sự Thương Khó… Những tiêu đề đó chúng tôi
thường xuyên dùng cho các buổi sinh hoạt này, và mặc dù chúng chỉ được xem trên danh nghĩa
là “Tuần Cữu Nhật”, nhưng số ngày thì thường kéo dài hơn nếu như chúng tôi cần thêm thời
gian.

469. Trong từng thị trấn mà tôi đã đề cập, một hay nhiều sinh hoạt đã được tổ chức năm
đó hay một vài năm gần đây đã sinh hoa trái khá tốt. Đã có rất nhiều sự hoán cải ở tất cả mọi
nơi- những cuộc hoán cải đồng loạt, những cuộc hoán cải lớn và phi thường. Ngay từ lúc bắt đầu
sứ vụ, có rất nhiều người đến nghe tôi giảng: một số người có đức tin tốt, số khác vì tò mò và số
khác có tâm địa ác độc vì họ đến để xem coi có thể gài bẫy tôi trong bài diễn thuyết hay không.

470. Trong các buổi sinh hoạt mở, tôi không bao giờ làm một cuộc tấn công trực diện
vào những tệ nạn và sai lầm của thị trấn mà tôi đang viếng thăm. Thay vào đó, tôi luôn nói với
họ về Đức Trinh Nữ Maria, Tình yêu của Thiên Chúa,... Khi những kẻ ác và những kẻ tham
nhũng thấy rằng tôi đang không có ý tấn công họ, nhưng là với tất cả tình yêu, sự dịu dàng và
khoan dung trong bài diễn thuyết của tôi, thì họ rất quan tâm và cảm thấy muốn trở lại lần nữa.
Khi tôi bắt đầu nói về những điều về ngày tận thế mà có liên quan đến tất cả chúng ta, vì thế họ
không cảm thấy bị xúc phạm. Cuối cùng, họ trải qua một sự biến đổi hoàn toàn nơi cõi lòng của
họ. Trong những ngày cuối cùng của sứ vụ, tôi có thể nói hoàn toàn tự do về những tệ nạn nổi
bật và sa ngã của họ.

471. Tôi tin rằng một lớp nhất định những người tội lỗi cần phải bị bắt lại như trong
tiến trình người đầu bếp luộc ốc. Anh ta đã bỏ những con ốc vào trong nồi nước lạnh, môi trường
mà chúng ưa thích, và do đó chúng sẽ thò đầu ra khỏi vỏ của chúng càng xa càng tốt. Người đầu
bếp, trong lúc chờ đợi, đun nước nóng lên chỉ một chút thôi trong một thời gian dài để các con
ốc chết mà không cảm nhận thấy sức nóng của nước và vì thế chúng bị nấu chín. Nếu như người
đầu bếp bất cẩn đổ những con ốc trực tiếp vào nồi nước sôi, thì chúng sẽ chui ngay vào trong cái
vỏ của chúng và sẽ chẳng có ai có thể lấy chúng ra được. Câu chuyện này rất giống với những
người tội lỗi. Nếu một nhà truyền giáo bắt đầu bằng cách công kích vào họ với ngọn lửa và diêm
sanh, trong âm thanh của sự công kích đó những ai đã tới vì sự tò mò hay ác ý sẽ chui ngay và
cái vỏ của sự ngoan cố của họ, và vụt ra xa khỏi việc bị cảm hóa, họ sẽ dành tất cả thời gian và
sức lực của họ để làm mất uy tín của nhà truyền giáo và chế diễu tất cả những ai đi đến để nghe
nhà truyền giáo giảng. Nhưng nếu họ được đối xử với sự dịu dàng, tử tế và yêu thương, thì người
truyền giáo sẽ giành đuợc chiến thắng.

472. Trong số những người tội lỗi được ơn hoán cải, một người đáng được nhắc đến:
Ông Migue Ribas, một địa chủ đến từ Alforja, một thị trấn nằm trong Tổng Giáo phận
Tarragona. Người đàn ông này đã từng sống một cuộc sống rất nề nếp. Hằng năm ông ta tham dự
Tĩnh tâm tại đan viện của các nhà truyền giáo Thánh Phan-xi-cô tại Escornalbou, nơi mà một
trong số những người anh em họ của ông ta đang là một tu sĩ. Khi các cha thấy rằng những thời
gian thảm khốc sắp đến gần, các cha nghĩ rằng họ nên thận trọng giao phó một số tài liệu cho
người bảo vệ của ông ta. Nhưng ông đã giải thích hành động của các cha theo một nghĩa rất xấu
rằng ông ta sẽ không bao giờ tin vào lời của linh mục nữa. Ông tập hợp lại với ông một nhóm
nhỏ những tân tòng, những người này trong một thời gian ngắn đã vượt xa ông chủ của họ trong
sự gian ác.

473. Các lời giáo huấn của ông ta về giáo điều và luân lý thì rất đơn sơ; nó không nhất
thiết phải tuân theo bất cứ ai. Con cái không nhất thiết phải vâng lời cha mẹ, vợ không nhất thiết
phải tuân theo chồng, những người thụ huấn không nhất thiết phải vâng lời Bề trên của họ. Mọi
người phải lãnh nhận Bí tích Thánh Thể hàng ngày, nhưng không buộc phải ở trạng thái chay
tịnh... Sau một thời gian, ông Miguel được ơn trở lại và, sau khi được đề nghị rút lại những lỗi
phạm của mình, đã làm như vậy trong một tài liệu công khai được công chứng tại văn phòng của
giáo xứ với sự có mặt của 11 nhân chứng được tuyển chọn trong số những công dân tiêu biểu của
địa phương, phù hợp với các qui định của Đức Tổng Giám mục Giáo Phận Tarragona.

474. Tại tất cả các thị trấn tôi giảng dạy, tôi không chỉ giảng dạy cho đại đa số người
dân mà còn, tuỳ thuộc vào thời gian mà tôi đã hoạch định trước, cho các linh mục, sinh viên, nữ
tu, bệnh nhân trong các bệnh viện và tù nhân. Trong mỗi sự kiện, tôi thường giảng thuyết cho các
linh mục trong thời gian mười ngày cả buổi sáng và buổi chiều, và hướng dẫn họ vào những bài
giảng Tĩnh tâm.

475. Trong khi đi bộ từ thị trấn qua thị trấn khác, tôi suy nghĩ về những phương thức để
làm sao kết quả của công việc truyền giáo và Tĩnh tâm tồn tại lâu dài nhất. Nó xảy ra với tôi
rằng một phương tiện rất hiệu quả có thể cung cấp cho người dân là bằng văn bản ghi lại những
gì tôi đã rao giảng cho họ. Đây là lý do chính đã dẫn đưa tôi đến việc bắt đầu viết những cuốn
sách nhỏ và mỏng cho tất cả các trạng thái trong cuộng sống với tiêu đề “Tư vấn cho các linh
mục, các bậc phụ huynh…” Những tác động của những cuốn sách này là thực sự rất hài lòng.

476. Để phân phối chúng rộng rãi hơn, tôi đã nảy sinh ý tưởng thành lập Nhà Xuất Bản
Tôn Giáo. Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa và sự bảo vệ của Đức Mẹ Montserrat, tôi được gia
nhập vào hoạt động kinh doanh này cùng với sự đồng hành của cha Giu-se Caixal và cha An-tôn
Palau, cả hai là giáo sĩ của giáo phận Tarragona vào lúc đó, sau này cả hai trở thành Giám mục,
người thứ nhất là Giám mục Giáo phận Urgel và người thứ hai là Giám mục Giáo phận
Barcelona. Kể từ lúc tôi đi truyền giáo tại các Giáo phận lân cận, tôi đã tham khảo ý kiến của các
ngài về dự án này, các ngài là những người khôn ngoan và sốt sắng cho vinh quang của Thiên
Chúa được cao cả hơn, và các ngài đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Do đó, vào đầu thánh 12 năm 1848,
trong khi tôi đang ở quần đảo Canary, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo đã cho phát hành ấn bản đầu tiên,
cuốn Giáo lý được giải thích của tôi. Nó vẫn tiếp tục phát hành những tác phẩm mới cho đến
ngày nay, và danh mục các ấn phẩm của nó đã phát triển một cách đáng kể. Một số trong những
ấn bản này, không chỉ có một lượng ấn bản lớn ngay từ đầu tiên, mà còn được tái bản nhiều lần
sau đó, chẳng hạn như cuốn Con Đường Ngay Thẳng, bây giời đã là tái bản lần thứ 39 rồi.
Nguyện xin tất cả những cuốn sách này phục vụ tốt hơn cho vinh quang cao cả của Thiên Chúa
và Đức Trinh Nữ Maria và cho sự cứu rỗi của các linh hồn. Amen.
CHƯƠNG XXXIII

SỨ VỤ TÔNG ĐỒ TẠI QUẦN ĐẢO CANARY

477. Thế gian đã luôn cố gắng cản trở và bách hại tôi, nhưng Thiên Chúa của chúng ta
luôn chăm sóc bảo vệ tôi và đã làm vô hiệu hóa tất cả những mưu đồ ác độc của thế gian. Trong
suốt tháng 8 năm 1847, một nhóm những người đàn ông được gọi là “Những Người Dậy Sớm”
bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau thuộc vùng Catalonia. Các tờ báo cho biết rằng các nhà
lãnh đạo của các nhóm này sẽ không làm gì nếu không có sự tham khảo ý kiến của cha Claret
trước. Đây chỉ là một nước cờ của họ để làm mất uy tín của tôi và để hư cấu ra một vài lý do cho
việc có hiểu biết về tôi và để chấm dứt việc rao giảng của tôi. Nhưng Thiên Chúa của chúng ta
đã sắp xếp các vấn đề để đưa tôi ra khỏi những nanh vuốt của họ. Ngài đã sai tôi đến rao giảng
tại quần đảo Canary như những gì tôi sẽ kể ngay sau đây.

478. Tôi đã ở thị trấn Manresa để giảng thuyết cho các sơ Nữ Tử Bác Ái tại một bệnh
viện địa phương, khi Sơ bề trên đến nói với tôi rằng cha Codina đã được chọn làm Giám mục của
quần đảo Canary. Sơ ấy hỏi tôi là tôi có muốn đến các đảo ở đó để rao giảng hay không. Tôi trả
lời sơ ấy là tôi không có sở thích hay ý định của riêng tôi, điều duy nhất tôi muốn là đi đến bất cứ
nơi đâu mà Bề trên của tôi ở Vic sai tôi đến. Nếu như Đức Cha bảo tôi đi đến quần đảo Canary,
thì tôi sẽ đi đến đó như tôi đã đến bất cứ nơi nào khác. Chỉ có thế thôi.

479. Người nữ tu tốt lành đó đã viện cớ trên để viết cho vị Đức Giám mục được tuyển
chọn và tường thuật với ngài tất cả những gì tôi đã nói. Đến lượt ngài, ngay lập tức Đức Giám
mục tương lai đã viết thư gửi tới Giáo phận Vic, và Đức Giám Mục Giáo phận Vic viết thư cho
tôi và bảo tôi hãy làm theo những lời đề nghị của Đức Giám mục tương lai được tuyển chọn cho
quần đảo Canarry. Đức Giám mục tương lai đó đang ở thành phố Madrid, và vào đầu tháng
giêng năm 1847, ngài gọi cho tôi và thế là tôi lên đường đi đến đó. Cha Giu-se Ramỉez y Coté,
một vị linh mục gương mẫu nhiệt thành, đã đón tôi về nhà của ngài trong những ngay chờ đợi để
sắp xếp chuyến hành trình. Tôi đã tham dự Thánh lễ tấn phong Giám mục của cha Codina và
trong suốt thời gian lưu lại ở thủ đô, tôi bận rộn với việc rao giảng và nghe giải tội cho những
bệnh nhân nghèo tại Bệnh Viện Đa khoa.

480. Tôi rời thủ đô Madrid để đến thị trấn Seville, Jerez và Cadiz, những nơi mà tôi đã
thuyết giảng. Từ đây, tôi đi tàu đến quần đảo Canary. Vào khoảng đầu tháng hai, chúng tôi đã có
mặt tại Tenerife, nơi mà tôi đã giảng vào ngày Chúa Nhật, và vào ngày thứ Hai, chúng tôi lên tàu
tới quần đảo Canary. Tại đây, tôi hướng dẫn Tĩnh tâm cho các linh mục, tại một phòng khách của
tòa Giám mục, với Đức Giám mục chủ trì trong tất cả các buổi Tĩnh tâm. Tôi cũng giảng Tĩnh
tâm cho tất các chủng sinh và giảng về sứ vụ truyền giáo cho các giáo xứ thuộc quần đảo Canary.
481. Tôi thường rao giảng công khai tại các quảng trường vì những nhóm mục vụ cho
sứ vụ truyền giáo ở mỗi thị trấn quy tụ quá đông đến nỗi nhà thờ không thể chứa hết. Với những
nhóm lớn như thế, tôi luôn thích rao giảng công khai tại các quảng trường hơn là trong nhà thờ,
vì những lý do hiển nhiên trên.

482. Nhiệm vụ mất nhiều thời gian nhất của tôi là nghe tất cả các lời thú tội bởi vì mọi
nguời đều muốn xưng tội tổng quát. Để có thể làm được việc này, tôi đã nhờ một số linh mục
khác giúp tôi và tôi đã giải thích cho họ qui trình để công việc giải tội vừa nhanh vừa kỹ lưỡng.
Tôi muốn tránh việc những người đến xưng tội tranh cãi về vị trí của họ trong khi xếp hàng, và
do đó, khi họ đến toà giải tội, tôi yêu cầu họ hình thành những nhóm tám người, bốn nam và bốn
nữ. Sau đó, tôi yêu cầu họ thánh hóa bản thân và đọc kinh thú tội cũng như tất cả những lời cầu
nguyện khởi đầu cho việc xưng tội cùng với tôi. Tôi đã khám phá ra rằng việc này rất hữu ích,
nếu không, tôi phải dành nhiều thời gian hơn để chờ họ đọc xong tất cả những lời cầu nguyện
này một cách riêng tư. Cách này, sau khi họ đã đọc xong tất cả những lời cầu nguyện chung cùng
với nhau, họ có thể bắt đầu xưng tội ngay tức khắc khi tới lượt của họ. Và vì thế chúng tôi không
chỉ tiết kiệm được thời gian và tránh đuợc sự cãi vã, mà còn tránh được việc một số đông lên
tiếng chống lại lời xá tội.

483. Bất cứ khi nào tôi kết thúc một sứ vụ truyền giáo, tất cả mọi người dân trong thị
trấn sẽ đưa tiễn tôi đến tận điểm khởi hành, và những người dân ở thị trấn kế tiếp sẽ đến đón tôi -
một nhóm chào tạm biệt chia tay tôi trong nước mắt và nhóm khác chào đón tôi trong niềm vui.
Nếu tôi muốn tường thuật lại tất cả những gì đã xảy ra với tôi ở những thị trấn đó, e rằng tôi sẽ
chẳng bao giờ đi đến hồi kết. Tôi sẽ kể lại chỉ một trong vô số những kinh nghiệm đó để những
nhà truyền giáo có thể học hỏi từ nó.

484. Sau khi tôi đã hoàn thành sứ vụ truyền giáo tại quần đảo Canary, Đức Cha muốn
tôi đi đến vùng Lanzarote. Đức Cha đã quyết định cho em trai của ngài là cha Savador, một linh
mục dòng Phan-xi-cô Ca-pu-chi-nô đồng hành cùng với tôi đến đó để giúp giải tội bởi vì có rất ít
giáo sĩ trên đảo. À, sự việc diễn ra như thế này vị linh mục đó khá mập, và vì nó là một chuyến
hành trình khoảng hai dặm Anh (5,6 km) từ cảng biển đến trung tâm của thị trấn, cha Salvador
đã hỏi tôi rằng “Chúng ta sẽ đi đến đó bằng cách nào? Cha muốn đi bộ hay đi xe ngựa?”, tôi trả
lời ngài rằng “Cha biết là con chẳng bao giờ đi xe ngựa, con luôn đi bộ”. “Tuyệt”, ngài nói “nếu
cha không đi xe ngựa thì con cũng không”. Tôi nói với ngài thế này “cha có thể thấy rõ ràng rằng
đó là một gánh nặng cho cha để đi bộ một quãng đường dài đến đó. Tôi không cho phép điều đó
xảy ra. Vì cha cứ khăng khăng từ chối không đi xe ngựa trừ khi tôi đi xe ngựa, thôi được tôi sẽ đi
xe ngựa để cha cũng có thể đi chung”.

485. Ngay sau đó, người ta mang đến cho chúng tôi một con lạc đà lớn và cả hai chúng
tôi cữa trên nó. Chỉ còn một đoạn đường ngắn nữa thôi trước khi đến thị trấn, chúng tôi xuống
lạc đà và đi bộ đoạn đường còn lại để vào thị trấn, nơi mà tôi sẽ bắt đầu thuyết giảng về truyền
giáo. Khi chúng tôi nói những lời chào tạm biệt sau khi kết thúc sứ vụ, thì có một người đàn ông
đến hỏi tôi rằng “Cha có phải là nhà truyền giáo đã giảng thuyết tại quần đảo Canary hay
không?” Tôi trả lời ông ta là “vâng, chính tôi”. “Thì ra là thế”, ông nói tiếp, “Người dân ở đây
nghĩ rằng đó không phải là cha vì nhà truyền giáo đó nói rằng ngài luôn luôn đi bộ nhưng cha lại
đến đây bằng lạc đà. Đó là lý do tại sao con đã nghe một vài người nói rằng ´tôi sẽ không đi đến
đó để nghe ông ta thuyết giảng vì ông ta không phải là nhà truyền giáo đến từ quần đảo Canary
´”.

486. Đến đầu tháng 5 năm 1849, tôi rời khỏi quần đảo. Đức cha có ý định muốn tặng
cho tôi một chiếc mũ và một chiếc áo choàng mới, nhưng tôi đã từ chối không nhận chúng. Tất
cả những gì tôi đem theo bên mình là một cái áo choàng cũ với năm vết rách lớn, mà tôi đã nhận
được từ đám đông. Tôi vẫn mặc nó mỗi khi khi tôi đi từ thị trấn này qua thị trấn khác. Tôi mất
khoảng 15 tháng để truyền giáo trên những hòn đảo đó và làm việc mỗi ngày với sự trợ giúp của
Thiên Chúa. Tôi không có cảm giác thèm ăn và vì thế tôi đã trải qua một vài thử thách nhưng tôi
đã đón nhận chúng với tất cả niềm vui sướng, bởi vì tôi biết rằng đó là Thánh ý của Thiên Chúa
và của Đức Trinh Nữ Maria, và hơn thế nữa, bởi vì nhiều tâm hồn sẽ được hoán cải và được cứu
rỗi.

487. Lạy Thiên Chúa của con, Ngài thật tuyệt hảo dường bao! Ngài sử dụng những cách
thức không ngờ để hoán cải tội nhân. Thế gian đã tìm cách làm mất uy tín của con ở Catalonia,
tuy nhiên chính Ngài đã lấy điều đó làm lợi thế để gửi con đến quần đảo Canary. Do đó, Ngài đã
giải thoát con khỏi cảnh ngục tù được hoạch định sẵn cho con và đã đưa con đến những hòn đảo
này để chăn thả một số ít những con con chiên thuộc đàn chiên của Chúa Cha trên trời, những
người mà con rất lấy làm vui mừng hy sinh mạng sống của con để họ sống một cuộc sống đầy ân
sủng. Con xin chúc tụng tình yêu của Ngài và sự quan phòng cao cả mà Ngài đã luôn bày tỏ cho
con. Con sẽ ca ngợi lòng thương xót vĩnh hằng của Ngài bây giờ và mãi mãi. Amen.
CHƯƠNG XXXIV

DÒNG TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MARIA

488. Đến giữa tháng năm, tôi đến thành phố Barcelona và quay trở lại thành phố Vic để
thảo luận với linh mục James Soler và linh mục Jaime Passarell kế hoạch của tôi về việc thành
lập một hội dòng các linh mục, sẽ được gọi với cái tên là Những Nam Tử Của Trái Tim Vô
Nhiễm Đức Maria. Tất cả hai cha đều đồng ý kế hoạch của tôi và cha James Soler, là cha Giám
đốc của chủng viện Giáo phận Vic, nói với tôi rằng ngay khi những chủng sinh về nhà nghỉ hè,
chúng ta sẽ gặp lại nhau tại chủng viện này và sống ở đó cho tới khi Thiên Chúa tìm một nơi
khác cho chúng ta.

489. Tôi đã trình bày kế hoạch trên với Đức Giám mục Giáo phận Vic, Đức cha
Luciano Casadevall, người rất quí mến tôi. Đức cha rất nhiệt tình ủng hộ và tán thành ý tưởng rất
này của tôi. Đức cha cũng đồng ý rằng chúng tôi nên sống ở chủng viện mùa hè này trong thời
gian chờ đợi, trong khi ngài có thể lấy lại Đan viện Lòng Thương Xót của Đức Maria để phục
hồi vì chính quyền đã trao trả lại cho Giáo phận theo đề nghị của Đức Cha. Và Ngài đã làm như
thế.

Trong khi Đức cha đang trong quá trình đưa Đan viện đi vào ổn định, tôi đã trò truyện
với một số linh mục, những người đã được Thiên Chúa ban cho chung cùng một linh đạo đã thôi
thúc tôi. Đó là các cha Stephen Sala, Joseph Xifre, Dominic Febregas, Manuel Vilaro và Jaime
Cloter. Tôi, cha Anthony Claret, là người cuối cùng trong tất cả. Và quả thực, tất cả các cha là
những người được đào tạo bài bản và thánh thiện hơn tôi vì thế tôi cảm thấy rất hạnh phúc và hài
lòng tự coi mình là bề tôi trung thành của các ngài.

490. Vào ngày 16 tháng 7 năm 1849, sau khi tất cả chúng tôi tụ họp tại chủng viện đó
với sự đồng ý của Đức Giám mục và cha Giám đốc, chúng tôi bắt đầu bằng chương trình Tĩnh
tâm riêng mà chúng tôi đã theo với tất cả sự tập trung và nhiệt tình. Bởi vì ngày 16 là ngày lễ
Suy tôn Thánh giá và lễ Đức Mẹ núi Cát Minh. Bài giảng đầu tiên của tôi dựa trên những lời này
của Thánh vịnh 23, câu 4: “Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”, ám chỉ sự cống hiến
và sự tự tin mà chúng tôi phó thác nơi cây Thánh Giá và Đức Trinh Nữ Maria, và cũng áp dụng
chúng vào những kế hoạch mà chúng tôi đang bắt đầu. Chúng tôi kết thúc chương trình Tĩnh tâm
tràn đầy nhiệt huyết, gắn bó mật thiết và quyết tâm kiên trì, và dâng lời cảm tạ đến Thiên Chúa
và Đức Mẹ Chí Thánh Maria, tất cả chúng tôi đã rất kiên trì. Hai người trong chúng tôi đã về với
Chúa hưởng vinh quang nước trời với Ngài và phần thưởng của những công việc tông đồ và
đang cầu nguyện cho anh em trong hội Dòng của các ngài52.

52
Khi cha Claret viết những dòng này (1861 – 1862), thì hai cha đồng sáng lập nhà dòng với ngài đã mất: cha Villaró
(+1852) và cha Sala (+1858)
491. Vì thế chúng tôi đã bắt đầu và vì thế chúng tôi sẽ tiếp tục sống gắn bó mật thiết với
nhau trong cộng đoàn. Tất cả chúng tôi đi ra ngoài thường xuyên để làm việc trong sứ vụ thiêng
liêng. Sau chương trình tĩnh tâm, tôi đã thành lập một công đoàn nhỏ bé và sơ khai, tôi được yêu
hướng dẫn một chương trình Tĩnh tâm khác cho các giáo sỹ thuộc Giáo phận Vic tại nhà nguyện
của Chủng viện. Vào ngày 11 tháng 8, khi tôi đang đi xuống từ bục giảng để kết thúc nghi thức
cuối cùng, tôi được bảo rằng Đức Cha muốn mời tôi về văn phòng của Tòa Giám mục. Khi tôi
đến đó, Đức cha trao cho tôi một lá thư được viết vào ngày 4 tháng 8, chứa đựng sự bổ nhiệm
chính thức tôi như là Tổng Giám mục của Cuba. Tôi như chết đứng bởi tin này. Tôi thưa với Đức
Cha rằng cho phép con sẽ không tiếp nhận sự bổ nhiệm này bằng bất cứ giá nào và vì thế tôi
khẩn xin Đức Cha trả lời giùm tôi cho Toà Thánh, nói rằng con sẽ không tiếp nhận sự bổ nhiệm
này bằng bất cứ giá nào.

492. Lạy Chúa con, xin chúc tụng Ngài vì đã đoái thương chọn người tôi tớ thấp kém
này để trở thành Những Nam Tử Của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria.

493. Lạy Mẹ Chí Thánh, xin cho sự nhã nhặn của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria, về
việc đón nhận chúng con như những người con của Mẹ, được chúc tụng hàng vạn lần. Lạy Mẹ,
xin cho chúng con được cộng tác với Mẹ và trở nên khiêm nhường, hăng say và nhiệt tình cho ơn
cứu độ của các linh hồn.

494. Tôi tự nói với mình rằng: Một Nam Tử của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria là
người luôn bừng cháy lửa yêu thương, là người biết lan tỏa ngọn lửa ấy đến bất cứ đâu mà người
ấy đặt chân đến. Người ấy luôn khao khát mãnh liệt và phấn đấu bằng tất cả mọi khả năng khả
thể để đặt cả thế giới lên ngọn lửa Tình yêu của Thiên Chúa. Không gì có thể khiến người ấy nản
lòng; hoan hỉ trong sự thiếu thốn, hoan nghênh công việc, đón nhận những hy sinh, mỉm cười
trước mọi sỉ nhục và vui sướng trong đau khổ. Điều bận tâm duy nhất của người ấy là làm thế
nào để theo Chúa Giêsu Kitô một cách tốt nhất và noi gương Ngài trong công việc, đau khổ và
kiên trì phấn đấu không ngừng để cho vinh quang Thiên Chúa được lớn lao hơn và sự cứu rỗi các
linh hồn.

CHƯƠNG XXXV

CHẤP NHẬN SỰ BỔ NHIỆM NHƯ

LÀ TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN SANTIAGO, CUBA


495. Bị lấn át bởi sự bổ nhiệm, tôi đã không có ước muốn nào để đón nhận sự bổ nhiệm
này, bởi vì tôi tự xem mình không xứng đáng và không có đủ thẩm chất cao quí như thế vì tôi
cảm thấy mình thiếu cả những tri thức cần thiết và các nhân đức. Thậm chí, sau cả một thời gian
dài suy ngẫm về vấn đề này, tôi đi đến kết lụận rằng, ngay cả khi tôi có đầy đủ những tri thức và
các nhân đức như yêu cầu, thì nó sẽ là sai lầm với tôi để từ bỏ Nhà Xuất Bản Tôn Giáo và nhà
Dòng chỉ mới được hình thành. Do đó, tôi đã mạnh dạn từ chối tất cả những thỉnh cầu của vị Sứ
Thần Tòa thánh, Đức Cha Brunelli, cũng như vị chưởng lý của Tây Ban Nha, Đức Cha Lorenzo
Arrazola. Khi cả hai vị này, Sứ thần Tòa Thánh và chưởng lý của Tây Ban Nha, nhận thấy rằng
họ không còn cách nào khác để thuyết phục tôi, họ quyết định đến nói chuyện với Bề trên của
tôi, Đức Cha Giáo phận Vic, người mà tôi luôn luôn vâng phục hết mình, và và đến lượt ngài,
Đức Cha đã chính thức ra lệnh cho tôi phải chấp nhận sự bổ nhiệm này.

496. Mệnh lệnh này đã làm tôi sửng sốt một cách sâu sắc: một mặt, tôi không dám nhận;
mặt khác, tôi muốn vâng lời. Tôi đã xin Đức Cha cho tôi thêm một vài ngày cầu nguyện để suy
nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra câu trả lời cuối cùng, và Đức Cha đã chấp nhận lời thỉnh cầu đó
của tôi. Sau đó, tôi gọi các cha Jaime Soler, Jaime Passarel, Pedro Bach, và cha Stephen Sala lại
cùng, tất cả các ngài là những linh mục khôn ngoan và đạo đức, những người mà tôi đã tin tưởng
tuyệt đối và xin các ngài phó thác tôi cho Thiên chúa. Tôi thưa với các ngài rằng tôi hy vọng các
cha có đầy đủ không ngoan để nói cho tôi biết, vào ngày cuối cùng của khóa Tĩnh tâm mà tôi vừa
mới bắt đầu, những gì tôi cần phải làm- nên chấp nhận sự bổ nhiệm như Đức Giám Mục đã ra
lệnh hay từ chối việc này một cách hoàn toàn. Khi ngày hẹn đến, sau khi các cha hội ý các cha đi
đến kết luận là đó là Thánh ý Thiên Chúa và tôi nên chấp nhận. Và tôi đã làm như thế. Tôi đã
chấp nhận việc bổ nhiệm này vào ngày 4 tháng 10, tức hai tháng sau ngày tôi đã được tuyển
chọn.

497. Ngay khi tôi chấp nhận sự lựa chọn của của Tòa Thánh về con người hèn mọn này
của tôi, thì ngay lập tức các thủ tục theo nghi thức giáo hội được khởi động và một công văn
được gửi tới Roma. Trong khi đó, tôi quay lại làm những công việc đang còn dở dang trước đó
như: hướng dẫn Tĩnh tâm cho các giáo sĩ, chủng sinh, nữ tu và giáo dân. Trong suốt thời gian
này, tôi đã hướng dẫn Tĩnh tâm cho các giáo sĩ của Giáo phận Gerona và làm sứ vụ truyền giáo
tại đây, giảng thuyết mỗi ngày từ ban công của tòa nhà Những người chủ chăn cho một đám
người rất đông bên dưới, họ không chỉ đứng đầy ở quảng trường, cầu thang và hành lang của nhà
thờ Chính Toà, mà còn tại những con đường phố liền kề, tất cả những người đang đứng trên sân
thượng, tại cửa sổ và ban công của những tòa nhà xung quanh.

498. Trong suốt những ngày đó, Thiên Chúa của chúng ta đã làm cho tôi hiểu một vài
điều rất đặc biệt để cho Vinh quang của Ngài được cao cả hơn và cho sự tốt lành của các linh
hồn. Sự bổ nhiệm của tôi được loan báo trong Hồng y đoàn, công văn bổ nhiệm tôi của Đức
Thánh Cha được chuyển từ Roma tới thủ đô Madrid rất thành thạo, và nó được mang từ thủ đô
Madrid đến thành phố Vic bởi hai vị linh mục gương mẫu: cha Fermin de la Cruz và cha An-rê
Novoa. Trong khi đó, tôi đang chuẩn bản thân cho một chương trình Tĩnh tâm kéo dài đến vài
ngày, trong suốt thời gian này tôi đã lập lên một kế hoạch cho cuộc đời mà tôi sẽ theo đuổi trong
cương vị mới của tôi. Và như thế, được chuẩn bị và sẵn sàng, tôi được tấn phong Giám mục tại
Giáo phận Vic, tôi sẽ mô tả Thánh ý của Thiên Chúa trong phần ba của tác phẩm này.
PHẦN III
TỪ LÚC ĐƯỢC TẤN PHONG LÀM TỔNG GIÁM MỤC

TRỞ VỀ SAU

CHƯƠNG I

THÁNH HIẾN, CUỘC HÀNH TRÌNH, ĐIỂM ĐẾN VÀ NHỮNG SỨ VỤ ĐẦU TIÊN

499. Vào ngày 6 tháng 10 năm 1850 – ngày Lễ bổn mạng của thánh Bru-nô, Đấng sáng
lập Dòng Carthusians mà tôi đã từng có mong ước gia nhập dòng này - cũng là ngày Chủ Nhật
đầu tháng của tháng 10 và ngày Lễ mừng kính Chuỗi Mân Cô Chí Thánh. Đây là một trong
những ngày cầu nguyện ưa thích nhất của tôi. Vào ngày này, tôi đã được tấn phong làm Tổng
Giám mục cùng với cha Jaime Soler làm Giám mục Giáo phận Tertuel tại nhà thờ Chính Tòa của
Giáo phận Vic. Đức Giám mục bản xứ, Đức Cha Luciano Casadevall, làm chủ tế; đồng tế với
ngài có Đức Cha Đa-minh Costa Borrás, Giám mục Giáo phận Barcelona và Đức Cha Fulgencio
Lorente, Giáo mục Giáo phận Gerona

500. Vào ngày thứ ba, mùng 8 tháng 10, tôi rời khỏi thành phố Vic để tới thành phố
Bacelona và thủ đô Madrid, nơi mà Sứ thần Tòa Thánh, Đức Cha Brunelli, mặc cho tôi chiếc áo
bào Tổng Giám mục vào ngày 13. Tôi đã được trình diện trước Nữ Hoàng và các bộ trưởng của
quốc gia. Trong thời gian thu xếp tất cả các ủy nhiệm thư, tôi bận rộn với việc rao giảng và nghe
giải tội tại thủ đô Madrid. Khi mọi thứ đã dược thu xếp xong, tôi quay trở lại vùng Catalonia. Tôi
đến thị trấn Iguala vào ngày 31-10, và giảng lễ ở đó vào ngày Lễ các Thánh. Ngày tiếp theo, tôi
viếng thăm vùng Montserrat, nơi mà tôi cũng giảng thuyết. Tiếp đó, tôi đến Manresa, nơi cha
Mach đang hướng dẫn tuần cửu nhật chuẩn bị cho ngày Lễ các linh hồn. Tôi đã thuyết giảng vào
tối ngày hôm đó, và sáng ngày hôm sau, tôi trao Mình Thánh Chúa cho một đám đông rất nhiều
người, những người đã nghe biết rằng tôi sẽ đến đó và họ đã chuẩn bị cho việc này.

501. Chiều ngày hôm đó, tôi trở về Sallent, ngôi làng quê hương của tôi, nơi tất cả mọi
người đã đến để chào đón tôi. Tối ngày hôm đó, tôi đã thuyết giảng cho họ từ ban công nhìn ra
quảng trường của thị trấn bởi vì nhà thờ không đủ lớn để có thể chứa hết tất cả mọi người. Ngày
hôm sau, chúng tôi cử hành một Thánh Lễ long trọng, và vào buổi chiều tôi đi đến thị trấn
Sanmarti. Sáng ngày hôm sau, tôi đi tới đền thánh Đức Mẹ Fussimanya, nơi mà tôi đã có những
lời cầu nguyện sốt sắng thời thơ ấu. Tôi cử hành Thánh Lễ trong Đền thánh và giảng về lòng
sùng kính Đức Mẹ Maria. Từ nơi đó, tôi đi đến Artés và thuyết giảng ở đó, cũng như ở Calders.
Tôi dùng cơm tại Moyá và thuyết giảng ở đó vào buổi tối. Sáng ngày hôm sau, tôi rời khỏi đó để
đi đến thị trấn Collsuspina, nơi tôi đã giảng lễ; sau đó, tôi đi đến thành phố Vic nơi mà tôi đã ăn
tối và thuyết giảng vào buổi tối. Tiếp đó tôi đến thành phố Barcelona, nơi tôi đã giảng lễ mỗi
ngày ở nhiều nhà thờ và tu viện khác nhau cho tới ngày 28 tháng 12, khi chúng tôi đi tàu trên
chiếc tàu mang tên La Nueva Teresa Cubana (Têrêsa của Cuba mới), dưới sự chỉ huy của thuyền
trưởng Manuel Bolivar.

502. Những người cộng sự của tôi trong chuyến hải trình bao gồm linh mục Tổng đại
diện của tôi, cha John Lobo, với một người thanh niên trẻ tuổi tên là Telesforo Hernandez; cha
Manuel Vilaro, cha Anthony Barjau, cha Larenzo San Marti, cha Manual Suvirana, cha Fancisco
Coca, cha Philip Rovira, cha Paladio Currius, cha John Pladeblla và cha Ignacio Bertriu cùng hai
linh mục trẻ khác cha Philip Vila và cha Gregory Bone.

503. Trong số những hành khách đi cùng với chúng tôi trên chiếc tàu đó có mười tám
nữ tu Nữ Tử Bác Ái, quí sơ cũng cập cảng tới Havana, cùng với cha tuyên ủy của họ, linh mục
Phê-rô Planas, một nhà truyền giáo thuộc Dòng Vinh Sơn. Cũng có một số lượng lớn hành khách
trên boong tàu.

504. Tất cả chúng tôi đều khỏe mạnh và rất vui vẻ khi chúng tôi nhổ neo từ thành phố
Barcelona để đi đến đất nước Cuba, nhưng khi gần tới vịnh Núi Đá Gibraltar chúng tôi phải chờ
đợi vì sự thay đổi thời tiết trước khi chúng tôi có thể băng qua eo biển Gibraltar. Biển càng lúc
càng trở nên tồi tệ hơn, và vì thế thuyền trưởng buộc phải quay tàu trở lại Malaga (Tây Ban
Nha), ở đó chúng tôi phải đợi đến ba ngày để thời tiết trở nên tốt hơn. Tôi rất bận rộn trong thời
gian chờ đợi ở đó; tôi đã thuyết giảng mười lăm bài giảng tại nhà thờ Chính Toà, Chủng viện,
trường học và tu viện v.v.

505. Cuối cùng, chúng tôi đã xuống tàu khởi hành tới quần đảo Canary dưới bầu trời
khá quang đãng, nơi mà chúng tôi hy vọng được cập cảng và viếng thăm những người dân thân
yêu trên đảo. Họ rất trông mong vào việc đó và chúng tôi cũng vậy, nhưng biển lại nổi sóng dữ
cho nên chúng tôi không thể cập cảng được, cả hai phía chúng tôi đều tiếc nuối rất nhiều.

506. Chúng tôi tiếp tục chuyến hải trình tới Cuba với tinh thần mạnh mẽ và trật tự đáng
ngưỡng mộ. Khoang tàu được chia làm hai phần: tôi và những người cộng sự của tôi được bố trí
ở một khoảng không ở giữa cột buồm và đuôi tàu; còn tất cả các nữ tu được bố trí ở một khoảng
trống giữa cột buồm và mũi tàu, và được ngăn cách với tất cả chúng tôi bởi những cánh cửa
chớp. Nhóm chúng tôi thức dậy mỗi ngày theo thời khóa biểu; tôi tắm rửa và dành ba mươi phút
để chiêm niệm chung với nhau. Các nữ tu cũng làm như vậy ở khu vực riêng của họ. Sau khi
chiêm niệm, tôi cử hành Thánh Lễ ở khu vực của chúng tôi, nơi một bàn thờ đã được chuẩn bị
sẵn. Tôi cử hành Thánh Lễ mỗi ngày trong suốt chuyến hải trình. Tất của mọi người trong nhóm
tôi đều tham dự Thánh Lễ cũng như tất cả các nữ tu, những người tham dự Thánh Lễ từ khu vực
riêng của họ bằng cách đẩy những cánh cửa chớp ra phía sau; những cánh cửa chớp đã tạo ra một
đường ngăn cách giữa chúng tôi và họ. Tất cả các nữ tu và linh mục đều lãnh nhận Mình Thánh
Chúa Giê-su, ngoại trừ vị linh mục sẽ cử hành Thánh Lễ hai, trong thời gian của Thánh Lễ hai
chúng tôi dâng lời tại ơn Thiên Chúa. Chúng tôi có một lịch phân công xoay tròn cho các linh
mục dâng Thánh Lễ hai trong ngày, để mỗi ngày chúng tôi có hai Thánh Lễ - tôi dâng một Thánh
Lễ và Thánh Lễ còn lại được dâng bởi linh mục được phân công trong ngày đó.

507. Sau khi kết thúc phần đầu tiên về thờ phượng, chúng tôi đi đến chiếc bàn để uống
trà và mỗi người trong chúng tôi có thể nghiên cứu những gì mà họ muốn. Chúng tôi gặp lại
nhau vào lúc 8:00 giờ sáng tại khu vực của chúng tôi ở, đọc kinh Phụng Vụ chung với nhau, và
tham dự buổi hội thảo về thần học luân lý cho tới 10:00 giờ sáng, sau đó chúng tôi đi lấy đồ ăn
trưa. Sau ăn trưa, chúng tôi hoàn toàn được tự do để nghỉ ngơi và nghiên cứu cho tới 3:00 giờ
chiều, sau đó chúng tôi tụ hợp lại để đọc kinh chiều, kinh tối, kinh mờ sáng và kinh sáng. Rồi
chúng tôi có cuộc hội thảo khác ngày kéo dài cho tới 5:00 giờ chiều, sau đó chúng tôi đi ăn tối.
Đúng 8:00 giờ chúng tôi qui tụ lại một lần nữa để lần chuỗi Kinh Mân Côi và các việc thờ
phượng khác. Chúng tôi có một cuộc thảo luận về sự khổ hạnh, và cuối cùng, sau khi uống hết
tách trà, tất cả chúng tôi đi ngủ trên chiếc giường của riêng mình.

508. Đó là thời khóa biểu của chúng tôi trong tất cả những ngày làm việc trong tuần.
Tuy nhiên, trong ngày Lễ buộc, Thánh lễ hai được cử hành vào thời gian hợp lý nhất để cho các
thủy thủ có thể tham dự Thánh lễ. Vào ngày Chủ Nhật, chúng tôi cũng có một bài giảng lễ vào
buổi tối, mỗi linh mục giảng lễ theo lịch đã phân công, bắt đầu từ tôi, sau đó đến cha Tổng đại
diện,...

509. Khi tiến gần tới vịnh Damas, tôi bắt đầu chủ trì một sứ vụ truyền giáo trên boong
tàu. Tất cả mọi người trên tàu đều tham gia, từ các hành khách cho tới các thủy thủ, từ thuyền
trưởng cho tới các thanh niên hầu phòng, và tất cả mọi người đều đi xưng tội và lãnh nhận Mình
Thánh Chúa Giê-su vào giờ lễ phân phát Thánh Thể. Chúng tôi đã có tâm trạng rất thân thiện với
thủy thủ đoàn, và họ nói rằng trong mỗi chuyến hải trình tới Cuba, họ sẽ đến thăm chúng tôi.
Chúng tôi cập cảng vào ngày 16 tháng 2 năm1851 với một tinh thần rất tốt được thể hiện qua
niềm vui và ý chí mãnh liệt. Một ngày sau khi chúng tôi cập cảng, chúng tôi làm bảng đăng ký
nhập cảnh chính thức của chúng tôi vào thành phố thủ đô, phù hợp với các điều luật của địa
phương đã ban hành.53

510. Mười lăm ngày sau khi cập cảng, chúng tôi đến thăm đền thánh Đức Mẹ Từ Bi tại
El Cobre, khoảng bốn dặm từ thành thố thủ đô, là một trung tâm hành hương cho tất cả những
dân cư ở trên đảo. Bức ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh được lưu giữ trong ngôi nhà nguyện; và vì thế
nó được tranh trí rất lộng lẫy nhờ vào sự dâng cúng liên tục của các cư dân xa gần.

53
Thành phố thủ đô của tổng Giáo phận là thành phố Santiago, Cuba. Vào năm 1851 có khoảng 26,668 dân cư, tổng
dân số khoảng 86,364 bao gồm cả những người có quyền hạn. Lĩnh vực hoạt động có rất nhiều thử thách: một vùng
rất lớn của tổng Giáo phận, các phương tiện thông tin liên lạc thì rất kinh khủng, một khí hậu nắng nóng như thiêu
đốt vì thế tổng Giáo phận không có một Giám Mục nào từ 14 năm qua; và hàng giáo sỹ thiếu giảm sút về số lượng
và chất lượng. Về mặt xã hội, nó bị cản trở bởi chế độ nộ lệ và vô đạo đức. Về mặt chính trị, các phong trào ly khai
đang sôi sục lên.
511. Trên đường trở về thành phố Santiago, thủ đô của Giáo phận, tôi bắt đầu một sứ vụ
truyền giáo kéo dài cho tới ngày 25 tháng 3, khi buổi lễ phân phát Thánh Thể được tố chức. Có
một đám đông rất nhiều người không thể tin được đến tham dự các buổi giáng thuyết và lễ phân
phát Thánh Thể. Trong khi tôi đang thực thi một sứ vụ truyền giáo tại nhà thờ Chính Tòa, thì cha
Vilaro thực thi một sứ vụ truyền giáo khác tại nhà thờ thánh Phan-xi-cô, nhà thờ này lớn thứ hai
trong thành phố sau nhà thờ Chính tòa, và vào ngày Chủ Nhật sau ngày Lễ Truyền Tin tôi đã đến
trao Mình Thánh Chúa Giê-su tại nhà thờ thánh Phan-xi-cô.

512. Tôi cũng đã chủ trì chương trình Tĩnh tâm cho toàn bộ các tu sĩ: giáo sĩ, linh mục
quản xứ, và các cha quản hạt,... Đây là chương trình Tĩnh tâm hằng năm của tôi bao lâu tôi còn ở
trên đảo này. Tuy nhiên, để thuận lợi tiện cho tất cả những người có liên quan, tôi cũng yêu cầu
họ tổ chức tại các thành phố chính của Giáo phận.

513. Tôi và những thành viên sống chung trong tòa Giám mục với tôi cũng tổ chức
chương trình Tĩnh tâm riêng cho chúng tôi mỗi năm, trước khi tổ chức chương trình Tĩnh tâm
cho những người khác. Chúng tôi ở lại tòa Giám mục trong thời gian này, giữ thing lặng nghiêm
ngặt. Không được nhận thư từ hay cuộc gọi thoại nào. Tuyệt đối không có một việc buôn bán
nào được phép giao dịch trong thời gian mười ngày này, vì tất cả mọi người đều được thông báo
về việc đó, do đó chúng tôi được để yên hoàn toàn.

514. Khi tất cả các sứ vụ truyền giáo kết thúc và các nghi thức Tuần thánh và Phục sinh
hoàn tất, tôi chia các cộng sự của tôi thành ba nhóm, tôi gửi các cha Emanuel Subirana và Phan-
xi-cô Coca tới thành phố El Cobre; và các cha Paladio Currius và Stephen Adoain, một một linh
mục Dòng Capuchin, tới thị trấn Caney khoảng hai dặm tính từ thành phố Santiago. Vị tu sĩ này
đã đến trình diện với tôi, khi tôi đến và cha ấy rất hữu ích cho tôi, như tôi sẽ đề cập đến sau này.
Tôi phân bổ nhóm thứ ba như sau: cha Gio-an Lobo vào văn phòng công lý, như là một linh mục
tổng đại diện và là người quản lý giáo hội khi tôi vắng mặt; cha Philip Rovira và cha Gio-an
Pladebella vào Chủng viện để dạy ngữ pháp La-Tinh và thần học luân lý; và cha Lorenzo San
Marti và cha An-tôn Barjau tới thành phố Puerto Principe để giảng dạy giáo lý cho tới khi tôi tới
đó.

515. Tôi ở lại ở thủ đô, nơi mà tôi đã khai mạc chương trình thăm viếng mục vụ khởi
đầu từ nhà thờ Chính Tòa, sau đó đến toàn bộ tất cả các giáo xứ. Mỗi ngày tôi ban Bí tích Thêm
Sức. Đã có rất nhiều người đã được lãnh nhận Bí tích này và do đó, để tránh tình trạng lộn xộn,
tôi đã cho in những mẫu đơn và phân phát chúng đúng số lượng đến từng văn phòng của các giáo
xứ một ngày trước ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Những mẫu đơn này, sau đó được điền
đầy đủ thông tin chẳng hạn như, tên của những người được lãnh nhận, tên cha mẹ của họ, và tên
của bố mẹ đỡ đầu. Việc này đã giúp tránh khỏi sự lộn xộn và việc tập trung đông người và làm
cho nó dễ lưu trữ hơn những thông tin mới cập nhật với sự chính xác và nhàn nhã. Tôi luôn luôn
tuân theo thủ tục này, và nó đã làm việc rất hiệu quả với tất cả những ai đã lãnh nhận Bí tích - và
số người được lãnh nhận Bí tích đã lên tới không dưới 300,000 người trong thời gian sáu năm hai
tháng tôi ở lại trên đảo này.
516. Bên cạnh việc thăm viếng mục vụ và ban Bí tích Thêm Sức, tôi rao giảng trong tất
cả các ngày Chủ Nhật và các ngày Lễ buộc. Tôi không bao giờ quên rao giảng cho dù ở bất cứ
khu vực nào của Giáo phận mà tôi phải ở đó tại một thời điểm nhất định. Bắt đầu từ tháng 6, tôi
rời khỏi thành phố và tới vùng Caney để hoàn tất sứ vụ truyền giáo mà cha Stê-pha-nô và cha
Currius đã khai mở, và các cha đã mang lại rất nhiều thành công tốt đẹp. Ban Bí tích Thêm Sức
cho tất cả mọi người, tôi giảng lễ bế mạc của sứ vụ truyền giáo.

517. Sau đó, tôi đến thành phố El Cobre, nơi mà cha Manuel Subirana và cha Francisco
Coca đang làm mục vụ, như tôi đã nói ở trên. Họ đã làm việc rất chăm chỉ, và gặt hái được
những kết quả rất viên mãn. Chỉ cần nói rằng khi họ mới đặt chân tới đó, chỉ có tám cặp vợ
chồng đã kết hôn hợp pháp; và vào trong thời gian chương trình mục vụ kết thúc, đã có tới 400
cặp vợ chồng, những người đã kết hôn sống chung với nhau không hợp pháp. Tôi đã ở đó một
vài ngày ban Bí tích Thêm Sức, đặt dấu ấn cuối cùng cho chương trình mục vụ, và hợp thức hóa
một số hội đoàn, theo những thẩm quyền được ban cho tôi bởi Tòa Thánh.
CHƯƠNG II

SỰ NGƯỢC ĐÃI Ở THÀNH PHỐ EL COBRE VÀ

NHỮNG BIẾN CỐ TẠI THÀNH PHỐ PUERTO PRINCIPE

518. Nó xảy ra ở thành phố El Cobre, nơi bắt nguồn những sự hiểu lầm và ngược đãi.
Theo lẽ tự nhiên, ma quỷ hầu như không thể nào trông chờ vào sự thờ ơ của vô số các tâm hồn
mà hàng ngày được cảm hóa bởi Thiên Chúa. Hơn thế nữa, Thiên Chúa luôn đúng trong việc để
cho chúng ta cảm nhận được những sự đau khổ vì sự hài lòng lớn lao mà chúng ta được nhìn thấy
nơi mọi sự đang diễn ra tốt đẹp. Đây là cách làm thế nào những điều lo âu phiền muộn bắt đầu:
tôi vẫn chưa rời khỏi thị trấn và có một số cặp muốn kết hôn bởi vì họ đã không thể làm lễ cưới
trước đó. Tôi muốn biết chắc chắn về những trường hợp này, do đó tôi đã cho gọi ngài thị trưởng
của thị trấn và nói với với ông ta rằng với “Ông biết những người trong thị trấn này rõ hơn ai hết,
ông có thể cho tôi biết những người trong danh sách những đôi vợ chồng đang sống chung này
có cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không và giữa họ có những ngăn trở gì về chủng tộc không?
Tôi muốn đảm bảo và không muốn làm bất việc cứ gì có thể gây ra rắc rối sau này.

519. Ngài thị trưởng đến Tòa Giám mục của tôi mỗi ngày và báo cáo cho tôi tất cả về
những những người đệ đơn, và cha quản xứ đã thông báo công khai để đảm bảo chắc chắn rằng
những cặp hôn nhân trong nghi vấn sẽ là hợp pháp hay không. Một ngày nọ, một người Châu Âu
đến gặp tôi. Anh ta là một người gốc vùng Cadiz. Anh ta đã sống ngoài hôn thú với một người
phụ nữ có hai dòng máu, người này đã sinh cho ông ta chín người con. Tôi đã không thể nói
chuyện với ông ta với tư cách cá nhân, nhưng ông ta đã nói với người thư ký của tôi rằng ông ta
cần phải gặp tôi, bởi vì ông ta muốn kết hôn với người phụ nữ ấy bằng mọi giá và cho quyền lợi
của những người con mà người phụ nữ ấy đã sinh ra. Người thư ký đã nói với người đàn ông đó
rằng tôi sẽ chuyển lời cho Đức Cha về trường hợp của anh, và khuyên anh ta nên quay trở lại lần
sau bởi vì ngài thị trưởng không có mặt và chính bản thân chúng tôi đã không biết một tí gì về lý
lịch của người đàn ông này. Và không còn gì khác nữa.

520. Chính tối hôm đó, ngài thị trưởng đã mang những cáo buộc chống lại linh mục
quản xứ, và nói rằng ông ta đã biết những hôn ước bất hợp pháp giữa các chủng tộc có liên quan
đến trường hợp của người đàn ông đến từ vùng Cadiz, người mà tôi đã đề cập đến. Đến lượt cha
quản xứ, ngài trình bày sự việc này cho tôi, và tôi rất lấy làm ngạc nhiên. Tôi đã triệu tập ngài thị
trưởng và nói với ông ta rằng với những hành động mà ngài thị trưởng đã làm, ngài không chỉ
đang có những bước đi chống lại cha quản xứ, mà chống lại tôi, bởi vì những cáo buộc của ngài
đều không đúng và không có căn cứ. Tôi đã nói rõ với ngài thị trưởng rằng về phần tôi, tôi đã
cẩn thận hết sức không thông báo về cuộc hôn nhân của bất cứ ai mà trước tiên, không hỏi ý kiến
của ngài để tránh những bất ngời không mong muốn; trong khi đó, ngài bây giời bắt đầu lan
truyền những tuyên bố sai trái có tính vu khống này. Trong thông báo mà ngài đã cho cha quản
xứ, ngài đã tuyên bố rằng ngài đang muốn cáo buộc cha xứ tới Thống đốc của Cuba. Trong một
nỗ lực dập tắt những tin đồn này, tôi đã hỏi ngài thị trưởng là ngài có làm như thế hay không.
Ông ta đã nói dối tôi thêm một lần nữa bằng cách trả lời là ông ta vẫn chưa làm như thế. Thật là
phi lý làm sao, vị Thống đốc đã không làm gì hơn là viện vào những biện hộ của ngài thị trưởng
của thành phố El Cobre và những lời tư vấn xấu xa của vị thư ký của chính quyền, đã xúi giục
một loạt các cuộc điều tra bừa bãi mà chỉ tạo thành những tranh cãi và vấn đề rắc rối.

521. Mặc dù phải đối mặt với tất cả những khó khăn đó, nhưng với sự trợ giúp của
Thiên Chúa bằng những phương cách không thể hình dung được, một thành quả rất to lớn đã đạt
được. Trong khi tôi vẫn đang còn làm việc ở tạo thành phố El Cobre, ông Lemery, tổng thị
trưởng phụ trách khu vực miền trung của Cuba, đã viết thư cho tôi từ văn phòng của ngài ở thành
phố Puerto Principe về việc hối thúc tôi đến đó ngay lập tức, để dập tắt những ngọi lửa của cuộc
cách mạng đang dâng cao. Cùng lúc đó, tôi nhận được một lá thư khác từ vị tổng chỉ huy của
thành phố Havana, ông Giu-se de la Concha, về việc khuyên tôi không nên đi đến đó, bởi vì bất
cứ sự thỉnh cầu nào với tấm lòng khoan dung của tôi sẽ cản trở ông ta trong việc giải quyết
những vấn đề công lý và sẽ tạo ra một thí dụ công khai về quân nổi dậy. Tôi đã báo cho ông ta
biết những hối thúc của ngài tổng thị trưởng khu vực miền trung kia, sau đó ông ta nói với tôi
nên tiến hành như kế hoạch đã định.

522. Tôi đã đi đến thành phố Puerto Principe cho đến cuối tháng 7 của năm ấy. Vì cả
thành phố đã chìm sâu trong cuộc cách mạng của Narcisco Lopez hay với những cuộc nổi loạn
chống lại người Châu Âu ở miền Bắc, một số biện pháp phòng ngừa bủa vây chuyến viếng thăm
của tôi. Tại thời điểm bắt đầu của sứ vụ truyền giáo, có rất nhiều người đã đến xem liệu tôi có
nói đến những chuyển biến chính trị đang diễn ra trên khắp hòn đảo của Cuba hay không, và đặc
biệt những người ở thành phố Puerto Principe. Khi họ nhận thấy rằng tôi không hề nói ra một từ
nào có liên quan đến chính trị từ bục giảng hay ở tòa giải tội công khai hay riêng tư, họ đã rất ấn
tượng và tôi đã chiếm được sự tin tưởng của họ.

523. Ngay tại thời điểm đó, quân đội đã bắt được bốn nhà cách mạng; họ là những công
dân của thị trấn này. Họ đang mang theo vũ khí tại thời điểm bị bắt, và vì thế họ đã bị kết án tử
hình. Những người phạm tội và thân nhân của họ có một sự tin tưởng rất lớn vào tôi và đã cầu
xin tôi đi tới nhà tù để nghe họ xưng tội; tôi đã đi đến đó. Niềm tin của họ vào tôi được nhân lên
gấp bội khi họ nhờ tôi làm người hòa giải giữa họ với vị tổng chỉ huy. Anh ta hỏi tôi rằng tất cả
những ai bị lôi kéo vào việc tàng trữ vũ khí có thể hạ vũ khí và trở về nhà một cách kín đáo, nếu
họ được tha thứ, mà không tiết lộ một lời nào về sự kiện hay tên của những người liên quan hay
không.

Tôi đã đạt được một thỏa thuận với vị tổng chỉ huy cho các điều khoản này, với kết quả
là toàn bộ băng nhóm bị giải tán, tất cả súng ống, đạn dược và tiền bạc bị tịch thu và mọi thứ
quay trở về thời kỳ hòa bình. Hai năm sau đó, một số người Bắc Mỹ đã thực hiện cuộc tấn công
khác, nhưng nó đã thất bại trong việc đạt được cùng một câu trả lời như trước kia. Sau đó một nỗ
lực khác được thực hiện, nhưng nó đã bị thất bại hoàn toàn.

524. Như thế, đã có ba cuộc tấn công nhằm lật đổ Cuba trong thời gian tôi ở đất nước
này: lần thứ nhất rất hùng mạnh, nhưng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa nó đã bị dập tắt hoàn
toàn; lần thứ hai không quá mạnh; và lần thứ ba hoàn toàn không có hiệu quả. Vì điều này,
những kẻ thù của Tây Ban Nha rất khó đứng vững trước mắt tôi. Họ đã nói rằng Đức tổng Giám
mục Giáo phận Santiago đã làm hại họ nhiều hơn cả quân đội. Họ biết chắc chắn là bao lâu tôi
còn ở lại trên hòn đảo này, thì những kế hoạch của họ sẽ thất bại, và vì thế họ đã bắt đầu bày
mưu để giết tôi.
CHƯƠNG III

SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO Ở CÁC THÀNH PHỐ

PUERTO PRINCIPE, MANZANILLO, SAN FRUCTUOSO VÀ BAYAMO

525. Điều đầu tiên mà tôi đã làm khi tới thành phố Puerto Principe là dướng dẫn các buổi
Tĩnh tâm cho các giáo sĩ địa phương. Để tránh tình trạng các giáo xứ bị bỏ trống không ai chăm
sóc, tôi đã chia chương trình Tĩnh tâm thành hai ca khác nhau. Tôi đã thuê một căn nhà đủ lớn để
cho tất cả chúng tôi có thể sống ở đó. Sau đó, tôi thành lập một nhóm hai mươi người và một
nhóm khác mười chín người. Chúng tôi ăn uống cùng nhau và sống chung dưới một mái nhà cả
ngày lẫn đêm. Thời khóa biểu của chúng tôi bao gồm việc đọc sách thiêng liêng, chiêm niệm,
đọc kinh Thần Vụ, và những bài giáo huấn do tôi chủ trì. Mọi người thực hành việc xưng tội
tổng quát, lập kế hoạch cho cuộc sống và tất cả mọi thứ trở nên trật tự hơn.

526. Sau khi tập trung vào hàng giáo sĩ, tôi quay sang chú ý tới giáo dân. Bởi vì thành
phố chỉ rộng hơn một dặm, tôi đã tổ chức ba sứ vụ truyền giáo cùng một lúc vì lợi ích của người
dân. Tôi đã phân công cha Lorenzo San Marti và cha An-tôn Barjau rao giảng tại nhà thờ Đức
Mẹ Từ Bi, ở cuối thị trấn; và cha Manuel Vilaro rao giảng tại nhà thờ thánh Annes, ở khu vực
cuối khác của thị trấn. Chính tôi rao giảng tại nhà thờ Đức Mẹ Thương Xót, là nhà thờ lớn nhất
của thị trấn, nằm ở vị trí trung tâm. Sứ vụ truyền giáo kéo dài hai tháng, tháng 8 và tháng 9, và
với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, nó đã làm tốt không thể tính toán được. Tôi cũng đã viếng thăm
sáu giáo xứ và những ngôi nhà thờ khác của thị trấn.

527. Từ thành phố Puerto Principe tôi tiếp tục đi tới thành phố Nuevitas, nơi mà chúng
tôi cũng thực hiện một sứ vụ truyền giáo, và từ nơi này chúng tôi đến thành phố Baga, thành phố
San Miguel, và thành phố San Leronimo rồi trở về lại thành phố Puerto Principe để dâng Thánh
Lễ Giáng Sinh. Chúng tôi hát kinh Sáng và dâng Thánh Lễ long trọng lúc nửa đêm tại nhà thờ
Đức Bà Solitude. Vào thời gian đó, cha Barjau bị bệnh sốt vàng da. Bệnh tình của ngài trở nên
khá nghiêm trọng, nhưng ngài đã hồi phục một cách hoàn hảo, tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, chúng
tôi tiếp tục sứ vụ truyền giáo và ban Bí Tích Thêm Sức, viếng thăm các giáo xứ và làm việc theo
cách của chúng tôi, từ giáo xứ này qua giáo xứ khác, cho tới khi chúng tôi tới thành phố Santiago
vào Tuần Thánh. Chúng tôi đã cử hành tất cả các nghi thức của Tuần Thánh và Phục Sinh với sự
long trọng và sốt sắng nhất, bởi vì nhân dịp này, chúng tôi đã hướng dẫn tất cả các linh mục,
những người đã tham dự Thánh Lễ Dầu và các nghi thức phụng vụ khác, trong việc giữ đúng các
chỉ dẫn theo luật phụng vụ.

528. Tới cuối tháng 4, tôi rời khỏi thành phố Santiago và đi thẳng tới thành phố
Manzanillo cùng với hai vị linh mục của tôi, trong khi những nhà truyền giáo còn lại của nhóm
đã lên đường tới nhiều địa điểm khác nhau. Tại thành phố Manzanillo, tôi bắt đầu rao giảng vào
tháng 5; tôi đã giảng thuyết nhiều lần trong ngày. Tôi đã không nhận ra điều này là tôi đã hé mở
một vài nhận xét về một trận động đất lớn sắp xảy ra trong thời gian ngắn.

Từ thành phố Manzanillo, chúng tôi tiếp tục đi đến nhà thờ Thánh San Fructuoso, và ở
bất cứ nơi nào chúng tôi đặt chân đến, chúng tôi đều theo cùng một lịch trình: giải tội, rao giảng,
ban Bí tích Thêm Sức và Bí tích Hôn Phối. Từ đây chúng tôi đi đến thành phố Bayamo, nơi mà
tôi bắt đầu sứ vụ truyền giáo như ở những nơi khác. Tôi đã hướng dẫn Tĩnh tâm cho hàng giáo sĩ,
giảng thuyết mỗi ngày và tiếp tục ban Bí tích Thêm Sức cho giáo dân cho tới ngày 20 tháng 8
năm 1852. Vào ngày đó, lúc 10 giờ sáng, khi tôi đang đứng trong nhà nguyện Bí tích Thánh Thể
của Đức Mẹ Sầu Bi, tôi đã cảm nhận được một chuỗi những rung chuyển đầu tiên của trận động
đất và nó lặp lại trong nhiều ngày sau đó.
CHƯƠNG IV

TRẬN ĐỘNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ SANTIAGO

529. Sự tàn phá của trận động đất ở Cuba thật sự rất khủng khiếp. Tất cả mọi người rất
sợ hãi và cha Tổng đại diện đã yêu cầu tôi quay trở về thành phố Santiago vì ở đó rất cần đến tôi.
Tôi bỏi ngang sứ vụ truyền giáo đang làm tại thành phố Bayamo và đến thành phố Santiago, nơi
mà tôi đã rất kinh sợ khi tận mắt thấy sự tàn phá; mọi người rất khó để di chuyển qua các con
đường vì tất cả những đống đổ nát và những mảnh vỡ nằm ngổn ngang đầy đường. Nhà thờ
Chính Tòa bị phá huỷ hoàn toàn. Để cho một vài ý tưởng về sức mạnh của trận động đất đã tàn
phá ngôi nhà thờ kiên cố như thế nào, tôi sẽ chỉ mô tả một chi tiết này. Tại những điểm cuối của
mặt tiền của nhà thờ Chính Tòa, có hai tòa tháp tương xứng nhau, một cái là tháp chuông còn cái
kia là tháp kim đồng hồ, mỗi tòa tháp có bốn góc và tại đỉnh của mỗi góc có một cái chóp trang
trí trông giống như cây chùy vậy, và một trong những cái chóp đó đã bị tách ra và đâm xuyên qua
một trong những ô cửa sổ của những quả chuông. Hãy hình dung những đường cong mà cái chóp
đó, cần phải được mô tả, đã vượt qua những ô cửa sổ đó. Tòa Giám mục là một đống đổ nát, và
cũng xảy ra tương tự với tất cả những ngôi nhà thờ khác, không hơn không kém. Những quảng
trường công cộng được chuyển đổi thành những ngôi nhà nguyện để Thánh Lễ được cử hành,
Mình Thánh Chúa Giê-su được phân phát và các bài giảng được rao giảng. Hầu như tất cả những
ngôi nhà trong thị trấn đều ở trong tình trạng hư nát không hơn không kém.

530. Những ai đã không trải qua một trận động đất mạnh sẽ không thể có một ý tưởng
dù mỏng manh nhất về nó trông giống cái gì. Nó không chỉ là việc dịch chuyển hay nhô lên của
mặt đất; hay cảnh những vật dụng trượt dài từ góc phòng này tới góc phòng kia. Nếu đó là tất cả
những gì xảy ra, thì bất cứ ai đã đi tàu trên những vùng biển động có thể nhận thấy việc xảy ra
tương tự trên tàu. Nhưng không phải như thế, có một cái gì đó lớn lao hơn trong một trận động
đất.

531. Ngựa và những động vật bốn chân khác là những động vật cảm nhận về cơn động
đất trước hết; thật ghê tợn khi thấy chúng tê cứng trên đường tháo chạy, những cái chân của nó
cắm trên mặt đất giống như những cái chân bàn, do đó tất cả những việc như đánh chúng hay
thúc chúng trên thế gian này cũng không thể làm cho chúng di chuyển. Rồi tất cả những loài
chim - gà, gà tây, bồ câu, vẹt và vẹt đuôi dài v.v - bắt đầu nhốn nhào kêu tác tác, gào thét, khóc
lóc, vỗ cánh phình phịch và quật mạnh những đôi cánh của chúng. Tiếp đến là một tiếng ầm ầm
sâu dưới mặt đất và tất cả mọi thứ bắt đầu lắc lư, và bạn có thể nghe thấy những tiếng gãy của
những thanh gỗ, ổ cửa và những bức tường; và tiếng động của những mãnh vỡ rơi xuống từ
những tòa nhà. Ngẫu nhiên nó kèm theo những từ trường chạy qua kim la bàn và làm cho nó mất
phương hướng hoàn toàn.
532. Hơn thế nữa, tất cả mọi người cảm thấy - và thấy cùng chung cảnh ngộ với những
người khác - như thể mình đang ở hiện trường của một vụ nổ. Không gian bị lấp đầy bởi những
tiếng khóc tan thảm thiết: Trời ơi! và được dẫn dắt bởi bản năng sinh tồn, người ta bắt đầu chạy
ra sân, quảng trường và đường phố gần nhất, bởi vì chẳng ai cảm thấy an toàn trong ngôi nhà của
mình. Rồi, sau một hồi chạy toán loạn, họ dừng lại và đột nhiên trở nên im lặng. Họ nhìn nhau
một cách ngẩn ngơ và những dòng nước mắt tuôn ra từ đôi mắt của họ. Những gì đang xảy ra
vượt ra ngoài sự giải thích. Ở giữa tất cả những sự khiếp sợ này, ta có một cảm giác khôi hài
không đúng chỗ, nổi bật như: tất cả những người bệnh ở nhà riêng hay trong các bệnh viện dân
sự và quân đội - tất cả họ bị quấn trong những chiếc chăn, mền của họ - chỗi dậy và ra khỏi
chiếc dường bệnh và nói rằng họ đã khỏe, và không gì có thể thuyết phục họ quay trở lại giường
bệnh được nữa.

533. Nhiều thứ đã bị phá hủy; tuy nhiên, chúng ta khó có thời gian để than khóc những
người thân đã mất của chúng ta. Một số lượng lớn những người dân đang ngợi khen những điều
kỳ diệu của lòng nhân từ của Thiên Chúa vì đã gìn giữ họ khỏi tất cả những tổn hại cơ thể, khi
những ngôi nhà của họ bị phá hủy hoàn toàn. Sự tàn phá là quá lớn và việc khắc phục nó sẽ rất
tốn kém. Sửa chữa lại ngôi nhà thờ Chính Tòa tốn của tôi hết 24,000 duros (một loại tiền cũ của
Tây Ban Nha; qui đổi như sau 1 duro = 5 peseta; 166 peseta = 1 euro), chủng viện 7,000 duros và
Tòa giám mục 5,000 duros.
CHƯƠNG V

BỆNH DỊCH TẢ Ở GIÁO PHẬN CUBA

534. Trận động đất kéo dài từ ngày 20 tháng 8 đến cuối tháng 12 với một vài sự gián
đoạn ngắn - mặc dầu có những ngày có tới năm cơn dư trấn. Chúng tôi dâng những lời cầu
nguyện khẩn cầu, và tất cả các giao sĩ và linh mục đi thành hàng tới những khoảng đất trống dọc
theo bờ biển, ở đó có một ngôi nhà nguyện ngoài trời đã được dựng nên bởi những cây cột và
được che phủ bằng những tấm bạt lớn. Vào mỗi buổi sáng, mọi người tập hợp nhau tại đây, kể cả
những viên chức nhà nước và công dân thành phố, để cùng nhau hát kinh cầu nguyện và tham dự
Thánh lễ cầu nguyện.

535. Sau khi đọc kinh cầu nguyên, chúng tôi đã đâng nhiều Thánh Lễ tạ ơn. Chúng tôi
dâng Thánh lễ tạ ơn, và vào buổi tối, sau khi lần hạt Kinh Mân Côi và dâng những lời thỉnh cầu.
Tôi giảng về sứ vụ truyền giáo, khuyến khích tất cả mọi người ăn năn sám hối, bằng cách nói cho
họ biết là Thiên Chúa đã cư xử với một vài người trong số họ như một người mẹ hiền đối xứ với
một đứa trẻ đang mơ ngủ lúc ban mai. Người mẹ lay nhẹ chiếc cũi để đáng thức đứa con và làm
cho bé thức dậy. Nếu cách này thất bại, người mẹ phải thúc nhẹ vào cơ thể của bé. Tôi đã nói với
họ rằng đây là những gì mà Thiên Chúa đang làm với con cái của Ngài, những người đang ngủ
say trong tội lỗi của họ. Thiên Chúa đã lay động chiếc cũi, giường và nhà của họ. Nếu họ vẫn
chưa thức tỉnh, Ngài sẽ đánh vào cơ thể họ với bệnh dịch tả, vì Chúa, Thiên Chúa của chúng ta
đã cho tôi hiểu rằng đây là những gì Ngài sẽ làm. Một vài thính giả của tôi phẫn nộ về việc này
và cằn nhằn về tôi, nhưng chỉ trong vòng một tháng một cơn dịch tả khủng khiếp đã bùng phát.
Trên các con đường đầy rẫy những xác chết không quá hai ngày.

536. Nhiều người đã không đi xưng tội được trong khoảng thời gian sứ vụ truyền giáo
được thực hiện vì những cơn dư trấn và dịch bệnh. Nó đúng làm sao, một số tội nhân giống như
những cây óc chó vậy; cách duy nhất để họ có thể sinh hoa trái là bị đánh bằng roi gậy. Tôi chỉ
có thể chúc tụng Thiên Chúa và đồng thời cám ơn Ngài luôn mãi vì đã để cơn dịch bệnh này đến
viếng thăm chúng tôi trong thời gian trên; vì tôi đã thấy rất khá rõ rằng đây là một hành động của
lòng thương xót đáng tôn thờ của Ngài. Tôi biết rằng nhiều người đã thú nhận trên giường bệnh
rằng họ đã không đi xưng tội trong thời gian sứ vụ truyền giáo được thực hiện, và những người
khác, những người đã xưng thú tội lỗi và được hoán cải tại thời điểm của sứ vụ, đã xa ngã vào
những tội lỗi trước đây của họ. Thiên Chúa đã dùng cơn dịch bệnh đó để mang họ trở về với
Ngài, và bây giờ họ đang ở cùng với Ngài trên Thiên đàng. Nếu đã không có cơn dịch bệnh này,
thì họ đã xa ngã một lần nữa trong tội lỗi của họ và chết dần chết mòn trong chúng; thì họ đã bị
kết án. Hãy chúc tụng Thiên Chúa và ngợi khen Ngài, người Cha tốt lành của chúng ta, Thiên
Chúa của sự ân cần và của tất cả sự an ủi!
537. Trong thời gian dịch bệnh phát tán, tất cả các giáo sĩ đã làm hết bổn phận của họ cả
ngày lẫn đêm một cách thật ngưỡng mộ. Tôi và các linh mục luôn luôn ở bên cạnh các bệnh nhân
để chăm sóc những nhu cầu thể lý và thiêng liêng cho họ. Chỉ có một linh mục, người chủ chăn
của thành phố El Cobre, chết và là nạn nhân của sự Bác ái. Cha ấy đã bắt đầu cảm thấy những
trệu chứng nhẹ của căn bệnh, ngài đã uống thuốc và có một vài hy vọng về việc được chữa khỏi
của ngài. Ngài đang bình phục trên giường, thì có một tiếng gọi phát ra rằng một trong những
nạn nhân cần gặp một linh mục. Ngay lúc đó, ngài nói rằng “tôi biết rằng nếu tôi đi thì tôi sẽ
chết bởi vì bệnh tình của tôi sẽ trở nên trầm trọng hơn; nhưng bởi vì không còn vị linh mục nào
có sẵn ở đây, nên tôi sẽ đi. Tôi thà chết còn hơn là bỏ rơi người bệnh nhân nam này đang kêu
cầu tôi”. Ngài đã đi và khi trở về ngài đã chết trên giường bệnh.
CHƯƠNG VI

HÀNH TRÌNH TỚI GIÁO XỨ BARACOA,

GIÁO XỨ MAYARI VÀ THỦ ĐÔ SANTIAGO.

KẾT QUẢ CỦA CHUYẾN VIẾNG THĂM MỤC VỤ ĐẦU TIÊN CỦA TÔI

538. Trong thời gian hai năm đầu, dù cho những trận động đất và bệnh dịch tả hoàn
hành, chúng tôi đã cố gắng viếng thăm tất cả các giáo xứ của Tổng giáo phận. Tại mỗi giáo xứ,
một chương trình mục vụ được dẫn dắt hoặc bởi tôi hoặc bởi những cộng tác viên của tôi, và tại
những giáo xứ tại vùng quê với địa hạt rộng lớn, một vài chương trình mục vụ được tổ chức. Cứ
mỗi hai hay ba dặm chúng tôi sẽ tổ chức một chương trình mục vụ tại một trong những nhà kho
thuốc lá lớn. Chúng tôi có thể đặt một cái bàn thờ, một bục giảng và một tòa giải tội với một vài
cái ghế và một vài tấm lưới, mà chúng tôi đã mang theo, để phục vụ cho mục đích đó.

539. Trong suốt thời gian hai năm đó, trời đổ mưa rất lớn. Trong một dịp nọ, trời đổ
mưa liên tục chín tháng mà không bỏ qua một ngày nào; và có những ngày, trời đổ mưa suốt
đêm. Điều này đã làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, nhưng tôi và các cộng sự của tôi
vẫn tiếp tục đi tới, và người dân thì không ngừng kéo đến. Tất cả chúng tôi đều rất hạnh phúc và
trong tâm trạng phấn khởi, mặc dù thỉnh thoảng chúng tôi thiếu những thứ cần thiết cho cuộc
sống.

540. Tôi nhớ rằng vào năm thứ hai ở trên đảo, tôi đã muốn đi băng qua hòn đảo để tới
thành phố Baracoa bởi vì thời tiết biển không thích hợp, và tôi đã đem theo các cộng sự của tôi.
Tôi đã cũng mang theo một người nấu ăn, bởi vì những nơi mà chúng tôi đến, chỉ có một vài hộ
gia đình và quá xa xôi, và bởi vì dân cư của một số ngôi nhà vùng ven đã bỏ hoang chúng vì
bệnh dịch tả. Người nấu ăn tốt lành của chúng tôi bị bỏ lại phía sau bởi vì con lừa mang những
túi đồ của anh ta không thể bước đi được; vì vậy tất cả chúng tôi tiếp tục tiến về phía trước, và
đến một căn nhà rất khuya vào buổi tối hôm đó, nơi mà chúng tôi chẳng thể tìm thấy bất cứ thứ
gì để mà ăn, ngoài một mẩu bánh qui nhỏ dành cho lính: thật sự rất nhỏ và khô; chúng tôi đã chia
nó làm bốn phần; mỗi linh mục một phần. Sáng hôm sau, chúng tôi khởi hành trong khi không ăn
uống gì trên con đường tồi tệ mà tôi chưa bao giờ trải qua trong suốt cuộc đời của tôi.

541. Chúng tôi đã phải vượt qua con sông Jojo 35 lần, bởi vì nó ngoằn ngoèo giữa hai
đỉnh núi cao, và người du hành không đã không có một khóa hướng dẫn mở nào cho anh ta khác
hơn là phải vượt qua nó. Sau khi chúng tôi đã vượt qua con sông, chúng tôi đã phải trèo lên
những ngọn núi cao được gọi với cái tên Cuchillas Baracoa. Tên của chúng phù hợp một cách
hoàn hảo với thực tế của những ngọn núi này, bởi vì chúng thực sự trông giống như một hàng
những con dao. Một con đường chạy dọc theo đỉnh của những ngọn núi, và có những đoạn của
nó quanh co như đường xoắn ốc. Chúng cần phải phân luồng để bất cứ ai đi xuống có thể tránh
phương tiện giao thông đi lên. Nếu không, hai con ngựa giáp mặt nhau, thì một con phải lùi lại
bởi vì con đường quá hẹp đến nỗi không thể quay đầu lại. Những ngọn núi này chạy dọc theo
xương sống của hòn đảo khoảng bốn dặm, và chúng rất cao đến nỗi bạn có thể nhìn thấy biển từ
cả hai phía. Chúng tôi đã phải trèo lên và vượt qua những ngọn núi mà không ăn uống gì, và con
đường thì quá dốc đến nỗi trên đường đi xuống, tôi đã bị trượt chân và té ngã hai lần, tuy nhiên
tạ ơn Thiên Chúa, tôi đã không bị thương nặng.

542. Tới gần trưa, chúng tôi đến một ngôi nhà trong nông trại, nơi mà chúng tôi có thể
lấy một vài thứ để ăn, và vào buổi tối của ngày hôm đó, chúng tôi đến tới thành phố Baracoa, nơi
mà nhà thám hiểm Columbus đã lần đầu tiên đặt chân tới vùng đất Cuba. Họ vẫn còn giữ cây
Thánh Giá mà ông Columbus đã dựng lên khi cập cảng. Nay vẫn còn đó. À, bây giờ đã là năm
thứ 60 kể từ khi một Đức Giám mục đã viếng thăm thành phố này; điều đó có nghĩa là Bí Tích
Thêm Sức đã không được ban phép ở nơi đây trong những năm đó. Khi tôi tới, hai cộng sự trong
nhóm truyền giáo của tôi đã có mặt ở đó và tổ chức chương trình mục vụ; tuy nhiên, tôi đã rao
giảng ở đó mỗi ngày trong thời gian tôi lưu lại đó. Tôi ban Bí Tích Thêm Sức và viếng thăm mọi
người và sau đó, tôi trước tiên tới giáo xứ Guantanamo và tiếp đến tới giáo xứ Mayari. Một vài
cộng sự trong nhóm truyền giáo của tôi đã tổ chức chương trình mục vụ ở cả hai giáo xứ này, và
tất cả những gì tôi đã làm tại Baracoa, thì tôi cũng làm tại đây.

543. Từ giáo xứ Mayari tôi đi tới thủ đô Santiago một quãng đường khoảng 40 dặm.
Chúng tôi đã khởi hành vào ngày thứ Hai Tuần Thánh. Vì những lộ trình mà chúng tôi đã đi qua
là rất hoang vu và hẻo lánh, cho nên chúng tôi đã phải mang theo đồ ăn dự trữ bao gồm một cái
hũ đất để chứa cá tuyết hầm, đậu xanh và khoai tây. Sau khi chúng tôi đã đi bộ được một quãng
đường dài, cộng sự của tôi nói rằng chúng ta cần phải ăn uống; vì thế chúng tôi nghỉ chân, lấy
những thứ trong hũ ra, nhóm lửa bên, và núp phía sau thân của một cây gụ cao lớn để tránh gió.
Chúng tôi thay phiên nhau đi lấy củi, và ngọn lửa quá nóng đến nỗi cái hũ đất bị vỡ. Chúng tôi
lấy một mảng vỏ của cây cọ (lột vỏ cây cọ giống như một miếng da bò lớn vậy) và đổ những gì
mà chúng tôi có thể cứu vãn được món hầm vào nó. Chúng tôi không có bất kì chiếc muỗng hay
nĩa nào; vì thế chúng tôi đi săn lùng một trái bầu và ăn món hầm hỗn độn của chúng tôi với nó.
Chúng tôi khát nước và lấy một mảng vỏ khác của cây cọ, buộc chặt hai đầu của nó trông giống
như một cái gầu múc nước, đổ đầy nó bằng nước và thưởng thức những ngụm nước mát rượi. Tất
cả chúng tôi đều rất vui vẻ và hài lòng; đó là một kỷ niệm đẹp để lưu giữ. Ngày hôm sau chúng
tôi tới thủ đô Santiago để cử hành những Nghi thức Tuần Thánh, như tôi vẫn thường cử hành
mỗi năm.

544. Như tôi đã nó, chúng tôi đã chứng kiến một trận động đất và dịch bệnh tả trong hai
năm đầu; và tuy nhiên, giữa tôi và các cộng sự của tôi, chúng tôi đã cố gắng sắp xếp để tổ chức
chương trình mục vụ ở tất cả các giáo xứ trong Tổng giáo phận. Tôi đã thực hiện chuyến viếng
thăm mục vụ của tôi tới từng giáo xứ một và ở lại đó ban phép Bí Tích Thêm Sức bao lâu còn
người muốn lãnh nhận Bí tích này. Bất cứ nơi nào chúng tôi đến, chúng tôi đều phân pháp sách
vở, những bức ảnh thánh, tượng thánh và chuỗi hạt Kinh Mân Côi với kết quả là mọi người đều
rất hài lòng với chúng tôi.

545. Trong thời gian của vòng đầu tiên cho những chuyến viếng thăm và chương trình
mục vụ đó, chúng tôi đã cẩn thận đếm tất cả những vật phẩm mà chúng tôi đã phân phát trong
chuyển hành trình tới Baracoa; trong chuyển thăm đầu tiên, chúng tôi đã phân phát tổng cộng
98,217 cuổn sách, cả những cuốn sách tặng miễn phí lẫn trao đổi những cuốn sách có nội dung
xấu mà người dân mang đến và chúng tôi hủy chúng - và đã có rất nhiều những cuốn sách có nội
dung xấu đó. Chúng tôi cũng đã cho đi 98,500 ảnh tượng thánh, 20,663 chuỗi Kinh Mân Côi và
8,931 huy chương tôn giáo. Sau lần viếng thăm đầu tiên, chúng tôi không còn giữ lại báo cáo của
những thứ này nữa, bởi vì chúng tôi đã đặt hàng một số lượng lớn như thế từ Tây Ban Nha, Pháp
và những nơi khác mà chúng tôi đã phân phát chúng trên toàn giáo phận và ngoài phạm vi của
Giáo phận. Hy vọng rằng tất cả những việc chúng tôi đã làm sẽ góp phần làm cho vinh quang
của Thiên Chúa sáng ngời hơn và cho phần rỗi các linh hồn được cứu chuộc bởi Chúa Giê-su Ki-
tô.

546. Từ ngày khai mạc tới ngày bế mạc nhiệm kỳ của tôi tại văn phòng, tôi đã viết một
lượng lớn những tông tư; nhưng tôi đã không có ao ước để viết một lá thư mục vụ hoàn chỉnh
cho tới khi tôi hoàn thành viếng chuyến thăm mục vụ đầu tiên trên toàn địa bàn Tổng giáo phận;
và nhờ đó những lời văn của tôi sẽ áp dụng cho những trường hợp thực tế và để nó không trở
thành những câu chuyện nhàn rỗi (không đâu vào đâu).

547. Thư mục vụ đầu tiên của tôi được viết và ký tên vào ngày 20 tháng 9 năm 1852,
được gửi tới cho hàng giáo sĩ. Là thư này được in và mở rộng thêm những tuyên bố sau; (1) y
phục của giáo sĩ, (2) nghĩa vụ của các cha quản hạt, (3) nghĩa vụ của các cha sở và những linh
mục phụ tá, (4) luân chuyển các cha sở và cha phó, (5) phong cách sống, (6) cha tuyên úy, (7)
điều chỉnh lại vấn đề hôn nhân, (8) những sự miễn trừ trong hôn nhân.

548. Đề cập tới những điểm này, tôi đã thêm vào bảy phụ lục: (1) trang bị đồ đạc của
giáo xứ và các sách tài liệu của giáo xứ, (2) nghĩa trang, (3) lương bổng, (4) phân phát tiền cho
việc sữa chữa, (5) hội thảo, (6) tình liên đới của giáo lý công giáo, (7) phương pháp loại trừ
những vụ bê bối.

549. Lá thư mục vụ thứ hai của tôi được viết vào ngày 25 tháng 3 năm 1853 gửi tới các
tín hữu, nhắc nhở họ về những gì, mà chúng tôi đã dạy bảo họ, trong các chương trình mục vụ và
trong những chuyến viếng thăm mục vụ, mà chúng tôi vừa mới hoàn thành. Lá thư mục vụ thứ ba
là phản đối lại việc nhập những sách có nội dung xấu bằng thuyền. Lá thư mục vụ thứ tư là một
lời mời gọi để cầu nguyện và những việc thờ phượng để đạt được tuyên bố về tín điều Đức Mẹ
Vô Nhiễm Nguyên Tội. Lá thư mục vụ thứ năm được viết vào dịp tuyên bố về tín điều Đức Mẹ
Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nó được xuất bản ở Cuba, thành phố Barcelona và thủ đô Paris của nước
Pháp. Hy vọng rằng những việc mà chúng tôi làm sẽ góp phần làm cho vinh quang của Thiên
Chúa sáng ngời hơn và Đức Maria Chí Thánh và cho phần rỗi các linh hồn, đó luôn là những lưu
ý của tôi.
CHƯƠNG VII

NHỮNG SẮP XẾP MÀ TÔI ĐÃ LÀM VÌ LỢI ÍCH CHUNG CỦA GIÁO PHẬN

550. Mặc dù sự thật là tôi đã viếng thăm và tổ chức những chương trình mục vu tại tất
cả các giáo xử của Giáo phận trong hai năm đầu, nhưng tôi vẫn tiếp tục công việc nay cho mãi về
sau. Công đồng Tren-tô yêu cầu rằng chuyến viếng thăm mục vụ phải được thực hiện một hay
hai năm một lần; trong thời gian 6 năm và 2 tháng đương nhiệm, tôi đã viếng thăm mỗi giáo xứ
trong giáo phận bốn lần.

551. Trong thời gian đương nhiệm của tôi, lương bổng của giáo sĩ nhà thờ chính tòa và
giáo xứ được điều chỉnh và nâng lên; nhưng tiền lương dành tôi bị thì cắt đi. Trước đó, Tổng
Giám mục Cuba đã nhận một số lương khoảng 30,000 duros, cộng thêm khoản phí của giáo xứ
khoảng 6,000 duros; trong thời gian đương nhiệm của tôi, tôi đã bị cắt giảm xuống còn 18,000
duros và trừ đi tất cả các khoản phí.

552. Các cha phó chỉ nhận được một số tiền thù lao khiêm tốn. Những linh mục ở Giáo
phận Santiago chỉ được nhận được 33 duros, cộng thêm các bỗng lễ, một nửa số tiền đó được gửi
về cho Đức Giám Mục và được gọi là người giữ phòng thánh, người mà đã không làm gì cả.
Trong thời gian đương nhiệm của tôi, các cha phó nhận được 700 duros lúc khởi đầu, 1,200
duros khi thăng chức và 2,000 duros khi kết thúc. Họ cũng nhận được khoản phí 200, 400 và 700
duros vì những kinh phí của giáo hội trong những trường hợp tương ứng.

Tôi cũng tăng lương cho các giáo sĩ và cung cấp cho họ một ngôi nhà nguyện được
trang bị tốt và được chu cấp tốt. Tôi mang tới những nhạc sĩ và người chơi đàn organ giỏi từ Tây
Ban Nha và một số chương trình mục vụ tráng lệ được tổ chức.

553. Tôi yêu cầu các giáo sĩ, cha sở và các linh mục khác thực hiện một chương trình
Tĩnh tâm kéo dài mười ngày hàng năm. Tôi cũng yêu cầu họ phải luôn mặc áo chùng thâm và đề
nghị mức phạt 10 duros cho mỗi trường hợp không tuân theo. Chỉ có một linh mục không thi
hành. Tôi đã bắt gặp cha đó mặc quần áo thế tục và tôi đã bắt cha nộp phạt. Khi cha đó bị bắt quả
tang tại một ngôi nhà tình nghi của những người phụ nữ, tôi đã rút lại các chức thánh của cha ấy
và giam giữ cha ấy vào một nơi tách biệt. Sau khi cảnh cáo một giáo sĩ và giáo sĩ được hưởng lộc
thánh, người mà đã được chứng minh là có tội, tôi đã cắt giảm một phần thu nhập của người ấy
theo luật của công đồng Tren-tô.

Khi một linh mục sa ngã vào một vài sự yếu đuối, tôi sẽ buộc vị đó phải làm một
chương trình Tĩnh tâm, và nếu tôi nhận thấy vị đó thật sự thay đổi, tôi sẽ gửi vị đó tới một địa
điểm xa hơn với mục đích để giữ vị linh mục đó khỏi những mối nguy hiểm.
554. Tôi đã thành lập những cuộc hội thảo cho giáo sĩ để gặp giỡ nhau ba lần một tuần
trong tất cả các thị trấn của giáo phận; một giáo sĩ trong số họ phụ trách chuyên mục, hai giáo sĩ
khác về thần học luân lý. Tôi luôn luôn chủ trì những cuộc hội thảo cho những giáo sĩ ở thủ đô.
Buổi hội thảo đầu tiên của mỗi tháng là một ngày Tĩnh tâm bao gồm đọc Lời Chúa, cầu nguyện
và một buổi nói chuyện.

555. Tôi đảm nhiệm việc phục hồi lại Chủng viện của Giáo phận. Đã hơn 30 năm qua
không có đến một Thánh lễ truyền chức cho bất kỳ chủng sinh nào tại đây cả. Ngay từ lúc bắt
đầu chương trình học của họ, tất cả các chủng sinh đều nói là họ có Ơn gọi và được đào tạo với
nguồn kinh phí Chủng viện; nhưng càng về gần cuối khóa học, họ lại nói rằng họ không muốn
trở thành linh mục, và vì thế họ tốt nghiệp và trở thành những luật sư. Và vì thế Giáo phận
Santiago nổi tiếng là nơi đào tạo một bày các luật sư, tất cả đã được nuôi dưỡng và đào tạo bằng
nguồn kinh phí của Chủng viện, trong khi đó một vài linh mục là những người từ ở ngoài Giáo
phận vào.

556. Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, tình trạng này đã hoàn toàn thay đổi. Tôi đã bổ
nhiệm cha An-tôn Bajau, một linh mục mà trời cao đã thiên phú cho một món quà về việc giáo
dục các thanh thiếu niên và người trẻ, như là Giám đốc của Chủng viện. Người con ưu tú này của
Giáo hội bằng những phương pháp đắc nhân tâm đã đưa các chủng sinh quay lại khóa học,
hướng dẫn họ thực hành những niềm tin tôn giáo và áp dụng chúng vào việc học tập của họ. Vì
thế, cuối cùng họ đã bắt đầu thể hiện một số tiến triển, cả về nhân đức lẫn việc học tập, và nhiều
chủng sinh trong số họ đã được thụ phong chức thánh hay sẽ được thụ phong sớm.

557. Vì nhu cầu các linh mục là cấp bách và Chủng viện lại không cung cấp được một
linh mục nào trong một thời gian dài, tôi đã lên kế hoạch viết cho một vài chủng sinh thuộc vùng
Catalonian (Tây Ban Nha), những người đang chuẩn bị kết thúc việc học của họ, và mời họ tới
Giáo phận Santiago để hoàn thành chúng. Tôi đã trao thừa tác vụ coi sóc phòng thánh cho 36
chủng sinh trong số họ và quyền nộp đơn cho một giáo xứ của họ sau này.

558. Với sự giúp đỡ của cha Tổng đại diện, chúng tôi đã giải quyết được nhiều vụ lạm
dụng nghiêm trọng xảy ra trong ban giáo chức tuyên uý. Tôi thấy rằng những chức vụ trong ban
đó, mà tôi có thể định đoạt, cần phải được trao cho những người con bản xứ có phẩm chất tốt, là
chủng sinh thường trú và bộc lộ mong muốn trở thành những chủ chăn tốt lành sau này.

559. Tôi đã cho tăng số lượng các giáo xứ và đề nghị các linh mục chủ chăn dạy Giáo
Lý công giáo hoặc là giảng lễ hoặc là đọc cho giáo dân vào mỗi ngày Chúa Nhật.

560. Tôi đã cho thành lập hội Anh Em Giáo lý Ki-tô giáo và, ngay từ lúc tôi bắt đầu đặt
chân tới Cuba, đề nghị rằng các chủng sinh nên được gửi tới các giáo xứ trong Giáo phận để dạy
Giáo lý Ki-tô giáo. Mỗi ngày Chủ Nhật, chúng tôi tổ chức một đám rước cho trẻ em và thường
dừng ở sân nhà thờ, nơi mà có hai cái bàn đã được đặt sẵn, đối diện nhau. Hai đứa trẻ sẽ leo lên
trên hai cái bàn đó và hỏi nhau về những câu hỏi giáo lý với một giọng nói lớn và rõ ràng. Cặp
thứ nhất sẽ được tiếp nối bởi những cặp tiếp theo, và cứ tiếp tục như thế cho đến hết. Những
người đang tụ tập xung quang chỉ vì sự tò mò về phương pháp mới lạ này có thể sẽ học được một
vài điểm giáo lý cần thiết căn bản. Trong tất cả các thị trấn mà tôi viếng thăm, tôi đều đi đến các
trường học dành cho học sinh nam và các trường dành cho học sinh nữ, và ở đó tôi nói chuyện
với giáo viên và học sinh.

561. Tôi cũng đã cho thành lập một tu viện cho các nữ tu dẫn thân vào việc dạy học cho
các em nữ sinh, và tôi đã mua cho họ một căn nhà với giá 12,000 duros54.

562. Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, tôi nhìn thấy những nhu cầu của người nghèo.
Vào mỗi ngày thứ Hai của năm, bao lâu tôi còn ở cuba, tôi qui tụ những người nghèo của bất kể
thị trấn nào lại với nhau, nơi mà tôi đang ở đó và phát cho mỗi người 3 peseta; nhưng vì thấy họ
nghèo về tinh thần hơn là vật chất, tôi trước hết hướng dẫn họ một cách cá nhân về Giáo lý Ki-tô
giáo. Sau khi dạy bảo họ về Giáo lý, tôi thường xuyên trao đổi với họ và hối thúc họ lãnh nhận
Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Nhiều người trong số họ đã đến xin xưng tội với tôi, bởi
vì họ biết rằng tôi quý mến họ - vì Thiên Chúa đã thực sự ban cho tôi một tình yêu chân thành
với người nghèo.

563. Tôi đã mua một nông trại cho người nghèo ở thành phố Puerto Principe. Khi tôi rời
khởi Cuba, tôi đã chi 25,000 duros số tiền mà tôi tiết kiệm được. Cha Paladio Currius trông nom
công trình xây dựng ngôi nhà này mà tôi đang xây dựng ở đó, vì Thiên Chúa đã ban cho ngài với
một cái đầu minh mẫn phù hợp với những công việc đó. Ngài ăn uống và ngủ nghỉ với những
người công nhân tại nông trại để để mắt đến họ và hướng dẫn công việc cho họ.

564. Kế hoạch của tôi trong việc xây dựng nông trại này là để qui tụ những trẻ em
nghèo cả trai lẫn gái lại với nhau, có nhiều em trong số chúng lang thang trên đường phố để xin
ăn. Tại nông trại, chúng được ăn mặc, nuôi dưỡng và dạy dỗ về tôn giáo của chúng, cũng như
học đọc, học viết và bất cứ thứ nghệ thuật nào hay nghề nghiệp nào mà chúng muốn học. Một
giờ - và chỉ một giờ - trong một ngày, chúng phải làm việc ngoài nông trại. Điều này đủ để cho
nông trại tự cung tự cấp lương thực. Bất cứ những khoản khác, mà chúng kiếm được, đều phải
bỏ vào tài khoản tiết kiệm của các em. Theo cách này, khi các em rời khỏi nông trại, chúng đã có
một nền giáo dục cơ bản, học được một nghề, và đã kiếm được một khoản tiền cho những cố
gắng của chúng.

54
Tại đây đã sinh ra hội dòng Tông Đồ của Đức Trinh Nữ Maria Chí Thánh (ngày nay là dòng Nữ Tu Truyền Giáo
Claret của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria), với cộng đoàn đầu tiên này được dựng lên tại Santiago, Cuba vào ngày
27 tháng 8 năm 1855. Đấng sáng lập là nữ tu Mary Antonia Paris và Riera of San Pedro. Sơ sinh ra tại Vallmoll
(thành phố Tarragona, Tây Ban Nha) vào ngày 28 tháng 6 năm 1813. Tháng 10 năm 1841 sơ đã gia nhập vào hội
dòng Đức Maria. Năm 1850, sơ đã nhận áo dòng và sau quá trình thử thách, sơ chìm đắm trong cầu nguyện và tư
vấn trước đây, sơ đã quyết định rời khỏi dòng Đức Maria vào ngày 28 tháng 1 năm 1851. Theo lời mời của thánh
An-tôn Claret, ngày 22 tháng 1 năm 1852, sơ đã lên tàu tại thành phố Bacelona để tới Cuba với bốn người bạn đồng
hành khác. Cùng với Đức Tổng giám mục Claret thánh thiện, họ đã thành lập hội dòng các Nữ Tử Truyền Giáo
Claret thành phố Santiago, Cuba; sứ vụ truyền giáo chính có thể được tóm tắt trong một câu: “Giảng dạy cho tất cả
những người đang sống về luật thánh của Thiên Chúa.” Sơ mất với một cái chết thánh thiện tại Reus của thành phố
Tarragona vào ngày 17 tháng 1 năm 1885.
565. Tòa nhà được chia thành hai khu nhà chính, một khu nhà dành cho nam và một khu
nhà dành cho nữ; và ở giữa là nhà nguyện. Những phân chia bên trong nhà nguyện như sau: con
trai ngồi ở khu vực chính giữa của nhà nguyện, trong khi con gái có khu vực dành riêng trong
những hành lang phía trên nối với khu nhà của họ, vì thế hai khu nhà tách biệt nhau hoàn toàn.
Tòa nhà có hai tầng; phòng học và phòng làm việc ở tầng một, còn phòng ngủ ở tầng hai.

566. Phần phía trước của khu nhà dành cho nam được trang bị một phòng thí nghiệm
vật lý và hóa học, một vài thiết bị làm vườn và một thư viện. Thư viện được mở cho công chúng
hai tiếng đồng hồ vào buổi sáng và hai tiếng đồng vào buổi chiều. Lớp học về sản xuất nông
nghiệp được tổ chức ba lần một tuần và được mở cho tất cả những ai muốn tham dự. Còn tất cả
những lớp học khác chỉ dành cho các học sinh nội trú.

567. Nông trại được bao quanh bởi những bức tường và luôn được khóa lại cẩn thận, và
sau này, nó được chia làm thành những khu vực riêng. Xung quanh và dọc theo đường phân cách
của những khu vực này, tôi đã làm một khu vườn bách thảo để trồng một số cây giống bản xứ có
trên đảo và một số cây giống nhập từ nước ngoài vào nhưng có khả năng thích nghi và hữu ích
trong thời tiết đó. Những cây giống này được đánh số và được liệt kê theo số trong bảng mục lục
ghi chú thể loại, nguồn gốc, công dụng, nhân giống và sự tăng trưởng của chúng… Chính bản
thân tôi đã trồng 400 cây cam bằng chính đôi tay của tôi và chúng phát triển tốt khi tôi rời khỏi
đó. Tôi cũng cho làm một khu vườn cách xa ngôi nhà dành riêng cho động vật, một vài động vật
bản xứ, và một số khác được nhập khẩu với mục đích để nhân giống và phát triển nhiều giống
mới.55

568. Trong khi nông trại vẫn đang được xây dựng, tôi đã viết một tác phẩm nhỏ được
gọi là Những Niềm Vui của Đồng Quê, nó chứa đựng một bản phác phôi thai về nông trại mà tôi
đã khai mở. Cuốn sách nhỏ này đã rất hữu dụng ở Cuba, và những người chủ nông trại đưa
những bản copy cho những người quản gia cai quản và bảo họ hãy làm theo những gì được viết
trong sách. Những vị lãnh đạo của thành phố Havana và thành phố Santiago, những người có
nhiệm vụ cung cấp sự thịnh vượng cho đất nước, là một trong những người ủng hộ công việc này
của tôi. Ông Vargas, từng làm lãnh đạo tại thành phố Santiago, nhưng bây giờ được bổ nhiệm tới
thành phố Puerto Rico, đã in lại cuốn sách này ở đó cho khu vực Puetro Rico và Santo Domingo.

569. Tôi đã cho thiết lập một tài khoản tiết kiệm chung trong Giáo phận cho việc sử
dụng và lợi ích của người nghèo. Bởi vì tôi đã nhận ra rằng khi người nghèo có sự định hướng
tốt và được cung cấp một phương tiện phù hợp để kiếm sống, họ sẽ trở thành những công dân
được đề cao; trái lại, nếu không họ sẽ bị hạ thấp địa vị. Do dó, sự háo hức của tôi để giúp họ cả
về tinh thần lẫn vật chất. Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, công việc đã tiến triển rất tốt. Nguyện
cho tất cả những việc đó làm cho vinh quang của Thiên Chúa được vinh hiển hơn.

55
Dự án đầy tham vọng này của thánh Claret – một công tiên phong trong thời đại của ngài – chỉ hoàn thành về phần
khung. Khi ngôi nhà gần được hoàn thành, thì Ngài bị triệu tập về Tây Ban Nha nhằm cản trở các hoạt động bởi
Holguín và nguời kế nhiệm ông ta.
570. Tôi cũng viếng thăm các tù nhân trong trại giam, dạy giáo lý và giảng đạo cho họ
cách thường xuyên. Sau những chuyến viếng thăm, tôi cho mỗi tù nhân một đồng peseta (đồng
tiền cũ của Tây Ban Nha), và do đó họ vui vẻ lắng nghe một cách chăm chú tới những gì tôi nói.

571. Tương tự như thế, tôi thường xuyên thăm viếng những bệnh nhân nghèo trong
bệnh viện và cũng cho họ vài sự giúp đỡ, đặc biệt những người chuẩn bị thanh toán xuất viện.
Tôi là chủ tịch của Liên Đoàn Những Người Bạn của Đất Nước. Chúng tôi gặp mặt nhau tại khu
vực tôi cư trú, và tất cả chúng tôi đã tham gia tích cực vào bất cứ sự phát triển nào trên hòn đảo.
Chúng tôi đã mua được một phân xưởng cho các nam thiếu niên nghèo, và chúng tôi nhận thấy
rằng những tù nhân trong trại giam cần được dạy cách đọc, viết, tôn giáo và nghề nghiệp theo
nhu cầu của họ. Với ý tưởng này trong đầu, chúng tôi đã thành lập những phân xưởng trong trại
giam; kinh nghiệm đã chỉ cho chúng tôi thấy rằng rất nhiều tù nhân nam đã quay trở lại con
đường phạm pháp, bởi vì họ không có nghề nghiệp và phải không làm biết thế nào để sống bằng
một cuộc sống lương thiện.

572. Tôi đã làm cho người nghèo dễ dàng hơn trong việc sắp xếp cuộc sống hôn nhân và
hồ sơ rửa tội của họ, do đó họ có thể thoát khỏi những tệ nạn lấy vợ bé. Tôi đã làm những gì tôi
có thể để chiến đấu chống lại tệ nạn hãm hiếp, và phán đổi hôn nhân cận huyết giữa những người
có họ hàng gần; chỉ ban sự miễn trừ cho trường hợp hôn nhân gần khi không còn sự lựa chọn nào
khác, bởi vì tôi đã thấy hậu quả của việc kết hợp như thế.
CHƯƠNG VIII

LÀM SAO TÔI ĐÃ BỊ THƯƠNG VÀ

NHỮNG SỰ KIỆN XUNG QUANH VIỆC CHỮA LÀNH CỦA TÔI

573. Tôi đã ở thành phố Puertro Principe trong chuyến viếng thăm mục vụ lần thứ tư
của tôi kể từ khi tôi đến Cuba năm năm về trước.

Sau khi tôi đã viếng thăm tất cả các giáo xứ trong thành phố đó, tôi hướng tới thành phố
Gibara và viếng thăm Nuevitas trên đường đi qua. Từ cảng biển của thành phố Gibara, tôi di
chuyển tới Holguin. Trong nhiều ngày, tôi đã có cảm giác rất tha thiết và đầy khao khát được
chết vì Chúa Giê-su Ki-tô. Tình yêu của Thiên Chúa dường như là điều duy nhất mà tôi biết làm
thế nào để nói chuyện với những thành viên trong gia đình tôi và người ngoài, những người đến
viếng thăm tôi. Tôi đã có một sự khao khát mãnh liệt để chịu đựng những thử thách và đổ máu vì
danh thánh Chúa Giê-su và Mẹ Maria. Thậm chí trên bục giảng, tôi đã khát khao để đóng dấu
những sự thật mà tôi đang rao giảng vào từng giọt máu trong tĩnh mạch của tôi.

574. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1856, sau khi tới Holguin, tôi bắt tay vào việc viếng
thăm mục vụ. Bởi vì vào đêm vọng Lễ Tẩy Uế của Đức Trinh Nữ Maria, tôi đã giảng cho mọi
người về mầu nhiệm đáng kính này, giúp họ nhận ra tình yêu bao la mà Đức Trinh Nữ đã biểu lộ
cho chúng ta trong việc hiến dâng người Con Chí Thánh của Mẹ để chịu đau khổ và chết thay
cho chúng ta. Tôi đã không có ý tưởng gì cho những gì mà tôi đã nói, hay làm thế nào để tôi nói
về nó, nhưng mọi người nhận ra rằng tôi đã hạnh phúc hơn trước kia. Bài giảng kéo dài một giờ
ba mươi phút.

575. Tôi đi xuống từ bục giảng tràn đầy sự nhiệt huyết, và lúc kết thúc phần phụng vụ,
chúng tôi rời khỏi nhà thờ để tới dãy phòng trọ của tôi. Bốn linh mục đồng hành với tôi, cùng với
người giúp việc, anh I-nha-xi-ô, và một em giúp lễ mang chiếc đèn lồng để dẫn đường; vì lúc đó
là 8:30 tối và trời đã trở nên tối sầm. Chúng tôi đã rời khỏi nhà thờ và đang đi bộ trên con đường
chính rộng và có nhiều không gian. Cả hai phía của con lộ, có một đám đông và tất cả họ đang
chào tôi. Một người đàn ông tiến về phía trước, như thể muốn hôn lên chiếc nhẫn của tôi, ngay
lập tức anh ta vung cánh tay ra phía sau, và anh ta cầm con dao cạo râu, trong khi anh ta đang cố
đè tôi xuống với tất cả sức lực của anh ta. Đầu của tôi hơi cúi xuống lúc đó; tôi lấy chiếc khăn
mùi-soa che ngang miệng của tôi với cánh tay phải, và vì thế, thay vì rạch cuống họng của tôi
như ý định của anh ta, anh ta đã rạch vào má của tôi phía bên trái, từ tai cho tới cằm. Cao dao
cạo râu cũng chạm vào và làm cho cánh tay phải của tôi bị thương, bởi vì tôi đang giơ nó cao
ngang miệng, như tôi đã nói ở trên.
576. Con dao cạo râu đã cắt rất ngọt xuyên qua phần thịt và lạng vào xương hàm phần
trên phía bên dưới của tôi. Máu chảy cả ra bên ngoài lẫn vào bên trong vòm miệng của tôi. Tôi
ngay lập tức ấn tay phải của tôi lên má để ngăn cho máu khỏi phun ra ngoài, và tay trái của tôi áp
lên vết thương của cánh tay phải. Sự việc xảy ra khi chúng tôi đang đứng phía trước một tiệm
thuốc, và vì thế tôi nói: Chúng ta hãy vào vào trong đó; họ sẽ có những thứ thuốc mà chúng ta
cần. Bởi vì, tất cả bác sĩ quân đội và dân sự đã tham dự bài giảng lễ và đã rời khỏi nhà thờ tại
cùng thời điểm với chúng tôi, tin đồn nhanh chóng lan truyền tới tai họ và họ có mặt chỉ trong
chốc lát. Họ rất sửng sốt trước tình cảnh của một Đức Giám Mục đang khoác chiếc áo choàng
của ông ta ở ngực và người thì dính đầy máu - đặc biệt Đức Giám Mục đó lại là người bạn mà tất
cả họ quý mến và kính trọng. Họ thật sự đã quá sửng sốt trước cảnh tượng của tôi đến nỗi tôi
phải trấn an họ và nói cho họ biết những gì cần làm phải cho tôi, vì chính bản thân tôi cảm thấy
rất an bình và thanh thản. Sau đó, các bác sĩ nói rằng tôi đã mất không ít hơn 4,5 đơn vị máu (1
đơn vị máu = 250 ml máu; 4,5 đơn vị máu = 1,125 lít máu). Với sự mất máu này, tôi cảm thấy
một chút chóng mặt, nhưng tôi đã hồi phục khi họ đưa cho tôi một ít giấm để ngửi.

577. Sau khi sơ cứu, tôi được đưa về phòng trọ của tôi trên một cái cáng. Tôi không thể
diễn tả hết niềm vui, hạnh phúc và sự sung sướng mà tôi đã cảm nhận trong tâm hồn tôi và nhận
ra tôi đã đạt được lòng khao khát để đổ máu cho tình yêu của Chúa Giê-su, Mẹ Maria khi nhận ra
rằng tôi đã với tới mục tiêu ao ước bấy lâu nay về việc đổ máu của tôi cho tình yêu của Chúa
Giê-su và Mẹ Maria; và việc đóng dấu những chân lý của Tin Mừng trên từng giọt máu trong
tĩnh mạch của tôi. Tâm hồn tôi đã bay vút lên tới những suy nghĩ rằng đây là một lời hứa về
những gì tôi có thể đạt được theo thời gian - để đổ máu của tôi hoàn toàn, trong sự hy sinh lần
cuối cho cái chết. Những thương tích này nhắc nhở tôi về sự cắt bì của Chúa Giê-su; theo thời
gian chúng có thể dẫn tôi tới sự may mắn không thể so sánh được trong việc chết treo trên cây
thập tự bởi dao găm của những kẻ sát nhân, hoặc đại loại như thế.

578. Niềm vui và sự vui sướng này kéo dài trong suốt thời gian mà tôi nằm trên giường
bệnh và chính nó là nguồn vui cho tất cả những ai đến viếng thăm tôi. Cảm giác đó cũng dần dần
nguôi ngoai khi những vết thương của tôi bắt đầu lành lại.

579. Việc chữa lành những vết thương này đã nêu bật ba hiện tượng đặc biệt quan trọng,
mà tôi có thể mô tả vắn tắt như sau. Hiện tượng thứ nhất là sự chữa lành ngay tức khắc của vết
thương mở, mà các bác sĩ đã nói, sẽ là lâu dài. Con dao đã cắt đứt hoàn toàn những tuyến nước
bọt, vì thế nước bọt đang thấm qua một lỗ nhỏ mở bên trong vết sẹo trên má, chỉ phía trước tai
tôi. Các bác sĩ đang lên kế hoạch về một ca phẫu thuật đau đớn và có rất ít cơ may vào ngày hôm
sau. Tôi đã phó thác bản thân của tôi cho Đức Mẹ Maria Đồng Trinh trong những lời cầu
nguyện, hiến dâng và trao phó bản thân của tôi cho Thánh ý của Thiên Chúa, thì đột nhiên tôi
được chữa lành. Ngày hôm sau, khi các bác sĩ kiểm tra lại vết thương, họ lấy làm ngạc nhiên khi
thấy những kết quả của việc chữa lành kỳ diệu này.

580. Hiện tượng thứ hai tập trung vào vết thương trên cánh tay phải của tôi. Khi nó
được chữa lành, nó đã hình thành một vết thẹo trồi lên với hình ảnh về Đức Mẹ Sầu Bi của
chúng ta. Hình ảnh này không chỉ trồi lên ngay trên vết thương, nhưng nó còn được tô thêm màu
trắng và màu tía. Trong hai năm kế tiếp, nó dễ dàng được nhận biết, vì vậy những người bạn của
tôi, những người đã nhìn thấy nó, đã rất ngạc nhiên về nó. Sau đó, nó dần dần phai nhòa và biến
mất; và rất khó để có thể nhìn thấy ngày hôm nay.

581. Hiện tượng thứ ba là ý tưởng về Học viện thánh Mi-ca-e, nó đến với tôi trong
những ngày đầu tôi nằm trên giường bệnh. Ngay khi tôi có thể ngồi dậy, tôi bắt đầu thiết kế biểu
tượng cho nó và phác thảo những nội qui cho nó; chúng đã được phê duyệt bởi hiến chương
hoàng gia và nhận được sự ban phép lành và những lời chúc tốt lành của Đức Thánh Cha Pi-ô
IX.

582. Nữ Hoàng và Đức Vua là những người được kết nạp đầu tiên. Sau đó, một loạt các
chi nhánh được thành lập và họ đang làm một số lượng lớn các việc tốt lành không thể đếm hết
được.

583. Kẻ ám sát bị bắt giữ ngay tại trận và bị bỏ tù. Anh ta đã bị tuyên án tử hình bởi
quan tòa; tuy nhiên, trong bản tường trình mà tôi đã làm, tôi có viết là tôi tha thứ cho anh ta với
tư cách là một người Ki-tô hữu, một linh mục và một Đức Tổng Giám Mục. Khi việc này đến tai
vị tổng lãnh đạo của thành phố Havana, ông Giu-se de la Concha, ông ta đã lên đường đến hỏi
thăm tôi về vấn đề này. Tô đã cầu xin ông ta hãy tha cho kẻ ám sát tôi và trục xuất anh ta khỏi
hòn đảo, bởi vì tôi sợ rằng mọi người sẽ tìm cách hãm hại anh ta vì anh ta đã tấn công tôi; ông ta
đã có một tâm trạng vừa đau xót vừa phẫn nộ vì sự sỉ nhục của công chúng tới ông ta với ý nghĩ
rằng một trong những giáo sĩ cấp cao của đất nước đã thực sự bị ám sát đến thương tích.

584. Tôi đã đề nghị được chi trả những khoản phí trong việc trục xuất cho kẻ ám sát tôi
về đất nước của anh ta, hòn đảo Tenerife trong quần đảo Canary. Tên của anh ta là An-tôn Perez,
một người đàn ông mà tôi không hề quen biết một năm trước đó, đã buộc phải giải thoát anh ta
khỏi nhà tù. Bố mẹ của anh ta đã khẩn khoản cầu xin tôi thay cho anh ta với lời thỉnh cầu thảm
thiết; tôi đã kiến nghị lên các cấp chính quyền để giải thoát cho con trai của họ. Họ đã chấp nhận
kiến nghị của tôi và thả tự do cho anh ta; và năm sau đó, anh ta đã làm cho tôi một ân huệ về việc
đã làm tôi bị thương. Tôi nói là từ “ân huệ”, bởi vì tôi xem việc đó như là một ân huệ lớn lao từ
Thiên đàng, việc mà đã mang lại cho tôi niềm vui sướng lớn lao và vì việc đó, tôi cảm tạ Thiên
Chúa và Đức Trinh Nữ Maria không ngừng.
CHƯƠNG IX

LÀM SAO TÔI BỊ TRIỆU TẬP

VỀ LẠI THỦ ĐÔ MADRID (TÂY BAN NHA)

585. Chúa Giê-su nói với những kẻ đến bắt Người tại vườn cây dầu rằng: “Đây là giờ
của các ông - giờ của quyền lực tối tăm.”56 Tôi cũng có thể nói tương tự như vậy, bởi vì đối với
tôi đó chính là giờ mà Thiên Chúa đã để cho ma quỷ và sự dữ ám hại tôi. Vì khi kẻ ám sát làm
tôi bị thương, tôi thấy chính ma quỷ đã giúp đỡ anh ta và ban cho anh ta sức mạnh để tấn công
tôi. Nó đã làm tôi suy nghĩ về những lời nói trong Giáo luật: si quis suadente diabolo…..57 Tôi
nghĩ về bản thân tôi, “người đàn ông tội nghiệp này, hợp tác với ma quỷ, đã lập kế hoạch để đặt
đôi tay hung tợn lên bản thân đáng thương của bạn. Và mặc dù chính bạn là một người tội lỗi tội
nghiệp và một linh mục bất xứng, nhưng bạn vẫn là một linh mục và là một giáo sĩ của Giáo Hội,
một thừa tác viên của Chúa Giê-su Ki-tô.” Lạy Cha, xin hãy tha thứ cho anh ta, vì anh ta không
đã biết việc anh ta đang làm!

586. Sau khi bình phục, tôi đã đi đến nhà thờ để dâng lời tại ơn Thiên Chúa; và một lần
nữa, tôi ban Bí Tích Thêm Sức cho tất cả những người đã chuẩn bị để lãnh nhận Bí tích này. Sau
đó, tôi quay trở lại thành phố Santiago, chủ trì việc ban Bí Tích Thêm Sức trong tất cả các giáo
xứ mà chúng tôi đi ngang qua. Chúng tôi đã nghỉ đêm tại một nông trại có tên gọi là Thánh Đa-
minh. Những kẻ thù, lại nghĩ rằng chúng tôi đang ở nông trại có tên gọi là Altagracia, đã châm
lửa thiêu rụi nó ngay trong đêm hôm đó. Chúng tôi đến thành phố Santiago lúc hoàng hôn buông
xuống vào ngày hôm sau, và tất cả mọi người trong thành phố đã ra chào đón chúng tôi với niềm
vui tột độ khi thấy tôi, vì họ tưởng rằng tôi đã chết. Ngày hôm sau là ngày thứ Sáu, ngày lễ kính
Đức Mẹ Sầu Bi, và tôi đã tới nhà thờ Đức Mẹ Sầu Bi để dâng Thánh lễ tạ ơn. Tôi đã cử hành
Thánh Lễ và phân phát Mình Thánh Chúa Giê-su cho một đám đông, và tham dự Thánh Lễ long
trọng với bài giảng lễ. Sau đó, tôi đã ban phép lành trong ngày Chủ Nhật Lễ Lá, và cử hành tất cả
các nghi thức phụng vụ của Tuần Thánh và Phục Sinh.

587. Vì hậu quả của vết thương, mặt của tôi đã bị biến dạng, giọng nói của tôi không
còn rõ cho lắm, và bài thuyết giảng của tôi trở nên khô cứng; vì thế, trong vài tháng đầu tiên, sau
khi tôi quay trở lại thành phố Santiago, tôi phải từ bỏ thói quen đi lại giảng dạy theo lịch hẹn. Tôi
đã dành thời gian rảnh của tôi, sau những giờ giải tội và những bổn phận mục vụ khác, cho các
cuộc nói chuyện riêng tư. Tuy nhiên, đến cuối những tháng đó, tôi đã bắt đầu trở lại làm việc như
thường lệ, và trong Mùa Chay của năm đó, tôi bắt đầu thực hiện một sứ vụ truyền giáo tại nhà
thờ Thánh Santiago, Cuba. Tôi mới chỉ tham gia sứ vụ đó được một vài ngày, thì tôi nhận được
56
Lk 22:53: “Đây là giờ của các ông - giờ của quyền lực tối tăm.”
57
Nếu bất kỳ sức thuyết phục của ma quỷ…
thư triệu tập hoàng gia về việc trở quay lại thủ đô Madrid. Vì Đức Tổng Giám mục Giáo phận
Teledo, là cha giải tội cho Nữ hoàng, đã qua đời và Nữ hoàng đã chọn tôi như là linh mục giải tội
mới cho Nữ hoàng.

588. Tôi nhận được lá thư triệu tập hoàng gia vào ngày 18 tháng 3 và vào ngày 20, tôi
đã rời khỏi thành phố Santiago để tới thành phố Havana, nơi mà tôi đã lên một con tàu chở hàng
tới Cadiz. Tất cả mọi người đều đến để tiễn đưa tôi tại cảng biển và chào tôi với một lời chào tạm
biệt buồn bã. Sự ra đi của tôi báo hiệu sự giải tán các cộng sự của tôi; tuy nhiên, tôi đã cầu xin
cha Dionisio Gonzalez, người mà tôi đã ủy thác trong việc cai quản Giáo phận, tiếp tục sứ vụ của
ngài cho tới khi có chỉ thị mới. Tôi cũng yêu cầu cha An-tôn Barjau và cha Galdacano tiếp tục
giữ chức vụ của các ngài trong Chủng viện cho đến khi người kế nhiệm của tôi đến để không bỏ
lại những lĩnh vực đã thiết lập.

589. Từ ngày tôi đến thành phố Havana tới ngày 12 tháng 3, ngày mà tôi rời khỏi đó, tôi
rao giảng mỗi ngày và nghe giải tội cho hầu hết những công dân quyền quý của thị trấn. Tại một
nghi lễ, tôi đã ban Bí tích Rước Lễ Lần Đầu cho con gái và vợ của vị Tổng chỉ huy.

590. Trong chuyến hải trình, chúng tôi đã ở tromg mối nguy hiểm đắm tàu rất nhiều lần,
nhưng Thiên Chúa luôn bảo vệ và che chở chúng tôi. Chúng tôi đã dừng chân trên những hòn
đảo của Terceiras thuộc lãnh thổ Bồ Đào nha, và chúng tôi được tiếp đãi nồng nhiệt ở đó; nhưng
chúng tôi phải chịu đựng sự mất mát đáng tiếc của hai người lính pháo binh, những người đã chết
trong một vụ nổ khi họ đang hồi đáp lại lời chào mừng của thành phố Zayal. Tất cả chúng tôi lên
bờ biển để làm lễ an táng cho họ, sau đó chúng tôi tiếp tục chuyển hải trình và đến Cadiz vào
cuối tháng 5.
CHƯƠNG X

PHÁC HỌA TIỂU SỬ NHỮNG CỘNG SỰ CỦA TÔI

591. Cha Gio-an Nepomuceno Lobo: lần đầu tiên tôi gặp vị linh mục này khi tôi đang đi
ngang qua tòa án trên đường tới quần đảo Canary và đã rất ấn tượng bởi sự khôn ngoan và nhân
đức của ngài. Khi tôi trở thành Tổng Giám mục, tôi đã đặt ngài vào vị trí cha tổng đại diện, và
sau khi phó thác vấn đề này cho Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, ngài đã nhận lời. Tôi cũng đặt
ngài làm linh mục thủ quỹ, và sau đó làm Giám đốc chủng viện để ngài có thể trông coi các văn
kiện nhà thờ chính tòa thay tôi, và ngài đã làm việc này rất tốt. Ngoài việc hoàn thành xuất sắc
các nghĩa vụ của một vị Tổng đại diện, ngài cũng hoạt động như một người điều hành trong thời
gian tôi vắng mặt. Ngài là một linh mục đạo đức, khôn ngoan và nhiệt huyết và là một sự trợ
giúp lớn lao cho tôi. Sau này, ngài từ bỏ tất cả tài sản, địa vị và gia nhập vào Dòng Tên. Tôi đã
bổ nhiệm cha Dionisio Gonzalez để thay thể vị trí của cha Gio-an Nepomuceno Lobo và ngài
cũng làm tôi rất hài lòng. Khi cha Gonzalez phải trở về Tây Ban Nha vì lý do sức khỏe, tôi đã
chọn ngài làm phó bề trên tu viện Escorial.

592. Cha Manuel Vilaro. Vị linh mục này đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong nhiều sứ vụ
truyền giáo mà tôi đã thực hiện tại giáo phận Tarragona. Cha là một thành viên đồng sáng lập
của Dòng Những Nam Tử của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria, và khi tôi đi tới Cuba, cha đã quá
tốt để đồng hành với tôi. Vì lý do đó, tôi đã đặt cha làm thư ký cho tôi và ngài đã thực hiện rất tốt
công việc của ngài. Bên cạnh việc đảm nhiệm chức vụ thư ký, cha cũng rao giảng và giải tội
thường xuyên. Cha đã được giáo dục rất tốt, đạo đức, nhiệt huyết và là một người làm việc rất
chăm chỉ. Cha đổ bệnh và, bởi vì các bác sĩ ở Cuba không thể làm gì để giúp ngài, họ đã gửi ngài
về lại Tây Ban Nha. Cha đã chết tại Vic nơi quê hương của ngài.

593. Cha Manuel Subirana. Một người bản xứ của thị trấn Manresa, cha là bạn học cùng
trường với tôi. Chúng tôi được thụ phong chung với nhau, mặc dầu khác cấp bậc. Cha là một
người rất đạo đức, thông minh và là một người làm việc năng nổ ở vùng Catalonia và sau này ở
Cuba. Sau đó, cha đi tới đất nước Guatemala và Honduras, cho tới giờ ngài vẫn ở đó, làm nhiều
công việc phi thường và đi từ thị trấn này qua thị trấn khác để truyền giáo, như ngài đã từng làm
tại Giáo phận của tôi.

594. Cha Phan-xi-cô Coca: một người bản xứ của Capellades thuộc Giáo phận
Barcelona. Tôi gặp vị linh mục này khi tôi đến truyền giáo tại thị trấn Villanueva vào tháng 5,
tháng dâng kinh Đức Mẹ, nơi mà ngài đang là linh mục phụ tá. Khi cha biết về sự bổ nhiệm của
tôi, cha đã hiến dâng những sứ vụ của ngài cho tôi; tôi đã chấp nhận và ngài đi cùng với tôi. Ngài
là một vị linh mục rất tử tế, bình dị như một đứa trẻ, rất hăng say và nhiệt huyết. Ngài luôn làm
việc chung với cha Subirana với tư cách là người chung nhóm, và có một mối liên hệ về sự cảm
thông tuyệt vời giữa các ngài. Họ rất hăng say và nhiệt huyết, luôn sẵn sàng để di chuyển từ làng
này qua làng khác để thực hiện sứ vụ truyền giáo. Cả hai có giọng nói rất truyền cảm, và tất cả
mọi người thường xuyên đi đến các điểm truyền giáo chỉ để lắng nghe các ngài hát; và dĩ nhiên,
sau những bài hát là những bài giảng thuyết, và vì thế người dân bị thu hút. Không có gì có thể
kể hết những điều tốt mà các ngài đã làm. Sau này, cha Coca tới đất nước Guatemala, gia nhập
vào Dòng Tên và ngài mất như một thành viên của Dòng Tên.

595. Cha Stê-pha-nô Adoain. Một linh mục dòng Phan-xi-cô Ca-pu-chi-nô. Khi tôi tới
thành phố Santiago (Cuba), vị linh mục dòng anh em hèn mọn này đã hiến dâng những sức vụ
của ngài cho tôi. Ngài đang trên đường rời khỏi thành phố Havana, nơi ngài đang bị ngược đãi vì
công việc truyền giáo không biết mệt mỏi của ngài. Ngài đã ở lại toà Giám mục của tôi và đi ra
ngoài với một linh mục khác như một nhóm truyền giáo. Vị linh mục đầu tiên đồng hành với
ngài là cha Paladio Currius; vị linh mục thứ hai là cha Lorenzo San Marti. Vị linh mục Dòng
Phan-xi-cô tốt lành này rõ ràng là nhiệt huyết và thực dụng trong việc thực hiện cá sứ vụ truyền
giáo. Ngài có khả năng giúp người ta vứt bỏ đi cuộc sống đạm bạc nơi các cặp đôi sống chung
với nhau. Sau này, ngài đã đến tu viện Dòng Phan-xi-cô Ca-pu-chi-nô ở đất nước Guatemala.

596. Cha Philip Rovila. Khi tôi tới Cuba, tôi đã giao cho Ngài việc dạy tiếng La-Tinh
trong Chủng viện, bởi vì đó là những gì ngài đã từng làm khi ngài gia nhập cùng với tôi trong
chuyến hải trình tới Châu Mỹ. Tôi đã chỉ định Ngài làm thư ký sau khi cha Manuel Vilaro về lại
Tây Ban Nha. Ngài đã đồng hành với tôi trong những chuyến viếng thăm mục vụ và những sứ vụ
truyền giáo và quay về thủ đô Madrid (TBN) cùng với tôi. Sau này, ngài đi đến thành phố Puerto
Rico (Cuba) với Đức Giám Mục mới, Đức Cha Benigno Carrion. Ngài rất nhiệt thành và là
người làm việc chăm chỉ, đặc biệt trong việc xóa bỏ tình trạng sống chung không hôn thú và
những vụ bê bối khác.

597. Cha Gio-an Pladebella. Một linh mục của Giáo phận Gerona và là một nhà thần học
nổi tiếng. Tôi đặt ngài làm giáo sư dạy thần học luân lý tại Chủng viện, và ngài đã đảm nhận
công việc rất đáng ngưỡng mộ này. Ngài rất đạo đức và sốt sắng. Ngài mất vì bệnh sốt vàng da;
các bác sĩ không hề hay biết là ngài đã mắc bệnh cho tới sau khi ngài qua đời, khi ngài trở nên
vàng hơn như biểu hiện thường xảy ra với những người đã chết vì căn bệnh này.

598. Cha Paladio Currius. Một người bản xứ của thị trấn Ridaura, thuộc Giáo phận
Gerona, một linh mục nhiệt thành và sùng đạo. Ngài bắt đầu đi ra ngoài làm sứ vụ truyền giáo
với cha Stê-pha-nô, một linh mục Dòng Phan-xi-cô Ca-pu-chi -nô, nhưng ngài đổ bệnh và được
mang về Tòa Giám mục trong tình trạng chết còn hơn sống. Ngay khi ngài bình phục, tôi đã gửi
cha tới Chủng viện với cương vị là một giáo sư thần học luân lý, để thay thể cha Paladebella. Sau
đó, tôi gửi ngài tới nông trại kiểu mẫu, mà tôi đang xây dựng tại Puerto Principe. Ngài vẫn ở lại
thành phố Santiago với cương vị thư ký khi cha Philip Rovira trở về Tây Ban Nha cùng với tôi.
Sau một thời gian sau, tôi gọi ngài về lại thủ đô Madrid, nơi mà ngài đã giúp đỡ tôi trong những
dự án dành cho bệnh viện và nhà thờ thuộc vùng Montserrat. Cuối cùng, tôi đã bổ nhiệm ngài tới
tu viện Escorial.58

599. Cha Lorenzo San Marti. Sinh tại La Curriu, thuộc Giáo phận Solsona. Ngài bắt đầu
thực hiện sứ vụ truyền giáo cùng với cha An-tôn Barjau, sau đó với cha Stê-pha-nô Adoain. Sau
này, tôi đặt ngài làm việc ở Puerto Principe với tư cách là tuyên uý cho những người nước ngoài,
một công việc mà cha đã thể hiện xuất sắc. Ngài thì luôn luôn nhiệt thành và sống một cuộc sống
từ bỏ mọi thứ. Sau này, ngài gia nhập Dòng Tên và hiện tại đang làm việc tại Fernando Poo.

600. Cha An-tôn Barjau. Một người bản xứ của thị trấn Manresa thuộc giáo phận Vic,
ngài bắt đầu làm sứ vụ truyền giáo cùng với cha Lorenzo San Marti. Ngài nhận được món quà rất
đặc biệt về việc giảng dạy và hướng dẫn các nam thanh thiếu niên; tôi đã đặt ngài Giám đốc
chủng viện, một công việc mà ngài đã thể hiện rất tốt. Ngài vẫn giữ cương vị đó cho tới khi
người kế nhiệm của tôi tới. Sau đó, ngài quay trở về Tây Ban Nha, nơi mà tôi đặt ngài làm viện
trưởng của tu viện Escorial. Ngài là một linh mục, người mà có một cuộc sống từ bỏ mọi thứ trần
thế và rất nhiệt tâm cho vinh quang của Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn.

601. Cha An-tôn de Galdacano, Một linh mục dòng Phan-xi-cô Ca-pu-chi -nô Vizcaíno.
Vị linh mục này đã gia nhập nhóm của tôi sau hai năm tôi ở Cuba. Một tu sĩ bị lôi cuốn bởi cuộc
cách mạng, ngài trước hết đi đến nước Mỹ và sau đó tới Puerto Rico với cương vụ là mục tử. Khi
ngài cảm thấy mình không phù hợp với Puerto Rico, ngài tới Cuba, nơi mà ngài đã làm tốt hơn.
Ngài là người được giáo dục rất nghiêm túc và là một tu sĩ sùng đạo, và đã đồng hành cùng với
tôi trong nhiều sứ vụ truyền giáo và giúp tôi giải tội. Tôi đã giao cho ngài một vị trí trong chủng
viện và sau khi người kế nhiệm của tôi tới, ngài tới Tây Ban Nha, nơi mà tôi bổ nhiệm ngài vào
chức trưởng khoa thần học trong tu viện Escorial.

602. Người thanh niên mang tên Telesfoco Hernandez. Anh ấy đã đến, như tôi đã nói ở
trên, với cha Gio-an Lodo, người đã thuê anh ta làm thư ký tại ủy ban công lý của Giáo phận.
Anh ấy đã chết vì bệnh sốt vàng da.

603. Người đầu bếp, Gregory Bonet. Thời tiết ở Cuba không phù hợp với ông ta. Ông ta
là một cựu chiến binh bị thương và cái nóng đã loét các vết thương của ông ta. Ông ta phải quay
trở về quê hương Mallorca.

604. Người thanh niên trẻ mang tên Philip Vila. Sinh tại Vic. Tôi đã mang câu ta theo
như người giúp việc nhà. Cậu ấy đã chăm sóc rất chu đáo các bệnh nhận và người nghèo, phân
phát của bố thí cho họ, dạy họ về giáo lý Ki-Tô Giáo và thúc đẩy họ tới các đạo đức. Những chỉ
dẫn của cậu ta là đúng thời điểm và đầy thuyết phục đến nỗi những giáo sĩ bản xứ, những người
thỉnh thoảng lắng nghe những chỉ dẫn này của cậu ta, bắt đầu khuyên cậu ấy rằng cậu nên từ bỏ

58
Cha Paladio Currius y Gravalosa. Sinh tại Ridaura (Gerona) vào ngày 30 tháng 7 năm 1877. Ngài học tiểu học tại
thị trấn quê hương của ngài chương trình đào tạo linh mục của ngài tại Gerona. Ngài được thụ phong linh mục tại
Ro-ma vào ngày 25 tháng 6 năm 1843. Công tác mục vụ của ngài ở Amer y Castello de Ampurias (1846-1847).
Ngài rất trung thành và là bạn thân hữu của Claret.
công việc phục vụ hiện tại để theo học làm linh mục. Cậu ta đã quyết định làm theo những lời
khuyên của họ. Tôi bảo cậu ta hãy quên việc đó đi, bởi vì tôi biết rằng Thiên Chúa không muốn
cậu ta trở thành một linh mục với tất cả mọi phương tiện. Bất chấp những lời khuyên của tôi, cậu
ta bắt đầu chương trình học, nhưng chỉ một thời gian ngắn, ngực của cậu ta bắt đầu đau và phải
quay trở về Châu Âu, nơi mà cậu ấy đã chết.

605. Chàng thanh niên trẻ tuổi tên Ignacio Betrui. Sinh tại Herus thuộc Giáo phận La
Seo. Cậu ta là một người đáng tin cậy, cư xử rất lễ phép, ân cần với người nghèo, và đầy nhiệt
huyết. Cậu ta cũng dạy Giáo Lý Ki-tô Giáo cho người nghèo và những người khác trong các
chương trình mục vụ. Cậu ta đã phân phát sách vở, tượng ảnh và chuỗi Kinh Mân Côi từ nhà
cung cấp mà tôi đã yêu cầu anh ta mang theo cùng chúng tôi. Cậu ta trở về từ Châu Mỹ cùng với
tôi và vẫn đang giúp việc cho tôi tới bây giờ.

606. Đây là những người giúp đỡ đã đồng hành với tôi trong những công việc tông đồ
đầy vất vả và chông gai của Giáo phận tôi. Tôi chịu ơn Thiên Chúa vô bờ bến vì đã gửi những
người cộng sự như thế đến với tôi. Hạnh kiểm của mỗi người họ đều vượt quá tiêu chuẩn. Họ
không bao giờ gây cho tôi một một gánh nặng nào; trái lại, tất cả họ lại là một niềm an ủi lớn đối
với tôi. Tất cả đều có một địa vị tốt và nhân đức vững vàng, và tất cả họ có một sống từ bỏ
những bận tâm thế tục để chẳng một lần nào nói đến hay suy nghĩ tới những quyền lợi cá nhân
hay danh vọng bản thân. Điều bận tâm duy nhất của họ là làm cho vinh quang của Thiên Chúa
được vinh hiển hơn và cho sự hoán cải của các tâm hồn.

607. Tôi đã học hỏi được nhiều điều từ tất cả họ, bởi vì họ đã cho tôi những tấm gương
mẫu mực về nhân đức, đặc biệt là lòng nhân đạo, đức vâng lời, lòng nhiệt huyết, và tính sẵn sàng
cho công việc. Họ vui vẻ đón nhận bất cứ những gì mà tôi giao phó, dù chỉ là những yêu cầu
chung nhất - đi làm sứ vụ truyền giáo - hay những công việc, chẳng hạn như, phụ trách một giáo
xứ hay làm quản lý ở tu viện. Tất cả như một, không quản ngại bất kỳ những gì tôi yêu cầu họ.
Họ chẳng bao giờ phàn nàn hay từ chối bất cứ thứ gì hoặc bất cứ nhiệm vụ nào.

608. Do đó, tòa Giám mục là một điều ngưỡng mộ cho tất cả những người sống ở bên
ngoài, những người đến viếng thăm chúng tôi. Tôi đề cập đến vấn đề này bởi vì tôi đã ra lệnh
rằng bất cứ vị linh mục nào ở ngoài Giáo phận mà khi đến thị trấn thì đều là khách trong tòa
Giám mục, dù tôi có ở đó hoặc không có ở đó, bao lâu họ còn lại ở đó. Cha Gaspar Hernadez,
một kinh sĩ đến từ Santo Domingo đã bị buộc phải từ chức vì cuộc nổi dậy. Ngài đã tới Cuba và
ở trong tòa Giám mục ở của tôi, nơi mà ngài là một vị khách trong bàn ăn của tôi trong suốt ba
năm. Các giáo sĩ từ nước Mỹ và các nước khác đã tới viếng thăm chúng tôi, và tất cả họ đều đều
tìm được giường ngủ và bàn ăn trong tòa Giám mục của tôi. Dường như chính Thiên Chúa đã
dẫn họ tới đây để chứng kiến cảnh tượng dễ chịu như thế. Họ không thể nhận ra rằng ngôi nhà
của chúng tôi giống như một tổ ong, với tất cả mọi người đến và đi theo yêu cầu của tôi, và tất cả
họ đều rất hài lòng và vui vẻ, ngạc nhiên về quang cảnh của tòa Giám mục và dâng lời chúc tụng
Thiên Chúa về nó.
609. Tôi thường tự hỏi làm sao để có thể giữ được bình an, niềm vui và sự hài hòa để cai
quản một đám đông người trong một thời gian kéo dài như thế. Tôi luôn kết thúc với một câu
nói, “đây chính là sự quan phòng củaThiên Chúa.” 59 Đây là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa
đã ban tặng cho chúng tôi trong sự khoan dung và ân cần vô biên của Ngài. Tôi biết là Thiên
Chúa đang chúc lành cho những nỗ lực mà chúng tôi đã thực hiện, khi Ngài đã ban cho chúng tôi
một hồng ân đặc biệt như thế. Những điều sau đây là một trong số những nỗ lực đó.

610. (1) Chúng tôi thức dậy mỗi ngày theo thời khóa biểu và dành 1 giờ 30 phút để cầu
nguyện chiêm niệm cùng với nhau, mà không bao giờ có một ai đó vắng mặt. Tất cả chúng tôi
dùng bữa trưa và bữa tối chung với nhau, và xoay tua nhau đọc Lời Chúa tại bàn ăn. Sau cơm
trưa và cơm tối, chúng tôi đều dành một chút thời gian thư giãn, là cơ hội để cho chúng tôi gặp
gỡ và nói chuyện với nhau. Chúng tôi kết thúc ngày làm việc với việc lần chuỗi Kinh Mân Côi
chung và các nghi thức thờ phượng khác.

611. (2) Mỗi năm, vào mỗi dịp được sắp đặt trước, chúng tôi qui tụ tại Tòa Giám mục để
để Tĩnh tâm mười ngày, trong những ngày đó chúng tôi không bao giờ phá vỡ bầu không khí
thinh lặng, cũng không tiếp những vị khách đến thăm, thư từ hay những cuộc gọi thoại làm ăn.
Mỗi ngày, mỗi người chúng tôi đều thay phiên nhau chờ tại bàn ăn, trong khi một người đọc Lời
Chúa, bắt đầu từ tôi. Họ thường xuyên đề nghị tôi giảng trong mỗi ngày Tĩnh tâm. Tại nghi thức
kết thúc chương trình Tĩnh tâm, tôi hôn lên chân của những người hiện diện ở đó, và họ cũng xin
phép để hôn lên chân tôi và tất cả những người còn lại. Đây là một cử chỉ rất tế nhị, gây xúc
động sâu sắc và mang lại nhiều ơn ích.

612. (3) Điều thứ ba mà chúng tôi đã làm là để tránh những tình bạn loại trừ nhau; mỗi
người đều thể hiện sự liên kết ngang nhau với tất cả những người khác. Hơn thế nữa, tất cả chúng
tôi không ai có những tình bạn bên ngoài ngôi nhà. Đó là tất cả những gì chúng tôi có; chúng tôi
có tất cả ở trong nhà, và vì thế chúng tôi không ra ngoài để gọi điện thoại liên lạc và chúng tôi
cũng không nhận cuộc gọi thoại nào từ những người bên ngoài vào. Tất cả chúng tôi học hỏi từ
kinh nghiệm và đó là những phương tiện thiết yếu và hiệu quả nhất để giữ bình an và tránh khỏi
những điều không hay, sự ghen tuông, sự đỗ kỵ, sự nghi ngờ, sự càu nhàu và những tật xấu
nghiêm trọng khác.

613. (4) Điều thứ tư mà tôi đã nghiêm cấm họ làm với tất cả sức mạnh quyền lực của tôi,
và cầu xin họ không nên làm với tất cả vì tình yêu của trái tim tôi, là đọc những tố cáo nặc danh.
Đây là bốn trong những thói quen chủ yếu mà chúng tôi gắn bó với nhau, và Thiên Chúa rủ lòng
thương chúc lành cho họ để tất cả chúng tôi đều trở nên thánh thiện. Nguyện xin Thiên Chúa
chúc lành cho tất cả đến mãi muôn đời.

59
Ex 8:19 “đây chính là sự quan phòng của Thiên Chúa.”
CHƯƠNG XI

LÀM THẾ NÀO MÀ TÔI KHÔNG THÍCH SỐNG TẠI MADRID

614. Đầu tháng 6 năm 1857, chúng tôi đặt chân tới thủ đô Madrid, nơi mà tôi đã trình
diện trước Nữ hoàng. Vào ngày mùng 6 tháng đó, sắc lệnh hoàng gia về việc bổ nhiệm tôi như
linh mục giải tội của Nữ hoàng60 được phê chuẩn và ban hành. Một vài ngày sau, Nữ hoàng nói
với tôi rằng một trong những nhiệm vụ của tôi là hướng dẫn đời sống tôn giáo cho Công chúa
Esabel, lúc đó năm tuổi. Tôi thường xuyên hướng dẫn các bài giáo lý cho Công Chúa và vào
ngày 11 tháng 4 năm 1862, khi Công chúa lên 10 tuổi, Công chúa đã lãnh nhận Bí Tích Rước Lễ
Lần Đầu tại hậu cung của Nữ Hoàng. Tôi đã nghe những lời thú tội của Công chúa khi Công
chúa lên bảy. Hiện tại, ngoài những hướng dẫn của Công chúa, Công chúa đã có một buổi Tĩnh
tâm mười ngày.

615. Nữ hoàng đã có các buổi Tĩnh tâm năm đầu tiên đó và tiếp tục thực hiện chúng hằng
năm. Nữ hoàng luôn rời các buổi Tĩnh tâm với một cảm giác hài lòng và yêu cầu những người
khác nên tham dự các buổi Tĩnh tâm. Nữ hoàng đặc biệt thích các bản văn mà tôi đã xuất bản, và
Nữ hoàng đã đề nghị tôi mang cho Nữ hoàng những bản sao chép, vì vậy Nữ hoàng có thể lấy
những bản sao này làm quà tặng cho người khác, và Nữ hoàng khuyên người nhận nên đọc
chúng ít nhất là một lần.

616. Tất cả các hoàng thân quốc thích trong hoàng cung đều nhận được bản sao chép của
cả hai cuốn sách: Con Đường Ngay Thẳng và Những Bài Tập Luyện Linh Thao. Tất cả họ đều
thích thú cuốn sách Con Đường Ngay Thẳng đến nỗi tôi phải cho xuất bản những ấn bản hạng
sang được thực hiện bởi nhà in Aguado ở Madrid. Hiện tại, cả người hầu nữ và người hầu nam
trong hoàng cung đều có một cuộc sống rất tốt lành: Họ tham giữ Thánh Lễ, đọc đời sống các
thánh hằng ngày, lần chuỗi Kinh Mân Côi, và lãnh nhận Mình Thánh Chúa Giê-su thường xuyên.
Nữ hoàng và Công chúa, cũng như người hầu nữ trong hoàng cung, đều đến xưng tội với tôi. Họ
đều bận rộn suốt thời gian.

617. Bên cạnh việc tham dự các buổi cầu nguyện, những công việc của đất nước cũng
như việc đón tiếp nhiều người trong khán phòng, Nữ Hoàng luôn giữ mình bận rộn với nhiều loại
công việc thủ công như vẽ tranh,thêu dêt…Trò tiểu khiển chung nhất của Nữ Hoàng là thêu dệt.

60
Nữ hoàng Isabell II (1830-1902). Người con gái đầu lòng của Vua Fernando VII và Hoàng hậu Maria Cristina.
Làm Nữ hoàng lúc năm tuổi, lần đầu tiên dưới nhiếp chính của mẹ (1835-1840), sau đó dưới thời tổng chỉ huy
Baldomero Espartero (1841-1843). Cô ấy được công nhận lúc 14 tuổi (1844) và kết hôn với anh họ là Francisco de
Asis de Borbon lúc 16 tuổi. Bà đã tưởng nhớ và kính trọng cha Claret như một vị thánh trong đời sống của Nữ
hoàng. Những bằng chứng mà Nữ hoàng đã nói trong bài viết về Cha Claret là đáng kính trọng. Nữ hoàng chết ở
Paris vào ngày 19 tháng 4 năm 1904.
Năm ngoái Nữ Hoàng đã thêu được một chiếc gối nệm hoa rất đẹp cho chiếc ghế cầu nguyện của
tôi. Nữ hoàng cũng thỉnh thoảng làm những chiếc khăn trải giường.

618. Công chúa Esabel luôn giữ mình bận rộn mọi lúc. Bên cạnh những việc thờ phượng
và đọc sách thiêng liêng, Công chúa dành nhiều thời gian cho các bài học của mình. Trong thời
gian rãnh rỗi, thay vì Công chúa chơi các đồ chơi dành cho nam thì đổi thành những đồ chơi
dành cho nữ, nhiều đến nỗi mà trong vòng 5 năm tôi biết Công chúa chưa bao giờ đụng đến các
đồ chơi dành cho nữ. Nữ trang thích nhất của Công chúa là bức tranh thêu mũ tai bèo và một
thanh kiếm. Công chúa cũng rất bận rộn từ ngày này qua ngày khác với những cuộn dây và
những cái kìm để làm tràng hạt. Công chúa đã đệt và thêu rất khéo tay.

619. Cung nữ hầu phòng của Nữ hoàng và Công chúa cũng thường xuyên bận rộn với
những bổn phận của họ hoặc với việc đọc sách thiêng liêng, xâu kim khâu...

620. Mặc dù tôi rất hài lòng khi thấy Hoàng gia sống tốt như thế nào và Nữ hoàng đã
thực hành lòng mộ đạo, đức bác ái và các việc đạo đức khác tốt như thế nào để những người
khác trong hoàng cung noi theo, nhưng tôi vẫn không thể định cư hoặc trở nên thích nghi khi ở
Madrid. Tôi không hề có khuynh hướng hoặc định hướng để trở thành một triều thần trong hoàng
cung hay là người cai quản dinh thự; vì thế việc sống tại hoàng cung và ở trong dinh thự liên
miên là một cuộc tử đạo liên tục đối với tôi.

621. Tôi thỉnh thoảng nhận thấy rằng Thiên Chúa đã gửi tôi đến công việc này như một
dạng của luyện ngục, nơi mà tôi phải đền tội cho những tội lỗi trong quá khứ của tôi. Tôi cũng đã
nói rằng trong suốt cuộc đời của tôi, tôi chưa bao giờ phải gánh chịu nhiều đau khổ như tôi lúc
này đang ở trong cung điện hoàng gia. Tôi luôn khao khát thoát khỏi mọi thứ ở đó. Tôi giống
như một con chim bị nhốt trong lồng sắt; nhìn qua những khung cửa sắt của cái lồng mong tìm
đường giải thoát, và tôi tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng tìm cách thoát ra ngoài. Tôi sẽ rất hạnh phúc
biết bao nếu có một cuộc cách mạng xảy ra và họ tống tôi ra ngoài.

622. Thỉnh thoảng tôi tự hỏi chính mình, “Cái gì đã khiến cho bạn bực tức? Mỗi người
trong cung điện đều tôn trọng bạn; toàn bộ hoàng gia đều cảm kích bạn và đánh giá cao sự hiện
diện của bạn; Nữ hoàng yêu quý và đối đãi tốt với bạn. Vậy thì cái gì đã khiến bạn có những cảm
nghĩ phản kháng như thế về vấn đề đó. Trong thực tế, tôi không có ý tưởng nào như thế. Tôi chỉ
không thể tìm được một lý do chính đáng nào cho điều đó. Câu trả lời duy nhất của tôi về điều bí
ẩn đó là vì sự ghê tởm mà tôi cảm nhận được là một hồng ân mà Thiên Chúa đã gửi đến cho tôi
để giúp tôi tránh việc trở nên lệ thuộc vào thân thế, danh vọng và của cải thế gian. Vì tôi đã nhìn
thấy rõ ràng rằng cảm giác liên miên về sự ghê tởm này đối với cung điện và niềm ao ước được
giải thoát khỏi nó đã giúp tôi tránh xa sự đố kị và việc tập trung tâm trí vào những thứ mà thế
giới yêu quí.

623. Tôi có thể nhận thấy rằng những gì Thiên Chúa đang làm trong tôi giống như những
gì tôi quan sát đang diễn ra trong sự chuyển động của các hành tinh; chúng được kéo bởi hai lực:
một lực ly tâm và một lực hướng tâm. Lực ly tâm đẩy chúng ra khỏi quỹ đạo của chúng; lực
hướng tâm kéo chúng hướng vào bên trong. Sự cân bằng của hai lực này giữ chúng đi theo quỹ
đạo của chúng. Đó chính là điều làm thế nào tôi nhìn về bản thân của tôi. Tôi cảm nhận có một
lực bên trong, mà tôi gọi nó là lực ly tâm, đang nói với tôi hãy rời khỏi thủ đô Madrid và cung
điện hoàng gia; nhưng tôi cũng cảm nhận được một lực đối kháng, mà tôi xem nó như là Thánh ý
của Thiên Chúa, đang nói với tôi hãy ở lại trong cung điện thêm một thời gian nữa, cho tới khi
tôi được tự do rời đi. Thánh ý của Thiên Chúa là lực hướng tâm đã xích tôi lại ở đây; nó giống
như việc một con chó bị buộc bằng dây xích. Sự hòa trộn của hai lực này, cụ thể là sự khát khao
được thoát ra và tình yêu của tôi cho Thánh ý Thiên Chúa, giữ tôi chạy quanh bên trong vòng
tròn của tôi.

624. Mỗi ngày, trong giờ cầu nguyện, tôi phải thực hiện những hành động từ bỏ ý riêng
của tôi trước Thánh Ý Thiên Chúa. Cả ngày lẫn đêm, tôi phải dâng lên Chúa những hy sinh trong
việc ở lại thủ đô Madrid, nhưng tôi tạ ơn Thiên Chúa về những mâu thuẫn mà tôi cảm nhận được.
Tôi biết đó là một ân huệ lớn lao. Nó sẽ thật là khủng khiếp nếu những thứ bên trong cung điện
hoàng gia hoặc thế gian này làm cho tôi cho hài lòng. Thứ duy nhất khiến tôi hài lòng là không
có gì làm cho tôi hài lòng cả. Nguyện xin Ngài được chúc phúc, Thiên Chúa và Chúa Cha của
con, vì đã chăm sóc tốt cho con. Lạy Chúa, giống như Ngài làm cho đại dương trở nên mặn và
đắng để giữ cho nó được tinh khiết, do đó Ngài đã ban cho con vị mặn của sự ghen ghét và vị
đắng của sự buồn chán trong cung điện hoàng gia, để giữ cho con sạch sẽ khỏi thế gian này. Lạy
Chúa, con xin dâng lời cảm tạ lên Ngài muôn ngàn lần vì đã làm việc những đó cho con.
CHƯƠNG XII

LÝ DO TÔI KHÔNG BAO GIỜ TÌM KIẾM ĐỊA VỊ

HAY CAN THIỆP VÀO VIỆC CHÍNH TRỊ

625. Vì Nữ hoàng yêu mến và quí trọng tôi rất nhiều, nên tôi biết rằng Nữ hoàng sẽ rất
sẵn lòng ban cho tôi bất cứ đặc ân nào nếu tôi yêu cầu; tuy nhiên, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa
từng ngỏ ý cầu xin Nữ hoàng bất cứ điều gì và tôi cũng chẳng có mong ước nào để làm điều đó
trong thời gian tới. Tôi vừa nói những gì vậy? Không, tôi đã không hoàn toàn đúng. Thực ra, có
một đặc ân mà tôi đã cầu xin Nữ hoàng nhiều lần với lời thình cẩu chân thành; đó là hãy để cho
rời khỏi thủ đô Madrid và cung điện hoàng gia. Và chính là đặc ân đó, đặc ân duy nhất mà tôi đã
từng cầu xin, và cho đến bấy giờ tôi vẫn không thể đạt được nó. Điều tồi tệ nhất là, mặc dù tôi đã
có một vài hy vọng để đạt được nó, nhưng tôi không có cách nào để có nó một cách nhanh
chóng.

626. Tất cả những ai đói và khát không phải đến từ sự công bằng hay bất kỳ công đức cá
nhân nào, nhưng chỉ đơn giản vì đặc ân của công việc, địa vị hay lòng tự trọng, bủa vây ngôi nhà
của tôi mỗi ngày và quấy rầy tôi với những tham vọng và đòi hỏi của họ. Tôi phải bảo tất cả bọn
họ rằng tôi xin lỗi từ tận đáy lòng là tôi không thể làm cho họ hài lòng, vì tôi đã xây dựng một
nguyên tắc là không bao giờ can thiệp vào những vấn đề đó. Tuy nhiên, sau năm năm ở thủ đô
Madrid, trong khoảng thời gian đó, tôi chưa bao giờ rời khỏi vị trí này, họ vẫn không chịu từ bỏ
và tôi vẫn phải đối mặt với nó mỗi ngày. Hầu hết những người đến gặp tôi trong những buổi tọa
đàm từ 11:00 đến giờ sáng trưa mỗi ngày là những người đang tìm kiếm việc làm, địa vị hay sự
thăng cấp, (không kể đến hàng tá những lá thư tôi nhận hằng ngày về việc cầu xin những việc
tương tự). Tôi sẽ trở nên thế nào nếu tôi cho phép bản thân tôi dính líu vào miếng thạch nam đó!

627. Hơn thế nữa, tôi nhận thấy rằng những người đang thúc đẩy, đang cố gắng và đang
cầu xin cho những công việc, địa vị hay sự thăng cấp đó lại không dùng của đút lót hay những
trò xảo quyệt khác; họ thường là những người ít xứng đáng nhất cho những chức vụ đó. Nguyện
xin Thiên Chúa giả thoát con khỏi những thương vụ bất chính đó vì chúng chỉ mang lại những
hậu quả xấu xa: tất cả những công việc trở nên kém cỏi vì tất cả những người xứng đáng và đạo
đức thì bị bỏ qua, còn tất cả những kẻ vô lại, xấu xa, và bất lương thì lại lên ngôi - và tôi nói về
nó to và rõ ràng với hy vọng rằng mọi người sẽ chú ý và để tôi yên thân: Tôi không có quan tâm
nào về những thứ như thế.

628. Mặc mặc, tất cả các biện pháp phòng ngừa mà tôi đã thực hiện trong từng bước đi
trên lãnh vực này, tôi đã không thoát khỏi sự hiểm độc của miệng lưỡi thế gian. Một số người đã
xì xào chống lại tôi vì đã từ chối làm công cụ cho những tham vọng vô căn cứ của họ, một số vì
sự ghen tỵ; một số người vì sợ mất đi những gì họ đang có, một số khác vì sự hiểm độc. Vẫn còn
một số kẻ khác vì sự ngu dốt hay chỉ vì những tin đồn, đã nguỵ tạo ra tất cả các loại gian xảo
chống lại tôi và bắt đầu lan truyền những tin đồn xấu xí nhất. Nhưng tôi giữ thinh lặng và hoan
hỉ trong Chúa bởi vì Ngài đã trao cho tôi chén đắng từ cuộc thương khó của Ngài. Còn những kẻ
nói xấu tôi, tôi đã cầu nguyện cho họ trước mặt Thiên Chúa, sau khi tha thứ và yêu thương họ
bằng tất cả trái của tôi.

629. Tôi chưa bao giờ muốn dính líu vào việc chính trị ngay cả trước khi tôi trở thành
một linh mục và bây giờ, mặc dù tôi chắc chắn đã bị dồn vào chiều hướng đó. Một trong những
chính trị gia hàng đầu, một lần nọ, đã hỏi tôi để gửi gắm một số chính sách tới triều đình. “Thưa
ngài,’’ tôi đáp lại, “ngài cũng biết rằng tình hình hiện tại của Tây Ban Nha giống như một cái
bàn để đánh bài; những người chơi bài là hai đảng phái chính trị. Bây giờ, nó hoàn toàn có thể bị
khiến trách cho một người xem chỉ quan tâm đến việc giúp đỡ một chút cho một trong những
người chơi trong bàn; nó cũng đáng bị khiển trách cho tôi, chỉ là một khán giả, để làm bất cứ đề
nghị nào có lợi cho đảng phái này hay đảng phái kia trước triều đình. Về lâu dài, tất cả các đảng
chính trị không khác gì hơn là những người chơi, những người muốn giành chiến thắng trong tất
cả các ván bài, vì thế họ có thể làm chủ nó hơn những người khác, hay nói nôm na là để vơ vét
cho đầy túi của họ. Động cơ chính yếu trong chính trị và các đảng phái chính trị là không gì khác
hơn ngoài tham vọng, tự cao và hãm danh lợi.”

630. Một vấn đề, mà tôi đã tham gia sâu vào sự nhất quyết của Nữ hoàng, là việc sắp
xếp một hệ thống cho việc tuyển chọn các Giám mục. Tôi muốn nói một vài điều về tiến trình
này mà đã thực hiện bấy lâu nay trong lĩnh vực này. Linh mục chưởng ấn sẽ hỏi từng vị Giám
mục có biết bất cứ linh mục nào trong Giáo phận của ngài có đầy đủ các phẩm chất để trở thành
Giám mục hay không, hãy nên đề nghị một người. Vị Giám mục được hỏi sẽ trả lời có hay
không. Nếu ngài biết một người, ngài sẽ gửi bất kỳ thông tin nào ngài có về vị linh mục đó,
chẳng hạn như, tuổi tác, lý lịch học vấn, đạo đức, kinh nghiệm và các dữ kiện khác. Linh mục
chưởng ấn thu thập và lưu giữ tất cả các dữ kiện này, và khi có một vị trí nào đó bị bỏ trống, ngài
sẽ gửi hồ sơ tới Nữ hoàng, người mà sẽ đọc chúng và nguyện xin sự soi sáng của Thiên Chúa để
giúp Nữ hoàng chọn đúng người. Sau đó, Nữ hoàng sẽ liệt kê ra một danh sách gồm ba linh mục,
và làm một cuộc thẩm vấn với ba vị linh mục này, phó thác chính Nữ hoàng cho Thiên Chúa, và
cuối cùng Nữ hoàng sẽ thực hiện một sự chọn lựa, chỉ dựa trên mục đích cho vinh quang lớn hơn
của Thiên Chúa và cho lợi ích chung của Giáo Hội. Tôi có thể bảo đảm chắc chắn về điều này
rằng nếu bất cứ linh mục nào từng hé lộ rằng ngài muốn có được vị trí đó, thì sẽ quá đủ để loại vị
linh mục đó ra khỏi những ứng viên được chọn lựa cho việc bổ nhiệm. Nữ hoàng, một lần nọ, đã
nói tôi, “Nó sẽ trở nên tồi tệ cho bất cứ vị linh mục nào yêu cầu hay cố gắng có được chức giám
mục.” Có lẽ, không có vấn đề nào ở Tây Ban Nha được xứ lý một cách công bằng và chính xác
hơn việc tiến cử các Giám mục, tuy nhiên cũng chẳng có bất kỳ vấn đề gì nếu được xem xét kỹ
lưỡng.

631. Vấn đề của của linh mục cai quản nhà thờ Chính Tòa thì không được xem xét kỹ
lưỡng. Tôi không gợi ý rằng Nữ hoàng hay linh mục chưởng ấn đã từng liên quan đến việc mua
bán chức vụ này, nhưng Thiên Chúa biết có hay không những thợ săn văn phòng đã thực hiện
giao dịch hay tặng quà cáp cho một số thành viên trong phạm vi xung quanh của họ, và chắc
chắn những việc này không thể vượt ra khỏi tầm mắt của Thiên Chúa. Vì lẽ đó, tôi không bao
giờ can thiệp vào những thương vụ có liên quan đến việc xin xỏ chức vị giáo sĩ này. Đối với
Thiên Chúa, tất cả các linh mục là người cuối cùng và bé mọn nhất giữa anh em của họ, như
Thầy Chí Thánh đã dạy chúng ta. Một giáo sĩ chân chính là người yêu mến Thiên Chúa sâu sắc
và cứu vớt các linh hồn, để đạt được một vị trí khác trong vinh quang của nước trời. Không một
chút nghi ngờ gì là một linh mục tốt hơn nên trở thành một nhà truyền giáo hơn là một linh mục
cai quản nhà thờ Chính Tòa. Hãy để anh ta chọn bây giờ những gì anh ta muốn được lựa chọn
vào giờ lâm tử của anh ta.
CHƯƠNG XIII

PHỤC VỤ MÀ KHÔNG MÀNG TỰ LỢI

632. Có một câu nói nổi tiếng mà chứa đựng một bài học đầy ý nghĩa: Con chó vẫy đuôi,
không phải cho nó, nhưng cho bữa ăn của nó. Mỗi ngày tôi chứng kiến quý bà và quý ông ăn nói
nịnh hót và làm những việc mà họ biết rằng chỉ để làm hài lòng Đức vua và Nữ hoàng, nhưng
không phải cho vương quốc của họ, để đạt được những gì họ hy vọng có được bằng những nỗ
lực của họ. Ôi! Tôi không mong ước hoặc kỳ vọng điều nào, ngoại trừ được thoát khỏi cung điện
hoàng gia. Một vài người có thể nói rằng “Vâng, nhưng bạn đã được trang điểm bằng hai cây
Thập Giá Lớn.” Quả thật, đúng là như thế, nhưng tôi đã đạt được chúng như thế nào? Tôi không
cầu xin Cây Thập Giá của Nữ hoàng Isabel, và tôi không muốn vác nó khi nó được trao cho tôi.
Nhưng khi tôi được báo rằng, tôi sẽ đi Cuba, tôi sẽ phải có cái tước hiệu đó của Hoàng gia bởi vì
tôi đã là giáo sĩ của Giáo hội đó và có thể hoạt động thay thế cho vị Tổng tư lệnh của hòn đảo đó.

633. Cây Thập Tự khác là của Vua Carlos III, tôi đã không tìm kiếm nó cũng như muốn
có nó; nó được đặt lên vai tôi là chống lại ý của tôi, vâng tôi sẽ tường thuật lại việc này. Sau sự
chào đời của Hoàng tử Asturias, vào ngày hôm đó Hoàng gia đã đi tới vùng Atocha, tôi được
triệu tập vào cung điện. Ngay khi tôi đến, Đức vua và Nữ hoàng lập tức rời khỏi căn phòng, nơi
mà Đức vua và Nữ hoàng đã chờ đợi, và không phát ra một lời cảnh báo nào là họ sẽ đính Cây
Thánh Giá và dải ruy băng lên người tôi. Bởi vì cả Đức vua và Nữ hoàng đang ở đó và tôi đã
không có đủ tự tin vào Đức vua như lúc này - bây giờ chúng tôi là một đôi bạn thân – tôi giữ
bình tĩnh và không nói lời nào, mặc dù trong thâm tâm nó gây cho tôi một nỗi đau khổ rất lớn.
Một ngày sau đó, khi tôi đang ở một mình với Nữ hoàng, tôi đã thưa với Nữ hoàng rằng điều duy
nhất mà tôi có thể làm là cảm ơn Nữ hoàng về những thiện chí của Nữ hoàng về việc trao tặng
cây Thập Tự của Vua Carlos III cho tôi, nhưng nó lại gây cho tôi nhiều đau khổ và buồn phiền.
Để minh chứng cho điều này, tôi đã từ chối mang bất cứ huy hiệu nào đại loại như thế trong một
thời gian dài. Thậm chí, ngay bây giờ, tôi chỉ mang chúng trong các dịp lễ khi mà cung điện có
các nghi thức bắt buộc phải mang theo.

634. Bao lâu bất cứ điều gì khác được quan tâm, tôi không có gì. Không có vị Giám mục
nào khắp trên đất nước Tây Ba Nha mà không nhận được cây Thánh Giá đeo ở ngực, một Chén
Thánh hoặc một vài thứ gì khác từ Hoàng gia trong dịp Rửa Tội, một cuộc viếng thăm nhà thờ
Chính Tòa của họ, v.v, nhưng tôi không có và cũng không muốn thứ gì cả. Khi tôi cử hành Bí
tích Rửa Tội cho Công chúa Concepción, theo phong tục họ bắt buộc phải tặng cho tôi một vài
thứ, nhưng tôi đã nài xin họ đừng làm như vậy, và để chiều lòng tôi họ đã làm như những gì tôi
khẩn cầu. Khi tôi nghỉ hưu khỏi cung điện, tôi có một sự toại nguyện rất lớn về việc có thể nói
rằng tôi đã không có bất cứ thứ gì từ Hoàng gia, thậm chí ngay cả một cái ghim.
635. Hoàng gia được bao quanh bởi những kẻ ham danh lợi, những người thường đang
săn lùng và cố nắm lấy những tước hiệu, danh vọng, lương bổng và một số tiền khổng lồ; nhưng
tôi, như đã nói, đã không kiếm được gì; thay vào đó tôi còn mất nhiều hơn. Hoàng gia bằng mọi
cách muốn tôi chấp nhận chức vụ Người Giám Hộ cho vùng Montserrat - nhà thờ, bệnh viện, v.v
- nhưng tôi đã từ chối. Cả Nữ hoàng và vị Tổng cố vấn đã nhiều lần đề nghị tôi đảm nhiệm chức
vụ đó, và khi tôi biết được rằng những tòa nhà đã được rao bán trên Bản Tin Chính Thức, tôi
cuối cùng đã chấp nhận, chỉ để giữ chúng khỏi bị bán. Và tôi đã làm gì để đạt được tất cả những
thứ đó? Tôi phải trả 5,000 duros từ tiền túi của tôi để sửa chữa lại nhà thờ và bệnh viện.

636. Tôi có thể nói nhiều điều tương tự ở tu viện hoàng gia Escorial. Nó cũng không phải
là nơi đã cho tôi một nguồn phúc lợi nào; trái lại, nó không mang lại cho tôi được gì cả ngoài
những rắc rối và đau khổ, và nó là duyên cớ của sự ngược đãi, vu khống và hóa đơn. Đã ba lần,
tôi cố gắng từ chức chức trưởng tu viện nhưng đều thất bại. 61 Thiên Chúa cần phải được ca ngợi
trên tất cả mọi sự: nếu Thiên Chúa muốn tôi vác cây thánh giá này, tất cả những gì tôi có thể làm
là phó thác cho Thánh ý của Ngài. Lạy Thiên Chúa của con, con không muốn bất cứ thứ gì ở thế
gian này, không gì ngoại trừ hồng ân, tình yêu thánh thiêng và vinh quang thiên đàng của Ngài.

61
Vua Philip II ra lệnh cho tu viện Escorial, cách Thành Phố Madrid 50 km, phải được xây dựng để tưởng nhớ sự
chiến thắng của Thánh Quintin vào ngày Lễ kính thánh Lorenzo: ngày 10 tháng 8 năm 1557. Ngay sau sự trục xuất
của của những đan sĩ Hieronymite năm 1837, nó bị phá hủy. Cha Claret đã được thông báo về sự tiến cử của ngài
vào ngày 19 tháng 9 năm 1858, nhưng lệnh hoàng gia đã không có hiệu lực cho tới ngày 5 tháng 8 năm 1859. Cha
Claret đã trùng tu nó và tạo nên một trung tâm lớn cho đời sống Ki-tô hữu, với một cộng đoàn của các cha tuyên úy,
một chủng viện quốc gia và là một trường đại học. Ý nguyện của ngài là muốn thành lập một trung tâm truyền giáo
và huấn luyện linh thao trong nước và quốc tế. Ở cương vị của ngài, Cha Claret phải chịu nhiều hy sinh và khổ não.
Đơn từ chức của ngài được chấp nhận bởi Nữ hoàng vào ngày 24 tháng 6 năm 1868.
CHƯƠNG XIV

Những Công Việc Tầm Thường và Phi Thường

637. Mỗi ngày trong mùa đông, tôi thường thức đậy lúc 3 giờ sáng, thỉnh thoảng còn
sớm hơn nữa, bởi vì tôi luôn thức dậy khi tôi không còn ngủ thêm được nữa và tôi không bao giờ
nằm trên giường trừ khi đi ngủ. Sau đó, tôi bắt đầu với kinh Thần Vụ bằng việc đọc kinh Sách và
kinh Sáng, sau đó tôi đọc Kinh Tam Nhật Tụng, đọc Kinh Thánh, chuẩn bị để cử hành Thánh Lễ,
dâng Thánh Lễ, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, và ở lại tòa giải tội cho đến 11 giờ sáng, sau đó tôi đi
tới phòng khách để cho bất cứ ai muốn nói chuyện với tôi có thể gặp mặt. Một tiếng đồng hồ từ
11:00 giờ sáng đến 12:00 giờ sáng là khoảng thời gian nặng nhọc nhất trong ngày của tôi, vì tôi
phải đón tiếp đón những vị khách mà tôi không có cuộc hẹn trước, chẳng hạn những người muốn
xin việc, hay tất cả những thứ đại loại như thế. Từ 12:00 đến 12:15 tôi thực hiện việc xét mình.
Đúng 12 :15 tôi ăn trưa và sau đó tôi đọc giờ kinh Giờ thứ Chín, kinh Chiều và kinh Tối. Sau đó
vào lúc chiều tối và buổi tối, tôi viếng thăm các bệnh nhân, tù nhân hay các trung tâm từ thiện
khác, rao giảng cho các nữ tu, nghiên cứu hay viết sách và các loại sách nhỏ.

638. Bên cạnh những công việc thường nhật này, có những những công việc nằmg
ngoài thường lệ khác, chẳng hạn như, hướng dẫn các buổi Tĩnh tâm cho hàng giáo sĩ, cho các tu
sĩ nam nữ thuộc tu hội truyền giáo thánh Vinh-sơn Phao-lô, các nữ tu, không kể đến các chương
trình mục vụ cho giáo dân. Nhưng tất cả công việc này không đủ để làm tôi thảo mãn; điều mà
tôi thực sự muốn làm là đi đến khắp ngõ ngách của các thị trấn và làng mạc để truyền giáo. Đó là
niềm mơ ước lớn lao của tôi. Tôi có một sự ghen tỵ thánh thiện với những nhà truyền giáo,
những người có đủ may mắn để có thể đi từ thị trấn này qua thị trấn khác để rao giảng Tin Mừng.

639. Tôi đã có một vài sự an ủi giữa những đau khổ của tôi. Khi tôi đang trong chuyến
đi dã ngoại cùng với các hoàng thân quốc thích, tôi đã rao giảng cho dân chúng vào buổi sáng.
trước khi hoàng thân quốc thích rời khỏi nhà. Sau đó, tôi đã đi một vòng và rao giảng Lời Chúa
trong các đan viện cho các nữ tu, linh mục, chủng sinh, và các thành viên của tu hội truyền giáo
thánh Vinh-sơn Phao-lô, v.v., do đó cả ngày của tôi được dành cho việc rao giảng Lời Chúa,
ngoại trừ một vài thời gian cụ thể, tôi phải ở trong cung điện với gia đình hoàng gia.

640. Một trong những thứ, mà tôi đã luôn giữ mình bận rộn kể từ khi tôi ở thủ đô
Madrid, là viết sách, đem chúng in và đi mua những cuốn sách này và những cuốn sách khác
theo vòng tròn cho Học viện Thánh Mi-ca-e: trong các tòa giả tội, trong các học viện, trong các
trường học và trên các con đường.
641. Lạy Thiên Chúa của con, con hy vọng rằng con có thể ngăn chặn bất cứ ai xúc
phạm tới Ngài! Hơn thế nữa, con ao ước rằng con có thể làm cho Ngài được biết đến, được yêu
mến và được phục vụ bởi tất cả các loài thụ tạo. Đó là niềm ao ước duy nhất của con; những thứ
còn lại không đáng để bận tâm đến. Lạy Thiên Chúa của con, Ngài thật tốt lành làm sao! Con
yêu mến Ngài bằng tất cả sức mạnh của trái tim con.
CHƯƠNG XV

NHỮNG KẾ HOẠCH CHO CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

MÀ TÔI SẼ CỐ GẮNG GÌN GIỮ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA THIÊN CHÚA

642. 1. Chúa Giê-su và Mẹ Maria là sự hỗ trợ và hướng dẫn duy nhất của tôi, là những
người khuôn mẫu mà tôi đề ra để noi theo và bắt chước. Hơn thế nữa, tôi lấy các thánh có nhân
đức sáng ngời trong Giáo Hội làm người bảo trợ và gương mẫu cho tôi, chẳng hạn như, thánh
Phan-xi-cô thành Sales, thánh Charles Boromeo, thánh Tô-ma thành Villanueve và thánh
Martin.

643. 2. Tôi sẽ khắc nghi trong tâm chí tôi những lời của thánh Tông đồ nói với Ti-mô-
thê (1Tim 4: 16):  Hãy luôn thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy. Hãy kiên trì
trong việc đó. Vì làm như vậy, anh sẽ cứu được chính mình lại còn cứu được những người lắng
nghe anh giảng dạy.62

644. 3. Hằng năm, tôi sẽ thực hiện nhiều cuộc Linh thao.

4. Hằng tháng, tôi sẽ dành một ngày để Tĩnh tâm.


5. Hằng tuần, tôi sẽ đi xưng tội ít nhất là một lần.
6. Trong tuần, tôi sẽ dành ba ngày để hành xác và trong những ngày còn lại, tôi mặc
sẽ áo vải tóc hay làm các việc đền tội tương xứng.
7. Tất cả các ngày thứ Sáu của năm và vào ngày vọng của Lễ kính Thiên Chúa và
Đức Mẹ Đồng Trinh của chúng ta, tôi sẽ ăn chay.
645. 8. Hằng ngày tôi thường thức dậy lúc 3 giờ sáng hay sớm hơn, nếu tôi không thể
ngủ được. Tôi sẽ đi ngủ lúc 10 giờ tối. Sau khi thức dậy, tôi bắt đầu đọc kinh Thần Vụ (kinh
Sách, kinh Sáng) và đọc Kinh Thánh cho tới thời gian để suy niệm.
9. Tôi sẽ suy niệm trong vòng một giờ.
10. Tôi sẽ cử hành Thánh lễ và sau đó tôi dùng ba mươi phút để dâng lời tạ ơn Thiên
Chúa và cầu xin ơn lành cho chính mình và cho người khác.

62
1 Tim 4: 16: Hãy luôn thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy. Hãy kiên trì trong việc đó. Vì làm
như vậy, anh sẽ cứu được chính mình lại còn cứu được những người lắng nghe anh giảng dạy.
646. 11. Kế đến, tôi sẽ đi tới tòa giải tội cho tới 8 giờ sáng; sau đó tôi sẽ đi và một một
ly sô-cô-la; rồi sau đó, tôi trở lại tòa giải tội. Nếu không còn một ai ở đó, tôi sẽ làm một số việc
khác cho tới 11giờ trưa, sau đó tôi đã chủ trì một cuộc tọa đàm với các khán giả trong vòng một
giời. Đúng 12 giời trưa, tôi sẽ đọc kinh truyền tin và làm việc xét mình.
12. 12:15 tôi sẽ ăn cơm trưa với đọc sách thiêng liêng.
13. Tôi sẽ nghỉ trưa đến 1:30 .
14. Tôi làm việc đến 8:30, sau đó tôi lần chuỗi Kinh Mân Côi và các việc phụng thờ
khác.
15. Vào lúc 9 giờ tối, tôi sẽ ăn tối và vào lúc 10 giờ tối tôi sẽ đi ngủ.
647.16. Tôi đã quyết tâm không để lãng phí một phút nào, vì vậy, tôi luôn giữ mình bận
rộn với việc nghiên cứu, cầu nguyện, rao giảng và ban các Bí tích, v.v.
648. 17. Tôi quyết tâm luôn bước đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa, dâng tất cả mọi
thứ cho Ngài, không bao giờ tìm kiếm lợi riêng cho mình, nhưng chỉ cho một ơn cao trọng để bắt
chước Chúa Giê-su. Tôi sẽ luôn cố gắng tự hỏi mình Chúa Giê-su sẽ hành động như thế nào
trong trường hợp tương tự như thế.
649. 18. Tôi quyết tâm làm tốt những công việc tầm thường mà tôi có thể làm. Nếu có
một sự lựa chọn giữa hai điều tốt, tôi sẽ cố gắng lựa chọn điều tốt hơn, ngay cả khi tôi phải hy
sinh ý riêng của tôi. Cũng như thế, tôi sẽ chọn bất cứ điều gì nghèo hèn, bình dị và khó khăn
nhất.
650. 19. Tôi quyết tâm giữ một tính khí điềm đạm, không bao giờ cho phép bản thân
mình bị dẫn dắt bởi sự tức giận, sự thiếu kiên nhẫn, sự buồn chán, hay niềm vui thái quá, luôn
luôn ghi nhớ tấm gương của Chúa Giê-su và Mẹ Maria, Thánh Giu-se, những người đã trải qua
nhiều thứ thách và chúng lớn hơn những thử thách của tôi nhiều. Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đã
sắp đặt mọi thứ theo cách này vì sự tốt lành của tôi, và vì vậy, tôi sẽ không bao giờ phàn nàn.
Thay vào đó, tôi sẽ nói: Cho ý Cha được thể hiện. Tôi sẽ luôn ghi nhớ những gì mà thánh
Agustine đã nói, Aut facies quod Deus vult, sut patieris quod tu non vis. 63 Tôi cũng hồi tưởng lại
những gì Thiên Chúa đã nói với thánh nữ Ma-da-lê-na thành Pazzi: để duy trì tâm trạng dễ chịu
không thay đổi với tất cả các hạng người, nhưng không bao giờ để tuột ra một lời nịnh hót nào.
Của thánh Martin: chúng ta nhận thấy rằng dường như ngài chẳng bao giờ tức giận, buồn chán
hay đùa cợt, nhưng ngài luôn luôn trong tâm trạng của niềm vui thiên đàng. Đức kiên nhẫn của
ngài là quá tuyệt vời; dù là cha bền trên của họ, nhưng nếu những người bé mọn nhất trong hàng
giáo sĩ của ngài có chống đối ngài, thì ngài cũng không đáp trả lại.

63
Hoặc là bạn làm theo thánh ý Chúa, hoặc là chụi đau khổ cho những gì bạn không mông muốn.
NHỮNG TÀI LIỆU CHỌN LỌC

651. Sự hoàn hảo cốt ở việc yêu mến Thiên Chúa nhiều và kinh thường chính bản thân
mình (Thánh Maria Ma-da-lê-na thành Pazzi).

Spernere se, spernere nullum, spernere mundum. Et spernere sperni (Thánh Louis
Bertrand).64

Hãy làm tròn bổn phận của mình và cho đi những gì có thể.

Đó là sự dũng cảm tuyệt vời, chịu đau khổ mà không than phiền và là đức khôn ngoan
tuyệt vời, lắng nghe với với lòng kiên nhẫn.

In silencio et spe erit fortitude vestra (Isa. 30:15).65

652. Người đàn ông khỏe mạnh sẽ không sợ bất cứ điều gì, ngay cả cái chết, khi làm
nhiệm vụ của mình.

Chúng ta nên giữ vững vị trí mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta, chiến đấu cho tới
hơi thở cuối cùng mà không màng tới hậu quả. Điều duy nhất mà chúng ta nên sợ là hành động
bất chính.

653. Nếu bạn muốn đạt tới đỉnh cao của đạo đức, thì không được nâng lòng tự trọng lên.
Hãy tin rằng bạn đang không làm gì cả và bạn sẽ làm được tất cả. (Thánh Gio-an Kim khẩu).

Abstine et sustine.66

Hãy kiềm chế thói tham ăn, sự xa hoa và mọi niềm vui, ngay cả khi nó được hợp pháp.

Hãy kiên nhẫn trong công việc, sự đau ốm, sự bách hại và sự vu khống.

Spiritus Sanctus docet: Pauca loqui cum discretione; multa operari cum fervore, ac
jugiter laudare Deum.67

64
Khinh thường chính bản thân và không khinh thường ai; khinh thường thế gian và khinh thường khi bị khinh
thường.
65
(Isa. 30:15)Thing lặng và trông cậy là sức mạnh của bạn
66
Kiềm chế bản thân mình và sống với nó.
67
Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nói ít và một cách kín đáo, để làm tất cả mọi việc một cách sốt sắng và để ngợi
khen Thiên Chúa luôn mãi.
CHƯƠNG XVI

Một số Việc Thờ Phượng Cụ Thể

654. Kinh Cầu Các Thánh

Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con

Thánh Giu-se. Cầu cho chúng con

Thánh Gioan-kim và Thánh An-na. Cầu cho chúng con

Thánh An-tôn. Cầu cho chúng con

Các Thánh Thiên Thần. Cầu cho chúng con

Các Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần. Cầu cho chúng con

Các Bệ thần Cầu cho chúng con

Các Quản Thần Cầu cho chúng con

Các Dũng Thần Cầu cho chúng con

Các Vệ Thần Cầu cho chúng con

Các Thánh tổ phụ và các Thánh Tiên Tri Cầu cho chúng con

Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta Cầu cho chúng con

Thánh Phê-rô Cầu cho chúng con

Thánh Phao-lô Cầu cho chúng con

Thánh Gia-cô-bê Cầu cho chúng con

Thánh Gio-an Vi-an-nê Cầu cho chúng con

Các Thánh Tông Đồ và Các Thánh Sử Cầu cho chúng con

Thánh Phan-xi-cô Xa-lê-xi-ô Cầu cho chúng con

Thánh Ca-lô-rô Bô-rô-mê-ô Cầu cho chúng con

Thánh Tô-ma thành Vil-la-nô-va Cầu cho chúng con


Thánh An-tôn-ni-si-ô Cầu cho chúng con

Thánh Gio-an Kim Khẩu Cầu cho chúng con

Thánh Am-brô-si-ô Cầu cho chúng con

Thánh Au-gus-ti-nô Cầu cho chúng con

Thánh Grê-gô-ri-ô Cầu cho chúng con

Thánh A-tha-na-si-ô Cầu cho chúng con

Thánh Hi-ê-rô-ni-mê Cầu cho chúng con

Thánh Pao-li-nô Nô-la Cầu cho chúng con

Thánh Mac-ti-nô Cầu cho chúng con

Thánh Ju-li-an Cầu cho chúng con

Thánh Lau-ren-xô Giút-ti-ni-a-ni Cầu cho chúng con

Thánh I-nha-si-ô Cầu cho chúng con

Thánh An-phong-sô Li-gu-ô-ri Cầu cho chúng con

Thánh Bê-na-đô Can-vô Cầu cho chúng con

Thánh Bê-na-đô Cả Cầu cho chúng con

Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê Cầu cho chúng con

Thánh Phan-xi-cô Phan sinh Cầu cho chúng con

Thánh Phan-xi-cô Bô-gi-a Cầu cho chúng con

Thánh Phan-xi-cô Pao-la Cầu cho chúng con

Thánh Tô-ma A-qui-nô Cầu cho chúng con

Thánh Đa-minh Cầu cho chúng con

Thánh Stê-pha-nô Cầu cho chúng con

Thánh Lau-ren-xô Cầu cho chúng con

Thánh Vinh-sơn Cầu cho chúng con

Thánh Xê-bat-xi-a-nô tử đạo Cầu cho chúng con


Thánh Xê-bat-xi-a-nô Giám Mục Cầu cho chúng con

Thánh Phi-lip-phê Nê-ri Cầu cho chúng con

Thánh I-nha-xi-ô tử đạo Cầu cho chúng con

Thánh I-nha-xi-ô Y-Nhã Cầu cho chúng con

Thánh A-lê-xù Cầu cho chúng con

Thánh nữ Tê-rê-xa Cầu cho chúng con

Thánh nữ Ca-ta-ri-na tử đạo Cầu cho chúng con

Thánh nữ Ca-ta-ri-na đồng trinh Cầu cho chúng con

Thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na Cầu cho chúng con

Thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na Pat-zi Cầu cho chúng con

Thánh Thê-la Cầu cho chúng con

Thánh An-nê Cầu cho chúng con

Thánh Phi-lô-mê-na Cầu cho chúng con

Các Thánh nam cùng các Thánh nữ của Thiên Chúa. Cầu cho chúng con

Pettitiones pro me68

655. Credo, Domiine, sed credam firminus.

Spero, Domiine, sed sperem securius, Amo, Domine, sed amem ardentius. Doleo,
Domine, sed doleam vehementius69.
68
Cầu cho chúng con

69
Tôi tin kính Đức Chúa Trời, nhưng tôi muốn tin vững vàng hơn. Tôi hy vọng Đức Chúa Trời, nhưng tôi muốn hy
vọng với một sự đảm bảo hơn. Tôi yêu mến Đức Chúa Trời, nhưng tôi muốn yêu với lòng nhiệt thành hơn. Tôi ăn
năn, lạy Đức Chúa Trời, nhưng hãy để con ăn năn sâu sắc hơn. Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ, tôi tớ Ngài, con
của nữ tỳ Ngài, (Tv 115:16). “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền” (xem
Lk 1:38; Eph 6:6). Người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì? (CVTD 9:6). Ðiều đẹp ý Ngài, xin dạy con
thực hiện, bởi Ngài là Thiên Chúa của con (Tv 143:10). Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để
cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế?
(1Vs 3:9). Lạy Chúa, xin ban cho con lòng nhân hậu, đức khiết tịnh, tính kiên định và đức bác ái, lạy Chúa xin dạy
con hiểu cho tường, xét cho đúng (Tv 118:66). Lạy Cha, xin ban cho con ân sủng và tình yêu để con được no thỏa.
Lạy Thiên Chúa của con, Chúa Giê-su của con, và tất cả của con (xem Tự Thuật 655-657).
Trên cây Thập Giá, con được sống và trên cây Thập Giá, con ước mong chịu chết; từ Thập Giá, con hy
vọng được hạ xuống, không phải bởi chính đôi tay của con mà bởi bàn tay của những người khác, sau khi con đã
hoàn thành sự hy sinh của con. (xem. Origen de lá calamidades publicas ( Barcelona 1865) p. 44, note).
“Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá
Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian” (Gl 6:14).
656. O. Domine, quia ego servus, et filius ancillae tuae. Ecce servus tuus, fiat mihi
secundum volantatem tuam, quia Deus meus es tu. Dabis ergo servo tuo cordocile, ut populum
judicare posit et discernere inter bonum et malum( 3 Reg3, 7).

657. Pater, da mihi humilitatem, mansuedinem, castitatem, patientiam et charitatem.


Pater, bonitatem, et disciplinam et scientiam doce me. Pater da mihiamorem tuum gratia tua et
sum satis. Deus meus, Jesus meus et omnia

658. In cruce vivo, et cruce cupio mori: et non a meis minibus, sed ab alienis spero
descendere a cruce, postquam consummatum fuerit sacrificium.

Absit mihigloriari nisi in cruce Domini mei Jesuchristi, per quem mihi mundus crucifixus
est et ego mundo.

Pettines pro pópulo70

659. Pater , respice in faciem Christi tui. Pater, respice infciem Acillae tuae.

Pater, respice in me, et miserere mei, da imperium tuum puero tuo, et salvum fac filium
ancillae tuae( Ps 85).

O Domine, quía ego servus tuus, ego servus tuus et filius ancillse tuae ( Ps 115)

Parce Dominie, Parce populo tuo, per humilitatem. Et patientiam J. C. D. Et Becatae


V.M

660. Parce domine, parce populo tuo per amorem et merital J. C. D. N. et Beatae V. M.
Parce, Domine Jesu fili David, miserere nostril.

661. Te ergo quaesumus tuis famulis subveni, quos pretioso sanguine redemisti. Salvum
fac populum tuum, Domine, et benedic heredital tuae. Et rege eos, et extolle illos usque in
aeternum. Dignare, Domine die isto sine pecato nos custodire. Miserere nostril, Domine,
70
Xin cầu cho mọi người.
Lạy Chúa là khiên mộc chở che, xin thương xem nhìn đến gương mặt đấng Ngài đã xức dầu. (Tv. 84:10).
Lạy Chúa là khiên mộc chở che, xin thương xem nhìn đến gương mặt của tôi tới Ngài (Tv 118: 66).
Lạy Chúa, xin đoái nhìn và xót thương con, vì thân này bơ vơ khổ cực (Tv 25:16). Xin đoái nhìn và xót
thương con, ban sức mạnh của Ngài và xuống ơn cứu độ cho tôi tớ Ngài đây, con của nữ tỳ Ngài (Tv 85:16).Vâng
lạy CHÚA, thân này là tôi tớ, tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài (Tv 115:16). Xin Chúa hằng nhớ đến, xin Chúa hằng
nhớ đến dân của Ngài qua lòng nhân ái và tính kiên định của Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng con và Đức Mẹ Maria
Đồng Trinh. Xin Chúa hằng nhớ đến, xin Chúa hằng nhớ đến dân của Ngài qua tình yêu và sự cứu độ của Chúa Giê-
su Ki-tô và Đức Mẹ Maria Đồng Trinh. Thân phận con nghèo hèn xin Chúa hằng nhớ tới; Lạy Con Vua Đa-vít, xin
thương xót chúng tôi! (Mt 9:27). Lạy Chúa, xin hãy đến cứu thoát dân người, được mua bởi giá máu của Ngài. Lạy
Chúa, xin hãy cứu vớt dân người, và ban ân chúc phúc cho những người thừa tự của Ngài; hướng dẫn và đưa họ đến
bến bờ vinh quang. Xin đoái thương, lạy Chúa, để gìn giữ chúng con khỏi tội của ngày hôm nay. Xin thương xót
chúng con, lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Hãy để lòng nhân hậu của Ngài đổ trên chúng con, lạy Chúa, khi chúng con đặt hy vọng nơi Ngài. Trong
Ngài, lạy Chúa, con tín thác, con sẽ không bao giời phải xấu hổ. (Te Deum hymn)
miserere nostril. Fiat Misericordia tua, Domine super nos quemasmodum speravimus in te. In
te, Domine, speravi, non confundar in aeternum.

662. Lạy Chúa của con, con không mông muốn Ngài nói về con như những gì phải nói
đối với một linh mục nhà Ít-ra-en. Các ngươi không lên lỗ hổng mà cũng chẳng xây tường bảo vệ
nhà Ít-ra-en, để nó có thể cầm cự trong cuộc chiến đấu vào ngày của Đức Chúa (Ezk 13:5).

Lạy Chúa con, như Chúa đã phán: Ta đã tìm kiếm trong bọn chúng một người xây tường
và đứng trước nhan Ta, nơi lỗ hổng, để bảo vệ xứ sở, nhằm ngăn cản Ta phá thành, nhưng Ta
không tìm ra (Ezk 22:30).

663. Lạy Chúa, con chẳng là gì, cũng giống như Mô-sê con muốn cầu nguyện: Dimitte,
obsecro, peccatum populi hujus, secundam multitudinem misericordiae tuae (Nm 14:19).71

Lạy Cha, con xin Cha điều này nhờ công trạng của Chúa Giê-su Ki-tô, người Con của
Cha và Đấng Cứu Chuộc của chúng con, và nhờ công trạng của Đức Mẹ Maria, Mẹ của người
Con chí thánh và Mẹ của chúng con. Vâng, con, là kẻ tội lỗi trước tiên và trên hết tất cả, cầu xin
Cha điều này nhân danh tất cả, mà Ngài mong ước chúng con cầu xin và biết rằng chúng con cần
Ngài trước nhất.

71
(Ds 14:19) “Vậy xin Ngài tha thứ lỗi lầm của dân này theo lượng cả ân nghĩa của Ngài”
CHƯƠNG XVII

MỘT SỐ VẬT NUÔI TRONG NHÀ ĐÃ PHỤC VỤ TÔI

NHƯ LÀ NHỮNG MẪU GƯƠNG VỀ NHÂN ĐỨC

664. Chúa Thánh Thần mách bảo tôi, “Hãy đi tới con kiến, hỡi kẻ lười biếng, tìm hiểu
đường lối và học hỏi tính khôn ngoan của nó”. Và, tôi không chỉ học hỏi từ con kiến mà còn cả
từ con gà trống, con lừa và con chó nữa.

Quis dedit gallo intelligentiam? (Job 38:36).72

Gallus cantavit.73

1. Con gà trống gáy vì tôi; và tôi, giống như Thánh Phê-rô, hồi tưởng lại tội lỗi của
mình và khóc lóc.
2. Con gà trống gáy báo hiệu các giờ của ngày và đêm. Tôi, cũng thế, cần phải ca
tụng Thiên Chúa mỗi giờ cả ngày lẫn đêm, và thúc đẩy người khác cũng làm như vậy.
3. Cả ngày lẫn đêm, con gà trống trông nom đàn gà con của nó; cũng vậy, cả ngày
lẫn đêm tôi cần phải trông nom những linh hồn mà Thiên Chúa đã giao phó cho tôi để chăm sóc.
4. Trong những lúc gặp những tiếng động lạ hoặc cảm giác có nguy hiểm, con gà
trống kêu lên những cảnh báo; tôi, cũng vậy, phải làm những việc tương tự để cảnh báo các linh
hồn khỏi những mối nguy hiểm của tội lỗi dù nhỏ nhất.

655. 5.Con gà rống bảo vệ đàn con của nó chống lại những tấn công của diều hâu những
và những loài chim săn mồi khác; tôi, cũng vậy, phải bảo vệ các linh hồn, mà Thiên Chúa đã trao
phó cho sự chăm sóc của tôi, chống lại những con diều hâu của sự sai lầm, tội lỗi và sự đồi bại.

6. Con gà trống rất rộng lượng; ngay khi nó nhìn thấy một mẩu thức ăn, nó sẽ nhịn ăn và
kêu những con gà mái tới ăn. Tôi cần phải bỏ đi những niềm vui và những thuận lợi để tôi có thể
rộng lượng và bác ái đối với người nghèo và những người nghèo túng.

7. Trước khi con gà trống gáy, nó trước hết vỗ đôi cánh của nó; tôi, trước khi rao giảng,
cần phải di chuyển và đập đôi cánh của sự học tập và cầu nguyện.

8. Con gà trống là loài có năng suất nhất; do đó tôi phải trở nên thánh thiện, vì vậy tôi
có thể nói như thánh Tông đồ, per evangelium ego vos genui.74

Con Lừa
72
Job 38:36: “Ai ban trí tuệ cho gà trống?”
73
Mt 26:64; Mk 14:68: “Bấy giờ có tiếng gà gáy.”
74
1Cr 4:15: “ bởi vì trong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em”.
666. Ut jumentum factus sum apud te, et ego semper tectum.75

1. Con lừa là loài động vật có phẩm chất bé mọn nhất giữa các loài thú vật. Tên của nó
là một một sự sỉ nhục; chỗ ở của nó là thấp kém nhất trong khu vườn; thức ăn của nó thì nghèo
nàn và bộ đồ trang trí cho nó cũng rất nghèo nàn. Tôi, cũng vậy, nên chắc chắn rằng căn phòng,
thức ăn quần áo của tôi là nghèo nàn để chiến thắng bản thân trước sự sỉ nhục và sự khinh miệt
của người đời. Điều này sẽ giúp tôi đạt được nhân đức khiêm tốn, bởi vì theo bản chất hư hỏng,
tôi là kẻ tự hào và kêu ngạo.

667. 2. Con lừa là loài động vật rất kiên nhẫn; nó vận chuyển con người cùng những vật
nặng của họ, và sự đau đớn do bị đánh đập mà không hề than trách. Tôi, cũng vậy, cần phải thật
kiên nhẫn trong việc mang những gánh nặng của nhiệm vụ mà tôi đang mang, và chịu đựng một
cách ngoan ngoãn tất cả những nỗi đau, thử thách, ngược đãi và vu khống mà tôi phải chịu.

668. 3. Đức Trinh Nữ Maria đã cưỡi trên lưng của một con lừa khi Mẹ đi đến Bê-lem để
sinh hạ Chúa Giê-su, Con của Mẹ, và khi Mẹ cùng Con của Mẹ chạy trốn sang đất Ai Cập để
tránh khỏi sự bách hại của vua Hê-rô-đê. Tôi, cũng vậy, phải dâng chính bản của tôi cho Mẹ
Maria, để trở thành người khuân vác vui vẻ cho những cống hiến của Mẹ, để rao giảng về những
vinh quang, niềm vui và sầu khổ của Mẹ, và để cả ngày lẫn đêm suy niệm những điều thánh
thiện này và những màu nhiệm đáng kính.

669. 4. Chúa Giê-su cưỡi trên lưng của một con lừa khi Ngài tiến vào Thành thánh Giê-
ru-sa-lem trong niềm vui chiến thắng. Tôi, cũng vậy, rất vui vẻ hiến dâng chính bản thân của tôi
cho Chúa Giê-su, để Ngài sử dụng tôi trong cuộc hành quân chiến thắng của Ngài chống lại quân
thù, thế gian, xác thịt, và quỷ, như cách mà Ngài đi vào các tâm hồn và thành trì của những ai đã
được Ngài cảm hóa. Dĩ nhiên, tôi biết rằng danh vọng và những lời tán dương, mà tôi nghe được,
sẽ không phải dành cho tôi, một con lừa, nhưng cho Chúa Giê-su; tôi mang vác những phẩm giá
của Chúa Giê-su, mặc dù tôi bất xứng.

Con Chó

670. Canes muti qui non valureunt latrare.76

1. Con chó là một loài động vật thật sự trung thành và không ngừng đồng hành với chủ
của nó cả khi khổ cực, nghèo đói, khó khăn hay bất cứ cái gì có thể chia rẽ chính họ. Tôi cũng
phải giống như vậy: thật trung thành và không ngừng phục vụ và yêu mến Thiên Chúa; như tôi
có thể nó như thánh Tông đồ: dù chết hay sống hoặc bất cứ cái gì khác cũng không thể chia rẽ tôi
khỏi Thiên Chúa.
75
Tv 73:22: “Con quả đã ngu si chẳng hiểu, trước mặt Ngài, như thú vật nào hơn!”.
76
:Is 56:10: “Tất cả bọn chúng là lũ chó câm, không biết sủa.”
671. 2. Con chó thì trung thành hơn người con, vâng lời hơn một người đầy tớ, và ngoan
ngoãn hơn một đứa trẻ. Nó không chỉ sẵn sàng làm theo những gì mà chủ của nó yêu cầu, mà
còn nhận biết ý muốn nói của chủ nó, từ những cái nhìn của ông chủ bằng việc quét qua sắc mặt
của chủ nó, vì thế nó có thể làm theo mà chưa được sai bảo với sự nhanh nhảu và vui mừng lớn
lao. Nó còn chia sẻ cả những cảm xúc của chủ nó, trở thành một người bạn của những người bạn
của ông chủ và một kẻ thù của những kẻ thù của ông chủ, tôi cần phải luyện tập tất cả các đặc
điểm đẹp đẽ này trong việc phục vụ Thiên Chúa, Người Thầy quý yêu của tôi. Vâng, tôi rất hạnh
phúc để làm những gì Ngài ra lệnh cho tôi, và tôi sẽ học hỏi để biết và làm theo Thánh Ý của
Ngài mà không cần phải đợi cho tới khi có lệnh. Tôi quyết phải nhanh chân và vui mừng để làm
tất cả những gì Ngài nói thông qua những người đại diện của Ngài, các cha Bề trên của tôi. Tôi
sẽ là một người bạn của những người bạn của Thiên Chúa, và sẽ đối xứ với những kẻ thù của
Ngài như Ngài bảo tôi, sủa lên chống lại sự gian dối của họ để làm cho họ tránh xa khỏi nó.

672. 3. Con chó canh giữ ban ngày và cảnh giác gấp bội vào ban đêm. Nó bảo vệ người
và tài sản của chủ nó. Nó sủa và cắn tất cả những kẻ nào mà nó biết hoặc nghi ngờ đang có ý
định làm hại chủ của nó hay những quyền lợi của chủ nó. Tôi cần phải luôn cố gắng giữ cảnh
giác và vạch trần những thói xấu xa, những lỗi lầm và tội lỗi, và hét lên chống lại những kẻ thù
của linh hồn.

673. 4. Niềm vui lớn nhất của con chó là được ở trong sự hiện diện của chủ nó, và bước
đi bên cạnh chủ nó. Tôi sẽ luôn cố gắng bước đi một cách vui vẻ trong sự hiện diện của Thiên
Chúa, Người Thầy quý yêu của tôi. Do đó, tôi sẽ không bao giờ phạm tội và sẽ trở nên hoàn hảo,
theo lời chỉ dạy của Ngài: Ambula coram me, et esto perfectus.77

77
Gn 17:1: “Ngươi hãy bước đi trước mặt Ta và hãy sống hoàn hảo.”
CHƯƠNG XVIII

MỘT VÀI ĐIỀU ĐÁNG CHÚ Ý MÀ THIÊN CHÚA VÀ

ĐỨC TRINH NỮ MARIA ĐÃ LÀM TÔI THẤU HIỂU

674. Năm 1855. Vào ngày 12 tháng 7 vào lúc 5 giờ 30 phút chiều, sau khi tôi vừa viết
xong lá thư mục vụ về chủ đề Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi đã quỳ xuống trước bức ảnh
của Mẹ Maria để cảm ơn Mẹ đã giúp tôi viết lá thư này. Đột nhiên, tôi rất ngạc nhiên khi nghe
thấy một giọng nói rõ ràng và khác biệt phát ra từ bức ảnh, nói rằng: Bene Scripsisti 78. Những
lời này đã gây một ấn tượng sâu sắc trong tôi và đổ đầy trong tâm hồn tôi với một ao ước mãnh
liệt để được hoàn hảo.

675. Năm 1857. Vào ngày 15 tháng giêng năm 185, vào lúc 5 giờ chiều, trong khi tôi
đang suy niệm về Chúa Giê-su, tôi nói, Ngài muốn con làm gì cho Ngài, lạy Chúa? Chúa Giê-su
đáp lại, “Con sẽ phải làm việc, An-tôn; giời của con chưa đến.”

Đã nhiều ngày kể từ khi sự việc này xảy ra, tôi đã cảm nhận được nhiều sự an ủi tinh
thần, đặc biệt trong Thánh Lễ và giờ suy niệm.

676. Năm 1857. Vào ngày 8 tháng 10 năm 1857, vào khoảng giữa chiều, Đức Trinh Nữ
nói cho tôi những gì tôi cần phải làm để trở trở nên rất tốt: Con đã biết phải làm gì; ăn năn
những lầm lỗi trong quá khứ và hãy cảnh giác với nhưng gì sẽ đến. An-tôn, con có nghe ta
không? Đức Mẹ lặp lại. “Hãy cảnh giác với nhưng gì sẽ đến. Đúng vậy, đúng vậy, ta bảo con
những điều như thế.”

677. Vào ngày mùng 9 cùng tháng đó, vào lúc 4 giờ sáng, Đức Trinh Nữ Maria lặp lại
rất nhiều lần những gì mà Đức Mẹ đã bảo tôi vào những dịp khác rằng tôi phải trở thành một tu
sĩ Đa-Minh trong thời gian này để phổ biến sự sùng kính Kinh Mân Côi.

678. Vào ngày 21 tháng 12 cùng năm đó, tôi đã được khuyên nhủ về bốn điểm; (1) cầu
nguyện nhiều hơn, (2) viết sách, (3) hướng dẫn các linh hồn, (4) điềm tĩnh hơn khi ở thủ đô
Madrid. Thiên Chúa muốn tôi ở đây.

679. Vào ngày 25 tháng 12, Thiên Chúa truyền vào tôi một tình yêu về việc bị ngược
đãi và bị vu khống. Thiên Chúa còn ủng hộ tôi với một giấc mơ vào đêm ngày hôm sau. Tôi mơ
thấy rằng tôi bị bỏ tù trong một cáo buộc mà tôi là người vôi tội. Bởi vì, tôi xem nó như là một
món quà từ Thiên đàng để bị đối xử như Chúa Giê-su, tôi thinh lặng, giống như Giê-su đã làm
vậy. Gần như tất cả các bạn tôi đều bỏ rơi tôi, giống như những người bạn của Chúa Giê-su vậy.

78
“ Con đã làm rất tốt”
Một trong những người bạn của tôi muốn bảo vệ cho tôi, giống như thánh Phê-rô muốn bào chữa
cho Chúa Giê-su vậy, nhưng tôi bảo anh ta rằng, “Bạn có muốn uống chén đắng mà Cha tôi đã
chuẩn bị cho tôi không?”

680. Năm 1859. Vào ngày 6 tháng giêng năm 1859. Thiên Chúa đã làm cho tôi hiểu
rằng tôi giống như bụi đất; thật vậy, tôi thuộc là bụi đất. Bụi đất bị dẫm đạp lên mà vẫn giữ thinh
lặng; tôi cũng phải bị dẫm đạp lên mà vẫn giữ thinh lặng. Đất bị cào xới; tôi sẽ bị làm nhục. Cuối
cùng, đất cần được tưới nước nếu muốn được hữu ích; tôi cần đến ân sủng nếu tôi muốn sản sinh
những công việc tốt.

681. Vào ngày 21 tháng 3. Trong khi tôi đang suy niệm về những lời của Chúa Ki-tô nói
với người phụ nữ Sa-ma-ri-a. Ego sum qui loquor tecum79. Tôi hiểu một số điều lớn lao và thật
lớn lao. Ngài trao cho người phụ nữ ấy đức tin và cô ta đã tin; Ngài đã chỉ ra rằng những đau khổ
là do tội lỗi của cô ta gây ra và cô ta đã sám hối; Ngài đã trao cho người phụ nữ ấy ân sủng và cô
ta đã rao giảng về Chúa Giê-su. Ngài cũng làm như vậy đối với tôi, trao ban cho tôi đức tin, đau
khổ, và một sứ vụ truyền giáo để rao giảng về Ngài.

682. Thiên Chúa nói với Mô-sê, Ego sum 80 và sai ngài đến Ai-cập. Chúa Giê-su, đi trên
mặt biển của biển hồ Ga-li-lê, nói với các Tông Đồ đang sợ hãi, Ego sum81, và họ đã trở nên
vững tin, Chúa Giê-su nói với thánh Phao-lô, Ego sum82 và ngài bị hoán cải và trở thành một nhà
truyền giáo vĩ đại.

683. Vào ngày 27 tháng 4, Ngài đã hứa với tôi với tình yêu của Thiên Chúa và gọi tôi là
cậu bé An-tôn.

684. Vào ngày 4 tháng 9, vào lúc 4 giờ 25 phút sáng , Chúa Giê-su Ki-tô bảo tôi: Con
phải dạy cho những nhà truyền giáo của con sự hành xác, An-tôn. Một vài phút sau, Đức Trinh
Nữ Maria nói với tôi: Nếu con làm việc đó, những kết sẽ là rất lớn, An-tôn.

685. Vào ngày 23 tháng 9, vào lúc 7 giờ 30 phút sáng: Thiên Chúa bảo tôi, con sẽ bay
khắp thế giới hoặc di chuyển với vận tốc nhanh và rao giảng về những hình phạt hà khắc đang
sắp sảy ra. Thiên Chúa đã ban cho tôi một sự thông hiểu về những lời nói của sách Khải Huyền
(8;13): Et vidi et audivi vocem unius aquilae 83 bay vào giữa không trung gào thét lên với một
giọng nói lớn, ´Đau đơn thay, đau đớn thay và đau đớn thay cho hậu duệ của thế gian’, bởi vì ba
sự trừng phạt khủng khiếp sẽ xảy đến”. Ba sự trừng phạt đó là:

1. Đạo Tin lành, chủ nghĩa cộng sản…

79
Ga 4: 26: "Ðấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây".
80
Xh 3: 10.4 : “ Ta là.”
81
Ga 6: 20: “ Ta đây.”
82
Cv 9:5; 15:20 : “ Ta đây.”
83
Kh 8: 13 : “ Tôi thấy, và tôi nghe một con đại bang bay trên đỉnh vòm trời.”
2. Bốn tổng ác quỷ sẽ tạo ra những cuộc xâm lăng đầy sợ hãi: đam mê khoái lạc, đam
mê tiền bạc, tự do tư tưởng, tự do ý chí.

3 Những cuộc chiến tranh lớn và những hậu quả của nó.

686. Vào ngày 24 tháng 09, ngày Lễ kinh Đức Maria Mẹ của Lòng Thương Xót, vào lúc
11 giờ sáng, Thiên Chúa đã trao cho tôi một sự thông hiểu về bản văn khác trong sách Khải
Huyền (101): “Sau đó tôi thấy Thiên Thần đầy sức mạnh khác từ trời cao cuộn lấy đám mây với
bảy sắc cầu vòng trên đầu ngự xuống, mặt của ngài sáng chói như mặt trời và đôi chân ngài như
những cột lửa lớn. Trong tay ngài cầm một thánh chỉ được trải xuống. Ngài đã đặt chân phải trên
biển và chân trái trên mặt đất (đầu tiên là ở giáo phận Cuba nơi ngài cai quản và sau đó là ở
những giáo phận khác), rồi sau đó thì ngài kêu gọi lớn tiếng giống như tiếng gầm thét của con sư
tử. Khi ngài lên tiếng, bảy vị thần tia chớp cũng lên tiếng theo dữ dội”. Đây đến những Nam Tử
của Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria. Bản văn đề cấp đến số bảy, nhưng ở đây số bảy là một
con số vô hạn, nghĩa là tất cả. Các Thiên thần được gọi là những tiếng sấm chớp bởi vì họ sẽ la
lên như những tiếng sấm và làm cho giọng nói của họ được nghe thấy. Họ cũng được gọi là
những tiếng sấm chớp vì tình yêu, sự nhiệt thành của họ, giống như hai thánh Gia-cô-bê và Gio-
an, người được gọi là người con của sấm chớp. Và Thiên Chúa muốn tôi và những cộng sự của
tôi bắt chước hai vị Tông Đồ Gia-cô-bê và Gio-an trong sự nhiệt thành, sự trinh bạch và tình yêu
cho Chúa Giê-su và Mẹ Maria.

687. Thiên Chúa nói với chính bản thân tôi và với những người truyền giáo, cộng sự của
tôi, non vos estis qui loquimini sed Spiritus Patris vestry, et Matris vestrae qui loquitur in
vobis.84 Thực sự là điều này: mỗi người trong chúng tôi đều có thể nói lên rằng: Spiritus Domini
super me, propter quod unxit me, evangelizare pauperibus misit me, sanare contritos sorde.85

688. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1859, ngày Lễ kính thánh Tê-rê-sa, có một âm mưu để
ám sát tôi. Kẻ ám sát đã trà trộn vào bên trong nhà thờ Thánh Giu-se từ con đường Alcala ở thủ
đô Madrid. Với ý định xấu xa, anh ta đã vào bên trong nhà thờ để giết thời gian, và anh ta đã bị
cảm hóa nhờ lời cầu bầu của Thánh Giu-se, như thể Thiên Chúa để tôi biết điều đó. Kẻ ám sát
đến và nói với tôi rằng anh ta là một thành viên của một nhóm bí mật đang hậu thuẫn anh ta. Và
anh ta đã bốc trúng lá thăm để đi giết tôi, và nếu như anh ta không thể hoàn thành nhiệm vụ
trong vòng 40 ngày, thì anh ta sẽ bị giết, giống như việc anh ta phải đi giết những người khác,
những người đã không hoàn thành nhiệm vụ được trao. Người đàn ông được cho là sẽ giết tôi đã
khóc nóc, ôm trầm lấy tôi và hôn tôi và sau đó anh ta đi lẩn trốn để không bị giết hại vì đã không
hoàn thành nhiệm vụ được giao của anh ta.

84
(Mt 10:20) “Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha (và của Mẹ) anh em nói trong anh
em”.
85
(Lk 4:18) “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo
hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự
do cho người bị áp bức” (Cf, Is 61:1).
689. Tôi đã trải qua nhiều đau khổ, vu khống và ngược đãi lớn; tất cả địa ngục đã âm
mưu chống lại tôi.

690. Vào ngày 7 tháng 6 năm 1860, lúc 11:30 sáng, Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa
Ki-tô, sau khi dâng Thánh Lễ ở nhà thờ thánh Maria và ngay trước khi tôi dẫn đầu đoàn rước, tôi
cầu nguyện trước Thánh Thể. Tôi được đổ tràn với sự sốt sắng và sùng kính. Đột nhiên, tôi lấy
làm kinh ngạc, Chúa Giê-su nói với tôi, Rất tốt. Ta thích cuốn sách mà con vừa viết. Cuốn
“sách” là tập đầu tiên của Những Người Chủng Sinh Được Hướng Dẫn Tốt, cuốn mà tôi vừa mới
hoàn thành một ngày trước, và tôi biết khá rõ rằng đó là cuốn sách mà Ngài đang nói với tôi. Khi
tôi hoàn thành tập thứ hai, Ngài cũng đã chấp thuận nó.

691. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1860, tôi đang cảm thấy chôn vùi vì viễn tượng phải coi
sóc toàn bộ dự án của tu viện Escorial. Những gánh nặng của nó đã cướp đi tất cả thời gian nghỉ
ngơi ban ngày và giờ ngủ ban đêm của tôi. Bởi vì, tôi không thể ngủ yên, nên tôi chỗi dậy, mặc
quần áo, cầu nguyện và đặt tất cả các gánh nặng của tôi trước Thiên Chúa. Trong thâm tâm, tôi
nghe thấy một giọng nói rất rõ ràng và dễ hiểu của Thiên Chúa đang nói với tôi, Hãy can đảm
lên! Đừng đánh mất lòng tin, Ta sẽ giúp con.

692. Năm 1861. Vào ngày 2 tháng 3 năm 1861, Chúa Giê-su hạ cố để ban cho tôi sự
chấp thuận của Ngài về những tờ truyền đơn mà tôi đã viết về những sự thương khó của Ngài.

693. Vào ngày 6 tháng 4 năm 1861, tôi được khuyên bảo rằng không nên vội vã như
thế, và tôi chỉ nên thực hiện những nhiệm vụ trong tầm tay nếu như tôi không có việc gì khác để
làm trong thế gian, như thế tôi sẽ không đánh mất tinh thần hiền lành.

Vào ngày 15 tháng 6 năm 1861, Chúa Giê-su nói với tôi, Hãy kiên nhẫn, con sẽ sớm
làm việc!

694. Vào ngày 26 tháng 8 năm 1861, lúc 7 giờ tối, trong khi tôi đang cầu nguyện trong
nhà thờ Chuỗi Mân Côi tại La Granja (thuộc thành phố Segovia), Thiên Chúa đã ban cho tôi một
ân huệ lớn lao về việc lưu giữ Thánh Thể còn nguyên vẹn trong người của tôi và để cho Bí tích
Thánh Thể luôn hiện diện cả ngày lẫn đêm trong lòng ngực tôi. Vì điều này, tôi phải luôn ở trạng
thái ý thức rằng Thánh Thể đang hiện diện và sốt sắng hướng vào nội tâm. Hơn thế nữa, tôi phải
cầu nguyện và đối mặt với tất cả các điều xấu xa của đất nước Tây Ban Nha, như những gì Thiên
Chúa đã nói với tôi. Để giúp tôi làm việc này, tôi đã ghi khắc trong tâm trí tôi một lượng lớn các
thứ, chẳng hạn như không có bất kỳ công đức nào, tài năng hay nỗ lực cá nhân nào, Ngài đã nâng
tôi lên vị trí thấp nhất tới vị trí cao nhất, ngay bên cạnh của vị vua của thế gian này. Và bây giờ,
Ngài đã đặt tôi ngay bên cạnh vị Vua của Thiên đàng. Glorificate et portate Deum in corpore
vestro (1Cr.6:20).86

695. Vào ngày 27 tháng 8 năm 1861, trong cùng giáo xứ ấy, trong khi suy tôn Thánh
Thể, tôi là người chủ sự sau Thánh Lễ, Thiên Chúa đã làm cho tôi nhận biết ba thế lực lớn của sự
86
1Cr.6:20: “An em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi than xác anh em”.
dữ lớn đang đe dạo Tây Ban Nha: (1) Đạo Tin Tành, hay đúng hơn, sự mất mát của tinh thần
Công giáo; (2) chế độ cộng hòa; (3) đảng cộng sản. Để chiến đấu chống lại ba thế lực này, Ngài
đã chỉ cho tôi cần phải thực hành ba việc thờ phượng: Kinh Tam Nhật Tụng, Bí tích Thánh Thể
và Chuỗi Kinh Mân Côi.

696. Kinh Tam Nhật Tụng phải được đọc mỗi ngày. Bí tích Thánh Thể phải được tôn
vinh khi tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận Mình Thánh Chúa thường xuyên, viếng thăm Thánh
Thể và thực hiện những hiệp thông thiêng liêng. Kinh mân côi phải được lần hạt mỗi ngày, tất cả
ba phần trên hay ít nhất một phần. Chúng ta cần phải suy niệm các mầu nhiệm và áp dụng chúng
vào các hoàn cảnh của chính đời sống chúng ta.

697. Vào ngày Lễ kính Sự Hoán Cải của thánh Phê-rô, Thiên Chúa đã giúp tôi hiểu
được những gì đã xảy ra trong sự kiện này. Thánh Phê-rô đã sa ngã và chối bỏ Chúa Giê-su. Gà
gáy, nhưng ông Phê-rô đã không hoán cải. Gà gáy lần nữa và Thánh Phê-rô đã được hoán cải,
bởi vì Chúa Giê-su đã nhìn ông - Chúa Giê-su, Người là Thiên Chúa nhìn đất thấp đất sợ run lẩy
bẩy, qui respicit terram et facit eam tremere. 87 Tôi biết rằng tôi sẽ phải rao giảng lặp đi lặp lại và
cùng lúc đó tôi cầu nguyện rằng Thiên Chúa sẽ hướng đôi mắt tử tế và nhận hậu của Ngài tới
những con người trần thế để họ có thể run sợ, rùng mình và bị hoán cải.

698. Năm 1862. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1862, lúc 6:30 chiều, khi tôi đang ở trong
nhà chầu Thánh Thể tại cung điện của Aranjuez, tôi dâng hiến chính bản thân của tôi cho Chúa
Giê-su và Mẹ Maria để rao giảng, thúc đẩy, lao động và chịu đau khổ thậm chí bằng chính cái
chết, và Thiên Chúa đã chấp nhận những hy sinh đó của tôi.

699. Đối mặt với một lựa chọn của hai điều tốt, mỗi lựa chọn đều sẽ làm rạng ngời vinh
quang của Thiên Chúa như nhau, tôi cảm thấy được mời gọi để chọn lấy lựa chọn thấp kém hơn,
khiêm nhu hơn và nhiều đau khổ nhất.

700. Vào buổi sáng ngày 16 tháng 5 năm 1862, lúc 4:15, trong khi tôi đang cầu nguyện,
tôi suy nghĩ tới những gì tôi đã viết xuống vào ngày hôm trước đó, trước khi tập trung vào những
trải nghiệm về Bí tích Thánh Thể vào ngày 26 tháng 8 năm trước. Tôi đã nghĩ đến việc xóa bỏ
trải nghiệm và tôi vẫn nghĩ về nó đến ngày hôm nay, nhưng Đức Trinh Nữ Maria đã nói với tôi
là không thể xóa bỏ nó được. Sau đó, trong khi tôi đang dâng Thánh Lễ, Chúa Giê-su Ki-tô đã
nói với tôi rằng Ngài thật sự đã ban cho tôi ân sủng này về việc lưu giữ Mình Thánh Chúa bên
trong người tôi.

CHƯƠNG XIX
87
Tv 103:32: “Chúa nhìn đất thấp đất sợ run lẩy bẩy.”
NHỮNG NGÀY ĐÁNG CHÚ Ý NHẤT TRONG ĐỜI TÔI

701. Những Ngày Đáng Chú Ý Nhất Trong Đời Tôi

Năm Tuổi Trang88

1807 Ngày 25 tháng 12 tôi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, 4

1813 5 Tôi đã có ý nghĩ về đời sống vĩnh hằng, 9

1816 9 Tôi rất yêu thích cầu nguyện, 36

1818 10 Tôi lãnh nhận Bí Tích Rước Lễ Lần Đầu, 38

1920 12 Thiên Chúa mời gọi tôi, tôi đã nghe và dâng mình cho Ngài, 40

1826 18 Tôi bị sóng biển cuốn ra ngoài khơi, vàà Đức Mẹ Đồng Trinh đã cứu thoát tôi, 71

1828 20 Đức Trinh Nữ Maria đã cứu tôi khỏi một người phụ nữ buông thả, 72

1829 21 Đức Trinh Nữ Maria đã bảo vệ tôi trong một cơn cảm dỗ mãnh liệt, 96

1835 28 Tôi được thụ phong linh mục, 102

1838 30 Tôi được đặt làm quản lý ở Sallent, 104

1839 31 Tôi đi đến Rô-ma để phục vụ cho Bộ Truyền Bá Đức Tin, 120

1840 32 Tôi trở về từ Rô-ma và bắt đầu sứ vụ truyền giáo, 167

1845 37 Tôi đã thành lập một hiệp hội chống lại sự báng bổ, 316

1848 40 Tôi đi đến quần đảo Canary, 477

1848 40 Tôi thành lập Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 330

1849 41 Tôi trở về từ quần đảo Canary, 486

1849 41 Sự khởi đầu của Dòng Những Nhà Truyền Giáo, 488

1849 41 Ngày 4 tháng 8 tôi được chọn làm Tổng Giám Mục, 491

1849 41 Ngày 4 tháng 10, tôi nhận lời, 496

1850 42 Ngày 6 tháng 10 tôi được xức dầu thánh hiến, 499

88
Số trang ở đây được đối chiếu với bản viết gốc (Mss. Claret, I), chứ không đối chiếu đến số trang của cuốn sách
này.
1850 42 Tôi nhận cây Thánh Giá Cao Cả Của Nữ hoàng Isabel Công Giáo, 500

1850 43 Tôi rời khỏi thành phố Bacelona để đến Cuba, 501

1851 43 Ngày 16 tháng 2 chúng tôi đặt chân tới Cuba, 509

1856 48 Ngày 1 tháng 2 tôi đã bị ám sát ở Holguin, 575

1856 48 Tôi thiết kế bản vẽ Học Viện Thánh Michael, 581

1857 49 Ngày 12 tháng 3, tôi rời khỏi Havana, 589

1857 49 Ngày 5 tháng 6, tôi được chọn làm linh mục giải tội cho Nữ hoàng, 614

1859 51 Tôi được bổ nhiệm làm bề trên của tu viện Escorial, 636

1860 52 Tôi được tuyên bố làm Tổng Giám Mục của Trajanopolis,
PHẦN TIẾP THEO CỦA CUỐN TỰ THUẬT

CỦA THÁNH ANTÔN MARIA CLARET

CHƯƠNG I

CHUYẾN ĐI VỚI HOÀNG THÂN QUỐC THÍCH TỚI ANDALUCÍA

702. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1862, tôi đã rời khỏi thủ đô Madrid trong chuyến đi cùng
gia đình Nữ hoàng đến Madela. Ngày 13 tháng 9, chúng tôi đi đến Andujar, vào ngày 14 tháng 9
thì đến Cordoba, nơi mà chúng tôi ở lại đây hai ngày tiếp theo sau đó; vào ngày 17 tháng 9,
chúng tôi tới Seville; và ở lại thành phố này từ ngày 18 đến 25 tháng 9. Vào ngày 26 tháng 9
chúng tôi tiến đến Cadiz và ở lại đó đến ngày 2 tháng 10. Vào ngày 3 tháng 10, chúng tôi trở lại
Seville; vào ngày 5 tháng 10, chúng tôi đi đến Cordoba; vào ngày 6 tháng 10 đến Bailen; vào
ngày 7 tháng 10 đến Jaen; vào ngày 9 tháng 10 đến Granada; vào ngày 14 tháng 10 đến Loja; vào
ngày 15 đến Antequera; vào ngày 16 tháng 10 thì đến Malaga; vào ngày 19 đến Almeria; vào
ngày 20 tháng 10 đến Cartagena; vào ngày 23 tháng 10 đến Murcia; vào ngày 25 tháng 10 đến
Orihuelan; vào ngày 27 tháng 10 đến Novelda; vào ngày 28 tháng 10 đến Aranjuez, và vào ngày
29 tháng 10, lúc 5 giờ chiều, chúng tôi có mặt tại thủ đô Madrid.

703. Nguyện xin Thiên Chúa hãy cúi xuống ban phước lành để sử dụng một con người
tội nghiệp này như chính bản thân con đây để làm những việc tuyệt vời. Đối với Thiên Chúa, đó
là vinh quang, còn với tôi, đó là sự nhầm lẫn như tôi xứng đáng nhận nó. Tất cả mọi thứ mà tôi
có đây là đều mắc nợ Thiên Chúa. Ngài đã ban cho tôi sức khỏe, sinh khí, ngôn từ và tất cả
những thứ bên cạnh tội. Tôi luôn biết rằng Thiên Chúa là nguồn sống của tôi; và trong chuyến đi
này, tất cả mọi người cũng biết điều đó. Mọi người có thể thấy rằng tôi hiếm khi ăn hay uống bất
cứ thứ gì trong ngày, ngoại trừ một củ khoai tây và một ly nước. Tôi không bao giờ ăn thịt, cá,
hay trứng, hay uống rượu. Tôi luôn luôn hạnh phúc và mọi người chưa bao giờ thấy tôi mệt mỏi,
mặc dù thực tế là tôi đã thuyết giảng đến 12 bài giảng.

704. Tôi không thể đếm được số lượng bài giảng mà Thiên Chúa đã rao giảng qua tôi,
người thừa tác viên bất xứng và người tôi tớ vô dụng của Ngài, trong khoảng 48 ngày của
chuyến đi này. Một thành viên của đoàn đã hiếu kì để liệt kê chúng, và anh ấy nói rằng con số
lên đến 205 bài giảng: 16 bài giảng cho các giáo sĩ, 9 bài giảng cho các chủng sinh, 95 giảng bài
cho các nữ tu, 28 bài giảng cho các Nữ Tử Bác Ái, 35 bài giảng cho người nghèo ở các tổ chức
từ thiện, 8 bài giảng cho các chủng sinh của Dòng Thánh Vinh-Sơn Phao-lô, và 14 bài giảng cho
các giáo dân trong các nhà thờ Chính Tòa và các nhà thờ lớn.

705. Bên cạnh việc rao giảng, chúng tôi còn phân phát hàng ngàn tờ rơi, sách bìa mỏng
và sách. Để tạo điền kiện cho công việc này, chúng tôi gửi trước những thùng tài liệu lớn đã in
sẵn đến từng thị trấn mà chúng tôi sẽ dừng chân ở đó. Tôi đơn giản không thể diễn tả hết sự hăng
hái của những người đến lắng nghe Lời Chúa, sự tác động của Lời Chúa trên họ, sự háo hức để
có vài vật kỷ niệm, và tình yêu mà họ ấp ủ trong lòng về bất cứ thứ gì chúng tôi tặng họ, thậm
chí là không có gì cả ngoài một tờ rơi nhỏ.

706. Đã có những sự hoán cải lớn, thậm chí thời gian không đủ để cho phép tôi nghe
những lời xưng tội của họ. Một vài người trong số họ, những người đã được hoán cải, viết thư
cho tôi và tôi xin được trích dẫn chỉ một trong nhiều lá thư mà tôi đã nhận được trong chuyến đi
này. Thư viết: “Thưa Đức Giám mục và Đức Cha rất thân mến: người mạnh dạn viết cho Ngài
vài dòng dưới đây là một người rất tội lỗi. Con đã đánh mất những âm thanh cốt yếu nhất mà con
đã được học từ cha mẹ và thầy cô trong nhiều năm dài được đào tạo về khoa học. Với tất cả sự
ngu dốt của tâm hồn tan nát của con, con đã dấn thân vào cuộc cách mạng từ năm 1834 đến 1835
và đã không đi đến tòa án thánh của tòa giải tội trong tất cả thời gian đó, bất chấp những nỗi sợ
hãi khủng khiếp của con và việc bị lương tâm cắn rứt. Tuy nhiên, tạ ơn Chúa và Đức Trinh Nữ
Maria, con cuối cùng đã đến tòa giải tội và ngày hôm qua, ngày 1 tháng 12 năm 1862, con đã
làm một cuộc xưng tội tổng thể của đời con.”

707. “Tâm hồn con ngập tràn niềm vui sướng. Những tác hại, mà con đã thực hiện trên
cây viết của con, đặc biệt ở cương vị cao của con, là không thể đếm hết được. Con đã khinh miệt
Đấng Cứu Độ của con và Người đã để rơi con trong những đam mê của con, và con đã sống
chung với những đam mê ấy cho tới khi Thiên Chúa chạnh lòng từ bi với con. Tiếng gọi đầu tiên
của Ngài đã đến với con như thế này: con đã khởi hành từ thành phố Barcelona trên cùng một
con tàu với một vị linh mục, người mà đã tặng cho con một bức ảnh thánh của Đức Marria Vô
Nhiễm Nguyên Tội và một vài câu châm ngôn Ki-tô giáo được in trên nó. Con đã nhận tấm ảnh,
và mặc dù con không quan tâm nhiều đến nó, nhưng con đã đặt nó vào trong cái ví của con và
đọc một kinh Kính Mừng cho vị linh mục nghe. Nữ hoàng đã đến Andalucía và Ngài cùng đến
đó với Nữ hoàng. Khi con thấy Ngài thì con nhớ đến tấm ảnh đó của Đức Trinh Nữ Maria.
Nhưng làm thế nào để con có thể nhìn thấy Đức Mẹ? Con thấy Mẹ đang hỏi rằng công lý mà con
đã thực hiện chống lại Mẹ! Con đã nghe người ta bảo rằng Ngài đang rao giảng và con đã chạy
đến để nghe Ngài giảng. Con đã rời khỏi nhà thờ đầy sợ hãi và trở về nhà con với một suy nghĩ.
‘Tất cả sẽ chấm dứt ngay từ bây giờ’.

708. Tất cả chúng ta hãy cùng ngợi khen Thiên Chúa và ca tụng lòng thương xót của
Ngài đến muôn đời và đồng thời, chúng ta hãy khuyến khích nhau hằng ngày để hành động hơn
nữa, để sử dụng những phương thế vĩ đại này mà Thiên Chúa sử dụng để hoán cải những người
tội lỗi: sách báo, tờ rơi và những bài giảng thuyết. Điều quan trọng của ngày nay là làm sao để
truyền bá những cuốn sách hay để chống lại cơn lũ của những cuốn sách xấu xa!
CHƯƠNG II

709. Ở tất cả những thị trấn mà chúng ta đi qua đều có rất nhiều nữ tu, tôi đã đi rao
giảng cho họ, và để không làm mất thời gian, trong khi tôi đang ở tu viện này, tôi sai một linh
mục đi trước đến một tu viện khác để qui tụ các nữ tu lại trong một hàng rào vây quanh trước
bàn Thánh chính. Vì thế, khi tôi đến đó, tôi có thể bắt đầu ngay cuộc nói chuyện; và khi tôi kết
thúc, tôi có thể đi thẳng tới một tu viện khác mà họ không thể giữ tôi lại, như họ luôn mong
muốn làm điều đó. Mặc dù, với tư cách Giám mục, tôi có quyền tự do đi vào tu viện, nhưng tôi
không bao giờ muốn làm như thế vì sợ phải trò chuyện và lãng phí thời gian, trái lại là sự thinh
lặng và sự siêng năng mà tôi luôn khuyến khích các nữ tu tuân giữ chúng. Tôi đã thường nói với
họ một vài lần là nếu tất cả các sơ bị câm, thì họ sẽ thánh thiện hơn bây giờ nhiều.

710. Tôi đã để ý rằng trong các thị trấn, đa số các tu viện đều theo một lối sống có tính chất
chủ nghĩa cá nhân hơn là một lối sống đích thực sống vì cộng đoàn, chẳng hạn như tại thành phố
Seville, có đến 20 tu viện, nhưng chỉ duy nhất 5 tu viện thực hành đời sống cộng đoàn, và 15 tu
viện còn lại sống theo lối sống chủ nghĩa cá nhân; và tỉ lệ tương tự cũng xảy ra ở các thị trấn
khác trong vùng Andalucía.

711. Những ai, đã từng tiếp xúc với các nữ tu, đều biết rằng trong một cộng đoàn, nơi mà
đời sống cộng đoàn không được tuân giữ, thì ở đó có thể là không hoàn hảo thực sự. Thay vì mô
tả tâm trạng buồn của bản thân mình, tôi muốn để cho một sơ tập sinh của một trong những tu
viện đó mô tả đời sống đó bằng chính ngôn từ của sơ như sơ đã mô tả trong một lá thư mà sơ đã
viết cho tôi được đề ngày 18 tháng 12 năm 1862.

712. “Con tìm kiếm chính bản thân con ở đây trong tu viện này. Vì tình yêu Thiên Chúa và
Máu thánh của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, con nài xin Chúa hãy đưa con ra khỏi địa ngục mà
con đang ở trong đó. Nó không phải là một tu viện; nó chỉ là một khối canh hộ mà thôi. Ở đây
không có bình an; nó chỉ là một cái mê cung lớn mà thôi. Không có điều gì ở đây làm con hài
lòng. Nếu Đức Giám mục của chúng con biết những gì đang xảy ra ở tu viện này, thì Ngài sẽ
đóng cửa nó từ lâu rồi. Con đang chuẩn bị khấn dòng, và con sẽ trở thành một nữ tu phù hợp với
hỏa ngục. Con không thể tin tưởng bất cứ ai. Niềm hy vọng duy nhất của con là qua ngài, Nữ
hoàng của ngài, con sẽ tìm một vài phương thuốc và ơn cứu độ cho linh hồn của con. Vì Đức cha
là linh mục giải tội cho Nữ hoàng, Đức cha nên tư vấn có Nữ hoàng ban hành một đạo luật cấm
các tập sinh không được tuyên khấn ở bất cứ tu viện nào, mà ở nơi đó đời sống cộng đoàn không
được tuân giữ.

“Thưa Đức Cha, con mới đang kể với Đức Cha mộ nửa câu chuyện về nó mà thôi. Đó là
một cuộc sống buồn chán làm sao! Nó giống như một cái chết vậy: tất cả những gì con có thể
làm là chịu đựng và giữ chặt cái lưỡi của con. Con hy vọng rằng Nữ hoàng sẽ có thể cung cấp
một vài biện pháp cứu chữa cho nó trước khi ngày lễ khấn của con đến. Tất cả các nữ tu, những
người đang sống trong những tu viện có tính chủ nghĩa cá nhân, đều đang trải qua những việc
tương tự như con vậy. Chỉ mình Thiên Chúa biết những gì đang xảy ra trong những tu viện như
cái tu viện này. Xin mau giúp con - thời gian đang cạn dần; ngày khấn của con sắp tới gần rồi và
con sẽ bị bắt mà không thể được cứu chữa với những lời khấn quan trọng ....”

713. Người nữ tu tội nghiệp này đang thốt ra một cách bừa bãi những gì mà chúng tôi
đã biết đến từng một chi tiết những gì đang xảy ra trong những tu viện như thế. Tuy nhiên, bất cứ
khi nào tôi viếng thăm bất cứ tu viện nào của những tu viện có tính chất chủ nghĩa cá nhân này,
tôi giảng dạy cho họ một cách hăng hái và đầy thuyết phục để họ có thể nhìn thấy rõ ràng những
gì mà chính Thiên chúa đang truyền cảm hứng cho tôi.

714. Tôi đã làm cho nữ tu nhìn thấy rằng những gì họ cần tìm là trở nên hoàn thiện nếu
họ muốn được cứu rỗi, và rằng trở thành nữ tu là không đủ để cứu vớt họ; vì nhiều người trong
trong số họ, giống như những cô trinh nữ khờ dại vậy, sẽ phải nghe từ đôi môi của Chúa Giê-su,
chàng rể của họ, những lời này: “Tôi không biết chị”. Tôi đã khuyên bảo các nữ tu rằng đời sống
cộng đoàn là thật sự cần thiết cho sự hoàn hảo như thế nào. Tôi cũng đưa ra cho họ một chuỗi
các so sánh giữa đời sống cộng đoàn và đời sống mang tính chất cá nhân, chỉ cho họ những lợi
ích thể lý, tinh thần và tài chính mà đời sống cộng đoàn mang lại nhiều hơn so với đời sống
mang tính chất cá nhân; tôi còn trình bày cho họ một vài thí dụ về cuộc sống của chính Chúa
Giê-su, các thánh Tông đồ, và các môn đệ, và tất cả các cộng đoàn đã đạt tới sự hoàn thiện, tất cả
các cộng đoàn ấy đều đã tuân giữ đời sống cộng đoàn.

715. Tôi cũng dùng một lý luận khác mà đã thật sự gây ấn tượng mạnh trong họ, cụ thể
là Nữ hoàng, về việc ban cho tất cả các tu viện một bố thí ít nhất là 2000 reals (một đồng tiền
xưa của Tây Ban Nha), thích rằng số tiền này đi tới những tu viện có đời sống cộng đoàn được
tuân giữ. Vấn đề này, tôi đã nói với họ, không phải là mệnh lệnh của Nữ hoàng, nhưng chỉ là
mong ước của Nữ hoàng, và Nữ hoàng đã trao số tiền của tiền bố thí 2000 reals cho từng tu viện
đến tài khoản của Đức Giám mục địa phương, và buộc các Ngài trao số tiền đó ngay lập tức đến
các cộng đoàn đang tuân giữ đời sống cộng đoàn và đến những cộng đoàn khác (những cộng
đoàn chưa tuân giữ đời sống cộng đoàn) bất cứ khi nào họ chấp nhận và thực hành đời sống cộng
đoàn.

716. Tôi cũng đã trình bày với các Giám mục và các cộng đoàn dòng tu: không cho phép
các tập sinh vào nhà dòng mà không tuân giữ đời sống cộng đoàn, và nếu như một vài người đã
vào nhà dòng rồi, thì họ sẽ không đuợc khấn cho tới khi nào đời sống cộng đoàn được tuân giữ.
Nhưng tôi cũng nói thêm rằng để hoàn thiện điều kiện này, nó sẽ là đủ nếu hai hay ba trong
những nữ tu hiện diện đây bắt đầu thực hành việc đó và tất cả các tập sinh sắp vào nhà dòng phải
được yêu cầu thực hành như vậy. Vì thế, một vài nữ tu cao tuổi đã bắt đầu tuân giữ đời sống
cộng đoàn trong khi các nữ tu khác đang chết dần chết mòn, và toàn thể cộng đoàn đang trải qua
một chương trình huấn luyện lại từng bước một. Tôi nói với các nữ tu lớn tuổi rằng điều duy nhất
mà tôi yêu cầu họ là không trở nên giống những người Pha-ri-siêu, những người đã bị Chúa Giê-
su khiển trách, bởi vì họ không vào Thiên Đàng và họ cũng sẽ không để bất cứ người nào khác
vào Thiên đàng .
Chương III

NHỮNG THIỆT HẠI VÀ NHỮNG SAI TRÁI ĐƯỢC TRUYỀN BÁ

BỞI NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH VÀ NHỮNG NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Ở TỈNH ANDALUCIA

717. Một vài năm trở lại đây, đã có một sự thờ ơ lớn trong khu vực này bao gồm cả về
mặt chính quyền lẫn giáo sĩ, và chính vì thế, những người theo chủ nghĩa xã hội và những người
Tin Lành đã nhanh chân tận dụng tốt cơ hội này. Trong khi một nhóm người đã ngủ, thì nhóm
kia đã gieo rắc cỏ dại trên mảnh đất đáng yêu này. Tất cả mọi người đều biết về sự trỗi dậy tại
Loja và một số lượng lớn người dân đã tham gia vào nhóm này- nó đã nhận được sự hưởng ứng
của không ít hơn 80,000 người được liệt kê. Chúng ta cũng biết rằng việc đàn áp nó đã dẫn đến
sự đổ máu rất lớn và sự trục xuất cho nhiều người. Cảm ơn sự viếng thăm của Nữ hoàng và sự ân
xá, Nữ hoàng đã tuyên bố rằng nhiều người bị trục xuất đã có thể trở về quê hương đoàn tụ với
gia đình của họ. Những bảng báo cáo chính thức cho thấy rằng những người bị truy tố trong sự
cố xảy ra tại Loja 387 người độc thân, 720 người lập gia đình, và 76 người goá phụ - tổng cộng
là 1,183 người.

718. Một sự đa dạng lớn các tác nhân đã được sử dụng để quấy động tình trạng hỗn loạn
này, nhưng các tác nhân chính là tiền bạc, sách vở, truyền đơn, những tuyên truyền viên khoác
loác. Và một vài kẻ cầm đầu phải viện đến bạo động; họ ngược đãi những ai từ chối tham gia với
họ bằng cách ngăn cấm những người này từ công ăn việc làm của họ và cố gắng bỏ đói họ. Trong
suốt thời gian chuyến đi và sự lưu lại của chúng tôi ở nơi đây, tôi đã gặp một số rắc rối nhỏ trong
việc ghi xuống những sai lầm mà đã được lan truyền trong vùng này, một bảng tóm tắt ngắn
được ghi lại như sau:

719. 1. Con người không cần phải tri ân cha hay mẹ, nhưng trái đất, nơi mà con người
xuất hiện như những cây nấm độc, nấm không độc, hay bất kỳ cây thực vật nào khác, không cần
phải mang đến Thiên Chúa để giải thích bất kỳ điều gì về nó.

2. Con cái không mắc nợ gì cha mẹ của họ cả, bởi vì các bậc cha mẹ chỉ là đang tiêu
khiển với nhau, và nếu niềm vui thú của họ đưa đến một đứa con, thì có lẽ nó đi ngược lại ý
muốn của họ. Có thể họ có một vài cảm xúc cho đứa con, nhưng ai biết được rằng họ đã có cố
gắng thực hiện một ca phá thai hay không? Ngôn ngữ như thế này đã được sử dụng không chỉ ở
nhà, mà còn ngoài đường phố, trong những quảng trường công cộng và thậm chí trong cả phòng
xử án.

720. 3. Các vị Vua và các quan lại trong triều đình là không có gì cả, ngoại trừ là những
tên bạo chúa; họ không có quyền để sai bảo người khác về những gì phải làm. Tất cả chúng ta
đều bình đẳng như nhau.
4. Các hoạt động chính trị không là gì cả, ngoại trừ là một cuộc chơi để lấy quyền kiểm
soát về đất đai, danh vọng, lợi ích tài chính, v.v., và về người dân.

5. Không có luật lệ, ngoại trừ luật của những kẻ mạnh.

721. 6. Trái đất này không thuộc về một người nào; tất cả mọi thứ đều đến từ đất, và tất
cả mọi thứ là dành cho tất cả mọi người và thuộc về mọi người.

7. Người giàu có là những tên côn đồ, là những tên trộm cướp và là những kẻ lười
biếng; họ là những kẻ không làm gì cả, ngoại trừ rong chơi, ăn uống và dâm ô. Cũng giống như
phần còn lại của những con ong trong tổ ong vùng dậy và giết càng nhiều con ong mật đực càng
tốt, cũng vậy, những người công nhân phải vùng dậy và kết liễu những kẻ lười biếng trong xã
hội.

722. 8. Thưa anh em, tất cả chúng ta đều bình đẳng như nhau và cùng chia sẻ một bản
chất, nhưng người giàu có đối xử với chúng ta như thể chúng ta là những thành viên của những
chủng loài khác biệt thấp kém hơn chủng loài của họ. Vâng, họ đối xử với chúng ta như thể chỉ
có mình họ là con người và chúng ta là những súc vật thồ (thân trâu ngựa). Họ chẳng bao giờ
phải làm việc và luôn luôn sống trong sự thanh thản; họ luôn đi ra ngoài để tham gia vào một
vòng các trò giả trí tại các cà phê, tại các rạp hát, vũ trường và các buổi dã ngoại, trong khi đó
chúng ta phải làm việc không ngừng nghỉ. Họ thậm chí sẽ không để chúng ta nghỉ ngơi trong các
ngày nghỉ. Họ muốn và có được những nơi thoải mái nhất: mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào
mùa đông, trong khi đó chúng ta không chỉ phải mang chính bản thân chúng ta ra làm việc, mà
còn phải chịu cái nắng, cái lạnh, gió và mưa ở ngoài trời, hay những người khác bị giam chân
trong các nhà xưởng, các tầng hầm và các hầm mỏ, đang hít những khí độc hại và không khí ô
nhiễm cho tới khi chúng ta chết trước tuổi. Hằng ngày, những chiếc bàn của họ trĩu xuống bên
dưới vì những món ăn xa hoa, trong khi chúng ta khó khăn lắm mới kiếm được một mẩu bánh mì
xấu xí; vì những sản phẩm độc quyền họ làm ra, họ chặt chém chúng ta với cái giá quá đắt đỏ.

723. Họ mặc những bộ đồ tốt nhất và đẹp nhất, và mang những trang phục tốt nhất; họ
thay đổi quần áo hằng ngày, trong khi đó chúng ta rất khó để có một chiếc áo khác để thay cho
chiếc áo đáng thương mà chúng ta mang nó để làm việc và đổ mồ hôi mỗi ngày.

724. Họ sống trong những ngôi nhà lớn lộng lẫy, được trang trí theo phong cách
phương Đông, trong khi đó chúng ta sống trong những nơi ở rất tồi tàn và dơ dáy, hay những
tầng hầm với cái giá cho thuê quá cao đến nỗi chúng ta không thể trả chúng. Chúng ta xây những
căn nhà cho họ, lau chùi phòng ốc cho họ, may quần áo cho họ và chuẩn bị bữa ăn cho họ, nhưng
họ không cho chúng ta cái gì cả - đúng hơn, họ cướp của chúng ta những thứ dù nhỏ nhất mà
chúng ta làm ra và hút máu của chúng ta với giá cho thuê đắt đỏ, quyền lợi và đóng góp của họ.
Chúng ta còn phải chịu đựng những vụ cướp và sự bất công của họ bao lâu nữa? Tất cả chúng ta
hãy trỗi dậy chống lại họ.
725. 9. Những người giàu đã sở hữu đất đai lâu quá rồi; bây giờ là lúc chúng ta sở hữu
đất đai và phân chia nó giữa chúng ta. Một sự phân chia như thế không chỉ công bằng và hợp lý
mà còn hữu ích và có lợi cao, bởi vì phần lớn đất chiếm hữu của những kẻ trộm giàu có đang bị
bỏ hoang; chúng ta sẽ phân chia chúng thành những mảnh đất nhỏ và cày cấy chúng bằng chính
bàn tay của chúng ta để thu hoạch một vụ mùa dồi dào.

726. 10. Hơn thế nữa, khi nhà lãnh đạo chủ nghĩa xã hội, Perez del Alamo, một tay thợ
rèn ở Loja, thường tuyên bố rằng: Ngày xửa ngày xưa các bệnh viện, nhà tế bần, tu viện, các
dòng tu, các chi hội, những người được hưởng tài sản, và nó có cánh đồng, đất đai và giá thuê, và
những kẻ lười biếng đó sở hữu chúng cho họ và thậm chí cướp bóc tài sản của người dân. Họ
không trả gì cho chúng ta cả. Nó rất hợp lý cho chúng ta đòi lại những gì thuộc của chúng ta.
Chúng ta cũng có những quyền như họ về việc sở hữu chúng, và bởi vì họ không trả cho chúng
ta bất cứ thứ gì, nên chúng ta chỉ lấy những gì thuộc về chúng ta mà thôi.

Tất cả chúng ta hãy đoàn kết lại. Chúng ta hãy trỗi dậy và bắt tay vào công việc.

727. Bằng những phương tiện này và bằng các luận điệu xúi giục và thuyết phục tương
tự, kết hợp với những đe dọa và sỉ nhục tới những người từ chối đưa cho họ, họ đã tiến một bước
dài chỉ trong một thời gian ngắn. Và trong khi, họ tuyên truyền những điều xấu và những giáo
huấn mang tính chất phá hoại như thế, họ đang quảng bá sự đồi bại bằng cách tách người dân ra
khỏi tất cả những điều tốt đẹp, và dẫn họ tới việc thực hiện tất cả các điều xấu xa. Giáo dân
không còn lãnh nhận Bí tích Hòa giải, Bí tích Thánh thể và Bí tích hôn phối nữa, hay họ chỉ tham
dự Thánh lễ vào những ngày Lễ trọng mà thôi. Người dân chỉ làm việc cho tới trưa và sau đó,
vào buổi chiều và buổi tối, họ đi ra ngoài đánh bài, nhảy múa và làm một vòng qua các quán cà
phê, các rạp hát, các quán rượu và các hoạt động dã ngoại. Tôn giáo không là gì cả, thế tục là tất
cả. Các thừa tác viên của Giáo hội bị khinh bỉ, sát hại và bị kết án v.v.

728. Khi tôi biết được tất cả những điều này ở thủ đô Madrid, nó đã làm cho trái tim tôi
tan nát và tôi muốn đi đến đó để rao giảng, nhưng Nữ hoàng đã bảo tôi hãy chờ đợi, và tôi có thể
rao giảng ở đó khi chúng ta tới đó, và tôi đã làm như vậy. Nhưng việc này thì không đủ; các nhà
truyền giáo cần phải được sai đến đó. Và với ý định này trong đầu, tôi đã bàn thảo nó với các
Giám mục ở vùng đó. Cả vị Sứ Thần Tòa Thánh và Nữ hoàng đã nói chuyện và viết thư yêu cầu
cho các nhà truyền giáo, và tôi hy vọng rằng một vài nhà truyền giáo sẽ hồi đáp lại lời mời gọi
của họ, tuy nhiên chỉ có một ít các nhà truyền giáo thôi, tôi sợ hãi, bởi vì có sự thiếu hụt những
nhà truyền giáo. Lạy Cha trên trời, xin hãy gửi các nhà truyền giáo đến!
Chương IV

NHỮNG KẺ ÁC ĐỘC ĐÃ LAN TRUYỀN

CÁC VU CÁO VỀ LINH MỤC CÔNG GIÁO

729. Những người Tin Lành, các nhà cộng sản, những người theo chủ thuyết xã hội đều
ý thức rõ rằng kẻ thù lớn nhất của họ, những người có thể làm hỏng những kế hoạch của họ,
chính là các linh mục Công giáo. Bởi vì những sai lầm của các nhóm này được ví như bóng tối,
tất cả những gì, mà các linh mục Công giáo phải làm, là đem ánh sáng của những chân lý công
giáo đến trên họ và để cho bóng tối bị xua tan đi. Do đó, chiến thuật chiến đấu tốt nhất của các
nhóm này là nói xấu các linh mục Công Giáo. Họ biết khá đầy đủ rằng những gì họ đang nói là
một tập hợp các chuyện bịa đặt, vu khống và nói dối, nhưng điều đó không quan trọng đối với
họ: một vài điều trong số những gì họ nói vẫn còn đọng lại, một số khác bị chặn lại, và một khi
họ đã làm mất uy tín của các giáo viên, ánh sáng của sự thật tan biến đi và họ vẫn hoàn toàn ở
trong những mệnh lệnh không thể tranh cãi được của bóng tối lỗi của họ. Không thể giải thích
hết đuợc là đã có bao nhiêu lời tuyên truyền mà họ đã thực hiện bằng bởi cả bài viết và ngôn từ.
Tôi sẽ sao chép nội dung chỉ một trong nhiều tờ rơi mà họ đã phát tán khắp nơi và đặt chúng ở
trong tầm tay của tất cả mọi người. Nó đọc như sau:

TÔN GIÁO VÀ LUÂN LÝ

730. “Tôn giáo Công Giáo sẽ trở thành cái gì nếu chúng ta xét đoán nó bởi các hành vi
của hầu hết các thành viên của nó, hãy chỉ đề cập đến tất cả các thừa tác vụ của nó? Sự suy thoái
về đạo đức của các giáo sĩ đạt tới đỉnh điểm. Nó tăng lên hằng giờ, hằng ngày và hằng năm. Nếu
bạn nghi ngờ, hãy nhìn vào các thừa tác viên của tôn giáo này và bạn sẽ quan sát thấy rằng họ
đang say mê những thú vui thế gian và tham gia vào các mưu đồ chính trị. Họ đã trở thành những
người ích kỷ và những kẻ hám lợi; họ đã quên hoàn toàn những gì người Thầy thánh thiêng của
họ nói với họ. Nước Tôi không thuộc về thế gian này”

731. “Họ không học cũng không giảng dạy đạo đức, nhưng chính họ dấn thân vào việc
theo đuổi các tham vọng và khát vọng rối loạn của họ. Họ không giảng dạy Lời Chúa, nhưng
không ngừng quan tâm tới những lợi ích của các đảng phái chính trị; và họ là động lực chính
trong những mưu đồ tai tiếng nhất và những kế hoạch xấu xa nhất. “Bất cứ khi nào bạn chứng
kiến một vài mưu đồ thấp hèn, một vài điều vu khống tồi tệ, hay một vài thủ đoạn đê tiện, thì bạn
có thể nói mà không hề sợ mắc tội rằng đây là việc làm của một linh mục Công Giáo”.

732. “Các linh mục lạm dụng tất cả mọi thứ; không có gì là thiêng liêng đối với họ. Họ
đã xúc phạm và hạ thấp mọi thứ: tòa giảng, tòa giải tội, lương tâm, gia đình và tất cả mọi người
trong xã hội. Họ đã là sự hủy hoại của mọi thứ”.
“Một vài linh mục trong số họ trông có vẻ là khổ hạnh - nhưng hãy cảnh giác! Đằng sau
chiếc áo dòng, họ đang mang theo một con dao găm để giết bạn. Thật là tệ, họ thậm chí không
biết tha thứ cho nhau.”

“Quên đi những lời dạy của Đức Kitô, trả lại cho Caesar những gì là của Caesar và trả
lại cho Chúa những gì là của Chúa, nó có nghĩa là nhằm mục đích duy trì sự tách biệt giữa Giáo
hội và nhà nước, họ can thiệp vào mọi thứ, làm xáo trộn mọi thứ, và làm lưu thông trong mọi
thứ.”

733. “Các linh mục Công giáo là những kẻ phản bội lại chính bản thân họ, Giáo hội và
cả nhà nước nữa. Họ gọi bản thân họ là những thừa tác viên của Thiên Chúa hoà bình, nhưng họ
lại là những người đầu tiên gây ra các cuộc chiến tranh, hoặc bởi lời nói hoặc bởi mẫu gương.”

‘Họ sẽ là ánh sáng của thế gian, nhưng họ đổ đầy thế gian bằng bóng tối bởi sự ngu dốt
của họ. Họ dụ dỗ các cô gái không chồng, lừa gạt những cô gái kết hôn và mua chuộc các bà góa
phụ. Họ đã làm cho bản thân ra ghê tởm trên khắp thế giới bởi sự hão huyền, tham vọng và
những trò gian giảo khác.”

“Tóm lại, hãy tránh xa họ, tách bản thân bạn khỏi họ. Họ là những kẻ lừa đảo hai lời:
những con sói tham lam đội lốt những người chăn cừu tốt bụng.”

734. Những người không tín ngưỡng và những người theo chủ thuyết xã hội đang gây ra
những thiệt hại không thể đếm hết được bằng những giáo huấn như thế, cũng như bằng những
hành động và những khinh miệt mà họ đối xử với giới giáo sĩ, Thánh lễ, các Bí tích và các hoạt
động mục vụ khác của Giáo hội. Ngài tất cả những điều này, họ còn bổ sung thêm sự nhạo báng
và những lời chế nhạo mà họ ném vào những ai tuyên xưng đức tin công giáo. Đây là cách họ
hàng ngày phô trương địa vị xã hội của họ và đẩy nhanh tốc độ chạy của xã hội dọc theo những
con đường dẫn tới sự diệt vong.

735. Tôi đã thường xuyên, nói đúng hơn là liên tục, tự hỏi bản thân không biết có phương
thuốc nào để khắc phục một cái ác như thế không. Sau một hồi suy nghĩ, tôi đã đi đến kết luận
rằng phương thuốc, một mặt, bao gồm việc đào tạo một giáo sĩ tốt, thông thái, đạo đức, nhiệt tình
và thích cầu nguyện, và mặt khác, việc dạy giáo lý và ra giảng cho cả trẻ em và thanh thiếu niên
và việc luân chuyển những cuốn sách và sách nhỏ bìa mỏng hay. Đối với những người thực sự
muốn làm việc, vẫn có niềm tin vào Israel và đất đai sẵn sàng sinh hoa trái cho chính nó. Đừng
đánh mất hy vọng, tôi nói với chính tôi, đừng buồn bã. Khi nhìn thấy đức hạnh và sự dũng cảm
của các linh mục tốt lành, người vô đạo sẽ đánh mất sự dũng cảm và táo bạo của họ.
Chương V

NHỮNG ĐIỀU TÔI ĐÃ LÀM

TỪ KHI TRỞ VỀ TỪ ANDALUCIA

736. Khi về tới đây, cung điện hoàng gia, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và được nghỉ ngơi
từ những lao động của tôi như thể tôi đuợc nhàn rỗi trong tất cả thời gian, và vì thế, tôi đi thẳng
đến tu viện Escorial để bắt đầu tuần Cửu nhật truyền giáo kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Một
nhóm rất đông người đã thanh dự tuần Cửu nhật này và nhiều điều tốt đẹp đã được thực hiện, tạ
ơn Chúa.

737. Sau khi kết thúc tuần cửu nhật này, tôi bắt đầu giảng Tĩnh tâm cho các cộng đoàn
linh mục và chủng sinh tại các chủng viện. Một vài vị vài linh mục khách cũng tham gia. Những
kết quả thu được thực sự là rất hài lòng.

738. Trở lại Madrid, tôi rất rộn trong việc giảng Tĩnh tâm cho các sơ dòng các Nữ Tu
Chầu Thánh Thể Trọn Đời. Tất cả các sơ thu được nhiều lợi ích lớn trong những ngày Tĩnh tâm
của họ, xin được xưng tội tổng quát, và rời khỉ chương trình Tĩnh tâm ngập tràn sự hăng hái.

739. Trong suốt mùa Giáng Sinh, tôi đã hướng dẫn Tĩnh tâm cho các nữ tu người Pháp.
Họ điều hành một trường học dành cho các nữ sinh, và bởi vì các em học sinh nữ đã trở về với
gia đình của các em cho kỳ nghỉ này nên các sơ rảnh rỗi để thực hiện chương trình tĩnh tâm và
cũng đã làm như thế hằng năm kể từ khi tôi ở thủ đô Madrid.

740. Những quết định mà tôi đã làm trong chương trình Tĩnh tâm tại tu viện Escorial từ
ngày 10 đến ngày 19 tháng 11 năm 1862:

1. Tôi sẽ làm chương trình Tĩnh tâm mỗi năm.

2. Tôi sẽ dành riêng một ngày ngặt để tĩnh tâm mà không hề nói chuyện với bất cứ ai
mỗi tháng.

3. Tôi sẽ đi xưng thú tội lỗi của mình mỗi tuần.

4. Tôi sẽ ăn chay ba ngày một tuần, cụ thể là, thứ Hai, thứ Sáu và thứ Bảy và trong một
vài ngày tôi sẽ kiêng ăn món tráng miệng. Thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, tôi sẽ hành xác hay làm
việc đền tội tương đương; ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, tôi sẽ mặc áo vải tóc.

741. 5. Trong các giờ cầu nguyện của tôi, tôi sẽ suy niệm về các mầu nhiệm của Kinh
Mân côi và những đau khổ của Chúa Giê-su Kitô. Tôi tránh cầu nguyện một cách vội vã, để ý tới
việc làm thế nào mà thánh Catarina thành Siana bị khiển trách về việc này.
742. 6. Tôi sẽ tiếp tục việc xét mình cụ thể về sự hiền lành. Tôi nhận ra rằng tốt hơn là
thực hành ít đi trong tinh thần hiền lành còn hơn là thực hành nhiều hơn trong sự vội vã hay miễn
cưỡng. Người ta là rất hay chú tâm vào việc cầu nguyện vội vã nhiều hơn, và vì thế, tôi đã không
bao giờ tức giận hay phàn nàn về bất cứ thứ gì. Tôi hòa nhã với tất cả người, thậm chí cả với
những ai làm phiền tôi. Tôi sẽ thường xuyên thực hiện các bài chiêm niệm số 20 ở trang 264 và
số 28 ở trang 356 trong tập tài liệu Linh thao.

743. 7. Tôi sẽ tiếp tục cầu xin Thiên Chúa hãy để cho tôi nhận biết Ngài và cũng làm
cho những người khác nhận biết Ngài, hãy để cho tôi yêu mến Ngài và cũng làm cho những
người khác yêu mến Ngài, hãy để cho tôi phục vụ Ngài và cũng làm cho những người khác phục
vụ Ngài. Tôi sẽ thưa với Ngài rằng: Lạy Chúa, nếu Ngài muốn sử dụng con cho việc hoán cải
những người tội lỗi, v.v., vâng! con đây.

744. 8. Trước các bữa ăn, tôi sẽ thưa với Chúa rằng: Lạy Chúa, con ăn để có được
những năng lượng con cần để phục vụ Chúa tốt hơn. Trước khi nghiên cứu điều gì, tôi sẽ thưa
với Chúa rằng: Lạy Chúa, con nghiên cứu điều này để biết, yêu và phục vụ Ngài và cũng để giúp
đỡ tha nhân. Trước khi đi ngủ, tôi sẽ thưa với Chúa rằng: Lạy Chúa, con đi ngủ để khôi phục lại
năng lượng mà con đã tiêu hao và để phục vụ Ngài tốt hơn. Con đang làm việc này, lạy Chúa và
Cha của con, bởi vì Ngài đã ra lệnh cho con như thế.

745. 9. Những câu châm ngôn mà tôi cố gắng giữ:

1) Ăn ít và làm việc nhiều.


2) Ngủ ít và cầu nguyện nhiều.
3) Nói ít đi và chịu nhiều sự đau khổ cũng như những lời vu khống hơn mà không hề
phàn nàn hay bảo vệ bản thân, nhưng tốt hơn nên vui mừng trong chúng.
746. 4) Hành xác cả bên trong lẫn bên ngoài
5) Đọc sách thiêng liêng của tác giả Rodriguez
6) Cầu nguyện tinh thần của tác giả La Puente
7) Xét mình cụ thể về sự hiền lành

747. 8) Tôi sẽ làm tất cả mọi thứ với một ý định ngay lành, với sự chú tâm và với một ý
chí vững chắc để làm mỗi thứ một cách tốt đẹp.

748. 9) Tôi luôn bước đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa và sẽ thường xuyên lặp lại
những câu này: Domine, patio ut mori.89 – Pati non mori.90 – Pati, et contemni pro te. 91 – Absit
mihi gloriari nisi in cruce Domini N.J.C.92

89
“Lạy Chúa, để chết hay để chịu đau khổ.” (thánh Têrêsa Hài Đồng Giê-su).
90
“Để chịu đau khổ, không để chết.” (thánh Maria Magdalena thành Pazzi).
91
“Để chịu đau khổ vì Ngài và vì thế con bị khinh bỉ.” (thánh Gio-an thánh giá).
92
Gl 6:14 “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!”
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ

749. 1. Tôi sẽ luôn cầu xin Đức Trinh Nữ Maria cho một tình yêu rực cháy, sự kết hợp
hoàn hảo với Thiên Chúa, sự khiêm tốn sâu sắc nhất và một lòng khao khát được giữ vững trong
sự khinh miệt.

750. 2. Tôi sẽ luôn kính trọng các nhân đức của những người khác với sự quý trọng lớn
lao, đặc biệt là các nhân đức của tất cả đấng bề trên của tôi. Sẽ nghĩ về những điều tốt nhất mà họ
làm, và tôi sẽ duy trì sự quở trách, sự phê bình và sự khiển trách cho những hành động của chính
tôi. Hành động này sẽ mang lại lợi ích cho tôi; điều ngược lại sẽ không đem lại lợi ích gì cho tôi.

751. 3. Tôi sẽ luôn khắc ghi những gì mà Thiên Chúa nói với một nhà truyền giáo:
Thiên Chúa đã cứu vớt người ấy từ hỏa ngục để người ấy cứu vớt các linh hồn. Tôi sẽ luôn suy
nghĩ về việc làm thế nào mà Thiên Chúa đã cứu vớt tôi khỏi việc chết đuối và những mối nguy
hiểm khác để tôi có thể làm việc cho danh dự và vinh quang cao cả của Ngài và cho ơn cứu độ
của các linh hồn mà Ngài đã mang lại với một cái giá quá yêu thương như vậy.

752. 4. Chúa Giê-su vì vinh quang của Chúa Cha và ơn cứu độ của nhân loại, có việc gì
mà Ngài không dám làm? Vây, tôi có thể nhìn thấy Ngài chết treo trên Thập Giá, bị khinh bỉ bởi
tất cả người đời. Vì chính lí do này, tôi, vì cùng một lý do, với sự trợ giúp của ân sủng Ngài, đã
quyết tâm chịu đựng đau khổ, sự mệt mỏi, sự khinh miệt và sự nhạo báng, than phiền, vu khống,
ngược đãi - thậm chí cả cái chết. Tạ ơn Chúa, tôi đã sẵn sàng chịu đựng nhiều điều trong số
những thứ này, vì con được khích lệ bởi câu nói của thánh Tông đồ: “Tôi chịu đựng tất cả
những điều này cho những tôi tớ hèn mọn, để mang lại ơn cứu rỗi.”1

753. 5. Tôi biết rằng tôi không thể dâng cho Ngài nhiều miếng ăn ngon hay thức uống
mát nịm hơn các tâm hồn ăn năn trước tòa giảng hay trong tòa giải tội. Chúa Giê-su mời gọi tôi
đến bàn tiệc thánh của Ngài; Ngài đã cho tôi của ăn là chính Thân Thể của Ngài, và cho tôi uống
bằng chính Máu của Ngài, và Ngài cũng ao ước tôi mời Ngài đến một bữa tiệc bữa tiệc của các
linh hồn được hoán cải.

Tôi biết rằng đây chính là của ăn ưa thích nhất của Ngài, vì Ngài đã nói với các Thánh
Tông đồ của Ngài như thế. Các vị vua trên thế gian này nhận được những hoa quả thơm ngon
nhất, thậm chí chúng rất khó để tìm thấy. Tôi nên làm gì cho Vua của Thiên đàng?

754. Trong khoảng thời gian nửa tiếng sau Thánh lễ, tôi cảm thấy rằng tôi bị huỷ bỏ
hoàn toàn. Tôi không khao khát điều gì khác ngoài thánh ý của Ngài. Tôi sống bởi chính cuộc
sống của Chúa Giê-su. Trong việc sở hữu tôi, Ngài không sở hữu gì cả, trong khi đó tôi sở hữu
tất cả trong Ngài. Tôi thưa với Ngài rằng “Lạy Chúa, Ngài là tình yêu của con. Ngài là danh dự,
là niềm hy vọng và là nơi ẩn náu của con. Ngài là vinh quang và là đích điểm của đời con. Ngài
là tình yêu, là niềm hạnh phúc, và là Đấng bảo vệ của con. Ngài là niềm vui sướng, là nhà cải
cách và là Thầy của con. Ngài là Cha của con, Hiền thê của cuộc sống và linh hồn con.
755. “Lạy Chúa, con không tìm kiếm và không mong ước để biết bất cứ điều gì, ngoài
việc làm thế nào để chu toàn Thánh ý của Ngài. Con không muốn điều gì khác ngoài chính Ngài,
và trong Ngài và chỉ một mình Ngài và cho Ngài tất cả những thứ khác. Ngài là quá đủ đối với
con. Con yêu Ngài, sức mạnh của con, nơi ẩn náu của con và nguồn an ủi của con. Ngài là Cha
của con, anh em của con, Hiền thê của con, bạn bè của con và Tất cả của con. Hãy làm cho con
yêu mến Ngài như Ngài yêu mến con và như Ngài sẽ có con yêu Ngài.

756. “Lạy Cha, hãy lấy đi tâm hồn hèn mọn này của con và hãy ăn ngấu nghiến nó như
con ăn Ngài, để con có thể biến đổi hoàn toàn trong Ngài. Như những lời thánh hóa trên chất thể
bánh và rượu được biến đổi thành chất thể Mình và Máu của Ngài. Lạy Thiên Chúa tối cao, hãy
thánh hoá con; hãy nói trên con những lời mà sẽ biến đổi con một cách hoàn toàn trong Ngài.”
Chương VI

BẢN KÊ KHAI VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA TÔI

CHO CHA LINH HƯỚNG CHO ĐẾN CUỐI NAM 1862

757. Tôi thường thức giậy lúc 3 giờ sáng mỗi ngày, vào cả mùa hè lẫn mùa đông.
Trong khi tôi mặc quần áo, mà không mất nhiều thời gian, tôi cầu nguyện. Tôi sẽ rất thích nếu
được phép mặc đầy đủ quần áo để ngủ trên tấm ván và không cần phải lên giường ngủ bởi vì cái
đầu cảm thấy nặng nề mỗi khi tôi nằm trên giường.

758. Sau khi thức giậy, tôi thường đánh tội một cách mạnh mẽ, càng mạnh càng tốt hơn,
khi tôi nghĩ về những tội lỗi của tôi và về những đòn roi của Chúa Giê-su và về tình yêu cao cả
của Ngài. Tôi dường như nghe thấy một giọng nói nói như thế này: hãy cho ta máu và ta sẽ cho
bạn thần khí93. Theo các quyết định của tôi, tôi sẽ đánh tội một ngày và mặc áo vải tóc vào ngày
kế tiếp. Áo vải tóc làm tôi đau đớn nhiều hơn là đánh tội, nhưng tôi không bao giờ bỏ quên nó,
bởi vì nó ghê tởm nhiều hơn đến thân xác của tôi.

759. Cuộc đấu tranh lớn nhất của tôi là với việc ăn uống. Thân thể tôi thì giống như một
con lừa bướng bỉnh thường xuyên chế ngự tôi và chế nhạo tôi. Nó đói khi nhìn thấy thức ăn ở
trên bàn. Tôi bắt nó ăn chay ba lần một tuần - thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy. Trong tất cả các ngày
của năm, tôi không cho phép nó ăn thịt hay cá, ngay cả vào những ngày lễ. Nhưng tôi muốn rằng
những món ăn này là được chuẩn bị cho những người khác trong nhà, chứ không phải tôi. Đối
với cơ thể thì đây là sự tra tấn của Tantalus. Tôi cũng làm tương tự đối với rượu. Tôi thích ăn thịt
và uống rượu, nhưng tôi sẽ không đụng đến chúng và tôi nhận ra rằng điều này làm cho tôi cảm
thấy tốt hơn trong thân xác và trong tâm hồn.

760. Khi tôi ép buộc thân xác kiêng cữ thịt, cá và rượu, thì cơ thể bắt đầu trở nên thích
nghi dần, mặc dù nó phải mất một ít công việc; cơ thể có sức đề kháng cao nhất trong sự kiêng
khem các loại thực phẩm khác. Nó luôn luôn muốn nhiều hơn so với những gì tôi sẵn sàng cho
nó, và tốt nhất nó làm cho tôi phạm lỗi lầm trong việc lấy ít hơn những gì tôi đã lên kế hoạch .
Tôi có một khuyết điểm tồi tệ hơn cái này, cụ thể là, tôi ăn nhanh hơn tôi muốn và đã giải quyết.
Bởi vì, tôi được phục vụ trước tiên, và tôi chỉ lấy có mỗi khoai tây và rau xanh, trong khi những
người khác được phục vụ sau tôi và họ lấy những gì họ thích, theo lẽ tự nhiên, nó lấy của họ
nhiều thời gian hơn để ăn những thứ trên dĩa của họ. Tôi muốn chậm lại việc ăn uống của tôi để
chúng tôi kết thúc cùng một lúc, nhưng đó là sự khó khăn. Bởi vì tôi được phục vụ sớm hơn và
không còn gì để cắt nhỏ ra, và tôi có một sự thèm ăn nồng nhiệt ngay bên cạnh, tôi không thể giữ
lại con lừa nhỏ đó của một cơ thể , và thế nà nó thoát ra và tôi cuối cùng ăn nhanh hơn những gì
tôi đã lên kế hoạch. Trong ngày, ngoài các bữa ăn, tôi không bao giờ lấy bất cứ đồ ăn hay thức
uống nào khác.

761. Tôi thường ăn chay vì một số lý do tốt:


93
Da mihi sanguinem, et dabo tibi spiritum.
(1) để hành xác cơ thể của tôi, (2) để khai trí cho tha nhân như tôi biết chúng ta phải
làm ngày nay, (3) để Giảm bớt gánh nặng cho những người hàng xóm của tôi như là một vị
khách, (4) để tiết kiệm chi phí, do đó tôi sẽ có nhiều hơn để bố thí. Có những lí do khác đặc biệt
là để bắt chước Chúa Giê-su và Đức Mẹ.

Một thời gian, Thiên Chúa trong sự tốt lành vô hạn của Ngài đã ủng hộ tôi với nhiều sự
hiểu biết sâu sắc khi tôi đang cầu nguyện và khơi dậy trong tôi nhiều mong ước để thực hiện và
đau khổ vì danh dự và vinh quang lớn lao của Ngài và sự tốt lành của các linh hồn.

762. Tôi có một khao khát sâu xa để rời khỏi thủ đô Madrid và đi ra ngoài để rao giảng
cho toàn thế giới, mà tôi không thể nói cho các bạn biết là tôi đau khổ đến mức nào khi không
được phép làm như vậy; chỉ có Chúa biết. Mỗi ngày, tôi phải thực hiện các hành động từ bỏ ý
riêng cho Thánh ý Thiên Chúa, vì tôi biết rằng Ngài muốn tôi ở lại đây cho hiện tại. Tôi quyết
tâm giữ thinh lặng, nhưng tốt nhất tôi nói là tôi muốn rời đi.

763. Thấy rằng trong thời gian tôi phải ở lại đây trong cung điện hoàng gia này, tôi bận
rộn với bản thân trong việc giải tội mỗi ngày đến 11 giờ trưa. Hai phần ba trong số những người
đến đây là những người chưa từng xưng tội với tôi trước đây, và bây giờ họ đến để xưng tội tổng
quát.

764. Vào lúc 11 giờ, tôi bắt đầu đón tiếp những người đến thăm mãi cho tới trưa, và đây
là thời gian buồn chán nhất trong ngày của tôi bởi vì, người ta đến để hỏi tôi nhiều thứ chuyện
liên có quan đến cung điện mà tôi không thể đồng ý. Tôi dành thời gian buổi chiều để rao giảng,
nghiên cứu, viết sách hay làm một số việc khác. Những điều tương tự cũng được giữ nguyên vào
buổi tối, vì tôi không bao giờ cố gắng để có một thời gian nhàn rỗi.

765. Vào lúc 3 giờ sáng, trước khi chiêm niệm, tôi thường đọc Kinh Nhật Tụng. Giữa
trưa, trước bữa trưa và sau việc xét mình, tôi đi Đàng Thánh Giá. Vào buổi tối, tôi lần hạt ba
phần của chuỗi Kinh Mân Côi, bảy kinh Lạy Cha và bảy kinh Kính Mừng cho Đức Mẹ Cát
Minh, bảy lần khác cho Đức Mẹ Sầu Bi, và hơn mười lần cho Đức Mẹ Mân Côi và cho Vương
Niệm của Đức Mẹ Maria.

766. Cầu nguyện bằng lời phù hợp với tôi hơn so với cầu nguyên tinh thần nghiêm ngặt,
tạ ơn Chúa. Tại mỗi từ của kinh Lạy Cha, kính Mừng và kính Sáng Danh, tôi thoáng thấy một
vực thẳm của sự tốt lành và lòng khoan dung. Thiên Chúa của chúng ta đã ban cho tôi ân sủng
trong việc rất chăm chú và nhiệt thành khi tôi đọc những kinh này. Thiên Chúa trong sự tốt lành
và lòng khoan dung của Ngài cũng ban cho tôi nhiều ân sủng trong khi cầu nguyện tinh thần,
nhưng trong cầu nguyện bằng lời, tôi có một nhận thức sâu sắc hơn.

767. Khi tôi ở trước Thánh Thể, tôi cảm nhận được một đức tin rất sống động đến nỗi tôi
không thể diễn tả nó. Chúa Ki-tô trong Thánh Lễ gần như là hữu hình đối với tôi; tôi hôn liên tục
lên những vết thương của Ngài và ôm lấy Ngài. Khi tới thời gian phải rời đi, tôi như thể phải tự
xé toạc bản thân mình ra khỏi sự hiện diện thiêng thiêng của Ngài.
CHƯƠNG VII

BẢN KÊ KHAI VỀ NHỮNG

VIỆC TRUYỀN GIÁO CỦA TÔI NƠI CUNG ĐIỆN

768. Tôi hầu như không biết phải nói gì về chủ đề này; chỉ có Thiên Chúa mới biết là tôi
đã thực hiện nghĩa vụ của tôi ở đây hay không. Mặc dù, đúng là Nữ hoàng đánh giá cao và đặt ra
nhiều điều tuyệt vời từ lời khuyên của tôi, nhưng vị trí của Nữ hoàng ngăn cản Nữ hoàng trong
việc thực hiện tất cả những điều ấy, cho dù Nữ hoàng biết rằng chúng là những điều tốt, đặc biệt
khi chúng đến từ bên ngoài. Tuy nhiên, Nữ hoàng luôn sẵn sàng làm tốt nhất tất cả mọi thứ trong
khả năng của Nữ hoàng khi nó chỉ là một câu hỏi về chính bản thân của Nữ hoàng và nội tâm của
Nữ hoàng. Mỗi ngày, Nữ hoàng đọc sách hạnh các thánh, lần hạt Kinh Mân Côi, tham dự Thánh
Lễ và cầu nguyện trước ảnh Đức Trinh Nữ Maria và lãnh nhận Mình Thánh Chúa với một lòng
sốt sắng và thành kính. Mỗi năm, Nữ hoàng thực hiện Tĩnh tâm tại La Granja, bởi vì Nữ hoàng
có thời gian rảnh ở đó. Nữ hoàng không bao giờ mệt mỏi với những thứ đạo đức. Nữ hoàng là
một người đầy lòng bác ái và cho đi rất nhiều với một thiện chí ngay lành. Nữ hoàng là một
người hay động lòng trắc ẩn trước bất kỳ sự bất hạnh nào chạm vào trái tim của Nữ hoàng.
Những thử thách lớn nhất của Nữ hoàng có liên quan đến cách ứng xử bên ngoài, hoặc vì sự đào
tạo trong môi trường hoàng cung của Nữ hoàng, hoặc bởi vì Nữ hoàng ghét đụng chạm đến
những người thế tục. Nữ hoàng cố gắng khắc phục các lạm dụng bên ngoài một cách thận trọng,
và mặc dù chúng không nghiêm trọng lắm, Nữ hoàng biết rằng nó sẽ là tốt hơn nếu chúng khác
đi. Sau đây là một vài trong những lĩnh vực khó khăn nhất mà Nữ hoàng đã giải quyết:

769. (1). Nhà hát. Khi tôi đến thủ đô Madrid, Nữ hoàng đến nhà hát mỗi tối và tặng quà
rất hậu hĩnh cho các diễn viên nam và nữ. Bây giờ, Nữ hoàng rất hiếm khi đi tới đó, ngoại trừ
trong những dị kỷ niệm quan trong, sau khi được thông báo rằng một vỡ kịch mang tính đạo đức
chấp nhận được được trình diễn. Ngay cả khi đó, chính bản thân Nữ hoàng đã nói với tôi, Nữ
hoàng cảm thấy mệt mỏi và phải nỗ lực tối đa để không ngủ gà ngủ gật.

770. (2). Các buổi dạ hội. Trước đây có nhiều buổi dạ hội thường xuyên được tổ chức
tại cung điện. Bây giờ có rất ít và chúng rất có trật tự, như tôi đã được nói bởi những người đã
tham dự chúng; vì bản thân tôi không bao giờ đi tới đó để xem và cũng không khuyến khích bản
thân tới đó bằng tất cả những gì tôi có thể. Tuy nhiên, những buổi dạ hội này không còn mang
nhiều ý nghĩa về vấn đề nhảy múa nữa, hơn là một dịp để cùng nhau thảo luận về các vấn chính
trị và những vấn đề khác. Và từ quan điểm này, chúng có thể được dung thứ hoặc thậm chí đôi
khi là cần thiết.

771. (3) Yến tiệc. Trước đây có nhiều yến tiệc; bây giờ vẫn còn nhưng rất ít, chỉ có
những yến tiệc tuyệt đối cần thiết. Tháng này chỉ có ba yến tiệc được tổ chức; một cái cho ngày
Bổn mạng thánh Quan thầy của Thái Tử, một cái cho ngày bổn mạng thánh quan thầy của Công
Chúa Hòa Bình, và một cái khác cho một lý do khác; nhưng cả ba yến tiệc này được tổ chức
chung trong cùng một yến tiệc. Tôi thích điều này dành cho người nghèo hơn là vào các yến tiệc
và điệu múa.

772. (4). Sự đón tiếp. Tôi gặp rất nhiều nhất rắc rối trong các nghi thức này, bởi vì tôi
muốn các quý cô trong cung điện phải mặc áo kín cổ để che bản thân họ tốt nhất có thể. Họ phản
đối rằng họ ăn mặc như vậy là bởi vì nghi thức đòi buộc, và đó là lý do mà họ luôn ăn mặc như
thế trong tất cả các cung điện trên thế giới tại các buổi tiếp đón v.v. Tôi đưa ra ý kiến chính thức
của tôi, và tôi nói và làm theo những gì tôi nghĩ thuộc nghĩa vụ của tôi và, mặc dù Nữ hoàng hiện
nay là người phụ nữ ăn mặc lịch sự nhất trong buổi họp mặt, nhưng tôi vẫn không hài lòng; tôi
than phiền và biểu lộ sự không bằng lòng và mong ước của tôi là được thoát ra khỏi cung điện
bởi vì tình trạng của những sự việc này.

773. (5). Sự phỉ báng bị trừng phạt. Tôi có thể kể một số trường hợp mà sự phỉ báng đã
bị trừng phạt, nhưng tôi sẽ trích dẫn chỉ hai trường hợp trong số chúng ở đây.

1) Tại một cung điện ở thủ đô Madrid, nằm trên đường Relatores, vào năm 1862, một
vài sự tu sửa đang được làm trong một ngôi nhà và vì chúng, con đường bị tắc nghẽn. Một người
lái xe lừa với một chiếc xe thồ được chất đầy đã đi ngang qua đó và khi chiếc xe thồ bị mắc kẹt
tại một đống phế liệu thì người lái xe đó nguyền rủa Thiên Chúa, đánh đập những con lừa của
anh ta và phỉ báng chúng cùng một lúc, khi một trong những con lừa của anh ta đá cho anh ta
một cú đá nhanh vào đầu anh ta, và anh ta ngã xuống chết với những lời phỉ báng vẫn còn trên
đôi môi của anh ta.

2) Cũng trong năm nay, năm 1862 tại thủ đô Madrid, một lần nữa trên một con đường
được gọi là Viento, một số thợ xây và thợ hồ đang đào xới con đường lên để nối hầm chứa phân
của tòa nhà vào hệ thống đường ống cống chính ở giữa đường. Một người đàn ông trong số họ
đang quơ cái cuốc chim của anh ta và chửi rủa, và trong số những lời phỉ báng khác, anh ta nói
rằng anh ta sẽ đổ thứ rác rưởi này vào chính Thiên Chúa. Bức tường bị sập trước khi anh ta có
thể thoát ra ngoài, và anh ta bị chôn vùi bên dưới một đống phân có mùi hôi thối đến nỗi nó
khiến anh ta ngộp thở và anh ta chết đuối trong một hố phân bẩn thỉu, miệng và cơ thể của anh ta
bị nhét đầy rác rưởi.
CHƯƠNG VIII

BẢN KÊ KHAI MÀ TÔI ĐÃ ĐƯA CHO CHA LINH HƯỚNG CỦA TÔI

VỀ NHỮNG GÌ ĐÃ LÀM TRONG NĂM 1863

775. Năm nay, gia đình hoàng gia không tổ chức chuyến đi nào, nhưng đã lưu lại hoặc
là ở thủ đô Madrid hoặc là ở cung điện của Aranjuez hay của La Granja. Điều này đã cho phép
tôi dành nhiều thời gian hơn trong việc rao giảng, viết sách và các tờ rơi.

776. Liên quan đến việc rao giảng của tôi, tôi thực hiện một buổi Tĩnh tâm cho quý bà
quý ông trong cung điện, và nó đã làm rất nhiều điều tốt. Thiên Chúa đã làm tất cả. Bên cạnh đó,
tôi cũng rao giảng trong tuần cửu nhật mừng Lễ Thánh Giuse trong dịp cung hiến một cái bàn
thờ và bức tượng mới trong nhà thờ Montserrat. Có rất nhiều người tham dự tuần cửu nhật này
và sinh nhiều hoa lợi. Tôi cũng hướng dẫn các buỗi Tĩnh tâm tại dòng các Nữ Tu Chầu Thánh
Thể Trọn Đời, dòng Lasan, các dòng Ba, cho các cô gái trẻ và cho những người hầu nữ.

777. Tôi giải tội vào mỗi buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ tại thủ đô Madrid, sau đó tôi tiếp
đón các vị khách đến thăm. Đây là một tiếng đồng hồ buồn chán nhất, bởi vì họ luôn yêu cầu tôi
giúp họ một số công việc mà tôi không bao giờ can thiệp vào.

778. Năm nay, trong thời gian chúng tôi lưu lại các vùng đất thuộc về hoàng gia, tôi đã
đóng đô tại tòa giải tội mỗi ngày sau Thánh lễ, bởi vì tôi nghe giải tội cho tất cả các đầy tớ gái và
người hầu của hoàng gia. Vì tất cả họ thường xuyên tổ chức các bí tích nên luôn có người muốn
đến xưng tội. Ở thành phố Madird, mỗi người trong họ đều có cha giải tội riêng và cha linh
hướng riêng, nhưng ở vùng quê thì họ đến với tôi. Tất cả họ có thái độ rất tốt. Họ có giờ chiêm
niệm và đọc sách thiêng liêng mỗi ngày, tất cà là nhờ vào sự thuyết phục và gương sáng của Nữ
hoàng. Nữ hoàng, bên cạnh các thực hành tôn giáo hàng ngày thông thường, còn thực hiện Linh
thao của Thánh I-nhã tại La Granja hằng năm, trong khi đó những người khác thì thực hiện Linh
thao tại Madrid.

779. Trong khi lưu lại tại Aranjuez, tôi đã viết cuốn thứ hai của cuốn sách mang tựa đề
Chủng Sinh Được Đào Tạo Tốt, cũng như rất nhiều các tờ rơi khác. Tại La Granja, tôi đã viết
cuốn sách Nữ Sinh Được Đào Tạo Tốt. Tôi đã tặng 200 cuốn sách Chủng Sinh Được Đào Tạo
Tốt cho các chủng sinh ở Tây Ban Nha, cũng như tặng 5 cuốn Kinh Thánh cho các chủng sinh
học giỏi nhất. Ngoài ra, tôi cũng tặng rất nhiều sách, ảnh thánh, và chuỗi Kinh Mân Côi.
CHƯƠNG IX

NHỮNG MỤC TIÊU TRONG TUẦN TĨNH TÂM

780. Năm nay, tôi đã thực hiện một tuần Tĩnh tâm của tôi tại tu viện Escorial từ ngày 23
tháng 10 đến ngày 1 tháng 11. Trong tuần Tĩnh tâm này, tôi đã đề ra những mục tiêu sau đây:

1. Hằng năm, tôi sẽ làm thực hiện Tĩnh tâm.


2. Hằng tháng, tôi sẽ có một ngày tĩnh tâm ngặt.
3. Hằng tuần, tôi sẽ đi xưng tội.
4. Hằng tuần, tôi sẽ ăn chay vào ba ngày, cụ thể là, thư Tư, thứ Sáu và thứ Bảy và
trong những ngày này, tôi sẽ kiêng ăn những món tráng miệng vào buổi tối.
5. Vào ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, tôi sẽ đánh tội hay làm các việc đền tội
tương đương. Vào ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, tôi sẽ mặc áo vải tóc.

781. 6. Khi cầu nguyện, tôi sẽ xem xét việc đến sự khiển trách mà thánh Ca-ta-ri-na
thành Siena đã được lãnh nhận (Cuộc Sống, p.69). Tôi cũng cũng nhớ đến cách làm thế nào mà
thánh Aloysius Gonzaga đã dành một giờ chỉ để đọc Kinh Sách.

782. 7. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện việc xét mình đặc biệt về nhân đức hiền lành. Tôi sẽ
nhớ đến sự hiền lành của Chúa Giê-su, thần tượng và người thầy của tôi, người mà đã nói: Hãy
học cùng Ta, Vì Ta hiền lành va khiêm nhường trong lòng.

783. Tôi sẽ nhớ đến sự hiền lành của Đức Trinh Nữ Maria và làm thế nào mà Mẹ Maria
không bao giờ nổi giận, thậm chí là vô tình, hoặc đã bao giờ mất đi hiền lành hoàn hảo của Mẹ
Maria, trong việc duy trì một sự cân bằng của hành vi cả bên trong lẫn bên ngoài không thể bắt
chước được. Đức Mẹ từ những biểu hiện bên ngoài, chẳng hạn như, giọng nói và cử chỉ của Đức
Mẹ. (Mầu Nhiệm [Thành Đô Thiên Quốc] chủ đề số 2, trang 276).

“Tôi sẽ xem xét sự hiền lành là hữu ích như thế nào, bởi vì sự khiêm tốn làm hài lòng
Thiên Chúa, nhưng ngược lại, sự hiền lành làm hài lòng tha nhân của chúng ta.”

784. Nó là tốt hơn để làm việc ít đi với sự nhẫn lại, hiền lành và tử tế hơn là làm nhiều
trong sự vội vàng, giận dữ, quấy rầy và miễn cưỡng, vì khi người ta nhìn thấy hành vi này, họ sẽ
bị tai tiếng và rút lui.

785. 8. Tôi sẽ không bao giờ đánh mất sự bình tĩnh; tôi sẽ im lặng và làm một của dâng
cho Thiên Chúa với tất cả những thứ làm cho tôi đau.

9. Tôi sẽ không bao giờ than phiền, nhưng sẽ từ bỏ ý riêng của tôi cho Thánh ý của
Thiên Chúa, Đấng đã sắp xếp tôi vì lợi ích của riêng tôi. Sự khó nghèo, sự làm nhục, sự đau khổ
và sự khinh bỉ v.v.
786. 10. Tôi sẽ luôn vui vẻ với tất cả mọi người, đặc biệt cho những ai làm tôi bực
mình.

787. 11. Tôi sẽ không bao giờ nói tốt hay xấu về bản thân mình hay những mối quan
tâm của tôi.

788. 12. Tôi sẽ thưa với Thiên Chúa tốt lành rằng: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn sử dùng
con, một khí cụ hèn mọn, để hoán cải người tội lỗi, thì vâng! Con đây.

789. 13. Trước các bữa ăn, tôi sẽ thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, con sắp dùng bữa để
có được những năng lượng mà con cần để phục vụ Chúa tốt hơn. Chúa của những hàng hóa trên
thế giới này, con không ăn uống trong niềm vui, bởi vì tôi không muốn gì cả, nhưng chỉ trong sự
cần thiết mà thôi”.

14. Trước khi đi ngủ tôi sẽ thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, con đang chuẩn bị đi ngủ để
khôi phục lại năng lượng mà con đã tiêu hao trong ngày, do đó con có thể phục vụ Chúa tốt hơn.
Con đang làm như vậy bởi vì Ngài đã ra lệnh cho con.

15. Trước khi nghiên cứu sách vở, tôi sẽ thưa với Chúa rằng: Lạy Chúa, con đang làm
việc này để biết, để yêu và để phục vụ Chúa tốt hơn và để giúp đỡ tha nhân.

Đặc biệt việc sùng kính mỗi ngày trong tuần là phù hợp với những mục tiêu đã đề ra từ
những năm trước đó.

790. 16. Tôi sẽ cố gắng thực hiện tất cả mọi thứ với sự tinh khiết và tính minh bạch của
ý định, sự chú ý và cẩn thận tối đa, và sự vững chắc của ý chí.

791. 17. Tôi sẽ rất cẩn thận để làm mọi việc, mà tôi đang làm, nếu như tôi không có việc
gì khác để làm. Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, tôi đã cố gắng để hoàn thành những mục tiêu
này.

792. Điều mà đã làm cho tôi phải trả giá bằng sự rắc rối lớn nhất, đó là, vẫn giữ thái độ
ôn hòa khi đối mặt với đám đông những người đến để cầu xin tôi vì những lợi ích tại cung điện
hoàng gia hay vì một vài vị trí trong chính phủ. Mặc dù, tất cả các những lời cáo lỗi mà tôi đã
gửi đến họ vì không thể giúp họ, họ đơn giản sẽ không bị thuyết phục và đây là nguồn gốc của sự
tra tấn kinh khủng đối với tôi. Trước khi tiếp đón các vị khách tại phòng hội kiến, một công việc
mà tôi thường làm từ lúc 11 giờ đến trưa, tôi thường cầu xin Chúa ban cho tôi một hồng ân để
không nổi giận. Giữa các vị khách, tôi thường nâng đôi mắt và tâm hồn của tôi đến một bức ảnh
của Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh, cầu xin Mẹ ban cho tôi hồng ân mà tôi cần để làm cho việc
đó dễ chịu hơn. Tôi đã giúp đỡ người ta tài chính hay một quyển sách, và họ ra về với tâm trạng
ít chán nản hơn khi họ đến.
CHƯƠNG X

MỘT VIỆC QUAN TRỌNG CHO NHÀ DÒNG

793. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1863, tôi đã giảng một bài giảng về Đức Trinh Nữ
Maria trong một chương trình Tĩnh tâm mà tôi giảng trong nhà Tập cho các sơ Tập sinh, cho sinh
viên và những người phục vụ tại tu viện dòng ba Cát Minh ở thủ đô Madrid. Đó là ngày thứ bảy,
vào ngày đó tôi đọc sách thiêng liêng về Đức Trinh Nữ Marria, và nó cũng trong dịp lễ kính Đức
Mẹ Bảo Trợ. Lễ này bị trì hoãn từ Chúa Nhật trước, tuần Bát nhật các thánh. Trong lúc đọc cuốn
sách này, tôi tình cờ gặp đoạn văn sau:

“Dòng thánh Brunô đang đối mặt với sự giảm sút ơn gọi nghiêm trọng, bởi vì không
còn ai muốn gia nhập vào một lối sống khắc khổ, đơn độc và im lặng. Phương thuốc tốt nhất mà
họ nghĩ đến là dâng hiến chính bản thân họ cho Đức Trinh Nữ Maria bằng việc thự hiện một lời
khấn công khai trong việc đọc kinh Tiểu Thần Vụ mỗi ngày. Kế hoạch này đã mang lại cho họ
nhiều ơn gọi hơn kể từ năm đó, năm 1084, cho đến hiện tại, họ chưa bao giờ giảm bớt tính
nghiêm khắc trong các điều luật. Vì thế, thời gian, chủ của tất cả mọi thứ, đã phải đỏ mặt; vì nó
đã không thể vượt qua bất cứ ai tự đặt mình dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ Maria”. Lời khuyên này
được đọc trong kinh Tiểu Thần Vụ. Nó đã được trao cho họ bởi thánh Phê-rô, người đã hiện ra
với họ trong hình dáng của một ông lão đáng tôn kính.

794. Vào chính ngày này, nó xảy ra với tôi rằng nếu Hội dòng (Những Nhà Truyền Giáo
Claret) đọc kinh Tiểu Thần Vụ của Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh, cũng như kinh Thần Vụ, thì
Đức Maria sẽ ban cho Hội dòng với tất cả Ơn gọi mà nhà dòng cần để phát triển, lan rộng khắp
nơi và tồn tại.

795. Khi cầu nguyện vào chính buổi sáng ngày hôm đó, dường như bức ảnh của Đức
Trinh Nữ Maria trên phía trên bàn thờ đã nói với tôi rằng tất cả rồi sẽ tốt đẹp, nhưng với điều
kiện này, sẽ là đủ nếu có một thành viên trong nhà dòng phải đọc kinh này với sự bắt buộc, trong
khi những thành viên còn lại có thể đọc nó vì lòng tôn kính, nếu họ muốn và có thời gian. Tuy
nhiên, đối với những ai cam kết vào sứ vụ truyền giáo sẽ khôngbị ép buộc, bởi vì họ quá bận rộn
cho việc rao giảng và ghe giải tội. Nó cũng nên được sắp xếp để Kinh Tiểu Thần Vụ được đọc
bởi các Tập sinh và bởi các tu sĩ chưa được truyền chức.
CHƯƠNG XI

BẢN KÊ KHAI MÀ TÔI ĐÃ ĐƯA CHO CHA LINH HƯỚNG CỦA TÔI

VỀ NHỮNG GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI TÔI TRONG NĂM 1864

796. Tôi làm theo những mục tiêu mà tôi đã đề ra trong lần Tĩnh tâm gần đây nhất và
hoàn thành chúng, với một vài khuyết điểm mà chính Thiên Chúa đã cho phép tôi phạm phải để
tôi khiêm nhường hơn. Do đó, tôi có thể biết rằng trong thực tế, tôi chẳng là gì ngoài sự đau khổ;
và rằng nếu có bất cứ điều gì tốt đẹp nơi tôi, thì tất cả đều đến từ Thiên Chúa. Năm đó, chính
Thiên Chúa đã làm cho tôi hiểu về sự cần thiết và tính hữu ích của đức hạnh quý giá nhất này,
đức khiêm nhường. Tôi đã chưa bao gời hiểu rõ như thế về nó.

797. Cũng trong năm nay, tôi đã đọc lại các tác phẩm của thánh Tê-rê-sa Avila, và chính
Thiên Chúa đã ban phúc lành cho việc đọc những tác phẩm này với những món quà to lớn về sự
hiểu biết. Thiên Chúa thật tốt lành dường bao! Bởi vì Ngài đã biết trước những thử thách to lớn
mà tôi sẽ phải trải qua, Ngài đã trang bị trước cho tôi với những sự hiểu biết sâu sắc và sự trợ
giúp thiên liêng.

798. Năm nay, tôi đã bị vu khống và ngược đãi rất nhiều bởi tất cả các hạng người. Tôi
đã bị tấn công bởi các nhà báo và bị bài bác trong các cuốn sách bìa mỏng; các cuốn sách bị nhái
lại, hình ảnh bị bôi nhọ, và trong nhiều cách thức khác - thậm chí bởi chính ma quỷ. Thỉnh
thoảng bản năng tự nhiên của tôi nổi dậy một chút, nhưng tôi ngay lập tức tự trấn tĩnh bản thân
để từ bỏ ý riêng cho và tuân theo Thánh ý của Chúa. Tôi luôn chiêm ngắm mẫu gương của Chúa
Giê-su và nhận ra rằng bao lâu tôi còn chịu đau khổ những gì mà Chúa Giê-su Ki-tô đã chịu đau
khổ vì tôi, và thế là tôi bình tĩnh lại. Cũng năm này, tôi viết một cuốn sách nhỏ mang tựa đề
Nguồn An Ủi Cho Các Tâm Hồn Bị Vu Khống.

799. Năm nay, tôi cũng viết một bộ sách Giáo Lý thống nhất cho toàn thể Tây Ban Nha;
cũng như, Ơn Gọi của Trẻ Em. Tôi đã cho in lại cuốn sách Những Quy Tắc Cho Dành Các Học
Sinh bằng tiếng La-tinh, cũng như Những Quy Tắc Dành Cho Các Cộng Đoàn Tu Sĩ, Những
Buổi Tối Hè tại La Granja, và Những Quy Tắc Dành Cho Các Thư Viện Công Cộng. Cuốn sách
vừa đề cập trên đã làm dấy lên những kỳ vọng tuyệt vời.

800. Năm nay, tôi được thực hiện sứ vụ truyền giáo cho với các Tu Sĩ Dòng Tôi Tớ Đức
Mẹ tại San Andres và cho các Nữ tu Salêdiêng Don Bosco, qua những việc này chính Thiên
Chúa và Đức Trinh Nữ Maria đã làm nên những điều kỳ diệu nơi tôi. Tôi đã giảng tĩnh tâm cho
các nữ tu chăm sóc người khuyết tật, cho các tu sĩ Dòng Linh Mục Piarist, cho các nữ tu dòng Ba
Cát Minh và cho các nữ sinh và cho các nữ tỳ. Tôi đã rao giảng một lượng rất lớn các bài giảng
lễ tại cung điện hoàng gia và tại tu viện Escorial, nơi mà tôi hướng dẫn linh thao.

801. Đồng hồ báo thức đổ chuông mỗi ngày vào lúc 3 giờ sáng, mặc dù tôi tôi thường
xuyên thức dậy vào giờ đó. Tôi cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng cho đến 4 giờ 30 sáng. Các
người hầu thường thức dậy vào giờ đó. Kế đến, tôi chuẩn bị cho Thánh Lễ. Vào lúc 5 giờ sáng,
chúng tôi chiêm niệm cho đến 6 giờ sáng. Vào lúc 6 giờ sáng, tôi dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện
và dâng lời tạ ơn cho đến 7 giờ sáng. Sau đó, tôi bắt đầu giải tội đến 11 giờ sáng, rồi tôi rời khỏi
tòa giải tội để đi tiếp khách cho đến trưa; sau đó, tôi cầu nguyện và suy ngẫm về tình yêu của
Chúa, đi đàng thánh giá, và sau đó tôi ăn trưa… Lúc 8 giờ 30 tối, tôi và những người giúp việc
lần hạt Kinh Mân Côi và xét mình. Tôi bận rộn với việc cầu nguyện, học tập, giảng dạy, viếng
Thánh Thể, Chầu 40 giờ Suy Tôn Thánh Giá …
CHƯƠNG XII

TRONG CHƯƠNG NÀY TÔI SẼ KỂ MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP ĐÃ XẢY RA VỚI TÔI
MÀ TÔI MUỐN GHI LẠI VÌ LỢI ÍCH CỦA CÁC NHÀ GIẢNG THUYẾT, LINH MỤC
GIẢI TỘI VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÁC

802. Tôi đã xử lý một lượng lớn các trường hợp kể từ khi tôi trở thành một linh mục,
tuy nhiên tôi cảm thấy mình không xứng đáng về những điều đó; nhưng tôi chưa bao giờ viết về
chúng bởi vì tôi đã quá bận rộn. Nhưng vì cha linh hướng của tôi đã chỉ ra rằng việc tôi viết ra
các sự việc ấy sẽ góp phần vào sự vinh hiển của Thiên Chúa và sự tốt lành của các linh hồn, tôi
sẽ viết xuống đây một vài trong số những sự việc đó một cách đơn giản và ngắn gọn, như tôi đã
chứng kiến chúng bằng chính kinh nghiệm của riêng tôi.

803. Hôm nay, ngày 15 tháng 4 năm 1864, tôi được nói lại rằng trong giáo xứ Thánh
Andrê, nơi mà tôi đã thực hiện chương trình mục vụ Mùa Chay, có khoảng 4,000 tâm hồn đã
hoàn thành các bổn phận của họ trong mùa Phục sinh nhiều hơn các năm trước đó. Chúc tụng
Thiên Chúa. Hãy ngợi khen Thiên Chúa. Nhiều người đã đến tòa giải tội để xưng thú tội lỗi của
họ; trong số họ, có những người đàn ông đã không xưng tội trong suốt 40 năm qua, và những
người phụ nữ đã không xưng tội trong 30 năm qua. “Xin đừng làm rạng rỡ chúng con, vâng lạy
Chúa, xin đừng, nhưng xin cho danh Ngài rạng rỡ, bởi vì Ngài thành tín yêu thương.”94

Những Hậu quả xấu xa của tội lỗi phạm đến đức trong sạch

804. Hôm nay, ngày 30 tháng 4 năm 1864, tôi đã được gọi đến giường bệnh của một
bệnh nhân. Tôi đã đi đến đó. Anh ấy còn rất trẻ, chỉ mới 19 tuổi. Khi lần đầu tiên tôi đến thủ đô
Madrid, anh ta thường đến xưng tội với tôi và trở nên rất đạo đức; anh ta thường xuyên rước lễ,
cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria và luôn làm theo những lời khuyên của tôi trong mọi việc
anh ta làm. Sau một thời gian, anh ta kết bạn với những người bạn xấu và dừng việc đi xưng tội.
Trên giường bệnh chờ chết, anh ta đã gọi cho tôi, và khi tôi đến đó, anh ta nói với tôi rằng, “Con
sắp chết như thế này bởi vì con đã buông thả bản thân để bị dẫn dắt bởi những thói quen xấu của
việc thủ dâm, bởi việc sao nhãng các bí tích và những lời cầu nguyện với Mẹ Maria”. Sau khi
chia tay tôi, anh ta đã chết trong một vài giờ sau đó.

805. Ở đây, tôi sẽ đề cập đến một số trường hợp thật khủng khiếp đã xảy ra mà tôi phải
giải quyết và khắc phục. Chỉ có một số linh mục khôn ngoan và có kỹ năng mới đọc được để bảo
vệ và tôi luyện họ chống lại sự cám dỗ.

806-810.95

94
Tv 115 :1 Non nobis, Domine, non nobis ; sed nomini tuo da gloriam.
95
Tôn trọng ý muốn của thánh Claret, những số này - dành riêng cho các linh mục khôn ngoan và kinh nghiệm - sẽ
không được công bố.
CHƯƠNG XIII

MỘT VÀI ĐIỀU KHÁC NỮA ĐÁNG ĐƯỢC

LƯU TÂM VỚI MỘT SỰ CẢNH TĨNH

811. Thủ đô Madrid, ngày 31 tháng 3 năm 1864. Một người đàn ông đã kết hôn gần đây
đã nói với người vợ trẻ và đạo đức của anh ta rằng “Anh sẽ không từ chối em bất cứ điều gì,
nhưng anh muốn em tránh xa chỉ một vài điều thôi: đó là đi xưng tội. Anh không thích một linh
mục khống chế ngôi nhà của anh, chắc chắn ông ta sẽ làm như thế nếu em thường xuyên đi xưng
tội với ông ta bởi vì em sẽ nghe theo những lời khuyên của ông ta”.

812. Thậm chí để làm cho cô vợ tránh xa hơn nữa các các Bí tích, anh ta còn nói thêm
rằng: “Anh không thể tin rằng Thiên Chúa đã ủy thác kho báu các ân sủng của Ngài cho các linh
mục. Từ kinh nghiệm cho anh thấy rằng một người đàn ông giàu có, quyền lực, thông thái và
khôn ngoan luôn thận trọng trong việc lựa chọn người thủ quỹ và tài chính của mình từ hàng ngũ
những người đàn ông có tiếng là thẳng đứng và đáng kính, được đào tạo và giáo dục tốt, và
người đàn ông ấy chẳng bao giờ chọn một người xấu xa, đần độn hay thô lỗ cho công việc đó.
Từ những cơ sở lý luận mạch lạc và lẽ thường cho thấy ông ta không thể nào làm khác được.
Làm thế nào mà người ta có thể tin rằng Thiên Chúa sẽ ủy thác cho các linh mục, những người
thô lỗ, không có tính khoa học, không được giáo dục và cư xử thô lỗ, các ân sủng và hồng ân của
Ngài và các thừa tác viên của Hội thánh Ngài?” Và đàn ông vô thần này sẽ tiếp tục trong luận
điệu đó, bằng cách sử dụng ngôn ngữ cổ của những người dị giáo, những người đã bị phản bác
cả hàng ngàn lần bởi các Giáo phụ và các Tiến sĩ của Giáo hội. Bây giờ, dĩ nhiên, điều đó đúng
là các ân sủng và những hiệu quả của các Bí tích không phụ thuộc vào sự thánh thiện của các
linh mục, những người cử hành chúng; nhưng chúng ta vẫn có thể thấy từ một ví dụ này là chúng
ta cần phải có bao nhiêu người kỷ luật, giáo dục và cư xử thánh thiện.

813. Thủ đô Madrid, ngày 1 tháng 4 năm 1864, một người phụ nữ, người đã nói cho tôi
về việc quản trị một trường học, đã bình luận thế này, “Cậu bé ngu ngốc dốt trong nhà sẽ luôn là
đứa muốn gia nhập hàng giáo sĩ của Giáo hội”.

814. Thủ đô Madrid, ngày 15 tháng 4 năm 1864, một phụ nữ rất thánh thiện và nhiệt
tâm nói với tôi rằng có một sự thiếu hiểu biết rất lớn trong hàng giáo sĩ. Một lượng lớn các giáo
xứ ở miền quê sẽ là tốt hơn nếu giáo dân ở đó không có bất cứ một vị linh mục nào cả, và chỉ cần
lần chuỗi Kinh Mân côi chung là đủ, thay vì phải tham dự Thánh Lễ của một vị linh mục ngu dốt
và vô đạo đức, người mà chẳng làm gì ngoài việc làm tai tiếng cho họ.

815. Cũng trong ngày hôm đó, có một người phụ nữ khác nói với tôi rằng lần gần đây
nhất mà ba ta lên rước Mình Thánh Chúa, đôi tay của vị linh mục, đang cầm Bánh Thánh, rất dơ
bẩn và hôi thối đến nỗi nó làm cho bao tử của bà ta đau đớn như muốn buồn nôn, vì thế bà ta
không thể nuốt trôi Bánh Thánh, tất cả đều vì vị linh mục đáng kinh tởm ấy. Khốn nạn cho
chúng ta nếu, thay vì thu hút các tín hữu bằng thái độ cư xử tốt lành của chúng ta, chúng ta xua
đuổi họ bằng những hành vi thô lỗ và những niềm đam mê không biết hổ thẹn. Khốn nạn cho
chúng ta nếu, thay vì là mùi thơm của Đức Kitô ở tất cả mọi nơi, như vị Tông đồ đã nói, chúng ta
trở thành một bệnh dịch xua đuổi mọi người.

816. Năm 1864, các cha Carmelo Sala và cha Athanasius Lopez đang trên đường đi
truyền giáo ở thị trấn Oche, thì một người phụ nữ nhận ra họ và bắt đầu quát mắng: Con gái, hãy
tìm kiếm những con gà mau, các nhà truyền giáo đang đến kìa! Chính các nhà truyền giáo này đã
nghe thấy những từ ngữ này và kể cho tôi nghe về chúng. Sau đó, trong lúc làm sứ vụ truyền
giáo, người phụ nữ đó đã hối hận về những gì mà ba ta đã thốt ra và làm hài lòng các nhà truyền
giáo bằng việc giải thích rằng bà ta nói như thế là vì cuộc sống cao sang của những nhà truyền
giáo trước đó, những người đã đi ngang qua vùng này, đã tự đối xử với họ như thế. Điều quan
trọng nhất cho các là truyền giáo là làm sao biết hổ thẹn, đạo đức và gương mẫu trong hành vi
của họ.

817. Ngày 1 tháng 2 năm 1865. Trên đường đi từ một địa điểm truyền giáo ở thị trấn
Pamplona đến một địa điểm truyền giáo khác khác ở Zaragoza, các cha dòng Tên: cha Mon S.J.,
và cha Saenz de Cenzano, S.J., đã đón tàu hỏa và ngồi ở toa hạng nhất. Một vài người đàn ông
vô thần hoặc đã gặp họ hoặc đã nghe nói về họ, và họ đã làm ồn ào câu chuyện này trong các cuộc
đối thoại và trên báo chí. Chúng ta nên tránh việc sử dụng tàu hỏa hoặc, nếu chúng ta buộc phải đi,
chúng ta nên chọn những toa tàu hạng hai, hay tốt hơn, toa tàu hạng ba. Dĩ nhiên, tốt hơn hết,
chúng ta nên đi bộ hay đi bằng lừa, như Chúa Giê-su đã làm.
CHƯƠNG XIV

LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ HÌNH PHẠT DO SỰ NGUYỀN RỦA GÂY RA

818. Thủ đô Madrid, vào ngày 18 tháng 6 năm 1864, một người phụ nữ ở thị trấn gần đó
tiến đến tôi với một sự việc. Bà ta rất buồn bực và đang tìm kiến sự an ủi và một vài lời khuyên
như những gì cô ấy nên làm. Bà ta có một người con trai 25 tuổi, người này rất thích đi ra ngoài
vào ban đêm với một vài người bạn trong thị trấn. Bà ta không chấp nhận việc đi ra ngoài vào
ban đêm của người con trai, nhưng anh ta không quan tâm đến những lời cảnh báo của người mẹ.
Một đêm nọ, bà ta cảm thấy rất bực tức vì sự bướng bỉnh của người con trai và bà đã nói với anh
ta rằng, Mẹ không thể cai quản được con nữa, nhưng công an thì có thể. Với lời nguyền rủa đó
trong đầu, anh ta đi ra ngoài vào đêm đó như thường lệ và tham gia với nhóm bạn của anh ta - tất
cả là 8 người. Họ sỉ nhục người phụ nữ, cảnh sát bắt giữ họ và ném họ vào tù.

Bà ta chia sẻ với tôi câu chuyện này sau 8 tháng sự việc xảy ra. Vào thời điểm đó, tất cả
những người khác đã được thả tự do, nhưng con trai của bà ta thì vẫn còn ở trong tù. Anh ta bị
kết án 15 năm tù gian để đền tội. Người mẹ của anh ta nói rằng đây là một hình phạt từ Thiên
Chúa vì hai lý do: thứ nhất, vì sự thiếu vâng lời của người con; thứ hai, vì sự nguyền rủa của
người mẹ dành cho người con trai.

819. Thủ đô Madrid, ngày 25 tháng 11 năm 1864, một người phụ nữ buồn rầu sâu sắc từ
thị trấn gần đó đến gặp tôi và nói với tôi rằng bà ta đã từng có một người con gái nhỏ tám tuổi
rưỡi. Một ngày nọ, cô bé chơi một vài trò chơi mạo hiểm dành cho trẻ em ở độ tuổi và sự tinh
nghịch như cô ta. Người mẹ trở lên tức giận đến nỗi bà ta la mắng cô con gái rằng, mẹ mong con
chết cho rồi! Bà ta nói với tôi rằng cô gái của bà ta đã từng rất khỏe mạnh, nhưng kể từ khi bà ta
nghiền rủa cô con gái, cô con gái mắc bệnh và chết. Bà ta nhận ra là lời nguyền rủa của bà ta như
nguyên do khiến cho con bé chết và bà ta đã thật sự đau buồn về điều này.

820. Thủ đô Madrid, ngày 10 tháng 1 năm 1865, một người mẹ đã chia sẻ với tôi là bà
ta có hai người con gái, cô con gái lớn 20 tuổi và cô con gái đứa nhỏ 11 tuổi. Cô con gái lớn đã
chết và người mẹ bình luận rằng sẽ là tốt hơn nếu như cô con gái út chết. Cô con gái út đã gặp
cái chết theo cách sau đây: một người đàn ông đã bắt cóc cô bé và mang cô ta đi; ông ta đã hãm
hiếp và đánh đập cô bé đến nỗi cô ta không thể kêu la, bóp cổ cô bé đến chết và ném xác con bé
xuống một con mương và sau đó bỏ trốn. Sự việc này đã gây ra một sự phẫn nộ rất lớn tại thủ đô
Madrid và được đang tin trên các mặt báo, nhưng tôi biết câu chuyện này từ chính người mẹ của
cô bé.

821. Một bà góa phụ đã nói với tôi rằng bà ta đã từng sống như vợ bé với ba người đàn
ông liên tiếp chỉ với một lời hứa hôn, nhưng tất cả ba người đàn ông sau đó đều đã bỏ rơi bà ta.
Trong sự phẫn nộ, bà ta đã nguyền rủa tất cả bọn họ và mong cho họ trở nên xấu xa. Tất cả ba
người đàn ông đều ứng nghiệm chính xác theo những điều mà bà ta nguyền rủa về họ, và theo
những điều khoản của lời nguyền mà bà ta đã ném vào họ.
822. Tôi có thể liên hệ nhiều ví dụ từ chính kinh nghiệm của bản thân tôi về những hậu
quả của việc nguyền rủa mà tôi biết; và tôi đã nhận ra rằng những lời nguyền được ứng nghiệm
chính xác từng từ theo những điều khoản, cách thức và thời gian phù hợp với những gì mà người
nguyền rủa đã thề thốt. Tôi đã thấy chúng trong tất cả các tầng lớp xã hội, nhưng đặc biệt giữa
cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa người chủ và người hầu, hay cũng như giữa những
người yêu không tin tưởng lẫn nhau.
CHƯƠNG XV

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP VỀ NHỮNG TỘI LỖI BỊ TRỪNG PHẠT

823-826. (Nội dung của chương này cũng không được phát hành theo mong muốn của
thánh Claret)
CHƯƠNG XVI

MỘT VÀI KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN

827. Ngày 25 tháng 12…, vào lúc 4 giờ sáng, trời bắt đầu rơi tuyết và tiếp tục trong suốt
cả hai ngày liền. Tuyết rơi rất nhiều đến nỗi những người sinh ra ở thủ đô Madrid chưa từng nhìn
thấy sự kiện này (THÊM BAO GIỜ). Tuy nhiên, một người phụ nữ, người mà sống ở một thị
trấn cách thủ đô Madrid sáu dặm, đã lặn lội băng qua bão tuyết để xưng thú tội lỗi của bà ta.

828. Một người phụ nữ 64 tuổi, người đã đến xưng tội với tôi, đã xưng tội hai lần duy
nhất trong đời của bà ta: lần thứ nhất lúc bà ta 10 tuổi và lần thứ hai khi bà ta kết hôn, lúc đó bà
ta 20 tuổi. Sau ba năm hôn nhân, người chồng bỏ đi. Ngay từ khi còn nhỏ, bà ta đã trải qua một
cuộc sống gian khổ, nhưng càng gian khổ hơn sau khi bà ta ly hôn.

Bà ta đã đến nhiều nước khác nhau và đã hành xử gây xôn xao dư luận ở bất cứ nơi nào
bà ta đến. Sau cùng, bà ta quay trở về thị trấn quê hương của bà ta, thủ đô Madrid, và bắt đầu
cảm thấy sự cần thiết phải đi xưng tội. Đã 44 năm kể từ lần xưng tội gần đây nhất, và thậm chí
hai lần xưng tội trước đó bà ta đã thực sự làm không tốt.

Khi tôi lắng nghe câu chuyện về cuộc đời thật dài và rất tệ bạc của bà ta, và tôi có thể
nhìn thấy được sự ăn năn cũng như sự háo hức thực sự để thay đổi cuộc sống của bà ta là như thế
nào, tôi đã hỏi bà ta có hay không việc duy trì một vài sự hiến dâng nào đó cho Thiên Chúa trong
thời gian này. Bà ta trả lời tôi rằng, mặc dù cuộc sống đầy tội lỗi, nhưng bà ta vẫn đọc bảy kinh
Lạy Cha và Kính Mừng hằng ngày để dâng lên Đức Mẹ núi Cát Minh, bởi vì khi bà ta còn là một
đứa trẻ, bà ta đã được nghe về sự tốt đẹp trong việc đọc những kinh này. Tháng 11 năm 1864, bà
ta đi xưng tội và đã thực sự làm rất tốt chưa từng có, và tôi không có nghi ngờ gì rằng bà ta sắp
đạt được Thiên đàng.

829. Thủ đô Madrid, ngày 21 tháng 3 năm 1865. Một người đàn ông đã trở lại đạo và
đến đến để xưng tội. Ông ta từng là người đã vẽ những bức tranh biếm họa rất xấu xa và có tính
vu khống và những bức ảnh châm biếm về tôi. Chúng đã được bán và lưu hành khắp nợi.

830. Năm này, một người phụ nữ rất tội lỗi đã được hoán cải. Cô ta đã phạm rất nhiều
tội lỗi. Cô ta được hoán cải nhờ lời cầu nguyện này: Ôi lạy Đức Trinh Nữ Maria và Mẹ Thiên
Chúa!... mà thường được đọc sau mỗi bài giảng. Mặc dù cuộc sống đầy tội lỗi của cô ta, nhưng
cô ta vẫn đọc lời cầu nguyện này mỗi ngày, và cuối cùng Đức Trinh Nữ Maria đã chạm đến cõi
lòng của cô ta và cô ta đã xưng thú toàn bộ tội lỗi mà cô ta đã phạm, mặc dù trước đó cô ta chưa
bao giờ làm tốt việc này. Khi tôi nói rằng cô ta đã phạm rất nhiều tội lỗi, ý tôi là, một cách cụ
thể, cô ta đã phạm nhiều tội với chính bản thân của cô ta, với những người phụ nữ, với những
người đàn ông chưa lập gia đình, với những người góa vợ, với những người đàn ông đã lập gia
đình, với chính cha của cô ta, với chính những người con trai của cô ta, với động vật bằng nhiều
cách; cô ta đã đầu độc người chồng của cô ta; cô ta đã cố gắng tự tử nhiều lần nhưng cô ta đã
được cứu sống mặc dù cô ta đã ở rất gần cánh cửa của sự chết; cô ta thường cố gắng triệu hồi ma
quỷ và dâng hiến bản thân của cô ta cho ma quỷ để mang cô ta đi .v.v. Và chỉ vì đọc lời cầu
nguyện này với Đức Maria mỗi ngày, Thiên Chúa đã gìn giữ cô ta và về lâu dài đã cải hóa cô ta.
Đức Trinh Nữ Maria thật là nhân từ biết bao! Cuộc hoán cải này xảy ra trong tuần cửu nhật
chuẩn bị mừng kính Trái Tim Thanh Sạch của Đức Trinh Nữ Maria, năm 1865.
CHƯƠNG XVII

(CHỖ TRỐNG TRONG BẢN VIẾT TAY)96

96
Trong bản viết tay của cuốn Tự Thuật, chương XVII bị thất lạc. Lý do có thể là do thánh Claret đã chưa bao giờ
viết nó ra hay đơn giản nó đã bị thất lạc; nhưng chắc chăn là thánh Claret có ý định viêt nó, bở vì trong việc đánh số
các trang, ngài bỏ qua từ trang 18 đến 20.
CHƯƠNG XVIII

SỰ KHƯỚC TỪ NƠI CUNG ĐIỆN VÀ MỘT LỜI MỜI TỪ NỮ HOÀNG

831. Ngày 7 tháng năm 1865, vào lúc 3 giờ chiều, nhân ngày lễ Bổn mạng Thánh Giu-
se, Chúa Giê-su nói với tôi hãy thành kính với thánh Giu-se và tiếp cận ngài với sự tự tin.

832. Vào lúc 7 giờ sáng, ngày 17 tháng 7 năm 1865, trong lúc tôi đang cầu nguyện trước
ảnh Chúa Ki-tô của Sự Tha Thứ trong nhà thờ La Granja, Chúa Giê-su nói với tôi rằng: Antôn,
hãy rời đi! Mệnh lệnh này đến như là một kết qủa của sự công nhận của Nữ hoàng về cái được
gọi là Vương Quốc nước Ý97. Đã có một vài cuộc nói chuyện gợi ý về lệnh này, và các Đức
Giám mục bắt đầu gửi những lời phản đối và những yêu cầu về vấn đề này bằng văn bản, bắt đầu
là thư của Đức Tổng Giám mục Giáo phận Burgos. Nữ hoàng đã hỏi tôi rằng tôi suy nghĩ gì về
những lời nhận định đó của các Đức Giám mục. Tôi trả lời rằng những lời nhận định đó dường
như là hoàn hảo và rằng tôi cũng sẽ làm như vậy nếu tôi ở vào địa vị của các ngài. Tôi nói rằng
các ngài phải viết bởi vì các ngài vắng mặt, trong khi đó tôi có mặt và có thể nói với Nữ hoàng
mặt đối mặt. Các ngài viết cho các giáo dân của các ngài, nhưng tôi không cần phải viết bởi vì
tôi chỉ có một con chiên và Nữ hoàng sẽ bị nuốt chửng bởi sói . Ý tôi là Nữ hoàng biết điều này
và vì vậy Nữ hoàng đã kêu lên “Chúa cứu chúng con”.

833. Vì bất cứ ai cũng có thể thấy rằng vấn đề này cuối cùng sẽ lên đến đỉnh điểm, tôi
đã liên tục cảnh báo Nữ hoàng để tránh chấp nhận sự công nhận này và bỏ qua toàn bộ câu hỏi.
Nữ hoàng đã hứa với tôi là Nữ hoàng sẽ không bao giờ chấp nhận nó bởi vì nó sẽ là một hành
động chống lại cả Đức Thánh Cha và Vua của Naples 98, một người họ hàng rất gần với Nữ
hoàng. Nữ hoàng nói với tôi trong nhiều dịp khác nhau rằng Nữ hoàng thà thoái vị còn hơn là
chấp thuận một đạo luật như thế, và trong những dịp khác Nữ hoàng muốn chết hơn. Bởi vì tôi
nhìn thấy rằng trong kết quả cuối cùng những sự việc tương tự sẽ xảy đến với Nữ hoàng như đã
xảy ra với vị Vua của Naples. Tôi đã nó với Nữ hoàng như thế và ủng hộ Nữ hoàng chết trong
danh vọng còn hơn là bôi nhọ thanh danh của Nữ hoàng với một hành động xấu xa như thế. Với
tất cả những lý luận này, tôi cuối cùng đã thêm những lời đe dọa và nói với Nữ hoàng hai lần
rằng nếu Nữ hoàng chấp nhận Vương quốc của nước Ý, tôi sẽ rời khỏi bỏ Nữ Hoàng. Đây là điều
đau đớn nhất mà tôi có thể nói với Nữ Hoàng bởi vì Nữ Hoàng đã điên cuồng gắn bó với tôi.
97
Sự công nhận Vương quốc nước Ý là một chủ đề rất phức tạp. Những sự kiện được phát triển như thế này: tướng
Leopoldo O'Donnell, Công tước Tetuán (1808-1867), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với mục đích nhằm làm dịu đi
cuộc cách mạng theo chủ nghĩa tự do cực đoan, muốn Nữ hoàng Elizabeth II thừa nhận Vương quốc Ý. Trước thái
độ này, các giám mục Tây Ban Nha đã bắt đầu một chiến dịch trung thành với Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX và phản đối
các sự kiện xảy ra Ý. Nữ hoàng hứa hẹn sự trung thành, viết cho Đức Giáo Hoàng và Đức Giáo Hoàng trả lời Nữ
hoàng. Mặc dù bị lừa dối, nó vẫn đạt được sự công nhận. Đức cha Claret, một người bảo vệ quyết liệt cho Đức Giáo
Hoàng, phản đối Nữ hoàng và rời khỏi hoàng cung, có chung thái độ như tất cả các Đức giám mục Tây Ban Nha. Về
vấn đề này, nghiên cứu qua các nguồn, bạn có thể được xem cuốn sách của Goñi Galarraga, J.M., Sự công nhận của
Ý và Đức cha Claret, linh mục giải tội cho Nữ hoàng Elizabeth II: anthologica Annua 17 (1970), 369-462.
98
Vị Vua của Naples, Fenando II (1809-1859), chú cậu của Nữ hoàng Isabel II, bởi vì Mẹ của Nữ hoàng, Maria
Crítina de Borbón, là chị gái của vị vua này.
834. Cuối cùng, vào ngày 14 tháng 7, Lễ Bổ mạng của thánh Bônaventura, một ngày
đen tối cho cả Nữ hoàng và tất cả các tín hữu Công giáo, tất cả các bộ trưởng đến La Granja vào
lúc 9 giờ tối. Vị chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông O’Donnell, đã một mình đến hoàng cung và
bàn bạc với Nữ hoàng từ lúc 9 giờ đến 11 giờ, nói với Nữ hoàng rằng vấn đề Vương quốc nước
Ý là không xấu như người ta nghĩ đâu và rằng sư tử là không hung dữ như khi người ta vẽ nó đâu
(những lời đồn đại thì không đúng với thực chất của vấn đề). Ông ta cũng nói với Nữ hoàng rằng
nó không phải là vấn đề của việc thừa nhận quuyền trong vấn đề này, nhưng nói là một yêu cầu
của thực tế, và rằng thỏa thuận chỉ ảnh hưởng đến việc nắm quyền của Vua Naples, nhưng không
có nghĩa là ảnh hưởng đến quyền của Đức Giáo Hoàng. Với những lập luận phản bội này, ông ta
nói thêm rằng thương mại của quốc gia đòi hỏi nó, và bên cạnh đó, Nữ hoàng không thể nào làm
khác được vì quân đội đã sẵn sàng nổi dậy và hạ bệ Nữ hoàng nếu Nữ hoàng không thừa nhận
cái được gọi là Vương quốc Ý. Người ta có thể nói rằng Nữ hoàng đã vừa bị lừa dối và vừa bị
hăm dọa về những gì mà Nữ hoàng đã phải làm.

835. Ngày hôm sau, vào thời điểm được hẹn trước, tất cả các các bộ trưởng tập hợp lại
tại cung điện hoàng gia và nhất trí thông qua kế hoạch mà vị chủ tịch của họ đã trình bày vào
đêm ngày hôm trước.

836. Phiếu bầu chấp thuận này giống như một đòn chí mạng đối với tôi. Tôi đi gặp Nữ
hoàng và chỉ cho Nữ hoàng thấy điều ác về những gì mà Nữ hoàng đã làm. Nữ hoàng chỉ có thể
khóc và nói với tôi rằng Nữ hoàng đã lên cơn sốt kể từ khi chấp nhận bản thỏa thuận đó,

837. Toàn bộ sự việc đã làm tôi rối loạn đến nỗi nó đã gây cho tôi một cơn tiêu chảy
nghiêm trọng. Bởi vì hằng năm, một vài người trong đoàn tùy tùng của Ngữ hoàng đã chết vì
bệnh tiêu chảy, có thể là do nguồn nước uống tại La Granja, tôi tận dụng cơ hội này để rời khỏi
cung điện và đi đến Barcelona. Tôi không muốn nói với Nữ hoàng ý định thật sự của tôi, bởi vì
Nữ hoàng đã mang thai được bốn tháng và tôi sợ rằng thông báo của tôi có thể gây ra sự sẩy thai
cho Nữ hoàng. Nữ hoàng đã nài nỉ và cầu xin tôi với tiếng than van, tiếng thở dài và cả những
dòng nước mắt để tôi không bỏ đi. Tôi nói với Nữ hoàng rằng tôi phải đi để cứu cuộc sống của
tôi, tôi đã hy sinh quá đủ cho Nữ hoàng trong tám năm và những tháng tôi ở bên cạnh Nữ hoàng,
và Nữ hoàng cũng không nên yêu cầu tôi hy sinh cuộc sống của tôi thêm nữa.

838. Tôi rời khỏi La Granja để đến thủ đô Madrid, sau đó đến Zaragora, Barcelona, và
cuối cùng, là đến Vic. Rời khỏi bầu không khí của hoàng cung, tôi cảm thấy thứ gì đó tốt hơn,
nhưng bệnh tiêu chảy đã kéo dài đến nhiều ngày liền, ngay cả khi tôi ở Vic.

839. Vào ngày 14 tháng 8 năm nay, lúc 9 giờ 30 sáng, trong khi tôi đang cầu nguyện
trong nhà thờ thánh Đa-minh ở Vic, trong 40 tiếng chầu lượt, Thiên Chúa đã nói với tôi từ Thánh
Thể: Con sẽ đi đến Rô-ma.

840. Một bức thư gửi cho tôi từ Nữ Hoàng:

Thánh Ildefonso, ngày 20 tháng 7 năm 1865


Cha Claret, người cha kính mến của con: Mục đích của con trong việc viết cho cha những
dòng này là cầu xin cha, vì tình thương mà cha dành cho con; xin cha hãy đến Valldolid vào
mùng 2 tháng tới, để đồng hành với con đi đến Zarauz. Cha biết rất rõ những gì sẽ xảy ra và
những gì người ta sẽ nói nếu như họ thấy con mà không có cha bên cạnh. Nếu sau khi cha đã ở
Zarautz, và nếu cha cần nghỉ dưỡng nhiều hơn, cha có thể rời đi một vài ngày và sau đó quay trở
lại. Hãy làm một việc hy sinh nữa cho người con gái thiêng liêng (giải tội) của cha, người mắc
nợ cha rất nhiều.

Con van xin cha, nếu cha đồng ý với lời thỉnh cầu của con, xin cha hãy viết hai dòng để
nói cho con về việc đó, và niềm vui của con sẽ là bao la.

Nguyện xin Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria luôn giữ gìn tất cả chúng ta trong tình
trạng sức khoẻ tốt. Sức khỏe của Đức Vua thì hơi yếu, nhưng cha sẽ cầu nguyện để Đức Vua
không xảy ra chuyện gì. Tất cả chúng con tin tưởng vào những lời cầu nguyện của cha và đặt
mọi hy vọng vào những lời cầu nguyện đó của cha.

Con gái yêu quý và đáng kính của cha, Isabel.


CHƯƠNG XIX

NỘI DUNG LÁ THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA

841. Vì nó đã trở hiển nhiên rằng vấn đề thừa nhận Vương quốc nước Ý đang trở thành
một vấn đề thực sự. Nữ hoàng đã hỏi ý kiến Đức Giáo Hoàng, bằng cách xin lời khuyên của Đức
Thánh Cha về việc làm thế nào để hành động trong tình huống như vậy. Đức Thánh Cha đã trả
lời Nữ hoàng như sau:

Nữ hoàng thân mến:

Lá thư, mà Nữ hoàng vừa mới gửi đến cho tôi về việc hỏi ý kiến của tôi xem liệu
Nữ hoàng có nên công nhận tình trạng hiện tại của nước Ý hay không, liên quan đến những khó
khăn nghiêm trọng cả về phía người thỉnh cầu và về phía tôi, bởi vì tôi không thể trả lời trong
khẳng định. Sự khó khăn ở cương vị của Nữ hoàng thì tôi hoàn toàn không được biết đến, và tôi
biết rằng trong hệ thống nghị viện, Quốc vương thường bị ngăn cản trong việc thực thi các nghị
quyết mà ông ta biết rằng cần phải được thực hiện. Tuy nhiên, các nghị quyết như thế cũng
không thể được chấp thuận, nếu chúng vi phạm công lý. Vì chỉ một lý do này, Nữ hoàng sẽ hiểu
dễ dàng hơn rằng lời khuyên của tôi sẽ luôn luôn chống lại sự tiếm quyền và nó là hoàn toàn bất
công đối với những người cai trị người Ý, những người đã đối xử bất công với Toà Thánh và vẫn
còn muốn gây nhiều ảnh hưởng đến di sản của Toà Thánh, mà đã được ủy thác cho tôi để tôi trao
cho người kế nhiệm của tôi.

841. “Có vẻ như không thể chấp nhận được rằng quốc gia Tây Ban Nha, quá nổi tiếng vì
tình yêu của quốc gia này dành cho Đức tin Công giáo, một đất nước mà vào năm 1845 đã cho
toàn thể thế giới một tấm gương sáng về tình yêu của quốc gia này dành cho Tòa thánh này và
cho chính con hèn mọn của tôi, bây giờ lại muốn ép buộc Nữ hoàng đưa ra một tấm gương hoàn
toàn ngược lại. Quả thật, tôi hy vọng là không”.

842. “Đúng là sự khát khao, mà tôi đã thể hiện để lấp đầy nhiều chiếc ghế trống giám
mục đã bị bỏ trống ở nước Ý này, đã khiến nhiều người cho rằng Toà Thánh không tiếp tục các
cuộc đàm phán của mình để chống lại Vua Victor Emmanuel và chính phủ của ông ta lúc thương
lượng, để đến mức phải công nhận hiện trạng hiện tại của bán đảo này. Nhưng những ai đã suy
nghĩ như thế đã phạm phải một lỗi lầm to lớn, vì đó là một điều để đáp ứng một nghĩa vụ của
lương tâm do Chúa Giêsu Kitô áp đặt - chẳng hạn như cố gắng bằng tất cả các phương tiện khả
thể để đáp ứng những nhu cầu của Giáo Hội - và điều khác là nhận ra sự tiếm quyền và do đó xử
phạt học thuyết sai lầm theo cách này về những sự việc đã rồi. Tôi đã cố gắng trong việc theo
đuổi các bước ngoại giao để chu toàn trách nhiệm của tôi và thậm chí đã có một số hy vọng về
một kết quả hài lòng trong giai đoạn đầu thương lượng với người đàm phán Piamontés; nhưng
sau khi quay trở lại Rô-ma, tôi đã nhận được những hướng dẫn hoàn toàn ngược lại, và những hy
vọng, mà tôi đã nuôi dưỡng, đã tan biến thành mây khói để bây giờ chúng ta phải trở lại với
trạng thái mà chúng ta đã ở trước khi đàm phán.

843. “Cũng như những người khác, tôi cầu nguyện với Thiên Chúa để Ngài gìn giữ Nữ
hoàng và ban cho Nữ hoàng ánh sáng mà Nữ hoàng cần, để chiếm thế thượng phong trong vương
quốc của Nữ hoàng và cứu vãn xã hội; một xã hội đã phơi bày quá nhiều mối nguy hiểm và bộc
lộ nhiều hiểm họa.”

“Tôi gửi lời chúc chân thành đến Nữ hoàng, đến Đức vua, đến Hoàng tử Asturias, đến
gia đình hoàng gia và đến tất cả thần dân của Nữ hoàng”.

“Nội dung thư được gửi từ Vatican, ngày 15 tháng 6 năm 1865, bởi Đức Giáo Hoàng
Piô IX.”

Mặc dù thực tế là Nữ hoàng và các vị bộ trưởng đã đọc bức thư này, nhưng họ đã đi
trước một bước với sự công nhận cái được gọi là Vương quốc nước Ý.
CHƯƠNG XX

NỘI DUNG LÁ THƯ VIẾT CHO TÔI BỞI SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI
MADRID TRONG KHI TÔI ĐANG Ở CATALONIA

845. Khi tôi nhìn thấy cái cách mà các sự việc đang diễn biến, tôi đã hỏi Đức Cha đại
diện Tòa Thánh (Sứ Thần Tòa Thánh) tại Tây Ban Nha để tham vấn từ Rôma về những gì mà tôi
nên làm99. Ngài đã gửi cho tôi một bức thư phản hồi từ Rôma như sau:

“Thưa Đức Giám mục, Đức cha Antôn Maria Claret, Tổng Giám mục Giáo phận
Trajanopolis kính mến”.

“Thưa người anh em yêu quý và đáng kính của tôi: tôi vừa mới nhận được một bức thư
phản hồi từ Rôma đề cập đến những lo lắng của Đức Cha, nội dung như thư sau:

“‘Tôi không ngạc nhiên lắm’, Hồng y Antonelli viết cho tôi, ‘khi thấy Đức Cha Claret
đang đau khổ và đang tìm kiếm lời khuyên có thẩm quyền để đưa ra một giải pháp mà Đức Cha
cần để trấn an tinh thần của ngài. Không nghi ngờ gì, việc xem xét những điều tốt đẹp mà Đức
Cha đã làm vì những lợi ích tôn giáo và vì những lý do chính đáng, ngay cả sau khi công nhận
cái được gọi là Vương quốc Ý. Đức Cha không thể bị thuyết phục để rời bỏ cương vị của Đức
cha trong cung điện hoàng gia, nhưng Đức cha cũng không thể tiếp tục ở lại cương vị ấy; điều
này đã gây cho Đức Cha những đau khổ về tinh thần vì nếu Đức Cha làm như vậy thì nó trái với
lương tâm của ngài. Do đó, Đức Cha không còn cách nào khác hơn là phó thác vào Thiên Chúa,
sau khi khám phá ra những hướng dẫn thiêng liêng, để làm theo những gì Thiên Chúa linh hứng
cho Đức Cha vì sự tốt lành của Hội Thánh và của các linh hồn. Đây là phần tốt nhất và là lời
khuyên mà chúng tôi muốn con (Sứ Thần Tòa Thánh) truyền đạt cho Đức Cha Claret thay mặt
cho Đức Thánh Cha’”.

846. “Tôi đã cố gắng dịch bức thư hồi âm này từng từ một để Đức Cha có thể hiểu được
quan điểm của Đức Thánh Cha một cách chính xác. Nó có thể được tóm tắt như sau: Đức Cha
nên cầu nguyện với Thiên Chúa để Ngài soi sáng cho Đức Cha và sau đó Đức Cha làm theo sự
linh hứng của Thiên Chúa để có thể tiếp tục hay không thể tiếp tục cương vị của Đức Cha như là
linh mục giải tội của Nữ hoàng. Đức Thánh Cha không ép buộc cả hai lựa chọn trên và Đức
Thánh Cha cũng không phản đối bất cứ lựa chọn nào của Đức Cha đã lãnh nhận sau khi khẩn cầu
sự trợ giúp đặc biệt từ Thiên Chúa”.

847. Hãy cho phép tôi có một lời nhận xét về bức thư hồi âm của Đức Thánh Cha. Quả
thực, Đức Thánh Cha không nói là Đức Cha nên tiếp tục cương vị linh mục giải tội của Nữ
hoàng, nhưng Đức Thánh Cha cũng không yêu cầu Đức Cha từ bỏ cương vị ấy. Do đó, nếu Đức
Cha tiếp tục sứ vụ ấy thì Đức Cha sẽ không làm điều gì đó trái với bổn phận của Đức Cha và
99
Đức Cha Lorenzo Barili (1801 - 1875). Thực tập tại Brasil (1848-1851) và Colombia (1851-1856). Tổng Giám
mục của Tiana (1857). Sứ Thần Tòa Thánh tại Tây Ban Nha (1857-1868). Hồng Y (1868).
cũng không làm điều gì đó phật lòng Đức Thánh Cha. Nếu cả hai điều này đã xảy ra thì Đức
Thánh Cha đã nói với Đức Cha một cách thẳng thắn để chấm dứt các sứ vụ của Đức Cha. Lý do
mà Đức Thánh Cha đã không nói với Đức Cha là nó sẽ phù hợp với Đức Cha để tiếp tục cương
vị ấy không phải bởi vì Đức Thánh Cha nghĩ rằng làm như thế là chắc chắn đáng bị khiển trách,
nhưng chỉ là Đức Thánh Cha không muốn Đức Cha làm như vậy nếu Đức Cha tin rằng nó sẽ
chống lại lương tâm của Đức Cha.

848. Bây giờ, đây là điều cốt lõi của vấn đề; và vì lý do này, Đức Cha nên khẩn cầu với
Thiên Chúa để Ngài ban cho Đức Cha ánh sáng của sự khôn ngoan và sự thận trọng để phân định
xem liệu việc Đức Cha ở lại trong cung điện hoàng gia lâu hơn có phải là một cái gì đó đi ngược
lại lương tâm của Đức Cha hay không. Tôi biết rất rõ rằng tất cả các nguyện vọng, khuynh
hướng và mong ước của Đức Cha là muốn rời khỏi cung điện hoàng gia một cách nhanh nhất có
thể, và Đức Cha có đầy đủ mọi lý do để được thoải mái làm như vậy. Nhưng kinh nghiệm đã dạy
tôi rằng các nguyện vọng, khuynh hướng và mong ước không phải là lương tâm, và ở đây chúng
ta đang nói duy nhất về lương tâm.

849. Những tuyên bố thẳng thắn và rõ ràng mà Đức Cha đã cho xuất bản đã xóa bỏ bất
cứ nghi ngờ khả thể nào về những suy nghĩ của Đức Cha về sự công nhận của Vương quốc nước
Ý. Từ giờ trở đi, không một ai có thể hoài nghi rằng Đức Cha không đồng lòng với các Đức
Giám mục và với sự dạt dào tình cảm Công giáo, điều đó đã thể hiện bản chất của nó một cách
tổng quát; hoặc Đức Cha đang giấu giếm hay che giấu ý kiến để không rời khỏi cung điện hoàng
gia. Tuy nhiên, sự ra đi của Đức Cha sẽ làm cho Đức Cha khó khăn trong việc cử hành một số sứ
vụ rất hữu ích cho Giáo Hội, đặc biệt trong cuộc bầu chọn các giám mục, và sẽ gây ra những
thành kiến nghiêm trọng đối với Nữ hoàng trong mắt các tín hữu và hàng giáo sĩ. Hai mối bận
tâm này là sự cân nhắc cao nhất và xứng đáng là sự suy ngẫm nghiêm túc của Đức Cha. Tôi
không cần phải hối thúc Đức Cha về mối bạn tâm đầu tiên; nhưng về mối bạn tâm thứ hai, tôi chỉ
nhắc nhở Đức Cha về âm mưu cách mạng chống lại Nữ hoàng, đặc biệt bởi vì trong tận đáy lòng,
Nữ hoàng là một người Công giáo và là người tận tuỵ nhiệt tình với Đức Thánh Cha. Và điều gì
sẽ xảy ra nếu những người tốt cũng trở thành những kẻ thù của Nữ hoàng như một số người đang
làm một cách thiếu thận trọng? Rồi những hậu quả sẽ là gì đối với cả Vương Quốc và cả Giáo
Hội?

850. “Đức Thánh Cha đã không ngừng bày tỏ sự quan tâm trìu mến đối với Nữ hoàng.
Đức Thánh Cha lấy làm tiếc một cách sâu sắc về sự công nhận của Nữ hoàng đối với Vương
quốc nước Ý, nhưng bởi vì Đức Thánh Cha biết rằng Nữ hoàng cũng lấy làm tiếc về nó, Đức
Thánh Cha cảm thông với Nữ hoàng một cách trìu mến bởi vì Nữ hoàng đã không biết hoặc cũng
không thể làm bất cứ điều gì để kiểm soát hoàn cảnh đó.

851. “Tôi hy vọng rằng với Hồng ân của Thiên Chúa, sức khỏe của Đức Cha đã được
cải thiện và Đức Cha hãy cho tôi biết bất kỳ sự tiến triển mới nào, đặc biệt bất cứ tác nhân nào
ảnh hưởng đến quyết định của Đức Cha về vấn đề này. Trong những lời cầu nguyện của Đức
Cha, xin đừng quên một người mà luôn là:
“Người anh em trìu mến của Đức Cha, Đức Cha Lorenzo, Tổng Giáo Mục Giáo Phận
Tiana. Thủ đô Madrid, ngày 29 tháng 7 năm 1865”.

852. Thành phố Vic, ngày 23 tháng 8 năm 1865. Bởi vì tôi không thể quyết định liệu có
nên quay trở lại cung điện hoàng gia hay không, tôi đã thảo luận vấn đề này với Cha tổng quyền
của Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria; đến lượt Ngài, Cha tổng quyền đã triệu tập thêm bốn
cha cố vấn của nhà dòng nữa để cầu nguyện về vấn đề này cho đến khi chúng tôi gặp lại nhau
trong một ngày ấn định trước. Ngày đó đã đến và trong số năm lá phiếu, ba phiếu phản đối việc
tôi quay trở lại cung điện hoàng gia và hai phiếu ủng hộ việc đó. Do đó, bằng cách tôn trọng đại
đa số phiếu, tôi đã quyết định không quay trở lại đó. Trong khoảng thời gian này, tôi bận rộn với
bản thân bằng cách hướng dẫn Tĩnh tâm và cử hành các việc mục vụ tương tự ở thành phố này100.

100
. Cuốn Tự thuật của thánh Claret chính thức kết thúc tại đây. Những năm tháng bị thất lạc cho đến cái
chết của Thánh nhân- Ngày 24 tháng 10 năm 1870 - có thể được điền vào, một phần, với các Tài Liệu Tự Truyện,
các Nghị Quyết, Ánh Sáng và Hồng Ân, tập hợp các Thư, và các ghi chú khác.
CHƯƠNG XXI

NỘI DUNG MỘT CUỘC BÀO CHỮA CỦA MỘT QUÝ ÔNG VỀ CÁI TÔI
KHÔNG ĐÁNG KHINH CỦA TÔI 101

Một bài viết xin lỗi được xuất bản trên một tờ báo Niềm hy vọng của thủ đô
Madrid ngày 24 tháng 1 năm 1865.

853. “Tổng Giám mục Claret, Tổng Giám mục Giáo phận Trajanópolis và là cha giải tội
của Nữ hoàng, đã từ chức để lắng nghe trong im lặng vô thời hạn về những phỏng đoán sai lầm
và quy chụp, những thiệt hại của chúng đã lan truyền rộng rãi trong nhiều năm về bản thân của
Ngài, hy vọng rằng Thiên Chúa - Đấng mà Đức Cha đang cầu nguyện cho những kẻ phỉ báng
Ngài - sẽ soi sáng sự hiểu biết của họ và làm dịu đi những ý đồ xấu xa của họ.

854. Nhưng việc nhường chỗ cho những lời thỉnh cầu lặp đi lặp lại của chúng ta, những
người, ngoài việc tôn trọng và yêu mến Đức Giám mục như ngài xứng đáng, phán xét rằng điều
quan trọng đối với lợi ích của Giáo Hội là phải chối bỏ hay sửa lại các lời khẳng định như vậy,
Đức Cha đã ủy quyền cho chúng tôi xuất bản bản tóm tắt sau đây về cuộc đời và một số tác
phẩm của Ngài. Bản tóm tắt này được biên soạn bởi một người không có khả năng thay đổi các
sự kiện, khi ngài được thông báo rõ về chúng. Về phần của chúng ta, chúng ta chỉ có quyền tự do
để thêm một lời bình luận, cụ thể là, nếu có bất cứ cáo buộc nào được thực hiện để chống lại Đức
Tổng Giám mục Claret, thì theo ý kiến của chúng tôi, nó sẽ là việc tránh xa bất cứ sự dính líu
nào có liên quan đến chính trị, ngay cả khi có dính líu đến các hoạt động này, Đức Cha có thể đã
giúp ích cho những lợi ích của Giáo hội chống lại sự xâm lấn chính trị.

855. “Đức Cha, Đức Tổng Giám Mục Claret, sinh ra ở ngôi làng Sallent, tỉnh Barcelona,
thuộc Giáo phận Vic. Ngài học chương trình tiểu học tại thị trấn quê nhà của ngài, sau đó cha mẹ
của ngài đã gửi Ngài đến Barcelona để học ngành thiết kế tại Học viện La Lonja, nơi mà ngài đã
nhận được rất nhiều giải thưởng. Đức Cha đã học hóa học, khoa học tổng hợp và Pháp ngữ, và
bởi vì Ngài đã cảm thấy một cách mạnh mẽ Ơn gọi cho thiên chức linh mục, ngài đã trải qua các
lớp học nghiên cứu tiếng La-tinh. Sau đó, Đức Cha Paul of Jesus de Corcuera, Giám mục Giáo
phận Vic, đã gửi ngài đến học chủng viện Vic, nơi mà ngài đã duy trì một thành tích học tập xuất
sắc trong suốt sự nghiệp sinh viên của ngài.

856. Năm 1834, có được một sự ưu ái, ngài được nâng lên chức thánh cùng với thầy
Phó tế Balmes Balmes là trưởng lớp của lớp dành các thầy phó tế; còn Đức Giám mục Claret là
trưởng lớp của lớp dành các thầy chuẩn bị phó tế. Trong Thánh lễ truyền chức linh mục long
trọng, Đức Giám mục Claret đã hát Thánh thư còn thầy Phó tế Balmes công bố Tin Mừng. Cả

101
Trong chương này sẽ kể lại các sự kiện trước đó với những sự kiện trước. Nó đề cập đến một bài viết xin
lỗi được xuất bản trên tờ báo La Esperanza của thủ đô Madrid (ngày 24 tháng 1 năm 1865).
hai là bạn thân của nhau và đã dành nhiều thời gian học chung với nhau trên một chiếc bàn trong
thư viện của Tòa Giám mục.

857. Ngài được thụ phong linh mục ngày vào 13 tháng 6 năm 1835, và cử hành Thánh
lễ mở tay tại ngôi làng quê hương của ngài, nơi mà ngài đã hoàn thành tốt các thừa tác vụ được
yêu cầu ở giáo xứ; trong sự ưu ái đó, ngài đã đuợc phong chức.

858. Không có bất kỳ thành kiến nào ở giáo xứ, Đức Giám mục đã trao cho Ngài chức
linh mục cố vấn tinh thần cho giáo xứ đó trong hai năm và linh mục quản lý tài chính trong hai
năm tiếp theo; do đó cha Claret đã mục vụ ở đó trong suốt bốn năm từ năm 1835 đến năm 1839.
Nó cần phải được lưu ý rằng ngôi làng Sallent trong những năm tháng đó đã được củng cố với sự
ủng hộ của Nữ hoàng Elizabeth II, và bởi vì cha Claret là người cai quản giáo xứ và là người
đứng đầu cộng đoàn giáo dân, nên Ngài khá nổi tiếng và được đối xử tốt bởi tất cả các nhà chức
trách. Trong cung điện hoàng gia tại thủ đô Madrid này của chúng ta, ông Baron de Merer, sau
này là tỉnh trưởng của vùng Catalonia, và Ông Marquis de Novaliches, người mà đã đồng hành
với vị tỉnh trưởng trong suốt thời gian đó, là những nhân chứng sống về tư cách đạo đức của cha
Claret. Trong suốt nhiệm kỳ bốn năm đó, cả hai ông đã nhiều lần đến viếng thăm thị trấn, và vị
tỉnh trưởng thường xuyên lưu lại nhà của cha Claret, ngôi nhà nổi bật nhất trong làng. Với tư
cách là người có thẩm quyền giáo sĩ chính thức, cha Claret thường đến viếng thăm vị tỉnh trưởng
từ nhà xứ. Do đó chúng ta có bằng chứng của hai viên chức này để đưa ra lời chứng dối với
những người đã cố tình buộc tội một cách lén lút Đức Giám mục Claret đã từng là một người nổi
loạn”.

859. “Vào đầu tháng 10 năm 1839, với niềm mong ước dân hiến bản thân cho những sứ
vụ truyền giáo ở nước ngoài, cha Claret đã đi đến Rô-ma. Cha đã lưu lại ở đó cho đến tháng ba
năm sau, khi những bác sĩ của cha khuyên bảo cha nên quay trở về Tây Ban Nha, bởi vì khí hậu
ẩm ướt ở Rôma là nguyên nhân gây cho cha một căn bệnh thấp khớp nặng”.

860. “Một vài ngày sau khi cha Claret quay trở về từ Rô-ma, sức khỏe của Ngài được
bình phục, và Bề trên của ngài đã bổ nhiệm ngài như là linh mục quản lý của giáo xứ Viladrau,
nơi mà Ngài bắt đầu chiến dịch truyền giáo trong toàn vùng Catalonia. Vào thời điểm đó, cha
Claret được biết đến như là một ´Môsen Claret´, ´ Môsen´ là một thuật ngữ thông dụng của vùng
Catalan để ám chỉ đến ´linh mục´. Tuy nhiên, năm 1846, trong khi ngài đang rao giảng tháng
Năm tháng kính Đức Mẹ Maria ở thành phố Lerida, người dân bắt đầu gọi ngài là ‘cha Claret’,
bởi vì có lẽ với việc tin rằng ngài là luôn rao giảng sứ vụ truyền giáo, nên ngài là một trong
những tu sĩ Phan-xi-cô Escornalbou, một nhóm các vị tông đồ hiến dâng cho việc truyền giáo.
Đây là điều không nghi ngờ gì tại sao những người không biết về câu chuyện của Ngài lại gọi
ngài là ‘Cha’”.

861. “Vào đầu năm năm 1848, cha Claret giảng lễ tại cung điện hoàng gia khi ngài đang
đi qua thủ đô Madrid, trong việc đáp lại lời khẩn cầu của Đức Cha Bonaventure Codina của quần
đảo Canary. Cha Claret đã đồng hành cùng với Đức Cha Codina đến quần đảo Canary và ngài đã
thực hiện chương trình truyền giáo ở đó cho tới giữ năm 1849.

862. “Vào ngày 4 tháng 8 của năm đó, cha Claret được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục
của đất nước Cuba, nhưng ngài đã kiên quyết từ chối việc bổ nhiệm cho này đến khi, dưới mệnh
lệnh của Đức Giám mục Vic và cha linh hướng của ngài, cha Claret đã chấp nhận sự bổ nhiệm
này vào ngày 4 tháng 10. Thánh lễ thánh hiến của Ngài được tổ chức vào ngày 6 tháng 10 của
năm đó. Ngài đến Tòa Giám mục của Đức cha Brunelli. Khi đến tòa khâm sứ của Đức cha
Brunelli, thì Sứ Sứ thần Tòa đã trao tặng cho Ngài bộ áo choàng dành tổng giám mục (pallium),
sau đó Ngài đã thẳng đến giáo phận của mình 102.

“Vào tháng ba năm 1857, Ngài được triệu hồi về để đảm nhiệm cương vị linh mục giải
tội cho Nữ hoàng”.

863. “Trong những năm cuối đời, Đức Giám mục Claret bị lăng mạ bởi ba điều chính
sau đây:

(1) vì là một faccioso trabucaire (nhà lãnh đạo du kích), một cáo buộc, mà đã được đề
đến ở trên, là hoàn toàn không có căn cứ.

864. (2) vì can thiệp vào chính trị. Về vấn đề này chúng ta chỉ có thể nói rằng: hãy hỏi
bất kỳ vị bộ trưởng nào của chính phủ từ năm 1857 đến nay là liệu Đức Giám mục Claret đã bao
giờ làm bất cứ điều gì trong phát biểu hay bằng văn bản để cản trở kế hoạch của họ để gia tăng
quyền lực hay để theo đuổi các chính sách cụ thể của họ hay không.

865. (3) vì sự xuyên tạc mang tính quy chụp liên quan đến những cuốn sách khôn ngoan
và mang tính giảng dạy của Đức Cha. Các kẻ thù của Ngài đã đi quá xa để viết lại và cho in các
phiên bản gây xôn xao dư luận của hai trong số những cuốn sách mà Đức Giám mục Claret đã
viết. Một trong số chúng, Vòng Hoa, là một bộ sưu tập tuyển chọn các hành động tạ ơn, những
lời cầu nguyện và tình yêu hướng trực tiếp về Thiên Chúa.

Các kẻ thù của Ngài đã cho phát hành một cuốn sách khác có cùng tiêu đề, được minh
họa với những bức ảnh khiêu dâm quá tục tĩu mà những tấm ảnh giống như chúng chưa từng
được thấy qua, và bọn chúng đã quy kết tác phẩm này cho Đức Giám mục Claret.

866. “Bọn chúng cũng làm tương tự với một tác phẩm khác, Chìa Khóa Vàng. Trong
khi Ngài đang ở Cuba, Đức Giám mục Claret đích thân hướng dẫn một loạt các cuộc hội thảo
dành cho các linh mục vừa mới được thụ phong linh mục để hướng dẫn họ về lý thuyết và thực
hành các Bí tích. Với ý tưởng này trong tâm trí, Đức Cha đã viết tác phẩm Chìa Khóa Vàng dành
cho họ; quyển sách này nhanh chóng lan truyền khắp các giáo phận ở Tây Ban Nha và dành
được tràng pháo tay ủng hộ nhiệt tình của các Giám mục và Tổng Giám mục. Và những kẻ thù
của Ngài đã phản ứng như thế nào trước vấn đề này? Bọn chúng đã viết những cuốn sách nhỏ có
102
Áo choàng (pallium) là một dây đai được làm len cừu màu trắng bằng với sáu cây thánh giá được thêu bằng lụa
đen, nó chỉ được sử dụng bởi các vị Tổng Giám mục và được choàng xung quanh vai.
cùng tiêu đề với những hình ảnh tục tĩu và những đoạn văn mang tính chất nổi loạn mà chúng
quy chụp chống lại Đức Giám mục Claret. Trong hơn mười năm, cuốn sách gốc được ca ngợi và
lưu hành trong hàng ngũ giáo sĩ; bây giờ, ít hơn một năm cuốn sách ma quỷ này đã lan truyền
khắp nơi kể từ khi nó được xuất bản cùng chung một cái tên; nó không là gì cả, ngoài một nỗ lực,
nếu có thể, để làm mất uy tín cuốn sách gốc và tác giả của nó.”

867. “Trong nhiều dịp khác nhau, những người bạn của Đức Giám mục Claret đã yêu
cầu ngài tự bào chữa cho bản thân của Ngài, nhưng câu trả lời duy nhất của ngài luôn là sự bào
chữa tốt nhất là hãy lờ đi những người phỉ báng ngài và cầu nguyện cho họ như Chúa Giê-su đã
làm trên cây thập tự: Lạy Cha, xin hãy tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm,’ vì những kẻ
bị lầm lạc không thể biết được những gì họ đang làm và đang nói.”

868. “Chúng ta tôn trọng sự thinh lặng và những lời cầu nguyện của Đức Cha; tuy
nhiên, đức ái và đức công bằng đòi hỏi chúng ta phải công bố sự thật vì hai lý do sau đây: thứ
nhất là làm xấu hổ những kẻ xấu xa độc ác bằng cách lột trần mặt nạ của bọn chúng, và thứ hai là
cảnh báo cho những kẻ thiếu suy nghĩ biết rằng họ sẽ không được phép để cho bản thân của họ bị
lừa dối bởi những lời phỉ báng và những điều bịa đặt mà kẻ thù của Đức Giám mục Claret đang
luôn khuấy động lên để chống lại Ngài, như người Do Thái chống lại Chúa Giê-su.”

Bài báo này được trích từ tờ báo, Niềm Hy Vọng, phát hành vào ngày 12 tháng 1 năm
1854 và những điều nói ở đây là hoàn toàn đúng sự thật. 103

103
Một cơn bão của những lời phỉ báng nhằm làm mất danh dự và những bách hại thật sự đã được tung ra
để chống lại Cha Claret. Đủ để biết rằng cha Claret đã phải chịu nhiều đau khổ. Một vài người - thậm chí cả những
người sùng đạo - đã bị lôi kéo xuống bởi làn sóng này. Cha Claret, không nghi ngờ, là một trong những người bị phỉ
báng và bách hại nhiều nhất của thế kỷ 19.
CHƯƠNG XXII

NỘI DUNG MỘT BÀI BÁO CỦA MỘT TỜ NHẬT BÁO CÔNG GIÁO Ở THỦ ĐÔ
PARIS ĐƯỢC GỌI LÀ LE MONDE, ĐƯỢC VIẾT BỞI NHỮNG NGƯỜI NGOẠI QUỐC
ĐÃ VIẾNG THĂM TU VIỆN ESCORIAL VÀO NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM 1865

Le Monde, thứ Năm ngày 27 Tháng 4 năm 1865.

869. “Cuộc cách mạng và những lính đánh thuê của nó, được huấn luyện bởi các hội
viên hội Tam Điểm, đang nỗ lực để nhổ tận gốc tất cả mọi nền giáo dục và niềm tin Công giáo ở
đất nước Tây Ban Nha, bằng cách để cho những chính sách quốc gia phụ thuộc vào những lợi ích
thương mại của nước Anh. Giáo hội Tây Ban Nha, mặc dù đã bị cướp đoạt tài sản của mình và bị
tước đoạt sự giúp đỡ mạnh mẽ của các dòng tu, đã chứng minh sự trung thành của nó đối với
Đức Thánh Cha và sự kháng cự liên tục của nó với báo chí vô thần, và nó đã được làm cho vững
mạnh bởi thử thách và được chuẩn bị cho những trận chiến quyết định mà sẽ thiết lập sự tự do
của Giáo hội Chúa Giê-su Ki-tô. Trong số những tác phẩm đáng chú ý của các Giám mục Tây
Ban Nha, một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất là sự đổi mới chủng viện El Escorial được
thực hiện bởi Đức Giám mục An-tôn Claret, Tổng Giám mục Giáo phận Trajanópolis, dưới sự
bảo trợ của Nữ hoàng”. 

870. “Vị Giám mục anh hùng này, một người bảo vệ sức mạnh cho Nữ hoàng trong một
nhóm các vị bộ trưởng hiến pháp do dự, đã muốn hình thành một học viện kiểu mẫu trong
chương trình giáo huấn giáo sĩ, và nhờ những nỗ lực của chính Đức Giám mục và của linh mục
Dionisio Gonzalez de Mendoza, phó giám đốc chủng viện, chủng viện Escorial đã đưa ra lời hứa
về những hy vọng tươi sáng. Chương trình đào tạo được đề nghị cho các chủng viện khác đã
được thông qua, cụ thể là hai năm học triết học, một năm học vật lý học, và bảy học thần học”.

871. “Cha Gonzales là một người có kinh nghiệm về các môn khoa học hiện đại và là
con người có tinh thần thực tế xuất sắc. Nhận ra rằng các chủng sinh thần học trẻ tuổi của ngài sẽ
phải chiến đấu chống lại một trận lũ của những tư tưởng nước ngoài, đặc biệt là các triết gia
người Đức: Strauss, Hegel vaf Schelling, của Ngài thì có những tư tưởng chống lại dòng tư
tưởng nước ngoài, đặc biệt là tư tưởng của các Triết gia người Đức, chẳng hạn như, Strauss,
Hegel, và Schelling, Đức Giám mục Claret đã nhấn mạnh rằng các chủng sinh cần phải thực hiện
một việc học triệt để về tiếng Đức, và bây giờ 60 trong số các chủng sinh có thể đọc tiếng Đức
một cách thông thạo. Đồng thời, các chủng sinh cũng nhận được một nền tảng kỹ lưỡng bằng
tiếng Pháp và tiếng Anh, không đề cập đến tiếng Do thái và tiếng Hy lạp. Một trong những giáo
sư uyên bác của chủng viện đã biên soạn một bộ văn phạm tiếng Hy Lạp, tiếng Đức và tiếng Anh
dành riêng cho việc sử dụng của chủng viện. Các chủng sinh thần học bây giờ sẽ được tham gia
vào các khóa học về khảo cổ học của giáo hội và các môn khoa học khác liên quan đến nghiên
cứu thần học”.
872. “Các định hướng xuất sắc và những năng khiếu trí tuệ đặc biệt của các sinh viên
dẫn chúng ta đến việc kỳ vọng những điều kỳ diệu trong việc khôi phục lại Chủng viện El
Escorial”.

“ Một cuốn sổ tay có tựa đề Những Lời Ghi Chép chứa đựng nhiều bản báo cáo về
Chủng viện El Escorial”.

You might also like