You are on page 1of 9

BÀI 4: KHÁI NIỆM HAI TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT:


1. Địnhnghĩa:
 Hai tam giác gọi là đồng dạng với nhau nếu chúng có ba cặp góc bằng nhau
đôi một và ba cặp cạnh tương ứng tỉ lệ

{
^ ^ ^
A= Á ; ^B= B́ ;
 Ta có: ∆ ABC ~∆ Á B́ Ć Û AB = AC = BC
´ ´
A B́ Á Ć B Ć

2. Tính chất:
a) Mỗi tam giác đồng dạng với chính tam giác đó( hoặc nói hai tam giác bằng nhau
thì đồng dạng với nhau).
1
b) Nếu∆ ABC ~∆ Á B́ Ć theo tỉ số k thì∆ Á B́ Ć ∆ ABC theo tỉ số k

c) Nếu∆ ABC ~∆ Á B́ Ć và∆ Á B́ Ć ∆ A1B1C1thì∆ ABC ~∆ A1B1C1


3. Địnhlí:Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và song song với cạnh
còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho.
II. BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Chứng minh hai tam giácđồngdạng
Phương pháp giải: dựa vào định nghĩa, tính chất hoặc định lý để chứng minh các
tam giác đồng dạng.
Bài 1. Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = 2AB.
Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE = 2AC. Chứng minh:∆ ADE ∆ ABC
Chứng minh:
Ta có: AB/AD=AB/2AB=½
AC/AE=AC/2AC=½
=> AB/AD=AC/AE
Xét tam giác ABC có: AB/AD=AC/AE => ED//BC (Định lí Ta-lét đảo)
=> Tam giác ADE ~ tam giác ABC (Định lí hai tam giác đồng dạng)
Vậy tam giác ADE ~ tam giác ABC (đpcm).

Bài 2. Từ điểm D trên cạnh AB của tam giác ABC kẻ một đường thẳng song song
với BC, cắt AC ở E và cắt đường thẳng qua C song song với AB tại F; BF cắt AC
ở I. Tìm các cặp tam giác đồng dạng.
Chứng minh:
*Xét tam giác ABC có: DE//BC (D thuộc AB-gt)
=> Tam giác ADE ~ tam giác ABC (Định lí hai tam giác đồng dạng)
*Xét tam giác ADE có: AD//CF (AB//CF; D thuộc AB-gt)
=> DE/EF=AE/EC=AD/CF (Hệ quả định lí Ta-lét)
=> Tam giác ADE ~ tam giác CFE (Định nghĩa hai tam giác đồng dạng)
*Xét tam giác ABI có AB//CF(gt)
=> AI/IC=BI/IF=AB/CF (Hệ quả định lí Ta-lét)
=> Tam giác ABI ~ tam giác CFI (Định nghĩa hai tam giác đồng dạng)
*Xét tam giác IBC có EF//BC (EF trùng DE//BC-gt)
=> IB/IF=IC/IE=EF/BC (Hệ quả định lí Ta-lét)
=> Tam giác IBC ~ tam giác IFE (Định nghĩa hai tam giác đồng dạng)
*Xét tứ giác DFCB có: DF//BC (DF trùng DE//BC-gt); DB//CF (BD trùng
AB//CF-gt)
=>Tứ giác DFCB là hình bình hành (Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
=> DF=BC (Tính chất hình bình hành)
Xét tam giác DFB và tam giác FBC có:
DF=BC (cmt)
Góc DFB= góc CBF (DF//BC-cmt)
BF: cạnh chung
=> Tam giác DFB=tam giác CBF (c-g-c)
=> Tam giác DFB ~ tam giác CBF (Tính chất hai tam giác đồng dạng)
*Có: Tam giác ABC ~ tam giác ADE (cmt)
Tam giác EFC ~ tam giác ADE (cmt)
=> Tam giác ABC ~ tam giác EFC (Tính chất hai tam giác đồng dạng)
Vậy có 6 cặp tam giác đồng dạng.

Dạng 2: Tính độ dài cạnh, tỷ số đồng dạng thông qua các tam giác đồng dạng
Phương pháp giải:Sử dụng định nghĩa các tính chất của hai tam giác đồng dạng.
Bài 3. Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 6cm, BC = 10cm. Kẻ một đường
thẳng song song với BC cắt cạnh AB và AC tại E và F. Biết AE = 2cm, tính tỷ
số đồng dạng của ∆AEF, ∆ ABC và độ dài các cạnh AF, EF.
Chứng minh:
Xét tam giác ABC có: EF//BC (E thuộc AB; F thuộc AC-gt)
=> Tam giác AEF ~ tam giác ABC (Định lí hai tam giác đồng dạng)
=> AE/AB=AF/AC=EF/BC=2/6=1/3 (Định nghĩa hai tam giác đồng dạng)
=> Tỉ số đồng dạng của tam giác AEF và tam giác ABC là 1/3
Xét tam giác ABC vuông tại A (gt) có
AB2 + AC2 = BC2 (Định lí Py-ta-go)
<=> 62 + AC2 = 102 (Thay số)
<=> 36 + AC2 = 100
<=> AC2 = 100-36
<=> AC2 = 64 (cm) (mà AC>0)
=> AC = 8cm
Có AF/AC =1/3 (cmt) => AF/8 =1/3 (Thay số) => AF=8/3 (cm)
Có EF/BC = 1/3 (cmt) => EF/10 = 1/3 (Thay số) => EF=10/3 (cm)
Vậy tỉ số đồng dạng của tam giác AEF và tam giác ABC là 1/3 và AF=8/3 cm;
EF=10/3 cm.

Bài 4. Cho tam giác ABC có AB = 5cm, BC = 8cm, AC = 7cm. Điểm D nằmtrên
cạnh BC saocho BD = 2cm. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB và
AC, cắt AC và AB lần lượt tại F và E.
a) Chứng minh ∆ BDE ∆ DCF
b) Tính chu vi tứ giác AEDF.
Chứng minh:
a) Xét tam giác ABC có: ED//AC (gt)
=> Tam giác EBD ~ tam giác ABC (Định lí hai tam giác đồng dạng) (1)
Xét tam giác ABC có: FD//AB (gt)
=> Tam giác FDC ~ tam giác ABC (Định lí hai tam giác đồng dạng) (2)
Từ (1) (2) => Tam giác BDE ~ tam giác DCF (Tính chất hai tam giác đồng
dạng)
Vậy tam giác BDE ~ tam giác DCF (đpcm)
b) Ta có: Tam giác ABC ~ tam giác EBD (cmt)
=> EB/AB=BD/BC=ED/AC (Định nghĩa hai tam giác đồng dạng)
=> EB/AB=2/8=ED/AC (Thay số)
=> EB/AB=ED/AC=¼
Có EB/AB=¼ (cmt) => EB/5=¼ (Thay số) => EB=5/4 (cm)
Có ED/AC=¼ (cmt) => ED/7=¼ (Thay số) => ED=7/4 (cm)
Ta có: AE+EB=AB (Tính chất cộng đoạn)
AE+5/4=5 (Thay số)
=> AE =5-5/4
AE =15/4 (cm)
Xét tứ giác AEDF có: AE//FD (AE trùng AB//FD); ED//AF (AF trùng
AC//ED)
=> Tứ giác AEDF là hình bình hành (Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Chu vi hình bình hành AEDF là:
PAEDF = (15/4+7/4).2=11 (cm)
Vậy PAEDF = 11 cm

Dạng 3: Chứng minh đẳng thức cạnh thông qua các tam giác đồng dạng.
Bài 5. Cho hình bình hành ABCD, có AB = 6cm; AD = 5cm. Lấy F trên cạnh BC
sao cho CF = 3cm. Tia DF cắt tia AB tại G.
a) Chứng minh: ∆GBF ~∆DCF và ∆ GAD ∆ DCF
b) Tính độ dài đoạn thẳng AG.
c) Chứng minh: AG . CF = AD . AB.

Chứng minh:
a) *Ta có: Hình bình hành ABCD (gt)
=> AB//CD (Tính chất hình bình hành)
Xét tam giác GBF có: BG//CD (BG trùng AB//CD-cmt)
=> Tam giác GBF ~ tam giác DCF (Định lí hai tam giác đồng dạng)
*Xét tám giác GAD có: AG//CD (AG trùng AB//CD-cmt)
=> Tam giác GAD ~ tam giác DCF (Định lí hai tam giác đồng dạng)
Vậy tam giác GBF ~ tam giác DCF và tam giác GAD ~ tam giác DCF
(đpcm).
b) Ta có: Hình bình hành ABCD (gt)
=> AD=BC; AB=CD (Tính chất hình bình hành) => BC=5cm (AD=5cm-gt)
=> BF=5-3=2 (cm); CD=6cm (AB=6cm-gt)
Có: Tam giác GBF ~ tam giác DCF (cmt)
=> BG/CD=BF/CF (Định nghĩa hai tam giác đồng dạng)
=> BG/6=2/3 (Thay số)
=> BG=4 (cm)
Ta có: AB+BG=AG (Tính chất cộng đoạn)
6 + 4= AG (Thay số)
=> AG=10 (cm)
Vậy AG= 10cm.
c) Vì tam giác GAD ~ tam giác DCF (cmt) nên
AG/CD = AD/CF (Định nghĩa hai tam giác đồng dạng)
=> AG/AB =AD/CF (Thay CD=AB-cmt)
=> AG/AD =AB/CF
=> AG.CF = AD.AB
Vậy AG.CF = AD.AB (đpcm)

Bài 6. Cho tam giác ABC, kẻ Ax song songvới BC. Từtrungđiểm M củacạnh BC,
kẻ một đường thẳng bất kì cắt Ax ở N, cắt AB ở P và cắt AC ở Q.
PN QN
Chứng minh: PM = QM
Chứng minh:
Ta có: Ax//BC (gt) mà N thuộc Ax; M thuộc BC => AN//BM
Xét tam giác PBM có: AN//BM (cmt)
=> PN/PM=AN/BM (Hệ quả định lí Ta-lét) (1)
Xét tam giác ANQ có: AN//MC (MC trùng BM//AN-cmt)
=> QN/QM=AN/CM (Hệ quả định lí Ta-lét) mà BM=MC (M trung điểm BC-
gt)
=> QN/QM=AN/BM (2)
Từ (1) (2) => PN/PM=QN/QM
Vậy PN/PM=QN/QM (đpcm).

You might also like